Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu tình hình Nhân lực và Trang thiết bị y tế của các Trạm y tế xã tại 6 huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 83 trang )

Lời Cảm Ơn

Tôi tỏ lòng biết ơn chân thành đến.
- Ban giám hiệu trường Đại học Y Dược Huế
- Khoa Y tế Công cộng cùng các Thầy, Cô trong khoa đã
tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện luận văn này.
- UBND tỉnh Quảng Nam, Ban giám đốc Sở Y tế,
Ban giám hiệu trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam đã quan tâm
tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa đào tạo Chuyên khoa I
Y tế Công cộng tại Quảng Nam.
- Tiến sĩ Nguyễn Văn Tập - Giảng viên Khoa Y tế
Công cộng; Người đã tận tình chu đáo dạy dỗ tôi trong suốt quá
trình học tập và trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và
hoàn thành luận văn này.
- Các cán bộ Thư viện trường Đại học Y Dược Huế đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm các tài liệu tham khảo quý
giá để thực hiện luận văn này.
- Ban giám đốc Trung tõm Y tế 6 huyện miền núi cao của
tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra,
thu thập số liệu, dữ kiện để hoàn thành luận văn này.
- Gia đình, bạn bè, những người đã giúp tôi về mặt vật chất
cũng như tinh thần để tôi vượt qua khó khăn, có điều kiện học tập,
công tác và hoàn thành luận văn này.

Nguyễn Huy Thông
MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3


1.1.Tổ chức quản lý trạm y tế xã về nhân lực và trang thiết bị y tế 3
1.2. Tình hình sử dụng đội ngũ cán bộ y tế trên thế giới 6
1.3. Tình hình chung về nhân lực và trang thiết bị y tế xã 12
1.4. Tình hình kinh tế văn hóa xã hội của Quảng Nam và 6 huyện miền núi
cao của tỉnh 14
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu 18
2.3. Nội dung nghiên cứu 18
2.4. Tình hình trang thiết bị y tế hiện có tại các trạm y tế xã 20
2.5.Tình hình nhu cầu nhân lực và trang thiết bị y tế xã của 6 huyện miền
núi cao tỉnh Quảng Nam theo tiêu chuẩn bộ y tế 20
2.6. Thu thập thông tin số liệu 21
2.7. Xác định nhu cầu nhân lực và trang thiết bị y tế năm 2009-2015 22
2.8. Quy định về chất lượng trang thiết bị y tế 23
2.9. Phân tích xử lý số liệu nghiên cứu 24
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. Tình hình nhân lực và trang thiết bị y tế tại các trạm y tế xã 25
3.2. Nhu cầu nhân lực và trang thiết bị y tế tại các trạm y tế xã 37
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 50
4.1. Tình hình nhân lực và trang thiết bị y tế tại các trạm y tế xã 50
4.2. Nhu cầu nhân lực và trang thiết bị y tế tại các trạm y tế xã. 56
KẾT LUẬN 58
KIẾN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



KÝ HIỆU VIẾT TẮT



TYT : Trạm y tế
BS : Bác sĩ
CBYT : Cán bộ y tế
CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu
DT : Dược tá
ĐDTH : Điều dưỡng trung học
ĐDSH : Điều dưỡng sơ học
NHSTH : Nữ hộ sinh trung học
NHSSH : Nữ hộ sinh sơ học
NLYT : Nhân lực y tế
NVYT : Nhân viên y tế
HTYT : Hệ thống y tế
SL : Số lượng
TL : Tỷ lệ
YS : Y sĩ
YSYHDT : Y sĩ y học dân tộc
YTCS : Y tế cơ sở


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII), công tác chăm sóc sức
khoẻ nhân dân đã đạt được những thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế cơ sở
từng bước được củng cố và phát triển. Hiện nay, 100% số xã trong toàn quốc
đã có cán bộ y tế hoạt động, trên 50% trạm y tế xã có bác sỹ, trên 70% thôn,
bản có nhân viên y tế. Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình mới, mạng lưới
y tế cơ sở, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn bộc lộ nhiều hạn chế. cơ

sở vật chất, trang thiết bị y tế thiếu thốn, chất lượng cán bộ tuyến cơ sở còn
yếu, việc chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh cho nhân dân hết sức khó
khăn. Nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và
tầm quan trọng của y tế cơ sở, chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức và
đầu tư thoả đáng để củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Trang thiết bị y tế là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y
tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa
bệnh. Do vậy lĩnh vực trang thiết bị y tế cần được tăng cường đầu tư cả về số
lượng và chất lượng đảm bảo tính khoa học và hiệu quả. Trong những năm
qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến
công tác đầu tư về cơ sở khám chữa bệnh, trang thiết bị vật tư y tế nhằm
từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ về y tế và thực hiện công bằng
trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Tuy nhiên việc quan tâm đầu tư trang thiết bị, dụng cụ y tế phần lớn
chú trọng cho các Trung tâm y tế chuyên sâu, y tế tuyến trên, các Bệnh viện
lớn ở thành phố, thị xã; trong lúc tuyến y tế cơ sở mà cụ thể là các trạm y tế
xã, nhất là trạm y tế các xã vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều bất cập, nhiều cơ

2
sở khám chữa bệnh ở các xã thiếu dụng cụ y tế thiết yếu, phương tiện hỗ trợ
phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã làm ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng nông thôn, miền núi và cũng là
một trong những nguyên nhân gây quá tải cho các Bệnh viện tuyến trên. Để
có số liệu thống kê về nhân lực, trang thiết bị y tế ở các trạm y tế xã, đặc biệt
là các trạm y tế xã miền núi, vùng sâu, vùng xa một cách cụ thể cần phải có
cuộc điều tra khoa học đúng qui trình với cỡ mẫu chấp nhận thế nhưng ở
nước ta và đặc biệt tỉnh ta hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về vần đề

này. Chính vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu tình hình
Nhân lực và Trang thiết bị y tế của các Trạm y tế xã tại 6 huyện miền núi
cao tỉnh Quảng Nam năm 2008" với hai mục tiêu như sau.
1. Mô tả tình hình nhân lực và trang thiết bị y tế tại các trạm y tế xã 6
huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam theo chuẩn quy định của Bộ Y tế.
2. Mô tả nhu cầu nhân lực và trang thiết bị y tế tại các Trạm Y tế xã của 6
huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam theo chuẩn của Bộ y tế






3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VỀ NHÂN LỰC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ XÃ
1.1.1. Tình hình nhân lực tại trạm y tế xã theo thông tƣ số 08 liên bộ Y tế
Bộ Nội vụ
Một trong những khó khăn còn đang tồn tại hiện nay trong ngành y tế
cả nước nói chung và ngành y tế Quảng Nam nói riêng là sự thiếu hụt ngày
càng trầm trọng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, nhất là tuyến y tế xã, phường.
Hiện nay, đội ngũ này ở tuyến dưới tỷ lệ 27,865% [16]
Cán bộ y tế cơ sơ từ huyện đến xã, nhất là cán bộ y tế tuyến xã nhìn
chung năng lực chuyên môn cũng như quản lý còn rất nhiều hạn chế; cán bộ
vốn đã thiếu lại yếu trên nhiều lĩnh vực; nhiếu cán bộ trình độ chưa đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, chưa nắm bắt được tiến bộ về
khoa học kỹ thuật trong vận hành, sử dụng các máy móc, trang thiết bị dụng
cụ y tế áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào công tác chăm sóc sức

khoẻ nhân dân.
Chế độ chính sách ưu đãi đối với cán bộ Y tế công tác ở cơ sở không rõ
ràng, cán bộ y tế cơ sở, nhất là các đơn vị y tế ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa
điều kiện cuộc sống còn rất khó khăn, ngoài đồng lương ít ỏi hàng tháng
không có khoản thu nhập thêm nào khác; cơ chế lương không đáp ứng được
nhu cầu cuộc sống; ít có điều kiện để hoc tập nâng cao trình độ về mọi mặt
và tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao; sự quan tâm của lãnh đạo các cấp về
tạo điều kiện cho cán bộ Y tế cơ sở học tập nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ còn rất nhiều hạn chế và bất cập, Trong khi đó, cơ sở vật chất của
các cơ sở y tế tuyến huyện, xã có nhiều nơi đã xuống cấp trầm trọng, nhưng
chưa được sữa chữa và xây mới; trang thiết bị dụng cụ y tế của các tuyến y tế
cơ sở đa phần nằm trong tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn, lại lạc hậu nên

4
không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh hiện nay của nhiều người dân;
bên cạnh đó những quy định của ngành về chức năng nhiệm vụ của y tế cơ sở
còn rất nhiều bất hợp lý, định mức biên chế cho tuyến y tế xã không rõ ràng
do vậy các cơ sở y tế xã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Ngày
05/06/2007 Liên Bộ Y tế Nội vụ đã ban hành Thông tư số 08 về hướng dẫn
định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, Thông tư hướng
trên địa bàn. Bố trí tối đa 5 biên chế/ trạm.
dẫn cụ thể về định mức biên chế như sau.
- Biên chế tối thiểu. 5 biên chế cho 1 trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- Đối với xã miền núi, hải đảo trên 5.000 dân. Tăng 1.000 dân thì tăng
thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm.
- Đối với xã đồng bằng, trung du trên 6.000 dân. Tăng 1.500 đến 2.000
dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/ 1 trạm.
- Đối với trạm y tế phường, thị trấn trên 8.000 dân. Tăng 2.000 đến
3.000 dân thì tăng thêm 01 biên chế cho trạm; tối đa không quá 10 biên chế/
1 trạm.

- Các phường, thị trấn và những xã có các cơ sở khám chữa bệnh đóng
- Bảo đảm 80% số trạm y tế xã có bác sĩ, trong đó 100% các trạm y tế xã ở
đồng bằng và 60% các trạm y tế xã miền núi có bác sĩ
- Có trên 7 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2010 và trên 8 bác sĩ/10.000 dân
vào năm 2020
- 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi
1.1.2 Trang thiết bị y tế tại trạm y tế xã
Để từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các
địa phương vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, từng bước thực
hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe người dân, tạo điều kiện cho người
dân vùng nông thôn, miền núi có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế kỷ
thuật cao và có đủ cán bộ y tế chăm sóc sức khỏe; Quyết định số 370/QĐ-

5
BYT của Bộ Y tế ban hành Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2020;
Quyết định số 2271/QĐ-BYT về việc ban hành danh mục trang thiết bị y tế
của trạm y tế xã và y tế thôn bản, trên cơ sở đó danh mục trang thiết bị y tế xã
theo chuẩn là
+ Các loại máy gồm (có 5 máy). máy siêu âm, máy điện tim, máy
châm cứu, máy hút dịch, máy khí dung.
+ Dụng cụ khám chuyên khoa TMH-RHM-Mắt gồm có. (16 khoản)
- Bộ khám ngũ quan + đèn treo trán, kẹp lấy dị vật tai, loa soi tai, kẹp
lấy dị vật mũi, kìm khám mũi, ghế răng đơn gián, kìm nhỗ răng trẻ em, kìm
nhổ răng người lớn, bẩy răng thẳng, bẩy răng cong, bộ lấy cao răng bằng tay,
bơm tiêm nha khoa, bộ khám (khay quả đậu, gương, gắp), bộ dụng cụ hàn
răng sâu ngà đơn giản, bảng thị lực, kính lúp 2 mắt, kẹp lấy dị vật trong mắt.
+ Bộ dụng cụ khám phụ khoa gồm có (18 loại). Bàn khám phụ khoa,
Mỏ vịt cở nhỏ thép không rỉ, mỏ vịt cở vừa thép không rỉ, van âm đạo các cở,
kẹp gắp bông gạc thẳng 200mm, kẹp cầm máu thẳng thép không rỉ, kéo cong
160mm thép không rỉ, khay quả đậu thép không rỉ, thước đo tử cung, kim

khâu 3 cạnh 3/7 vòng, bơm tiêm dùng một lần 2ml, 5ml, kẹp lấy vòng, kẹp cổ
tử cung 2 răng 280 mm thép không rỉ, bộ dụng cụ hút thai 1 van.
+ Bộ dụng cụ đỡ đẻ (gồm có 12 loại). Bàn đẻ thép không rỉ, thước đo
1,5m, thước đo khung chậu, ống nghe tim thai, bơm hút sữa bằng tay, kéo cắt
tầng sinh môn 200mm, kim khâu cổ tử cung, chỉ khâu loại không tiêu, chỉ
catgut N
o
.2, cân trẻ sơ sinh, bóng hút nhớt trẻ sơ sinh, chậu tắm trẻ em
+Bộ dụng cụ tiệt khuẩn (gồm có 09 loại). nồi hấp áp lực điện than, nồi
luộc dụng cụ điện, xong luộc dụng cụ, nồi luộc dụng cụ đun dầu, tủ sấy điện
cở nhỏ, kẹp dụng cụ sấy hấp, chậu thép không rỉ, chậu nhựa 10-20l, xô nhựa.
+ Dụng cụ khám và điều trị chung (gồm có 23 loại). Giường bệnh, tủ
đầu giường, bàn khám bệnh, huyết áp kế, ống nghe bệnh, nhiệt kế y học, búa
thử phản xạ, bóp bóng người lớn, bóp bóng trẻ em, bàn tiểu phẩu, bộ dụng cụ

6
rửa dạ dày, cân trọng lượng người lớn, đè lưỡi thép không rỉ, bàn để dụng cụ,
cáng tay, xe đẩy cấp phát thuốc, tủ đựng thuốc và dụng cụ, khay quả đậu thép
không rỉ, khay đựng dụng cụ nông, sâu, hộp hấp dụng cụ, thùng nhôm đựng
nước có vòi.
+ Các loại kẹp (gồm 04 loại). kẹp phẩu tích 1x2 răng dài 200mm, kẹp
phẩu tích không mấu 140mm, kẹp korcher có mấu và khóa hãm, kẹp phẩu
tích thẳng kiểu mayo 200mm
+ Các loại kéo (gồm 5 loại). kéo thẳng nhọn 145mm, kéo thẳng tù
145mm, kéo cong nhọn 145mm, kéo cong tù 145mm, kéo cắt bông gạc.
+ Dụng cụ y học cổ truyền (gồm 18 loại). Máy châm cứu, tủ đựng
thuốc đông y, dụng cụ sơ chế thuốc đông y, giường châm cứu xoa bóp bấm
huyệt, ghế ngồi chờ khám, bàn cân thuốc, tủ chia ô đựng thuốc nam, bắc, dao
cầu thuyền tán, dụng cụ bào chế sơ chế dược liệu, kim châm cứu và hộp đựng
kim, bếp điện hoặc bếp dầu, xong luộc dụng cụ, khay đựng dụng cụ Inox,

khay quả đậu, panh có mấu, kẹp phẩu tích, hộp chống sock phản vệ hộp đựng
bông cồn.
+ Thiết bị thông dụng (gồm 15 loại). máy bơm nước điện, máy bơm
nước unicef, máy phát điện, đèn măng xong, đèn bão, loa phóng thanh cầm
tay, máy vi tính+máy in, máy thu hình, điện thoại, bàn làm việc, ghế, ghế
băng, tủ tài liệu, bếp điện, bảng đen, lò sưởi điện.
1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Y TẾ
1.2.1. Tình hình nhân lực y tế ở thế giới
Sức mạnh của hệ thống y tế (HTYT) quốc gia nằm ở đội ngủ cán bộ y
tế (CBYT), những người mà kỹ năng chuyên môn và lòng tận tụy là minh
chững cho tất cả những gì mà họ có thể cống hiến. Họ có quyền được kính
trọng và được đối xử theo đúng giá trị thực. [59]
Năm 2006, chủ đề của “Ngày sức khỏe Thế giới” được giành riêng cho
vấn đề “Khủng hoảng nguồn nhân lực y tế (NLYT). NLYT, là những người

7
cung cấp sức khỏe cho những ai cần nó, là “ trái tim” của HTYT. Nhưng
khắp nơi trên thế giới có sự thiếu hụt trường diễn NLYT vì kết quả của việc
sử dụng đội ngũ NLYT trong nhiều thập kỷ. thiếu sự đầu tư về giáo dục, đào
tạo, lương, môi trường làm việc và sự quản lý. Những kết quả này là hiển
nhiên. BV không có NLYT và BV không tuyển thêm được hoặc không giữ
được đội ngũ nhân viên then chốt. Đây là một sự khủng hoảng mà không có
quốc gia nào tránh khỏi. [40]
Nguồn lực y tế (NLYT) có khuynh hướng đi đến những nơi có điều
kiện làm việc tốt nhất. Thu nhập là một động lực quan trọng đối với sự
chuyển đổi nơi làm việc, nhưng nó không phải là nguyên nhân duy nhất.
Những lý do khác bao gồm. điều kiện làm việc tốt hơn, thỏa mãn hơn với
công việc mới, nhiều cơ hội cho sự phát triển nghề nghiệp, và chất lượng của
sự quản lý và điều hành. Sự bất ổn về chính trị, chiến tranh, sự đe dọa của
bạo lực ở nơi làm việc cũng là những nguyên nhân chính ở nhiều quốc gia.

Tại Hoa Kỳ, 56% ĐD ở Massachusetts được khảo sát cho rằng những
điều kiện làm việc của BV hiện nay là quá khắc nghiệt đối với họ, gần 50%
ĐD đang muốn bỏ nghề vì tình trạng thiếu nhân lực ĐD dẫn đến công việc
của họ luôn luôn quá tải và họ phải làm việc trong môi trường không an toàn.
Hai khảo sát cùng thời điểm cho thấy. 42% ĐD hiện không làm việc nhưng
sẽ quay trở lại làm việc và 33% ĐD làm hợp đồng theo giờ sẽ tăng giờ nếu
như Điều luật tỷ lệ ĐD trên bệnh nhân không được thông qua (1ĐD/5bệnh
nhân). Đây là một trong những lý do làm cho tiếu bang Massachusetts đã
quan tâm đến việc xây dựng và thông qua một điều luật về tỷ lệ tối thiểu ĐD
chuyên nghiệp trên bệnh nhân và hy vọng rằng điều luật này ra đời sẽ chấm
dứt tình trạng thiếu ĐD. [50]
Và cũng để khắc phục sự chuyển đổi nơi làm việc, hệ thống y tế
(HTYT) quốc gia Vương quốc Anh đã đề ra nguyên tắc. hệ thống y tế
(HTYT) quốc gia hỗ trợ, công nhận, tặng thưởng và đầu tư cho các cá nhân

8
và các tổ chức, tạo cơ hội cho từng Cb có điều kiện tiến bộ trong nghề nghiệp
của mình và khuyến khích giáo dục đào tạo và phát triển cá nhân [59]
Theo WHO (2006) [68]. trong chiến lược sử dụng nhân lực y tế
(NLYT) cần.
- Bảo vệ và cư xử công bằng với nhân lực y tế (NLYT), vì họ thường
xuyên phải đối mặt với những khó khăn và điều kiện làm việc nguy hiểm, ở
những nước đang phát triển lương của nhân viên y tế (NVYT) thấp.
- Đào tạo nhân lực y tế (NLYT) riêng cho các vùng nông thôn và phát
triển chính sách thuận lợi cho việc quay trở lại của những cán bộ y tế
(CBYT) đã chuyển đổi nơi làm việc.
1.2.2. Tình hình nhân lực y tế ở Việt Nam
Nghị quyết 15/CP ngày 14/01/1975 của Chính phủ và các văn bản kế
tiếp của Đảng và Nhà nước đã xác định “Y tế cơ sở (YTCS) có vị trí chiến
lược rất quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ)”

Bởi vì y tế cơ sở là đơn vị gần dân nhất; giải quyết 80% khối lượng phục vụ y
tế tại chỗ. [4]
Mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) của ta đã phù hợp với
8 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) mà tổ chức y tế thế giới
đè ra được thống nhất và phổ biến ở hội nghị Alma-Ât năm 1978 [18], [63].
Trước khi có Nghị quyết TW4 khóa VII của Trung ương Đảng, hầu hết
các cơ sở y tế đặc biệt là trạm y tế (TYT) xã phường xuống cấp trầm trọng;
có 880 xã trắng về y tế, cán bộ y tế cơ sở (CBYTCS) không được trả phụ cấp,
không được đào tạo, bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ, nhiều cán bộ
y tế (CBYT) cơ sỏe phải đi làm việc khác để kiếm sống. [8], [15].
Ngày 28/02/1991 Bộ Y tế (BYT) có công văn số 958/BYT-TC về việc
tổ chức sắp xếp y tế địa phương, trong đó hướng dẫn thực hiện cơ chế quản
lý theo ngành. [6]. Thực hiện Nghị quyết TW4 khóa VII về tăng cường công
tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Thủ tướng Chính phủ đã có

9
Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994 [25] và Quyết định số 131/TTg ngày
04/03/1995 quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ tài chính đối với y tế
cơ sở [26]. Ngày 20/04/1995 liên Bộ tài chính, Y tế và Lao động Thương
binh xã hội và Ban tổ chức cán bộ Chính phủ đã có Thông tư số 08/TT-LB
hướng dẫn 2 Quyết định trên [7].
1.2.3. Phân bố và cơ cấu các loại hình cán bộ y tế
Số lượng cán bộ y tế (CBYT) của nước ta tính theo đầu dân hiện nay
cao hơn so với nhiều nước trong khu vực như. Thái Lan, Indonexia, trong khi
các nước này có tiềm năng kinh tế cao hơn Việt Nam. Nhưng số ,lượng này
không đồng đều giữa các vùng. tại các tỉnh thành miền núi, vùng cao, số
lượng cán bộ y tế (CBYT) trên đầu dân thấp hơn so với vùng đồng bằng,
trong khi về mặt lý thuyết thì các vùng này cần có số lượng cán bộ y tế
(CBYT) trên đầu dân cao hơn do điều kiện đi lại khó khăn, người dân ở cách
xa nhau. Ngay trong một địa phương, phân bố cán bộ theo các cơ sở chưa

hợp lý, chưa đảm bảo đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho nhân
dân [17]. [21].
Ngoài ra còn có xu hướng dịch chuyển cán bộ từ khgu vực công sang
khu vực tư nhân và từ các tỉnh khó khăn về các thành phố lớn. Khu vực y tế
tư nhân hiện đang phát triển rất nhanh, tập trung tại các vùng có mức sống
cao như vùng Đông Bắc bộ và Đông Nam bộ ngày càng thu hút cán bộ y tế
nhiều hơn [21]. Theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đìnhnăm 2004, năm
2003-2004 thu nhập bình quân một người trong một tháng tăng khá cao. Tây
nguyên tawng59,9%, đồng bằng sông Hồng tăng 38%, Đông Bắc tăng 41,3%,
Tây Bắc tăng 43,9%. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng
vẫn có sự chênh lệch đáng kể, Đông nam bộ có thu nhập cao gấp 3,1 lần vùng
Tây Bắc [17].Đây cũng là một nguyên nhân làm thay đổi tỷ lệ CBYT trên
đầu dân.

10
Trong vòng 15 qua ,tốc độ tăng CBYT khá chậm, tính đến nay cả nước
chỉ có khoảng 31 CBYT/1 vạn dân so với năm 1992 là 26,4 CBYT/1 vạn dân.
Hiện nay số cán bộ bình quân tren 1 giường bệnh chung cả nước vào
khoảng 0,99 (tính cả cán bộ hợp đồng). Chỉ số BS so với giường bệnh bình
quân chung của cả nước là 2 BS cho 10 giường và khoảng 3 điều dưỡng cho
10 giường. Số y BS cho 1 vạn dân là 12, số y tá cho 1 vạn dân là 6,27(không
tính nhân lực y tế tư nhân).Số cán bộ có trình độ trên đại học, giáo sư ,tiến sĩ
hầu hết đều công tác trong khu vực BV .Theo một khảo sát năm 2000,trong
tổng số 24.000 BS,DS có 7.404 người có trình độ sau đại học, trong đó có
188 giáo sư ,phó giáo sư và tiến sĩ . Các cán bộ có chuyên môn cao thường
tập trung ở các khu vực kinh tế phát triển ,các tỉnh thành phố lớn, nơi có các
trung tâm y tế lớn của cả nước.[17] .
Theo số liệu của BYT,tính chung toàn bộ nhân lực tuyến tỉnh trên toàn
quốc, có 81,8% nhân lực là thuộc hệ điều trị, khoảng 13% thuộc hệ dự phòng
, số lượng cán bộ quản lý y tế tuyến tỉnh chiếm khoảng 4% [37].

Đội ngũ CBYT nói trên được phân bố rộng rãi khắp theo các tuyến từ
các tuyến trung ương đến tuyến tỉnh, huyện, xã của tất cả các tỉnh, thành. Tại
thời điểm năm 2005, số lượng CBYT công tác tại tuyến xã chiếm một con số
đáng kể (22%) trong tổng số CBYT cuả các địa phương. Đây là những người
tham gia trực tiếp vào công tác CSSKBĐ cho người dân.Với tuyến huyện, số
lượng CBYT chiếm khoảng 29% tổng số và tuyến tỉnh là 35%[14].
Theo báo cáo y tế thế giới 2006, tỷ lệ BS trên 1 vạn dân của Việt Nam
hiện nay thuộc loại trung bình trong khu vực (5,3) cao hơn Thái Lan (3,7) và
Indonesia (1,3), thấp hơn của Singapore (14), Malaysia (7) và Philipine (5,7)
[69].
Theo BYT (2008) , hiện nay số cán bộ y tế trong cả nước đã đạt 32 cán
bộ /1 vạn dân và 6,2 bác sĩ/1 vạn dân. Đây là một tỷ lệ không đến nỗi quá
thấp so với nhiều nước trong khu vực nhưng với các vùng trong cả nước lại

11
đang có sự mất cân đối trầm trọng. Đồng bắng sông Cửu Long và Tây Bắc là
hai vùng có số cán bộ y tế thấp nhất, khoảng 21- 25 CBYT/ 1 vạn dân [22].
Tuy nhiên rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp gặp nhiều khó khăn về thủ
tục để được tuyển dụng tại địa phương đó [21].
Một trong những lý do chính dẫn đến những bất cập về tuyển dụng
CBYT là chưa xác định được nhu cầu cụ thể về số lượng và loại hính cán bộ
đối với tùng vùng ,khu vực và cơ sở y tế. Do vậy, việc dự báo nhu cầu thực tế
về CBYT của từng ngành ,nghề và địa phương để có kế hoạch phát triển nhân
lực rõ ràng hơn cho ngành y tế là một vấn đề cần được quan tâm trong thời
gian tới [21].
1.2.4 Xác định nhu cầu nhân lực
Căn cứ vào.
- Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/03/2001 của Thủ tướng
Chính Phủ về phê duyệt “ chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
giai đoạn 2000-2020” [18].

-Quan điểm chỉ đạo của Nghị Quyết 46-NQ/TW, ngày 23/2/2005, của
Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam “ Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế
theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển” [41] .
-Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/06/2006 của Thủ Tướng
Chính Phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế
Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” [19].
-Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/06/2007 của
Bộ Y Tế -Bộ Nội vụ về việc “Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong
các cơ sở y tế nhà nước” [14].
-Quyết định số. 30/2008/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về việc
“Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010
và tầm nhìn đến năm 2020” [31].


12
1.3. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NHÂN LỰC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y
TẾ XÃ
Ðược sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, trong hơn mười năm thực
hiện đổi mới vừa qua, Ngành Y tế đã đầu tư nâng cấp trang thiết bị y tế cho
các cơ sở thuộc các lĩnh vực. y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y dược học cổ
truyền, đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc
và trang thiết bị y tế. Ðặc biệt các Trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới, sử dụng nhiều phương tiện hiện đại trong khám, chữa bệnh, góp
phần nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Từng bước đổi mới công tác quản lý, sắp xếp và tổ chức lại hệ thống
Công ty, Xí nghiệp thiết bị y tế, các Viện nghiên cứu và Trường đào tạo,
bước đầu lập lại trật tự trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết
bị y tế. Một số nhà máy, xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế đã được đầu tư
chiều sâu đổi mới công nghệ. Những trang thiết bị y tế thông thường, thiết bị

nội thất bệnh viện sản xuất trong nước đã được tăng cả về số lượng và chất
lượng, đáp ứng được nhu cầu của ngành Y tế và bước đầu xuất khẩu.
Tại các bệnh viện tỉnh, các khoa chủ yếu như. chẩn đoán hình ảnh, xét
nghiệm sinh hoá, phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang bị một số
phương tiện như. máy X- quang cao tần - tăng sáng truyền hình, máy siêu
âm, máy nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá nhiều chỉ số, máy huyết học, máy
gây mê, máy thở, máy sốc tim, máy theo dõi bệnh nhân v.v
Tại 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều được trang bị đủ
trang thiết bị y tế để sàng lọc phát hiện bệnh nhân bị nhiễm HIV, viêm gan,
một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong công tác truyền máu an toàn.
Các Trung tâm y tế huyện, nhất là các đơn vị y tế các huyện đồng bằng
đã được trang bị những thiết bị chẩn đoán thiết yếu, hầu hết đã có máy X-
quang với công suất phù hợp, máy siêu âm, máy điện tim chẩn đoán và xe Ô

13
tô cứu thương. Các trạm y tế xã đã được cung cấp các thiết bị, dụng cụ cần
thiết để phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các dịch vụ về dân
số và kế hoạch hoá gia đình.
Tuy vậy nhìn chung trang thiết bị y tế được cung ứng cho các đơn vị y
tế các tuyến của nước ta hiện nay còn nhiều thiếu thốn và chưa đồng bộ, lạc
hậu so với các nước trong khu vực; các trang thiết bị y tế hiện đại mới chỉ
được chú trọng trang bị cho tuyến Trung ương và các chuyên khoa tuyến
tỉnh; việc định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng thiếu cán bộ kỹ thuật và chưa thật
sự chú trọng, nguồn kinh phí cho thực hiện vấn đề này còn rất nhiều hạn chế,
không đủ nguồn vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều địa phương không có đủ
kinh phí để mua vật tư tiêu hao. Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế
chưa đủ để khai thác hết công suất trang thiết bị hiện có. Năng lực của cán bộ
kỹ thuật trang thiết bị y tế chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và
công nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ
thuật thiết bị y tế còn thấp so với yêu cầu. Nhiều bệnh viện tỉnh chưa có

phòng quản lý Vật tư - thiết bị y tế.
Các xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế còn ít, đặc biệt là các đơn vị
sản xuất trang thiết bị y tế chất lượng cao; chủng loại nghèo nàn, chất lượng
sản phẩm chưa cao; do vậy các trang thiết bị y tế phần lớn đang còn phụ
thuộc vào việc nhập khẩu từ bên ngoài; hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu
chưa hoàn chỉnh, thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu cán bộ có nghiệp vụ thương
mại và trình độ kỹ thuật về trang thiết bị y tế.
Trong nhiều năm qua công tác cán bộ y tế được chú trong đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong
tình hình mới nhằm từng bước nâng cao chất lượng cán bộ và chất lượng
chăm sóc sức khỏe nhân dân, đồng thời vừa nâng cao chất lượng vừa bảo
đảm được số lượng theo quy định. Tuy nhiên do một số lớn cán bộ y tế, nhất
là cán bộ y tế cơ sở, miền núi cao điều kiện cuộc sống khó khăn, điều kiện

14
làm việc trong các cơ sở y tế công lập còn nhiều hạn chế, bên canh đó sự tác
động của cơ chế thị trường đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định công tác
cán bộ của nghành y tế nhất là cán bộ y tế tuyến xã và vùng núi cao do vậy sự
thiếu hụt cán bộ hàng năm của ngành y tế là thường xuyên xẩy ra; bên cạnh
đó chất lượng về đội ngũ cán bộ y tế nhất là tuyến cơ sở còn rất nhiều hạn
chế nên chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân chưa cao.
1.4. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VĂN HOÁ XÃ HỘI CỦA QUÃNG NAM VÀ
6 HUYỆN MIỀN NÚI CAO CỦA TỈNH
Quảng Nam là một trong những tỉnh nghèo của cả nước; toàn tỉnh có
17 huyện thị thành, có 02 thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Hội An và
thành phố Tam Kỳ; có 08 huyện miền núi trong đó có 06 huyện miền núi cao;
02 huyện tiếp giáp với Biên giới nước bạn Lào; 03 huyện nằm trong Câu lạc
bộ 61 huyện nghèo của cả nước được hưởng theo cơ chế Nghị quyết 30a của
Chính phủ. Việc trang bị phương tiện hỗ trợ khám chữa bệnh cho nhân dân
nhìn chung các cơ sở y tế ở các tuyến, đặc biệt là các Bệnh viện tuyến tỉnh và

các Bệnh viện Đa khoa và chuyên khoa ở các khu vực đều được trang bị
phương tiện cũng như dụng cụ Y tế và máy móc hiện đại, bảo đảm đủ theo
chuẩn quy định và cơ bản đáp ứng được nhu cầu về chăm sóc sức khỏe nhân
dân, tuy nhiên có một số cơ sở y tế trình độ cán bộ chuyên môn còn hạn chế,
chưa đáp ứng được yêu cầu về sử dụng trang thiết bị dụng cụ, máy móc được
trang bị. Hiện phần lớn trang thiết bị y tế của các Tram y tế xã là các trang
thiết bị do các chương trình dự án (hỗ trợ y tế quốc gia; dự án Dân số và sức
khoẻ sinh sản; dự án về kế hoạch hoá gia đình P05, P06; các dự án phi Chính
phủ) đầu tư các đây hàng chục năm nên nhiều thiết bị đã cũ kỷ và hư hỏng.
Không những thế, một số trạm y tế xã hiện đang trong tình trạng xuống cấp;
số cán bộ y, bác sĩ và số giường điều trị nội trú tại hầu hết các cơ sở y tế này
chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân.

15
Việc đầu tư trang thiết bị y tế cho tuyến y tế cơ sở miền núi cao chưa
đồng bộ và còn nhiều bất cập; có nhiều cơ sở y tế được đầu tư trang thiết bị
dụng cụ y tế bài bản đầy đủ theo chuẩn quy định nhưng cán bộ sử dụng lại
không có, không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả; có cơ sở có
trang thiết bị thiết yếu nhưng qua nhiều năm sử dụng đã xuống cấp trầm
trọng mà không được mua mới và cấp bổ sung; nhiều cơ sở y tế chật hẹp và
đã xuống cấp trầm trọng nhưng vẫn đầu tư trang thiết bị dụng cụ y tế dẫn đến
trang thiết bị y tế nhận về để cất kho; ngược lại có một số cơ sở y tế được
biên chế cán bộ đầy đủ và có Bác sĩ nhưng trang thiết bị y tế thiết yếu lại còn
rất thiếu thốn, sơ sài không bảo đảm cho công tác chăm sóc sức khoẻ nhân
dân.
Cùng với những khó khăn chung của cả tỉnh, 6 huyện miền núi cao còn
có những khó khăn riêng; Dân số chung của 6 huyện là 130.554 người (Tây
Giang 16.245, Đông Giang 22.825, Nam Giang 22.131, Phước Sơn 21.487,
Bắc Trà My 23.765, Nam Trà My 24.121) có 12 dân tộc anh em sinh sống
với trên 95% là đồng bào dân tộc thiểu số; điều kiện Kinh tế - Văn hóa - Xã

hội còn chậm phát triển; giao thông đi lại còn rất khó khăn, nhất là vào mùa
mưa; trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán còn nặng nề, tỷ lệ hộ nghèo và
tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng còn cao, công tác Y tế Giáo dục
chậm phát triển, dịch bệnh luôn là mối đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người
dân.
Về phương tiện, trang thiết bị dụng cụ y tế so với chuẩn quy định hầu
như còn rất nhiều thiếu thốn và bất cập, đặc biệt là các trang thiết bị dụng cụ,
máy móc hiện đại; đến nay phần lớn các trạm y tế xã chưa có đủ các trang
thiết bị y tế thiết yếu, máy móc phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân như. máy siêu âm, máy điện tim, máy Xquang…, nhiều trạm y tế xã
trang thiết bị y tế thiết yếu rất sơ sài không bảo đảm được yêu cầu về công
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thực tế trên đã hình thành một quan niệm

16
phổ biến trong nhân dân là coi thường tuyến xã, huyện nên bệnh nhân dồn ép
về tỉnh và Trung ương dẫn đến quá tải ở khu vực này. Ngoài ra, do về xã
huyện nhiều thiệt thòi về nhiều mặt nên cán bộ y tế sợ về cơ sở, chỉ muốn
làm việc tại các bệnh viện tuyến trên dẫn tới hậu quả chất lượng chăm sóc
ban đầu càng kém.
Từ những bất cập trên, dẫn đến tình trạng cán bộ y tế xã phường chỉ có
thể dừng lại ở công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc và điều trị bệnh
những trường hợp “làng nhàng”, nên không thể nâng cao chuyên môn nghiệp
vụ. Chính vì vậy, sinh viên y khoa mới tốt nghiệp thường từ chối việc thực
tập và công tác ở tuyến dưới “ chấp nhận làm không lương ở tuyến trên chứ
không nhận công tác ở tuyến cơ sở”; số cán bộ y tế xã phường đang làm việc
cũng tìm cách xin chuyển công tác lên tuyến trên hoặc xin nghỉ việc để làm ở
các cơ sở y tế tư nhân tuyến trên có điều kiện phát triển về chuyên môn hơn.
Trước thực trạng trên, để từng bước tạo thuận lợi cho người dân trong
chăm sóc sức khỏe và không ngừng nâng cao chất lượng và bảo đảm công
bằng trong chăm sóc sức khỏe người dân, nhất là nhân dân ở các huyện miền

núi, vùng sâu, vùng xã của tỉnh; lãnh đạo chính quyền các cấp và ngành Y tế
Quảng Nam cần có chiến lược phát triển ngành y tế tỉnh nói chung và ngành
y tế các huyện miền núi cao của tỉnh nói riềng; phải có những giải pháp kịp
thời, nhanh chóng triển khai thực hiện đồng bộ để nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh cho nhân dân tại các trạm y tế xã; cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng,
hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở; quan tâm đầu tư trang thiết bị, dụng cụ y tế;
chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán
bộ ngành y tế ở cơ sở. Có chế độ chính sách hợp lý, chế độ đãi ngộ thỏa đáng
cho cán bộ Y tế công tác ở các tuyến y tế cơ sở, nhất là cán bộ y tế công tác ở
các xã miền núi cao, vùng sâu, vùng xã và thực hiện chính sách luân chuyển
cán bộ từ tỉnh xuống huyện, xuống xã; ưu tiên tạo điều kiện và luân chuyển
cán bộ y tế công tác ở tuyến huyện và các xã, nhất là các xã vùng sâu, vùng

17
xa về công tác tại các đơn vị y tế tuyến trên để có điều kiện học tập, sau này
trở về lại địa phương đơn vị áp dụng các phương pháp làm việc, kiến thức
chuyên môn vào thực tiễn đơn vị được thuận lợi hơn; đồng thời cần quan tâm
đầu tư trang thiết bị, dụng cụ y tế phương tiện máy móc phù hợp với điều
kiện thực tế của địa phương và trình độ sử dụng của cán bộ y tế nhất là các
Trạm y tế xã có Bác sĩ.
Tiếp tục thực hiện chế độ đào tạo cử tuyển Bác sĩ theo địa chỉ; hàng
năm có kế hoạch đào tạo lại và chú trọng đào tạo các chuyên khoa, chuyên
ngành, phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương nhằm từng bước đáp
ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân, nhất là người dân ở các xã vùng
sâu, vùng xa; đồng thời tạo mọi điều kiện hỗ trợ kinh phí cho các em có điều
kiện học tập tốt.
Được như vậy công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cơ sở miền núi
vùng sâu, vùng xa của tỉnh sẽ ngày càng tốt hơn, chất lượng, hiệu quả chăm
sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn, giải quyết được nhiều vấn đề sức khoẻ ở cơ
sở và sẽ góp phần làm giảm được sự quá tải bệnh nhân từ tuyến dưới lên các

bệnh viện tuyến trên và đó cũng là một trong những vấn đề làm cho cán bộ y
tế có sở thêm yên tâm công tác, gắn bó với cơ sở và có điều kiện cọ xát nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.









18
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Các cán bộ y tế đang công tác tại 65 Trạm y tế xã của sáu huyện miền
núi cao tỉnh Quảng Nam (huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước
Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My) có đến thời điểm nghiên cứu.
- Trang thiết bị y tế tại các trạm y tế xã của 6 huyện miền núi cao tỉnh
Quảng nam
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2 Chọn mẫu
+ Cán bộ y tế xã. Nghiên cứu điều tra tất cả cán bộ y tế đang công tác
tại 65 trạm y tế xã của 6 huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam năm 2008
+ Trang thiết bị y tế. Nghiên cứu điều tra tất cả 65 trạm y tế xã của 6
huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam (huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam

Giang, Phước Sơn, Bắc trà My và Nam Trà My)
2.3 NỘI DỤNG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Tình hình nhân lực và trang thiết bị y tế tại các trạm y tế xã 6 huyện
miền núi cao của tỉnh Quảng Nam theo chuẩn quy định của Bộ Y tế
2.3.1.1 Dân số
Dân số của 6 huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam năm 2008
2.3 1.2 Mô tả nhân lực y tế xã các trạm y tế xã của 6 huyện miền núi cao
+ Số lượng Bác sĩ
+ Số lượng Y sĩ công tác tại.
+ Số lượng Nữ hộ sinh công tác tại.

19
- Các trạm y tế xã của 6 huyện miền núi cao
+ Số lượng Điều dưỡng công tác tại.
- Các trạm y tế xã của 6 huyện miền núi cao
+ Số lượng Y sĩ y học cổ truyền dân tộc công tác tại.
- Các trạm y tế xã của 6 huyện miền núi cao
2.3.1.3 Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ y tế tuyến xã
+ Trình độ đào tạo của BS ở các trạm y tế xã.
+ Trình độ nữ hộ sinh ở các trạm y tế xã gồm các trình độ.
- Sơ học
- Trung học
- Cử nhân
+ Trình độ Điều dưỡng ở các trạm y tế xã gồm các trình độ.
- Sơ học
- Trung học
- Cử nhân
+ Xác định số lượng bác sĩ cụ thể của các trạm y tế xã năm 2008
+ Xác định số lượng Nữ hộ sinh cụ thể với các trình độ cử nhân,
trung học, sơ học của các trạm y tế xã năm 2008

+ Xác định số lượng điều dưỡng cụ thể với các trình độ cử nhân,
trung học, sơ học của các trạm y tế xã năm 2008
Từ đó, so sánh để tìm hiểu sự phát triển số lượng và trình độ của các
nhóm đối tượng này trong năm 2008, so sánh sự phát triển này giữa các
huyện miền núi cao với nhau.
+ Xác định số dân của mỗi huyện trong năm 2008
+ Từ các số liệu trên sẽ xác định tỷ lệ sau
2.3.1.4 Cơ cấu nhân lực y tế xã
- Tỷ lệ Bs/10.000 dân của mỗi huyện
- Tỷ lệ Ys/10.000 dân của mỗi huyện

20
- Tỷ lệ NHS/10.000 dân của mỗi huyện
- Tỷ lệ ĐD/10.000 dân của mỗi huyện
- Tỷ lệ YSYHCTDT/10.000 dân của mỗi huyện
- Tỷ lệ xã có BS của mỗi huyện
- Tỷ lệ BS/Điều dưỡng
- Tỷ lệ Bác sĩ/Nữ hộ sinh
2.4. TÌNH HÌNH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ HIỆN CÓ TẠI CÁC TRẠM
Y TẾ XÃ
- Tình hình chung về trang thiết bị y tế
- Tình hình các huỵen có các xã có đủ trang thiết bị thiết yếu theo
chuẩn quy định
- Tình hình các trạm y tế của 6 huyên có đủ trang thiết bị y tế thiết yếu
- Trang thiết bị theo chuyên khoa
- Số lượng trang thiết bị y tế theo loại hiện theo xã
+ Số lượng trang thiết bị y tế theo loại hiện theo huyện
- Tình hình các trạm y tế của 6 huyên có đủ trang thiết bị y tế thiết yếu
- TTBYT chuyên khoa- tai, mũi họng, mắt, răng hàm mặt
- TTBYT Khám chữa bệnh sản phụ khoa

- TTB y tế khám chữa bệnh chung
- TTB y tế Tiệt trùng
- TTB y tế Đỡ đẻ
- TTBYT thiết yếu và hóa chất vật tư
2.5. TÌNH HÌNH NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
XÃ CỦA 6 HUYỆN MIỀN NÚI CAO TỈNH QUẢNG NAM THEO TIÊU
CHUẨN BỘ Y TẾ
2.5.1 Nhu cầu nhân lực các trạm y tế xã 6 huyện miền núi cao năm 2008
- Nhu cầu BS của từng huyện
- Nhu cầu YS của từng huyện

21
- Nhu cầu NHS của từng huyện
- Nhu cầu ĐD của từng huyện
- Nhu cầu YSYHCTDT của từng huyện
- Nhu cầu BS cho tuyến xã của từng huyện
2.5.2 Nhu cầu nhân lực của các trạm y tế xã theo huyện
- Xã có BS của mỗi huyện
+ Từ các tỷ lệ trên sẽ so sánh với “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống y tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009 – 2015 và tầm nhìn đến năm
2020” của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam [16] để xác định nhu cầu nhân
lực y tế thực sự của các trạm y tế xã 6 huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam.
2.5.3 Nhu cầu về trang thiết bị y tế
- Tình hình các huyện có nhu cầu trang thiết bị thiết yếu theo chuẩn
quy định
- Tình hình các xã có nhu cầu trang thiết bị thiết yếu theo chuẩn quy
định
- Nhu cầu trang thiết bị y tế theo chuyên khoa
- TTBYT chuyên khoa tai, mũi họng
- TTBYT chuyên khoa mắt, răng hàm mặt

- TTBYT Khám chữa bệnh sản phụ khoa
- TTB y tế khám chữa bệnh chung
- TTBYT thiết yếu và hóa chất vật tư
- TTB y tế Tiệt trùng
- TTB y tế Đỡ đẻ
- Các loại máy hỗ trợ chẩn đoán và điều trị
2.6. THU THẬP THÔNG TIN SỐ LIỆU
- Thiết kế biểu mẫu thu thập số liệu theo nội dụng nghiên cứu
- Thu thập số liệu bằng biễu mẫu. thu thập số liệu trực tiếp tại các
trạm y tế xã

22
+ Phỏng vấn kết hợp quan sát về Trang thiết bị Y tế hiện có của các
Trạm Y tế xã thuộc 6 huyện miền núi cao tỉnh Quảng Nam
+ Phỏng vấn cán bộ Y tế đang công tác tại các Trạm Y tế xã bằng bộ
câu hỏi đã soạn sẵn.
Các bước tiến hành.
- Liên hệ với Trung tâm y tế 6 huyện và Trạm y tế các xã đề nghị giúp
đỡ tạo điều kiện cho công tác điều tra
- Chọn cán bộ có kinh nghiệm vào nhóm điều tra gồm một số Y Bác sĩ
Trung tâm Y tế huyện và một số cán bộ Y tế tại các Trạm Y tế xã
- Hướng dẫn cho cán bộ điều tra về các nội dung theo phiếu (có phiếu
điều tra kèm theo)
Tổng hợp xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học
viết báo cáo
2.7. XÁC ĐỊNH NHU CẦU NHÂN LỰC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
NĂM 2009-2015
2.7.1. Nhu cầu nhân lực y tế
- Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/06/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế

Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” [19]
- Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 23/07/2009 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2009 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 [16]
- Bảo đảm 80% số trạm y tế xã có bác sĩ, trong đó 100% các trạm y tế
xã ở đồng bằng và 60% các trạm y tế xã miền núi có bác sĩ
- Có trên 7 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2010 và trên 8 bác sĩ/10.000 dân
vào năm 2020
- 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi

×