Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 27 trang )

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 1 of 27

MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM 2
1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển 2
2. Mô hình tổ chức, quản trị 4
3. Đối tác, cổ đông 4
4. Cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật 5
5. Định hướng phát triển, triết lý kinh doanh 5
II. NGUỒN DỮ LIỆU PHỤC VỤ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TMCP
PHƯƠNG NAM. 6
III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH 6
QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG 6
Tài sản 6
Tiền gửi khách hàng 8
Tổng dư nợ 9
Thu nhập trước thuế 11
CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG ĐẦU TƯ 12
Cơ cấu tài sản 12
Danh mục và chất lượng đầu tư 14
Tài sản có khác 14
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 15
Cơ cấu cho vay 15
Chất lượng tín dụng 17
TÍNH THANH KHOẢN 19
Tỷ trọng tiền mặt và chứng khoán đầu tư 19
Cơ cấu tiền gửi 20
Tương quan giữa tiền gửi và cho vay 21
KHẢ NĂNG SINH LỜI 22


Lợi nhuận trước thuế 22
Tỷ suất sinh lợi 23
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 24
Thu nhập từ lãi thuần 24
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần - NIM 25
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập CIR 26
IV. KẾT LUẬN CHUNG 26





QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 2 of 27

I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM
1. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển
 Lịch sử ra đời
 Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Nam (gọi tắt là Ngân hàng Phương Nam) được
thành lập theo Giấy phép số 393/GP-UB cấp ngày 15/04/1993 bởi Ủy Ban Nhân Dân
TP.HCM và hoạt động theo Giấy phép số 0030/NH-GP ngày 17/03/1993 do Ngân hàng Nhà
Nước Việt Nam cấp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số thuế 0301167027
cấp ngày 17/04/1993.
 Vốn điều lệ đăng ký ban đầu: 10 tỷ đồng.
 Lĩnh vực hoạt động: Tài chính – Ngân hàng.
 Thời gian hoạt động: 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
 Trụ sở đặt tại: số 279 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Thành phố HCM.
 Logo:


(được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 3754/QĐ-SHTT ngày 03/03/2010).
 Quá trình phát triển
 Năm 1997: Sáp nhập với Ngân hàng TMCP Đồng Tháp.
 Năm 1999: Sáp nhập với Ngân hàng TMCP Đại Nam.
 Năm 2000: Mua Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Định Công, Thanh Trì Hà Nội.
 Năm 2001: Sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nông Thôn Châu Phú.
 Năm 2003: Sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn, Cần Thơ.
 Tính đến 31/12/2012, vốn điều lệ đạt 4.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 75.269 tỷ đồng.
 Mạng lưới hoạt động đạt 141 đơn vị phân bổ trong cả nước, bao gồm: 01 Hội sở, 01 Sở giao
dịch, 36 Chi nhánh, 87 Phòng giao dịch, 10 Quỹ tiết kiệm, 05 Điểm giao dịch và 01 Công ty
trực thuộc, với tổng số công nhân viên là 2.991 người.
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 3 of 27


Biểu đồ 1: Mạng lưới hoạt động của ngân hàng TMCP Phương Nam

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 4 of 27

2. Mô hình tổ chức, quản trị

Biểu đồ 2: Sơ đồ tổ chức ngân hàng TMCP Phương Nam
 Hội đồng quản trị do ông Mạch Thiệu Đức làm Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch là ông Trầm
Trọng Ngân và Trịnh Phước Hiệp và 06 Thành viên HĐQT.
 Ban kiểm soát bao gồm: bà Nguyễn Thị Ngọc Thu làm Trưởng ban và 02 Thành viên.
 Ban Tổng giám đốc bao gồm: ông Nguyễn Văn Nhân làm Tổng giám đốc và 10 Phó tổng
giám đốc.

3. Đối tác, cổ đông
 Từ tháng 12/2007 Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) chính thức trở thành cổ đông
chiến lược của Ngân hàng Phương Nam. UOB được thành lập từ năm 1935 tại Singapore,
với hơn 500 chi nhánh và văn phòng đại diện đặt tại 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Qua mối
quan hệ hợp tác này mà Ngân hàng Phương Nam được nâng cao về kinh nghiệm trong lĩnh
vực tài chính.
 Cơ cấu cổ đông:
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 5 of 27


Biểu đồ 3: Cơ cấu cổ đông của ngân hàng TMCP Phương Nam
 Nắm giữ số cổ phần lớn nhất là gia đình ông Trầm Bê với tỷ lệ nắm giữ là 20,14%, trong đó
ông Trầm Bê giữ 8,36%, con trai Trầm Trọng Ngân giữ 4,42% và con gái Trầm Thuyết
Kiều giữ 7,36%.
 Sở hữu tỷ lệ lớn thứ 2 là ngân hàng UOB với tỷ lệ 19,99%, do ông Thng Tien Dat làm đại
diện.
 Kế đến là Công ty TNHH Tropical Investments Việt Nam với tỷ lệ 5,68%, do ông See Chin
Thye làm đại diện.
 Ông Thiệu Mạnh Đức (Chủ tịch HĐQT) chỉ sở hữu tỷ lệ 0,8%, ông Nguyễn Văn Nhân
(Tổng giám đốc) và vợ sở hữu tỷ lệ 0,209%.
4. Cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật
 Sử dụng công nghệ Core Banking System, công nghệ giúp hệ thống thông tin của ngân hàng
luôn online trên toàn hệ thống.
 Đầu tư và triển khai hệ thống GL – Core gồm các phân hệ như kế toán, quản lý TSCĐ, quản
lý vốn nội bộ,…
 Đầu tư hệ thống máy ATM, tham gia hệ thống liên minh thẻ trong và ngoài nước. Triển khai
các sản phẩm Ebanking như Internet Banking, Mobile Banking, Phone Banking, SMS nhằm
nâng cao tính thuận tiện cho khách hàng.

 Là thành viên của Hiệp hội Tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (Swift), nhằm
cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế chất lượng tốt.
5. Định hướng phát triển, triết lý kinh doanh
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 6 of 27

 Định hướng trở thành tập đoàn tài chính đa năng và là một trong những ngân hàng bán lẻ
hàng đầu của Việt Nam.
 Triết lý kinh doanh: Cam kết mang đến giá trị “Tín” trong chất lượng từng dịch vụ.
II. NGUỒN DỮ LIỆU PHỤC VỤ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TMCP PHƯƠNG NAM.
1. Báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Phương nam giai đoạn 2008 - 2013
2. Báo cáo của Hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Phương nam giai đoạn 2008 - 2013
3. Bảng cân đối kế toán ngân hàng TMCP Phương nam giai đoạn 2008 - 2013
4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP Phương nam giai đoạn 2008 - 2013
5. Thuyết minh báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Phương nam giai đoạn 2008 - 2013
6. Các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng.
7. Số liệu từ báo cáo thường niên một số ngân hàng thương mại cổ phần khác ở Việt Nam.
III. NỘI DUNG PHÂN TÍCH
QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
Tài sản

Biểu đồ 4: Biến động của tổng tài sản Southernbank qua các năm

Năm
2007
2008
2009
2010

2011
2012
Tốc độ tăng trưởng
87.91%
21.20%
70.86%
69.80%
16.20%
7.54%
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản Southernbank qua các năm
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 7 of 27

Bình quân chung trong giai đoạn 2007 - 2012 tốc độ tăng trưởng bình quân tổng tài sản của
Southernbank khoảng 38%/năm. Quy mô tổng tài sản của Southernbank đã có sự tăng trưởng vượt
trội trong những năm đầu lên sàn chứng khoán. Từ 9.116 tỷ năm 2006 lên 75.270 tỷ đồng vào cuối
năm 2012. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần qua thời gian, từ 27.91% năm 2006
xuống chỉ còn 7.54% năm 2012. Nhìn chung, đây là xu hướng thay đổi chung của cả ngành ngân
hàng, khi nền kinh tế từ rất thịnh vượng những năm 2006 – 2007 sa vào suy thoái và chưa có dấu
hiệu phục hồi cho đến tận hiện nay.
Sự tăng trưởng vượt trội tổng tài sản của Southernbank chủ yếu đến từ sự tăng trưởng trong
khoản mục tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, với tốc độ tăng trưởng bình quân 56.11% hàng năm,
tiếp đến là cho vay khách hàng 45.71% và cuối cùng là tài sản cố định 23.54%.
Khoản mục tiền gửi tại ngân hàng nhà nước tuy có tốc độ tăng trưởng mạnh nhưng tỷ trọng
của khoản mục này trong cơ cấu tài sản thấp, chỉ 3.6% vào thời điểm cuối năm 2012, đây chủ yếu là
các khoản dự phòng, dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng nhà nước, sự tăng trưởng mạnh
mẽ của khoản mục này cho thấy sự đi lên trong nguồn vốn huy động và hoạt động tín dụng của
ngân hàng.
Cho vay khách hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản 56.76% vào

thời điểm 31/12/2012. Mặc cho thị trường giai đoạn vừa qua có nhiều biến động, nền kinh tế gặp
nhiều khó khăn nhưng nhìn chung cho vay khách hàng của Southernbank tăng trưởng tương đối ổn
định.
So sánh với một số ngân hàng có niêm yết số liệu trên sàn chứng khoán ta thấy,
Southernbank chỉ là một ngân hàng thuộc cỡ nhỏ trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện nay
và có tốc độ tăng trưởng tài sản tương đối ổn định qua thời gian.

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 8 of 27

Biểu đồ 6: Biến động tài sản của một số ngân hàng qua các năm
Tiền gửi khách hàng
Biểu đồ 7: Biến động tiền gửi của Southernbank qua các năm
Cũng như tất cả các ngân hàng thương mại khác, nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao nhất
trong cơ cấu nguồn vốn của Southernbank là tiền gửi khách hàng. Khoản mục này cũng có sự tăng
trưởng khá ẩn tượng với mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 48.96% trong suốt giai đoạn
2006 - 2012. Nhìn chung sự tăng trưởng của khoản mục này có sự trồi sụt liên tục và dường như đi
theo sự lên xuống của nền kinh tế quốc gia. Khoản mục này tăng trưởng mạnh nhất vào 2 năm 2009
và 2010 với mức tăng xấp xỉ 76% rồi có xu hướng chững lại trong năm 2011 và 2012 với mức tăng
trưởng chỉ đạt 7.32% và 15.77%.
Trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng, tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng rất lớn 85.75% (2012),
trong khi tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ cho thấy Southernbank là một ngân hàng
đi theo định hướng bán lẻ điển hình.
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 9 of 27


Biểu đồ 8: Biến động tiền gửi của một số ngân hàng giai đoạn 2008 - 2012

So sánh với tình hình một số ngân hàng thương mại khác, nhìn chung quy mô huy động vốn
của Southernbank còn tương đối thấp và tỷ lệ tăng trưởng cũng chỉ ở mức tương đối của ngành.
Tổng dư nợ

Biểu đồ 9: Biến động của tổng dư nợ Southernbank qua các năm
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Tăng trưởng
25.51%
63.68%
107.40%
58.03%
13.02%
23.47%
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của Southernbank qua các năm
Tổng dư nợ của ngân hàng trong 6 năm tăng từ 4.643 lên 43.633 tỷ đồng, tương ứng với
mức tăng trưởng bình quân 45.3% hàng năm. Dư nợ tăng của ngân hàng tăng trưởng nhanh nhất
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 10 of 27

vào năm 2009 với mức tăng trưởng 107.4% sau đó chậm lại trong giai đoạn sau và chỉ còn 23.47%
trong năm 2012.
Nhìn vào biểu đồ thể hiện mức tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2008 - 2012 chúng ta có thể
thấy sự phân hóa rõ rệt giữa 2 nhóm ngân hàng, Nhóm cổ phần nhà nước đại diện là Viettinbank và

Vietcombank có mức tăng trưởng rất ấn tượng bất chấp sự trì trệ của nền kinh tế trong thời gian
qua. Nhóm thương mại cổ phần trong giai đoạn vừa qua đều có kịch bản chung là suy giảm hoặc
tăng trưởng chậm lại trong tổng dư nợ cho vay, do đó có thể đánh giá diễn biến dư nợ của
Southernbank trong thời gian qua là có tính xu thế, không phải bắt nguồn từ các nguyên nhân nội tại
của ngân hàng.

Biểu đồ 10: Biến động của dư nợ cho vay một số ngân hàng giai đoạn 2008 - 2012

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 11 of 27

Thu nhập trước thuế

Biểu đồ 11: Biến động thu nhập của Southernbank qua thời gian


Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng thu nhập của Southernbank một số năm
Thu nhập trước thuế của Southernbank biến động không có xu hướng và có xu hướng xấu đi
trong thời gian gần đây. Lợi nhuận năm 2012 chỉ đạt 121.972 tỷ đồng, bằng 49.11% lợi nhuận trước
thuế năm 2011. Sự sụt giảm của lợi nhuận trước thuế của ngân hàng được giải thích thông qua 2
yếu tố chính đó là sự gia tăng của chi phí lãi trong cơ cấu thu nhập, chi phí lãi và các chi phí tương
tự từ 82.23% năm 2009 đã tăng trưởng liên tục lên mức 103.05% vào năm 2012 gây ra sự sụt giảm
mạnh mẽ trong thu nhập lãi thuần, khoản thu nhập chính của ngân hàng và khoản lỗ xấp xỉ 64 tỷ
đồng trong lĩnh vực kinh doanh vàng trong năm 2012.
Năm
2007
2008
2009
2010

2011
2012
Tăng trưởng
34.41%
-46.12%
127.88%
71.26%
-53.36%
-50.89%
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 12 of 27


Biểu đồ 12: Biến động thu nhập của một số ngân hàng giai đoạn 2008 - 2012
Nhìn vào biểu đồ thể hiện sự thay đổi của lợi luận trước thuế của một số ngân hàng khác,
chỉ có 3 ngân hàng có sự gia tăng lợi nhuận trong năm 2012, đó là Vietinbank, MB và SHB còn lại
đều phải chịu sự đi xuống trong khoản mục này.
1. Đánh giá chung về quy mô và tốc độ tăng trưởng của Southernbank trong giai đoạn
2008 - 2012
Đánh giá một cách tổng quát, Southernbank là một ngân hàng có quy mô nhỏ cả về vốn điều
lệ lẫn quy mô tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. Tổng tài sản, dư nợ và
huy động của ngân hàng tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm tuy nhiên lợi nhuận của ngân
hàng lại có xu thế giảm sút khá mạnh cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng đi
xuống và nếu không có sự điều chỉnh trong định hướng hoạt động trong giai đoạn tới, Southernbank
sẽ khó có thể có một chỗ đứng vững chắc trong hệ thống ngân hàng vốn đang cạnh tranh rất khôc
liệt hiện nay.
CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CHẤT LƯỢNG ĐẦU TƯ
Cơ cấu tài sản
a. Cho vay khách hàng và LAR

Cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng thương mại, năm 2012 khoản mục
cho vay khách hàng của Southernbank chiếm tỷ trọng cao nhất, 56.76%, tăng 6.96% so với năm
2011. Nhìn chung, tỷ trọng khoản mục này đang có xu thế gia tăng theo thời gian.

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 13 of 27


Biểu đồ 13: Biến động của LAR Southernbank giai đoạn 2008 -2012




Bảng 4: LAR của Southernbank giai đoạn 2008 - 2012

Biểu đồ 14: Biến động trong LAR của một số ngân hàng giai đoạn 2008 - 2012
Nhìn chung, khi xem xét sự biến đổi của tỷ trọng cho vay khách hàng trong cơ cấu tài sản
(tỷ lệ LAR) ở một số ngân hàng thương mại, thì Southernbank được đánh giá là có tỷ lệ LAR tương
đối an toàn khi đứng ở mức trung bình và xu thế biến động tương đối giống với các ngân hàng
thương mại khác cũng như xu thế tình hình của nền kinh tế việt nam. Tỷ trọng cho vay tăng khá
mạnh trong giai đoạn trước 2009 - giai đoạn kinh tế có sự phát triển nóng, nhu cầu tín dụng lớn, sụt
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
Tỷ trọng
45.66%

55.22%
51.44%
49.80%
56.76%
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 14 of 27

giảm trong giai đoạn 2009 - 2011 - giai đoạn suy thoái chung của nền kinh tế và tăng trở lại khi
kinh tế có dấu hiệu phục hồi trở lại trong năm 2012 vừa qua.
Danh mục và chất lượng đầu tư
Không như các ngân hàng thương mại khác, danh mục đầu tư của Southernbank tương đối
nghèo nàn, Southernbank di theo chủ trương xuyên suốt không đầu tư vào bất động sản, ít đầu tư
vào chứng khoán kinh doanh, tỷ trọng của chứng khoán đầu tư và góp vốn đầu tư dài hạn cũng chỉ
chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm dần theo thời gian.
Tài sản có khác
Đứng ngay sau cho vay khách hàng là tài sản có khác với tỷ trọng là 31.83% trong cơ cấu tài
sản của Southernbank. Đi cùng với sự gia tăng của tổng tài sản của ngân hàng trong thời gian qua,
khoản mục này cũng có sự gia tăng khá mạnh về cả giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Sự tăng cao của tỷ
trọng khoản mục này trong cơ cấu tài sản được giải thích bởi sự gia tăng mạnh mẽ của khoản mục
các khoản phải thu khác và chi phí xây dựng dở dang, đây là các tài sản của ngân hàng phát sinh
trong quá trình hoạt động cho vay và đang chờ thu hồi.

Biểu đồ 15: Tỷ trọng của tài sản có khác trong cơ cấu tài sản của Southernbank qua thời
gian
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 15 of 27



Biểu đồ 16 - 17: Cơ cấu của tài sản có khác năm 2012 và sự biến động của khoản mục
này qua thời gian
Tỷ trọng của khoản mục này trong cơ cầu tài sản của Southernbank càng cao, đây phần vốn
mà ngân hàng bị ứ đọng, không luân chuyển được và sẽ làm chậm vòng quay vốn của ngân hàng,
làm giảm khả năng sinh lời của tài sản. Nó là một dấu hiệu không tốt cho tình hình sức khỏe của
Southernbank, Thêm nữa, nhìn vào cơ cấu, tỷ trọng cao nhất của khoản mục này là các khoản phải
thu từ bất động sản, tính lỏng tương đối thấp và tương đối khó thu hồi trong giai đoạn hiện nay.


1. Đánh giá chung về cơ cấu tài sản và chất lượng đầu tư
Nhìn chung, cơ cấu tài sản của Southernbank tương đối đặc trưng cho ngành ngân hàng với
tỷ trọng khoản mục cho vay khách hàng cao. Tuy nhiên không giống với các ngân hàng khác, tỷ
trọng danh mục đầu tư của Southernbank thấp và danh mục đầu tư tương đối nghèo nàn. Tài sản có
khác chiếm tỷ trọng tương đối cao và không hiệu quả do chủ yếu được cấu thành từ các khoản phải
thu từ bất động sản phát sinh trong quá trình cho vay, việc thu hồi gặp nhiều khó khăn.
CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
Cơ cấu cho vay
Cơ cấu theo hình thức cho vay: Hình thức cho vay của Southernbank chưa thực sự phong
phú, ngân hàng đang có 3 hình thức cho vay chính là cho vay thông thường đối với tổ chức, cá nhân
trong nước, cho vay chiết khấu và cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư. Tuy nhiên 2 loại hình
cho vay chiết khấu và cho vay ủy thác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong khi cho vay thông thường năm
2012 chiếm tới 99.99% tổng dư nợ cho vay.
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 16 of 27

Cơ cấu theo thời gian vay: Cho vay ngắn hạn là loại hình cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất,
82% (2012), tiếp đến là cho vay trung hạn 18%, cho vay dài hạn có tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu
cho vay tại Southernbank.


Biểu đồ 18: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian vay tại Southernbank
Theo đối tượng khách hàng:

Biểu đồ 19: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng tại Southernbank
Theo nghành cho vay: Chiếm tỷ trọng cao nhất là cho vay thương nghiệp, ngành vận tải,
kho bãi và xây dựng.
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 17 of 27


Biểu đồ 20: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành tại Southernbank
Theo chất lượng nợ vay: Nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng cao nhất 93%, tiếp đến là nợ cần
chú ý 4%, nợ có khả năng mất vốn 2% và cuối cùng là nợ nghi ngờ 0.5%.

Biểu đồ 21: Cơ cấu dư nợ cho vay theo chất lượng nợ vay
Chất lượng tín dụng
Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 2) của ngân hàng có xu hướng tăng nhanh về cả giá trị lẫn tỷ
trọng, đến cuối năm 2012, khoản mục này ở mức hơn 1.800 tỷ đồng, chiếm 4.16% trong cơ cấu dư
nợ. Nợ có khả năng mất vốn sau 2 năm sụt giảm cũng có dấu hiệu gia tăng trở lại, năm 2012, nợ
nhóm 5 ở mức xấp xỉ 800 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1.83% trong cơ cấu. Theo đó, tổng dư nợ cho vay
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 18 of 27

có vấn đề cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao, kết thúc năm 2012, Southernbank có 3.132 tỷ đồng
nợ có vấn đề, chiếm 7.18% tổng dư nợ.

Biểu đồ 22: Cơ cấu dư nợ theo chất lượng nợ vay tại Southernbank
Tốc độ tăng của tỷ trọng của nợ có vấn đề sau một thời gian hạ thấp cũng có xu hướng tăng

trở lại và mức tăng tương đối nhanh trong năm 2012 với tốc độ tăng gần gấp đôi năm 2011, đưa tỷ
trọng nợ có vấn đề từ 3.75% lên 7.18% chỉ trong 1 năm.

Biểu đồ 23:Tỷ lệ nợ có vấn đề tại Southernbank theo thời gian
So sánh trong tương quan của một số ngân hàng thương mại khác, ta thấy có 2 chiều hướng
khác biệt, nợ xấu của 2 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước có xu hướng đi xuống theo thời
gian, còn các ngân hàng thương mại còn lại có xu hướng đi lên. Nợ xấu của Southernbank trong 5
năm qua cũng có xu hướng tăng với mức tăng vừa phải, cuối năm 2012, nợ xấu của ngân hàng ở
mức 3.02%, cao hơn 0.7% so với năm 2011.
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 19 of 27


Biểu đồ 24: Biến động của tỷ lệ nợ xấu ở một số ngân hàng qua thời gian

1. Đánh giá chung về cơ cấu cho vay và chất lượng tín dụng tại Southernbank
Nhìn chung, Cơ cấu cho vay của Southernbank chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn,
thiên về cho vay thương nghiệp và vận tải, đây là chính sách đúng đắn của ngân hàng trong giai
đoạn hiện nay khi bất động sản và các ngành sản xuất đang gặp rất nhiều khó khăn, khả năng mất
vốn lớn. Chất lượng tín dụng tại Southernbank trong 5 năm vừa qua có xu hướng xấu đi với sự gia
tăng rất mạnh nợ cần chú ý và nợ có khả năng mất vốn. Sự đình trệ của nền kinh tế trong thời gian
qua khiến cho nợ xấu tại Southernbank đi lên một cách tương đối, tuy nhiên nếu so sánh trong
tương quan cả hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần, tốc độ tăng trưởng nợ xấu của ngân
hàng cũng là ở mức chấp nhận được và mang tính xu thế hơn là do các nguyên nhân nội tại.
TÍNH THANH KHOẢN
Tỷ trọng tiền mặt và chứng khoán đầu tư
Vào thời điểm cuối năm 2012, tỷ trọng loại tài sản có tính lỏng cao là tiền mặt và chứng
khoán đầu tư ở mức 3.456 tỷ đồng, chiếm 4.59% trong cơ cấu tài sản, giảm 3.86% so với năm 2011.
Nhìn chung, tỷ trọng của loại tài sản này giảm đều theo thời gian trong khi dư nợ cho vay tăng rất

nhanh, chứng tỏ có khả năng ngân hàng đang chuyển hướng đẩy mạnh cho vay để gia tăng thu
nhập.
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 20 of 27


Biểu đồ 25: Tỷ trọng của tiền và chứng khoán đầu tư tại Southernbank thời gian qua
Cơ cấu tiền gửi
Cơ cấu theo loại tiền gửi: Năm 2012, trong cơ cấu tiền gửi, tiền gửi có kỳ hạn vẫn là khoản
mục chiếm ưu thế gần như tuyệt đối với 98% tỷ trọng, phần còn lại là 1.96% tiền gửi không kỳ hạn
và 0.04% tiền gửi ký quỹ.

Biểu đồ 26: Cơ cấu tiền gửi theo loại hình
Cơ cấu theo đối tượng huy động: Chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tiền gửi vẫn là tiền gửi
huy động từ khối dân cư cá nhân với tỷ trọng 87.75%, phần còn lại là tiền gửi từ tổ chức kinh tế.
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 21 of 27


Biểu đồ 27: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng huy động
Tương quan giữa tiền gửi và cho vay
Tỷ lệ cho vay / tiền gửi của ngân hàng giảm khá nhanh qua thời gian, tỷ lệ cho vay luôn
vượt số lượng tiền gửi trong suốt những năm từ 2008 - 2011, bước sang 2012, tỷ lệ này đã được đảo
ngược khi tỷ lệ cho vay chỉ ở mức 75.28% tiền gửi. Nguyên nhân của sự thay đổi này chủ yếu đến
từ chính sách thắt chặt tín dụng của ngân hàng nhà nước trong thời gian qua, huy động vẫn tăng đều
trong khi dư nợ bị hạn chế một cách tương đối khiến tỷ lệ này đi xuống chứ không phải do chính
sách của ngân hàng.


Biểu đồ 28: Tương quan giữa tiền gửi và cho vay tại Southernbank qua thời gian
Xét về tương quan giữa tiền gửi theo từng kỳ hạn và dư nợ có kỳ hạn tương ứng ta thấy
lượng tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu có kỳ hạn nhỏ hơn 1 tháng, trong khi dư nợ cho vay tập trung
mạnh nhất là dư nợ ngắn hạn với kỳ hạn từ 3 - 12 tháng. Cho thấy ngân hàng đang sử dụng nguồn
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 22 of 27

tiền gửi có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn dài hơn, điều này rất dễ gây ra rủi ro cho tính thanh
khoản của ngân hàng.

Biểu đồ 29: Tương quan giữa tiền gửi theo từng kỳ hạn và dư nợ tương ứng thời điểm
31/12/2012
1. Đánh giá chung về tính thanh khoản của Southernbank
Nhìn chung, khoản mục có tính lỏng cao như tiền mặt và chứng khoán đầu tư tại
Southernbank có xu hướng giảm sút rõ rệt qua thời gian. Ngân hàng có một thời gian dài thực hiện
cho vay bằng các nguồn vốn khác ngoài huy động khi dư nợ cho vay luôn cao hơn số tiền và ngân
hàng huy động, tuy nhiên điều này đã được cải thiện vào năm 2012 với tỷ lệ dư nợ / cho vay chỉ còn
ở mức 75.28%. Phần lớn dư nợ của ngân hàng đều tập trung vào các khoản cho vay có kỳ hạn từ 3 -
12 tháng, tuy nhiên lượng tiền gửi có kỳ hạn tương ứng hoặc dài hơn ở ngân hàng rất thấp nên tình
hình thanh khoản ở Southernbank trong giai đoạn này có thể đánh giá là không tốt và ẩn chứa tương
đối nhiều rủi ro.
KHẢ NĂNG SINH LỜI
Lợi nhuận trước thuế
Thu nhập từ lãi thuần là thu nhập chính của các ngân hàng, Southernbank cũng không phải
là ngoại lệ, xu hướng biến động của lợi nhuận sau thuế tương đối giống với thu nhập lãi thuần.
Riêng năm 2010, do có khoản lợi nhuận khá lớn từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và kinh doanh
chứng khoán nên dù cho thu nhập lãi thuần sụt giảm nhưng lợi nhuận trước thuế trong năm này vẫn
tăng mạnh. Tuy nhiên nhìn trên tổng thể, lợi nhuận của ngân hàng đang có chiều hướng đi xuống
trong thời gian gần đây và chưa thấy có tín hiệu phục hồi.

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 23 of 27


Biểu đồ 30: Biến động của thu nhập lãi thuần và lợi nhuận trước thuế của Southernbank theo
thời gian
Tỷ suất sinh lợi
a. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu không thay đổi nhiều nhưng lợi nhuận của ngân hàng biến động
mạnh, khiến cho ROE biến động cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng. Nhìn chung ROE của ngân
hàng sau khi đạt đỉnh năm 2010 đã liên tiếp đi xuống trong 2 năm vừa qua, điều này cũng không có
gì khó hiểu khi tình hình hoạt động gần đây của Southernbank không còn được tốt như những năm
trước.
b. Tỷ suất sinh lời trên tài sản
Tổng tài sản có sự gia tăng khá ổn định qua các năm, nhưng lợi nhuận hoạt động của
ngân hàng lại diễn biến theo chiều hướng ngược lại khiến tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA của ngân
hàng sụt giảm khá mạnh qua thời gian. Từ 0.32% năm 2011 xuống chỉ còn 0.16% trong năm 2012.

Biểu đồ 31: Biến động của ROA và ROE qua thời gian
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 24 of 27

c. So sánh trong mối tương quan với các ngân hàng khác
Nhìn chung, tỷ suất sinh lời của hầu hết các ngân hàng thương mại đều có xu hướng sụt
giảm mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên trong mối tương quan với các ngân hàng thương mại
cổ phần khác, nếu xét về tỷ suất sinh lời, Southernbank là ngân hàng có tỷ suất sinh lợi gần như là
thấp nhất và có xu hướng suy giảm trong thời gian tương đối dài. Điều đó chứng tỏ hiệu quả trong
hoạt động của Southernbank trong thời gian gần đây là không tốt.


Biểu đồ 32: ROE của các ngân hàng qua thời gian


Biểu đồ 33: ROA của các ngân hàng qua thời gian
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
Thu nhập từ lãi thuần
Doanh thu từ hoạt động của ngân hàng có sự tăng trưởng đều đặn với tốc độ tăng trưởng
bình quân 49.25%, đưa doanh thu hoạt động từ 1.888 tỷ đồng năm 2008 lên 9.370 tỷ đồng năm
2012.
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG –NHÓM 10 –K22- ĐÊM 1 - CHNH PGS.TS TRƯƠNG QUANG THÔNG

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM Page 25 of 27

Sự gia tăng ngày càng mạnh trong chi phí lãi khiến cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh của ngân hàng bị sụt giảm liên tục và đỉnh điểm là âm 286 tỷ đồng vào năm 2012.

Biểu đồ 34: Biến động của doanh thu, chi phí lãi và thu nhập từ lãi thuần của Southernbank
qua thời gian
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần - NIM
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Southernbank rất thấp, chỉ 0.35% năm 2011 và -0.59% năm
2012. Điều này có nghĩa các kênh đầu tư các tài sản sinh lãi này của ngân hàng chưa hợp lý, khi lợi
nhuận mà các khoản này đem lại còn không đủ bù đắp chi phí lãi huy động vốn. Không chỉ thấp,
NIM của Southernbank còn có xu hướng giảm liên tục từ 2009 đến nay và chưa có dấu hiệu dừng
lại chứng tỏ ngân hàng vẫn chưa thay đổi chiến lược hoạt động, cắt giảm chi phí lãi hoặc tìm các
kênh đầu tư, cho vay hiệu quả hơn.

Biểu đồ 35: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Southernbank

×