Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tội cố ý gây thương tích cho người khác và thực tiễn xét xử tội tội phạm này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.93 KB, 28 trang )

Chuyên đề thực tập Đào Thị Nga – KT30B
A - PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với tình hình đổi mới và đi lên chung của đất nước, huyện Phú
Xuyên- Thành Phố Hà Nội (trước đây là tỉnh Hà Tây cũ) đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn, đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình.Cùng với sự
sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tình hình
an ninh trật tự xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên cùng với đó nền kinh tế này
cũng nảy sinh và tồn tại cả những mặt trái của nó, đó là sự phân hóa giàu
nghèo ngày càng sâu sắc, sự tha hóa trong lối sống, đạo đức, sự xuất hiện
ngày càng nhiều các tệ nạn xã hội cũng như các hành vi phạm tội,đặc biệt là
các hành vi như trộm cắp, cướp giật, ma túy, mại dâm,các tội xâm phạm, sức
khỏe, danh dự nhân phẩm của người khác trong đó tội cố ý gây thương tích
cho người khác đang có chiều hướng ngày càng gia tăng trên địa bàn.
Tội cố ý gây thương tích là một tội có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội,
nó trực tiếp xâm phạm tới khách thể của Luật hình sự bảo vệ đó là tính mạng,
sức khỏe của con người. Vì vậy việc tìm hiểu về tội phạm, thực tiễn xét xử
tội phạm này cũng như có những biện pháp đấu tranh phòng ngừa là rất cần
thiết và có ý nghĩa to lớn.
Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của đề tài trong thực tiễn, với kiến
thức được trang bị và những tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập cuối khoá tại
Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên, em đã mạnh dạn chọn đề tài” Tội cố ý
gây thương tích cho người khác và thực tiễn xét xử tội tội phạm này( nơi sinh
viên thực tập)”làm bài viết chuyên đề cuối khóa cho mình.
Do trình độ và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề khồng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy, cô giáo và các bạn đóng góp ý
kiến để chuyên đề của em được hoàn thiên hơn.
Trong khuôn khổ đề tài tốt nghiệp của trường, với thời gian nghiên cứu
có hạn(từ ngày 12 – 01 đến ngày 26 – 04 năm 2009), người viết đã sử dụng
phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê,so sánh dựa trên những kết quả khảo
sát, thu thập, trao đổi với các thẩm phán, thư ký của Tòa án nhân dân huyện Phú
Xuyên, để tổng kết thực tiễn xét xử tội cố ý gây thương tích. Từ đó đánh giá ưu


điểm, hạn chế và đưa ra những giải pháp, kiến nghị mang ý nghĩa ứng dung thiết
thực góp phần nâng cao chất lượng của công tác.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chuyên đề gồm 04 chương:
Chương I: Các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích cho người
khác theo Luật hình sự Việt Nam hiện hành
Chương II: Thực trạng tội cố ý gây thương tích trên địa bàn huyện
Chương III: Thực tiễn xét xử các vụ án cố ý gây thương tích của Tòa án
nhân dân huyện Phú Xuyên
Chương IV: Một số biện pháp và kiến nghị về hoạt động của Tòa án nhân
dân huyện Phú Xuyên đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội
cố ý gây thương tích trên địa bàn huyện
Chuyên đề thực tập Đào Thị Nga – KT30B
B - NỘI DUNG
Chương I.
CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH CHO
NGƯỜI KHÁC THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

I. Điều 104 bộ Luật hình sự năm 1999 của Việt Nam quy định tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong
các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
tù từ sáu tháng ba năm.
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hiểm cho
nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều
người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già yếu ốm đau hoặc người
khác không có khả năng tự vệ;

e) Đối với ông bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy cô giáo của mình;
f) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang bị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
j) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn
nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc
một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm j
khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ
lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến
60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm
a đến điểm j khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm
năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm
trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung
thân.”
Ở đây cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là
hành vi của một người cố ý làm cho người khác bị tổn thương hoặc tổn hại đến
sức khỏe.
So với Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì Điều 104 Bộ luật hình sự
năm 1999 về cơ bản đã được cấu tạo lại, lấy tỷ lệ thương tật làm căn cứ để xác
định trách nhiệm hình sự và xác định khung hình phạt. Ngoài ra nhà làm luật
Chuyên đề thực tập Đào Thị Nga – KT30B
còn quy định một số trường hợp phạm tội mà thực tiễn xét xử mà Tòa án nhân
dân tối cao đã tổng kết hướng dẫn các Tòa án áp dụng Điều 109 Bộ luật hình sự

năm 1985.
II. Về phía người phạm tội:
Người phạm tội phải có hành vi tác động đến thân thể của người khác làm
cho người này bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe như: đâm, chém, đấm đá, đốt
cháy,đầu độc v.v… Hành vi này về hình thức cũng giống hành vi của tội giết
người, nhưng tính chất và mức độ thấp hơn nên nó chỉ làm nạn nhân bị thương
hoặc bị tổn hại đến sức khỏe chứ không làm cho nạn nhân bị chết.
Hành vi của người phạm tội được thực hiện do cố ý, tức là nhận thức rõ
hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe
của người khác; mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. So
với tội giết người, thì sự cố ý trong trường hợp gây thương tích mức độ thấp
hơn, vì người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị thương, bị
tổn hại sức khỏe chứ không mong muốn nạn nhân chết.Ở đây việc thấy trước
hậu quả chêt người là nhận thức mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội – mức
độ có thể gây ra hậu quả chết người. Đó là kết quả của sự nhận thức những yếu
tố tạo nên khả năng gây ra hậu quả chết người của hành vi phạm tội. Để xác
định người phạm tội có thấy trước được hậu quả chết người hay không, phải
xuất phát từ năng lực nhận thức của họ cũng như từ những điều kiện nhận thức
cụ thể và bằng việc phân tích xác định người đó đã nhận thức được như thế nào
từng yếu tố khách quan tạo lên khả năng gây ra hậu quả chết người của hành vi
phạm tội. Ở đây phải đặc biệt chú ý tới sự nhận thức của người phạm tội về tính
chất của phương tiện cũng như phương pháp phạm tội, về cách thức sử dụng
phương tiện, về vị trí thân thể bị tấn công và về tình trạng sức khỏe cũng như
khả năng chống đỡ của người bị tấn công v.v…
Việc phân tích, đánh giá sự nhận thức của người phạm tội về tính chất của
phương tiện, phương pháp phạm tội cũng như về cách thức sử dụng đòi hỏi
trước hết phải trả lời những câu hỏi sau:
Thứ nhất, tính chất nguy hiểm của phương tiện hay phương pháp phạm tội đã sử
dụng( xét về khách quan) là khó hay dễ nhận thức.
Thứ hai, người phạm tội có những hiểu biết và kinh nghiệm gì về phương tiện

hay phương pháp phạm tội đã sử dụng?
Thứ ba, người phạm tội đã chủ định lựa chọn, chuẩn bị phương tiện, phương
pháp phạm tội đã sử dụng hay hoàn toàn do ngẫu nhiên có và sử dụng?
Thứ tư, người phạm tội có chủ định với cách thức sử dụng phương tiện phạm tội
đã thực hiệ không?
Để tránh tình trạng đánh giá khác nhau về mức độ cố tật, Điểm b khoản 1
Điều 104 chỉ nên quy định” gây cố tật” mà không cần phải quy định” gây cố tật
nhẹ”.Hy vọng rằng khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999, vấn đề này
sẽ được các nhà làm luật quan tâm hơn.
Chuyên đề thực tập Đào Thị Nga – KT30B
III. Về phía nạn nhân
Nạn nhân phải bị thương tích hoặc tổn thương sức khỏe ở mức đáng kể.
Nếu thương tích chưa đáng kể thì không phải là tội phạm. So với Điều 109 Bộ
luật hình sự năm 19985 thì Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 lấy tỷ lệ thương
tật của nạn nhân làm căn cứ xác định trách nhiệm hình sự và định khung hình
phạt đối với người phạm tội.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự thì người bị thương tích
hoặc tổn hại đến sức khỏe phải có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì người phạm
tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ để xác định tỷ lệ thương tật là
kết luận của hội đồng giám định y khoa, trong trường hợp ở nơi nào không tổ
chức được Hội đồng giám định y khoa thì căn cứ vào bảng tiêu chuẩn thương tật
4 hạng quy định tại Thông tư liên bộ 12/ TTLB ngày 26 tháng 07 năm 1995 của
Bộ y tê – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Vậy có thể hiểu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của
người khác là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới dạng
thương tích hoặc tổn thương khác.
1.Dấu hiệu pháp lý
a. Mặt khách quan của tội phạm
- hành vi khách quan của tội phạm: hành vi của tội này là những hành vi có khả
năng gây ra thương tích hoặc tổn thương khác làm tổn hại đến sức khỏe của con

người. Những hành vi đó có thể được thực hiện với công cụ, phương tiện phạm
tội hoặc không có công cụ phương tiện phạm tội hoặc có thể thông qua súc vật
hoặc cơ thể người khác.
- Hậu quả của tội phạm: Hậu quả mà CTTP tội này đòi hỏi thương tích hoặc tổn
thương khác cho sức khỏe ở mức độ có tỷ lệ thương tật là 11% trở lên( đến
30%), hoặc dưới tỷ lệ đó nhưng thuộc một trong các trường hợp được đề cập tại
Điều 104 Bộ luật hình sự
hách thể của tội của tội này là quyền bất khả xâm phạm về sức của người khoẻ
khác phạm
b. Chủ thể của tội phạm là bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên.
gây tổn hại cho ức khoẻ người khác dưới dạng thương tích hoặc thương tổn
khác.Trong trường hợp tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (khoản 3
Có hành vi khách quan là hành vi cố ý gây thương tích cho người khác.Có hậu
quả của hành vi đó là gây thương tích cho người khác.Thương tích của người
khác đã dẫn đến chết người.Nói cách khác hậu quả chết người ở đây không phải
là kết quả trực tiếp, tất yếu của hành vi phạm tội, không nằm trong ý chí của
người phạm tội mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Hậu quả của
hành vi cố ý gây thương tích trong trường hợp này (khoản 3 Điều 104 BLHS)
vẫn là thương tích.Người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho thương tích
xảy ra. Thương tích đó đã dẫn đến chết người(không nằm trong ý chí chủ quan
của người phạm tội)
Chuyên đề thực tập Đào Thị Nga – KT30B
c. Mặt chủ quan của người phạm tội
Người phạm tội có lỗi cố ý,trong trường hợp theo khoản 3 Điều 104 BLHS thì
dấu hiệu ý chí trong lỗi cố ý ở đây chỉ là mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả
thương tích xảy ra chứ không mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả chết người
xảy ra.
IV. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ
1. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoan nguy hiểm gây nguy hại

cho nhiều người (theo điểm a khoản 1 Điều 104)
Hung khí nguy hiểm chính là phương tiện mà người phạm tội thực hiện để
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của khác, nhưng phương tiện đó
mang tính chất nguy hiểm như dao, các loại lê, các loại súng, lựu đạn, thuốc nổ,
axit…
Hung khí nguy hiểm là bản thân nó chứa đựng khả năng gây ra nguy hiểm đến
tính mạng, sức khỏe, nó hoàn toàn phụ thuộc vào cách sử của người phạm tội.
Thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người như đốt cháy đầu độc, bắn vào chỗ
đông người. Thủ đoạn là do người phạm tội thực hiện. do đó tính chất nguy
hiểm phụ thuộc vào hành vi phạm tội chứ không phụ thuộc vào phương tiện mà
người phạm tội sử dụng.
2. Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân( Điểm b khoản 1 Điều 104)
Cố tật là một tật trên cơ thể con người không bao giờ chữa khỏi.Cố tật nhẹ là tật
không chữa khỏi, nhưng tỷ lệ thương tích chỉ dưới 11%.
Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định gây cố tật nhẹ, trong khi đó thực tiễn xét
xử có nhiều trường hợp người bị hại bị cố tật nặng, thậm chí rất nặng như bị mù
cả hai mắt, cụt cả hai tay, hai chân, bị liệt toàn thân, bị bỏng nặng ở diện 80% và
độ 2-3… Các trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 và khoản 4 Điều 104 Bộ
luật hình sự chỉ quy định tỷ lệ thương tật và nếu tỷ lệ thương tật dưới mức quy
định mà gây cố tật nhẹ thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo điều khoản tương ứng của Bộ luật hình sự. Cách quy định này tuy thuận
tiện cho việc áp dụng Điều 104 Bộ luật hình sự đối với hành vi cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nhưng sẽ không phù hợp với
một số trường hợp thực tế xảy ra.Ví dụ như: Một người bị đánh mù một mắt,
phải khoét bỏ con mắt đó có tỷ lệ thương tật là 45%. Nếu chỉ căn cứ vào tỷ lệ
thương tật thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều
104, nhưng người bị hại bị cố tật nên người phạm tội phải bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự. Nhưng bị khoét bỏ một
con mắt thì không thể coi là cố tật nhẹ được.
Để tránh tình trạng đánh gias khác nhau về mức độ cố tật, Điểm b khoản 1

Điều 104 chỉ nên quy định: “gây cố tật mà không cần phải quy định “ gây cố tật
nhẹ”. Hy vọng rằng khi sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999, vấn đề này
sẽ được các nhà làm luật quan tâm.
3. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nhiều lần đối với cùng
một người hoặc đối nhiều người(Điểm c khoản Điều 104)
Chuyên đề thực tập Đào Thị Nga – KT30B
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nhiều lần đối với cùng một
người là trường hợp một người hoặc nhiều người cùng cố ý gây thương tích
hoặc gây sức khỏe của một người nhưng hành vi gây thương tích đó được diễn
ra từ hai lần trở lên không kể khoảng cách thời gian là bao lâu.Ví dụ: A đấm
nhiều cái vào mắt của B bị chảy máu, nhưng tỷ lệ thương tật của B chỉ có 8%
nhưng A vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật
hình sự vì A gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của B nhiều lần.
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người là trường hợp
có từ hai người trở lên nhưng tỷ lệ thương tật của mỗi người chưa tới 11%. Ví
dụ A đánh B và C trong đó tỷ lệ thương của B là 5% của B là 4% nhưng A vẫn
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.
4. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em, phụ nữ có
thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự
vệ( điểm d khoản 2 Điều 104)
Đây là trường hợp phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu,
ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ. Tội phạm mà người phạm tội thực
hiện ở đây là tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Cần phân biệt trường hợp phạm tội với trường hợp”phạm tội mà biết”quy
định tại khoản b khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự về trường hợp” giết phụ nữ mà
biết có thai”. Do đó chỉ cần xác định người bị hại là trẻ em, là phụ nữ đang có
thai , là người già yếu, là người không có khả năng tự vệ mà tỷ lệ thương tật của
những người này dưới 11% là người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự rồi.
5. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với ông, bà, cha, mẹ,

người nuôi dưỡng, thầy cô giáo của mình ( điểm đ khoản 2 Điều 104)
Trường hợp phạm tội này hoàn toàn tương tự như trường hợp phạm tội quy định
tại điểm đ khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự quy định về tội giết người, chỉ khác
nhau ở chỗ trường hợp phạm tội này người phạm tội chỉ gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà người đó là ông, bà, cha, mẹ, thầy
cô giáo của mình mà tỷ lệ thương tật của người bị hại chưa đến 11%.
6. Phạm tội có tổ chức ( điểm e khoản 2 Điều 104)
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại
điểm o khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự về tội giết người, chỉ khác nhau ở chỗ
trường hợp phạm tội này những người phạm tội chỉ gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật của người bị hại chưa
đến 11%.
7. Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang bị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục ( điểm g khoản 2 Điều 104)
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong thời
gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp /
đưa vào cơ sở giáo dục được coi là trường hợp phạm tội nghiêm trọng hơn, vì họ
đang bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, hoặc đang bị quản
lý mà họ vẫn phạm tội, nên người phạm tội tuy gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe cho người bị hại với tỷ lệ thương tật chưa đến 11% vẫn bị truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Chuyên đề thực tập Đào Thị Nga – KT30B
Đang bị tạm giữ là đang bị giữ trong nhà tạm giữ của cơ quaqn công an hoặc
cơ quan điều tra hình sự quân đội theo lệnh tạm giữ của người có thẩm quyền,
trong thời gian đang bị tạm giữ lại cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức
khỏe của người khác trong nhà tạm giam.
Đang bị tạm giam là đang bị giam trong nhà tạm giam của công an hoặc cơ
quan điều tra hình sự quân đội theo lệnh tạm giam của người có thẩm quyền,
trong thời gian đang bị tạm giam lại cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trong nhà tạm giam.

Đang bị áp dụng đưa vào cơ sở giáo dục là đang bị giáo dục trong các cơ sở
giáo dục của bộ công an như: Trường giáo dưỡng, các trung tâm cải tạo do Bộ
công an quản ly…
Không coi là phạm tội trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam hoặc bị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục nếu như người bị tạm giữ tạm giam hoặc đang
bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đã bỏ trốn khỏi nhà tạm giữ, nhà
tạm giam hoặc cơ sở giáo dục.
8. Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê.
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp thuê giết người quy
định tại điểm m khoản 1 Điều 93, chỉ khác nhau ở chỗ người phạm tội trong
trường hợp này chỉ thuê người khác gây thương tích hoặc được người khác thuê
gây thương tích. Người thuê và người được thuê gây thương tích cho người khác
đều được coi là nghiêm trọng hơn trường hợp gây thương tích bình thường nên
người bị hại chỉ thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe dưới 11% thì người phạm
tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.
9. Phạm tội có tính chất côn đồ hoặc thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm
( điểm i khoản 2 Điều 104)
Cả hai trường hợp phạm tội này, các dấu hiệu đều tương tự với trường hợp phạm
tội giết người có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm quy định tại điểm n
và điểm p khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự chỉ khác ở chỗ hai trường hợp phạm
tội này nạn nhân chỉ bị thương hoặc bị tổn hại đến sức khỏe và người phạm tội
cũng chỉ mong muốn như vậy.Nếu nạn nhân chết là ngoài sự mong muốn của
người phạm tội.
10. Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe để cản trở người thi hành
công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân ( Điểm k khoản 2 Điều 104)
a. Để cản trở người thi hành công vụ.
Đây là trường hợp tương tự với trường hợp giết người đang thi hành công vụ
quy định tại điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự chỉ khác nhau ở chỗ nạn
nhân trong trường hợp này chỉ bị thương hoặc bị tổn hại đến sức khỏe chứ
không bị chết và người phạm tội cũng chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho nạn

nhân bị thương chứ không mong muốn hoặc bỏ mặc cho nạn nhân chết. Tuy
nhiên, trong trường hợp phạm tội này người phạm tội gây thương tích cho nạn
nhân là để cản trở việc thi hành công vụ của họ.
b. Vì lý do công vụ của nạn nhân.
Trường hợp phạm tội này hoàn toàn tương tự với trường hợp giết người vì lý
do công vụ của nạn nhân quy định tại điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự
chỉ khác nhau ở chỗ trường hợp này nạn nhân chỉ bị thương hoặc bị tổn hại đến
Chuyên đề thực tập Đào Thị Nga – KT30B
sức khỏe chứ không mong muốn cho nạn nhân bị chết. Nếu nạn nhân chết là
ngoài sự mong muốn của người phạm tội.
Các trường hợp phạm tội trên nếu thương tích của người bị hại dưới 11% thì
người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thương tích của người bị hại
từ 11 đến 30% thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2
Điều 104 Bộ luật hình sự,nếu thương tích của người bị hại 31% đến 60% thì
người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104.
Nếu không thuộc một trong các trường hợp nói trên mà tỷ lệ thương tật của
người bị hại dưới 11% thì người phạm tội chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
nếu tỷ lệ thương tật của người bị hại từ 11% đến 30% thì người phạm tội bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự, nếu tỷ lệ
thương tật của người bị hại từ 31% đến 60% thì người phạm tội bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự, nếu tỷ lệ thương tật của
người bị hại từ 61% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự.
11.Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫm
đến chết người:
Đây là trường hợp người phạm tội chỉ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
đến sức khỏe của nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân bị chết, cái chết của nạn
nhân là ngoài ý muốn của người phạm tội.
12.Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng:
Thực tiễn xét xử cho thấy ngoài trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người thì trong thực tế còn có một
số trường hợp mặc dù thương tích mà người phạm tội gây ra cho nạn nhân chưa
phải là nặng thậm chí không đáng kể, nhưng tính chất của tội phạm rất nghiêm
trọng. Chính vì vậy tại kỳ họp thứ sáu quốc hội khóa 8 đẫ bổ xung trường hợp
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng vào khoản 3 điều 109 bộ luật hình sự 1985 để
đáp ứng yêu cầu đấu tranh đối với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng này
.Sau khi quốc hội đẫ bổ xung vào khoản 3 điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985
tình tiết “ phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng “,tuy chưa có văn
bản nào hướng dẫn trường hợp cố ý gây thương tích thế nào là thuộc trường hợp
đặc biệt nghiêm trọng ,nhưng thực tiễn xét xử ,các cơ quan tiến hành tố tụng đã
coi các trường hợp phạm tội sau đây là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng:
Chương II.
Thực trạng tội cố ý gây thương tích trên địa bàn huyện:
1.Quá trình thu thập thông tin
Thực hiện theo sự phân công thực tập của Trường Đại học Luật Hà Nội, em đã
thực tập Thành phố Hà Nội. Trong gần 04 thực tập, với 28 ngày nghiên cứu hồ
sơ, 9 ngày tham dự phiên xét tại Tòa đã cem cái nhìn tổng quan về tình hình
phạm tội tại địa phương cũng như quá trình xét xử tại Tòa án nhân dân huyện
Phú Xuyên. Đặc biệt qua nhều lần đi tống đạt giấy tờ, nhiều buổi tham dự phiên
tòa xét xử lưu động đã giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế kiểm nghiệm
những kiến thức đã tích lũy được trong suốt thời gian học tập tai trường. Cũng
Chuyên đề thực tập Đào Thị Nga – KT30B
qua kỳ thực tập, em đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm về học tập và nghiên
cứu pháp luật.
Với mong muốn tìm hiểu về tội cố ý gây thương tích và thực tiễn xét xử
tội phạm này tại Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên – nơi em đã thực tập trong
thời gian qua, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh em đã đi sâu làm
rõ vấn đề này. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, sổ thụ lý vụ án các năm 2005, 2006
và 2007 em đã bước đầu có nhìn nhận, đánh giá loại tội phạm này ở địa
phương.

2. Một số vụ án cụ thể về tội cố ý gây thương tích
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên, trong năm 2008,
tại địa bàn huyện đã có 04 vụ án xét xử được thay đổi tội danh từ "Giết người"
chuyển sang "Cố ý gây thương tích", trong đó có nhiều vụ án đã có hiệu lực
pháp luật, nhiều vụ trả hồ sơ điều tra bổ sung và dẫn đến đình chỉ vụ án.
Hậu quả của việc định tội danh sai dẫn đến truy tố và xét xử bị cáo nặng hơn
trách nhiệm hình sự mà họ phải chịu theo pháp luật, có trường hợp không phải
chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi không cấu thành tội phạm hoặc không có
hành vi phạm tội.
Thậm chí có trường hợp xét xử về tội "Giết người" thì bị cáo phải chịu hình phạt
khá cao nhưng nếu đánh giá chính xác là tội "Cố ý gây thương tích" thì bị cáo đó
không phải chịu trách nhiệm hình sự vì chưa đủ tuổi truy cứu trách nhiệm hình
sự.
Đó là chưa nói đến nhiều trường hợp từ tội danh "Giết người" chuyển sang tội
"Cố ý gây thương tích", nếu chỉ đủ cơ sở để xét xử theo khoản 1 Điều 104 Bộ
luật Hình sự thì lại vướng thủ tục tố tụng là chỉ được khởi tố theo yêu cầu của
người bị hại.
Theo Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên a công tác xét xử thời gian qua cho
thấy, việc xác định tội danh "Giết người" và các tội danh khác có dấu hiệu tương
tự như tội "Giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng", "Giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" cũng gặp nhiều khó khăn, gây
tranh cãi và thông thường thì Hội đồng xét xử theo tội danh mà Viện Kiểm sát
truy tố.
Đối với những tội danh khác có liên quan thì những khái niệm "bị kích động
mạnh", "phòng vệ chính đáng" tuy các văn bản pháp luật có đề cập đến nhưng
khi áp dụng vào thực tiễn thì cũng không được hiểu và vận dụng thống nhất.
Còn theo phân tích của Tòa hình sự - TAND Tối cao, nguyên nhân dẫn đến định
tội danh sai là do những loại tội phạm này có một số đặc điểm giống nhau hoặc
tương tự nhau dễ gây nhầm lẫn dẫn đến có những cách hiểu khác nhau khi áp
dụng luật đối với vụ án cụ thể. Nhưng cũng không loại trừ khả năng chuyên môn

của một số thẩm phán còn hạn chế, không nắm vững các yếu tố cấu thành, dấu
hiệu đặc trưng của một số loại tội phạm cụ thể, đánh giá thiếu chính xác các tình
tiết của vụ án…
Theo vị thẩm phán này, để định tội danh trong các vụ án gây thiệt hại về tính
mạng sức khỏe, trước hết Hội đồng xử án phải căn cứ vào ý thức chủ quan của
người phạm tội, động cơ mục đích, căn cứ vào lời khai của bị cáo… để định tội.
Chuyên đề thực tập Đào Thị Nga – KT30B
Trường hợp nếu vẫn chưa đủ chứng cứ thì hung khí, vị trí tấn công, mức độ
quyết liệt của hành vi tấn công, lực tấn công và hậu quả thực tế xảy ra… là
những tình tiết để Hội đồng xét xử xem xét, đánh giá, xác định ý thức chủ quan
(động cơ, mục đích phạm tội) của bị cáo
Sau đây là tình hình thực tế về việc xét xử tội cố ý gây thương tích cho người
khác trên địa bàn huyện qua các năm 2006, 2007 và năm 2008 cuả Tòa án nhân
dân huyện Phú Xuyên.
Năm 2006
Tổng số thụ lý là 36 vụ với 53 bị cáo, trong đó án dân sự là 08 vụ, án hôn nhân
và đình 17 vụ, án kinh tế 03 vụ, án hành chính 01 vụ còn án hình sự là 07 vụ với
25 bị cáo.
Giải quyết 30 vụ với 46 bị cáo.
Còn 06 vụ với 07 bị cáo
Bằng các biện pháp:
Xét xử = 27 vụ với 42 bị cáo
Đình chỉ =2vụ với 03 bị cáo
Hoãn VKS = 01 vụ với 01 bị cáo
Trong đó: Giam 21bị cáo.
Treo 19 bị cáo
Cải tạo không giam giữ 01 bị cáo
Cảnh cáo 01 bị cáo
Phạt tiền 04 bị cáo.
Thẩm phán giải quyết:

Đồng chí Hưng 05 vụ = 10 bị cáo
Đồng chí Phong 07 = 09 bị cáo
Đồng chí Quang 10 vụ = 11 bị cáo
Đồng chí Nội 05 vụ = 06 bị cáo
Đồng chí Nguyện 09 vụ = 17 bị cáo
Còn 01 vụ = 01 bị cáo
02 vụ = 03 bị cáo
02 vụ = 02 bị cáo
Năm 2007
Tổng số thụ lý 88 vụ = 131 bị cáo
Cũ chuyễn 06 vụ = 07 bị cáo
Trong đó án hình sự là 63 vụ, với 120 bị cáo, án dân sự 09 vụ, án hôn nhân gia
đình 11 vụ, án kinh tế 01 vụ.
Tổng 94 vụ = 138 bị cáo
Giải quyết 94 vụ = 138 bị cáo
Bằng các biện pháp
Xét xử 87 vụ = 129 bị cáo
Đình chỉ 04 vụ = 05 bị cáo
Hoãn VKS 03 vụ = 04 bị cáo
Án giam 74 bị cáo
Án treo 54 bị cáo
Cảnh cáo 01c bị cáo
Chuyên đề thực tập Đào Thị Nga – KT30B
Thẩm phán giải quyết
Đồng chí Hưng 17 vụ = 19 bị cáo
Đồng chí Phong 20 vụ = 28 bị cáo
Đồng chí Nội 20 vụ = 29 bị cáo
Đồng chí Quang 17 vụ = 31 bị cáo
Đồng chí Nguyện 20 vụ = 31 bị cáo
Năm 2008

Sổ thụ lý án hình sự từ 01/ 08/2008
Theo công văn số 98 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội ( TANDTPHN)
Thụ lý hồ sơ số 28 ngày 28 tháng 11 năm 2008
Tổng số bị can bị cáo trong vụ án
Nguyễn Văn Tuấn sinh năm 1971
Thôn Cổ Trai – Đại Xuyên – Phú Xuyên – Hà Nội
Cáo trạng 45/ KSĐT – TA. 28/11/2008
Khoản 02 Điều 104 Bộ luật hình sự” tội cố ý gây thương tích” – Bản án sơ
thẩm
Thụ lý hồ sơ 32 ngày 31 tháng 12 năm 2008
Họ và tên bị can bị cáo trong vụ án
Tổng số bị can bị cáo 01
Nguyễn Đức Duy sinh năm 1976
Nguyễn Thanh Nam sinh năm 1971
Đều trú tại thôn Bối Khê – Xã Chuyên Mỹ - huyện Phú Xuyên – Thành Phố
Hà Nội.
Cáo trạng 02/ KSĐT – TA. Ngày 30 tháng 12 năm 2008
Khoản 02 Điều 104 Bộ luật hình sự” cố ý gây thương tích”
Trả hồ sơ VKS: 02 ngày 26/ 02/ 2009
Trong số trên năm 2006, Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên đã xét xử 04 vụ
về tội cố ý gây thương tích, năm 2007 là 09 vụ và năm 2008 là 11 vụ về tội
cố ý gây thương tích.
Trong ngày 23 tháng 09 năm 2007 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Phú
Xuyên – tỉnh Hà Tây đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số
49/2007/HSST ngày 22/ 08/ 2007 đối với các bị cáo:
1.Trần Văn Toàn ( tức Trần Tuấn Toàn) sinh năm 1987 trú tại thôn Khả Liễu
– xã Phúc Tiến- huyện Phú Xuyên – Tỉnh Hà Tây, trình độ văn hóa 9/12.
2. Vũ Duy Thanh, sinh năm 1985, trú tại thôn Khả Liễu – xã Phúc Tiến-
huyện Phú Xuyên – Tỉnh Hà Tây, trình độ văn hóa 9/12.
3.Phạm Huy Hoàng, sinh năm 1988, trú tại thôn Khả Liễu – xã Phúc Tiến-

huyện Phú Xuyên – Tỉnh Hà Tây, trình độ văn hóa 8/12.
4. Đào Ngọc Quyết ( tức Đào Văn Quyết), sinh năm 1986, trú tại thôn Khả
Liễu – xã Phúc Tiến- huyện Phú Xuyên – Tỉnh Hà Tây, trình độ văn hóa
9/12.
5. Vũ Văn Minh, sinh năm 1988, trú tại thôn Khả Liễu – xã Phúc Tiến-
huyện Phú Xuyên – Tỉnh Hà Tây, trình độ văn hóa 9/12.

×