Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.26 KB, 132 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm cố ý gây thương tích là loại tội phạm nghiêm trọng xâm
phạm đến tính mạng sức khỏe của con người một cách trái pháp luật, hậu quả
của nó không chỉ gây ra những thiệt hại cho gia đình, người thân của người bị
hại mà còn gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, gây sự bất bình
trong quần chúng nhân dân. Trong những năm qua, tình hình tội phạm, tệ nạn
xã hội ở Tiền Giang vẫn còn phức tạp. Đặc biệt là tội phạm về trật tự xã hội,
trong đó vấn đề cần quan tâm là tình trạng thanh niên tụ tập gây mâu thuẫn để
đánh nhau, các mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai, xung đột gia đình ... dẫn
đến việc cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác gây hậu quả
rất lớn, tỉ lệ thương tích gây ra cho người bị hại cũng rất cao, có những trường
hợp dẫn đến chết người. Phần lớn những người phạm tội thường liên kết
thành các băng nhóm hoặc lôi kéo thêm người khác vào cùng gây mâu thuẫn
để tạo cớ đánh nhau hay trẻ thù cá nhân. Đối tượng thường sử dụng các loại
hung khí nguy hiểm (dao, mã tấu,...) gây tâm lý hoang mang, lo lắng lan rộng
trong nhân dân, loại tội phạm này diễn ra hầu hết ở các địa bàn trong tỉnh, cả
thành thị và nông thôn.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 09/CP và chương trình
quốc gia phòng chống tội phạm của Chính phủ, các ngành các cấp đã quyết
tâm thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đã thu được nhiều
kết quả, đã kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, làm giảm các loại án nghiêm
trọng. Tuy nhiên diễn biến tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội ở Tiền Giang vẫn
còn phức tạp. Nhận thức được tính chất phức tạp và hậu quả nghiêm trọng của
tội cố ý gây thương tích trong những năm qua, lực lượng Công an tỉnh Tiền
Giang đã tập trung phối hợp với các ban ngành để tổ chức phòng ngừa và điều
tra khám phá nhanh chóng, kịp thời các vụ án cố ý gây thương tích. Tính từ
1
năm 2002 đến năm 2006, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã xảy ra 5098 vụ
phạm pháp hình sự, trong đó có 535 vụ cố ý gây thương tích, ở từng thời điểm
số vụ xảy ra có sự tăng giảm khác nhau.


Các ngành các cấp nói chung và lực lượng Công an Tiền Giang đã có
nhiều nổ lực tổ chức phòng ngừa loại tội phạm này nhằm ngăn ngừa những
thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người. Tuy nhiên, Tiền Giang là
một trong những tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, sống bằng nghề
nông là chủ yếu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ học vấn
chưa cao, ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế. Bên cạnh đó, do mặt trái
của nền kinh tế thị trường cũng đem lại những yếu tố tiêu cực cho đời sống xã
hội, đó là sự cạnh tranh trong xã hội, phân hóa giàu nghèo, người lao động
thiếu việc làm, sự tha hóa trong lối sống tiêu cực của một bộ phận thanh niên
không được sự quan tâm quản lý, giáo dục chặt chẽ của gia đình và xã hội nên
đã dẫn đến việc phạm tội. Công tác điều tra xử lý tội phạm cố ý gây thương
tích trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua của lực lượng cảnh sát nhân dân
Công an tỉnh Tiền Giang cũng đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng
vẫn chưa ngăn chặn sự gia tăng, tính phức tạp của loại tội phạm này, bởi
nhiều nguyên nhân khác nhau, gây nhiều thiệt hại và nguy hiểm đến tính
mạng sức khỏe con người, ảnh hưởng đến TTATXH.
Từ thực tiễn cho thấy, công tác phòng ngừa, điều tra tội phạm cố ý gây
thương tích còn bộc lộ nhiều sơ hở thiếu sót và những bất cập như: Công tác
tổ chức phòng ngừa răn đe, giáo dục đối với các nhóm người có mầm móng
gây ra hành vi phạm tội, chưa quan tâm đề ra các biện pháp ngăn chặn kịp
thời đối với thực trạng tội phạm này. Mặt khác, chính quyền địa phương chưa
xử lý nghiêm túc loại tội phạm cố ý gây thương tích, thường chỉ giải quyết
dân sự hoặc có nhiều vụ án xảy ra do nhiều người gây ra, tính chất hành vi
tương đối nguy hiểm, gây sự lo sợ trong quần chúng nhân dân nhưng không
2
thể xử lý hình sự vì tỉ lệ thương tích sau khi điều trị chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự hoặc người bị hại không truy cứu. Vấn đề tỷ lệ điều tra
xử lý các vụ án tuy cao nhưng chưa đảm bảo nhanh chóng, nhất là trong giai
đoạn điều tra ban đầu để thu thập chứng cứ chưa kịp thời, công tác phối hợp
với công an cơ sở chưa đồng bộ, chặt chẽ. Một số vụ án vẫn bị kéo dài do chờ

kết quả giám định tỷ lệ thương tích, có vụ án xảy ra tính chất rất phức tạp,
nhiều đối tượng cùng thực hiện tội phạm nên khó khăn trong điều tra xử lý.
Tình hình trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận, đánh giá về thực trạng tội phạm cố ý gây
thương tích, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang là rất cần thiết trên cả hai phương diện lý luận và thực
tiễn. Đây cũng là một đòi hỏi hết sức cấp bách đảm bảo cho việc thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm đảm bảo sự ổn định về
trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh Tiền Giang.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn công tác tổ chức phòng ngừa và điều
tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, xét thấy cần
phải nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn về tội phạm này. Đó cũng là lý do tôi
chọn nghiên cứu đề tài: “ Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều
tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ” làm luận
văn tốt nghiệp cao học Luật chuyên ngành Tội phạm học và điều tra tội phạm.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Sự phức tạp của tình hình tội phạm hình sự nói chung và tội phạm cố ý
gây thương tích nói riêng làm ảnh hưởng đến tính mạng sức khỏe của con
người luôn là vấn đề nóng bỏng, bức xúc đòi hỏi các ngành, các cấp quan tâm
đề ra các biện pháp giải quyết.
3
Trước tình hình đó đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về tội phạm này,
dưới các góc độ khác nhau và ở các địa bàn khác nhau. Riêng ở tỉnh Tiền
Giang chưa có đề tài nào nghiên cứu về tội phạm cố ý gây thương tích. Để
góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế xã hội ở địa phương, hy vọng kết quả nghiên cứu luận văn sẽ
đem lại kết quả khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều
tra tội phạm hình sự trên địa bàn tỉnh.

Các công trình nghiên cứu của các tập thể và cá nhân về lĩnh vực này
được xem như là các cơ sở lý luận và thực tiễn rất cần thiết để tôi nghiên cứu,
tham khảo trong việc thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài này là trên cơ sở làm rõ thực trạng hoạt
động phòng ngừa, điều tra của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự
xã hội – Công an tỉnh Tiền Giang để đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và điều tra tội phạm cố ý gây thương
tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần tập trung giải quyết
những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu các tài liệu làm cơ sở lý luận về công tác phòng ngừa và
phương pháp điều tra tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích nói
riêng.
- Phân tích, nghiên cứu tình hình, đặc điểm có liên quan đến tội phạm
cố ý gây thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
4
- Nghiên cứu thực trạng tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang và công tác phòng ngừa, điều tra khám phá tội phạm từ
năm 2002 đến năm 2006.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
phòng ngừa và điều tra khám phá tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về thực trạng tội phạm cố ý gây thương tích xảy
ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; hoạt động phòng ngừa, điều tra khám phá tội
phạm này của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - Công an

tỉnh Tiền Giang; những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong phòng ngừa, điều
tra khám phá, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng
ngừa và điều tra khám phá tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang.
- Nghiên cứu hoạt động phòng ngừa của các cơ quan nhà nước, tổ chức
xã hội và công tác phòng ngừa, điều tra của lực lượng cảnh sát điều tra về trật
tự xã hội Công an Tiền Giang.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2002 đến 2006.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan
điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực đấu tranh phòng,
5
chống tội phạm, lý luận khoa học điều tra hình sự, những thành tựu khoa học
về tư pháp luật hình sự.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp tổng kết thực tiễn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh đối chiếu.
- Phương pháp tọa đàm, tham khảo chuyên gia,
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu luận văn sẽ góp phần làm rõ lý luận khoa học điều
tra hình sự nói chung và điều tra tội phạm cụ thể nói riêng.
- Luận văn giúp lãnh đạo và cán bộ làm công tác điều tra của Công an
tỉnh Tiền Giang trong chỉ đạo, đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và

điều tra tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng.
- Luận văn được sử dụng làm nguồn tài liệu nghiên cứu, tham khảo vào
công tác thực tiễn ở các địa phương khác và trong học tập, giảng dạy tại các
trường đào tạo Cảnh Sát Nhân Dân.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các thông tin cần thiết về thực trạng tội phạm cố ý gây
thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; tình hình và tác hại của loại
tội phạm này liên quan đến đời sống xã hội và an ninh trật tự ở địa phương.
- Làm rõ những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong tổ chức phòng
ngừa, điều tra khám phá tội phạm này trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn được áp dụng vào thực tiễn công tác
phòng ngừa và điều tra khám phá tội phạm cố ý gây thương tích xảy ra trên
6
địa bàn tỉnh Tiền Giang, giúp cho việc củng cố và hoàn thiện công tác này ở
địa phương.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Nội dung luận văn gồm có 3 chương như sau:
+ Chương 1: Tình hình, đặc điểm và những vấn đề có liên quan đến
công tác phòng ngừa, điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang.
+ Chương 2: Thực trạng công tác phòng ngừa, điều tra tội phạm cố ý
gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2002 - 2006
+ Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa,
điều tra tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
7
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRA TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

1.1. Những vấn đề lý luận về tội cố ý gây thương tích
1.1.1. .Những nhận thức về tội cố ý gây thương tích
Nhà nước quản lý xã hội bằng Pháp luật, cho nên bất kỳ một chế độ xã
hội nào cũng đều phải xây dựng hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ
xã hội nhằm bảo đảm sự ổn định của xã hội, trật tự pháp luật cũng như bảo vệ
nhà nước. Ở nước ta, từ khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, chính
quyền thuộc về tay nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhà nước Việt Nam đã tiến hành xây dựng hệ thống pháp luật để kịp
thời quản lý và điều hành đất nước, nhiều sắc lệnh, pháp lệnh đã ra đời, trong
đó có các văn bản Pháp luật hình sự để bảo vệ các quyền cơ bản của con
người.
Chúng ta đều biết, mỗi công dân sống trong xã hội bao giờ cũng có
những quyền và lợi ích nhất định, quyền và lợi ích của công dân được quy
định trong chương V, Hiến pháp năm 1992. Một trong những quyền cơ bản
của con người đó là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Thể chế hóa các quy định
của Hiếp pháp, BLHS Việt Nam đã đưa ra điều luật quy định những hành vi
phạm tội và mức hình phạt khi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh
dự và nhân phẩm của người khác.
Nằm trong nhóm tội phạm có bạo lực, tội phạm cố ý gây thương tích
xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được bảo vệ về
sức khỏe của con người. Tội phạm này với tội danh là “Tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” được qui định tại Điều
109- BLHS nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1985.
8
Đến năm 1999, trước sự phát triển của đất nước, đòi hỏi phải có một bộ
Luật hình sự mới hoàn chỉnh và phù hợp, đồng thời nhằm mục đích cá thể hóa
trách nhiệm hình sự và cá thể hoá tội phạm, Quốc hội đã ban hành BLHS năm
1999 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2000) tội phạm này được quy định thành 03
điều luật: Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 109 của BLHS năm 1985 chuyển

thành Điều 104, BLHS năm 1999 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác); khoản 4 Điều 109 BLHS năm 1985 chuyển
thành Điều 105 BLHS năm 1999 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh) và
Điều 106 BLHS năm 1999 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng). Tội phạm
cố ý gây thương tích thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh
dự và nhân phẩm của con người được qui định trong Chương 12 – BLHS năm
1999.
Một trong những điểm mới cơ bản của BLHS năm 1999 là thực hiện việc
định lượng mức độ thương tích, tổn hại sức khỏe đối với tội cố ý gây thương
tích và một số tội khác, làm cơ sở phân định ranh giới giữa xử phạt hành
chính và xử lý bằng hình sự cũng như làm cơ sở định khung hình phạt. Chính
vì vậy, điều tra viên cần phải nắm chắc và quán triệt trong các hoạt động thực
thi pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của công tác điều tra, khám phá tội
phạm cố ý gây thương tích trong tình hình hiện nay.
- Theo Điều 104-BLHS năm 1999 qui định về tội cố ý gây thương tích
thì tỷ lệ thương tật là 11% trở lên đến 31%. Nếu tỷ lệ thương tật chưa đến
11% thì phải thuộc một trong các trường hợp qui định từ điểm a đến điểm k,
khoản 1, Điều 104.
- Điều 105-BLHS năm 1999 qui định về tội cố ý gây thương tích trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và Điều 106-BLHS năm 1999 qui định
9
tội cố gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì tỷ lệ
thương tật của nạn nhân phải từ 31% trở lên.
* Khái niệm tội cố ý gây thương tích
Điều 8 BLHS năm 1999 đã đưa ra khái niệm về tội phạm như sau:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong BLHS, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm

phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật
tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp
khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
XHCN”. Như vậy, nội hàm của khái niệm tội phạm có các dấu hiệu cơ bản
làm căn cứ để phân biệt tội phạm với những hành vi không phải là tội phạm
đó là: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật và tính phải
chịu hình phạt”. Trong đó tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản nhất,
làm cơ sở cho việc xuất hiện các dấu hiệu khác của tội phạm.
Đối với tội phạm cố ý gây thương tích, tính nguy hiểm cho xã hội được
biểu hiện tập trung nhất ở hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động trực tiếp
lên cơ thể người khác, làm tổn thương một bộ phận hay toàn bộ cơ thể con
người như: làm gãy tay, chân, cụt tay, cụt chân, mù mắt,…
Tính có lỗi là thể hiện ở thái độ tâm lý của một người đối với tội phạm
mà người đó gây ra. Về mặt hình sự, lỗi của người phạm tội được xác định
trên cơ sở làm rõ người phạm tội có nhận thức được tính chất, mức độ hành vi
phạm tội của mình hay không, ý thức đối với hậu quả của hành vi do mình
gây ra. Tội phạm gây thương tích có hai loại lỗi là: lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Đối
với tội cố ý gây thương tích thì trong qui định của BLHS đã thể hiện rõ lỗi
của người thực hiện tội phạm là cố ý. Nghĩa là người phạm tội nhận thức rõ
10
hành vi dung sức mạnh vật chất tác động trực tiếp lên cơ thể người khác là
hành vi có thể gây thương tích và mong muốn gây thương tích cho nạn nhân.
Người phạm tội do lỗi cố ý có tính nguy hiểm hơn người phạm tội do lỗi vô ý.
Tính trái pháp luật hình sự của tội phạm nói chung và tội phạm cố ý
gây thương tích nói riêng thể hiện trong quy định của Điều 2 BLHS: “Chỉ
người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách
nhiệm hình sự”. Đối với hành vi cố ý gây thương tích trong các trường hợp
khác nhau, người phạm tội thực hiện những hành vi mà luật hình sự ngăn cấm
cụ thể được quy định tại các Điều 104, Điều 105, Điều 106 - BLHS.

Tính chịu hình phạt là dấu hiệu cơ bản của tội phạm vì nó được xác
định bởi chính những thuộc tính khách quan bên trong của tội phạm, chỉ có
hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, không áp dụng hình phạt đối với
người vô tội hoặc người có hành vi vi phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, trên
thực tế có những trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
hoặc miễn hình phạt theo quy định tại Điều 25, Điều 57 BLHS. Đối với tội cố
ý gây thương tích, các hình phạt được quy định trong BLHS để áp dụng đối
với người thực hiện tội phạm là: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, tù có thời
hạn, tù chung thân.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về tội phạm cố ý gây
thương tích như sau: Tội phạm cố ý gây thương tích là nhóm tội phạm do
người có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý dùng sức mạnh vật chất và thể
chất tác động trực tiếp lên cơ thể người khác, nhằm gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của họ và bị xử lý theo quy định tại Điều 104, 105, 106-
BLHS.
* Dấu hiệu pháp lý về tội cố ý gây thương tích
Căn cứ vào nội dung quy định của Điều luật, tội phạm cố ý gây thương
tích là một nhóm tội phạm cụ thể được quy định tại các Điều 104; Điều 105;
11
Điều 106 BLHS năm 1999. Về mặt lý luận tội phạm cố ý gây thương tích có
đầy đủ các yếu tố cấu thành như sau:
- Mặt khách thể của tội phạm: Tội phạm cố ý gây thương tích xâm hại
vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng,
sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người được qui định rõ tại Điều 71
Hiếp pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Như vậy khách thể trực tiếp của
tội phạm cố ý gây thương tích không phải là con người nói chung mà là sức
khỏe của người khác, là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đã
được Hiến pháp năm 1992 qui định. Những trường hợp tự gây thương tích
hoặc tổn hại sức khỏe của cho bản thân mình thì không cấu thành tội phạm
này.

+ Điều 104, BLHS qui định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý làm cho người khác bị thương
hoặc tổn hại đến sức khỏe.
+ Điều 105, BLHS qui định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là
hành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe do hành
vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với
người thân thích của người đó.
+ Điều 106, BLHS qui định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là
hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức xã hội, bảo vệ
quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một
cách rõ ràng là quá mức cần thiết, làm cho người có hành vi xâm phạm các lợi
ích bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Tội phạm này vừa xâm phạm quyền
được bảo hộ sức khỏe, tính mạng của người khác, đồng thời cũng xâm phạm
quyền phòng vệ chính đáng được qui định tại Điều 15, BLHS.
12
- Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm cố ý gây
thương tích là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, đó là người phạm
tội thực hiện các hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động trực tiếp lên cơ thể
người khác, làm cho người đó bị thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe. Dùng
sức mạnh vật chất có nghĩa là người phạm tội dùng tay, chân … đấm đá hoặc
dùng các loại công cụ, phương tiện, súng, lựu đạn hoặc các loại hung khí khác
như : dao, cây, đá, gậy, các loại hóa chất,…để gây thương tích, gây tổn hại
sức khỏe cho người khác.
+ Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác (Điều 104) thì người phạm tội thực hiện các hành vi tác động vào
cơ thể của người khác làm cho người đó bị thương, bị tổ hại sức khỏe. Ngoài
ra, có những trường hợp người phạm tội bắt người bị hại tự gây thương tích
cho mình hoặc tác động qua người trung gian, qua vật trung gian nếu chứng

minh được động cơ, mục đích cố ý gây thương tích cho người khác. Nếu
người nào tự gây thiệt hại cho sức khỏe của chính mình thì cần làm rõ động
cơ của hành vi đó, tùy từng trường hợp có thể xem xét trách nhiệm hình sự
theo tội khác như tội trốn tránh nhiệm vụ (Điều 326).
+ Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác ở Điều 105 thì người phạm tội thực hiện hành vi trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân. Đây là tình trạng người phạm tội không thể hoàn toàn tự chủ, tự kiềm
chế hành vi phạm tội của mình. Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của
người phạm tội phải do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây
nên đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng là hành vi trái pháp luật nói chung
(không chỉ riêng trái pháp luật hình sự) và phải ở mức độ nghiêm trọng xảy ra
một cách tức thời. Cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật của nạn nhân có
13
tính chất đè nén, áp lực nặng nề, đến một thời điểm nhất định mới bung lên
thì vẫn được coi là tinh thần bị kích động mạnh. Trường hợp nếu tinh thần bị
kích động không mạnh thì không phạm tội này. Người phạm tội thực hiện các
hành vi tác động vào cơ thể của người khác làm cho người đó bị thương, bị
tổn hại sức khỏe. Các hành vi như: đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, đầu
độc, … Có trường hợp người phạm tội bắt người bị hại tự gây thương tích cho
mình như: tự chọc vào mắt mình, uống thuốc phá thai, chặt ngón tay, ..
+ Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác ở Điều 106 do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì người
phạm tội thực hiện hành vi là do nạn nhân đang có hành vi xâm hại lợi ích của
Nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của người
khác. Căn cứ theo Điều 15, BLHS qui định về phòng vệ chính đáng thì tội này
phải thỏa mãn 4 dấu hiệu sau:
♦Hành vi của nạn nhân là hành vi phạm tội hoặc là hành vi nguy hiểm
cho xã hội và trực tiếp xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền

và lợi ích hợp pháp của công dân.
♦Hành vi xâm hại của nạn nhân phải đang diễn ra, đã bắt đầu nhưng
chưa kết thúc.
♦Hậu quả xảy ra là nạn nhân bị thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến
chết người. Nạn nhân là người có hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước,
của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
♦Hành vi phòng vệ (tấn công trở lại) của người phạm tội là quá mức
không tương xứng với hành vi xâm hại của nạn nhân nên làm cho nạn nhân bị
thương tích hoặc tổn hại sức khỏe. Tuy nhiên không phải mọi hành vi chống
trả gây cho người đang có hành vi xâm hại bị thương 31% trở lên, thậm chí
gây chết người đều không được coi là phòng vệ chính đáng mà phải xem xét
hành vi chống trả có tương xứng hay không? Để đánh giá mức độ tương xứng
14
của hành vi chống trả, cần dựa vào các tình tiết như: tính chất quan trọng của
lợi ích bị xâm hại; tính chất, mức độ nguy hiểm và cường độ của hành vi xâm
hại, chưa cần thiết phải dùng các phương tiện và phương pháp đó để chống
trả; sự tương quan sức lực giữa bên xâm hại và bên chống trả… Nếu hành vi
chống trả quá mức cần thiết so với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
xâm hại, do đó gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người thì người chống trả phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội này.
Về hậu quả của tội phạm cố ý gây thương tích ngoài việc qui định yếu tố
bắt buộc là giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau thì
thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà người bị hại phải gánh chịu do
hành vi của người phạm tội gây ra ở một tỷ lệ nhất định. Cơ sở để đánh giá
mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y và bản tiêu chuẩn thương tật
ban hành kèm theo thông tư số 12/TTLB Liên bộ Y tế, Bộ lao động thương
binh và xã hội ngày 26/07/1995 qui định về tiêu chuẩn thương tật, cụ thể là:
+ Đối với tội cố ý gây thương tích (Điều 104), tỷ lệ thương tật của nạn
nhân phải từ 11% trở lên. Nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% thì phải thuộc một

trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k, khoản 1 Điều 104 mới
cấu thành tội cố ý gây thương tích.
a. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều
người: Hung khí nguy hiểm có thể là: súng, lựu đạn, thuốc nổ, dao găm, lê,
axit … Dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người là thủ đoạn gây thương
tích hoặc tổn hại cho người khác có khả năng gây ra hậu quả đó không chỉ
cho một người mà cho nhiều người như: thủ đoạn bỏ hóa chất gây ngộ độc
vào thức ăn chung của gia đình, đốt nhà đêm khuya khi mọi người đang ngủ
làm nhiều người bị bỏng,..
b. Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân: Cố tật là những tật để lại trên cơ thể con
15
người sau khi đã chữa khỏi vết thương. Đó là tình trạng cơ thể bị thay đổi do
bị tội phạm xâm hại và sự thay đổi này theo suốt cả cuộc đời họ như sau khi
bị thương, chân đi cà nhắc,… Cố tật nhẹ là những tật để lại không bị ảnh
hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể so với sự hoạt động bình thường của
nạn nhân so với trước khi người phạm tội gây thương tích. Ví dụ: sau khi bị
đánh gẫy tay, đã được bó bột nhưng tay vẫn không được thẳng như bình
thường và có một ngón tay không co duỗi được…
c. Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người:
Nghĩa là phạm tội nhiều lần đối với cùng một người, là từ hai lần trở lên mà
những lần phạm tội trước đó chưa bị xử lý hoặc phạm tội đối với nhiều người
là từ hai người trở lên trong cùng một lần phạm tội.
d. Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau
hoặc người khác không có khả năng tự vệ: Trẻ em là người chưa đủ 16 tuổi
căn cứ vào giấy khai sinh. Phụ nữ đang có thai có thể do người phạm tội nhận
biết được hoặc nghe người khác nói. Việc xác định có thai hay không phải
căn cứ vào kết luận của bác sĩ. Người già yếu là người từ 60 tuổi trở lên, sinh
hoạt, đi lại khó khăn…Người ốm đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị
ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc tại nhà riêng của họ. Người không có khả
năng tự vệ là người bị tật nguyền, phụ nữ đi ở khu vực vắng, trong đêm tối

một mình…
đ. Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của
mình: ông, bà gồm: ông bà nội, ông bà ngoại, cha mẹ là người đã sinh ra
người phạm tội. Cha mẹ nuôi là người nhận người phạm tội làm con nuôi
được pháp luật thừa nhận. Người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý, giáo
dục như vai trò của cha mẹ mình. Thầy giáo cô giáo của mình là người trực
tiếp giảng dạy mình về văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp, …
e. Có tổ chức: là số người phạm tội có từ hai người trở lên khi thực hiện
16
hành vi phạm tội giữa họ có sự phân công trách nhiệm và cấu kết chặt chẽ với
nhau.
g. Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở giáo dục: để xác định thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam
hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục cần căn cứ vào quyết
định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
h. Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê: Thuê gây thương tích
cho nạn nhân là thủ phạm không trực tiếp hành động mà dùng tiền hoặc lợi
ích vật chất, tinh thần để yêu cầu người khác thực hiện hành vi phạm tội. Gây
thương tích thuê là hành vi của một người nào đó trong ý thức ban đầu không
muốn gây thương tích hoặc tổn thương cho nạn nhân nhưng vì được người
khác thuê, nếu thực hiện theo yêu cầu của người thuê thì sẽ nhận được những
lợi ích nhất định nên họ đã thực hiện hành vi phạm tội.
i. Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm: Phạm tội có tính chất
côn đồ là trường hợp thực hiện tội phạm có tính hung hãn cao độ, coi thường
tính mạng, sức khỏe của người khác; gây thương tích không có nguyên cớ
hoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhen; đâm, đánh người dã man, …Tái phạm nguy
hiểm là phạm tội trong trường hợp người phạm tội trước đây đã bị kết án về
tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý chưa được xóa án
tích lại phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác, hoặc trường hợp đã tái phạm, chưa được xóa án tích lại phạm tội

này.
k. Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân:
gây thương tích cho người thi hành công vụ là trường hợp mà nạn nhân là
người đang thi hành nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội giao cho
vì lợi ích chung của Nhà nước, xã hội hoặc gây thương tích vì lý do công vụ
của nạn nhân là trong trường hợp nhiệm vụ mà nạn nhân được giao có ảnh
17
hưởng trực tiếp đến người phạm tội nên thủ phạm đã chủ động gây thương
tích cho nạn nhân. Hành vi phạm tội có thể xảy ra trước hoặc sau khi nạn
nhân thực thi công vụ. Người phạm tội với động cơ nhằm ngăn cản nạn nhân
thi hành công vụ, hoặc có thể là để trả thù nạn nhân vì nạn nhân đã thi hành
công vụ đó.
+ Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105) và tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106) thì tỷ lệ thương tật của nạn nhân
phải từ 31% trở lên mới cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi gây hậu
quả đó mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm cố ý gây thương tích được thực
hiện do lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Nghĩa là người phạm tội khi thực
hiện hành vi nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước được hậu quả do hành vi mình thực hiện nhất định hoặc có thể gây ra
thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác, nhưng mong muốn hoặc
để mặc cho hậu quả nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe đã xảy ra.
Trong mặt chủ quan của tội phạm cố ý gây thương tích thì động cơ và
mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy
nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật, trong một số trường hợp, việc chứng
minh động cơ, mục đích của người phạm tội lại có ý nghĩa quyết định trong
việc định tội và định khung. Nhất là đối với trường hợp phân biệt giữa hành vi
giết người và cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, giữa hành vi giết

người chưa đạt với cố ý gây thương tích.
Trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết người khác với phạm tội
giết người là ở chỗ người thực hiện tội phạm cố ý gây thương tích chỉ nhằm
xâm hại tới sức khỏe của nạn nhân, họ chỉ có ý định và mong muốn nạn nhân
18
bị thương tích hoặc tổn thương khác, việc nạn nhân chết là ngoài ý thức chủ
quan của đối tượng. Trường hợp thương tích hoặc tổn thương mà họ gây ra
cho nạn nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân thì sự kiện này vượt ra ngoài
mong muốn của họ. Đối với trường hợp này họ không phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội giết người nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
cố ý gây thương tích dẫn đến chết người được qui định tại khoản 3, Điều 104
- BLHS năm 1999.
Trong công tác điều tra tội phạm cố ý gây thương tích, mục đích của tội
phạm là cơ sở cho việc phân biệt và làm sáng tỏ sự khác nhau giữa tội phạm
cố ý gây thương tích và tội phạm giết người. Tuy nhiên trong thực tiễn không
tội phạm giết người nào lại thừa nhận mục đích giết người nếu như nạn nhân
không chết. Cho nên, gặp trường hợp khó khăn như trên, nhất là khi nạn nhân
không chết thì cần căn cứ vào công cụ phương tiện gây án và điểm tác động
trên cơ thể nạn nhân. Xác định xem loại công cụ phương tiện có khả năng làm
chết người nhiều hay ít và điểm tác động trên cơ thể nạn nhân là vị trí quan
trọng, nguy hiểm hay không. Nếu càng nguy hiểm thì khả năng tội phạm giết
người càng cao, còn nếu ít nguy hiểm thì là khả năng của tội phạm cố ý gây
thương tích.
Động cơ của người thực hiện tội phạm cố ý gây thương tích không phải
là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Qua nghiên cứu thực tiễn cho
thấy động cơ được hình thành bởi các nguyên nhân cụ thể như: Mâu thuẩn
trong cuộc sống, do xung đột lợi ích kinh tế, nợ nần, buôn bán không sòng
phẳng, tranh chấp đất đai, nhà cửa, do mâu thuẫn về thái độ, cử chỉ, lời nói
trong giao tiếp dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích.
Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106) thì động cơ phạm
tội là nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi
19
ích hợp pháp của công dân.
- Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là một người cụ thể, có
năng lực trách nhiệm hình sự. Căn cứ vào Điều 12, Điều 13 – BLHS năm
1999 qui định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và Điều 14-BLHS qui định
trường hợp người không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm
hình sự là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Cho nên chủ thể của tội cố
ý gây thương tích là những người không mắc các bệnh về tâm thần hoặc một
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
mình và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của tội phạm này là người đủ 16
tuổi trở lên, riêng người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải
chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội quy định ở khoản 3, khoản 4-Điều 104.
Trên đây là những dấu hiệu pháp lý của tội phạm cố ý gây thương tích,
việc nắm vững những vấn đề này sẽ giúp cho ta có cơ sở xác định những vấn
đề cần chứng minh trong vụ án cố ý gây thương tích được chính xác, đúng
người, đúng tội.
1.1.2. Những vấn đề cần chứng minh đối với tội phạm cố ý gây thương tích
Trong điều tra các loại tội phạm nói chung và điều tra tội phạm cố ý gây
thương tích nói riêng, việc xác định cụ thể và chính xác những vấn đề phải
chứng minh có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho điều tra viên lập kế hoạch
điều tra sát hợp, chính xác; tiến hành các bước điều tra, áp dụng các phương
pháp, biện pháp, thủ thuật điều tra hợp lý, khoa học… đặc biệt từ việc hiểu rõ
đối tượng cần chứng minh và biết vận dụng vào từng vụ án cụ thể sẽ giúp cho
điều tra viên thu thập chứng cứ chính xác, tạo điều kiện giải quyết vụ án, xử
lý người phạm tội được khách quan.
Căn cứ vào các qui định tại Điều 104, Điều 105, Điều 106 – BLHS năm
1999, Điều 63 – BLTTHS và các dấu hiệu pháp lý của tội phạm cố ý gây
20

thương tích, trong quá trình điều tra cần thu thập tài liệu, chứng cứ chứng
minh những nội dung cơ bản sau:
- Có hành vi phạm tội cố ý gây thương tích xảy ra trên thực tế hay
không? Đây là nội dung cần phải làm rõ, chứng minh được là có hành vi tấn
công vào cơ thể người khác, hành vi này là nguyên nhân trực tiếp gây ra
thương tích hoặc tổn thương khác cho nạn nhân. Tỷ lệ thương tật của thương
tích hoặc tổn thương phải đạt ở mức độ nhất định theo qui định của pháp luật.
Do đó, trưng cầu giám định thương tật là yêu cầu bắt buộc trong quá trình
chứng minh tội phạm này.
- Xác định rõ vụ án xảy ra ở thời gian nào? ở địa điểm nào? Bởi vì đây là
cơ sở để xác định ai là người bị hại và ai là chủ thể gây ra hành vi nguy hiểm
cho xã hội. Vì vậy khi nhận được tin báo về một vụ phạm tội cần phải làm rõ
sự việc xảy ra khi nào và địa điểm xảy ra vụ án.
- Làm rõ thủ đoạn thực hiện hành vi gây án, tính chất, mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội, từ khâu chuẩn bị gây án, cách gây án và che giấu tội
phạm, công cụ, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi gây án… Khi
làm rõ được thủ đoạn gây án có nghĩa là làm rõ được tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội. Từ đó, làm cơ sở xác định tội phạm, góp phần giải
quyết vụ án được khách quan và chính xác.
- Xác định công cụ, phương tiện gây án là gì? Vì tội phạm cố ý gây
thương tích thuộc nhóm tội có sử dụng bạo lực nên khi có hành vi phạm tội
xảy ra thì phải chứng minh công cụ, phương tiện gây án. Thông qua công cụ,
phương tiện phạm tội sẽ đánh giá được đầy đủ tính chất nguy hiểm của hành
vi phạm tội.
- Ngoài ra cũng phải xác định các đặc điểm cá nhân của người bị hại
như: độ tuổi, tình trạng sức khoẻ …được qui định tại điểm d, đ, khoản 1, Điều
104 để tìm thêm chứng cứ buộc tội hoặc gỡ tội cho bị can, làm cơ sở xử lý vụ
21
án được chính xác, nghiêm minh. Do vậy phải chứng minh làm rõ hậu quả
thương tích của người bị hại cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây

thương tích của thủ phạm với mức độ thương tích của người bị hại, đây là yêu
cầu bắt buộc.
- Ai là người thực hiện hành vi phạm tội? có lỗi hay không có lỗi? do cố
ý hay vô ý, có năng lực trách nhiệm hình sự hay không? động cơ mục đích
gây án. Nếu đối tượng gây án có nhiều người thì phải làm rõ vai trò, vị trí của
từng người. Nếu chưa rõ thủ phạm thì cần phải tiến hành áp dụng các biện
pháp nghiệp vụ điều tra để nhanh chóng xác định chính xác người thực hiện
hành vi phạm tội. Khi đã xác định được thủ phạm, phải tiếp tục xác định năng
lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi theo các quy định tại Điều 12, Điều 13 –
BLHS năm 1999 và chứng minh được họ phạm tội do lỗi cố ý, tức là họ cố
tình tấn công nạn nhân, mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý
thức để mặc cho nạn nhân bị thương tích hoặc tổn thương khác.
Ngoài ra, phải làm rõ mối quan hệ giữa người thực hiện hành vi phạm tội
với người bị hại (nếu có các mối quan hệ quy định tại điểm a đến điểm k -
khoản 1 Điều 104- BLHS). Nếu nạn nhân là ông, bà, cha, mẹ … của thủ phạm
thì đây là một tình tiết định tội, định khung hình phạt.
Để xác định động cơ, mục đích gây án phải làm rõ nguyên nhân nào dẫn
đến hành vi phạm tội của thủ phạm, nhằm đạt được mục đích gì? hậu quả tác
hại, đặc điểm nhân thân người phạm tội nhằm xác định sự thật vụ án một cách
khách quan.
- Những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của
người phạm tội được qui định tại Điều 46 và Điều 48 – BLHS năm 1999,
nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, điều tra viên cần khách quan,
thận trọng. Trong quá trình điều tra thu thập chứng cứ phải luôn chú ý cả mặt
thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh tội phạm, tài liệu chứng cứ chứng minh
22
vô tội và cả tình tiết tăng nặng cũng như giảm nhẹ, tuyệt đối không được chủ
quan, định kiến một chiều. đồng thời phải thu thập cả tài liệu chứng minh
những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm.
Những nội dung cần chứng minh trong quá trình điều tra các vụ án cố ý

gây thương tích không những là cơ sở giúp cho hoạt động của cơ quan điều
tra đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao trong công tác đấu tranh với loại tội phạm
này mà còn khẳng định hoạt động điều tra giúp cho quá trình truy tố, xét xử
tội phạm được khách quan, chính xác. Do đó, các cơ quan tiến hành tố tụng
cần áp dụng mọi biện pháp mà pháp luật cho phép để làm rõ những vấn đề
cần chứng minh trong vụ án hình sự.
1.2. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến tội phạm cố ý gây thương
tích xảy ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
1.2.1 Đặc điểm về địa lý, dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Tiền
Giang
Tiền Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích
2.481.800km
2
(chiếm 0,71% diện tích cả nước, 5,88% diện tích đồng bằng
sông Cửu Long). Có địa giới hành chính: Phía bắc giáp tỉnh Long An và
thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp 02 tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, lấy sông
Tiền làm ranh giới tự nhiên; phía đông giáp biển Đông với 32km bờ biển;
phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp. Tỉnh Tiển Giang nằm dọc theo bờ Bắc sông
Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120Km. Tỉnh Tiền Giang
ở vào vị trí rất quan trọng, là cửa ngõ của miền Tây, nối liền Thành phố Hồ
Chí Minh – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giao lưu quốc tế của Nam bộ
với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bằng hai trục giao thông thủy bộ. Về
đường bộ là quốc lộ 1A; về đường thủy là kinh Bưu Điện, sông Kỳ Hôn, kinh
Chợ Gạo và sông Tiền.
23
Tỉnh Tiền Giang có 1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện, gồm: Cái Bè, Cai
Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông,
Thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công với 169 xã, phường, thị trấn, tổng dân
số là 1.717.427 người, mật độ 692 người/km
2

. Dân số trung bình phân theo
giới tính: nam là 832.008 người, nữ là 885.419 người; dân số trung bình phân
theo thành thị, nông thôn: thành thị là 256.543 người, nông thôn là 1.460.884
người. Dân số từ 15 tuổi trở lên là 1.278.610 người, chiếm 74.4% dân số
trong toàn tỉnh. Số người trong độ tuổi lao động tương đối cao, chiếm 72,9%
dân số. Với mật độ dân số cao, số người trong độ tuổi lao động đông đảo nên
không ít người trong độ tuổi lao động không có việc làm. Hơn nữa Tiền
Giang là một tỉnh chủ yếu phát triển về nông nghiệp, do vậy phần lớn số
người này chỉ bám vào những mảnh ruộng, vườn không thu được lợi nhuận
kinh tế, một số không có nghề nghiệp ổn định, số người thất nghiệp vẫn còn
nhiều.
Kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang trong những năm qua có sự tăng
trưởng khá, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo đúng định hướng, xây
dựng kết cấu hạ tầng cơ sở có nhiếu tiến triển, các thành phần kinh tế, các loại
hình doanh nghiệp phát triển và hoạt động có hiệu quả. Tổng sản phẩm GDP
tăng bình quân 8,27%, GDP bình quân đầu người 343 USD. Trong đó, giá trị
sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tăng bình quân 4,70%/năm; công nghiệp-xây
dựng cơ bản tiếp tục tăng trưởng theo hướng thay đổi công nghệ mới, tăng
bình quân 12,80%/năm; thương mại và dịch vụ tăng bình quân 14,9%/năm.
Các khu công nghiệp đang được xây dựng kết cấu hạ tầng, hiện nay có 3 khu
công nghiệp đã và đang xây dựng, tỉnh đã có những chính sách ưu đãi nhằm
thu hút đầu tư của nước ngoài, vị trí địa lý hợp lý. Mặc dù Tiền Giang có thế
mạnh về phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ thương mại, tuy nhiên việc tổ chức huy động các nguồn
24
lực đầu tư phát triển còn nhiều yếu kém, tốc độ tăng giá trị sản xuất công
nghiệp chưa ổn định. Giá trị sản xuất của ngành thương mại-dịch vụ, đặt biệt
là kim ngạch xuất khẩu chưa đạt chỉ tiêu. Do vậy, chưa tạo ra nhiều công việc
làm cho người lao động.
Bên cạnh những ưu thế và thành tựu kinh tế xã hội đã đạt được thì mặt

trái của nền kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xã hội, sự
phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc, chênh lệch giữa thành
thị và nông thôn ngày càng xa, sự phát triển nhiều thành phần kinh tế đã ảnh
hưởng không ít đến các quan hệ xã hội, cạnh tranh trong kinh doanh, buôn
bán làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn cá nhân với nhau, giữa nhóm người này
với nhóm người khác. Ngoài ra còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa giải
quyết như: nạn thất nghiệp, tệ nạn cờ bạc, mại dâm trên địa bàn vẫn còn phức
tạp, sự xâm nhập của sách báo, phim ảnh bạo lực từ nước ngoài vào, sự kích
động, tôn vinh sức mạnh đã tác động không ít đến tư tưởng thanh thiếu niên,
làm xuất hiện nhiều băng nhóm sử dụng vũ khí để chứng tỏ sức mạnh và giải
quyết bằng bạo lực những mâu thuẩn phát sinh. Tất cả những yếu tố trên đã
tác động tới toàn bộ các mặt đời sống của xã hội, làm biến đổi một bộ phận
người trong xã hội, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên có lối
sống buông thả, nhân cách, đạo đức xuống cấp.
1.2.2. Tình hình tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ năm 2002 đến năm 2006
Tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng là một
hiện tượng xã hội tiêu cực đang tồn tại trong xã hội ta. Khi nghiên cứu tình
hình của một loại tội phạm cụ thể cần phải nghiên cứu tình hình tội phạm nói
chung ở cùng thời điểm đó trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Qua nghiên cứu báo
cáo tổng kết tình hình công tác đảm bảo an ninh trật tự hàng năm của Công an
tỉnh Tiền Giang và thống kê của văn phòng cơ quan CSĐT Công an tỉnh về
25

×