Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

BÀI TẬP MÔN MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.58 KB, 63 trang )

Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
*****
BÀI TẬP MÔN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Đề tài
SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Giáo viên hướng dẫn: Trần Doãn Vinh
Nhóm Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Đặng
Trần Hùng Trường
Nguyễn Ngọc Tùng
Lớp K54B
HÀ NỘI 09/2007
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


1
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ

MỤC LỤC
trang
Lời mở đầu 3
PHẦN I – TỔNG QUAN 4
1.1 Sở hữu trí tuệ là gì ? 4
1.2 Các loại hình SHTT 7
Các loại hình SHTT chủ yếu 7
Các loại hình sở hữu trí tuệ khác 13


1.3 Các Công ước và Hiệp ước Quốc tế về SHTT mà Việt Nam tham gia 14
1.4Thực thi và bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế 17
Bối cảnh quốc tế 17
SHTT ở Việt Nam 20
1.5 Vấn đề bảo hộ và thực thi quyền SHTT ở Việt Nam 23
1.5.1 Sự cần thiết của vấn đề thực thi và bảo hộ quyền SHTT 23
1.5.2 Những thách thức và đòi hỏi đối với hệ thống bảo hộ quyền SHTT của Việt
Nam 24
1.6 Thừa nhận và bảo vệ quyền SHTT có ý nghĩa gì? 28
PHẦN II – SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG LĨNH VỰC 30
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 30
2.1 Thực trạng của tình hình vi phạm bản quyền CNTT 31
Vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu 31
Vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam 35
2.2 Những nguyên nhân chính của tình trạng vi phạm quyền SHTT ở Việt Nam 41
2.3 Những hậu quả nghiêm trọng gây ra cho nền kinh tế - xã hội 46
2.4 Mặt “tích cực” của vi phạm SHTT 49
PHẦN III – GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ SHTT TRONG LĨNH VỰC CNTT Ở VIỆT
NAM 51
3.1 Đánh giá chung 51
3.2 Giải pháp 51
3.3 Một số thành tựu đã đạt được 57
References 61
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 62
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


2

Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
Lời mở đầu
Trong khoản hơn chục năm gần đây, quyền SHTT đã trở thành một vấn đề kinh
tế và pháp lý trọng tâm trong nội bố của nhiều nước, cũng như trong các thương
lượng, tranh chấp quốc tế. Trên tầm nhìn vĩ mô, những đòi hỏi thắt chặt quyền
SHTT trong thực tế thi hành cùng với sự kháng cự lại ý định lạm dụng ý niệm
SHTT đã đặt quyền SHTT vào trung tâm của những liên hệ kinh tế song phương và
đa phương, biểu hiện thành hai xu hướng hiện đại, thứ nhất là sự phát triển mang
tính khống chế của một nền Kinh tế Tri thức có nhân tố cốt lõi là trí tuệ và thứ hai
là trào lưu toàn cầu hóa.
Thế giới mà chúng ta đang sống đang thay đổi ngày càng mạnh mẽ. Chỉ nói
riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không chỉ là cuộc cách mạng về tốc
độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về
khái niệm - những khái niệm hoàn toàn mới. Và CNTT không thể nằm ngoài guồng
quay đó, SHTT trong lĩnh vực CNTT đang là một trong các vấn đề quan tâm hàng
đầu của mỗi quốc gia, đặc biệt với những nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập, hứa
hẹn những thời cơ và thách thức lớn.
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


3
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
PHẦN I – TỔNG QUAN
Trí tuệ là thứ tài sản vô hình của con người, vì cũng tài sản nên trí tuệ cũng cần
được bảo vệ như những tài sản hữu hình khác…
1.1 Sở hữu trí tuệ là gì ?
Các tác phẩm nghệ thuật và văn học; các biểu tượng, hình ảnh, tên, thiết kế dùng
trong thương mại: thông tin và lời nói được dùng lần đầu của những cá nhân sáng
tạo ra chúng được gọi là sở hữu trí tuệ (IP - Intellectual Property).

Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học
thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Tác phẩm phát sinh là tác
phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm cải biên, chuyển thể
Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng
tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.
Quyền tác giả (Copyright) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do
mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản:
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


4
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
• Quyền nhân thân bao gồm các quyền: đặt tên cho tác phẩm, đứng tên trên
tác phẩm, được nêu tên khi tác phẩm được công bố, sử dụng, công bố tác
phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
• Quyền tài sản gồm các quyền: làm tác phẩm phái sinh, sao chép, phân
phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao, truyền đạt tác phẩm đến công
chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điên tử
hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, cho thuê bản gốc hoặc bản
sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Quyền sở hữu trí tuệ (IPR- Intellectual Property Right) là thuật ngữ chỉ việc
bảo vệ sự sáng tạo của con người và trách nhiệm giải trình đối với sản phẩm thông
qua các cơ chế luật pháp như bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu… Nói một
cách đơn giản, bảo vệ quyền SHTT là hình thức đảm bảo rằng người khác sẽ không
thể đòi quyền sở hữu các ý tưởng do người khác khởi phát.
Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm
quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và
quyền đối với giống cây trồng.
Chủ thể quyền SHTT là chủ sở hữu quyền SHTT hoặc tổ chức, cá nhân được

chủ sở hữu chuyển giao quyền SHTT.
Vi phạm bản quyền là sao chép lại tác phẩm của người khác mà không xin
phép, thậm chí công bố công trình đó là của mình sáng tạo ra:
• Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản
ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả
việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.
• Vi phạm về bản quyền một tác phẩm là sao chép nguyên văn một phần
hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


5
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
người hay giới có bản quyền hay không sao chép nguyên văn nhưng toàn
bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao
chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một
dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước
theo nguyên mẫu.
• Vi phạm bản quyền của một sáng chế là sử dụng lại ý tưởng đã được
công bố là sáng chế và bằng sáng chế nguyên thủy vẫn còn đang trong
vòng hiệu lực của luật pháp. Cần lưu ý, một bằng sáng chế tại một quốc
gia hay địa phương này khó có thể dùng để chứng minh rằng: một ứng
dụng dựa trên sáng chế đó tại một quốc gia khác là vi phạm bản quyền,
trừ khi bằng sáng chế đó có sự công nhận của quốc tế.
Mô phỏng lại, hay viết lại (bằng một ngôn ngữ khác hay cách viết khác)
miêu tả của một ý kiến sáng tạo đã được công nhận là một sáng chế còn
trong thời hạn định nghĩa bởi chủ quyền cũng là một dạng vi phạm bản
quyền. Dạng này tương đối khó phát hiện nhưng những dấu tích về cấu
trúc ý tưởng hay phương cách dàn dựng kỹ thuật sẽ có thể là những dấu

tích chứng minh rằng một sáng chế đã bị đánh cắp hay không. Thí dụ:
việc sao chép lại các sáng chế trong phần mềm bằng cách dùng ngôn ngữ
lập trình khác ngôn ngữ của sáng chế nguyên thuỷ vẩn thường bị xem là
vi phạm bản quyền nếu người viết lại đó mô phỏng theo ý tưởng đã được
cấp bằng sáng chế.
Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá
nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận
các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách
thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác
của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


6
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
Trong rất nhiều các nghành nghề của CNTT thì việc đăng ký nhãn hiệu là vấn đề
quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp máy tính.
Những quyền lợi gắn liền với SHTT
Do SHTT cũng có nhiều đặc tính của sở hữu cá nhân và sở hữu tài sản thực sự
nên những quyền lợi gắn liền với DHTT cho phép chúng ta có thể mua, bán, cấp
phép hay thậm chí là cho không SHTT của chúng ta như tài sản thông thường. Luật
về SHTT cho phép chủ sở hữu, người phát minh và tác giả bảo vệ tài sản của mình
trước việc sử dụng trái phép.
1.2 Các loại hình SHTT
• Các loại hình SHTT chủ yếu
SHTT bao gồm các loại cơ bản: Bản quyền, nhãn hiệu, bằng sáng chế, bí mật
kinh doanh với những đặc tính khác nhau:
Bản quyền (Copyrights)
Bản quyền là một thuật ngữ pháp lý mô tả quyền lợi

kinh tế của người sáng tác ra các tác phẩm văn học và
nghệ thuật, trong đó bao gồm quyền tái bản, in ấn và
trình diễn hay trưng bày tác phẩm của mình trước công
chúng.
Bản quyền chủ yếu nhằm bảo vệ âm nhạc, phim ảnh, tiểu thuyết, thơ ca, kiến
trúc và các tác phẩm nghệ thuật có giá trị văn hóa khác. Các chương trình máy tính
và ghi âm giờ đây cũng được bảo vệ.
Bản quyền cũng được bảo vệ lâu hơn nhiều so với một số hình thức sở hữu trí
tuệ khác (Công ước Berne, công ước quốc tế được ký năm 1886, theo đó các nước tham
gia công ước công nhận các tác phẩm được bảo hộ bản quyền của các nước thành viên,
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


7
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
quy định rằng thời gian bảo hộ bản quyền là 50 năm kể từ khi tác giả qua đời. Theo Công
ước Berne thì các tác phẩm văn học, nghệ thuật và các tác phẩm có giá trị khác được bảo
hộ bản quyền ngay từ khi ra đời. Tác giả không cần phải đăng ký chính thức quyền bảo
hộ cho tác phẩm của mình tại những quốc gia là thành viên của Công ước đó.
Tuy nhiên, Công ước Berne cho phép cấp bản quyền có điều kiện, chẳng hạn như
trường hợp của Hoa Kỳ chỉ bảo hộ bản quyền đối với những tác phẩm được sáng tác theo
những hình thức nhất định).
Nhiều nước cũng có các trung tâm bản quyền quốc gia để quản lý hệ thống bản
quyền (Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, Hiến pháp cho phép Quốc hội ban hành luật để thiết
lập hệ thống bản quyền và hệ thống này do Phòng Bản quyền thuộc Thư viện Quốc hội
quản lý.

Khả năng nhanh chóng đăng ký quyền bảo hộ bản quyền đã làm cho các ngành
công nghiệp giải trí khổng lồ của Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ, đóng góp 6% vào GDP

năm 2002 của Hoa Kỳ, tương đương 626,2 tỷ đô-la Mỹ (báo cáo năm 2004 của Stephen
Siwek). Báo cáo cũng định nghĩa các ngành công nghiệp được bảo hộ bản quyền “chủ
yếu” là ngành báo chí, xuất bản sách, ghi âm, âm nhạc, tạp chí thường kỳ, phim ảnh,
chương trình truyền hình và phát thanh, phần mềm máy tính.
Chỉ tác giả hay những người được tác giả trao quyền - chẳng hạn như nhà xuất
bản, mới có toàn quyền khiếu nại về bản quyền. Tuy nhiên cho dù là ai đang sở hữu
bản quyền đi chăng nữa thì quyền đó cũng có giới hạn.
Ví dụ như ở Hoa Kỳ người ta có thể sao chép lại một phần tác phẩm với mục
đích học tập, phê bình, đưa tin hay giảng dạy. Những quy định tương tự về “sử
dụng hợp lý” cũng có ở những quốc gia khác.
Bản quyền không bảo vệ ý tưởng hay quy trình mới; nếu ý tưởng hay quy trình
được bảo hộ thì sẽ được bảo hộ trong bằng sáng chế.
Bằng sáng chế (Patent)
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


8
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy định nhằm giải
quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Nếu có tính
mới và có khả năng áp dung công nghiệp, có thể đăng ký để được cấp "Bằng độc
quyền giải pháp hữu ích" với thời hạn độc quyền là 10 năm, nếu thỏa mãn thêm
điều kiện "có trình độ sáng tạo", có thể đăng ký đế được cấp "Bằng độc quyền sáng
chế" với thời hạn độc quyền là 20 năm.
Người ta có thể nói rằng bằng sáng chế là hợp đồng giữa một bên là toàn thể xã
hội và một bên là cá nhân nhà phát minh. Theo các điều khoản của hợp đồng này,
nhà phát minh được toàn quyền ngăn chặn người khác không được áp dụng, sử
dụng và bán một phát minh đã được cấp bằng sáng chế trong một khoảng thời gian
nhất định - hầu hết các nước quy định là 20 năm - để đổi lại việc nhà phát minh

phải công bố chi tiết phát minh của mình cho công chúng.
Nếu không có sự bảo hộ của bằng sáng chế thì nhiều sản phẩm đã không bao
giờ xuất hiện, đặc biệt là những sản phẩm cần vốn đầu tư lớn nhưng một khi đã bán
ra thị trường thì dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước làm theo. Nếu không
có bằng sáng chế thì sẽ không thể có sự phát triển công nghệ (ít nhất là kể từ năm
1474 khi nước Cộng hòa Venice lần đầu tiên cấp bằng sáng chế thì việc bảo hộ
bằng sáng chế đã thúc đẩy sự phát triển và phổ biến những công nghệ mới).
Nếu các nhà sáng chế phải bảo vệ sáng chế của mình bằng cách giữ bí mật về
những sáng chế đó thì điều quan trọng hơn là những sáng chế không được công bố
này sẽ bị mai một đi.
Tuy nhiên, việc xin cấp bằng sáng chế không hề đơn giản. Bằng sáng chế không
được cấp cho những ý tưởng mơ hồ mà chỉ được cấp cho những đơn xin cấp bằng
được trình bày một cách cụ thể và cẩn thận. Nhằm tránh việc bảo hộ cho những
công nghệ đã được phổ biến hay công nghệ mà đến thợ thủ công bình thường cũng
dễ dàng làm được, những đơn xin cấp bằng sáng chế phải được các chuyên gia xem
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


9
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
xét. Do đơn xin cấp bằng sáng chế khác nhau rất nhiều về giá trị của công nghệ mà
đơn đòi bảo hộ, người xin cấp bằng sáng chế phải nói rõ phạm vi bảo hộ hợp lý.
(Phạm vi bảo hộ buộc người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế phải rất thận trọng
trong việc đưa ra giới hạn về phát minh của mình và những gì sẽ được bảo hộ khỏi
sự xâm phạm). Việc này thường mất hai năm hoặc lâu hơn và rất tốn kém.
Nhiều tập đoàn công nghiệp quốc tế đã xúc tiến việc đăng ký các sáng chế liên
quan đến PM của họ tại Việt Nam. Trên con đường hội nhập, có thể nói các sáng
chế mới thực sự là hệ xương sống của ngành công nghiệp PM.
Bí mật kinh doanh (Trade secret)

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ,
chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh; mang lại giá trị và lợi
ích kinh tế lớn trong thực tại hay tương lai.
Bí mật kinh doanh sẽ được báo hộ nếu đáp ứng đồng thời 3 điều kiên: không
phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được, khi được sử dụng trong
kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế cạnh tranh so với
người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó và, được chủ sở
hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ
và không dễ tiếp cận được.
Ví dụ về bí mật kinh doanh có thể là công thức sản xuất ra các sản phẩm,
chẳng hạn như công thức sản xuất Coca-Cola, cơ sở dữ liệu về danh sách khách
hàng, bí mật kinh doanh thậm chí gồm cả chiến lược quảng cáo và quy trình phân
phối.
Khác với bằng sáng chế, bí mật thương mại về lý thuyết được bảo vệ vô thời
hạn và không cần thủ tục đăng ký gì. Tuy nhiên, bí mật thương mại thường dễ bị lộ
và việc bảo vệ bí mật thương mại thì phải trả tiền.
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


10
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
 Những công ty không thể dựa vào tòa án để bảo vệ những bí mật quan trọng
thì phải dựa vào chính mình: phải hạn chế nghiêm ngặt số lượng người có thể tiếp
cận các tài liệu, các thông tin cạnh tranh quan trọng; giáo dục các nhân viên chủ
chốt; giám sát chặt chẽ các ấn phẩm cũng như các buổi thuyết trình về sản phẩm…
Cho dù việc giữ bí mật rất tốn kém nhưng các công ty lớn chủ yếu dựa vào việc giữ
bí mật khi không xin được bằng sáng chế, công ty càng lớn thì lại càng cần pháp
luật bảo vệ bí mật kinh doanh.
Thông tin cần thiết cho những hoạt động quan trọng sẽ chỉ được tiết lộ khi bí

mật thương mại được bảo vệ đầy đủ.
Nhãn hiệu (Trademark)
Nhãn hiệu là chỉ số chỉ dẫn thương mại, là dấu hiệu phân biệt để xác định một
loại hàng hóa hay dịch vụ do các tổ chức, cá nhân cụ thể sản xuất hoặc cung cấp.
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: là dấu hiệu nhìn
thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự
kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và, có khả năng
phản biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của
chủ thể khác. Thời hạn bảo hộ độc quyền nhãn hiệu là 10 năm và có thể gia hạn
theo nhiều chu kỳ 10 năm tiếp theo.
Nhãn hiệu đặc biệt quan trọng khi người sản xuất và tiêu dùng ở cách xa nhau.
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


11
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
Một số nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới
Trẻ nhỏ đòi mua búp bê Barbie, đồ chơi lắp ghép Lego và xe ô tô đồ chơi Hot
Wheel. Một số người lớn mơ ước chiếc xe Ferrari, nhưng đa số đều có thể mua xe
hơi hiệu Honda hay Toyota. Những khách hàng này cần nhãn hiệu để tìm kiếm hay
né tránh hàng hóa và dịch vụ của các công ty khác.
Ở hầu hết các nước trên thế giới, nhãn hiệu cần phải được đăng ký thì mới có
thể bảo hộ được và việc đăng ký cần phải được gia hạn. Thế nhưng trong khi bản
quyền và bằng sáng chế tự hết hạn thì tên của công ty phục vụ khách hàng tốt sẽ
ngày càng trở nên có giá. Nếu giả sử nhãn hiệu cũng bị hết hạn thì khách hàng cũng
bị thiệt hại chẳng kém gì người sở hữu nhãn hiệu (Chúng ta thử tưởng tượng sẽ hỗn
loạn như thế nào khi các công ty vô danh lại bán sản phẩm của mình với nhãn hiệu
của công ty khác. Và chúng ta hãy thử xem xét trường hợp chất lượng đáng ngờ
của tân dược giả và những điều tệ hại, thậm chí là tử vong, có thể xảy ra khi người

sử dụng không hề nghi ngờ gì về chất lượng của thuốc).
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


12
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
Việc bảo hộ nhãn hiệu cũng được sử dụng rộng rãi trong các môn thể thao và
ước tính chiếm tới 2,5% giá trị thương mại toàn cầu.
Chẳng hạn như hầu hết nguồn tài trợ cho các kỳ Thế vận hội Olympic không
phải là từ các chương trình truyền hình có bản quyền mà là từ việc mua bán các
quyền bảo hộ nhãn hiệu. Lúc đầu, người mua những sản phẩm mang tên hay biểu
trưng của các đội thể thao hay sự kiện nổi tiếng cho rằng không có sự liên hệ nào
giữa sản phẩm với đội thể thao hay sự kiện, và đội thể thao hay sự kiện đó không
bảo đảm cho chất lượng của sản phẩm, nhưng càng ngày họ càng nhận thấy có sự
liên quan chặt chẽ giữa chúng. Tính tới thời điểm năm 1993, chỉ riêng các đội bóng
chày của Mỹ đã cấp phép sử dụng nhãn hiệu của họ cho số hàng hóa trị giá tới 2,5
tỷ đô-la.
• Các loại hình sở hữu trí tuệ khác
Ngoài một số các hình thức sở hữu trí tuệ quan trọng ở trên còn có rất nhiều loại
hình bảo hộ đa dạng và đặc biệt:
Các chỉ dẫn địa lý cho chúng ta biết được một loại sản phẩm có xuất xứ từ một
địa phương với tên địa lý gắn chặt với chất lượng, danh tiếng hay đặc trưng của sản
phẩm đó.
Chẳng hạn, một số nước bảo hộ riêng chỉ dẫn địa lý cho hàng hóa như rượu
cô-nhắc của Pháp hay rượu whisky của Scotland. Ở Hoa Kỳ, chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ cùng với dấu hiệu và dấu hiệu chứng nhận.
Chỉ dẫn địa lý được coi là một bộ phận của nhãn hiệu nhằm giúp khách hàng
không bị nhầm lẫn và giúp bảo vệ lợi ích của cá nhân và doanh nghiệp.
Ví dụ, các vận động viên và người biểu diễn nổi tiếng ở Hoa Kỳ có thể cấp

phép hoặc cấm sử dụng tên và hình ảnh của mình vì mục đích thương mại sai trái,
gian lận

Số tiền mà họ kiếm được từ việc cho phép dùng tên và hình ảnh của
mình nhiều khi còn lớn hơn là từ những hoạt động dựa trên danh tiếng.
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


13
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
Kiểu dáng công nghiệp
Nhiều kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ như là sáng chế về kiểu dáng ( ở
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc) hay bản quyền ( ở Mỹ, các tác phẩm có kiểu dáng mỹ
thuật thuần túy như đồ trang sức hay mẫu vải áp dụng cho các loại sợi được bảo
hộ bằng bản quyền. Ngoài ra, Mỹ còn bảo hộ theo luật định hai loại hình đặc biệt
là các giống cây trồng mới, kiểu thân tàu độc đáo và con chíp máy tính).
Kiểu dáng chỉ nhằm mục đích chỉ rõ nguồn gốc thương mại có thể được bảo hộ
theo luật về nhãn hiệu.
Giải pháp hữu ích

1.3 Các Công ước và Hiệp ước Quốc tế về SHTT mà Việt Nam tham gia
Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế quan trọng cũng như
đã ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương về quyền SHTT.
 Công ước Stockholm về việc thành lập Tổ chức SHTT Thế giới
Tổ chức SHTT Thế giới (WIPO) được thành lập
trên cơ sở Công ước ký tại Stockholm này
14.07.1967 là một tổ chức liên chính phủ có trụ sở
tại Geneve, Thụy Sỹ và là một trong 16 tổ chức
chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Công ước

Stockholm bắt đầu có hiệu lực từ năm 1970.
WIPO có trách nhiệm thúc đẩy việc bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi toàn thế
giới thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia và quản lý các hiệp định, hiệp ước khác
nhau liên quan đến các khía cạnh luật pháp và quản lý SHTT.
Tính đến ngày 22.06.1999 số nước thành viên của WIPO là 171, Việt Nam là
thành viên của WIPO từ ngày 02.07.1976.
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


14
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp
Công ước này được ký tại Paris năm 1883, những điều khoản của Công ước này
tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
- Đối xử quốc gia: Mỗi nước thành viên của Công ước phải bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp cho công dân của các nước thành viên khác như bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp cho chính công dân nước mình.
- Quyền ưu tiên: Nếu người yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nộp đơn
đầu tiên của mình ở một nước thành viên của Công ước thì trong thời hạn nhất định
sau ngày nộp đơn đầu tiên (12 tháng đối với sáng chế và mẫu hữu ích, 6 tháng đối
với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp) có thể yêu cầu bảo hộ ở bất kỳ nước thành
viên nào và những đơn nộp sau được xem như có ngày nộp đơn cùng với ngày nộp
đơn đầu tiên.
Ngoài ra Công ước còn quy định một số điều khoản bắt buộc mà các nước
thành viên tuân thủ như tính độc lập của Bằng độc quyền sáng chế do nhiều nước
cấp cho cùng một sáng chế, quyền được ghi tên vào Văn bằng bảo hộ của tác giả
Tính đến ngày 22.06.1999 đã có tới 155 nước thành viên của Công ước Paris về
bảo hộ sở hữu công nghiệp, Việt Nam là thành viên của Công ước này kể từ ngày
08.03.1949.

 Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế các nhãn hiệu
Thoả ước này được ký tại Madrid năm 1891, trong đó quy định việc đăng ký
quốc tế nhãn hiệu tại Văn phòng quốc tế của WIPO ở Geneva.
Theo Thoả ước này thì công dân của một nước thành viên muốn bảo hộ một
nhãn hiệu của mình tại nhiều nước thành viên khác, trước tiên phải đăng ký nhãn
hiệu của mình tại Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia, sau đó thông qua Cơ quan
Sở hữu công nghiệp quốc gia có thể nộp đơn đăng ký quốc tế cho Văn phòng quốc
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


15
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
tế của WIPO. Văn phòng quốc tế sẽ công bố đơn đăng ký quốc tế và chỉ rõ những
nước thành viên mà người nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của mình (nước được
chỉ định). Nước được chỉ định có thời gian 1 năm để xem xét chấp nhận hoặc từ
chối bảo hộ nhãn hiệu trên lãnh thổ của mình. Nếu sau 1 năm nước được chỉ định
không có ý kiến thì nhãn hiệu coi như được chấp nhận bảo hộ ở nước đó.
Tính đến ngày 22.06.1999 Thoả ước Madrid có 51 thành viên, Việt Nam tham
gia Thoả ước này từ ngày 08.03.1949. Tính đến nay đã có hơn 50000 nhãn hiệu của
người nước ngoài được chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam thông qua Thoả ước
Madrid.
Việt Nam cũng tham gia Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid vào
tháng 10/2006.
 Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT)
Hiệp ước Hợp tác Patent được ký tại Washington năm 1970, tạo khả năng cho
người nộp đơn đăng ký sáng chế thuộc một quốc gia thành viên có thể nhận được
sự bảo hộ cho sáng chế của mình ở mỗi nước trong số nhiều nước thành viên khác
bằng việc nộp một đơn duy nhất (gọi là đơn quốc tế) tại Cơ quan Sở hữu công
nghiệp quốc gia của nước thành viên mà người nộp đơn là công dân hoặc có chỗ ở

thường trú hoặc nộp đơn cho Văn phòng quốc tế của WIPO tại Geneva.
Hiệp ước Hợp tác Patent còn quy định chi tiết các yêu cầu đối với đơn quốc tế,
tra cứu đơn quốc tế và thủ tục xử lý những đơn này ở Cơ quan Sở hữu công nghiệp
của nước thành viên. Hiện nay phần lớn đơn đăng ký sáng chế của nước ngoài nộp
vào Việt Nam là thông qua Hiệp ước Hợp tác Patent.
Tính đến ngày 22.06.1999 đã có 103 nước thành viên tham gia Hiệp ước, Việt
Nam tham gia Hiệp ước này từ ngày 10.03.1993.
Một số điều ước quốc tế đa phương khác mà Việt Nam đã và sẽ tham gia
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


16
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ
thuật và khoa học (Việt Nam tham gia từ năm 2004).
- Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản
xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng.
- Thoả ước Lahay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công
nghiệp.
- Hiệp ước luật nhãn hiệu hàng hoá được thông qua ngày 27-10-1994 tại
Geneva.
- Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi
sinh, Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV).
- Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với bố trí mạch tích hợp.
- Hiệp định thương mại về Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS) trong hệ thống các
hiệp định của WTO là một trong những hiệp định quan trọng mà Việt Nam cam kết
thực hiện ngay khi là thành viên chính thức.

1.4 Thực thi và bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá

và hội nhập kinh tế quốc tế
• Bối cảnh quốc tế
SHTT đang bị xâm phạm ở mức độ đáng báo động và trên một phạm vi lớn:
 Một thế giới buôn bán hàng giả và hàng nhái
- Doanh số buôn bán hàng giả và hàng nhái theo ước tính lên đến 500 tỷ đô
la/năm trên toàn thế giới.
- Các số liệu thống kê dù là của Uỷ ban Châu Âu cho biết trong nửa đầu năm
2003, hải quan của các nước thành viên EU đã bắt giữ một lượng hàng giả
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


17
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
và hàng nhái trị giá 50 triệu đôla. Để so sánh, thông báo của Uỷ ban Châu
Âu lưu ý rằng, trong cả năm 2002, các quan chức hải quan đã bắt giữ hàng
giả trị giá 85 triệu đôla.
- Theo một cuộc khảo sát vừa được ICC công bố thì 2/3 số hàng giả bị thu
giữ ở Liên minh châu Âu có xuất xứ từ Trung Quốc.
 Một vài ví dụ và số liệu trên giải thích tại sao việc chống vi phạm quyền
SHTT và làm hàng giả, hàng nhái lại là vấn đề thiết yếu và là trách nhiệm chung
của tất cả quốc gia.
Theo Timothy P. Trainer - Chủ tịch Liên minh chống hàng giả quốc tế, Chủ
tịch Trung tâm chiến lược SHTT toàn cầu thì “Thước đo đánh giá tình hình
hoạt động kinh doanh của các công ty khổng lồ giờ đây không chỉ là trị giá cổ
phiếu, thị phần, doanh thu và lợi nhuận ròng mà còn là sự hiện diện của hàng
giả, hàng nhái trên thị trường“ .
 Làn sóng tội phạm SHTT trên toàn cầu
Trong khi các doanh nghiệp là những người hưởng lợi hợp pháp thì một điều
hiển nhiên là, những kẻ phạm tội ăn cắp SHTT, nghĩa là sản xuất, trao đổi và

mua bán hàng giả và hàng nhái, cũng đồng thời thu lợi bất chính.
Tội phạm về quyền SHTT vi phạm thương hiệu, bằng phát minh sáng chế,
quyền tác giả, buôn lậu hàng hoá…có dấu hiệu ngày càng gia tăng và đang tác
động đến tất cả các ngành sản xuất: một tuyên bố của Ủy ban Chây Âu đã nhấn
mạnh việc số lượng sản phẩm bị vi phạm quyền SHTT ngày càng mở rộng, bao
gồm cả thực phẩm, thuốc men, pin điện và các sản phẩm tiêu dùng khác.
Những số liệu thống kê về các vụ bắt giữ và số lượng hàng hoá thu được cho
thấy, các hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả và hàng nhái của từng nhóm
tội phạm có nhiều chiều hướng mới: mở rộng hoạt động vào các ngành hàng và
nhắm tới các sản phẩm được ưa thích của các công ty hợp pháp  Giới lãnh
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


18
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
đạo doanh nghiệp đang phải đối đầu với những đối thủ cạnh tranh bất hợp pháp
lắm tiền, nhiều của và có tổ chức.
Rõ ràng tội phạm SHTT được khuyến khích vì yếu tố kinh tế siêu lợi nhuận
cũng như các biện pháp thực thi pháp luật không hiệu quả.
 Những tổn thất kinh tế lớn và nhiều hiểm họa đối với sức khỏe con người
và sự an toàn của xã hội
Năm 2004, báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy 20 nước được cho
là thực hiện bảo vệ quyền SHTT nghiêm ngặt nhất nằm trong số 27 quốc gia
đứng đầu về khả năng cạnh tranh phát triển kinh tế. Ngược lại, 20 nước được
cho là yếu kém nhất trong lĩnh vực này thuộc về số 36 nước có khả năng cạnh
tranh kinh tế thấp nhất.
Năm 1989, một vụ rơi máy bay ở Na-uy làm 55 người chết, nguyên nhân được
cho là do các bộ phận của máy bay bị làm giả.
Năm 1995 ở Niger, vắc-xin giả đã không thể bảo vệ người dân chống lại dịch

viêm màng não và gây ra cái chết cho 2.500 người.
 Các nước và các tổ chức đang tiến hành nhiều biện pháp để chống lại tội
phạm ăn cắp quyền SHTT
- Các quan chức ở Châu Âu đã ban hành các quy định kiểm soát biên giới mới
có hiệu lực từ ngày 01/7/2004, một trong các quy định này có nội dung cho phép
bắt giữ hàng hoá bị nghi ngờ, ngay cả khi chủ sở hữu tài sản trí tuệ không có
đơn yêu cầu.
- Các hiệp định, điều khoản được ký kết giữa các đối tác thương mại trên thế
giới đang nâng cao tiêu chuẩn để cải thiện tình hình thực thi quyền SHTT: đã
bao gồm những yêu cầu tăng thêm quyền lực cho cơ quan quản lý nhà nước để
được quyền hành động hợp pháp trong những trường hợp có hàng hoá di chuyển
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


19
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
qua biên giới và trong những trường hợp có tội phạm ăn cắp thương hiệu và
quyền tác giả.
- Hàng hoá xuất khẩu và quá cảnh sẽ không còn được thông quan tự do nữa mà
phải tuân thủ quy định kiểm tra theo luật.

• SHTT ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, xâm phạm quyền SHTT và vi phạm pháp luật về bảo hộ
quyền SHTT ngày càng có dấu hiệu trở thành phổ biến, và, mức độ phức tạp,
nghiêm trọng của tình hình xâm phạm quyền SHTT ngày càng có dấu hiệu gia tăng.
Nhìn chung, bức tranh toàn cảnh của hoạt động thực thi và bảo đảm thực thi quyền
SHTT vẫn còn nhiều điểm tối
 Những người có quyền hưởng quyền SHTT chỉ tạo ra tác phẩm nhưng chưa
quan tâm thực sự đến việc bảo vệ quyền của mình thông qua cách đăng ký

bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 Các thiết chế hỗ trợ thực thi quyền SHTT chưa thật sự vào cuộc:
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa quan tâm đúng mức đến việc
bảo vệ quyền SHTT.
- Việc xử lý các hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức chưa được thực
hiện một cách nghiêm túc.
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chưa đồng bộ, thiếu kinh nghiệm và
chưa đủ mạnh mẽ về chuyên môn cũng như các phương tiện cần thiết để có
khả năng xử lý các vi phạm một cách hữu hiệu.
- Vai trò các cơ quan thực thi pháp luật chưa được phát huy một cách có hiệu
quả. Việc xét xử các tranh chấp về quyền tác giả và quyền sở hữu công
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


20
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
nghiệp tại Toà án chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với các tranh chấp xảy ra trong
thực tế.
 Nhiều tổ chức hiệp hội chưa nhận thức được sự cần thiết phải đứng ra bảo vệ
quyền lợi của các thành viên, ý thức chấp hành pháp luật của phần lớn nhân
dân trong xã hội chưa cao.
Những tồn tại trên có nguyên nhân chính là do:
 Cơ chế bảo đảm thực thi chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu của
thực tế.
 Phương thức tổ chức các hoạt động và sự phối hợp của các thiết chế trong hệ
thống bảo đảm thực thi chưa thực sự hiệu quả.
 Sự hiểu biết và ý thức pháp luật của cộng đồng xã hội đối với vấn đề của bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế.
 Bản thân các chủ thể hưởng quyền sở hữu trí tuệ chưa thực sự tích cực, chủ

động trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình
Một vài con số thống kê
Theo báo cáo của công an 43/64 tỉnh, thành, tính từ năm 2002 đến tháng
6/2007, có tới 1.092 vụ và 1.486 đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả bị phát
hiện gây hại và đe dọa nghiêm trọng thị trường trong nước.
Thống kê sơ bộ về hàng giả bị bắt giữ trong gần 5 năm qua được công bố đã
khiến nhiều người giật mình. Cụ thể, 8 tấn bột ngọt; 85.000 tấn xi măng; 25 tấn mỹ
phẩm; 35 triệu cơ số tân dược; 25.450 chai rượu các loại; 50.000 chai bia, nước
giải khát; 50.000 tấn sắt, thép xây dựng; 15.000 tấn phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật…
Thị trường dược phẩm với nhãn hiệu Panadol, có 5 nhãn hiệu khác có kiểu
dáng, tên gọi tương tự. Hoặc như nước suối Lavie, cũng có nhiều sản phẩm nhái.
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


21
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
Một só vụ vi phạm bản quyền điển hình trong thời gian qua:
Xâm phạm bản quyền tác phẩm ảnh, tác phẩm hội họa: sử dụng ngay tác phẩm
đoạt giải thưởng quốc gia và quốc tế để biến thành tác phẩm của mình: tác phẩm
“Bình minh trên công trường” của Lương Văn Trung sao
chép từ một tác phẩm của họa sĩ Nga nhưng vẫn
đoạt huy chương đồng của Hội Mỹ thuật Việt Nam;
"Nụ hôn của gió", tác phẩm nổi tiếng của Trần Thế
Long từng bị một sinh viên vi phạm bản quyền trắng
trợn….
-
Ca khúc “Tình thôi xót xa” của nhạc sĩ Bảo Chấn đã copy phần nhạc của một
bản nhạc nước ngoài là bản hòa tấu Frontier của nữ nhạc sĩ người Nhật Keiko

Matsui.
Nhà báo Phạm Thị Hà khởi kiện Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin về việc đã
xuất bản cuốn sách có nhan đề "Doanh nhân thành đạt và bài học kinh nghiệm
thương trường" đứng tên tác giả Phan Lan, trong đó có sử dụng 8 tác phẩm báo chí
nhưng không được sự đồng ý và không ghi đúng tên tác giả
"Máu của lá" của tác giả Phạm Minh Phong có nội dung giống "như khuôn đúc"
với truyện ngắn "Màu của lá" của nhà văn Võ Thị Hảo.
Phần mềm "Hệ thống khai thác và quản lý thông tin iCMS" - giải Nhất TTVN
2003 của nhóm iCMS đã sử dụng trái phép mã nguồn mở CMSNET của tác giả
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


Tác phẩm "Nụ hôn của gió”
22
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
Fraser: Khi phân tích thử một file mã gồm 73 dòng lệnh thì kết quả là: copy nguyên
vẹn không sửa đổi 63 dòng; đổi tên từ CMSNET sang TTVNCMS: 3 dòng; đổi
thông báo lỗi từ tiếng Anh sang tiếng Việt: 3 dòng; và thay đổi mã lệnh để hỗ trợ gõ
tiếng Việt: 4 dòng. Tổng số thay đổi thấp hơn 15% và không có thay đổi về logic
phần mềm.  đã bị thu hồi lại giải nhất và danh hiệu cúp vàng TTVN 2003.
- …
1.5 Vấn đề bảo hộ và thực thi quyền SHTT ở Việt Nam
Ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), điều này mở
ra cơ hội to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước nhưng
chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt là tuân thủ
các cam kết quốc tế về bảo hộ quyền SHTT.
1.5.1 Sự cần thiết của vấn đề thực thi và bảo hộ quyền SHTT
- Việc bảo hộ các quyền SHTT trước hết là do nhu cầu của sự phát triển và giao

lưu quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá về kinh tế, thương
mại diễn ra ngày càng sôi động.
- Bảo hộ quốc tế quyền SHTT là một hoạt động có tính tất yếu, khách quan,
không ngừng được phát triển, thể hiện trên hai hướng:
+ Mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ bằng các thiết chế quốc tế
+ Không ngừng chi tiết hoá nội dung bảo hộ
- Luật SHTT là công cụ pháp lý hữu hiệu để Việt Nam thực hiện các điều ước
quốc tế.
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


23
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
1.5.2 Những thách thức và đòi hỏi đối với hệ thống bảo hộ quyền SHTT của
Việt Nam
Việc gắn bảo hộ SHTT với quan hệ thương mại song phương, đa phương trong
khu vực và trên phạm vi quốc tế, một mặt, sẽ tạo
điều kiện thuận lợi để có những cơ chế bảo hộ quốc
tế hữu hiệu, mặt khác, cũng sẽ gây ra rất nhiều sức
ép và khó khăn cho các nước có trình độ khoa học
công nghệ thấp, đang trong quá trình hội nhập phải
thực thi các cam kết quốc tế về SHTT.
Công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về SHTT
Hệ thống pháp luật SHTT của Việt Nam hiện nay tương đối hoàn chỉnh, đồng
bộ và đã tiệm cận được với hệ thống pháp luật SHTT của các nước phát triển.
Nỗ lực gia nhập WTO đã được hiện thực hoá một cách rất căn bản trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chung của Việt Nam. Ngày 29-11-
2005, Quốc hội đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ, ngày 21 và 22-9-2006, Chính phủ
và các Bộ cũng đã ban hành hàng loạt Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện

Luật SHTT. Đây là luật chuyên ngành về SHTT đầu tiên của Việt Nam. Luật SHTT
cũng thống nhất và tập hợp các quy định về SHTT rải rác trong các văn bản trước
đây trong một luật chung với sự phân định rõ ràng thành 3 lĩnh vực: bản quyền, sở
hữu công nghiệp (SHCN) và giống cây trồng.
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


24
Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ
+ Nghị định l00/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ luật Dân sự và Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan, trong đó
giải thích rõ về từng loại hình tác phẩm được đề cập trong luật quy định chi tiết về
nội dung quyền nhân thân và quyền tài sản, về thủ tục đăng ký, về các tổ chức tư
vấn, dịch vụ quyền tác giả, cũng như một số chi tiết về thực thi quyền.
+ Nghị định l03/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật SHTT về SHCN, bao gồm việc xác lập quyền (đăng ký), quy định chi tiết
về chủ thể, nội dung, giới hạn, chuyển giao quyền SHCN, về hoạt động đại điện
SHCN và về các biện pháp thúc đẩy hoạt động SHCN.
+ Nghị định l04/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật SHTT về quyền đối với giống cây trồng, đặc biệt có quy định cụ thể về
trình tự thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng, bao gồm cả việc thẩm định
hình thức và nội dung đơn.
+ Nghị định l05-2006/ND/CP ngày 22/09/2006 hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT, bao gồm việc xác định hành vi, tính chất và
mức độ xâm phạm đối với từng đối tượng SHTT, cách xác định thiệt hại, thủ tục
yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, quy định về xử lý xâm phạm bằng
biện pháp hành chính, kiểm soát hàng hoá xuất và nhập khẩu liên quan đến SHTT,
về giám định SHTT, đồng thời quy định chi tiết về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
SHTT.

+ Nghị định l06/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực SHCN. Một điểm khác biệt quan trọng trong các quy
định về xử phạt hành chính được quy định trong Nghị định 106 so với các văn bản
trước đây là mức phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quyền SHCN có thể
được tính đến 5 lần giá trị hàng hoá vi phạm.
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN
Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN


25

×