Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
MỤC LỤC
3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4
4.PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 4
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
5.1.PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU 4
5.2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 4
1
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn của công ty Error: Reference source not found
Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng tài sản của công ty. . Error: Reference source not found
Bảng 2.3: chỉ tiêu doanh thu – lợi nhuận Error: Reference source not found
Bảng 2.4: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Bảng chỉ tiêu về các khả năng sinh lời Error: Reference source not
found
Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng vốn cố định. Error: Reference source not found
Bảng 2.7: Chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty Error: Reference source not
found
Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Error: Reference source not found
2
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
PHẦN MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ.
Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, là nơi tổ chức kết hợp các yếu
tố của quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo nguồn tích lũy cho
xã hội phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, trước một cơ chế thị trường đầy sự cạnh tranh. Một
doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường thì cẩn phải xác định đúng
mục tiêu đúng hướng đi của mình sao cho có hiệu quả nhất, trước đòi hỏi của cơ chế
thị trường hạch toán kinh doanh thì doanh nghiệp cần có những chính sách nhằm cải
thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên thì vấn đề nâng
cao hiệu quả kinh doanh đã trở thành mục tiêu hang đầu đối với mỗi doanh nghiệp.
Để có một hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt thì ngay từ ban đầu của quá trình sản
xuất doanh nghiệp cần phải có vốn đề đầu tư và sử dụng có hiệu quả nhất, các doanh
nghiệp sử dụng vốn sao cho hợp lý mà có thể tiết kiệm đc vốn nhưng hiệu quả của
việc sản xuất kinh doanh vẫn cao, khi đầu tư có hiệu quả ta có thể thu hồi vốn nhanh
và việc quay vòng vốn sẽ được rút ngắn thời gian, thực hiện đơn giản hơn chính vì
vậy sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc chiến thắng đối thủ cạnh tranh.
Việc sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề cấp bách và có tầm
quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Với những kiến thức đã được trau dồi trong
quá trình học tập, nghiên cứu tại trường, qua thời gian thực tập tại công ty TNHH thẩm
định giá và dịch vụ tài chính Vĩnh Phúc , dưới sự hướng dẫn của thầy Đỗ Văn Quý và
sự chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị ở phòng kế hoạch tài chính em đã mạnh dạn
đi sâu vào nghiêm cứu đề tài : Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH
thẩm định giá và dịch vụ tài chính Vĩnh Phúc.
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về vốn và mục đích sử dụng
của vốn.
- Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn tại công ty TNHH thẩm định giá và
dịch vụ tài chính Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công
ty TNHH thẩm định giá và dịch vụ tài chính Vĩnh Phúc.
3
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Trong quá trình thực tập, tìm hiểu và phân tích điểm mạnh yếu
của hoạt động sử dụng vốn, thực trạng sử dụng vốn, từ đó đưa ra các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.
4.PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.
Số liệu sử dụng trong đề tài này được tham khảo từ phòng kinh
doanh của công ty từ năm 2009 . Và thời gian thực hiện đề tài này là
2 tháng (từ 26/2/2013 đến 20/4/2013).
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1.PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
- Quan sát: Quan sát các nhân viên ở phòng kế hoạch kinh
doanh và phòng kế toán thực hiện nghiệp vụ.
- Phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp, qua điện thoại với một số nhân
viên ở công ty về các vấn đề còn thắc mắc.
5.2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Xử lý số liệu thu thập được trên phần mềm Excel.
- Sử dụng phương pháp phân tích (đối chiếu, so sánh…) để đánh
giá về thông tin thu thập được.
6. CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3
chương sau:
Chương 1: Khái quát chung về của công ty TNHH thẩm định giá và dịch vụ
tài chính Vĩnh Phúc.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tài chính tại công ty TNHH thẩm định giá
và dịch vụ tài chính Vĩnh Phúc.
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty
TNHH thẩm định giá và dịch vụ tài chinh Vĩnh Phúc.
Do thời gian thực tập cũng như trình độ nghiên cứu còn nhiều
hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để bài
báo cáo của em được hoàn thiện hơn và có chất lượng tốt hơn.
4
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Em xin trân thành cảm ơn ThS. Đỗ Văn Quý, ban lãnh đạo công
ty và các anh chị phòng kinh doanh, phòng kế toán đã giúp đỡ em
hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
5
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH
THẨM ĐỊNH VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VĨNH PHÚC
1.1 .QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Xuất thân từ trung tâm dịch vụ thẩm định giá tài sản, bất động sản Nhà nước tỉnh
Vĩnh Phúc. Tháng 12/2008 theo quyết định số 3422/QD-CT của chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về việc chuyển đổi trung tâm thẩm định giá tài sản, bất động sản tỉnh Vĩnh
Phúc thành công ty TNHH thẩm định giá và dịch vụ tài chính Vĩnh Phúc. Từ đó đến
nay công ty lấy tên là :
CÔNG TY TNHH THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VĨNH PHÚC.
Công ty là một công ty TNHH 2 thành viên với số vốn góp vào công ty như sau:
90% vốn điều lệ của công ty là do phần vốn góp của nhà nước và là thành viên góp
vốn đầu tiên, thành viên góp vốn thứ hai là công ty xổ số kiến thiết Vĩnh Phúc với số
vốn góp là 10% số vốn điều lệ của công ty.
Một số đặc điểm của công ty
Tên công ty: Công ty TNHH thẩm định giá và dịch vụ tài chính Vĩnh Phúc.
Tên thường gọi : Công ty thẩm định giá và dịch vụ tài chính Vĩnh Phúc.
Trụ sở chính: KhuB- Sở Tài Chính Vĩnh Phúc - Đường Nguyễn Chí Thanh
- Phường Đống Đa - Thành Phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc.
Số tài khoản: 42510000016401 - Tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh
Phúc.
Mã số thuế: 2500313607
Mã số sử dụng ngân sách: 1077478
Vốn điều lệ của công ty : 3000000000 ( ba tỷ đồng chẵn).
6
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG
TY.
1.2.1.Sơ đồ bộ máy làm việc của công ty.
1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận trong cơ cấu bộ máy làm
việc.
1.2.2.1.Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc.
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn hàng năm của
công ty
-Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp
đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác.
-Bổ nhiệm, miến nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với
thành viên ban giám đốc và người quản lý do điều lệ công ty quy định.Quyết định mức
lương và lợi ích khác của người quản lí đó.Cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện
quyền sở hữu cổ phần ,quyết định thù lao và lợi ích của những người đó.
-Quyết định cơ cấu tổ chức ,quy chế quản lí nội bộ của công ty ,quyết định thành
lập công ty con,chi nhánh ,văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ phần của doanh
nghiệp khác.
-Kiến nghị mức cổ tức được trả, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.
-Quản lývà điều hành mọi hoạt động của công ty theo quy định, chịu trách nhiệm
trước pháp luật về các hoạt động của công ty.
7
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN KIÊM
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT PHÓ GIÁM
ĐỐC
P. TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
P. TƯ VẤN TÀI
CHÍNH VÀ ĐÀO
TẠO
P. KẾ HOẠCH
TÀI CHÍNH
P. ĐẤU
GIÁ
P. NGHIỆP
VỤ
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
- Thực hiện quan hệ đối nội , đối ngoại và những vấn đề chiến lược của công ty.
- Kí kết các văn bản như: Dự thảo, quyết định, thông báo, quy chế, các văn bản
về kế hoạch, quy trình làm việc, tổ chức tài chính khen thưởng, kỷ luật của công ty.
- Kí duyệt các chứng từ tài chính: hóa đơn GTGT, chứng từ ngân hàng, hợp
đồng mua bán, hợp đồng kinh tế.
1.2.2.2. Ban kiểm soát
- Được thành lập do hội đồng thành viên của công ty bầu ra.
- Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt hội đồng thành viên giám sát, đánh giá
công tác điều hành, quản lý của ban giám đốc và các phòng ban, bộ phận công ty theo
đúng điều lệ công ty, các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị.
- Có quyền yêu cầu ban giám đốc, các phòng ban, bộ phận cung cấp mọi thông
tin, hồ sơ cần thiết liên quan tới việc điều hành, quản lý công ty.
- Kiểm tra, thẩm định tính chính xác, trung thực, hợp lý, các số liệu trong báo
cáo tài chính, báo cáo cần thiết khác.
- Có quyền tham gia các cuộc họp của công ty.
- Ban kiểm soát có quyền được thanh lý các khoản chi phí ăn ở, đi lại, tiếp khách
và các chi phí hợp lý khác khi thi hành nhiệm vụ của công ty.
1.2.2.3. Phó Giám đốc.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về các phần việc được giao.
- Trực tiếp giải quyết các công việc và vấn đề phát sinh do Giám đốc phân công.
- Kí và trình kí các văn bản.
- Sắp xếp các chương trình làm việc của các trưởng phòng, bộ phận với giám
đốc.
- Có trách nhiệm tham mưu, tư vấn, kiến nghị các phương án giải quyết các vấn
đề chiến lược trong công việc của công ty.
- Hàng tháng, hàng quý, năm phải báo cáo bằng văn bản tình hình hoạt động của
từng phần việc cụ thể được giao.
1.2.2.4.Phòng tổ chức hành chính.
Chức năng Hành chính:
- Xây dựng các văn bản liên quan đến hoạt động của Công ty
- Xây dựng qui trình làm việc khái quát chung cho từng phòng trong công ty
- Quản lý và cấp phát đồng phục cho nhân viên Bảo vệ
8
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
- Lập kế hoạch mua sắm và khảo sát giá: trang thiết bị văn phòng, văn phòng
phẩm…
- Quản lý và cấp phát văn phòng phẩm cho các phòng ban.
- Giao dịch công tác hành chính với các cơ quan chức năng.
- Tiếp đón khách đến thăm hoặc liên hệ công tác với công ty.
- Phát hành, tiếp nhận và quản lý hồ sơ toàn thể nhân viên trong văn phòng công ty.
- Lưu trữ các văn bản có liên quan đến hoạt động của Công ty
- Quản lý con dấu của công ty.
- Tiếp nhận việc đăng ký xe phục vụ công tác của các phòng.
- Kiểm soát chế độ sử dụng điện thoại của văn phòng
- Thống kê và quản lý toàn bộ trang thiết bị tại các phòng ban trong trụ sở công ty
- Kiểm kê tài sản hàng năm và báo cáo lên Tổng giám đốc công ty
- Tiếp nhận, gửi và kiểm soát công văn đi và đến
-Chuẩn trang thiết bị, trang trí phòng họp phục vụ cho các buổi hội thảo, khai
giảng, bế giảng, họp khen thưởng kỷ luật…
- Quản lý, bảo trì sửa chữa trang thiết bị trong văn phòng công ty.
- Tổng hợp các bản báo cáo cuối năm từ các phòng ban sau đó tổng kết thành
bản báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong năm.
- Cùng Tổng giám đốc, các Giám đốc phòng xây dựng kế hoạch và chiến lược cho
năm tiếp theo.
Chức năng Nhân sự:
- Lập chiến lược cho việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của
công ty
- Lập kế hoạch tuyển dụng và biện pháp thực hiện kế hoạch.
- Tiếp nhận hồ sơ và phỏng vấn người lao động xin việc.
- Lập các hợp đồng đào tạo, hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động
- Giải quyết chế độ cho nhân viên như: Nghỉ việc, ốm đau, cưới hỏi…
- Kiểm tra và tính ngày công cho nhân viên khối văn phòng công ty
- Duy trì và thực hiện nội quy trụ sở văn phòng công ty
- Tham gia hội đồng nâng lương, khen thưởng và kỷ luật của công ty.
- Chủ trì cuộc các họp như: xét nâng lương, khen thưởng, kỷ luật.
9
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
1.2.2.5 Phòng tư vấn tài chính và kế hoạch tài chính.
Chức năng:
- Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:
- Công tác tài chính;
- Công tác kế toán tài vụ;
- Công tác kiểm toán nội bộ;
- Công tác quản lý tài sản;
- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;
- Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty;
- Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công
ty;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công ty tham mưu cho Giám đốc
trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn,
sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.
Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của Tổng công ty giao cho
Công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển
vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn Công ty;
- Tham mưu giúp Giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị
trực thuộc;
- Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty;
Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với phòng
nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc, giúp cho ban
giám đốc Công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận.
-Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác
quản lý thu chi tài chính của cơ quan Văn phòng Công ty, thực hiện thanh toán tiền
lương và các chế độ khác cho Cán bộ công nhân viên (CBCNV) khối Văn phòng theo
phê duyệt của Giám đốc;
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành
của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của Công ty;
10
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ trong Công ty và báo
cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc;
- Chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính,
kế toán, các quy định về quản lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành hoặc đề
xuất với Lãnh đạo Công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ trì làm việc với các cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra tài chính;
Lập hồ sơ vay vốn trung hạn, ngắn hạn Ngân hàng, lập kế hoạch và quy định huy động
vốn từ các nguồn khác phục vụ cho hoạt động công ích và SX-TM-DV. Chủ trì trong
công tác giao dịch với các tổ chức tài chính có liên quan.
Chủ trì hướng dẫn công tác hạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong toàn Công ty
theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thực hiện chế độ hạch toán kế
toán, quản lý tài chính và các chế độ chính sách khác liên quan đến công tác tài chính,
kế toán của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho hệ công tác kế
toán và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của cấp trên về
công tác tài chính kế toán.
-Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật thu
chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty nhằm thực hiện
đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định. Tham gia kiểm tra quyết toán
năm của các đơn vị trực thuộc.
- Tham gia soạn thảo, thẩm định hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tiến độ giải ngân, thanh
quyết toán đối với các hợp đồng kinh tế trong Công ty cũng như nguồn vốn đầu tư cho
các dự án, các công trình do Công ty làm chủ đầu tư và thực hiện.
- Chủ trì phối hợp các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán
theo đúng quy định.
- Là đầu mối phối hợp với các phòng, ban tham mưu, đơn vị thành viên trong
việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản của Công ty.
Tham gia tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.
1.2.2.6. Phòng đấu giá.
Chức năng:
-Tham mưu cho Cục trưởng quản lý hoạt động đấu thầu đối với các dự án đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là dự án xây dựng
11
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
đường bộ) và các công tác khác liên quan tới lĩnh vực đấu thầu thuộc phạm vi chức
năng nhiệm vụ của Cục.
Nhiệm vụ:
-Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng Thẩm định trình Cục trưởng phê
duyệt hoặc tham mưu để Cục trưởng trình có cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các
công việc liên quan tới hoạt động đấu thầu (kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả
đấu thầu, xử lý tình huống và kiến nghị trong đấu thầu) trong quá trình thực hiện đầu
tư các dự án xây dựng đường bộ thuộc phạm vi Cục được phân cấp uỷ quyền.
- Phối hợp với phòng Giá, thể chế trong việc xây dựng hoặc tham gia ý kiến đối
với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác đấu thầu.
-Thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, đánh giá, báo cáo định kỳ và đột
xuất tình hình thực hiện công tác đấu thầu của Cục.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Cục trưởng giao.
1.3.LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ
DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VĨNH PHÚC.
- Thẩm định giá nhà, vật kiến trúc, kho tàng, đất đai, tài nguyên ( bất động sản).
- Thẩm định giá tài sản, hàng hóa (động sản ).
- Thẩm định giá mua sắm tài sản trong và ngoài khu vực Nhà nước.
- Tư vấn về giá cả, thị trường.
- Dịch vụ đấu giá bán tài sản, hàng hóa ( động sản).
- Dịch vụ đấu giá bán tài sản là bất động sản.
- Dịch vụ mua sắm tài sản trong va ngoài khu vực Nhà nước.
- Cung cấp các dịch vụ : Tư vấn tài chính, kế toán.
- Tham gia các hoạt động nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học về thẩm định
giá và tài sản: quản lý tài chính về đất đai và bất động sản, quản lý tài chính khác.
12
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
TNHH THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VĨNH PHÚC.
Muốn đánh giá tình hình hoạt động của công ty TNHH thẩm định giá và dịch vụ
tài chính Vĩnh Phúc trong thời gian qua thì chúng ta cùng đi vào xem xét các nhân tố
sau.
2.1.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA
2.1.1.Cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
2010/2009
( lần)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
2011/2010
( lần)
Nợ phải
trả
596 18,08 1356 53,72 2,28 392 20,49 0,29
VCSH 2700 81,92 1151 46,28 0,43 1519 79,51 1,32
Tổng
nguồn
vốn
3296 100 2527 100 0,77 1911 100 0,76
Nguồn phòng kế toán tài chính
Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011
Cho tới ngày 31/12/2009 tổng nguồn vốn của công ty là 3296 triệu đồng, trong
đó thì nguồn vốn chủ sở hữu là 2700 triệu đồng chiếm 81,92% trong tổng nguồn vốn.
Nhưng tới năm 2010 thì tổng nguồn vốn giảm xuống còn 2527 triệu đồng ( giảm 769
triệu đồng , giảm 0,77 lần), trong đó nguồn VCSH chiếm 46,28%. Nguyên nhân dẫn
đến nguồn vốn của công ty giảm như vậy là do nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng
trong nguồn vốn khá cao 53,72%, tăng mạnh hơn so với năm 2009( tăng 760 triệu
đồng, tăng 2,28 lần).Năm 2010 công ty vẫn còn nợ khá nhiều các khoản nợ ngắn hạn
phải trả, phải nộp cho khách hang cũng như chi cục thuế Vĩnh Phúc. Tới năm 2011
tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng tiếp tục giảm xo với năm 2010( giảm 616
triệu đồng),tuy nhiện thì nguồn VCSH của công ty đang có chiều hướng tăng lên( tăng
368 triệu đồng, tăng 1,32 lần) chiếm 79,91% trong tổng số nguồn vốn . Hơn nữa trong
năm 2011 thì các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp đã giảm xuống đáng kể( giảm
13
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
còn 392 triệu đồng), chỉ còn chiếm 20,49% trong tổng số nguồn vốn. Nợ phải trả của
công ty giảm xuống nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2011 công ty đã trả được
các khoản nợ phải trả ngắn hạn cho khách hàng và quyết toán xong thuế TNDN cho
chi cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong 3 năm 2009, 2010, 2011 thì ta có thể thấy tình hình nguồn vốn của công
ty có những biến động đáng kể. Tổng nguồn vốn của công ty trong 3 năm qua có xu
hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu là do nợ phải trả của công ty đã giảm xuống còn
392 triệu đồng( năm 2011) và nguồn VCSH của công ty cũng đã giảm xuống chỉ còn
1519 triệu đồng( năm 2011) so với ban đầu khi thành lập công ty là 2700 triệu đồng.
Ta có thể thấy ngân sách Nhà nước thực hiện hoạt động giải ngân cho công ty ngày
một nhiều hơn, số vốn đã giải ngân là 56,26% trong tổng số mà ngân sách Nhà nước
duyệt cấp khi có quyết định thành lập công ty.
Từ tình hình nguồn vốn của công ty như trên ta có thể thấy công ty làm ăn ngày
càng có hiệu quả và đang trên đà phát triển.
2.1.2.Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản.
Chúng ta có thể thấy khi đánh giá chỉ tiêu sử dụng tài sản, từ đây có thể hiểu được cơ
cấu sử dụng vốn của công ty
Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng tài sản của công ty.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
2010/2009
(lần)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
2011/2010
(lần)
TSNH 1160 35,19 1970 77,96 1,7 1225 64,10 0,62
TSDH 2136 64,85 557 22,04 0,26 686 35,89 1,23
Tổng TS 3296 100 2527 100 0,77 1911 100 0,76
Nguồn phòng kế toán tài chính
Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy năm 2009 do công ty mới được thành lập
nên công ty đã đầu tư khá nhiều vào TSDH, loại tài sản này chiếm 64,85% ( 2136 triệu
đồng) trong tổng số tài sản. Còn TSNH được đầu tư ít hơn chỉ 1160 triệu đồng ( chiếm
35,19%) trong tổng tài sản.Tới năm 2010, công ty đã có sự chuyển dịch dõ dệt trong
việc đầu tư vào TSNH nhiều hơn là TSDH. Cụ thể, trong năm này TSNH tăng lên khá
nhiều với số tiền là 1970 triệu đồng( tăng 810 triệu đồng, tăng 1,7 lần so với năm
2009), và chiếm 77,96% trong tổng số tài sản của công ty. Bên cạnh đó thì TSDH lại
14
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
giảm hơn so với năm 2009, giảm chỉ còn 557 triệu đồng( giảm 1579 triệu đồng, giảm
0,26 lần), và chỉ chiếm 22,04% trong tổng số tài sản của công ty. Nguyên nhân chủ
yếu dẫn tới việc có sự chuyển dịch về cơ cấu tài sản này chủ yếu là do năm 2010 công
ty đã ổn định và dần đi vào quỹ đạo hoạt động của mình nên để tăng khả năng thanh
khoản thì công ty đã chọn giải pháp là tăng TSLĐ, hơn nữa công ty cũng đã áp dụng
nguyên tắc kế toán là khấu hao TSCĐ nên cũng đã làm giảm giá trị của TSDH.
Năm 2011, nhìn cơ bản thì cơ cấu tài sản của công ty không có gì thay đổi
nhiều, phần lớn tài sản của công ty vẫn tập trung nhiều vào TSNH. Cụ thể, TSNH của
công ty năm 2011 giảm so với năm 2010 và chỉ còn là 1225 triệu đồng ( giảm 745
triệu đồng, giảm 0,62 lần), chiếm 64,10% trong tổng số tài sản của công ty. Còn
TSDH của công ty năm 2011 so với năm 2010 thì đã tăng lên đáng kể với số tiền là
686 triệu đồng( tăng lên 129 triệu đồng, tăng 1,23 lần), chiếm 35,89% trong tổng số
tài sản của công ty. Trong năm 2011, công ty đã đầu tư thêm máy móc và thiết bị văn
phòng để tăng hiệu quả làm việc cho nhân viên trong công ty.
Từ trên ta có thể thấy công ty đang có những chính sách đầu tư vào tài sản cũng
như phân bổ cơ cấu tài sản trong công ty là khá hợp lý trong giai đoạn mới đi vào hoạt
động này.
2.1.3.Chỉ tiêu doanh thu- lợi nhuận của công ty.
Bảng 2.3: chỉ tiêu doanh thu – lợi nhuận
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Năm 2010/2009 Năm 2011/2010
Chênh
lệch
%
Chênh
lệch
%
DTT 1057 1922 559 865 181,8 (1363) 29,08
LNST 28 35 113 7 125 78 322,86
Hệ số
doanh lợi
sau thuế
0,026 0,018 0,202 (0,008) 69,23 0,184 1122,22
Nguồn phòng kế toán tài chính
Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy LNST của công ty tăng đều qua các năm
còn chỉ tiêu DTT thì lại biến động rất thất thường( năm 2010 thì tăng mạnh nhưng đến
2011 thì lại giảm mạnh). Để xem xét tình hình cụ thể ta đi vào xem xét hai chỉ tiêu
này qua từng năm của công ty.
15
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
- Chỉ tiêu DTT
Năm 2010 tổng DTTđã tăng lên so với năm 2009 là 181,8%, tương ứng với số
tiền tăng lên là 865 triệu đồng.
Năm 2011 tổng DTT đã giảm so với năm 2010 và chỉ bằng 29,08%, tương ứng
với số tiền giảm là 1363 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn tới doanh thu trong năm 2011
của công ty bị giảm đáng mạnh so với năm 2010 như vậy là vì trong năm 2011 thị
trường bất động sản bị trững lại dẫn đến việc định giá hay tổ chức bán đấu giá bất
động sản của công ty cũng gặp không ít khó khăn.
- Chỉ tiêu LNST
Năm 2010 tổng LNST của công ty so với năm 2010 đã tăng lên 125%, tương
ứng với số tiền tăng lên là 7 triệu đồng.
Năm 2011 tổng LNST của công ty so với năm 2010 đã tăng lên đáng kể : tăng
lên 322,86%, tương ứng với số tiền tăng thêm là 78 triệu đồng.
Tuy mới đi vào hoạt động riêng lẻ được vài năm nay nhưng công ty luôn thực
hiện, tuân thủ theo những quy định của pháp luật như: kinh doanh đúng nghành nghề
như trong giấy phép kinh doanh đã đăng ký khi thành lập, hàng năm công ty luôn
đóng thuế TNDN theo đúng thời hạn và theo tỷ lệ là 25% tính trên thu nhập chịu thuế.
Việc tăng doanh thu thuần cũng như tăng lợi nhuận sau thuế của công ty như
vậy chững tỏ công ty đang làm ăn có lãi và có một tương lai tươi sang, công ty cũng
dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường thẩm định giá các dịch vụ tài chính
của mình.
Bên cạnh đó thì hệ số doanh lợi của công ty cũng có những biến động rõ nét.
Cụ thể, năm 2010 hệ số doanh lợi của công ty so với năm 2009 giảm 0,008 triệu đồng(
giảm 69,23%). Nhưng tới năm 2011 thì hệ số doanh lợi nãy đã tăng 0,184 triệu đồng
( tăng 1122,22%). Hệ số doanh lợi phản ánh một đồng doanh thu thuần công ty thu về
được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chính vậy hệ số này càng cao ( hay là tăng lên càng
nhiều càng tốt) càng chững tỏ công ty làm ăn có hiệu quả và hiệu quả sử dụng vốn của
công ty ngày càng tăng lên.
16
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
2.1.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Bảng 2.4: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
Chênh lệch Tỷ trọng
(%)
Chênh
lệch
Tỷ
trọng
(%)
Tỷ suất sinh lời của
VCSH
(ROE)
5,29 1,4 0,86 (3,89) 26,47 (0,54) 61,43
Hiệu quả sử dụng lãi
vay
1194,44 34,62 8,69 (1159,82) 2,89 (25,93) 25,1
Tỷ suất sinh lời của
tiền vay
28,9 2,58 4,75 (26,32) 8,93 2,17 184,12
Nguồn phòng kế toán tài chính
Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy các chỉ số: ROE, hiệu quả sử dụng lãi
vay và tỷ suất sinh lời của tiền vay trong 3 năm qua là giảm dần theo từng năm. Cụ
thể:
Tỷ suất sinh lời của VCSH: Giai đoạn năm 2009 – 2010 giảm 3,89, với tỷ lệ
giảm tương ứng là 26,47%. Giai đoạn 2010 – 2011 giảm 0,54, với tỷ lệ giảm tương
ứng là 61,43%. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn
chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Mặc dù, trong 3
năm qua tỷ số này luôn giảm nhưng vẫn dương chính vì vậy mà việc làm ăn của công
ty là có lãi.
Hiệu quả sử dụng lãi vay: Giai đoạn 2009 – 2010 giảm 1159,82, với tỷ lệ giảm
tương ứng là 2,89%. Giai đoạn 2010 – 2011 giảm 25,93, với tỷ lệ giảm tương ứng là
25,1%. Trong hai giai đoạn trên chỉ tiêu này đều giảm nhưng vẫn ở mức cao( thấp nhất
vào năm 2011 là 8,69). Việc làm ăn của công ty vẫn mang lại những hiệu quả nhất
định.
Tỷ suất sinh lời của tiền vay: Giai đoạn 2009 – 2010 giảm 26,32, với tỷ lệ giảm
là 8,93%. Giai đoạn 2010 – 2011 tăng 2,17, với tỷ lệ tăng tương ứng là 184,12%.
Công ty đã dần tăng được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường, việc thu hút
nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư vào công ty cũng sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn .
17
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Từ những nhận xét trên ta có thể thấy công ty cần có những chính sách cũng
như có những biện pháp cụ thể để có thể tăng lợi nhuận lên mức cao nhất .
2.2.THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY
2.2.1.Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời.
Chỉ tiêu khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả về sản xuất kinh
doanh và hiệu năng về quản lý doanh nghiệp
Bảng 2.5: Bảng chỉ tiêu về các khả năng sinh lời
Đơn vị: triệu đồng.
STT Chỉ tiêu Năm 2009
Năm
2010
Năm 2011
1 Lợi nhuận sau thuế 28 35 113
2 Doanh thu 1922 1057 559
3 Vốn chủ sở hữu 2700 1151 1519
4 Tài sản 3296 2527 1911
5 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm(%)
(5) = (1) /(2)
1,46 3,31 20,21
6 Tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu(%)
(6) = (1)/(3)
1,04 3,04 7,44
7 Doanh lợi tài sản ( ROA) (%)
(7) = (1)/(4)
0,85 1,39 5,91
Nguồn phòng kế toán tài chính
Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
Tuy chỉ số doanh thu giảm dần qua các năm nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng
đều qua các năm, năm 2011 có mứa lợi nhuận sau thuế cao nhất là 113 triệu
đồng( tăng78 triệu đồng so với năm 2010). Chứng tỏ công ty đang làm ăn có lãi, và đạt
được những thành tựu nhất định. Cụ thể:
Chỉ tiêu doanh lợi sản phẩm tăng đều qua các năm, tăng mạnh nhất là năm 2011
với giá trị đạt được là 20,21% ( tăng thêm 16,9% so với năm 2010 và 18,75% đối với
năm 2009).
Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu trong ba năm qua chỉ số này cũng tăng khá
đều, tăng nhiều vào năm 2011 với giá trị đạt được là 7,44% (tăng 4,4% so với năm
2010 và 6,4% đối với năm 2009).
Chỉ tiêu doanh lợi tài sản đạt giá trị cao nhất vào năm 2011 là 5,91% (tăng hơn
so với năm 2010 là 4,52% và tăng so với năm 2009 là 5,06%).
2.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định.
18
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mặc dù chiếm tỷ trọng không cao trong phần tài sản của công ty, nhưng TSCĐ
cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng cấu thành nên tài sản. TSCĐ là khoản
đàu tư nhằm mục đích sử dụng lâu dài trong công ty, TSCĐ góp phần tạo nên doanh
thu cũng như lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn đầu tư cho công ty. Chúng ta sẽ
nghiên cứu bảng sau để nắm rõ nhất tình hình sử dụng vốn cố định của công ty trong
thời gian qua.
Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
Chênh
lệch
Tỷ
trọng
( %)
Chênh
lệch
Tỷ
trọng
(%)
1.VCĐ bình quân 1992 444 686 (1548) 22,29 242 154,5
2.Doanh thu thuần 1507 1922 559 415 127,5 (1363) 29,1
3.Lợi nhuận trước
thuế
37 47 150 10 127 103 319,1
4.Hiệu suất sử dụng
VCĐ
0,76 4,33 0,81 3,57 569,7 ( 3,52) 18,7
5.Hàm lượng VCĐ 1,32 0,23 1,23 (1,09) 17,4 1 534,8
6.Doanh lợi VCĐ 0,02 0,12 0,22 0,1 600 0,1 183,3
Nguồn phòng kế toán tài chính
Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011.
VCĐ bình quân trong kỳ là bình quân số học của vốn cố định có ở đầu kỳ và
cuối kỳ ( VCĐ đầu kỳ hoặc cuối kỳ là hiệu số của nguồn giá TSCĐ có ở đầu kỳ hoặc
cuối kỳ).
2.2.2.1.Chỉ tiêu mức doanh lợi vốn cố định.
Một công ty bước vào kinh doanh với không ngoài mục địch là lợi nhuận. Lợi
nhuận mới đảm bảo cho công ty có thể hoạt động và phát triển được.
Một doanh nghiệp có doanh thu nhiều, doanh thu cao hơn chưa hẳn là biểu hiện tốt mà
trong hoàn cảnh nào phải phù hợp.
Liên quan đến mức doanh lợi VCĐ là lợi nhuận, trước khi nghiên cứu chỉ tiêu
mức doanh lợi vốn cố định chúng ta phải nghiên cứu về lợi nhuận trước thuế và vốn cố
định bình quân.
Về vốn cố định bình quân chúng ta thấy mức tăng giảm vốn cố định bình quân
không đều, năm 2010 giảm 22,29% tương đương giảm 1548 triệu đồng. Mức giảm này
là do trong năm 2010 công ty đã có những chính sách nằm điều chỉnh lại cơ cấu tài sản
19
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
của mình, nguồn vốn được chuyển một phần sang vốn lưu động, hơn nữa trong năm
2010 công ty cũng không có trang bị thêm tài sản cố định. Tuy vậy, sang năm 2011
vốn cố định bình quân lại tăng lên 154,5% tương đương tăng 242 triệu đồng. Nguyên
nhân dẫn đến việc tăng vốn cố định này là do trong năm công ty đã đầu tư, mua sắm
thêm tài sản cố định để phục vụ, đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh cũng như
chăm sóc khách hàng của mình.
Qua bảng số liệu trên thì nhìn chung lợi nhuận trược thuế qua ba năm đều tăng,
năm 2010 tăng 127% tương đương với số tiền là 10 triệu động so với năm 2009, sang
đén năm 2011 mức tăng là 319,1% tương đương với số tiền là 103 triệu đồng so với
năm 2011. Qua những con số trên ta thấy công ty đang trên đà phát triển, lợi nhuận
ngày càng cao.
Bên cạnh lợi nhuận trước thuế tăng nhanh, trong khi vốn cố định bình quân tăng
chậm hơn. Vì vậy mà mức doanh lợi vốn cố định ngày càng tăng năm 2010 tăng
600% tương ứng với số tiền tăng thêm là 0,1 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011
tăng 183,3% tương ứng với số tiền tăng thêm là 0,1 triệu đồng tăng chậm hơn so với
năm 2010 .
Năm 2009 trung bình một đồng vốn cố định tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận. Năm
2010 trung bình một đồng vốn cố định tạo ra 0,12 đồng lợi nhuận tăng 600% so với
năm 2009. Năm 2011 trung bình một đồng vốn cố định tạo ra 0,22 đồng lợi nhuận tăng
183,3% so với năm 2010.
Nhìn chung qua ba năm hoạt động của mình công ty đã thu được lợi nhuận
trước thuế khá cao, so với kinh doanh để đạt được thành công đó thì phải nói đến là
việc sử dụng vốn có hiệu quả của công ty.
2.2.2.2.Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Chỉ tiêu hiệu suất vốn cố định của công ty trong ba năm qua ở vào mức thấp và
có sự biến động thất thường. năm 2010 tăng 569,7% so với năm 2009. Sang năm 2011
chỉ tiêu này giảm xuống còn 18,7% so với năm 2010. Vì vậy công ty cần có những
biện pháp phù hợp và hiệu quả để duy trì như tốc độ tăng năm 2010 bên cạnh đó cần
hạn chế tình trạng tăng chậm dần đều qua các năm tới. Bằng những biện pháp chiến
lược công ty cần đẩy cao chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao càng tốt. Chỉ
tiêu này càng cao thì việc đầu tư vốn cố định mới có hiệu quả.
20
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Hiệu suất sử dụng vốn cố định qua các năm cho ta biết:
Năm 2009 trung bình một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh
tạo ra 0,76 đồng doanh thu. Năm 2010 trung bình một đồng vốn cố định tham gia vào
sản xuất kinh doanh tạo ra 4,33 đồng doanh thu. Năm 2011 là 0,81 đồng doanh thu.
Chỉ tiêu hiệu suất vốn cố định thay dổi theo các năm. Chỉ tiêu này càng cao thì
càng tốt. Ta thấy doanh thu thuần tăng nhanh trong khi vốn cố định tăng lên chậm và
đang có xu hướng giảm dần. Vì vậy chỉ tiêu hiệu suất vốn cố định ngày càng được
tăng lên cũng như sự sang suốt trong bộ máy quản lý của công ty. Tuy vậy TSCĐ
trong tổng số tài sản của công ty có sự chênh lệch giảm TSCĐ và TSLĐ được tăng lên.
Trong cơ cấu tài sản của công ty thì TSLĐ luôn chiếm tỷ trọng cao còn TSCĐ thì
chiếm tỷ trọng thấp hơn. TSCĐ và TSLĐ chúng có mối quan hệ khăng khít tương hỗ
nhau và cùng phát triển chính vì vậy, công ty cần điều chỉnh sao cho có sự cân đối
giữa TSCĐ với TSLĐ để đạt được hiệu quả cao nhất.
2.2.2.3.Chỉ tiêu hàm lượng vốn.
Chỉ tiêu này ngược với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Chỉ tiêu này năm
2009 nằm ở mức cao. Lượng vốn cố định cần đàu tư để thu thêm được một đồng
doanh thu năm 2009 là 1,32 triệu đồng. Tuy nhiên qua ba năm hoạt động thì chỉ tiêu
này đã giàm dần qua các năm giảm mạnh vào năm 2010 giảm chỉ còn 0,23 triệu đồng,
năm 2011 giảm còn 1,23 triệu đồng và có t để sẽ tiếp tục giảm vào các năm sau.
Quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong ba năm qua
, mặc dù mới bước vào thương trường chưa lâu nhưng công ty bước đầu đã gặt hái
được sự thành công, công ty làm ăn ngày càng có hiệu quả, dể gặt hái được thành công
bước đầu như vậy cũng là nhờ sự chỉ đạo tài tình cùng với đội ngũ cán bộ tài năng đầy
trí tuệ.
21
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
2.2.3.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chúng ta cần phân tích
các chỉ tiêu sau:
2.2.3.1.Khả năng thanh toán của công ty.
Bảng 2.7: Chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng tài sản lưu động 1160 1970 1225
Tổng vốn bằng tiền 770 1284 636
Tổng nợ ngắn hạn 596 1375 391
Hệ số nợ(%) 18,08 54,43 20,49
Tỷ suất thanh toán hiện hành(%) 194,63 153,43 192,61
Tỷ suât thanh toán nhanh(%) 190,1 141,38 313,04
Tỷ suất thanh toán tức thời(%) 129,19 93,38 162,66
Nguồn phòng kế toán tài chính
Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011.
Qua các năm từ 2009 tới 2011, ta thấy các chỉ số thanh toán cũng như hệ số nợ
của công ty tăng giảm không đều. Cụ thể:
Hệ số nợ của công ty năm 2010 tăng lên 36,35% tăng gấp 3 lần so với năm
2009. Năm 2011 hệ số nợ của công ty giảm xuống chỉ còn 20,49%, giảm 33,04%.
Tỷ suất thanh toán hiện hành năm 2010 giảm 41,2% so với năm 2009, tuy
nhiên tới năm 2011 thì tỷ suất thanh toán hiện hành lại tăng lên 39,18%.
Tỷ suất thanh toán nhanh năm 2010 giảm 48,72% so với năm 2009, tới năm
2011 thì tỷ suất thanh toán nhanh tăng đột biến lên 313,04% tăng lên 171,66% tằng
gần gấp 3 lần sơ với năm 2010.
Tỷ suất thanh toán tức thời năm 2010 giảm 35,81% so với năm 2009,tới năm
2011 thì tỷ số này lại tăng lên là 162,66% tăng lên 69,28% so với năm 2010.
Từ tình hình trên ta có thể thấy rằng trong ba năm hoạt động công ty có đủ khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm. Trong nhưng năm qua
các chỉ tiêu này có tăng hay giảm thì cũng vẫn ở mức cao. Chứng tỏ khả năng chiếm
dụng vốn của công ty đối với các công ty khác là chưa cao, lượng tiền mặt trong công
ty còn nhiều. Mặc dù việc cất giữ nhiều tiền mặt là tốt trong trường hợp công ty cần
thanh toán ngay cho các chủ nợ trong cùng một lúc. Tuy vậy, việc cất giữu một lượng
tiền nhiều như vậy là không hợp lý, lượng tiền này khi cất giữ taih công ty sẽ không
sinh lời,vòng quay vốn chậm do đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
22
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Hệ số thanh toán nhanh của công ty cao là vì các khoản phải thu của công ty là
lớn như vậy để trả một đồng nợ ngắn hạn thì công ty phải bỏ ra một lượng lớn các
khoản phải thu.
Hệ số thanh toán tức thời của công ty nằm vào mức cao chính vì vậy mà việc
thanh toán tương đối khả quan. Nhất là việc công ty giữ khá nhiều tiền mặt trong quỹ
nên khả năng thanh toán các khoản nợ tức thời là nằm trong tầm tay của công ty.
Công ty cần có những chiến lược cụ thể để có thể đi chiếm dụng vốn của bạn
hàng được nhiều hơn và vẫn phải đảm bảo khả năng thanh toán của mình ở mức tốt
nhất .
2.2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Trong cơ cấu tổng tài sản nhìn chung tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng cao và
ngày càng tăng dần qua các năm. Việc công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay
không thì TSCĐ tác động rất lớn vào quá trình hoạt động đó của công ty. Đánh giá
việc sử dụng vốn lưu động giúp các nhà quản lý nâng cao được hiệu quả của việc sử
dụng vốn của mình có hiệu quả hay không và có những biện pháp cho những năm tiếp
theo.
Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
Tỷ trọng
(%)
Chênh
lệch
Chênh
lệch
Tỷ
trọng
(%)
1.Vốn lưu động 770 1284 636 165,25 514 (648) 49,53
2.Doanh thu thuần 1057 1922 559 181,83 865 (1363) 29,08
3.Lợi nhuận trước
thuế
37 47 150 127,03 10 103 319,15
4.Số vòng quay VLĐ
( 4 = 2/1)
1,37 1,49 0,88 108,75 0,12 (0,61) 59,06
5.Thời gian 1 vòng
quay ( 5 =360/4)
262,77 241,61 409,59 91,95 (21,16) 167,98 169,53
6.Mức đảm nhiệm
VLĐ ( 6 =1/2)
0,73 0,67 1,14 91,78 ( 0,06) 0,47 170,15
7.Doanh lợi
( 7 = 3/1)
0,05 0,04 0,24 80 0,01 0.2 60
Nguồn phòng kế toán tài chính
Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011.
VLĐ bình quân trong một kỳ là bình quân số học của VLĐ có ở đầu kỳ và cuối
kỳ( VLĐ đầu kỳ và cuối kỳ là hiệu số nguyên giá TSCĐ có ở đầu kỳ hoặc cuối kỳ).
- Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động.
23
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Trong một công ty VLĐ quay được càng nhiều vòng trong một năm càng tốt.
Tốc độ luân chuyển VLĐ càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và
ngược lại số vòng quay vốn lưu động càng ít thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng
kém. Chính vì quan trọng như vậy nên các nhà quản trị cần tích cực đẩy nhanh vòng
quay vốn lưu động lên.
Thông qua bảng trên trong năm 2009 chỉ tiêu này nằm ở mức khả quan 1,37
vòng/năm. Bước sang năm 2010 chỉ tiêu này tiếp tục đước tăng lên là 1,49 vòng/năm,
tăng 0,12 vòng/năm so với năm 2009. Tuy nhiên, năm 2011 chỉ tiêu này giảm xuống
và ở mức thấp 0,88 vòng/năm, giảm 0,61 vòng/năm giảm gần 1 nửa so với năm 2010.
Điều này chứng tỏ trong năm 2011 công ty bị ứ đọng vốn, điều này cũng ảnh hưởng
không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty.
Năm 2009 vốn lưu động luân chuyển được là 1,37 vòng, số ngày một vòng luân
chuyển vốn lưu độnglà 262,77 ngày. Năm 2010 vốn lưu động luân chuyển được là
1,49 vòng , số ngày một vòng luân chuyển vốn lưu động là 241,61 ngày. Năm 2011
vốn lưu động luân chuyển được là 0,88 vòng, số ngày một vòng luân chuyển vốn lưu
động là 409,59 ngày.
Nhìn chung trong năm 2009 có số vòng quay vốn lưu động ở vào mức chấp
nhận được, kéo theo đó là số ngay luân chuyển vồn 262,77 ngày cũng khá dài để quay
được một vòng quay của vốn. Nhưng đến năm 2011 thỉ vòng quay vốn lưu động giảm
xuống cón 0,88 vòng nhưng số ngày luân chuyển vốn lại tăng lên cao 409,59 ngày. Từ
những con số trên thì đội ngũ cán bộ , banh lãnh đạo của công ty càn có những chính
sách điều chỉnh lại những chính sách kinh doanh của công ty để giảm thiểu tối đa
việc bị chiếm dụng vốn, và tăng vòng quay vốn lưu động lên trở về quỹ đạo cũ.
- Chỉ tiêu mức đảm nhiệm vốn lưu động.
Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động . Chỉ tiêu này
cho biết tổng số đồng vốn mà công ty bỏ ra để đạt được một đồng doanh thu. Năm
2009 mức đảm nhiệm của công ty là 0,73, sang năm 2010 chỉ tiêu này giảm xuống
còn 0,67 ( giảm 0,06 so với năm 2009), tới năm 2011 thì mức đảm nhiệm của công ty
tăng lên và ở mức 1,14 ( tăng lên 0,47 so với năm 2010). Công ty đang cố gắng để
giảm chỉ tiêu này sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của mình. Vì nếu giảm
được chỉ tiêu này thì mới tăng được vòng quay vốn lưu động, công ty mới có hiều hiệu
quả.
24
Sinh viên: Trần Thị Thanh Huệ Lớp: 509TCN1 Ngành: Tài chính – Ngân hàng
- Chỉ tiêu mức doanh lợi vốn lưu động.
Chỉ tiêu mức doanh lợi vốn lưu động cho ta biết hiệu quả sử dụng vốn lưu động
trong công ty, một đồng vốn lưu động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
mang lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cụ thể ta thấy, năm 2009 một đồng
vốn lưu động khi tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra 0,05 đồng lợi nhuận, năm
2010 giảm xuống còn 0,04 đông và năm 2011 tăng lên là 1,14 đồng. Công ty cần phải
cố gắng hơn nữa trong việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa vốn lưu động khi dung
trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Qua quá trình phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của công ty là chưa cao và đang tăng dần qua các năm. Vì vậy công ty cần có chiến
lược phù hợp để tăng hiệu quả sử dụng vốn của công ty lên, từ đó mà lợi nhuận thu về
của công ty cũng tăng lên theo từng năm.
2.3.Tình hình sử dụng lao động của công ty TNHH thẩm định giá và dịch vụ tài
chính Vĩnh Phúc.
Từ khi thành lập tới nay, công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với ngân
sách nhà nước , cán bộ và nhân viên công ty luôn có việc làm và thu nhập ổn định, ý
thức được tầm quan trọng của yếu tố con người, Ban điều hành công ty đã không
ngừng nâng cao chuyên môn, đạo đức của các nhân viên tạo điều kiện cho họ học tập
và nâng cao trình độ để theo kịp xu hướng phát triển của xã hội.
Do đó tổng biên chế của công ty tính đến năm 2012 là 35 người .
Trong đó:
1. Hội đồng thành viên : 2 người.
2. Giám đốc : 1 người.
3. Phó Giám đốc : 2 người.
4. Ban kiểm soát : 2 người.
5. Phòng tổ chức hành chính : 5 người.
6. Phòng tư vấn tài chính và đào tạo : 6 người.
7. Phòng kế hoạch tài chính kế toán : 3 người.
8. Phòng đấu giá : 7 người.
9. Phòng ngiệp vụ : 7 người.
Chế độ ưu đãi nhân viên của công ty:
25