Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu than ở công ty cổ phần Tứ Đỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.34 KB, 41 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
Mục lục
1.Lý do chọn đề tài 3
2.Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
4.Phương pháp nghiên cứu 4
5. Kết cấu của đề tài 4
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty xuất
khẩu 5
1.1. Tổng quan về xuất khẩu hàng hóa của công ty 5
1.1.1. khái niệm xuất khẩu 5
1.2. Quy trình của hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở Công ty 7
1.2.1. Lập kế hoạch xuất khẩu 7
1.2.2. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu 8
Cũng như trong các hoạt động kinh doanh khác, vai trò của nghiên cứu thị trường
trong xuất nhập khẩu rất quan trọng. Nó giúp công ty đánh giá chính xác về thị
trường xuất nhập khẩu, có nguồn thông tin toàn diện, chuẩn xác làm nền tảng cho
chiến lược marketing xuất nhập khẩu. Nếu không thực hiện nghiên cứu thị trường
xuất nhập khẩu hoặc thực hiện sơ sài, công ty sẽ phải đối mặt với những rủi ro rất
lớn 8
1.2.3.Định giá xuất khẩu 8
1.2.4. Giao dịch và đàm phán, dẫn tới kí kết hợp đồng xuất khẩu 9
1.2.5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 9
1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp 10
1.3.1. Xuất khẩu tại chỗ 10
1.3.2. Gia công xuất khẩu 11
1.3.3. Xuất khẩu uỷ thác 11
1.3.4. Xuất khẩu qua đại lý ở nước ngoài 12
1.3.5. Tạm nhập tái xuất 12
1.3.6. Chuyển khẩu 12
1.3.7. Thương mại biên giới 13


Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu than ở Công ty cổ phần Tứ Đỉnh
14
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Tứ Đỉnh 14
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tứ Đỉnh. 14
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
Công ty cổ phần Tứ Đỉnh hoạt động và tồn tại với tư cách pháp nhân là một
Công ty Cổ phần do các cổ đông đóng góp vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
14
2.2.1 Tình hình xuất khẩu than của Công ty 19
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu than của Công ty 20
2.3. Đánh giá chung về hiệu quả xuất khẩu than tại Công ty cổ phần Tứ Đỉnh 24
2.3.1. Những mặt được 24
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế của xuất khẩu than ở Công ty 27
3.1. Định hướng, mục tiêu về xuất khẩu than của Công ty trong thời gian tới 31
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Công ty cổ phần Tứ
Đỉnh 32
3.2.1. Đổi mới công tác quản lý, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường than và tổ
chức hoạt động xuất khẩu 32
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, xuất khẩu đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu và ngày càng đóng
vai trò quan trọng và tích cực đối với nền kinh tế mỗi quốc gia trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế và khu vực, đặc biệt với những nền kinh tế đang phát triển như Việt
Nam.
Là một mặt hàng quan trọng, than antraxit Việt Nam không chỉ thoả mãn, đáp

ứng nhu cầu trong nước như sản xuất xi măng, điện, phân bón, giấy…và nhu cầu tiêu
dụng của nhân dân, mà còn phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu của các bạn hàng nước
ngoài với quy mô ngày càng lớn. Với sản lượng sản xuất và tiêu thụ trên 40 triệu
tấn/năm trong đó xuất khẩu đạt trên 20 triệu tấn, mặt hàng than hiện đang được xác
định là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty, có đóng góp ngày càng
to lớn trong sự tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân.
Để có được những thành tích trên, toàn thể lãnh đạo, cán bộ và công nhân viên
của Công ty cổ phần Tứ Đỉnh đã nỗ lực phấn đầu không ngừng để gia tăng sản
lượng.Than khai thác và tiêu thụ, nâng cao chất lượng và giá trị của than, xây dựng
thương hiệu cho Than Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Là một Tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, Công ty cổ phần Tứ Đỉnh luôn đặt
vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả xuất khẩu than nói
riêng làm mối quan tâm hàng đầu. Bởi, nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện tiên
quyết để bất kỳ một doanh nghiệp nào tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Và
trên hết, đối với riêng ngành than, xuất khẩu đã đưa ngành than ra khỏi tình trạng
khủng hoảng và góp phần quan trọng vào việc bình ổn giá than trong nước. Nâng cao
hiệu quả xuất khẩu than là mục tiêu sống còn của Công ty cổ phần Tứ Đỉnh
Vì lý do trên em chọn đề tài: “ giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu than ở công ty
cổ phần Tứ Đỉnh” làm nội dung nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Để có cái nhìn tổng quan về nghành than, thực trạng hoạt động xuất khẩu từ đây có
được những giải pháp hợp lý nhằm thu được lợi nhuận lớn nhất từ hoạt động xuất khẩu
trên cơ sở đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong hiện tại và tương lai.
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu than trong phạm vi Công ty Cổ phần Tứ Đỉnh,
thông qua sự kiểm soát của các cơ quan liên quan đến hoạt động xuất khẩu than.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định trên hai phương diện là không gian và

thời gian. Về mặt không gian là hoạt động xuất khẩu than của Công ty cổ phần Tứ
Đỉnh. Về mặt thời gian trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với những mục tiêu được đề ra ở phần trên, để thực hiện và phát triển đề tài theo
chiều sâu, rộng thì cần phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê - tập hợp phân tích mô tả số liệu : dùng công cụ thống kê tập
hợp tài liệu, số liệu của công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu rút ra
kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
- Phương pháp phân tích tài chính : dùng công cụ các tỷ số tài chính để tính toán, xác
định kết quả từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần của mục lục, phần mở đầu và kết luận, nội dung chuyên đề được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu than ở Công ty cổ phần Tứ Đỉnh
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu than ở Công ty cổ phần Tứ
Đỉnh
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của
công ty xuất khẩu
1.1. Tổng quan về xuất khẩu hàng hóa của công ty
1.1.1. khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là một quá trình thu doanh lợi bằng cách đưa các sản phẩm hoặc dịch
vụ ra khỏi thị trường trong nước và bán chúng ở các thị trường nước ngoài khác với thị
trường trong nước.
Khái niệm xuất khẩu không nằm ở đó là mặt hang hay dịch vụ gì, và nó được
phân phối như thế nào, điều đó không quan trọng. Có rất nhiều phương thức xuất khẩu
để một mặt hàng có thể vươn xa ra thế giới. Nó có thể được vận chuyển bằng tàu biển,

được gửi qua email, hoặc trong những hành lý xách tay cá nhân đem về khi đi máy
bay. Nếu mặt hàng đó được sản xuất tại một nước và được bán cho một ai đó ở quốc
gia khác đó chính là xuất khẩu.
Tuy nhiên, một số nghiệp vụ xuất khẩu xảy ra giữa nước sở và tại người mua cư
trú tại các quốc gia khác, nhưng hàng hóa, dịch vụ lạ được giao ngay tại trong nước và
thu bằng ngoại tệ.
Hoạt động xuất khẩu là việc thực hiện những công việc liên quan đến những
nghiệp vụ bán hàng cho doanh nhân có quốc tịch khác với quốc tịch của nước xuất hay
lưu kho hàng hóa.
Hoạt động xuất khẩu đã ra đời từ rất lâu và nó chính là phương thức phổ biến
nhất với mức độ rủi ro và chi phí thấp để thâm nhập thị trường quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu:
Hàng hóa hữu hình ( sản phẩm)
Hàng hóa vô hình ( dịch vụ, sức lao động )
Xuất khẩu mậu dịch: Kinh doanh nhằm thu lợi nhuận, có thanh toán bằng tiền
hay trao đổi hàng hóa. Nhà xuất khẩu có thể xuất khẩu trực tiếp hoặc ủy thác cho đơn
vị xuất khẩu.
Xuất khẩu phi mậu dịch: hàng xuất khẩu không có giá trị thanh toán. Hóa đơn
phát hành chỉ để tham khảo tính thuế với đơn vị nhận hàng.
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
Xuất khẩu thực chất là hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho nước
ngoài trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương tiện thanh toán.
1.1.2. Vai trò xuất khẩu ở công ty
Xu hướng hội nhập vào nền kinh tế cùng với sự phát triển của phân công lao
động xã hội và phân công lao động hợp tác quốc tế đã làm cho hoạt động xuất khẩu
ngày càng có ý nghĩa quan trọng.
Ba động cơ chủ yếu để các công ty tham gia kinh doanh quốc tế là:
- Tăng doanh số bán hàng: hầu hết các công ty sử dụng xuất khẩu như là cách

thức để tăng doanh số bán hàng khi thị trường trong nước bão hoà.
- Đa dạng hoá thị trường đầu ra: thị trường đầu ra được đa dạng nó có thể ổn định
luồng tiền của công ty để thanh toán cho các nhà cung cấp từ các khách hàng đa dạng
hơn. Các công ty có nguồn thu từ nước ngoài đều có thể đa dạng thị trường bán hàng
và luồng tiền của mình.
- Thu được các kinh nghiệm quốc tế: các nhà kinh doanh và nhà quản lý sẽ thu
được nhiều kiến thức qua việc tiến hành kinh doanh quốc tế. Trong những môi trường
văn hóa kinh tế và chính trị khác nhau thì việc sử dụng xuất khẩu như là một cách thức
để có được các kinh nghiệm quốc tế với chi phí và rủi do thấp.
Xuất khẩu giúp công ty thu về một khoản ngoại tệ phục vụ cho công tác nhập
khẩu. Ngoài ra xuất khẩu còn góp phần tăng tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất tăng thu
nhập cho doanh nghiệp nói riêng, nên kinh tế nói chung.
Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của các công ty trong nước sẽ tham gia vào cuộc
cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, cuộc cạnh tranh này đòi hỏi
các công ty phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được
với thị trường quốc tế
Thông qua xuất khẩu, công ty nói riêng, nền kinh tế nói chung mở rộng quan hệ
đối ngoại với các nước trên thế giới; khai thác có hiệu quả lợi thế tương đối và tuyệt
đối của đất nước từ đó kích thích các ngành kinh tế phát triển.
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
1.2. Quy trình của hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở Công ty
1.2.1. Lập kế hoạch xuất khẩu
Khi bắt tay vào một chiến lược xuất khẩu một hay một nhóm loại hàng hóa nào
đó, công ty cần phải tiến hành lập kế hoạch xuất khẩu với trình tự và nội dung cơ bản
như sau:
Một là, đánh giá các điều kiện nội tại của công ty. Mục đích của bước này là tìm
ra điểm mạnh và điểm yếu trong kinh doanh của công ty để từ đó có thể đầu tư vào
những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của công ty. Công ty cần có đánh giá

đúng đắn về những kết quả đã đạt được, những lợi thế cạnh tranh hoặc những điểm
mạnh mà công ty tin chắc có thể làm tốt hơn những đối thủ cạnh tranh khác; đồng thời
cũng cần nhìn nhận và đánh giá đúng đắn những điểm yếu trong cạnh tranh của công
ty mình.
Hai là, đánh giá các điều kiện và yếu tố bên ngoài. Sau khi tiến hành đánh giá,
phân tích các điều kiện bên trong, cần nghiên cứu những yếu tố bên ngoài có ảnh
hưởng đến việc xuất khẩu sản phẩm của công ty: tiềm năng của thị trường; yếu tố cạnh
tranh; môi trường chính sách, pháp luật; môi trường kinh tế và kinh doanh; môi trường
văn hoá xã hội; môi trường kỹ thuật; hệ thống phân phối…
Ba là, nghiên cứu sản phẩm. Công ty cần định ra những sản phẩm, dịch vụ mà
công ty có thể tìm được thị trường nước ngoài để tiêu thụ với những đặc điểm về bao
gói, chất lượng, hình dạng vật lý, cách thức sử dụng
Bốn là, phân tích SWOT. Sau khi thu thập các dữ liệu thông tin ở các bước trên,
cần thực hiện tổng kết và phân tích để chỉ ra điểm mạnh - yếu, cơ hội - thách thức đối
với công ty. Điều này sẽ giúp công ty tập trung và phát huy những điểm mạnh, giảm
thiểu những điểm ýêu của mình, từ đó đầu tư vốn vào các cơ hội thị trường.
Năm là, xác định các nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công của
thương vụ xuất khẩu.
Sáu là, đặt ra những mục tiêu, chiến lược và kế hoạch hành động.
Bảy là, đánh giá mức độ sẵn sàng xuất khẩu của công ty, như là: kỹ năng, kinh
nghiệm có liên quan đến xuất khẩu; các mối liên hệ giữa công ty và thị trường xuất
khẩu mục tiêu; khả năng tài chính; nhân lực và thời gian
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
1.2.2. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Cũng như trong các hoạt động kinh doanh khác, vai trò của nghiên cứu thị
trường trong xuất nhập khẩu rất quan trọng. Nó giúp công ty đánh giá chính xác
về thị trường xuất nhập khẩu, có nguồn thông tin toàn diện, chuẩn xác làm nền
tảng cho chiến lược marketing xuất nhập khẩu. Nếu không thực hiện nghiên cứu

thị trường xuất nhập khẩu hoặc thực hiện sơ sài, công ty sẽ phải đối mặt với
những rủi ro rất lớn.
Trong việc nghiên cứu này, công ty kinh doanh xuất nhập khẩu cần nắm vững
những nội dung sau: điều kiện chính trị - thương mại chung, luật pháp và chính sách
buôn bán, điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước…
Bên cạnh đó, công ty cũng cần nắm vững những điều có liên quan đến mặt hàng kinh
doanh của mình trên thị trường nước ngoài đó, như: dung lượng thị trường, tập quán
và thị hiếu tiêu dung, những kênh tiêu thụ (các phương thức tiêu thụ), sự biến động giá
cả…
Khi nghiên cứu những nội dung trên, người ta áp dụng hai phương pháp chủ
yếu là
nghiên cứu tại văn phòng (điều tra qua tài liệu, sách báo…) và điều tra thực địa.
Ngoài hai phương pháp này, người ta còn có thể sử dụng các phương pháp như: mua,
bán thử; mua dịch vụ thông tin của các công ty điều tra tín dụng; thông qua người thứ
ba để tìm hiểu khách hàng v.v
1.2.3.Định giá xuất khẩu
Giá cả là yếu tố quan trọng trong giao dịch ngoại thương. Do vậy, việc xác định
giá xuất khẩu như thế nào hết sức có ý nghĩa đối với công ty, nó là cơ sở để công ty
tiến hành các bước giao dịch hay đàm phán kí kết hợp đồng. Công ty cần lưu ý rằng
nếu giá xuất khẩu được đính giá quá thấp so với giá nên xuất thì sẽ bị giảm lợi nhuận;
còn nếu định giá cao hơn giá nên bán thì ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm.
Thông thường trong xuất khẩu việc xác định giá thường dựa trên phương pháp sai
biệt phí tổn.
1. Giá thành chế tạo (manufacturing cost) + các chi phí xuất khẩu (special
exporting cost) = giá thành sản xuất (factory cost)
2. Giá thành sản xuất – thuế được hoàn lại = giá thành sản xuất thuần
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
3. Giá thành xuất khẩu + lợi nhuận + chi phí bán hàng = giá xuất xưởng (Ex

Works Price).
4. Giá xuất xưởng + chi phí vận tải nội địa + các chi phí lưu kho, lưu bãi cầu
cảng, bốc xếp = giá FOB
5. Giá FOB + chi phí vận tải = giá CFR
6. Giá CFR + phí bảo hiểm = giá CIF
Ngoài ra còn cần phải cộng thêm chi phí khác như : phí ngân hàng, phí ký quỹ,
phi ngoại hối kỳ hạn
1.2.4. Giao dịch và đàm phán, dẫn tới kí kết hợp đồng xuất khẩu
Để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với nhau, người xuất khẩu và người nhập
thường phải qua một quá trình giao dịch, thương thảo về các điều kiện giao dịch.
Quá trình đó gồm các bước chính sau:
- Hỏi hàng( hỏi giá): Là việc người mua gửi tới một hay một nhóm người cung
cấp về những hàng hóa mình quan tâm hoặc có nhu cầu.
- Chào hàng: Là việc người bán gửi tới một hoặc một nhóm những người mua
những thông tin về hàng hóa của công ty mình. Đơn chào hàng cần rõ ràng và hấp dẫn,
không chỉ thể hiện ở giá thấp hay sự giảm giá, mà còn thể hiện ở cả dịch vụ cung cấp
người mua, phẩm chất hàng tốt, điều kiện thanh toán có lợi cho người mua.
- Đặt hàng: Là đề nghị chắc chắn về việc ký kết hợp đồng, xuất phát từ người
mua. Khi đặt hàng, cần xác định chính xác tên hàng, phẩm chất, quy cách, số lượng
cần đặt mua
1.2.5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương đã ược ký kết, các bên tham
gia ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là công việc rất phức tạp vì nó đòi
hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền lợi quốc gia
và đảm bảo uy tín kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu. Về mặt kinh doanh, trong
quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, công ty kinh doanh xuất
nhập khẩu phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính danh lợi và hiệu quả
của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch.
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
9

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải tiến hành các khâu
công việc sau đây:
Giục mở L/C và kiểm tra L/C (nếu hợp đồng quy định sử dụng phương thức tín
dụng chứng từ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hóa, thuê tàu hoặc lưu cước,
kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá, làm thủ tục hải quan, gian hàng lên tàu, mua bảo
hiểm, làm thủ tục thanh toàn và giải quyết khiếu nại (nếu có).
1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
1.3.1. Xuất khẩu tại chỗ
Là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu ngay tại chính đất nước mình để thu
ngoại tệ thông qua việc giao hàng bán cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam theo sự chỉ định của thương nhân nước ngoài; hoặc bán hàng sang khu
chế xuất hoặc các xí nghiệp chế xuất đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Ưu điểm của hình thức này là làm tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm rủi ro trong
kinh doanh xuất khẩu, giảm được các chi phí trong kinh doanh xuất khẩu như chi phí
vận tải, chi phí bảo hiểm hàng hoá, đồng thời được hưởng ưu đãi về thuế . Bên cạnh
đó, người kinh doanh xuất khẩu cũng không cần am hiểu kỹ các luật pháp quốc tế
cũng như các tập quán thương mại của các nước khác. Tuy nhiên, hình thức xuất khẩu
này cũng có những hạn chế nhất định Thủ tục xuất khẩu khá phức tạp; thời gian xử lý
hoàn thuế GTGT quá lâu. Với các nguyên nhiên vật liệu sản xuất tại chỗ phụ thuộc rất
nhiều vào trình độ, năng lực của nền kinh tế; đây là cuộc cạnh tranh mà thông thường
chúng ta bị thua do giá sản phẩm trong nước thường cao hơn giá nhập khẩu của sản
phẩm
đó từ nước ngoài vào; và như vậy không phát huy được thế mạnh của chúng ta là
cung ứng sản phẩm tại chỗ cho các doanh nghiệp FDI. Do vậy, hình thức xuất khẩu tại
chỗ thường được áp dụng tại những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực
hiện xuất khẩu tại chỗ hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam; thương nhân
Việt Nam có tiềm lực kinh tế mạnh hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác
có nhu cầu nhập khẩu tị chỗ khi mới tiếp cận thị trường.
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12

10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
1.3.2. Gia công xuất khẩu
Là một phương thức sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó người đặt gia công ở
nước ngoài cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo
mẫu và định mức cho trước; người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản
xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công
sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công. Đây là hình thức thích hợp với
các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện vốn đầu tư hạn chế, chưa am hiểu về pháp
luật quốc tế, chưa có thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp nổi tiếng; thông qua hoạt
động này để tận dụng nguồn lao động dồi dào, tận dụng cơ sở nhà xưởng, máy móc,
sử dụng nguyên phụ liệu, vật tư sẵn có trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước khác
nhau, sử dụng thương hiệu, kênh phân phối hàng hoá của bên đặt gia công ở nước
ngoài. Bên cạnh đó, rủi ro trong hình thức xuất khẩu này cũng ít hơn vì đầu vào và đầu
ra của quá trình kinh doanh đều do phía đối tác đặt gia công nước ngoài lo. Và có thể
nói, đây là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho người lao động thu ngoại tệ.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của hình thức gia công hàng hoá xuất khẩu,
có thể thấy rằng, đây là loại hoạt động rất khó kiểm soát đối với cơ quan nhà nước, bị
phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài đặt gia công; ngoại tệ thu được chủ yếu là tiền
gia công, mà đơn giá gia công ngày một giảm trong điều kiện cạnh tranh lớn giữa các
đơn vị nhận gia công.
1.3.3. Xuất khẩu uỷ thác
Đây là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh dịch vụ thương mại thông
qua nhận xuất khẩu hàng hóa cho một doanh nghiệp khác và được hưởng phí trên việc
xuất khẩu đó. Ở khía cạnh nào đó, hình thức này làm tăng tiềm lực kinh doanh xuất
khẩu cho công ty nhận uỷ thác như duy trì khách hàng, thị trường…đồng thời phát
triển hoạt động thương mại dịch vụ, tăng thu nhập cho doanh nghiệp mà không cần
đầu tư nhiều vốn. Nhưng mặt khác, doanh nghiệp nhận uỷ thác lại phụ thuộc hoàn toàn
vào đối tác, nên tính chủ động trong tiếp cận thị trường kém (không nắm bắt được nhu
cầu của thị trường, khiến sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, giá xuất khẩu quá thấp

so với giá bán thực tế)và có thể phải liên đới chịu trách nhiệm trong các tranh chấp
thương mại. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp nhận uỷ thác đã bị thiệt hại không ít khi quá
phụ thuộc vào các đối tác trung gian.
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
1.3.4. Xuất khẩu qua đại lý ở nước ngoài
Là hình thức doanh nghiệp có hàng xuất khẩu thuê doanh nghiệp nước ngoài làm
đại lý bán hàng hoá của mình để thu ngoại tệ về. Ưu điểm của hình thức này là doanh
nghiệp không cần đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động thương mại ở
nước ngoài mà vẫn có thể thâm nhập sâu và rộng vào thị trường khu vực và thế giới;
phát triển thương hiệu và thị phần ở nước ngoài; chịu ít rủi ro khi thâm nhập vào thị
trường nước ngoài. Tuy nhiên, nếu không am hiểu tận tường đối tác nhận đại lý hoặc
không ký hợp đồng đại lý chặt chẽ, dễ bị chiếm dụng vốn (do đối tác không trả) và giải
quyết có yếu tố nước ngoài phức tạp; tốn nhiều chi phí thuê người quản lý có năng lực
ở nước ngoài. Do vậy, hình thức này chỉ nên áp dụng với các công ty có thương hiệu
và kiểu dáng công nghiệp, thiết kế sản phẩm có uy tín nhưng chưa biết cách tiếp cận
thị trường nước ngoài.
1.3.5. Tạm nhập tái xuất
Hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất được hiểu là việc mua bán hàng hoá
của một nước để bán cho một nước khác trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại
thương, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam, rồi làm thủ tục xuất khẩu
mà không qua khâu chế biến. Mọi hình thức tạm nhập nhằm mục đích dự hội chợ,
triển lãm hoặc sửa chữa máy móc, phương tiện theo quy định của hợp đồng hợp tác
đầu tư, liên doanh sản xuất… để rồi tái xuất không được coi là kinh doanh theo hình
thức tạm nhập để tái xuất.
1.3.6. Chuyển khẩu
Được hiểu là việc mua hàng của một nước (nước xuất khẩu) để bán cho một
nước khác (nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không
làm thủ tục xuất khẩu từ Việt Nam.

Đặc điểm của hình thức này là mặt hàng kinh doanh phụ thuộc vào chính sách
mặt hàng của nước bên bán và của nước bên mua, theo thông lệ và tập quán quốc tế.
Vì vậy nó đòi hỏi thương nhân phải am hiểu thị trường, luật lệ, giá cả, các phương
thức thanh toán quốc tế của nhiều nước. Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu theo hình
thức này có thể kiếm lợi nhuận mà không cần bỏ vốn, đồng thời không phải nộp thuế
xuất nhập khẩu, tuy nhiên cũng phải chịu nhiều rủi ro do phải vận chuyển nhiều.
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
1.3.7. Thương mại biên giới
Đây là hình thức trong đó các hoạt động mua, bán trao đổi hàng hóa diễn ra ở
khu vực biên giới các nước láng giềng, bao gồm: mua bán chính ngạch, tiểu ngạch,
mua bán ở chợ biên giới, mua bán của cư dân biên giới.
Thương mại biên giới thường được hiểu là áp dụng cho cá nhân, doanh nghiệp
có đăng kí kinh doanh, mã số thuế và phải làm thủ tục xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu
trước khi đưa hàng hóa qua biên giới nước có chung đường biên.
Hàng hóa buôn bán qua biên giới khi xuất khẩu, nhập khẩu đều phải nộp thuế và
lệ phí theo quy định pháp luật của Việt Nam trừ hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới
trong định lượng miễn thuế, được hưởng các ưu đãi về thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hóa qua biên giói theo thỏa thuận song phương với hai nước có chung biên giới.
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu than ở Công ty cổ
phần Tứ Đỉnh
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Tứ Đỉnh
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tứ Đỉnh.
Công ty cổ phần Tứ Đỉnh hoạt động và tồn tại với tư cách pháp nhân là một
Công ty Cổ phần do các cổ đông đóng góp vốn vào hoạt động sản xuất kinh
doanh.

- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Tứ Đỉnh
- Số đăng ký kinh doanh: 5300 323 635
- Mã số thuế: 5300323 635
- Trụ sở giao dịch: Tổ 7 Phố Cầu Mây, TT Sa Pa, H.Sa Pa, tỉnh Lào Cai
- Số điện thoại:0203. 686 688 Fax:0203.686 688
- TK: 11 821 883 916 013 Ngân hàng giao Techcombank CN Lào Cai
- Tổng số vốn kinh doanh là: 21.925.000.000đ
Trong đó: Vốn pháp định: 15.925.000.000
Vốn ngân sách: 1.635.000.000đ
Vốn bổ sung: 3.524.000.000đ
Công ty được thành lập vào ngày 14/03/1999.
Công ty Cổ phần Tứ Đỉnh là đơn vị kinh doanh độc lập từ một doanh nghiệp ban
đầu thành lập với những khó khăn nhất định về mặt tài chính và kinh nghiệm thực tế.
Nhưng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty đã từng bước phát
triển một cách mạnh mẽ toàn diện và uy tín lớn trên thị trường xây dựng, đã và đang
tham gia thi công nhiều công trình trong và ngoài tỉnh. Trong quá trình thi công công
trình đã không ngừng đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ của ngành vào
các công trình của công ty.
Trong quá trình hoạt động, đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng có tay nghề
cao, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, các công trình thi công có mặt ở cả trong và
ngoài tỉnh đều được thị trường chấp nhận và đánh giá là sản phẩm có chất lượng cao
góp phần xây dựng quê hương đất nước. Công ty đã phát triển ngày càng vững mạnh,
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận. Từ đó công ty đã có nguồn thu lớn cho
ngân sách nhà nước.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Chức năng nguyên thủy của Công ty khi mới thành lập là bán buôn, bán lẻ loại
hàng hoá vật phẩm tiêu dùng, ngày nay Công ty hoạt động trong nền kinh tế mới nên

chức năng cuả Công ty thay đổi phù hợp với chế độ.Công ty là trung gian kết nối giữa
nhà sản xuất với người tiêu dùng. Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm cần thiết
với sở thích của người tiêu dùng qua đó nêu rõ vai trò sử dụng của hàng hóa.
Chức năng rất quan trọng của Công ty là: Tham gia phương hướng và chiến lược
kế hoạch phát triển nghành luyện kim, khai thác xuất khẩu than.
Lĩnh vực kinh doanh:
- Khai thác, chế biến, kinh doanh ngành luyện kim
- Mua bán, xuất nhập khẩu than và các sản phẩm liên quan
- Tư vấn các hoạt động mua bán khoáng sản
- Công nghiệp than: khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, sàng tuyển, chế
biến, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm và
khoáng sản khác đi cùng với than.
- Công nghiệp khoáng sản (bao gồm công nghiệp bô xít – alumin - nhôm và các
khoáng sản khác): khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, làm giàu quặng, gia
công, chế tác, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm alumin, nhôm, đồng,
chì, kẽm, crôm, thiếc, đá quý, vàng, các kim loại đen, kim loại mầu khác và khoáng
sản khác.
- Công nghiệp điện: đầu tư xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy
nhiệt điện, các nhà máy thuỷ điện; bán điện cho các hộ kinh doanh và tiêu
dùng theo quy định của pháp luật.
- Cơ khí: đúc, cán thép; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí, xe vận tải, xe
chuyên dùng, phương tiện vận tải đường sông, đường biển, thiết bị mỏ, thiết bị điện,
thiết bị chịu áp lực và các thiết bị công nghiệp khác.
- Vật liệu nổ công nghiệp: đầu tư xây dựng, sản xuất, mua bán, dự trữ, xuất nhập khẩu
các loại vật liệu nổ công nghiệp; cung ứng dịch vụ khoan nổ mìn, sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp.
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
- Quản lý, khai thác cảng biển, bến thuỷ nội địa và vận tải đường bộ, đường sắt,

đường thuỷ chuyên dùng, xếp dỡ, chuyển tải hàng hóa.
- Vật liệu xây dựng: khai thác đá, sét, cát, sỏi, các loại phụ gia; sản xuất xi măng, gạch
ngói và các loại vật liệu xây dựng khác. - Xây lắp đường dây và trạm điện; xây dựng
các công trình công nghiệp, luyện kim, nông nghiệp, giao thông và dân dụng Đầu tư,
kinh doanh kết cấu hạ tầng và bất động sản Cấp nước, xử lý chất thải, trồng rừng và
sản xuất, dịch vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Sản xuất kinh doanh dầu mỡ bôi
trơn, nitơ, ôxy, đất đèn, hàng tiêu dùng, cung ứng vật tư, thiết bị Các dịch vụ: đo đạc,
bản đồ, thăm dò địa chất; tư vấn đầu tư, thiết kế; khoa học công nghệ, tin học, kiểm
định, giám định hàng hóa; in ấn, xuất bản; đào tạo, y tế, điều trị bệnh nghề nghiệp và
phục hồi chức năng; thương mại, khách sạn, du lịch; hàng hải; xuất khẩu lao động; bảo
hiểm, tài chính.
- Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
*Các ngành nghề kinh doanh khác
STT Tên ngành Mà ngành
1 Sản xuất sản phẩm từ plastic 2220
2 Sản xuất đồ điện dân dụng 2570
3 Xây dựng nhà các loại 4100
4 Xây dựng công trình công ích 4220
5 Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô xe máy 4542
6 Mua bán hóa chất vật tư phân bón cho nông nghiệp 4610
7 Buôn bán thiết bị và linh kiện viễn thông 4652
8 Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp 4653
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty:
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
.
- Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

* Hội đồng quản trị: là cơ quan Quản lý của Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc
quyền hạn của ĐHCĐ thì HĐQT có những quyền hạn sau:
- Quyết định huy động thêm vốn, lựa chọn phương án đầu tư.
- Bổ nhiệm, bãi nhiệm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và các chức danh khác theo
quy định.
- Quyết định giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty.
- Quyết định góp vốn liên doanh, liên kết, mua cổ phần của các DN khác.
* Ban Giám đốc: Bao gồm một giám đốc và một phó giám đốc
- Giám đốc: là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý điều hành, chỉ đạo mọi hoạt
động của Công ty và trước Pháp luật về hoạt động kinh doanh của Công ty về toàn bộ hoạt
động của Công ty, đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ CNV theo luật
định. Giám đốc là người phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo các công việc sau:
+ Tổ chức nhân sự, đề bạt cán bộ, quyết định về tiền lương tiền thưỏng sử dụng các quỹ.
+ Định hướng kinh doanh và quyết định các chủ trương lớn về phát triền kinh doanh trong
nước.
+ Quyết định các kế hoạch kinh doanh, tài chính, mở rộng mạng lưới kinh doanh.
+ Ký duyệt phiếu thu, chi, quyết toán theo định kỳ.
+ Ký văn bản gửi các cơ quan cấp trên.
- Phó Giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc trong quản lý và điều hành lĩnh vực được
phân công, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp Luật về kết quả chỉ đạo, điều hành và
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
17
Hội đồng quản trị
Phòng TCHC
Ban Giám đốc
điều hành
Ban kiểm soát
Phòng kế hoạch
Phòng kế toán

Phòng kỹ thuật
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
giải quyết các công việc được phân công hoặc uỷ quyền khi Giám đốc đi vắng và trực tiếp
điều hành.
Các phòng ban chức năng:
- Ban kiểm soát: có 3 thành viên do ĐHCĐ bầu ra, có nhiệm vụ quyền hạn sau:
+ Kiểm tra tình hợp lý, hợp pháp trong quản lý, trong ghi chép sổ kế toán vào BCTC,
kiểm tra từng vấn đề có liên quan đến tài chính và việc điều hành hoạt động của Công ty.
+ Thường xuyên báo cáo với HĐQT về kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo ĐHCĐ
về tính chính xác, trung thực hợp pháp của việc ghi chép lưu chữ chứng từ và lập sổ kế toán,
BCTC.
- Phòng tổ chức Hành chính: có nhiệm vụ tham mưu lên Giám đốc để bố trí sắp
xếp bộ máy tổ chức và công tác cán bộ của Công ty, thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
lao động, bổ xung thêm lao động các chế độ chính sách về BHXH, BHYT theo quy định hiện
hành. Quản trị văn phòng, chỉ đạo công tác bảo vệ.
- Phòng Kế toán: có chức năng giúp đỡ Giám đốc Công ty quản lý và sử dụng vốn,
tham gia các quá trình đầu tư tài chính, xây dựng các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài
chính hàng năm, hàng quý thực hiện và chỉ đạo các cửa hàng trực thuộc Công ty hạch toán kế
toán theo đúng các văn bản pháp quy của Nhà Nước.
- Phòng Kế hoạch, Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo trong xây
dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh tế, kỹ thuật tài chính, định hướng kinh doanh, tìm
kiếm nguồn hàng, khai thác bạn hàng để mua hàng hoá, liên doanh liên kết. Xuất phát từ chức
năng, nhiệm vụ và đặc điểm về kinh doanh của Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty được
bố trí một cách hợp lý, khoa học gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của họ,
phân rõ quyền hành trách nhiệm, duy trì được kỷ luật. Đồng thời các mệnh lệnh, nhiệm vụ và
thông báo cũng được chuyển từ lãnh đạoCông ty đến cấp dưới cuối cùng được thực hiện một
cách nhanh chóng, chính xác.Tuy nhiên nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban
nghiệp vụ trong Công ty và hiệu quả làm việc tối đa của các nhà quản lý Công ty.
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Công ty cổ phần Tứ Đỉnh
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12

18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
2.2.1 Tình hình xuất khẩu than của Công ty
Phân loại than xuất khẩu của Công ty:
Nhu cầu than Antraxit ngày càng được nâng lên đối với việc phát triển năng lược của
các quóc gia, nhiều nước có xu hướng quay lại sử dụng các nhà máy nhiệt điện sử dụng than
để phục vụ các nghành công nghiệp năng lượng và các nghành liên quan trong nước nhằm
giảm sức ép về giá dầu mỏ trong giai đoạn hiện nay. Than Antraxit là loại than có đặc tính và
tiêu chuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn đặt ra trên thị trường hiện nay, các tiêu chuẩn giao dịch
về than hiện nay của than Antraxit của Công ty hiện nay như:
- Nhiệt lượng tỏa ra và có độ kết dính của than theo tiêu chuẩn
- Lưu huỳnh cháy tối đa là 0,8%
- Độ tro và độ ẩm thấp
- Trong than không chứa tạp chất
Dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc tính cũng như thành phần của than Antraxit, Công ty
hiện đang khai thác và xuất khẩu các loại than như sau
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn than Antraxit xuất khẩu của Công ty
( Nguồn: Ban kế toán – tài chính - Công ty cổ phần Tứ Đỉnh )
Các loại than này được phân loại dựa trên các tiêu chí như kích cỡ hạt, độ tro, độ ẩm hay hàm
lượng cacbon, lưu huỳnh và quan trọng đó là nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi đơn vị than tiêu
dùng. Nhưng cũng có thể phân loại than thương phẩm theo các loại hạt: Than cục, than cám
và than bùn
Hiện nay Công ty đang áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng trong việc phân loại than
sản phẩm như:
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
+ TCVN 172: 1997 ( ISO 589: 1981) Than đá – Xđ độ ẩm toàn phần
+ TCVN 173: 1995 ( ISO 1171: 1981) Nhiên liệu – Xđ hàm lượng tro
+ TCVN 174: 1995 ( ISO 652: 1981) Than và cốc – Xđ hàm lượng chất bốc

+ TCVN 175: 1985 ( ISO 334: 1992) Nhiên liệu khoáng rắn – Xđ hàm lượng lưu huỳnh
+ TCVN 4307: 86 Than – phương pháp xác định tỷ lệ dưới cỡ và trên cỡ
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu than của Công ty
a. Kim ngạch xuất khẩu than của Công ty
Than xuất khẩu của Công ty không ngừng được tăng lên hàng năm cả về số lượng và cả chất
lượng trong những năm qua, nhưng trong tương lai thì số lượng than xuất khẩu của Công ty
sẽ được ưu tiên về chất lượng và phẩm cấp than xuất khẩu hơn là ưu tiên về số lượng xuất
khẩu như các giai đoạn trước. Nếu như giai đoạn 2005-2007 là giai đoạn chịu nhiều ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á thì giai đoạn nghiên cứu 2008- 2013 là giai
đoạn bứt phá phát triển và khẳng định nghành than của Công ty trên thị trường xuất khẩu.
Bảng 2.2 Sản lượng khai thác và xuất khẩu than của Công ty giai đoạn 2008
-2013
( Đơn vị tính: Triệu/tấn )
2008 2009 2010 2011 2012
Nguyên khai 15.6 17.1 20 27.3 34.9
Than sạch 13.4 16.4 18.9 27.3 32.8
Tiêu thụ chung 12.5 14.7 18.1 24.7 30.2
Trong nước 8.5 9.1 11.5 14.2 15.5
Xuất khẩu 4 5.6 6.6 10.5 14.7
( Nguồn: Ban kế toán – tài chính- Công ty cổ phần Tứ Đỉnh )
Trong năm 2008, sản lượng than khai nguyên đạt 15,6tr tấn nhưng lượng than xuất
khẩu cũng đã chiếm một tỷ lệ khá ổn định và cao trong than nguyên khai cũng như đối
với than sạch thương phẩm, với lượng phục vụ xuất khẩu là 4tr tấn đã chiếm gần 26%
của sản lượng than nguyên khai của năm 2008 và chiếm đến 32% sản lượng than được
tiêu thụ trên thị trường của ngành than bao gồm cả trong và ngoài nước. Sự gia tăng về
số lượng than của Công ty vẫn tăng đều trong hàng năm trong suốt quá trình nghiên
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
cứu, trong năm 2008 lượng than khoáng sản xuất khẩu mới chỉ đạt 4tr tấn nhưng sau

đấy 3 năm 2010 thì sản lượng than tăng lên 2 lần so với 2008. Đến 2012 thì lượng than
xuất khẩu của Công ty đạt hơn 20tr tấn, như vậy có thể thấy khoảng cách giữa các năm
mà lượng than xuất khẩu tăng lên gấp đôi có xu hướng giảm xuống, tốc độ tăng xuất
khẩu đã làm cho lượng than của Công ty xuất ra thị trường quốc tế càng nhiều. Trong
những năm qua, lượng than được sử dụng trong nước đang ở mức độ trung bình do
nhu cầu than trong nền kinh tế của nước ta vẫn được đáp ứng nên lượng xuất khẩu
than cả trong và ngoài nước khá cao. Trong 2012 tỷ trọng than xuất khẩu trên lượng
tiêu thụ chung và khai thác nhanh tăng đột biến so với năm trước, khi mà lượng than
của Công ty xuất khẩu chiếm 57% lượng than của Công ty.
Biểu đồ 2.1. Sản lượng khai thác, tiêu thụ và xuất khẩu than của Công ty cổ
phần Tứ Đỉnh 2008 đến nay
( ĐV: triệu tấn )

( Nguồn: Ban kế toán – tài chính - Công ty cổ phần Tứ Đỉnh )
Sản lượng than của Công ty 2013 so với 2012 là không nhiều, không phải thị
trường than thế giới giảm sút mà là do nhu cầu năng lượng than trong nước tăng lên và
sản lượng khai thác than của Công ty đang phải đối mặt với một số mỏ nằm sâu trong
đất, các mỏ than khoáng sản lộ thiên đã khai thác sắp hết lượng than nên nguồn than
nên nguồn than chủ yếu được khai thác từ mỏ sâu trong lòng đất. Không những thế mà
sản lượng than xuất khẩu của Công ty giảm sút, xuất khẩu than của Công ty vẫn giữ
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
được một mức xuất khẩu hợp lý ra thị trường quốc tế không chỉ bổ sung nguồn vốn
sản xuất kinh doanh mà còn bù lỗ cho hoạt động kinh doanh than trong nước do giá
than tiêu thụ trong nước chỉ bằng một nửa giá than xuất khẩu.
Bảng 2.5. Tốc độ gia tăng tương đối của hoạt động sản xuất và xuất khẩu
than của Công ty cổ phần Tứ Đỉnh
2008 2009 2010 2011 2012
Than khoáng sản xuất

khẩu – triệu tấn
5.6 6.6 11.3 17.1 21.3
Tốc độ gia tăng xuất
khẩu- %
40 17.9 71.2 51.3 24.6

( Nguồn: Ban kế toán – tài chính - Công ty cổ phần Tứ Đỉnh )
Theo số liệu của bảng ta thấy trong năm 2012, lượng than xuất khẩu của Công ty
tăng đột biến về số lượng so với năm 2011 là 6,6 triệu tấn, đấy là mức tăng lớn nhất
trong sản lượng xuất khẩu của ngành than của Công ty. Tuy nhiên tốc độ tăng lên của
năm 2012 đối với năm trước là không lớn mà chỉ đạt ở mức khoảng 6,6%, sản lượng
xuất khẩu tăng đột biến, kim nghạch đạt 627 USD tăng 38,6% về kim nghạch năm
2011 nhưng điều đáng nói là trong xu hướng giá nhiên liệu trên thế giớ tăng mạnh,
nhất là giá của dầu mỏ thì giá than của nước ta lại giảm.Trong năm 2011 giá than trên
mỗi tấn hàng xuất đạt trung bình 37,2 USD thì đến 2012, trung bình giảm xuống còn
31,1USD/tấn. Chính vì vậy sản lượng xuất khẩu của ngành than tăng cao nhưng giá trị
lại tăng chậm hơn. Đến đầu năm 2012 do biến động của thị trường than trên thế giới,
khi mà giá than có xu hướng giảm xuống, đó là một điều hợp lý đối với ngành than
khoáng sản khi mà muốn bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia trước sự khai thác.
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
Bảng 2.3. Một số kết quả sản xuất và kinh doanh than của quý 1/2013
Đơn vị
tính
Kế
hoạch
Thực
hiện quý
So sánh thực hiện quý

Kế
hoạch
Cùng kỳ
Doanh thu than
T
ỷ đồng 24.588 5.644 23.0 120.4
Than nguyên
khai
1000 tấn 45.625 11.416 25 124.7
Than sạch sản
xuất
1000 tấn 41.520 10.194 24.6 103.4
Than tiêu thụ
chung
1000 tấn 40.000 9.119 22.8 95.9
Xuất khẩu 1000 tấn 20.000 4.700 23.5 81.8
( Nguồn: Ban kế toán – tài chính - Công ty cổ phần Tứ Đỉnh )
Theo kế hoạch đặt ra thì lượng than xuất khẩu năm nay ra thị trường quốc tế cũng chỉ
dừng ở mức 20 tr tấn than khoáng sản sản phẩm, như vậy trong những năm gần đây
sản lượng than của Công ty đã có sự phát triển ổn định, trong xu hướng lâu dài thì
lượng than xuất khẩu sẽ có xu hướng nằm ở một ngưỡng nhất định nhằm mục đích bảo
đảm lượng than tiêu thụ trong nước và hạn chế khai thác nguồn tài nguyên quý giá của
quốc gia.
b. Thị trường xuất khẩu than của Công ty
Than Antraxit lâu nay đươc biết đến trên thị trường như một nguồn nguyên liệu trực
tiếp quan trọng trong các nghành công nghiệp như: Sản xuất thép, xi măng, điện lực và
hóa chất Thị trường nhập khẩu than của Công ty là Trung Quốc, Malaysia, philipin.
Trong những năm gần đây nhu cầu về than của các nước tăng mạnh, đặc biệt các thị
trường mới nổi như Trung Quốc nên thị trương than xuất khẩu vào nước này tăng
nhanh. Hiện nay giá xuất khẩu than cao hơn gấp 2 lần giá bán trong nước, nên đây là

nguồn thu quan trọng của Công ty.
Theo số liệu tổng hợp trong năm 2012, ngành than của Công xuất khẩu sang 3 nước,
trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường có mức tiêu thụ nhiều nhất.
Bảng 2.4. Thị trường tiêu thụ than của Công ty
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
Thị trường xuất khẩu Lượng xuất khẩu
( tấn)
Gía trị xuất khẩu
(USD)
Tỷ trọng giá trị xuất
khẩu (%)
Trung Quốc 17856698 447139477 65,833
Malaysia 139340 10304206 1,517
philipin 163583 8713882 1,283
( Nguồn: Ban kế toán – tài chính - Công ty cổ phần Tứ Đỉnh )
Có thể thấy, lượng than xuất khẩu vào Trung Quốc vượt trội so với các thị
trường khác, với lượng nhập khẩu gần 20tr tấn và doanh thu đạt về là 420USD.
Kế hoạch xuất khẩu than 2013 dự kiến là 20tr tấn. Các thị trường chủ yếu vẫn là
Trung Quốc, malaysia, philipin. Theo số liệu tổng hợp trong tháng 1/2013 thì lượng
than xuất khẩu 2013 đã tiếp cận thêm 1 số thị trường khác đạt gần 1tr tấn và giá trị thu
về khoảng 37 tr USD.
+ Thị trường Trung Quốc
Trong thời gian năm 2008, thị trường Trung Quốc hầu như không nhập khẩu
than, không phải vì nhu cầu tiêu thụ của thị trường Trung Quốc nhỏ mà do Trung
Quốc cũng là một quốc gia có trữ lượng than đá lớn trên thế giới nên sản lượng hàng
năm Trung Quốc khai thác được đáp ứng phần nào nhu cầu trong nước. Từ khi gia
nhập WTO nhu cầu đáp ứng nguồn lực phát triển và đầu tư trong nền kinh tế để chủ
động đón nhận các luồng đầu tư từ bên ngoài nên dần dần Trung Quốc bắt đầu tăng

nhu cầu sử dụng than công nghiệp, phát triển một nghành công nghiệp có tiền đề vững
chắc và chủ động. Nếu như giai đoạn trước 2008 Trung Quốc được đánh giá là thị
trường nhỏ và manh mún của Công ty thì nay Trung Quốc lại là thị trường tiêu thụ
than lớn nhất của Công ty.
2.3. Đánh giá chung về hiệu quả xuất khẩu than tại Công ty cổ phần Tứ
Đỉnh
2.3.1. Những mặt được
- Tạo nguồn thu lớn cho Công ty từ việc xuất khẩu than
Những thành tựu trong sản lượng và doanh thu xuất khẩu đã được ngành than
cụ thể hóa bằng những con số trong các năm và các giai đoạn của quá trình phát triển.
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa quản lý kinh doanh
trong giai đoạn 2008 đến nay thì sản lượng xuất khẩu than của Công ty đạt gần 40tr
tấn ra các nước khác. Với nguồn thu về từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu than đạt
hơn 20 tỷ nghìn đồng trong giai đoạn nghiên cứu, với sự biến động doanh thu từ hoạt
động xuất khẩu than là không lớn giữa các năm nên nghành than cuả Công ty được
phát triển vững chắc.
- Tạo được một vị thế quan trọng của than của Công ty trên thị trường quốc tế
Hiện nay, thị trường thế giới biết đến sản phẩm than khoáng sản Việt Nam với
loại than Antraxit chất lượng cao nên được ưu tiên trong các nghành công nghiệp quan
trọng như Trung Quốc có than của Công ty xuất khẩu sang. Việc nâng cao chất lượng
sản phẩm đã và đang được Công ty chú trọng thực hiện trong mấy năm qua và nó cũng
mang lại nhiều thành công nhất định bằng việc đầu tư các dây chuyền công nghệ hiện
đại vào quá trình khai thác và sàng tuyển than trước khi xuất đi các thị trường trong
nước và ngoài nước. Tuy nhiên,nhiệm vụ nâng cao chất lượng sản phẩm than là nhiệm
vụ lâu dài của Công ty, có thành công được trong việc nâng cao hàm lượng công nghệ
trong sản phẩm than khoáng sản thì mới mong được ngành than của Công ty thu được
giá trị lớn nhất.
Công ty đã đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ khai thác và sang tuyển than,

sản xuất và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp một cách mạnh mẽ nhằm tiết kiệm tài
nguyên than, nâng cao độ đảm bảo an toàn trong khai thác; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ
tầng.
Công ty và câc đơn vị thành viên đã thực hiện nghiêm túc quy hoạch cán bộ, tạo điều
kiện cho cán bộ phát triển, đã tổ chức tốt việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động,
các hoạt động văn hóa thể thao, giải trí. Công ty đặc biệt quan tâm giải quyết lao động
dôi dư, đổi mới cơ cấu lao động và công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ cũng hết sức
chú trọng.
Với những kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu than khoáng sản,
ngành than của Công ty hàng năm đã đóng góp một lượng không nhỏ cho Công ty nói
chung. Lượng ngoại tệ trong hoạt động xuất khẩu than được tăng lên hàng năm, đó là
nguồn vốn bổ sung cho hoạt động sản xuất và phát triển hoạt động xuất khẩu than
khoáng sản trong những năm tới, không những thế, nguồn vốn còn bổ sung, đổi mới
dây chuyền công nghệ cho ngành than. Sau khi cân đối nguồn vốn cho sự phát triển
Sv: Nguyễn Thị Diễn Lớp QTKD6-K12
25

×