Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với mặt hàng chè xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Thanh Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.6 KB, 45 trang )

Chương 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU SANG THỊ
TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT
NHẬP KHẨU THANH HÀ
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với mặt hàng
chè xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty cổ phần sản xuất –
xuất nhập khẩu Thanh Hà
Đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu nền kinh tế Việt Nam đã trỗi dậy,
thoát khỏi sự kìm kẹp của chính sách bế quan tỏa cảng bảo thủ, từng bước hòa nhập
vào nền kinh tế thế giới. Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế
với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát
triển song phương, 87 hiệp định thương mại, Việt Nam khi trở thành thành viên
WTO, thị trường được mở rộng cùng với mức độ cạnh tranh gay gắt hơn buộc các
doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực hết mình để có thể cạnh tranh với doanh
nghiệp nước ngoài.
Trong các thị trường xuất khẩu của nước ta Hoa Kỳ nổi lên là đại diện chủ
chốt, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta mỗi năm.
Cụ thể, Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Việt nam vào Hoa Kỳ đạt 16,9 tỷ USD
tăng 18,9% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam. (nguồn Tổng cục thống kê). Đẩy mạnh thâm nhập vào thị trường
Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập mới, doanh nghiệp Việt Nam vừa đạt được mục
tiêu chiếm lĩnh thị trường, vừa gia tăng sự ảnh hưởng trong quan hệ thương mại với
Hoa Kỳ, mặt khác chúng ta có thể tiếp cận được những công nghệ hiện đại, những
nguồn lực kỹ thuật quan trọng cần thiết cho phát triển kinh tế nội địa.
Hoa Kỳ là thị trường khó tính nhất với những quy định khắt khe và nhiều rào
cản thương mại. Rào cản môi trường là một trong những rào cản gây khó khăn nhất
cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam trong đó có mặt hàng chè. Một
báo cáo mơi đây của Hiệp hội Chè Việt Nam cho thấy, có quá nhiều mẫu chè gửi đi
kiểm nghiệm chất lượng ở nước ngoài không đạt chuẩn về chất lượng, an toàn vệ
1
sinh thực phẩm. Thực tế việc sản xuất, chế biến chè nhiều năm nay luôn trong tình


trạng không thể kiểm soát được việc sử dụng thuốc trừ sâu và các loại hóa chất.
Năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu 150.000 tấn chè, tăng 15% so với năm
2011 và đạt khoảng 220 triệu USD. Tuy nhiên năm 2012 cũng là năm ngành chè
phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức trong xuất khẩu, đó là tình trạng
mẫu chè xuất khẩu không đạt chuẩn môi trường tiếp tục tái diễn.
Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn
môi trường mà Hoa Kỳ đặt ra đối với từng mặt hàng một cách tốt nhất để đẩy mạnh
xuất khẩu sang thị trường này. Khi thực tập tại công ty Cổ phần sản xuất – xuất
nhập khẩu Thanh Hà, nhận thấy công ty đang gặp phải khó khăn trong việc đáp ứng
tiêu chuẩn môi trường hàng nông sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ và mặt hàng chủ đạo
là chè. Chính vì lẽ đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn
môi trường đối với mặt hàng chè xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty cổ
phần sản xuất – xuất nhập khẩu Thanh Hà”.
1.2 Tổng quan vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với mặt hàng chè
xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty cổ phần sản xuất – xuất
nhập khẩu Thanh Hà
Tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia vì vậy tổ chức, cá nhân phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường do Nhà
nước công bố bắt buộc áp dụng. Muốn thâm nhập vào thị trường nào thì doanh
nghiệp cũng cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường mà nước đó đề ra.
Trong những năm trước đây cũng đã có nhiều luận văn, khóa luận nghiên cứu
về các tiêu chuẩn môi trường và xuất khẩu các mặt hàng nông sản ở các khía cạnh
khác nhau. Ví dụ như:
- Ngô Quốc Khánh (2011) “Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với
hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty Vinatrans”, Khóa luận
Khoa Thương Mại Quốc Tế - Đại học Thương Mại.
2
- Đoàn Thanh Tùng (2011), “Giải pháp thị trường nhằm phát triển xuất khẩu
mặt hàng chè đen sang thị trường EU của tổng công ty chè Việt Nam”, Khóa luận
Khoa Kinh Tế - Đại học Thương Mại.

- Ngyễn Tùng Linh (2009) “Một số giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường
của mặt hàng chè Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nga”, Luận văn Khoa Thương
Mại Quốc Tế - Đại học Thương Mại
- Nghiêm Quỳnh Nga (2005), “Vấn đề tiêu chuẩn chất lượng, môi trường đối
với hàng hóa xuất khẩu sang EU”, Luận văn Đại học Ngoại Thương
Trong các kết qua nghiên cứu của mình, tác giả đã phần nào đề cập tới các tiêu
chuẩn môi trường và vấn đề xuất khẩu nông sản. Qua đó chúng ta phần nào thấy
được thực trạng chung trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam dưới tác động của
môi trường. Mặt khác một số đề tài được nghiên cứu trên diện rộng hơn, các thị
trường hướng tới và các mặt hàng nghiên cứu là khác nhau…Tuy nhiên chưa có
nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với
việc xuất khẩu chè vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là thị trường đầy tiềm năng nhưng
cũng rất nhiều thử thách cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi các rào cản khắt khe
về những tiêu chuẩn môi trường.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu tìm hiểu các rào cản về môi trường của Hoa Kỳ
đối với hàng nông sản của Việt Nam nói chung và mặt hàng chè xuất khẩu của của
công ty Cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Thanh Hà nói riêng. Từ việc phân tích
đánh giá thực trạng hoạt động sản xuât, xuất nhập khẩu của công ty kết hợp với cơ
sở lý luận chuyên ngành để rút ra nhãng vấn đề còn tồn tại trong việc đáp ứng tiêu
chuẩn môi trường của công ty. Từ đó đề ra các giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn môi
trường đối với mặt hàng chè xuất khẩu của công ty sang thị trường Hoa Kỳ.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mặt hàng chè xuất khẩu của công ty Cổ phần sản xuất
– xuất nhập khẩu Thanh Hà vào thị trường Hoa Kỳ.
3
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Các quy định và tiêu chuẩn môi trường của Hoa Kỳ đối với nhập khẩu mặt
hàng chè và thực trạng xuất khẩu mặt hàng này của công ty Cổ phần sản xuất – xuất
nhập khẩu Thanh Hà vào thị trường Hoa Kỳ

1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Thu thập tài liệu, số liệu về sản xuất và xuất nhập khẩu mặt hàng chè của công
ty Cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Thanh Hà giai đoạn 2009 – 2011, từ đó có sự
so sánh với các năm trước đó.
Sử dụng các thông tin trong công ty thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo
thống kê về tình hình sản xuất, các yêu cầu kỹ thuật của thị trường, kế hoạch phát
triển của công ty… Sau đó tiến hành thống kê, đánh giá và mô hình hóa các dữa
liệu này để phục vụ cho việc phân tích.
Thông qua phỏng vấn điều tra: Nói chuyện trực tiếp giữa người phỏng vấn và
đối tượng điều tra. Đối tượng ở đây là trưởng phòng và nhân viên kinh doanh của
công ty. Nhằm phát hiện những khó khăn mà doanh nghiệp còn vướng mắc trong
việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của mặt hàng chè sang Hoa Kỳ.
Sử dụng các thông tin bên ngoài thông qua các bài khóa luận, luận văn khóa
trước, website của công ty, website có liên quan tới tiêu chuẩn môi trường đối với
mặt hàng chè xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ,…
1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phân tích số liệu thu thập được bằng các phương pháp sau:
- Phân tích tổng hợp: Phân tích các số liệu, dữ liệu thu thập được từ đó rút ra
nhận xét.
- Phân tích thống kê: Thống kê kết quả từ các bảng kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty qua các năm
- Phân tích so sánh: Lấy số liệu năm 2009 làm mốc để đánh giá sự tăng trưởng
về số lượng, kim ngạch xuất khẩu so với những năm sau.
4
Ngoài ra bài viết còn sử dụng các dữ liệu ngoại vi là các đánh giá, nhận định
của các chuyên gia để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
1.7 Kết cấu của khóa luận
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG ĐỐI

VỚI MẶT HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA
DOANH NGHIỆP
Chương 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TIÊU
CHUẨN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU THANH HÀ
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VIÊC ĐÁP ỨNG
TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI MĂT HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT –
XUẤT NHẬP KHẨU THANH HÀ
5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI MẶT HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA
KỲ CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Môi trường
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí,
đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội
Môi trường theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực
tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2005: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."
2.1.2 Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2005:"Ô nhiễm môi trường
là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người,
đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô

nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải
rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt
độ, bức xạ.Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm
lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động
xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
6
2.1.3 Tiêu chuẩn môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Tiêu chuẩn môi trường là
những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý
môi trường".
Mỗi quốc gia có một hệ thống tiêu chuẩn môi trường riêng, gắn liền với sự phát
triển bền vững của quốc gia đó. Dưới đây là những quy định chung về tiêu chuẩn
môi trường:
- Tiêu chuẩn nước, bao gồm: nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven
biển, nước thải v.v
- Tiêu chuẩn không khí, bao gồm: khói bụi, khí thải (các chất thải) v.v
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất
nông nghiệp.
- Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh
học.
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn
hoá.
- Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản
trong lòng đất, ngoài biển v.v
2.1.4 Rào cản môi trường
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về rào cản môi trường, ta có thể xem xét một
số định nghĩa về rào cản môi trường để hiểu được rào cản môi trường là gì?
“Rào cản môi trường là một hệ thống quy định những tiêu chuẩn về môi
trường trong hoạt động sản xuất, từ việc sử dụng nguyên vật liệu đến trình độ công

nghệ sản xuất; từ xử lý chất thải đến tận thu, sử dụng tái chế chất thải; từ việc áp
dụng các biện pháp giảm thiểu phát thải đến thực hiện kế hoạch quản lý môi
trường… Các nước áp dụng nhiều loại rào cản này là khu vực châu Âu, châu Mỹ
và một số nước phát triển ở châu Á”.
7
Bên cạnh đó, trung tâm nghiên cứu APEC (Australia) khi nghiên cứu đề tài
“Chủ nghĩa đơn phương châu Âu – Rào cản thương mại môi trường và mối đe doạ
đến sự thịnh vượng của thương mại ngày càng gia tăng” đã mô tả: “rào cản môi
trường được định nghĩa như là các tiêu chuẩn quy định môi trường chặt chẽ tác
động đến thương mại; các biện pháp thương mại phân biệt đối xử đặt ra vì những
mục đích môi trường; các hạn chế thương mại môi trường đơn phương; các biện
pháp thâm nhập thị trường với điều kiện chấp nhận các tiêu chuẩn môi trường; các
hạn chế thương mại đặt ra theo quy tắc MEAs.
2.1.5 Xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường
Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005 thì xuất khẩu
hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật.
Xuất khẩu hàng hóa nằm trong khâu phân phối và lưu thông hàng hóa trong
quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mụ đích liên kết giữa sản xuất và tiêu dung
giữa nước này với nước khác.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu là
hai hoạt động quan trọng góp phần ổn định và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu luôn được chú trọng hơn do nó đem lại nguồn thu
ngoại tệ cho quốc gia, khai thác được lợi thế của các quốc gia làm phát triển nền sản
xuất trong nước và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
2.2 Một số lý thuyết của vấn đề đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với mặt
hàng chè xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
2.2.1 Một số tiêu chuẩn môi trường chung được áp dụng hiện nay
2.2.1.1 Luật hóa chất REACH

REACH là cụm từ viết tắt cho Registration (Đăng ký), Evaluation (Đánh giá),
Authorization (Cấp phép) cho hóa chất. Thông tin về Quy chuẩn (EC) số 1907/2006
về đăng ký, đánh giá, cấp phép hóa chất (REACH). Luật này quy định:
8
- Bắt buộc nhà sản xuất, nhà nhập khẩu phải xác định các tính chất nguy hiểm
như độc hại, gây ung thư hoặc nguy hiểm cho môi trường, của các chất bào gồm
hóa chất, các chất có nguồn gốc thiên nhiên và đánh giá mức độ nguy hiển đối với
sức khỏe con người và môi trường.
- Xác định được ứng dụng của các chất là thành phần trong các sản phẩm
- Cấm và hạn chế các chất độc hại
- Ứng dụng hệ thống phê chuẩn cho các chất có tính cách độc hại
- Bắt buộc các nhà sản xuất và nhập khẩu phải cung cấp thông tin về các tính
chất độc hại cũng như việc sử dụng các chất này một cách an toàn
- Bắt buộc các công ty dùng các loại các loại hóa chất tự thực hiện phân tích an
toàn, khi họ dùng các loại hóa chất này khác hơn nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu
khuyến cáo
- Thành lập theo cách này mạng lưới an toàn từ nguyên liệu cho đến bình diện
sản phẩm cuối
- Việc thực hiện có thể kéo dài nhiều năm, thí dụ 30.000 chất cần phải được
đăng ký trong vòng 11 năm. Theo đó, các chất được sản xuất nhiều nhất sẽ phải
đăng ký trước hoặc các chất có tính chất nguy hiểm mà hiện nay người ta biết đến.
2.2.1.2 Các quy định về bao bì
"Bao bì thương phẩm của hàng hoá" là bao bì chứa đựng hàng hoá và lưu
thông cùng với hàng hoá.
Bao bì thương phẩm của hàng hoá gồm hai loại: bao bì trực tiếp và bao bì
ngoài.
Chỉ thị 94/62/EC về đóng gói và chất thải bao bì đóng gói có quy định các
mức độ tối đa của các kim loại nặng trong bao bì và mô tả các yêu cầu đối với sản
xuất và thành phẩm của bao bì:
Bao bì được sản xuất bằng phương pháp để có thể cho thể tích và cân nặng

được giới hạn ở mức thấp nhất.
Bao bì được thiết kế, sản xuất và thương mại hóa sao cho có thể tái sử dụng.
9
Bao bì phải được sản xuất để giảm thiểu sự hiện diện của các chất độc hại và
các chất nguy hiểm khác
2.2.1.3 Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế
- Tiêu chuẩn ISO 14000
Hiện nay giấy chứng nhận ISO 14000 đã trở thành một yêu cầu bắt buộc khi
doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ. Vào năm 1993, Tổ chức Tiêu
chuẩn Quốc tế (ISO) bắt đầu xây dựng một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý
môi trường gọi tắt là ISO-14000.
Một số tiêu chuẩn trong loạt ISO 14000 là:
- ISO 14001 - Đặc điểm kỹ thuật của hệ thống quản lý môi trường
- ISO 14004 - Hướng dẫn tiêu chuẩn
- ISO 14010 qua ISO 14.015 - Kiểm toán môi trường và các hoạt động liên
quan
- ISO 14.020 thông qua ISO 14.024 - Ghi nhãn môi trường
- ISO 14.031 đến ISO 14.032 - Đánh giá hoạt động môi trường
- ISO 14040 qua ISO 14.043 - Đánh giá chu kỳ sống
- ISO 14.050 - Điều khoản và định nghĩa
Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong loạt ISO 14000.
ISO 14001 quy định các yêu cầu của một hệ thống quản lý môi trường (EMS) cho
các tổ chức lớn và nhỏ. EMS là một cách tiếp cận hệ thống để xử lý các vấn đề môi
trường trong một tổ chức. Các tiêu chuẩn ISO 14001 được dựa trên chu kỳ kế hoạch
– thực hiện – đánh giá – Cải thiện
ISO 14001 phương pháp luận là một cách tiếp cận có hệ thống để tiếp tục cải
thiện quản lý môi trường thông qua việc xác định và đánh giá các khía cạnh và tác
động, xây dựng mục tiêu và các chỉ tiêu đo lường được, thực hiện chương trình, và
đang theo dõi và đánh giá. Lợi ích của việc thực hiện quản lý môi trường là:
- Giảm chi phí, phòng ngừa ô nhiễm và giảm thiểu lãng phí cơ hội

- Đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng, cổ đông
10
- Lợi nhuận trên thị trường cho "sản phẩm xanh"
- Giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và năng lượng
- Giảm thiểu trách nhiệm pháp lý và rủi ro môi trường
- Hệ thống hoá phương pháp tiếp cận phù hợp với các quy định về môi trường
- Quy định ưu đãi cho lãnh đạo về môi trường đã chứng minh
- Cơ hội để sắp xếp các nỗ lực môi trường
- Dễ dàng quản lý các yêu cầu pháp lý và tuân thủ
- Cam kết trách nhiệm xã hội.
- Tiêu chuẩn HACCP (Hazarrd Analysis and Critical Control Point)
Đây là hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích
và xác định các nguy cơ và điểm kiểm soát tới hạn, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh
và ngăn chặn từ xa tất cả các mối nguy hiểm tiềm ẩn về sinh học, hoá học và lý học
trong tất cả các công đoạn sản xuất/ chế biến thực phẩm nói chung. HACCP được
ban hành tháng 12/1995 và từ tháng 12/1997 được FDA đưa vào áp dụng bắt buộc
đối với thuỷ sản của Hoa Kỳ và thuỷ sản nhập khẩu từ nước ngoài. HACCP thực
hiện đưa vào bộ Luật vè Thực Phẩm (Fôd Code) của Hoa Kỳ, do FDA giám sát việc
thi hành và sẽ mửo rộng ra áp dụng cho nhiều mặt hàng thực phẩm khác, trước mắt
là cho chế biến nước hoa quả. Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cũng thiết lập hệ thống
HACCP cho các nhà máy chế biến thịt và gia cầm (là những mặt hàng do Bộ này
quản lý, các thực phẩm khác do FDA quản lý) và đã áp dụng từ 1/1/1999).
HACCP được xây dựng trên cơ sở các quy định về an toàn, vệ sinh áp dụng
trên thế giới: Goods Manufacturing Practice (GMP), Sanitation Standard Operating
Procedure (SSOP), v.v Muốn xây dựng hệ thống HACCP cơ sở sản xuất phải có
đầy đủ các điều kiện sản xuất gồm nhà xưởng, kho, dây chuyền thiết bị, môi trường
sản xuất, và con người theo các quy chuẩn của GMP, SSOP trong đó đặc biệt chú
trọng giám sát an toàn vệ sinh qua kiểm tra các hồ sơ vận hành, kiểm tra việc sửa
chữa, điều chỉnh khi các giới hạn bị vi phạm, giám sát chặt chẽ vệ sinh sản xuất và
vệ sinh cá nhân của công nhân trong tất cả các khâu sản xuất, chế biến.

Cơ chế kiểm soát “từ xa” của HACCP tập trung trên 7 nguyên tắc cơ bản:
- Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa
- Xác định điểm kiểm soát tới hạn (critical control points)
11
- Xây dựng danh mục các công đoạn chế biến có thể xảy ra các mối nguy đáng
kể và mô tả các biện pháp phòng ngừa
- Thiết lập các điểm tới hạn và giới hạn tới hạn liên quan đến mỗi điểm kiểm
soát tới hạn
- Giám sát các điểm kiểm soát tới hạn, thiết lập các thủ tục sử dụng kết quả
giám sát để hiệu chỉnh và duy trì quá trình kiểm soát.
- Thực hiện sửa chữa/điều chỉnh cần thiét khi thấy giới hạn tới hạn bị vi phạm
- Lưu trữ hồ sơ để chứng thực việc thực hiện HACCP và các thủ tục thẩm tra
quá trình thực hiện HACCP.
- Tiêu chuẩn EMAS (The Eco Management and Audit of the European
Union)
Từ những năm 1970, một vài công ty ở Châu Âu và Mỹ đã bắt đầu đánh giá
một cách có hệ thống sự tương thích trong hoạt động của doanh nghiệp với các thể
chế, luật pháp về môi trường. Trên thực tế kiểm toán môi trường lúc đó giống với
kiểm toán tài chính trên nhiều điểm và nó được biết đến với tên gọi kiểm toán môi
trường. Kiểm toán môi trường lan toả một cách nhanh chóng tại các nước công
nghiệp do các luật lệ về môi trường ngày càng trở lên khắt khe hơn cũng như sự gia
tăng trách nhiệm của tổ chức đối với các rủi ro liên quan đến môi trường và hệ sinh
thái.
Kiểm toán môi trường là việc kiểm tra có hệ thống sự tương tác giữa hoạt
động của doanh nghiệp (tổ chức) với môi trường của doanh nghiệp đó. Việc kiểm
tra bao gồm: kiểm tra chất lượng chất thải ra ngoài không khí, đất và nguồn nước;
sự tuân thủ các quy định của luật pháp về môi trường, ảnh hưởng và tác động của
doanh nghiệp tới cộng đồng, tới cảnh quan và hệ sinh thái; cũng như nhìn nhận và
đánh giá của công chúng về hoạt động doanh nghiệp tại khu vực có nhà máy hoặc
trụ sở.

2.2.2 Quy định và tiêu chuẩn môi trường của Hoa Kỳ
2.2.2.1 Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật
được Hoa Kỳ áp dụng
12
Ngoài việc áp dụng một số tiêu chuẩn như đã nêu trên Hoa Kỳ còn áp dụng
một số tiêu chuẩn cũng như quy định riêng biệt. Khi xuất khẩu hàng nông sản sang
Hoa Kỳ các doanh nghiệp cần chú ý đến các quy chế vệ sinh an toàn thực phẩm và
kiểm dịch động thực vật tại quốc gia này. Rất nhiều mặt hàng nông sản của Việt
Nam phải xin giấy phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Ngoài ra, cơ sở sản xuất phải đáp
ứng tiêu chuẩn về lao động và môi trường của Hoa Kỳ.
Chè thuộc trong số nhóm mặt hàng khó nhập khẩu vào nước này và phải chịu
sự kiểm soát chặt chẽ của Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Mỹ
(FDA). Theo luật Mỹ, chè không đủ độ tinh khiết, không đạt chất lượng và không
phù hợp cho tiêu dùng theo các tiêu chuẩn thống nhất sẽ không được phép nhập
khẩu. Food, Drug Administration (FDA) là cơ quan thuộc Bộ Y Tế Hoa Kỳ, tập hợp
nhiều nhà khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ để đề ra và giám sát thực hiện các biện
pháp đảm bảo an toàn tiêu dùng đối với thực phẩm, dược phẩm và dụng cụ y tế và
hoá mỹ phẩm sản xuất tại Hoa Kỳ và nhập khẩu từ các nước ngoài vào lãnh thổ Hoa
Kỳ. Hàng năm các điều tra viên và thanh tra viên của FDA tới 15.000 cơ sở trong
và ngoài nước để xem xét các sản phẩm có được làm theo tiêu chuẩn vệ sinh không
và nhãn mác hàng hoá có phù hợp không, nhằm đảm bảo thực phẩm phải thật an
toàn khi ăn, hoá mỹ phẩm không được gây hại, dược phẩm và dụng cụ y tế đảm bảo
an toàn và có hiệu quả.
Các sản phẩm nhập khẩu thuộc FDA quản lý sẽ phải qua giám định tại thời
điểm hàng tới cửa khẩu. Các chuyến hàng bị phát hiện không phù hợp với luật và
các quy định sẽ bị từ chối nhập cảnh và bị buộc phải làm lại cho phù hợp, huỷ hoặc
tái xuất khẩu. Với sự cho phép của FDA, người nhập khẩu có thể sửa lại lô hàng
chưa phù hợp thành phù hợp nếu xét thấy có thể làm được. Bất kỳ sự tuyển lựa lại,
tái chế hoặc dán nhãn lại nào phải có sự giám sát của FDA với chi phí của người
nhập khẩu

Ngoài ra hàng nông sản còn chịu tác động của Hiệp định SPS (Sanitary and
Phytosanitary Measures) là hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm
dịch động thực vật. Có hiệu lực cùng với sự thành lập của Tổ chức thương mại thế
giới vào ngày 01 tháng 01 năm 1995. Hiệp định quan tâm đến việc áp dụng các quy
13
định về an toàn thực phẩm và sức khỏe động thực vật. Hiệp định SPS đưa ra các
quy tắc cơ bản về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và sức khỏe động, thực vật. Hiệp
định cho phép các quốc gia tự thiết lập tiêu chuẩn riêng của mình. Nhưng Hiệp định
cũng yêu cầu rằng các quy định phải có căn cứ vào khoa học. Các quy định này nên
chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết để bảo vệ sức khỏe hoặc tính mạng của con
người, động vật hoặc thực vật. Các quy định này cũng không được phân biệt đối xử
một cách tùy tiện hoặc vô lý giữa các quốc gia có điều kiện giống nhau hoặc tương
tự nhau.
2.2.2.2 Các biện pháp thương mại có liên quan đến môi trường Hoa Kỳ áp dụng
Đây chính là việc quản lý nhập khẩu được thực hiện thông qua các biện pháp
cấm nhập khẩu hay cấp giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên mặt hàng chè không nằm
trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu của Hoa Kỳ.
Hạn ngạch áp đặt bởi chính phủ Hoa Kỳ nhằm kiểm soát số lượng hàng hóa
thâm nhập vào Hoa Kỳ, nhắm vào việc bảo vệ quyền lợi của một số các thành phần
sản xuất nào đó, và được phản ánh qua các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ. Các mặt
hàng chịu hạn ngạch thuế quan bao gồm: sữa và kem, chổi, Ehtyl Alcohol, Oliver,
Satsuma (mandarin), tuna, bông trồng ở vùng cao, bột mỳ, một số mặt hàng thuộc
các nước NAFTA (Mehico, Canada), một số mặt hàng theo quy định của WTO, một
số mặt hàng nông sản theo Hiệp định Hoa Kỳ- Israel.
2.2.3 Quy định và tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam
2.2.3.1 Các quy định môi trường của Việt Nam
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm
2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;Luật này quy định về bảo vệ môi trường:
- Điều 35. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong họat động

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 37. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Điều 46. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
- Điều 66. Trách nhiệm quản lý chất thải
14
- Điều 81. Thu gom, xử lý nước thải
- Điều 83. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải
- Điều 88. An toàn hoá chất
2.2.3.2 Các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam
Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa
ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”
Bộ y tế đã ban hành quyết định về tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống số
1329/2007/BYT/QĐ, ngày 18/4/2002, có đề cập tới:
- Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ (có 32 chỉ tiêu được quy định)
- Hàm lượng của các chất hữu cơ (có 26 chỉ tiêu được quy định)
- Hóa chất bảo vệ thực vật (có 33 chỉ tiêu được quy định)
- Hóa chất khử trùng và sản phẩm phu (có 17 chỉ tiêu được quy định)
- Mức độ nhiễm xạ (có 2 chỉ tiêu được quy định)
- Vi sinh vật (có 2 chỉ tiêu được quy định)
Trong số 112 chỉ tiêu được ban hành và được kiểm tra thường xuyên. Bộ Y tế
còn ban hành quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 về danh mục tiêu
chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm trong đó có chè.
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn hàm lượng kim loại cho phép trong chè
Đơn vị: mg/kg(ppm)
Tên
thực
phẩm
Asen
As
Chì

Pb
Đồng
Cu
Thiếc
Sn
Kẽm
Zn
Thủy
ngân
Hg
Cadimi
Cd
Atimon
Sb
Chè 1 2 150 40 40 0,05 1 1
Nguồn: quyết định số 867/1998/QĐ-BYT, năm 1998
2.3 Phân định nội dung nghiên cứu
Rào cản lớn nhất hiện nay của sản phẩm chè xuất khẩu sang thị trường Hoa
Kỳ chính là vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm. Thực tế việc sản
xuất, chế biến chè nhiều năm nay luôn trong tình trạng không thể kiểm soát được
15
việc sử dụng thuốc trừ sâu và các loại hóa chất. Việc dư thuốc bảo vệ thực vật, quy
trình sản xuất không đảm bảo, cơ sở sản xuất còn yếu kém,… đã gây ảnh hưởng
không nhỏ tới môi trường. Do vậy để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của Hoa Kỳ là
một điều khá khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè của Việt Nam trong đó
có công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Thanh Hà.
Qua phân tích cho thấy các quy định về tiêu chuẩn môi trường đối với mặt
hàng chè của công ty là khá phức tạp. Do đó khóa luận sẽ tập trung vào phân tích
đánh giá quy chế về kiểm dịch động thực vật của thị trường Hoa Kỳ và các hệ thống
tiêu chuẩn mà thị trường này áp dụng đối với mặt hàng chè xuất khẩu của công ty.

Từ đó sẽ đánh giá thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, những thành công và
những vấn đề mà công ty còn tồn tại. Cuối cùng thông qua việc đánh giá thực trạng
xuất khẩu mặt hàng chè của công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Thanh Hà
vào thị trường Hoa Kỳ khóa luận sẽ đưa ra các giải pháp cũng như các kiến nghị
phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.
16
Chương 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TIÊU
CHUẨN MÔI TRƯỜNG CỦA MẶT HÀNG CHÈ CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU THANH HÀ
3.1 Giới thiệu về công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Thanh Hà
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Sản xuất – Xuất Nhập Khẩu Thanh Hà được chuyển đổi từ
doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 1302/QĐ-UB ngày 18/03/2005 của Ủy
ban Nhân dân Thành phố Hà Nội với tên ban đầu là Công ty Cổ phần Thanh Hà,
hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp số 0100101876 do Sở kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 30/03/2005. Sau khi được chuyển đổi
từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, vốn điều lệ của Công ty là 5,7 tỷ
đồng trong đó Nhà nước chiếm 30% vốn điều lệ.
Ngày 15/05/2007, Công ty hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh thay đổi
lần thứ 2, với số vốn điều lệ là 12,7 tỷ đồng.
Ngày 14/07/2007, Công ty chính thức trở thành Công ty đại chúng.
Ngày 7/7/2010, Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số
157/2010/GCNCP-VSD.
• Địa chỉ: 122-123 M2 Láng Trung - P.Láng Hạ - Q.Đống Đa - Tp.Hà Nội
• Điện thoại: (84.4) 3835 9938 Fax: (84.4) 3835 9935
• Email:
3.1.2 Lĩnh vưc kinh doanh
- Mua bán (các loại vật tư, máy móc, linh kiện, thiết bị) và lắp đặt bảo dưỡng,
bảo dưỡng, bảo trì, bảng biển báo của: Điện gia dụng, điện tử, điện lạnh, máy văn
phòng, máy tính, điện thoại, xe gắn máy, các loại phụ tùng ô tô,…

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
- Mua bán, sản xuất trang thiết bị y tế, lương thực, thực phẩm
- Sản xuất, chế biến và buôn bán các mặt hàng như: may mặc, dệt may, hàng
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông, lâm, hải sản, dược liệu,…
17
3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản
trị, ban kiểm soát, ban giám đốc. Bên dưới có các phòng ban như: Phòng tổ chức
hành chính tổng hợp, phòng kế toán, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp,
phòng marketing và thanh toán quốc tế.
3.1.4 Nguồn nhân lưc, cơ sở vật chất kỹ thuật
3.1.4.1 Nguồn nhân lực
Bảng 3.1 Tình hình lao động của công ty tính đến ngày 31/12/2012
STT Trình độ Số người Tỷ lệ trên tổng số CBCNV (%)
1 Đại học 52 70,27
2 Cao đẳng, trung cấp 14 18,92
3 Lao động phổ thông 08 10,81
Tổng 74 100
Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp, năm
2012
3.1.4.2 Cơ sở vật chất
- Diện tích: 1250m
2
- Tài sản cố định: 45,302,894,195 VND (theo báo cáo tài chính ngày
30/03/2013)
Cơ sở hạ tầng đáp ứng đủ điều kiện cho nhân viên làm việc trong môi trường
tốt nhất, an toàn thuận tiện.
3.1.5 Nguồn lưc tài chính
Vốn điều lệ: 12.700.000.000 VND
Năm 2012 tổng giá trị tài sản lên tới : 200.684.909.362 VND, lợi nhuận trước

thuế đạt 7.200.450.096 VND.
3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sản xuất –
xuất nhập khẩu Thanh Hà
3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012
18
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012
(đơn vị: VND)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng giá trị tài sản 199,053,265,615 193,193,268,063 200,684,909,362
Tổng doanh thu 526,686,829,630 466,702,015,982 494,712,694,866
Tổng chi phí 511,143,495,814 454,713,605,716 485,112,094,738
Lợi nhuận trước thuế 15,543,333,816 11,988,410,266 9,600,600,128
Lợi nhuận sau thuế 11,657,500,362 8,991,307,699 7,200,450,096
Nguồn:báo cáo tài chính của công ty năm 2010 – 2012
Qua bảng số liệu ta thấy tổng doanh thu của công ty có sự tăng giảm qua các
năm, lợi nhuận có xu hướng giảm, điều này có thể do chất lượng sản phẩm của công
ty chưa được đảm bảo, việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường chưa được chú trọng.
3.2.2 Cơ cấu mặt hàng
Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chủ yếu là sản xuất,
xuất khẩu các mặt hàng nông sản và khăn bông. Giá trị một số mặt hàng tính từ năm
2010 tới 2012 như sau:
19
Bảng 3.3 Cơ cấu hàng hóa của công ty giai đoạn 2010 – 2012
STT Sản
phẩm
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị
(VND)
Tỷ
trọng

(%)
Giá trị
(VND)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(VND)
Tỷ
trọng
(%)
1 Chè 182,348,459,380 34.62 155,349,438,002 33.27 172,294,027,626 34.83
2 Cà
phê
155,349,279,228 29.50 163,272,337,582 34.98 158,380,346,479 32.01
3 Khăn
bông
83,399,370,112 15.83 78,224,470,412 16.77 80,389,346,663 16.25
4 Khác
105,589,720,910
20.05 69,855,769,986 14.98 83,648,974,098 16.91
Tổng 526,686,829,630 100 466,702,015,982 100 494,712,694,86
6
100
Nguồn: phòng kinh doanh XNK tổng hợp giai đoạn 2010 - 2012
Từ bảng số liệu trên ta thấy, chè và cà phê là hai mặt hàng chủ đạo của công
ty, thường chiếm khoảng 30% ; tỷ trọng trong cơ cấu mặt hàng biến động qua các
năm. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chịu nhiều tác
động bên ngoài…
Tính tới năm 2012 mặt hàng chè là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong

tổng kim ngạch, chiếm 34.83%. Chè biến động qua các năm: Từ năm 2010 khoảng
182 tỷ đồng đến năm 2011 giá trị chè thu được giảm khoảng 27 tỷ đồng, nguyên
nhân là do công ty có một số lô hàng chất lượng chưa cao, chưa đảm bảo tiêu chuẩn
nên bị ép giá. Tới năm 2012 tình hình có vẻ khả quan hơn, tổng giá trị chè đã tăng
lên trên 172 tỷ đồng, tăng 1.1 lần so với năm trước.
Mặt hàng cà phê cũng có nhiều biến động, từ năm 2010 tới 2011 giá trị và tỷ
trọng cà phê tăng nhanh, nhưng tới năm 2012 do tình hình kinh tế khó khan mặt
hàng này lại giảm nhẹ, cụ thể giảm gần 5 tỷ đồng.
20
Khăn bông cũng là 1 trong 3 mặt hàng xuất khẩu chính của công ty sau chè và
cà phê. Tỷ trọng mặt hàng này chiếm khoảng 16% trong kim ngạch của công ty.
Các mặt hàng khác thì có xu hướng giảm do công ty tập trung đầu tư vào 3
mặt hàng chủ đạo trên. Giá trị biến đổi qua các năm, từ năm 2010 tới năm 2011
giảm khoảng 36 tỷ đồng, tỷ trọng giảm 5.07%. Đến năm 2012 giá trị lại tăng lên
trên 83 tỷ đồng, tỷ trọng tăng nhẹ chiếm 16.91%.
3.2.3 Các thị trường xuất khẩu chủ yếu
Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng, đòi hỏi mối quan hệ hợp
tác của công ty với các công ty khác ngày càng phát triển. Điều này được chứng tỏ
qua sự tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu vào các thị trường của công ty từ năm
2010 đến năm 2012.
Bảng 3.4 Cơ cấu thị trường của công ty giai đoạn 2010 - 2012
Thị
trường
Năn 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị
(VND)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị

(VND)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(VND)
Tỷ
trọng
(%)
EU 231,973,480,303 44.04 240,489,467,550 51.53 222,196,467,389 44.91
Hoa Kỳ 126,438,479,022 24.01 104,397,379,392 22.37 137,090,362,122 27.71
Nhật Bản 67,390,266,369 12.80 45,369,035,241 9.72 52,489,378,406 10.61
Khác 100,884,603,936 19.15 76,446,133,799 16.38 82,936,486,949 16.77
Tổng 526,686,829,630 100 466,702,015,982 100 494,712,694,86
6
100
Nguồn: Phòng kinh doanh XNK tổng hợp,năm 2010 - 2012
Bảng số liệu cho thấy, thị trường mà EU là thị trường trọng điểm của công ty,
với kim ngạch xuất khẩu chiếm tới khoảng 50% tổng giá trị. Giá trị tăng trên 8.5 tỷ
đồng từ năm 2010 tới năm 2011. Nhưng tới năm 2012 giá trị lại giảm trên 18 tỷ
đồng. điều này có thể do việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường EU của công ty chưa
hiệu quả.
Thị trường lớn quan trọng thứ hai mà công ty hướng tới là Hoa Kỳ. Tuy thị
trường EU có tổng kim ngạch lớn nhất nhưng thị trường này lai bao gồm nhiều
quốc gia, do vậy có thể nói Hoa Kỳ là một thị trường khá quan trọng và tiềm năng
của công ty. Tuy tỷ trọng trong cơ cấu có biến động nhưng tỷ trọng xuất khẩu vào
21
Chè nguyên liệu
thị trường này luôn chiếm trên 22%. Từ năm 2010 đến 2011 giảm 22 tỷ đồng, đến
năm 2012 giá trị xuất khẩu lại tăng trên 32 tỷ đồng.

Nhật Bản là thị trường đứng thứ ba trong kim ngạch xuất khẩu của Thanh Hà.
Giá trị có xu hướng giảm, chiếm khoảng 10% trong tổng cơ cấu kim ngạch xuất
khẩu của công ty.
3.3 Phân tích thực trạng nội dung đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với chè
xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ của công ty ty cổ phần sản xuất – xuất
nhập khẩu Thanh Hà
3.3.1 Thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong quá trình sản xuất, xuất
khẩu của công ty Cổ phần sản xuất – xuất nhâp khẩu Thanh Hà
Bảng 3.5 Kim ngạch xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ giai đoạn 2010 – 2012
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Sản
lượng
(Tấn)
Doanh thu
(VND)
Sản
lượng
(Tấn)
Doanh thu
(VND)
Sản
lượng
(Tấn)
Doanh thu
(VND)
Chè 4 280 182,348,459,380 4530 155,349,438,002 4725 172,294,027,626
Nguồn: Phòng kinh doanh XNK tổng hợp giai đoạn 2010 – 2012
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy sản lượng chè xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng
qua các năm, nhưng doanh thu lại có sự biến động. Một trong những nguyên nhân
chủ yếu đó là do việc chất lượng chè không đảm bảo, năm 2011 có một khối lượng

chè bị đối tác ép giá do trong chè có dư thuốc BVTV(CholorpyriphosMetyl đạt
0,015mg/kg trong khi ngưỡng cho phép là 0,01mg/kg _ Theo chị Nguyễn Minh
Phương – nhân viên phòng kinh doanh XNK tổng hợp)
Để xem xét việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường đối với chè xuất khẩu vào
thị trường Hoa Kỳ của công ty Thanh Hà ta cần xem xét, đánh giá qua quy trình sản
xuất và xuất khẩu của công ty:
3.3.1.1 Quy trình sản xuất, xuất khẩu chè của công ty
Chè của công ty sản xuất gồm 2 loại:
- Trà đen: OP, P, FBOP, Pekoe, PS, BPS, F, D & OPA
- Trà xanh: OP, PS, BPS, F lớp, Sencha, hương liệu (hoa nhài trà, trà sen,
Cassia)
-
22
Sơ đồ 3.1 Quy trình sản xuất, xuất khẩu chè đen của CTCP SX-XNK Thanh

Nguồn: Công ty CP sản xuất XNK Thanh Hà, năm 2012
Sơ đồ 3.2 Quy trình sản xuất, xuất khẩu chè xanh của CTCP SX-XNK Thanh

Nguồn: Công ty CP sản xuất XNK Thanh Hà, năm 2012
Các công đoạn chủ yếu của phương pháp này là: làm héo, vò và sàng chè vò,
lên men, sao, phân loại, cân bằng ẩm, đánh hương, cuối cùng là đóng gói đem xuất
khẩu.
23
Làm héo
Vò lần 1
Sàng chè vò
Sàng chè vò
Chè bán thành
phẩm
Phần chè nhỏ

Phần chè nhỏ
Phần chè nhỏ
Phần chè to
Vò lần 3
Vò lần 2
Phần chè to
Sàng chè vò
Lên men
Sao (1-2 lần)
Phần chè to
Sàng phân loại
Đóng gói
Chè thành phẩm
Xuất khẩu
Chè nguyên liệu Phân loại Đánh hương
Làm héo
Sao lần 3
Diệt men
Cân bằng ẩm
Vò lần 1
Sao lần 2
Rũ tơi
Cân bằng ẩm
Vò lần 2 Sao lần 1
Đóng gói
Thành phẩm
Xuất khẩu
3.3.1.2 Thực trạng việc đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất, xuất khẩu
chè của công ty
Sản xuất chè phải tuân theo một quy trình nhất định, đảm bảo đáp ứng được

các tiêu chuẩn môi trường cũng như đáp ứng chất lượng sản phẩm một cách tốt
nhất. Thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của công ty có thể xem xét qua quy
trình sản xuất, xuất khẩu chè của công ty:
• Chè nguyên liệu:
Chè tươi sau khi thu mua được từ nguồn sản xuất được đưa ngay về nơi chế
biến (chậm nhất không quá 8 giờ).
- Chè đưa về xưởng được xác định hàm lượng nước và phân thành các loại A,
B, C, D. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1053-86 để dễ bảo quản.
Bảng 3.5 Chỉ tiêu phân loại chè
Phân loại % lá non % lá bánh tẻ % lá già
Loại A >85 ≤ 10 ≤ 5
Loại B >75 ≤ 15 ≤ 10
Loại C >65 ≤ 20 ≤ 15
Loại D >55 ≤ 25 ≤ 20
Nguồn: Công ty CP sản xuất XNK Thanh Hà
- Ngoài phương pháp đánh giá chất lượng nguyên liệu chè theo hàm lượng bánh
tẻ (phẩm cấp A, B, C, D) hiện nay công ty đã bổ sung vào phương pháp đánh giá
chất lượng nguyên liệu theo số lá non trên búp chè cụ thể như sau:
Nguyên liệu loại đặc biệt: Chỉ có 1 tôm
Nguyên liệu loại 1: Gồm 1 tôm 1 lá non
Nguyên liệu loại 2: Gồm 1 tôm 2 lá non
Nguyên liệu loại 3: Gồm 1 tôm 3 lá non.và búp mù
• Phương pháp héo:
24
Chè khi hái có độ ẩm 75-80%, nếu đem vò ngay thì chè sẽ bị nát, nước thoát
ra mang theo một số chất hòa tan ảnh hưởng tới chất lượng chè thành phẩm, vì vậy
phải tiến hành là héo trước khi tiến hành sản xuất chè.
- Dàn héo: Khung dàn héo đóng bằng gỗ, mỗi dàn có 5 tầng, mỗi tầng xếp được
2 nong để rải chè lên trên.
- Nong rải chè: Nong đan bằng cật tre, đảm bảo khỏe, chắc, bề mặt nong nhẵn.

Đường kính thích hợp của nong: 1,1 m.
• Phương pháp diệt men:
Diệt men bằng phương pháp sao. Thiết bị diệt men thùng quay có gắn động cơ
điện một chiều thông qua một bộ phận điều tốc. Bầu lò được thiết kế chụp hút và
ống khói đảm bảo các điều kiện vệ sinh. Khói, bụi không nhiễm vào chè. Điều
chỉnh nhiệt độ nhờ quạt lò.
- Động cơ: loại một chiều, công suất 200 w
- Lượng chè diệt men: 1,4-1,6kg/mẻ
- Thời gian diệt men: 2,5-3 phút
- Nhiệt độ thùng sao: 250-260
0
C
- Tốc độ quay thùng sao: 40-45 vòng/phút
- Thủy phần chè sau diệt men: 60-62%
- Hoạt tính enzim: Triệt để
• Phương pháp và thiết bị vò
Chè diệt men được vò 2 lần bằng máy vò nhỏ và được rũ tơi sau mỗi lần vò.
Thiết bị vò là các loại 6CR30, 6CR40 của Trung Quốc hoặc VC-03 Sông Công -
Thái Nguyên. Mâm vò cũng được cải tiến bằng cách tăng số gân đồng gắn trên bề
mặt mâm và được bố trí hướng tâm theo 2 vòng. Vòng trong 8 gân và vòng ngoài
16 gân. (Máy vò 6CR30 của Trung Quốc chỉ có một vòng với 10 gân). Việc tăng số
gân trên bề mặt mâm vò thích hợp với nguyên liệu búp nhỏ và có tác dụng làm tăng
thêm mức độ làm xoăn chè vò.
25

×