Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

các nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.36 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Đấu tranh chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng và
hết sức gian nan. Phòng ngừa và điều tra, xử lý tội phạm là những hoạt động
có liên quan chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân. Để phát hiện và xử lý chính xác, khách quan tội phạm và người phạm tội,
việc làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, để làm
được như vậy thì cần phải có chứng cứ. Hay nói cách khác, chứng cứ là
phương tiện duy nhất được cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng để làm sáng tỏ
vụ án. Vậy chứng cứ đó họ sẽ lấy từ nguồn nào và các nguồn đó là gì? Để giải
đáp được câu hỏi này, em sẽ tìm hiểu về các nguồn chứng cứ trong tố tụng
hình sự.
Chính vì lý do trên, em xin mạnh dạn lựa chọn đề tài “Các nguồn
chứng cứ trong tố tụng hình sự”. Với vốn kiến thức còn hạn hẹp, nguồn tài
liệu chưa được phong phú nên bài làm của em sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài làm của em lần
sau được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỨNG CỨ VÀ NGUỒN CHỨNG
CỨ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm chứng cứ
Cơ sở phương pháp luận của chứng cứ trong tố tụng hình sự là triết học
Mác-Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện
chứng được sử dụng như là cơ sở phương pháp luận của chứng cứ. Định
nghĩa chứng cứ là một trong những nội dung quan trọng của lý luận về chứng
cứ. Do có vai trò rất quan trọng nên định nghĩa về chứng cứ được nhà làm
luật xác định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Khoản 1 Điều 64
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Chứng cứ là những gì có thật,
được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát, Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành


vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác
cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”.
Đồng thời Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng quy định rằng chứng
cứ được xác định bằng vật chứng, lời khai của những người tham gia tố tụng,
kết luận giám định, biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ
vật khác (khoản 2 Điều 64).
Như vậy, chứng cứ là những thông tin có ý nghĩa đối với việc giải
quyết vụ án được chứa đựng trong các nguồn khác nhau. Vì vậy, cần phân
biệt chứng cứ với nguồn chứng cứ. Chứng cứ là các thông tin được chứa đựng
trong các nguồn chứng cứ; do vậy, các nguồn chứng cứ không phải là chứng
cứ. Tuy nhiên, bất bỳ một chứng cứ nào cũng được lưu giữ trong nguồn mà
2
pháp luật quy định để bảo đám cho các chứng cứ được đúng đắn khách quan.
Trong lý luận cũng như thực tiễn tố tụng, không phải lúc nào chứng cứ và
nguồn chứng cũng được phân biệt rõ ràng.
1.2. Các thuộc tính của chứng cứ
- Tính khách quan của chứng cứ: Tính khách quan là một trong những
thuộc tính quan trọng của chứng cứ. Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003,
tính khách quan của chứng cứ được gọi là tính xác thực của chứng cứ (điều
66). Thực ra, chứng cứ trong lời khai của người tham gia tố tụng là những
thông tin về tội phạm phản ánh khách quan trong ý thức người chứng kiến sự
việc phạm tội đó. Vì vậy, về bản chất các thông tin khai báo là khách quan.
Tuy nhiên do nhiều yếu tố tác động mà thông tin đó được tiếp nhận và cung
cấp sai lệch. Các thông tin không chính xác, không khách quan thì không
được gọi là chứng cứ.
- Tính liên quan của chứng cứ: Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử
một vụ án hình sự, thông thường Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thu
thập được nhiều thông tin, tư liệu. tuy nhiên, không phải tất cả các thông tin
tư liệu thu thập được đều là chứng cứ, mà chỉ các thông tin, tư liệu liên quan
đến vụ án và dùng để giải quyết vụ án mới gọi là chứng cứ. Tính liên quan

của chứng cứ thể hiện ở mối liên hệ khách quan của các thông tin, tư liệu với
các tình tiết của vụ án cần được xác định. Mối quan hệ này thể hiện ở hai mức
độ khác nhau. Để xem các thông tin, tư liệu có phải là chứng cứ hay không,
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải xác định được tính liên quan của
thông tin, tư liệu đó ở cả hai mức độ:
+ Mối quan hệ của chứng cứ với đối tượng chứng minh.
+ Những thông tin, tư liệu không được dùng làm căn cứ trực tiếp để
giải quyết thực chất vụ án, nhưng được dùng để xác định các tình tiết khác có
ý nghĩa đối với vụ án.
3
- Tính hợp pháp của chứng cứ: là sự phù hợp của nó với các quy định
của pháp luật tố tụng hình sự, được thể hiện ở các mặt:
+ Chứng cứ được xác định bằng nguồn nhất định theo quy định của
pháp luật
+ Tính hợp pháp đòi hỏi chứng cứ phải được thu thập theo trình tự, thủ
tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.
1.3. Khái niệm nguồn chứng cứ
Nguồn chứng cứ là nguồn cung cấp những vật, tài liệu quan trọng, mà
từ đó có thể rút ra được những chứng cứ có giá trị chứng minh sự thật khách
quan của vụ án. Bởi vậy, nếu không có nguồn chứng cứ sẽ không thể có
chứng cứ để chứng minh, làm sáng tỏ các tình tiết và diễn biến của vụ án, và
có thể dẫn đến một hậu quả là các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra kết luận
không chính xác và không đầy đủ đối với vụ án hình sự.
Hay nói cách khác, nguồn chứng cứ là những sự vật chứa đựng chứng
cứ, tức chứa đựng các thông tin, tư liệu tồn tại trong thực tế khách quan, liên
quan đến vụ án và được thu thập theo trình tự thủ tục pháp luật quy định.
Trong khoa học luật tố tụng hình sự, nguồn chứng cứ thường được gọi bằng
thuật ngữ là phương tiện chứng minh.
2. NGUỒN CHỨNG CỨ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN
CHỨNG CỨ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
quy định:
“Chứng cứ được xác định bằng:
a) Vật chứng;
b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt,
người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
c) Kết luận giám định;
4
d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác”.
2.1. Vật chứng
Vật chứng là nguồn chứng cứ có tình truyền thống. Từ khi có hoạt
động tố tụng tố tụng hình sự thì vật chứng luôn luôn giữ vai trò quan trọng
trong việc làm sang tỏ cự thật của vụ án. Tuy nhiên, vẫn có những quan niệm
khác nhau về giá trị của nguồn chứng cứ này. Theo một số luật gia nước
ngoài, việc phân chia chứng cứ được xác định thành hai loại là lời khai và vật
chứng: “Lời khai là loại chứng cứ dưới dạng lời nói hoặc viết, thường là các
câu trả lời khi hỏi cung, lời tường trình, lời thú tội...Vật chứng là loại chứng
cứ tồn tại khách quan, có hình dáng, kích cỡ...Vật chứng tồn tại dưới nhiều
dạng, vật chứng cứ thể lớn như một tòa nhà, bé nhỏ như một sợi vải, có thể
chỉ thoảng qua như một mùi hương hay rõ ràng như quang cảnh của một vụ
nổ”
1
.
Theo Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: “Vật chứng là vật
được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật
là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh
tội phạm và người phạm tội”.
Từ quy định trên, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của vật chứng
là: “Thứ nhất, vật chứng là vật cụ thể, tồn tại dưới dạng vật chất, chúng tồn tại

cả ở thể rắn, thể lỏng và thể khí. Sự thể hiện của vật chứng vô cùng đa dạng
với đủ loại hình dạng, kích cỡ, màu sắc, trọng lượng... song một điều cơ bản
là để những vật thể đó trở thành chứng cứ thì nó phải liên quan đến vụ án
hình sự; Thứ hai, vật chứng chứa đựng và phản ánh những sự kiện thực tế liên
quan đến vụ án, sự liên quan này có thể ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp
nhưng nó phải nằm trong mối liên quan tổng thể giữa các nội dung, vấn đề
của vụ án.”
2
1
Barry A.J.Fisher - Arne Svensson - Otto Wendel: “Kỹ thuật khám nghiệm hiện trường và điều tra tội
phạm”, Nxb. Công an nhân dân, H.1997, tr.19.
2
Một số vấn đề về các loại nguồn chứng cứ / Trịnh Tiến Việt và Trần Thị Quỳnh // Tạp chí Kiểm sát. Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 12/2005, tr. 45.
5
Từ hai đặc trưng trên, ta có thể nhận thấy rằng, vật chứng là những vật
mà dựa vào đó có thể xác định các sự kiện có ý nghĩa đối với việc giải quyết
đúng đắn vụ án hình sự. Những vật mang những thông tin xác định sự kiện đã
xảy ra có liên quan đến vụ án hình sự. Việc khai thác các thông tin từ vật
chứng khác với việc khai thác thông tin từ lời khai của những người tham gia
tố tụng.
Có nhiều cách phân loại chứng cứ, căn cứ vào đặc điểm của việc xuất
hiện và tham gia vào quá trình xảy ra vụ án hình sự, có thể phân chia vật
chứng thành những loại như sau:
- Vật chứng là những vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội. Ví
dụ: dao, sung, đạn, mìn, chó, cá sấu... hoặc là những phương tiện gia thông,
thông tin được sử dụng vào việc phạm tội như xe máy, bộ đàm... những bất
động sản dùng vào việc phạm tội như ngôi nhà, phòng trọ...;
- Vật chứng là những vật mang dấu vết của tội phạm. Ví dụ: quần áo
dính máu trong vụ án giết người, cánh tủ mang dấu vân tay của người cậy

phá...;
- Vật chứng là những vật được coi là đối tượng của tội phạm. Ví dụ: tài
sản của Nhà nước, công dân...
- Vật chứng còn là những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và
người phạm tội. Ví dụ: thông qua phạm tội mà có tiền rồi dùng tiền để mua
sắm các đồ dùng khác, hoặc phát hiện thấy vật đã để lại dấu vết tại hiện
trường (dấu giày, sợi vải trên áo...).
Ngoài ra, trên cơ sở giá trị chứng minh của vật chứng, người ta có thể
phân chia vật chứng thành hai loại:
- Vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm là những vật, tiền bạc mà
từ đó cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có thể tìm ra những
tình tiết có giá trị chứng minh tội phạm.
6

×