Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nâng cao hiệu qủa thẩm định cho vay Doanh Nghiệp Việt Nam tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.08 KB, 84 trang )

-1-

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Công tác thẩm định cho vay đối với DNVVN của các NHTM vốn dó đã
đóng một vai trò quan trọng, trong bối cảnh hiện nay lại càng đặc biệt quan trọng
hơn vì nền kinh tế đang khó khăn, dẫn đến việc cho vay sẽ rủi ro cao hơn. Lúc
này, để có thể quyết định tài trợ vốn cho các DN đòi hỏi việc thẩm định hồ sơ
vay phải chặt chẽ, kỹ càng hơn và yêu cầu đáp ứng được các chỉ tiêu cao hơn về
hiệu quả tài chính của phương án, năng lực, pháp lý và uy tín của DN. Nếu công
tác thẩm định không tốt, sẽ dễ dẫn đến các quyết định cho vay không hiệu quả,
dẫn tới không thu hồi được vốn vay và điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến
hoạt động của bản thân ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng tới mọi mặt của nền
kinh tế nói chung.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả
thẩm định cho vay DNVVN tại các NHTM trên địa bàn TPHCM ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
Trên cơ sở quy định, nội dung thẩm định tín dụng khách hàng DN, xây
dựng khung phân tích và đánh giá hồ sơ vay, hệ thống các nội dung thẩm định
phục vụ cho cán bộ thẩm định tại ngân hàng có chuẩn mực để đánh giá các hồ sơ
vay. Đồng thời, căn cứ vào thực trạng công tác thẩm định cho vay DNVVN tại
các NHTM trên địa bàn TP.HCM hiện nay, luận văn đưa ra một số giải pháp góp
phần hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tại các NHTM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thực tế của công tác thẩm

định cho vay DNVVN tại các NHTM VN trên địa bàn TP.HCM
-


Phạm vi nghiên cứu :


-2-

Nghiên cứu một số nội dung cơ bản của hồ sơ vay vốn, các chỉ tiêu phân
tích định tính, định lượng trong thẩm định hồ sơ vay vốn của NHTM VN tại
TPHCM, không nghiên cứu Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước
ngoài và Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định cho vay DNVVN trong các
NHTM hiện nay.
Nghiên cứu các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thẩm định cho vay
trong các NHTM.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp một số các phương pháp
nghiên cứu như : Phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá; đối chiếu với
công tác thẩm định cho vay DNVVN tại các NHTM để đề xuất một số giải pháp
góp phần hoàn thiện công tác thẩm định cho vay trong các Ngân hàng Thương
mại trên địa bàn TP.HCM.
5. Kết cấu luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1 : Tổng quát về thẩm định cho vay DNVVN.
- Chương 2 : Thực trạng công tác thẩm định cho vay DNVVN tại các NHTM trên
địa bàn TP.HCM hiện nay.
- Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định cho vay
DNVVN tại các NHTM trên địa bàn TP.HCM hiện nay.
Do thời gian và khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, luận văn
khó tránh khỏi một số sơ sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của q thầy cô, bạn bè, đồng thời xin được trân trọng gởi đến q thầy, q cô lời
cảm ơn chân thành.



-3-

CHƯƠNG 1
TỔNG QUÁT VỀ THẨM ĐỊNH CHO VAY
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1 Tổng quát về DNVVN :
1.1 .1 Thế nào là DNVVN :

Theo Wikipedia1, DNVVN là những DN có quy mô nhỏ bé về mặt vốn,
lao động hay doanh thu. Theo tiêu chí của Nhóm ngân hàng thế giới, DNVVN có
thể chia thành 3 loại căn cứ vào số lượng lao động, đó là DN siêu nhỏ nếu có số
lượng lao động dưới 10 người, DN nhỏ nếu từ 10 đến dưới 50 người và DN vừa
nếu từ 50 đến 300 người.
Việc xây dựng các tiêu chí để phân định DNVVN có ý nghóa quan trọng vì
qua đó, làm cơ sở theo dõi và phân tích được các số liệu thống kê về tình hình
hoạt động của DNVVN, làm nền tảng cho việc hoạch định chiến lược và tìm ra
các giải pháp nhằm hỗ trợ cho loại hình doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả.
Tuy nhiên trên thực tế, không có một khuôn mẫu thống nhất về tiêu chí
cũng như tiêu chuẩn giữa các quốc gia, do có sự khác nhau về trình độ và điều
kiện kinh tế xã hội ở từng nước. Ngay cả trong mỗi nước, việc phân loại các
DNVVN giữa các thời kỳ, các ngành nghề, các địa phương cũng có sự khác nhau.
Thậm chí, nhiều dự án tài trợ cho các DNVVN cũng có các hình thức phân loại
khác nhau, khác cả với qui định của Chính phủ.
Hiện nay, có hai nhóm tiêu chí phổ biến dùng để phân loại các DNVVN:

1

Wikipedia là bách khoa toàn thư nội dung mở trên internet



-4-

Tiêu chí định tính: tiêu chí này dựa trên các đặc trưng cơ bản của DNVVN như
trình độ chuyên môn hoá, mức độ tự động hóa... Ưu điểm của chỉ tiêu này là phản
ánh đúng thực chất DNVVN nhưng lại khó xác định chính xác trên thực tế. Do
đó, tiêu chí này thường được sử dụng để tham khảo, bổ sung cho tiêu chí định
lượng, ít được sử dụng làm căn cứ để phân loại.
Tiêu chí định lượng: thường được căn cứ vào các tiêu thức như số lượng lao
động, vốn hay tài sản, doanh thu, lợi nhuận để phân loại. Tùy vào tình hình thực
tế mà các tiêu thức sẽ được lựa chọn như: số lao động có thể là lao động trung
bình trong danh sách, lao động thực tế, lao động thường xuyên. Vốn hay tài sản
có thể là vốn hay giá trị tổng tài sản, tài sản cố định hay giá trị tài sản còn lại.
Doanh thu có thể là doanh thu trong một năm, giá trị gia tăng trong một năm.
Trên thế giới các tiêu thức định lượng được sử dụng rất đa dạng, số lượng
tiêu thức được dùng có thể là 1, hoặc 2 và tối đa là 3. Đa số các quốc gia đều sử
dụng tiêu thức số lao động.
Tuy nhiên, việc phân loại chỉ mang tính tương đối, do quá trình phân loại
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Các quốc gia càng phát triển, DN
thường có trình độ kỹ thuật chuyên môn hóa cao thì lượng lao động có xu hướng
ít, vốn hay giá trị tài sản lại thường cao hơn các DN tại các nước ít phát triển.
Tính chất, đặc điểm của ngành nghề, trình độ phát triển của DN: có những
ngành thâm dụng về vốn như điện tử, vận tải trong khi một số ngành lại thâm
dụng về lao động như may mặc, gốm xứ...
Tính phân vùng: do có sự khác biệt giữa các vùng trong một quốc gia như giữa
thành thị và nông thôn, giữa miền núi hải đảo và đồng bằng....



-5-

Mục đích của việc phân loại: do việc phân loại để có chính sách hỗ trợ về thuế
(chú trọng vào tiêu thức lợi nhuận) sẽ khác với việc phân loại nhằm mục đích
khuyến khích đổi mới công nghệ ( chú trọng tiêu thức số lao động ), hay là phục
vụ cho một mục đích mang tính xã hội của Chính phủ như giải quyết việc làm.
Từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế: kinh tế càng phát triển, các tiêu
chuẩn về DNVVN cũng thay đổi theo cho phù hợp với thực tế.
Mỗi một yếu tố đều có một ý nghóa, tùy theo quan điểm và điều kiện cụ thể mà
mỗi quốc gia có một sự phân loại riêng.
1.1.2 DNVVN theo tiêu chí phân loại tại một số nước trên thế giới:

Bảng 1.1: Các tiêu thức áp dụng để xác định DNVVN ở một số quốc gia
hiện nay.
CÁC TIÊU THỨC ÁP DỤNG
QUỐC GIA

SỐ LAO ĐỘNG

TỔNG SỐ
VỐN

ÚC
CANADA

MEXICO
EU
NHẬT

DV

< 500
< 250
< 7 triệu USD
< 250
< 300 trong ngành < 100 triệu yên

DOANH
THU

< 500 trong CN &
DV
< 500 cho cả CN &

TÀI SẢN

khác hoặc
< 100 trong bán < 30 triệu yên
buôn hoặc
< 50 trong bán lẻ < 10 triệu yên
hoặc

< 20 triệu
CAD


-6-

KOREA

< 300 trong chế 0.6 triệu USD

tạo, khai thác, xây
dựng và

< 0.5 triệu

< 20 trong thương

USD/năm

mại và

(nếu bán lẻ)


<

0.25

triệu
USD/năm
(nếu

bán

buôn)
HONGKONG

< 100 trong DN và

PHILIPINE


50 trong DV
- DN nhỏ : 10-99

1.5-15triệu

-DN vừa: 100 - 199

Peso
15-60

triệu

Peso
SINGAPORE

< 100

<

500

triệu

SGD
MYANMAR
MALAYSIA

< 100
<150


<25
Ringit

THAILAND

- DN nhỏ :< 50

< 20 triệu Bath

- DN vừa :50-200

20-100
Bath

INDONESIA
CHINA

< 100
- DN nhỏ: 50-100;
- DN vừa : 101-500

triệu

triệu


-7-

[Nguồn: - Sách tài chính hỗ trợ các DNVVN

- APEC website ]
Qua số liệu bảng trên ta thấy, đa số các nước trên thế giới đều chọn hai tiêu thức
chủ yếu là số lượng lao động và lượng vốn sản xuất kinh doanh như là hai thước
đo chính để phân biệt qui mô DNVVN. Độ lớn trong từng tiêu thức của mỗi quốc
gia cũng không giống nhau, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và đặc điểm riêng có
của từng nước.
1.1.3

DNVVN tại Việt Nam:

1.1.3.1 Tiêu chí xác định DNVVN tại Việt Nam :
Theo Điều 3, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về việc trợ giúp DNVVN ngày
23/11/2001 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, đã định nghóa DNVVN như sau:
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký
kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng
hoặc số lao động bình quân hàng năm không quá 300 người” . Đây chính là cơ
sở pháp lý chính thức hiện nay để ta có thể tiến hành phân loại DNVVN.
1.1.3.2 Đặc điểm các DNVVN tại Việt Nam :
Từ khi Luật DN có hiệu lực thi hành (01/01/2000) cho tới nay thì số DN nói
chung và DNVVN nói riêng tăng rất nhanh, cụ thể như sau :


-8-

Bảng 1.2 : Số lượng DN và DNVVN tại Việt Nam qua các năm.
Đơn vị : doanh nghiệp
2000
DNVVN

theo


2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tháng

6/2008
114.340 307.388

36.305

44.670

54.216

61.977

79.420

98.232


39.897

49.062

59.853

68.687

88.222

109.336 127.600 328.207

tiêu chí về vốn
(< 10 tỷ )
DNVVN theo
tiêu chí về số
lao động ( <300
lao động )
Tổng số DN

42.288 51.680 62.908 72.012 91.756 112.950 131.332 349.305
( Nguồn : Báo cáo thường niên DNVVN VN năm 2008 của Bộ KH&ĐT )
Qua thống kê trên cho thấy, đến cuối năm 2006 số DN tại VN đã tăng

311% so với năm 2000, DNVVN theo tiêu chí về vốn tăng 315% và theo tiêu chí
về số lao động là 320%. Đồng thời, số lượng DNVVN cũng chiếm tỷ lệ áp đảo
trong tổng số DN với 97% ( nếu theo tiêu chí lao động ) và 87% ( theo tiêu chí về
vốn). Mới đây, theo số liệu báo cáo của NHNN gửi Thủ tướng Chính phủ ngày
29/09/2008 thì tính đến tháng 06/2008, đã có 349.305 DN đăng ký kinh doanh với
tổng số vốn đăng ký trên 1.389.000 tỷ đồng, trong đó, khoảng 93,96% DN là

DNVVN ( theo tiêu chí lao động ), và 88% DN là DNVVN ( theo tiêu chí về
vốn).
TPHCM tiếp tục là địa phương dẫn đầu trong cả nước có số lượng DN
đăng ký kinh doanh nhiều nhất, chiếm gần 30% tổng số DN đăng ký kinh doanh
trong cả nước đến cuối năm 2007, với 17.313 DN trên tổng số 58.196 DN và con


-9-

số đó tiếp tục tăng cao trong quý 1/2009 với 4.050 DN thành lập mới, bất kể nền
kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái như hiện nay.
Việc số lượng các DN ngày một tăng là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên
bên cạnh đó, chất lượng của DN vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều DN ra đời nhưng
có khả năng cạnh tranh rất thấp, thậm chí không thể hoạt động.
Trong bối cảnh VN hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng và tình hình kinh
tế thế giới cũng như VN đang trải qua giai đoạn khó khăn, DNVVN VN đang
đứng trước thách thức rất lớn dưới áp lực cạnh tranh của các công ty, tập đoàn
xuyên quốc gia. Trong khi đó, bản thân các DNVVN của VN hiện nay tuy đã có
những cải tiến, đổi mới nhất định để đáp ứng với tình hình mới, nhưng vẫn đang
tồn tại những hạn chế vốn có của mình. Các hạn chế đó là :
- Hạn chế về vốn:
Vốn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các DNVVN nước ta, rất nhiều
doanh nghiệp hiện nay thiếu vốn. Mặc dù đã có những chuyển biến lớn về vốn
của DNVVN nếu như so số vốn đăng ký kinh doanh bình quân của năm 2006 là 7
tỷ đồng với năm 2000 là 962 triệu đồng, nhưng với áp lực cạnh tranh ngày càng
cao, số vốn đó ( nếu thực tế DN góp đúng như đăng ký ) cũng khó có thể đáp ứng
được nhu cầu phát triển của đơn vị.
Do thiếu vốn, dẫn đến hàng loạt các khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh và sự tồn tại của DN như : không có điều kiện mở rộng sản xuất kinh
doanh, phát triển và duy trì thị phần, khả năng đầu tư vào phương tiện kỹ thuật,

trang bị, cải tiến máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm bị hạn chế, khó thu hút được lực lượng lao động và nhân sự có trình độ,
tay ngheà cao.


- 10 -

Mặc dù hiện nay các DNVVN có thể khai thác và huy động vốn từ ba
nguồn chính thức là thị trường chứng khoán, ngân hàng và các chương trình hỗ trợ
phát triển của Chính phủ từ NSNN như Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ hỗ trợ phát
triển, nhưng việc tiếp cận các nguồn tài chính trên đều gặp khó khăn. Quỹ bảo
lãnh tín dụng hiện có 9 quỹ, nhưng chỉ hoạt động có 3 quỹ, vừa yếu lại vừa thiếu.
Huy động từ thị trường chứng khoán thì đòi hỏi nhiều điều kiện mà nhiều DN khó
có thể đáp ứng như hoạt động có lãi nhiều năm liền, có uy tín trên thị trường, báo
cáo tài chính có kiểm toán, phải là công ty cổ phần đại chúng có quy mô lớn. Vay
vốn từ ngân hàng thì yêu cầu về tài sản thế chấp, thủ tục rườm rà, số tiền vay và
thời gian vay thường không đáp ứng được nhu cầu của DN…Đặc biệt trong năm
2008 vừa qua, các DN còn phải hứng chịu mức lãi suất cho vay rất cao và không
phải DN nào cũng được vay do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ để
phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Chính vì vậy, để có vốn duy trì hoạt động kinh doanh, các DN buộc phải
vay mượn từ kênh tài chính phi chính thức, đặc biệt là từ bạn bè, người thân và
thậm chí chấp nhận vay tín dụng nặng lãi với lãi suất rất cao. Theo điều tra của
Cục Phát triển DNVVN thuộc Bộ Kế hoạch& Đầu tư năm 2007, chỉ có 32,38%
DNVVN có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn của các ngân hàng; 35,24%
DN khó tiếp cận và 32,38% DN không tiếp cận được. Mới đây nhất, theo số liệu
báo cáo nhanh về tình hình hoạt động của các DNVVN 6 tháng đầu năm 2008 do
Viện Phát triển DN thuộc VCCI cũng cho thấy có 90,2% DNVVN có nhu cầu vay
vốn ngân hàng, nhưng chỉ có 10,5% DN thỏa mãn được 100% nhu cầu. Đây là
một thực trạng trái chiều khi mà ngày càng nhiều ngân hàng chú trọng hơn trong

việc cho vay DNVVN, nhưng các DNVVN vẫn khó có thể tiếp cận được vốn vay
ngân hàng do các hạn chế vốn có của mình.


- 11 -

- Trình độ lao động và quản lý còn thấp :
Trình độ và tay nghề của người lao động và đội ngũ quản lý trong các
DNVVN cũng là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay. Một nghiên cứu vào
tháng 03/2008 của Bộ KH&ĐT đối với 63.000 DN trên cả nước cho thấy 43% chủ
DN có trình độ trung học trở xuống, 63% DN không tuyển dụng được người tài,
55% DN gặp khó khăn trong việc giữ chân người giỏi. Tình trạng trên là do
nguồn vốn hạn hẹp, các DNVVN khó có thể chiêu mộ được lực lượng lao động
và quản lý giỏi, có tay nghề. Lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông,
ít được đào tạo tay nghề và thiếu kỹ năng, đồng thời cũng ít được chủ doanh
nghiệp quan tâm đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao tay nghề, trình độ cho lao
động trong khi chất lượng nguồn lao động có ý nghóa quan trọng đối với sự tồn tại
và phát triển của DN.
Bản thân các lãnh đạo của DN cũng có trình độ rất hạn chế. Đội ngũ chủ
DN, Giám đốc, cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản
lý. Số lượng DNVVN có chủ DN, giám đốc giỏi, chuyên môn cao và năng lực
quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn các chủ DN, Giám đốc chưa được đào
tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế xã hội và kỹ
năng quản trị kinh doanh, từ đó, dẫn đến khuynh hướng phổ biến là các DN hoạt
động quản lý chủ yếu trên kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến
thức dẫn đến kinh doanh dễ phát sinh rủi ro.
- Kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu :
Công nghệ là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng của sản phẩm,
giúp các doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường. Với việc hội nhập
ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, nhìn chung, trong những năm qua các

DNVVN ở nước ta đã có sự đổi mới công nghệ ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, do


- 12 -

nguồn vốn tài chính bị giới hạn và sự nhìn nhận tầm quan trọng của khoa học
công nghệ còn hạn chế, dẫn đến các doanh nghiệp chưa thể tự mình đổi mới cũng
như áp dụng mạnh mẽ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.
Theo báo cáo mới đây của Cục phát triển DN ( thuộc Bộ KH &ĐT ) tháng
04/2009 cho thấy, vẫn còn 80% số lượng DNVVN không có chiến lược đầu tư cho
khoa học công nghệ, và hầu hết các DNVVN hiện đang sử dụng công nghệ lạc
hậu 3-4 thập kỷ so với thế giới, năng lực nghiên cứu rất hạn chế, chỉ có 0,1%
doanh thu hằng năm của DN được dành để đổi mới công nghệ thiết bị. Ngoài ra,
báo cáo cũng cho biết việc nhập khẩu công nghệ hằng năm của các DN là dưới
10% tổng kim ngạch nhập khẩu, chỉ bằng ¼ so với các nước phát triển.
Bên cạnh nguồn vốn ít nên ngại đổi mới, nhiều DN không hiểu công nghệ
nào đã có và làm thế nào để tiếp cận, áp dụng công nghệ vào sản xuất do chưa
thực sự xem yếu tố công nghệ là yếu tố cạnh tranh, tồn tại sống còn của DN.
- Thiếu thông tin thị trường :
Một trong những yếu tố làm cho khả năng cạnh tranh của DNVVN bị hạn
chế là tình trạng thiếu thông tin thị trường về sản phẩm, thị trường công nghệ,
máy móc thiết bị. Vì vậy, sản phẩm làm ra có mẫu mã, kiểu dáng không thật hấp
dẫn, chất lượng hạn chế, dẫn đến khó cạnh tranh do không đáp ứng được nhu cầu
của thị trường và DN khó có thể chủ động thay đổi chiến lược kinh doanh khi thị
trường thay đổi.
Việc thiếu thông tin thị trường một phần xuất phát từ bản thân DN và một
phần do chưa nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan chức trách của Chính
phủ.



- 13 -

Ngày nay, việc nắm bắt các thông tin thị trường không chỉ dựa vào công ty
tư vấn, nghiên cứu tìm hiểu thị trường mà còn có thể thực hiện dưới nhiều hình
thức rất đa dạng thông qua CNTT.
Tuy nhiên, các DNVVN tại nước ta vẫn chưa xem trọng và thật sự khai
thác hết tính năng của CNTT trong việc tìm hiểu thị trường. Theo khảo sát của
VCCI năm 2007, có khoảng 23% DN thừa nhận có dưới 40% nhân viên có kỹ
năng sử dụng những chương trình ứng dụng cơ bản trong khi gần 63%DN có dưới
20% nhân viên có thể sử dụng các chương trình ứng dụng chuyên dùng hỗ trợ
kinh doanh. Bên cạnh đó, các DN chỉ dành 4,8% tổng chi tiêu ứng dụng CNTT
cho việc đào tạo nhân viên. Cũng theo kết quả khảo sát này, 24% DN không sử
dụng bất cứ một dịch vụ CNTT nào, 76% số DN sử dụng dịch vụ CNTT nhưng
chủ yếu tập trung vào dịch vụ sửa chữa, bảo trì, lắp đặt và đặc biệt có đến 96,4%
tổng số DN không sử dụng dịch vụ tư vấn. Qua đó cho thấy, một phần do nguồn
vốn kinh doanh có hạn nên việc đầu tư vào công tác tìm hiểu, thăm dò, nắm bắt
thông tin thị trường trong và ngoài nước còn hạn chế. Bên cạnh đó, một bộ phận
DN cũng chưa xem trọng công tác tìm hiểu thông tin thị trường cho dù họ có đủ
năng lực tài chính để thực hiện việc đó. Các DN chỉ quan tâm sản xuất những gì
họ có thể mà ít quan tâm đến những gì thị trường cần.
Ngoài lý do về bản thân DN, sự hỗ trợ về thông tin của Chính phủ đối với
các DNVVN cũng rất thấp. Các cơ quan ban ngành vẫn chưa làm hết vai trò của
mình trong việc xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin thị trường cho DN, đặc biệt là
tại các thị trường xuất khẩu. Có rất nhiều trường hợp sản phẩm do các DN VN
làm ra, có chất lượng tốt, được thị trường nước ngoài chấp nhận nhưng vẫn phải
bán hàng dưới thương hiệu khác do không thể xâm nhập vào thị trường nước


- 14 -


ngoài một cách trực tiếp. Vì vậy, khả năng nắm bắt thị trường, xâm nhập và mở
rộng thị trường để tăng cường năng lực cạnh tranh của DNVVN là không cao.
1.1.3.3 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế Việt Nam :
Mặc dù loại hình DNVVN còn tồn tại những hạn chế nhất định, nhưng tầm
quan trọng và sự đóng góp của DNVVN đối với nền kinh tế VN là rất lớn, thể
hiện qua một số điểm sau :
-

Tạo thêm nhiều việc làm. Theo thống kê của Hội DNVVN VN năm 2008,

các DNVVN đóng góp 40% đến 50% việc làm mới hằng năm cho người lao
động.
-

Đóng góp vào tăng trưởng GDP. Theo Báo cáo của NHNN ngày

29/09/2008, mức đóng góp của DNVVN hằng năm khoảng 40%GDP của cả nước,
33% giá trị sản lượng công nghiệp.
-

Góp phần tăng thu NSNN. Theo cổng thông tin điện tử Chính phủ tháng

10/2008, riêng 7 tháng đầu năm 2008, các DNVVN nộp ngân sách là 5.721 tỷ
đồng, bình quân nộp ngân sách là 48 triệu đồng/DN. Còn theo Báo cáo của
NHNN ngày 29/09/2008, các DNVVN nộp ngân sách chiếm 17,46%.
Qua các số liệu trên cho thấy DNVVN giúp thu hút công ăn việc làm cho
người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp góp phần ổn định an sinh xã hội. Ngoài ra,
với việc huy động các nguồn vốn xã hội vào phát triển kinh tế đất nước, các
DNVVN còn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập quốc
dân.

1.1.3.4 Các nhu cầu tài chính cần vay vốn của DNVVN :
Với áp lực cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để tồn tại và phát triển, nhu
cầu tài chính của một DNVVN cũng đòi hỏi gia tăng không ngừng. Các nhu cầu
chính về vốn vay của DN bao gồm :


- 15 -

-

Bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh. Đây là những nhu cầu cần vay

vốn với thời gian ngắn hạn ( từ 12 tháng trở lại ), thường được sử dụng với mục
đích bổ sung vốn kinh doanh như : thanh toán tiền hàng, nguyên vật liệu, chi trả
lương, thanh toán các chi phí điện nước.
-

Đầu tư vốn vào các dự án làm tăng tài sản cố định : nhu cầu vay vốn có

thời gian trung dài hạn ( từ một năm trở lên ), thường được sử dụng để đầu tư xây
dựng và mở rộng nhà xưởng , mua hoặc cải tiến máy móc thiết bị.
1.2 Thẩm định cho vay DNVVN tại các NHTM :
1.2.1 Khái niệm công tác thẩm định cho vay :
Công tác thẩm định cho vay bắt đầu từ khi DN có phát sinh nhu cầu cần
vay vốn ngân hàng và tiến hành nộp hồ sơ xin vay tại ngân hàng. Hồ sơ xin vay
vốn của khách hàng là những tài liệu do khách hàng cung cấp, làm cơ sở cho
ngân hàng xem xét thẩm định cho vay.
Như vậy, công tác thẩm định cho vay của ngân hàng thực chất là thẩm
định bộ hồ sơ xin vay vốn do khách hàng cung cấp. Trên cơ sở các quy định, quy
trình cho vay đã ban hành, ngân hàng sẽ tổ chức xem xét một cách khách quan,

toàn diện các vấn đề có liên quan đến DN và nhu cầu xin vay của DN. Từ đó,
ngân hàng có thể đưa ra quyết định cho vay hay không, cho vay với các điều kiện
như thế nào để đảm bảo vừa sinh lợi và phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh
cho DN, vừa an toàn, hiệu quả cho ngân hàng với mức độ rủi ro thấp nhất.
1.2.2 Vai trò của công tác thẩm định cho vay :
Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân
hàng khi chiếm ít nhất 70% tổng lợi nhuận của ngân hàng, đặc biệt là tại các
NHTM VN. Hoạt động tín dụng có thể mang lại lợi nhuận rất cao nhưng cũng
đồng thời là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ, phá sản của một ngân hàng


- 16 -

do đây là hoạt động kinh doanh chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Vì vậy, việc thẩm
định cho vay nhằm giúp ngân hàng đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn, đúng
đối tượng, vừa hiệu quả, vừa an toàn, tránh rủi ro, thiệt hại cho ngân hàng khi
đầu tư vốn vào những khách hàng thiếu năng lực tài chính, phương án không khả
thi.
Ngoài ra, do nguồn vốn dùng để cho vay của mỗi ngân hàng là hữu hạn,
trong khi nhu cầu vay vốn của nền kinh tế là vô hạn với những nhu cầu sử dụng
vốn vay và hiệu quả kinh doanh khác nhau. Do đó, thẩm định cho vay còn nhằm
mục đích là tập trung vốn đầu tư vào những nơi an toàn, hợp pháp và hiệu quả
nhất, phù hợp với định hướng phát triển mà NHTM đó đã đặt ra.
1.2.3 Các nội dung thẩm định cho vay:
Việc thẩm định cho vay bắt đầu khi CBTD tiếp nhận hồ sơ vay vốn của
khách hàng. Công tác thẩm định bao gồm các bước sau :
1.2.3.1 Đánh giá các nguồn thông tin theo hồ sơ :
Khi khách hàng gửi hồ sơ vay vốn cho ngân hàng, CBTD sẽ tiến hành
đánh giá mức độ đầy đủ, thiếu xót cũng như những yếu tố cơ bản có liên quan
đến hồ sơ như hồ sơ pháp nhân, phương án vay vốn, tài sản bảo đảm để yêu cầu

khách hàng bổ sung.
1.2.3.2 Thu thập thông tin có liên quan đến hồ sơ vay khách hàng :
Dựa trên hồ sơ vay vốn hoàn chỉnh mà khách hàng đã gửi, CBTD tiến
hành thu thập, tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình thẩm định
khách hàng. Trong trường hợp hồ sơ vay vốn khách hàng chưa thể cung cấp đầy
đủ các thông tin cần thiết, CBTD có thể sử dụng các kênh thông tin sau để khai
thác :


- 17 -

-

Thông tin từ các nhà cung cấp hàng hóa, thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào,

dịch vụ, các nhà tiêu thụ sản phẩm của dự án, qua đó có thể đánh giá tình hình thị
trường đầu vào, đầu ra.
-

Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng như báo, mạng, đài.., từ

các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp.
-

Thông tin được tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo, chuyên đề.

-

Thông tin từ các phương án, dự án tương tự.


1.2.3.3 Kiểm tra, xử lý thông tin:
Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin, để việc thẩm định chính xác,
hiệu quả, đòi hỏi CBTD phải trải qua quá trình sàng lọc thông tin để đảm bảo các
thông tin có được là đáng tin cậy.
Việc kiểm tra thông tin được dựa vào các nguồn sau :
-

Hồ sơ vay vốn trước đây ( nếu có ) và hiện tại của khách hàng tại ngân

hàng.
-

Trung tâm thông tin tín dụng NHNN ( CIC ).

-

Thăm dò, đối chiếu với các bạn hàng, đối tác làm ăn như các nhà cung cấp

nguyên vật liệu, thiết bị, dịch vụ cũng như các khách hàng tiêu thụ sản phẩm đầu
ra của doanh nghiệp.
-

Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay như Sở KH&ĐT....

1.2.3.4 Thẩm định pháp lý, quy mô tổ chức của DN :
Là việc thẩm định mức độ hợp lệ, hợp pháp về pháp lý cũng như quy mô
tổ chức của DN, qua các nội dung :
-

Khách hàng vay vốn có trụ sở tại địa bàn nơi ngân hàng đóng trụ sở hay


không vì một số ngân hàng nếu cho vay ngoài địa bàn phải xin phép hội sở như
Vietinbank.


- 18 -

-

Khách hàng vay vốn có năng lực pháp luật dân sự hay không để tránh

trường hợp khách hàng không còn hoạt động, bị phá sản.
-

Tư cách pháp lý của người đại diện khách hàng vay vốn trong giao dịch với

ngân hàng: có đầy đủ, hợp pháp không.
-

Điều lệ, quy chế tổ chức, quy chế quản lý tài chính của khách hàng vay vốn

có thể hiện rõ về phương thức tổ chức, quản trị , điều hành, quản lý tài chính.
-

Giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề có

còn hiệu lực trong thời hạn cho vay.
-

Nếu khách hàng vay vốn là công ty con và là đơn vị hạch toán phụ thuộc,


phải xem xét có giấy ủy quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp hay không, còn
hiệu lực hay đã hết, nội dung uỷ quyền như thế nào.
-

Đánh giá mô hình tổ chức, lực lượng lao động của doanh nghiệp : là việc

xem xét quy mô hoạt động của DN ra sao, số lượng, trình độ, và tay nghề của đội
ngũ lao động ở mức độ nào cũng như các chính sách đối xử với lực lượng lao
động có phù hợp hay không.
-

Trình độ học vấn của ban lãnh đạo, trình độ kỹ thuật công nghệ: là việc xem

xét trình độ học vấn, kinh nghiệm của các nhân sự chủ chốt trong doanh nghiệp
cũng như mức độ đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển về doanh số và
thiết bị, phát triển các sản phẩm mới, kiểu dáng, mẫu mã, hợp tác công nghệ,
trình độ công nghệ của đối thủ cạnh tranh.
1.2.3.5 Thẩm định tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của DN :
Là việc đánh giá mức độ hoạt động, sản xuất kinh doanh của DN trong quá
khứ, hiện nay và dự đoán tiềm năng phát triển trong tương lai. Trường hợp qua
thẩm định nhận thấy khách hàng đang hoạt động xấu, thiếu ổn định hoặc có xu


- 19 -

hướng gặp khó khăn trong tương lai, cần có quyết định đúng đắn để hạn chế rủi
ro. Việc thẩm định dựa vào các nội dung :
-


Sản phẩm thiết yếu của doanh nghiệp và thị phần của sản phẩm trên thị

trường. Thị phần của sản phẩm còn triển vọng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát
triển của DN.
-

Mạng lưới phân phối sản phẩm : mạng lưới càng rộng, khả năng tiêu thụ

sản phẩm càng lớn.
-

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm : phụ thuộc vào chất lượng và các đối

thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường. Chất lượng càng tốt, đối thủ cạnh tranh ít,
sẽ tạo nhiều ưu thế về cạnh tranh cho DN.
-

Chính sách bán hàng : có linh hoạt và cạnh tranh hay không.

-

Ưu thế của DN khi đàm phán với các đối tác lớn : DN có phụ thuộc nhiều

vào các đối tác chiến lược trong việc cung cấp đầu vào và đầu ra của sản phẩm
hay không.
-

Mức độ tác động của các chính sách vó mô đến hoạt động của đơn vị : cần

xem xét mức độ tác động là nhiều hay ít, theo chiều hướng có lợi hay bất lợi cho

DN.
Các thông tin phục vụ cho việc thẩm định các nội dung trên được lấy từ
các nguồn : nội bộ khách hàng xin vay, từ internet, từ báo chí, các chủ trương
phát triển của nhà nước hay cơ quan chủ quản, từ các báo cáo ngành…
1.2.3.6 Thẩm định tình hình tài chính của DN :
Việc thẩm định nhằm xác định tình trạng năng lực tài chính của DN, thông
qua các nhóm chỉ tiêu chính như sau :


Chỉ tiêu về thanh toán :


- 20 -

Hệ số thanh toán ngắn hạn :
=

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản
lưu động của DN. Tỷ lệ này được đánh giá ở mức trên 1 lần là an toàn.
Hệ số thanh toán nhanh :
=

Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư TC ngắn hạn + phải thu ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Hệ số này đánh giá khả năng sẵn sàng thanh toán nợ ngắn hạn cao hơn so với hệ
số thanh toán ngắn hạn, với mức độ an toàn được đánh giá lá trên 0,5 lần.

Khả năng thanh toán lãi vay :
=

Lợi nhuận trước thuế + Chi phí trả lãi vay
Chi phí trả lãi vay

Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận trước khi trả lãi vay đảm bảo khả năng trả
lãi hằng năm. Mức an toàn tối thiểu cho hệ số này là 2 lần.
Khả năng hoàn trả nợ vay :
+ Trường hợp vay ngắn hạn :
=

Lợi nhuận trước thuế + chi phí trả lãi vay
Nợ gốc vay ngắn hạn + Chi phí trả lãi vay

+ Trường hợp vay trung dài hạn :
=

Lợi nhuận trước thuế + khấu hao cơ bản + chi phí trả lãi vay
Nợ gốc vay trung dài hạn + Chi phí trả lãi vay


- 21 -

Hệ số này đánh giá khả năng DN trả nợ gốc và lãi vay từ lợi nhuận và khấu hao
cơ bản ( đối với nợ vay trung dài hạn ).Chỉ số càng cao, khả năng trả nợ gốc và
lãi càng cao nên có mức an toàn tối thiểu là 1 lần.
- Chỉ tiêu ổn định :
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
=


Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu

Hệ số càng thấp, càng được ngân hàng đánh giá cao do áp lực trả nợ thấp.
Hệ số tự tài trợ:
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Hệ số này cao thể hiện năng lực tự chủ tài chính của DN cao.
=

- Chỉ tiêu về sức tăng trưởng :
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (%) :
=

Doanh thu thuần kỳ hiện tại
Doanh thu thuần kỳ trước

-1

Tỷ lệ này cần dương, càng cao càng tốt, cho thấy tăng trưởng doanh thu của DN
càng cao.
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh (%) :
=

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh kỳ hiện tại
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh kỳ trước

-1


Tỷ lệ này cần là số dương, càng cao càng tốt, cho thấy mức độ tăng trưởng lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh của DN càng cao.


- 22 -

- Chỉ tiêu về tính hiệu quả hoạt động :
Hệ số vòng quay tổng tài sản ( Số lần/năm) :
=

Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân

Hệ số này cho biết tổng tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu
trong một năm. Tỷ lệ thấp thể hiện tài sản đang được sử dụng không hiệu quả.
Chu kỳ hàng tồn kho:
=

Hàng tồn kho bình quân
Giá vốn hàng bán

x 360

Tỷ số này thể hiện hiệu quả của DN trong việc quản lý hàng tồn kho. Tùy từng
thời kỳ cụ thể hoạt động của DN mà tỷ lệ này dài hay ngắn được đánh giá là hợp
lý hay không.
Thời gian thu hồi công nợ ( Kỳ thu tiền bình quân)
=

Giá trị các khoản phải thu thương mại bình quân

Doanh thu thuần

x 360

Thời gian thanh tóan công nợ phải trả:
=

Giá trị các khoản phải trả thương mại bình quân
Gía vốn hàng bán

x 360

Thời gian thu hồi công nợ và thanh toán công nợ luôn tiềm ẩn tính hai mặt. Các
chỉ tiêu này có thể tốt nếu khách hàng có lợi thế trong đàm phán với đối tác nên
được chậm trả tiền hàng đầu vào ( thời gian thu hồi công nợ dài ) và đầu ra được
thanh toán nhanh chóng ( thời gian thu hồi công nợ nhanh ). Tuy nhiên, cũng có
thể là biểu hiện xấu trong trường hợp khách hàng có khả năng tài chính yếu nên
chính sách bán hàng không được linh hoạt ( phải thu tiền nhanh ) hoặc phải trả
công nợ kéo dài.


- 23 -

Vòng quay tiền:
= Chu kỳ hàng tồn kho + Kỳ thu tiền bình quân – Thời gian thanh toán
công nợ phải trả .
Chỉ tiêu này cho biết số ngày DN cần tiền để tài trợ cho các khoản phải thu và
hàng tồn kho, sau khi xem xét đến thời gian chiếm dụng vốn khi mua hàng. Đây
là chỉ tiêu có ý nghóa với ngân hàng trong việc xác định thời hạn trả nợ khi thẩm
định cho vay bổ sung vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt.

- Chỉ tiêu về khả năng sinh lời :
Tỷ suất lợi nhuận gộp:
=

Lợi nhuận gộp từ bán hàng
Doanh thu

Tỷ số này càng cao càng tốt , cho thấy DN đang hoạt động có hiệu quả.
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA):
=

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân

Hệ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, nên hệ
số càng cao cho thấy khả năng khai thác tài sản của DN là hiệu quả.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE):
=

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân

ROE là một phương trình thể hiện mối quan hệ và tác động của các nhân tố hệ số
lãi ròng, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính, qua đó, cho thấy được cách mà
DN sử dụng để làm tăng suất sinh lời. ( ROE = Hệ số lãi ròng x Số vòng quay tài
sản x Hệ số đòn bẩy tài chính).


- 24 -


Đánh giá ROE thế nào là tốt còn phụ thuộc vào cách mà DN sử dụng để đạt được
nó vì nếu sử dụng đòn bẩy tài chính cao để nâng cao ROE thì mức độ rủi ro sẽ
cao, dưới giác độ ngân hàng, có thể chỉ chấp nhận ROE thấp hơn lại an toàn.
1.2.3.7 Thẩm định phương án vay vốn
Thẩm định phương án, dự án vay vốn của DN để xem xét tính khả thi và
hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Trên cơ
sở đó, ngân hàng có thể quyết định nên cho vay hay không và nếu cho vay thì số
tiền cho vay, thời gian cho vay, tiến độ giải ngân, mức thu nợ thế nào là hợp lý,
nhằm đảm bảo khách hàng hoạt động có hiệu quả, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Để thẩm định phương án vay, ngân hàng cần tìm hiểu các thông tin như
giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với các yếu tố đầu vào, đầu ra sản
phẩm của phương án, cũng như các kinh nghiệm, năng lực triển khai dự án, khả
năng quản lý và thực hiện của chủ dự án.
1.2.3.8 Thẩm định tài sản thế chấp
Tài sản thế chấp là phương tiện cuối cùng đảm bảo cho quyền lợi của ngân
hàng nếu rủi ro xảy ra, vì vậy, thẩm định tài sản thế chấp có vai trò quan trọng.
Nội dung thẩm định bao gồm :
-

Thẩm định tính pháp lý giấy tờ TSBĐ : đánh giá mức độ đầy đủ, hợp pháp,

hợp lệ của các loại giấy tờ TSBĐ.
-

Tình trạng sở hữu, tranh chấp, quy hoạch : nhằm đảm bảo khách hàng

đúng là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản và tài sản thế chấp hiện không bị tranh
chấp, quy hoạch giải tỏa.
-


Tài sản có được phép giao dịch : với các tài sản chuyên dụng, cần thẩm

định xem tài sản đó có bị hạn chế hay cấm giao dịch không, hoặc trong trường
hợp giao dịch, phải kèm theo các điều kiện gì.


- 25 -

-

Tài sản phải mua bảo hiểm : cần xác định rõ TSBĐ có thuộc loại phải mua

bảo hiểm hay không, phải mua bảo hiểm loại gì ( toàn phần hay một phần ).
-

Tính thanh khoản của TSTC : là việc đánh giá tài sản có dễ thanh lý khi

cần, với mức giá mà ngân hàng chấp nhận hay không.
-

Giá trị tài sản : dựa trên các quy định về nhận TSTC của ngân hàng và

việc thẩm định thực tế tài sản, CB thẩm định xác định giá trị tài sản, làm cơ sở để
xét duyệt cho vay.
Việc thẩm định TSBĐ được tiến hành trên cơ sở các thông tin sau :
-

Các giấy tờ, tài liệu do đơn vị cung cấp.

-


Khảo sát thực tế.

-

Các cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy tờ liên quan tới TSBĐ.

-

Các nguồn khác : như công an , toà án, uỷ ban, hàng xóm, báo chí...

1.2.3.9 Chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng
- Khái niệm :
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là quy trình đánh
giá khả năng thực hiện các nghóa vụ tài chính của khách hàng đối với ngân hàng
như trả lãi và vốn vay khi đến hạn, nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín
dụng của ngân hàng. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng, được
xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài
chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng và
xếp hạng khách hàng.
- Mục đích :
Việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng nhằm mục đích :


×