Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu tại công ty TNHH vận tải- thương mại và dịch vụ Đức Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232 KB, 34 trang )

Trường ĐHTM
"Hoàn thiện quy trình thủ tục
hải quan cho hàng hoá xuất
khẩu tại công ty TNHH vận tải-
thương mại và dịch vụ Đức Việt
(Ducviet cargoteam)"
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
1
Trường ĐHTM
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình em thực hiện nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện quy
trình làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu tại công ty TNHH vận tải-
thương mại và dịch vụ Đức Việt", em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy cô giáo trong bộ môn Quản Trị Tác Nghiệp Thương Mại quốc tế
trường ĐH Thương Mại Hà Nội và công ty TNHH vận tải- thương mại và
dịch vụ Đức Việt - nơi em được thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- Cô giáo Mai Thanh Huyền - GV bộ môn QTTNTMQT
- Các anh chị trong công ty TNHH vận tải- thương mại và dịch vụ Đức
Việt nhất là các anh chị thuộc bộ phận Hải Quan của công ty.
Tuy nhiên, do thời gian và trình độ kiến thức của em là một sinh viên
còn hạn chế nên bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong thầy cô và bạn đọc thông cảm và đóng góp ý kiến.
Xin trân trọng cảm ơn!
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
2
Trường ĐHTM
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Từ khi đất nước bước vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt là xuất khẩu những năm gần đây phát
triển với tốc độ khá cao. Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân nói chung và đối với từng doanh nghiệp nói riêng ngày càng
có vai trò quyết định.
Trên thế giới hiện nay, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của các công ty
diễn ra thường xuyên liên tục và nhanh chóng nhờ các thủ tục xuất khẩu hiện
đại có sự ứng dụng của CNTT. Các quy trình làm thủ tục hải quan cũng trở
nên dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng hơn nhờ các phương tiện điện tử.
Ở Việt Nam, nhờ sự quan tâm của chính phủ, tổng cục hải quan góp
phần thúc đẩy tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thông qua việc: Giảm lãi
suất vay, cải cách quy trình làm TTHQ sao cho thuận tiện, đơn giản và nhanh
chóng. Tình hình xuất khẩu hàngh oá của Việt Nam trong những năm gần đây
đã có những bước tiến mới khả quan hơn. Bên cạnh những thuận lợi đó, các
doanh nghiệp vẫn gặp phải những khó khăn về nhân lực, tài chính, cơ sở vật
chất kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu của các công ty nói chung và
chất lượng dịch vụ của công ty TNHH vận tải- thương mại và dịch vụ Đức
Việt nói riêng.
Cho tới nay, nhiều doanh nghiệp đã sớm nhận thức được tầm quan trọng
của xuất khẩu và họ đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc đẩy
mạnh xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, thực tiễn kinh doanh xuất nhập khẩu
cho thấy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu nền kinh tế tăng liên tục, hàng hoá
xuất khẩu ngày một đa dạng, phong phú về chủng loại và chất lượng, thị
trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng được mở rộng
nhưng năng lực xuất khẩu của các Doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
3
Trường ĐHTM

còn hạn chế. Đặc biệt là các khâu liên quan đến các thủ tục hành chính nhà
nước như quy trình làm thủ tục hải quan còn nhiều hạn chế và bất cập.
Đối với công ty làm dịch vụ như công ty TNHH vận tải- thương mại và
dịch vụ Đức Việt thì việc khai hải quan còn gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn
do đa dạng về mặt hàng. Công ty không trực tiếp sản xuất các mặt hàng đó mà
chỉ nhận uỷ quyền của các công ty xuất khẩu để làm thủ tục thông quan cho
hàng hoá vì thế mà có thể gặp khó khăn về chủng loại hay chất lượng sản
phẩm trong việc làm thủ tục hải quan cho xuất khẩu hàng hoá.
Chính vì sự khác biệt giữa một doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu và một
doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu cùng với những khó khăn, hạn chế trong
việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá. Em lựa chọn đề tài "Hoàn thiện quy
trình thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu tại công ty TNHH vận tải-
thương mại và dịch vụ Đức Việt (Ducviet cargoteam)" để nghiên cứu.
Với mục đích nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp
giúp cho quy trình làm thủ tục hải quan tại các công ty xuất khẩu được nhanh
chóng hơn, thuận lợi hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời giúp cho các cơ quan
hữu quan có thể kiểm soát tốt hơn các DNXK. Em hy vọng vấn đề được nêu
ra trong bài chuyên đề này sẽ được thầy cô - các chuyên gia quan tâm và đóng
góp ý kiến để em hoàn thiện bài viết của mình một cách tốt nhất.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Thông qua quá trình khảo sát và thực tập thực tế tại công ty, em nhận
thức được tầm quan trọng của việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất
khẩu trong tình hình kinh tế hiện nay. Dựa trên những lý luận đã được tiếp thu
trong quá trình học tập, nghiên cứu cùng những kiến thức thực tế em đã tìm
hiểu, em thấy rằng quy trình làm thủ tục hải quan đóng vai trò cực kỳ quan
trọng đối với hoạt động xuất khẩu của một công ty. Nó góp phần thúc đẩy hay
hạn chế hoạt động của công ty với quốc tế. Vì vậy vấn đề trọng tâm trong
chuyên đề em nghiên cứu là :" Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng
hoá xuất khẩu". Trong khi nghiên cứu, em nêu ra một số định nghĩa làm cơ
Phạm Thị Diên Lớp

K4HMQ1
4
Trường ĐHTM
sở lý luận, áp dụng những phương pháp cụ thể để phân tích và nghiên cứu
thực trạng về quy trình làm thủ tục hải quan đang được áp dụng. Từ đó đưa
ra những giải pháp và kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm khắc phục
những vấn đề còn hạn chế trong quy trình này.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của em trong chuyên đề được thực hiện thông qua
các vấn đề sau:
- Nêu ra một số khái niệm về Thủ Tục Hải Quan, Thủ Tục Hải Quan
Điện Tử và các nguyên tắc khi thực hiện
- Khảo sát tình hình thực tế quy trình làm thủ tục hải quan tại công ty
TNHH vận tải- thương mại và dịch vụ Đức Việt thông qua các phương pháp
nghiên cứu cụ thể và xác thực. Cách xử lý những thông tin thu được từ hai
nguồn: sơ cấp và thứ cấp.
- Đề xuất các giải pháp và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy
trình làm thủ tục hải quan tại công ty TNHH vận tải- thương mại và dịch vụ
Đức Việt.
Qua quá trình nghiên cứu vấn đề, em sẽ nắm được những vấn đề còn
thiếu sót và bất cập trong những khâu của quy trình làm thủ tục hải quan.
Những ý kiến mà em đưa ra nhằm góp phần làm cho việc thực hiện thủ tục
hải quan được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, giảm chi phí cho nhà nước
và cho chính doanh nghiệp.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Trong chuyên đề này, nghiên cứu của em tập trung xoay quanh vấn đề về
quy trình làm thủ tục hải quan của công ty, tìm hiểu thực trạng và tìm ra các
hạn chế và đưa ra các giải pháp giúp cho việc làm Thủ Tục Hải Quan được
hoàn chỉnh hơn. Chuyên đề của em được giới hạn trong phạm vi sau:
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hoá

xuất khẩu của công ty TNHH vận tải- thương mại và dịch vụ Đức Việt
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
5
Trường ĐHTM
Tên công ty : công ty TNHH vận tải- thương mại và dịch
vụ Đức Việt (Ducviet cargoteam).
Địa chỉ công ty : Phòng 406- Tầng 4 - Toà nhà CT3 Vimeco-
Trần Duy Hưng - Trung Hoà - Cầu Giấy - Hà Nội.
Tel : 0422.25.03.25 Fax : 0422.25.03.26
Thời gian nghiên cứu : 6 tuần (từ 03/5 đến 10/6/2010)
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung
1.5.1. Một số khái niệm
1.5.1.1. Các khái niệm về hải quan
- Thủ tục hải quan: TTHQ là những việc phải làm của người co hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu có phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh hoặc của
người được uỷ quyền (gọi tắt là người khai hải quan) theo quy định của luật
Hải Quan và các luật khác có liên quan.
- Thủ Tục Hải Quan Điện Tử: TTHQĐT được thực hiện theo quyết định
52/2007 QĐ- BTC ngày 22/6/2007 của Bộ Tài Chính về việc ban hành quy
định về thí điểm thủ tục hải quan điện tử và các văn bản liên quan.
1.5.1.2. Các nguyên tắc khi thực hiện thủ tục hải quan:
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan sửa đổi năm 2005.
- Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát
hải quan.
- Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính
Hướng
dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế

nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 16/5/2009 của Tổng cục Hải quan về
việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
6
Trường ĐHTM
khẩu thương mại.
- Quyết định 1257/QĐ-TCHQ ngày 04/12/2001 v/v ban hành mẫu tờ
khai hải quan hàng hóa XK, NK, giấy thông báo thuế và quyết định điều
chỉnh thuế.
Thủ tục khai báo hàng hoá
Trách nhiệm của tổ chức nộp thuế
Khi đến Hải quan tỉnh làm thủ tục khai báo để xuất khẩu hàng hoá phải:
1. Làm tờ khai xuất khẩu hàng hoá mậu dịch:
2. Nộp và xuất trình các giấy tờ sau đây:
- Phải nộp:
Giấy phép xuất hàng: 1 bản
Tờ khai xuất khẩu hàng: 2 bản
Bản kê chi tiết hàng: 1 bản
Hợp đồng bán hàng (bản sao chính thức): 1 bản
Giấy Chứng nhận quy cách phẩm chất: 1 bản
- Phải xuất trình:
Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu là hàng hoá phải kiểm dịch): 1 bản
Giấy phép của cơ quan có chức năng quản lý (văn hoá, nội vụ, ngân hàng )
nếu là các mặt hàng thuộc diện quản lý của cơ quan này: 1 bản
c) Không có trường hợp nào người khai hàng được nộp thiếu hoặc làm giấy
cam đoan nộp và xuất trình sau các giấy tờ quy định nói trên.
3. Hàng hoá xuất khẩu có thể làm thủ tục khai báo và nộp thuế tại bất cứ Hải
quan tỉnh nào mà tổ chức nộp thuế thấy thuận tiện nhất.

Việc tính thuế, thu thuế, lệ phí:
Trách nhiệm của tổ chức nộp thuế:
1. Phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch cho Hải quan tỉnh
bằng "Séc chuyển khoản" trong thời hạn 72 giờ, tức 3 Ngày làm việc (không
kể ngày lễ và chủ nhật), kể từ khi nhận được thông báo chính thức số thuế
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
7
Trường ĐHTM
phải nộp. Nếu số thuế từ một nghìn (1.000) đồng trở xuống thì có thể nộp
bằng tiền mặt.
2. Nếu chậm nộp thuế, mỗi ngày nộp thuế chậm bị phạt 5 phần nghìn (0,5%)
trên số thuế nộp chậm.
3. Trong trường hợp tổ chức nộp thuế có Khiếu nại về số thuế đã được thông
báo chính chức, thì vẫn phải nộp đủ số thuế đó cho Hải quan tỉnh, đồng thời
có quyền khiếu nại lên Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết trong thời hạn bảy (7) ngày kể
từ khi nhận được khiếu nại. Nếu vẫn không đồng ý thì có quyền khiếu nại lên
Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết
định cuối cùng.
Việc kiểm hoá:
1. Việc kiểm hoá hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu do Hải quan tỉnh đảm
nhiệm, sau khi tổ chức nộp thuế đã nộp thuế xong. Trong trường hợp cần thiết
Hải quan tỉnh có thể giao cho Hải quan cửa khẩu kiểm hoá những chuyến
hàng xuất khẩu cụ thể.
2. Hàng hoá phải được kiểm hoá trước mặt người khai hàng. Cán bộ hải quan
tiến hành kiểm hoá bằng cách đối chiếu giấy phép với tờ khai hàng và các
giấy tờ kèm theo để xác định số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất
hàng; đồng thời xác định hàng đã nộp thuế hoặc chưa nộp thuế xuất khẩu
hàng mậu dịch.

3. Người khai hàng có nhiệm vụ xuất trình hàng hoá để cán bộ hải quan kiểm
hoá và phải chịu mọi phí tổn vận chuyển hoặc đóng mở các kiện hàng.
Hàng hoá để trong kho, không ai được tự tiện mở các kiện hàng hoặc thay đổi
bao bì hay di chuyển các kiện hàng chưa được kiểm hoá, nếu không có sự
đồng ý của cán bộ hải quan. Nếu được làm các việc trên thì khi tiến hành phải
có sự giám sát cán bộ hải quan.
4. Ngày kiểm hoá do Hải quan tỉnh và tổ chức nộp thuế thoả thuận ấn định,
trên nguyên tắc các loại hàng hoá sau đây được ưu tiên kiểm hoá trước đối với
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
8
Trường ĐHTM
hàng hoá xuất khẩu dễ hư hỏng (hoa quả, rau, thịt; hải sản tươi, động vật
sống).
5. Tổ chức nộp thuế phải Bảo đảm cho việc kiểm hoá của Hải quan được tiến
hành theo đúng thời gian thoả thuận.
Nếu tổ chức nộp thuế cần thay đổi thời gian và địa điểm kiểm hoá thì phải
thông báo kịp thời cho Hải quan tỉnh biết trước sáu (6) giờ để đăng ký lại
ngày, giờ và địa điểm kiểm hoá.
6. Việc kiểm hoá của Hải quan chỉ làm 1 lần. Trong trường hợp có nghi vấn
cần phải kiểm hoá lần thứ hai một phần hay toàn bộ hàng hoá thì phải do Hải
quan tỉnh quyết định.
7. Phương pháp kiểm hoá đối với các loại hàng hoá khác nhau do Tổng cục
Hải quan quy định.
8. Sau khi kiểm hoá, cán bộ kiểm hoá phải tự tay ghi và ký tên vào tất cả các
tờ khai hàng, nói rõ phương pháp kiểm hoá kết quả nhận xét (về số lượng các
kiện hàng, loại hàng, quy cách phẩm chất, ký mã hiệu và mọi việc xẩy ra
nếu có). Mọi trường hợp hàng hoá phát hiện thấy thừa, thiếu hoặc chưa nộp
thuế phải lập biên bản ngay tại chỗ, có xác nhận của người khai hàng để gửi
về Hải quan tỉnh xử lý. Nếu có phần hàng xuất khẩu kém phẩm chất thì cũng

lập biên bản để yêu cầu tổ chức nộp thuế tái chế phần hàng kém phẩm chất đó
rồi mới cho xuất khẩu.
Người khai hàng phải ký xác nhận kết quả kiểm hoá vào tất cả các tờ khai
hàng.
Trong trường hợp kiểm hoá lần thứ hai thì cán bộ kiểm hoá lại phải tự tay ghi
phương pháp kiểm hoá kết quả nhận xét và cùng với người khai hàng ký tên
vào tất cả các tờ khai hàng.
9. Trên cơ sở kết quả kiểm hoá, Trưởng phòng giám quản hoặc Trưởng phòng
nghiệp vụ được quyền quyết định:
a) Nếu đủ điều kiện thì cho hàng xuất khẩu. Trong trường hợp này phải ghi rõ
vào tất cả các tờ khai hàng là "đủ điều kiện xuất khẩu ",
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
9
Trường ĐHTM
b) Nếu chưa đủ điều kiện thì chưa cho hàng xuất khẩu. Trong trường hợp này
thì ghi rõ vào tất cả các tờ khai hàng là " chưa đủ điều kiện xuất khẩu (ghi rõ
lý do).
Việc kiểm tra thực tế và kết thúc thủ tục hải quan
a) Hải quan cửa khẩu có trách nhiệm kiểm tra thực tế hàng hoá bằng cách đối
chiếu tờ khai hàng và bản kê chi tiết hàng với thực tế hàng hoá để xác định số
lượng, trọng lượng, ký mã hiệu các kiện hàng xuất khẩu, hàng đã nộp thuế
hoặc chưa nộp thuế và giám sát việc bốc xếp hàng lên Phương tiện vận tải.
Sau đó Trưởng Hải quan cửa khẩu chứng nhận "hàng đã thực xuất" vào tất cả
các tờ khai hàng để:
- Trả lại người khai hàng 1 tờ khai hàng.
- Lưu 1 bản kê chi tiết hàng tại Hải quan cửa khẩu.
1.5.2. Phân định nội dung của quy trình làm thủ tục hải quan của doanh
nghiệp xuất khẩu.
1.5.2.1. Chuẩn bị hồ sơ hải quan

Đối với một doanh nghiệp làm dịch vụ như công ty TNHH vận tải- thương
mại và dịch vụ Đức Việt thì việc làm thủ tục hải quan sẽ được sự uỷ quyền
của các công ty khác là khách hàng của Đức Việt. Giấy tờ cho việc mở thủ tục
hải quan cho hàng hoá xuất khẩu Đức Việt sẽ nhận từ bên người có hàng hoá
xuất khẩu gửi.
- Hồ sơ làm TTHQ cho xuất khẩu sản phẩm gồm có:
 Hoá đơn thương mại (commercial invoice)
 Bảng kê chi tiết hàng hoá (Packing list)
 Hợp đồng thương mại (commercial agreement)
 Vận đơn (Bill of ladding)
 Giấy uỷ quyền
 Tờ khai hải quan
 Giấy giới thiệu của doanh nghiệp cho nhân viên đi khai hải quan
1.5.2.2. Khai báo hải quan
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
10
Trường ĐHTM
Theo luật Hải Quan bổ sung sửa đổi 2005 về khai hải quan thì:
- Khai hải quan được thực hiện thống nhất theo quy định của BTC,
thông tư của Tổng Cục Hải Quan số 114/TCHQ - PC ngày 1-2-1988, theo
thông tư 79/TT-BTC có những điểm bổ sung.
- Nguời khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác rõ ràng theo nội
dung trên tờ khai hải quan.
- Người khai hải quan được sử dụng hình thức khai điện tử trước để tiết
kiệm thời gian và sau đó đến tại cơ quan hải quan để xuất trình giấy tờ.
Đối với hàng hoá xuất khẩu khai báo hải quan để đăng ký xuất khẩu
sản phẩm. Đối với hàng hoá xuất khẩu sẽ có 3 loại tờ khai: tờ khai cho xuất
khẩu gia công, tờ khai cho xuất khẩu hàng phi mậu dịch và tờ khai dành cho
hàng hoá mậu dịch. 3 loại tờ khai này sẽ có đặc điểm là màu sắc khác nhau để

phân biệt
- Nội dung khai báo: khai báo theo mẫu tờ khai xuất khẩu
1.5.3. Xuất trình hàng hoá, phương tiện để cơ quan hải quan kiểm tra
(nếu hàng hoá phân vào luồng đỏ)
Hàng hoá xuất khẩu sau khi khai báo hải quan về những loại mặt hàng có
trong danh mục xuất khẩu. Cơ quan hải quan sẽ quyết định có kiểm tra hàng
hoá hay không phụ thuộc vào:
- Uy tín của doanh nghiệp có hàng hoá xuất khẩu (doanh nghiệp có trốn
thuế, thiếu thuế hay nộp thuế chậm bao giờ không?)
- Doanh nghiệp có hàng xuất khẩu có phải là doanh nghiệp mới thành
lập?
- Loại hàng hoá xuất khẩu có nằm trong danh sách hàng phải kiểm hay
không?
1.5.4. Nộp thuế, lệ phí thực hiện các yêu cầu của hải quan
- Sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành việc khai báo, kiểm tra hàng hoá.
Doanh nghiệp phải qua bên hải quan kiểm soát lần cuối cùng kể cả hàng được
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
11
Trường ĐHTM
khai tại cửa khẩu tại đó hay khai tại các cửa khẩu ở các tỉnh khác đều phải qua
cơ quan này kiểm tra lần cuối trước khi kết thúc và nộp thuế.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ hải quan của những lô
hàng đã giải phóng trong thời gian 5 năm kể từ ngày giải phóng lô hàng và có
trách nhiệm xuất trình bộ hồ sơ cùng sổ sách, chứng từ có liên quan cho
CQHQ khi có yêu cầu: kiểm tra hồ sơ lưu trong doanh nghiệp cùng các sổ
sách, chứng từ khác có liên quan đến lô hàng đã được giải phóng.
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
12

Trường ĐHTM
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phương pháp thu thập dữ liệu

Sơ đồ 2.2: Phương pháp phân tích dữ liệu
Thực tế thực hiện phương pháp này như sau:
a) Phương pháp thu thập dữ liệu
 Nguồn sơ cấp
+ Phỏng vấn 2 chuyên gia:
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
13
Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn Thứ cấpNguồn Sơ cấp
Phiếu điều tra Tài liệu trong
doanh nghiệp
Biên bản
phỏng vấn
Từ môi trường
ngoại vi
Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu
Thống kê Phân tích Tổng hợp Sàng lọc
Trường ĐHTM
Chị Nguyễn Thị Dung : c/v Trưởng đại diện công ty tại Hà Nội
Chị Ngô Hồng Lê : c/v Trưởng bộ phận Hải Quan
+ Phát phiếu điều tra: Phát ra 5 phiếu và thu về 5 phiếu hợp lệ.

 Nguồn thứ cấp
+ Bên cạnh những dữ liệu thu thập được từ nguồn sơ cấp, còn có các dữ
liệu từ nguồn thứ cấp từ trong công ty như: Hồ sơ quản lý doanh nghiệp, quản
lý đơn hàng, kim ngạch xuất khẩu năm 2007-2010, kế hoạch 2009-2010, báo
cáo công tác phòng XNK năm 2009 vv.
+ Nguồn dữ liệu ngoại vi: nguồn từ sách báo, trang website hải quan,
luật hải quan do BTC ban hành, thông tư của Tổng Cục Hải Quan số
114/TCHQ-PC ngày 1-2-1988, thông tư 79 của BTC vv.
b) Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê: Thống kê các kết quả thu được từ các nguồn dữ
liệu sơ cấp và thứ cấp
Phương pháp phân tích: Căn cứ vào câu trả lời từ các cán bộ chuyên môn
tại doanh nghiệp thông qua các câu hỏi phỏng vấn để phân tích, mổ xẻ các
vấn đề liên quan.
Phân tích các dữ liệu ngoại vi để tìm hiểu các yếu tố vĩ mô tác động tới
quy trình làm thủ tục hải quan của công ty. Phân tích các dữ liệu bên trong
công ty để tìm ra những điểm mạnh, những điểm còn tồn tại, hạn chế tìm ra
nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Phương pháp tổng hợp, sàng lọc: Căn cứ vào các nguồn dữ liệu thu thập
được, dựa trên những phân tích ở trên làm cơ sở để đưa ra những kết luận
tổng kết về thực trạng quy trình làm thủ tục hải quan tại công ty. Đưa ra giải
pháp phát huy những mặt mạnh và củng cố, bổ sung, khắc phục những điểm
chưa tốt còn nhiều hạn chế.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường
đến quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu của công ty
TNHH vận tải- thương mại và dịch vụ Đức Việt.
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
14
Trường ĐHTM

2.2.1. Tổng quan về công ty
2.2.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty TNHH vận tải dịch vụ và thương mại Đức Việt (DucViet
cargoteam) được thành lập năm 1994. Đức Việt là một trong những công ty
tư nhân đầu tiên tại Việt nam.
Tên Tiếng Việt: Công ty TNHH vận tải- thương mại và dịch vụ Đức
Việt.
Tên Tiếng Anh: DUC VIET COMPANY LTD
Tên viết tắt : DUC VIET CARGOTEAM
Loại hình Doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Địa chỉ: CT 3-Town, 4F1, Tòa Nhà Vimeco Town, Lô E9, Đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Lĩnh vực hoạt động: Được toàn quyền trong lĩnh vực chuyển tiếp hàng hóa và
môi giới, Đức Việt cũng là một trong số hai công ty tư nhân đầu tiên có chứng
nhận về IATA ở Việt Nam từ ngày 16/06/1999.
Giới thiệu qua về những dịch vụ của DucViet cargoteam cung cấp gồm:
- Về Hàng không: Đức Việt hợp tác với những hãng hàng không chính,
vì thế công ty đảm bảo yêu cầu của khách hàng và vận chuyển hàng hóa an
toàn. Công ty cũng bảo đảm rằng hàng hóa của khách hàng sẽ đến nơi an
toàn. Những dịch vụ mà công ty cung cấp đều có chất lượng cao nhất để thỏa
mãn yêu cầu khách hàng 1 cách tốt nhất.
 Nhận hàng và đóng gói tại kho.
 Làm thủ tục xuất nhập khẩu tại hải quan.
 Bốc dỡ hàng và gom hàng hoá.
 Vận chuyển quốc nội.
- Về Đường biển: Khách hàng thuộc lãnh vực này liên quan đến nhóm
phụ trách Vận chuyện Hàng hóa bằng đường Biển của công ty.Đức Việt là
một trong những công ty dẫn đầu trong thị trường khu vực. Công ty cung cấp
các dịch vụ sau:
 Nhận hàng và đóng gói.
Phạm Thị Diên Lớp

K4HMQ1
15
Trường ĐHTM
 Xếp hàng hoá vào kho và phân phối.
 Làm thủ tục xuất nhập khẩu tại hải quan
Trên đây là những điểm giới thiệu qua về công ty TNHH vận tải- thương mại
và dịch vụ Đức Việt. Những mặt hàng mà công ty làm thủ tục thông quan
xuất khẩu là do yêu cầu của khách hàng nên hàng hoá rất đa dạng: hàng dệt
may, điện tử, máy móc, ốc vít máy, nguyên phụ liệu sản xuất
2.2.1.2. Về cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức của công ty

Nguồn:Phòng nhân sự
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình làm thủ tục hải quan của
công ty.
2.2.2.1. Nhân tố vĩ mô
- Nhân tố môi trường pháp luật: nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến việc
làm thủ tục hải quan như về thời gian, quy định có cho phép thông quan xuất
khẩu hay không? Trong nhân tố này bao gồm các nhân tố:
+ Chính sách hải quan: VD: Gần đây Tổng Cục Hải Quan ra quyết định
không đánh thuế đối với mặt hàng gỗ, than cốc xuất khẩu. Hay quyết định gia
hạn nộp thuế thêm 3 tháng Những chính sách này có ảnh hưởng trực tiếp
đến việc làm thủ tục hải quan của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá.
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
16
Trưởng Đại Diện Công Ty
Bộ phận
Hải
quan

Bộ
phận
Kế
toán
Bộ phận
Xuất
khẩu
hàng hoá
Bộ phận
Nhập
khẩu
hàng hoá
Bộ phận
Marketing
Trường ĐHTM
+ Luật giao dịch điện tử, công nghệ thông tin và sự ứng dụng đồng bộ
công nghệ thông tin trong chính phủ, tổng cục thuế, kho bạc. Việc hoàn thiện
luật giao dịch điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc khai báo hải
quan sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan
cũng như nhà nước. Giảm thời gian cho việc khai báo và quản lý, đồng thời
cũng tăng mức độ chính xác lên rất nhiều. Để làm được nhiệm vụ này đòi hỏi
một cơ sở hạ tầng vững chắc và hiện đại.
Mặt khác, với thủ tục hải quan nhanh chóng thuận tiện thì các doanh
nghiệp sẽ có nhiều thời gian, tiền bạc, nhân lực hơn để tập trung cho việc sản
xuất xuất khẩu hơn.
Như vậy, chính sách hải quan và sự ứng dụng công nghệ thông tin có tác
động qua lại trực tiếp với thủ tục hải quan. Nó bổ trợ cho nhau tạo ra những
lợi ích cho cả hai bên là nhà nước và doanh nghiệp.
- Môi trường kinh tế: Ở mỗi nước có nền kinh tế khác nhau sẽ có chính
sách về hải quan khác nhau vì môi trường kinh tế tác động đến chính sách

xuất nhập khẩu của mỗi nước. Như ở Việt Nam hiện nay nền kinh tế đang
phát triển, cần thu hút ngoại tệ vào trong nước và hướng các doanh nghiệp ra
thị trường quốc tế. Với nền kinh tế có năng lực sản xuất cao như ở Việt Nam
thì Chính Phủ luôn khuyến khích và có những biện pháp nhằm thúc đẩy xuất
khẩu mạnh hơn. Vì vậy chính sách xuất khẩu của Việt Nam sẽ thông thoáng
hơn đồng thời việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu cũng sẽ có
nhiều ưu tiên và nhanh chóng hơn là hàng nhập khẩu. Mặt khác, với thủ tục
hải quan nhanh chóng thuận tiện thì các doanh nghiệp sẽ có nhiều thời gian,
tiền bạc, nhân lực hơn để tập trung cho việc sản xuất xuất khẩu hơn.
VD: Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thường không bị đánh thuế hoặc
đánh thuế rất ít, trừ một số mặt hàng đặc biệt có thuế tiêu thụ đặc biệt thì bị
đánh thuế cao.
- Tỷ giá hối đoái cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới quy trình làm thủ tục
hải quan. Tỷ giá hối đoái làm ảnh hưởng tởi giá cả hàng hoá xuất khẩu và việc
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
17
Trường ĐHTM
tính thuế xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái luôn biến động nên đòi hỏi cán bộ
hải quan và doanh nghiệp phải luôn cập nhật thông tin, dự đoán tỷ giá để tính
thuế chính xác và đầy đủ. Việc khai báo, tính thuế có đầy đủ, chính xác thì
thủ tục hải quan mới được tiến hành nhanh chóng.
2.2.2.2. Nhân tố vi mô
Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình làm thủ tục hải
quan diễn ra và doanh nghiệp có thể kiểm soát và khắc phục được.
- Việc chuẩn bị hồ sơ khai hải quan phải đầy đủ, chính xác và hợp lệ mới
mong việc thông quan thuận lợi, dễ dàng cho doanh nghiệp. Nếu thiếu giấy tờ
thì doanh nghiệp phải bổ sung, điều này làm cho việc thông quan phải kéo dài
thời gian và rất mất công.
- Ngừơi khai hải quan: Người đi khai hải quan có vai trò rất quan trọng,

họ cần phải am hiểu về luật hải quan, các quy định và quy trình làm thủ tục
hải quan. Bên cạnh đó, mối quan hệ của họ với cơ quan hải quan góp phần
quyết định tới việc thông quan nhanh hay chậm và hàng có thể thông quan
hay không? Nếu quan hệ của họ và cơ quan hải quan tốt thì việc khai báo hải
quan cho hàng hoá của họ cũng nhanh hơn và đơn giản hơn nhiều. Không một
doanh nghiệp nào muốn hàng hoá của mình bị kiểm hoá, kiểm soát vì như vậy
sẽ tốn kém chi phí hơn rất nhiều. Người khai hải quan là người được uỷ quyền
của doanh nghiệp trực tiếp làm việc với cơ quan hải quan nên mối quan hệ
của họ là rất cần thiết.
- Tài chính: Khi doanh nghiệp muốn làm thủ tục thông quan cho hàng
hoá, doanh nghiệp phải nộp thuế, phí và lệ phí cho cơ quan hải quan. Như vậy
doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ một khoản tiền cần thiết khi đi khai hải
quan tránh trường hợp nợ thuế sẽ khó khăn cho doanh nghiệp trong những lần
làm việc sau. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn thời gian thông quan cho
hàng hoá của mình là nhanh chóng không phải kiểm tra sẽ tiết kiệm rất nhiều
thời gian và chi phí. Vì vậy, việc hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí và lệ phí là
rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
18
Trường ĐHTM
2.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm và tổng hợp đánh giá của các chuyên
gia.
Qua việc thu thập dữ liệu từ nguồn sơ cấp bằng việc phát và thu phiếu
điều tra trắc nghiệm lấy ý kiến từ các chuyên gia trong công ty. Sau đây là kết
quả và sự tổng hợp đánh giá của em về: công tác quản trị của công ty, các
nhân tố ảnh hưởng tới quy trình làm thủ tục hải quan, mức độ mắc lỗi trong
khâu quy trình làm thủ tục hải quan, mức độ thường xuyên mắc lỗi trong việc
khai báo hải quan, các vấn đề còn tồn tại trong bước nộp thuế qua sự nghiên
cứu này.

1. Về công tác quản trị của công ty thể hiện qua sự đánh giá sau:
Bảng 2.1
NDQT tỷ lệ phần trăm (%)
Rất tốt Tốt Đạtyêu cầu Còn thiếu sót
1. Tài chính 40 40 20 0
2. Nhân sự 0 60 20 20
3. Xuất nhập khẩu
- GD nước ngoài 40 60 0 0
- Chứng từ XNK 40 20 40 20
Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy trong 5 phiếu điều tra phát ra thì thu về
5 phiếu với những sự đánh giá khác nhau. Trong những nội dung quản trị trên
thì về quản trị tài chính 2/5 ý kiến chiếm 40% cho rằng quản trị rất tốt và kết
quả cũng như vậy cho rằng công ty quản trị tài chính tốt, 1/5 số ý kiến chiếm
20% cho rằng công ty quản trị tài chính đạt yêu cầu và không có ý kiến nào
cho rằng còn thiếu sót. Chứng tỏ rằng công ty quản trị về tài chính khá hiệu
quả.
Về vấn đề nhân sự thì không có ý kiến nào cho rằng công ty quản trị rất
tốt nhưng có đến 60% ý kiến cho rằng công ty quản trị nhân sự tốt, 1/5 ý kiến
chiếm 20% cho rằng công ty quản trị nhân sự đạt yêu cầu và cùng một tỷ lệ
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
19
Trường ĐHTM
như vậy cho rằng công ty quản trị nhân sự còn thiếu sót. Như vậy trong nội
dung quản trị nhân sự công ty cần phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa.
2. Về các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình làm thủ tục hải quan của công ty
Bảng 2.2
TT Nhân tố ảnh hưởng Mức độ
ảnh hưởng
TB

I Nhân tố vĩ mô
1 Chính sách pháp luật của nhà nước về hải quan, luật hải
quan
2,2
2 Luật, luật giao dịch điện tử 3,2
3 Môi trường kinh tế 2,8
4 Tỷ giá hối đoái 4,2
5 Sự ứng dụng đồng bộ CNTT 5,2
II Nhân tố vi mô
1 Yếu tố con người 1,2
2 Nguồn tài chính 2,6
3 Cơ sở vật chất, hệ thống thông tin liên lạc 3,5
4 Quy mô uy tín trong hoạt động XNK 4,8
Nhận xét: Trong các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình làm thủ tục hải quan của
công ty. Đối với nhân tố vĩ mô xét về mức độ ảnh hưởng trung bình thì có
mức độ ảnh hưởng cao nhất là 2,2 đó là yếu tố chính sách pháp luật của nhà
nước về hải quan, luật hải quan. Yếu tố được xếp ở vị trí có mức độ ảnh
hưởng lớn thứ 2 có mức độ ảnh hưởng trung bình là 2,8 đó là nhân tố môi
trường kinh tế và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình khai hải
quan điện tử được đánh giá là nhân tố có mức ảnh hưởng lớn cuối cùng, mức
độ ảnh hưởng là 5,2.
Đối với nhân tố vi mô theo như sự đánh giá trung bình của 5 ý kiến thì
nhân tố có mức ảnh hưởng cao nhất là 1,2 đó là nhân tố con người, nhân tố có
mức ảnh hưởng trung bình thứ 2 là 2,6 đó là nhân tố nguồn tài chính. Tiếp
theo là nhân tố cơ sở vật chất, hệ thống thông tin có mức ảnh hưởng trung
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
20
Trường ĐHTM
bình là 3,5 và nhân tố ít ảnh hưởng nhất là nhân tố quy mô uy tín doanh

nghiệp trong hoạt động XNK.
Từ những sự đánh giá trên cho thấy nhân tố con người là nhân tố quan
trọng nhất nó có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến quy trình làm thủ tục hải
quan cho hàng hoá xuất khẩu. Trên thực tế không chỉ là trong quy trình làm
thủ tục hải quan hàng hoá mà tất cả các lĩnh vực, các công việc thì con người
luôn được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả.
3. Về mức độ mắc lỗi trong khâu quy trình làm thủ tục hải quan
Bảng 2.3
Các bước Mức độ mắc lỗi theo sự đánh giá (%)
Nhiều Trung bình Hiếm khi
Chuẩn bị hồ sơ 40 40 20
Khai báo hải quan 20 20 60
Đăng ký hải quan 0 40 60
Xuất trình hàng hoá,
phương tiện vận tải
0 20 80
Nộp thuế, lệ phí và thực
hiện các yêu cầu
0 0 100
Nhận xét: Bảng trên cho thấy trong các bước của quy trình làm thủ tục hải
quan cho hàng hoá xuất khẩu thì bước hay mắc lỗi nhất là bước chuẩn bị hồ
sơ có 2/5 ý kiến chiếm 40% cho rằng như vậy. Tiếp đến là bước khai báo hải
quan thì có 20% các ý kiến cho rằng có tỷ lệ mắc lỗi nhiều. Bước nộp thuế, lệ
phí và thực hiện các yêu cầu được cho là bước hiếm khi mắc lỗi với 100% ý
kiến cho là như vậy. Chứng tỏ công ty đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí
của mình rất tốt.
4.Các vấn đề còn tồn tại trong bước nộp thuế (đánh dấu vào ô lựa chọn)
Bảng 2.4
Các vấn đề Ý kiến đánh giá tồn tại (%)
Phạm Thị Diên Lớp

K4HMQ1
21
Trường ĐHTM
Nhiều Trung bình Hiếm khi
Thiếu tiền nộp thuế 0 0 100
TT nộp thuế rườm rà, mất thời gian 0 0 100
Đã nộp thuế nhưng không có báo nợ 0 0 100
Thời gian hoàn thuế kéo dài 0 0 100
Nhận xét: Đối với các vấn đề còn tồn tại trong bước nộp thuế thì tất cả 5 ý
kiến đều cho rằng các tồn tại trong bước này là hiếm khi có. Một phần dễ hiểu
là thủ tục xuất khẩu của nước ta đối với hàng hoá xuất khẩu rất được ưu đãi,
hàng hoá thông thường được miễn thuế nên công ty ít khi phải nộp thuế xuất
khẩu, hàng hoá mà công ty nhận thường là hàng hoá thông thường được miễn
thuế nên khâu này ít có thiếu sót cũng là điều dễ hiểu.
5.Vấn đề thanh khoản (đánh dấu vào ô lựa chọn)
Bảng 2.5
Sai sót Ý kiến đánh giá (%)
Nhiều Trung bình Hiếm khi
Thiếu chứng từ 0 60 40
Tờ khai hải quan không có
xác nhận thực xuất
60 20 20
Chưa giải quyết được số
nguyên phụ liệu dư
60 20 20
Các vấn đề khác 0 20 80
Trong trường hợp tạm nhập tái xuất và tam xuất tái nhập thì công ty cần
làm hồ sơ thanh khoản cho hàng hoá sau khi đã xuất đi trong tạm nhập tái
xuất và sau khi đã nhập về trong tạm xuất tái nhập. Trong khâu này theo ý
kiến thu được qua phiếu điều tra thì mức độ mắc lỗi lớn nhất là vấn đề tờ khai

hải quan không có xác nhận thực xuất từ cơ quan hải quan có đến 60% ý kiến
cho rằng sai sót này nhiều và 20% cho rằng mắc lỗi ở mức độ trung bình. Vấn
đề nữa là chưa giải quyết được số nguyên phụ liệu dư cũng hay mắc lỗi này
với 60% ý kiến cho rằng lỗi này mắc nhiều và cũng 20% cho rằng lỗi này mắc
ở mức độ trung bình.
2.4. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
22
Trường ĐHTM
Qua việc thu thập dữ liệu các nguồn thứ cấp từ các phòng ban của công
ty và một số dữ liệu ngoại vi. Em xin đưa ra một số điểm tổng hợp và đánh
giá sau:
Công ty TNHH vận tải- thương mại và dịch vụ Đức Việt chi nhánh tại
Hà Nội hoạt động với quy mô không quá lớn. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá
mỗi năm vào khoảng hơn 8000000USD với số bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan
xuất khẩu vào khoảng gần 700 bộ. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau
Bảng 2.6 Đơn vị: USD
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Kim ngạch xuất khẩu 6800000 8070000 7804000
Số bộ hồ sơ hải quan xuất
khẩu
540 650 620
Số bộ hồ sơ hải quan xuất
khẩu đường biển
40 64 70
Số bộ hồ sơ hải quan xuất
khẩu đường hàng không

500 596 550
Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên nhìn vào
bảng trên ta thấy số bộ hồ sơ hải quan cho hàng hoá xuất khẩu có phần giảm
nhẹ so với năm 2008.
Công ty hoạt động tại Hà Nội nên thường nhận làm hải quan cho đường
hàng không nhiều. Đường biển thì phải ra cảng nhưng để giữ khách hàng
công ty có thể nhận nhưng lại thuê hải quan tại hải phòng làm để xuất khẩu
hàng hoá. Công ty trực tiếp làm hải quan cho đường hàng không tại sân bay
Nội Bài và tại Gia Lâm. Chính vì vậy, chúng ta thấy số bộ hồ sơ hải quan cho
hàng xuất bằng đường hàng không thì nhiều mà đường biển thì rất hạn chế chỉ
có khoảng dưới 100 bộ mỗi năm.
Bảng 2.7 : Tổng hợp chất lượng hồ sơ hải quan
Năm 2007 2008 2009
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
23
Trường ĐHTM
Chỉ tiêu
Tổng cộng bộ hồ sơ
hải quan (bộ)
540 660 620
Hồ sơ đầy đủ 500 620 585
Hồ sơ bổ sung 40 40 35
Tỷ lệ % phải bổ sung 7,4 6 5,6
Nhận xét: Nhìn vào bảng tổng hợp trên chúng ta thấy rằng tỷ lệ hồ sơ
phải bổ sung giảm dần qua các năm cụ thể: năm 2007 tỷ lệ hồ sơ phải bổ sung
là 7,4% năm 2008 là 6% nhưng đến năm 2009 tỷ lệ này chỉ còn 5,6%. Điều
này cho thấy mức độ sai sót trong việc chuẩn bị hồ sơ hải quan có phần giảm
đi đáng kể, qua đó thấy được năng lực của những nhân viên phụ trách bên bộ
phận hải quan đã có sự chuyên nghiệp hơn và thực hiện yêu cầu về thủ tục tốt

hơn.
Doanh nghiệp có thể mở hải quan cho nhiều hình thức xuất khẩu cho nên
việc sai sót là không tránh khỏi, nhưng với một tỷ lệ thiếu sót thấp chứng tỏ
công ty hay nói cụ thể hơn là bộ phận hải quan trong công ty đã nỗ lực rất
nhiều để chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan.
Khai báo hải quan
Việc chuẩn bị hồ sơ hải quan thì công ty phải kê khai trên giấy tờ và cả
trên phương tiện điện tử. Hiện nay, tại công ty đã áp dụng phần mềm khai hải
quan điện tử, theo đó công ty phải khai báo dữ liệu trên máy sau đó truyền dữ
liệu đến cho cơ quan hải quan. Bên cơ quan hải quan nhận được bản khai báo
hải quan điện tử sẽ gửi cho công ty một mã số và công ty phải điền vào bản
khai hải quan trên giấy mã số đó.
Trong khâu này, công ty phải đảm bảo là khai đầy đủ và chính xác giữa
bản khai trên giấy và bản khai trên phần mềm.
Sau khi đã điền đầy đủ thông tin trên bản khai giấy thì công ty sẽ mang
bản này tới cơ quan hải quan nơi mở thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu cho cơ
quan hải quan kiểm tra và đóng dấu cho thông quan.
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
24
Trường ĐHTM
Đối với hàng hoá xuất khẩu hiện nay thì việc làm thủ tục hải quan khá
đơn giản và nhanh chóng vì nước ta đang khuyến khích xuất khẩu hàng hoá.
Vì vậy việc mở hải quan cho hàng hoá xuất khẩu ít gặp khó khăn, không phải
tính thuế vì chính phủ không đánh thuế hàng xuất khẩu (trừ một số loại hàng
hoá đặc biệt thì có đánh thuế).
Đăng ký hải quan
Sau khi khai báo và nhận được chấp nhận khai báo của chi cục hải quan
Nội Bài. Nhân viên của công ty sẽ mang tờ khai hàng hoá và hồ sơ đến chi
cục hải quan Nội Bài làm thủ tục đăng ký hải quan.

Bảng 2.8: Bảng phân luồng hồ sơ hải quan
Đơn vị (%)
Năm 2007 2008 2009
Chỉ tiêu Xanh Vàng Đỏ Xanh Vàng Đỏ Xanh Vàng Đỏ
Tỷlệ phân
luồng (%)
70 10 20 80 15 5 87 8 5
Nguồn: Phòng XK
Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ phân luồng cho hàng hoá qua các năm
có sự thay đổi. Năm 2007 hàng hoá phân vào luồng xanh là 70% nhưng đến
năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 10% là 80% và năm 2009 là 87%. Hàng hoá phân
vào luồng đỏ giảm mạnh từ năm 2007 là 20% đến năm 2008 còn 5% và năm
2009 cũng vậy. Ở đây thường là những hàng hoá đặc biệt cần kiểm hoá theo
tính chất hàng hoá. Về phía công ty luôn có uy tín để hàng hoá không phải
kiểm tra vì công ty làm tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với cơ quan hải
quan, không trốn thuế, không nộp thuế chậm, luôn đóng phí và lệ phí đầy đủ.
Xuất trình hàng hoá, phương tiện để CQHQ kiểm tra (nếu hàng hoá phân
vào luồng đỏ)
Đối với hàng hoá được xác định là phải kiểm hoá thì đội trưởng đội kiểm
hoá phải phân công cán bộ kiểm hoá. Liên hệ cán bộ kiểm hoá theo dõi quá
trình đóng hàng vào container và họ sẽ niêm phong kẹp chì cho hàng hoá
trước khi bốc hàng lên phương tiện vận tải.
Phạm Thị Diên Lớp
K4HMQ1
25

×