Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MỘT số vấn đề xã hội của CÔNG NGHỆ THÔNG TIN đề tài quyền sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.86 KB, 21 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Đề tài : Quyền sở hữu trí tuệ
I. Quyền sở hữu trí tuệ là gì ? Tại sao phải quan tâm đến quyền sở hữu trí
tuệ ?
1. Sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ là gì ?
Sở hữu trí tuệ (hay còn gọi là tài sản trí tuệ) là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con
người. Đó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng
chế, các giải pháp hữu ích hay kiểu dáng công nghiệp … nói chung là các tài sản phi
vật chất nhưng có giá trị kinh tế, văn hóa to lớn đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại.
Theo nghĩa rộng, sở hữu trí tuệ là khái niệm pháp lý chỉ sự bảo hộ của nhà nước đối
với các thành quả lao động sáng tạo. Sở hữu trí tuệ gồm hai nhánh là sở hữu công
nghiệp và bản quyền (theo định nghĩa về sở hữu trí tuệ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt
Nam).
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, pháp nhân đối với các sản phẩm trí tuệ do
con người sáng tạo. Đó là độc quyền được công nhận cho một người, một nhóm người
hoặc một tổ chức, cho phép họ được sử dụng hay khai thác các khía cạnh thương mại
của một sản phẩm sáng tạo.
2. Tại sao vấn đề quyền sở hữu trí tuệ ngày một được quan tâm ?
Không chỉ trên thế giới mà ngay cả tại Việt Nam, vấn đề sở hữu trí tuệ cũng như
quyền sở hữu trí tuệ đang ngày một được quan tâm. Lý do là hiện hầu hết các nền kinh
tế lớn trên thế giới đang thay đổi cơ cấu các yếu tố tạo nên giá trị hàng hóa, hay nói
cách khác là chuyển đổi sang "nền kinh tế tri thức" – xem trọng sự đóng góp của chất
xám con người. Nếu như thời kỳ sản xuất nông nghiệp, phần lớn sản phẩm hàng hóa
được tạo thành nhờ cơ bắp của người nông dân thì đến giai đoạn cuộc Cách mạng
Công nghiệp, nhờ trí tuệ mà con người phát minh ra nhiều loại máy móc giúp thay thế
cơ bắp trong tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Và đến thời đại bùng nổ thông tin
thì với chất xám của mình, con người lại tiếp tục phát minh ra nhiều những sản phẩm
1
công nghệ cao có giá trị lớn, ví dụ : Một container máy điện thoại di động có giá trị
lớn hơn một container xe máy, và càng lớn hơn giá trị của một container sắn lát. Do đó
mà người ta rất chú trọng đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.


Giải thích một cách dễ hiểu hơn, nếu bạn là người kinh doanh, trong thời đại tri thức
lên ngôi, khi bạn nghĩ ra một sản phẩm mới, đưa vào thị trường và thành công, chắc
chắn sẽ bị nhiều đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự, trong
nhiều trường hợp đối thủ sẽ hưởng lợi từ việc nghiên cứu của bạn và có thể sản xuất
với giá thành rẻ hơn. Điều đó nghĩa là bạn hao tổn trí óc và sức lực nhưng lại thất bại
với sáng tạo của chính mình. Điều đó khiến cho Quyền SHTT ngày càng được xem
trọng và phát triển thành các bộ luật để bảo vệ thành quả của những người xứng đáng,
cũng là cách để khuyến khích các hoạt động đầu tư nghiên cứu giúp Kinh tế và Xã hội
phát triển.
3. Các dạng sở hữu trí tuệ
Bản quyền
Bản quyền còn được gọi là quyền tác giả. Ðây là quyền đối với các tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học. Ngoài việc có thể đem lại giá trị kinh tế cho tác giả giống như ở
các quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền còn đảm bảo quyền nhân thân của tác giả
hay nói cách khác là đảm bảo uy tín, danh dự của tác giả gắn với tác phẩm của mình.
Bằng sáng chế
Một bằng sáng chế hay bằng độc quyền sáng chế [1] là một chứng nhận các đặc quyền
dành cho nhà sáng chế hoặc chủ sở hữu sáng chế bởi một quốc gia trong một thời hạn
nhất định, đổi lấy việc nội dung của sáng chế được công bố rộng rãi ra công chúng.
Quy trình để cấp bằng sáng chế, các điều kiện để cấp bằng và đặc quyền cũng như thời
hạn của đặc quyền thay đổi giữa các quốc gia, theo luật pháp của từng quốc gia và các
thỏa thuận quốc tế.
Bí mật thương mại
Bất cứ thông tin nào có thể được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp và có giá
trị lớn trong việc tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai hay trong thực tại đều được coi
là bí mật thương mại. Ví dụ về bí mật thương mại có thể là công thức sản xuất ra các
sản phẩm, chẳng hạn như công thức sản xuất Coca-Cola; việc thu thập thông tin nhằm
2
tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu về danh
sách khách hàng; bí mật thương mại thậm chí gồm cả chiến lược quảng cáo và quy

trình phân phối.
Khác với bằng sáng chế, bí mật thương mại về lý thuyết được bảo vệ vô thời hạn và
không cần thủ tục đăng ký gì. Tuy nhiên, bí mật thương mại thường dễ bị lộ và việc
bảo vệ bí mật thương mại thì phải trả tiền.
Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là chỉ số chỉ dẫn thương mại, là dấu hiệu phân biệt để xác định một loại
hàng hóa hay dịch vụ do một cá nhân hay công ty cụ thể sản xuất hoặc cung cấp, ví dụ
búp bê Barbie, ô tô Mescedes, điện thoại Apple. Những khách hàng này cần nhãn hiệu
để tìm kiếm đúng công ty mình ưa thích. Ở hầu hết các nước trên thế giới, nhãn hiệu
cần phải được đăng ký thì mới có thể bảo hộ được và việc đăng ký cần phải được gia
hạn.
Chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là tên gọi những sản phẩm gắn liền với nguồn gốc địa lý của sản phẩm
đó, và chính nguồn gốc địa lý này là yếu tố cơ bản nói lên uy tín, chất lượng của sản.
Tại Việt Nam, "nước mắm Phú Quốc" đã được công nhận là một chỉ dẫn địa lý. Ở đây,
"Phú Quốc" đã không còn giới hạn ở một thương hiệu cụ thể mà trở thành tên gọi đại
diện cho loại nước mắm của tất cả các hộ sản xuất trên hòn đảo này.
Kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng
đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm mang
kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện thuộc mọi
lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập, ví dụ
như kiểu dáng các loại điện thoại, các loại xe ô tô, hay đơn giản như kiểu dáng bàn
ghế chưa có thiết kế đặc biệt…
II. Quyền sở hữu trí tuệ - Quy định luật pháp của Việt Nam về quyền sở hữu
trí tuệ
1. Các dạng quyền sở hữu trí tuệ
3
Theo điều 6 luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được nhà
nước bảo hộ bao gồm 3 nhóm chính sau :

- Quyền tác giả và quyền liên quan.
- Quyền sở hữu công nghiệp
- Quyền đối với giống cây trồng mới
1.1. Quyền tác giả và quyền liên quan
Quyền tác giả là quyền của tổchức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra
hoặc sở hữu, bao gồm: các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học,phần
mềm máy tính.
Quyền liên quan đến quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương
trình được mã hóa.
1.2. Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là một chế định pháp luật bao gồm hệ thống những quy
phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình sáng tạo, sử dụng, định đoạt các sản phẩm do lao
động trí tuệ làm ra trong lĩnh vực công nghiệp.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 4, Luật SHTT thì: “Quyền sở hữu công nghiệp là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh
do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
1.3. Quyền đối với giống cây trồng mới
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng
mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
2. Quy định của luật pháp Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
4
Luật này quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả,
quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các
quyền đó.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước

ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm,
ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên
thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu
thu hoạch.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ,
bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu.
3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và
quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
5. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống
cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng
quyền sở hữu.
5
6. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ

chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.
7. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa
học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
8. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác,
tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
9. Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm, bản ghi âm, ghi
hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu
quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý.
10. Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi
âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản
sao dưới hình thức điện tử.
11. Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình
ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng
đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc
truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian
do chính họ lựa chọn.
12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm
giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện
bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
14. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành
phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả
các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm
thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi
điện tử.
15. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu
trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch
tích hợp bán dẫn.
16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức,
cá nhân khác nhau.

17. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các
thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ
chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
6
18. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ
chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để
chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng
hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các
đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
19. Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng
hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau
hoặc có liên quan với nhau.
20. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên
toàn lãnh thổ Việt Nam.
21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh
khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh
doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực,
địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí
tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
24. Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực
vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể
nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của
các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác
bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.
25. Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ
chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng

công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây
trồng.
26. Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển
thành một cây mới dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.
27. Vật liệu thu hoạch là cây hoặc bộ phận của cây thu được từ việc gieo trồng
vật liệu nhân giống.
Điều 5. Áp dụng pháp luật
7
1. Trong trường hợp có những vấn đề dân sự liên quan đến sở hữu trí tuệ
không được quy định trong Luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.
2. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về sở hữu trí tuệ của Luật
này với quy định của luật khác thì áp dụng quy định của Luật này.
3. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy
định của điều ước quốc tế đó.
Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện
dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình
thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa
đăng ký.
2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được
định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo
hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này
hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở
hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;

b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử
dụng hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có
được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh
doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động
cạnh tranh trong kinh doanh.
4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng
bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký
quy định tại Luật này.
Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ
8
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm
vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.
2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và
không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và
các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền
cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc
buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng
một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn
quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của
Chính phủ.
Điều 8. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ
1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở
bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng;
không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công
cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
2. Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm

góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân.
3. Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ
phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
4. Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên
cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
5. Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư nâng cao năng lực hệ thống bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
kinh tế quốc tế.
Điều 9. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ
Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ
9
của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
Điều 10. Nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về sở
hữu trí tuệ.
4. Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký
quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ các đối
tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng.
5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
6. Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ.

7. Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.
8. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ.
9. Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ.
Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối
hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước
về quyền sở hữu công nghiệp.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về sở
hữu trí tuệ.
10
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại
địa phương theo thẩm quyền.
5. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về sở
hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các cấp.
Điều 12. Phí, lệ phí về sở hữu trí tuệ
Tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
3. Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
Năm 2012, lực lượng chức năng của các ngành đã tham gia xử lí 10.753 vụ xâm

phạm quyền SHTT, xử phạt tổng số tiền là 15 tỉ đồng, khởi tố 26 vụ xâm phạm
nhãn hiệu. Trong đó, Thanh tra Khoa học – Công nghệ đã tiến hành thanh tra 69 cơ
sở, phát hiện và xử phạt 36 trường hợp vi phạm quyền sở hữu công nghiệp với số
tiền 859 triệu đồng, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên 25.703 sản phẩm, tiêu hủy
7.462 sản phẩm.
Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đã tiến hành thanh tra 88 doanh nghiệp
liên quan đến việc chấp hành các qui định pháp luật về quyền tác giả đối với phần
mềm máy tính tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh,
Đồng Nai, Bình Dương. Qua đó đã phát hiện một số doanh nghiệp sử dụng các
phần mềm máy tính không bản quyền, xử phạt vi phạm hành chính 1,6 tỉ đồng.
Trong năm 2012, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức
vụ (Bộ Công an) cũng phát hiện 276 vụ xâm phạm quyền SHTT, trong đó đã khởi
tố 66 vụ, 74 bị can, phạt tiền hơn 2,4 tỉ đồng…
Năm 2011 đã tiến hành thanh tra tại 59 doanh nghiệp, kiểm tra 2.299 máy tính và
số tiền mua phần mềm có bản quyền của doanh nghiệp là gần 19 tỷ đồng; năm
2012, đã kiểm tra 89 doanh nghiệp, 3.907 máy tính đã được kiểm tra, số tiền xử
phạt lên tới 1.580 tỷ đồng và đặc biệt số tiền mua phần mềm bản quyền của doanh
nghiệp hơn 39 tỷ đồng; từ đầu năm 2013 tính đến tháng 8-2013, đã thanh tra 64
11
doanh nghiệp, kiểm tra 3.958 máy tính, với số tiền xử phạt là gần 1,3 tỷ đồng; số
tiền doanh nghiệp mua phần mềm có bản quyền đạt hơn 11 tỷ đồng.
Năm 2012, đại diện hãng mĩ phẩm L’OREAL (Pháp) công bố có đến 85% sản
phẩm của hãng này tồn tại trên thị trường Việt Nam là hàng giả và cảnh báo người
tiêu dùng 100% sản phẩm bán qua mạng internet đều là hàng hóa “không chính
hãng”!
Ví dụ với chương trình The Voice 2012, chỉ trên một trang mạng cung cấp nội
dung số, lượt xem chương trình này đã lên tới hơn 53 triệu. Nếu chỉ khiêm tốn tính
giá trị thu được từ một lượt xem ở mức 500 đồng thì 27 tỷ đồng là số tiền mà trang
wed này hoàn toàn có thể thu được.
Chỉ cần một cú click chuột trên thuvien27.net và bỏ ra 14.000 đồng ai cũng có thể

tải về một bản in sách trên mạng. Với hơn 12.000 lượt tải về, những người sở hữu
trang wed thuvien27.net đã có thể ngang nhiên "đút túi" gần 300 triệu đồng, mà
chưa một lần xin phép tác giả. Việc ăn cắp bản quyền trắng trợn của trang wed này,
cũng như vô số trang mạng khác đã khiến cho tác giả, nhà xuất bản và đơn vị bán
sách chính thống phải ngao ngán.
Để tăng cường xác lập quyền sở hữu trí tuệ, nhà nước đã khuyến khích các doanh
nghiệp đăng ký,và theo Cục SHTT, trong năm 2012, Cục đã tiếp nhận 40.817 đơn
đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN), trong đó bao gồm 3.959 đơn
sáng chế; 298 đơn giải pháp hữu ích; 1.946 đơn kiểu dáng công nghiệp; 29.578
đơn nhãn hiệu; 7 đơn chỉ dẫn địa lý; 7 đơn đăng ký thiết kế, bố trí mạch tích hợp;
4.901 đơn nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ định Việt Nam; 121 đơn đăng ký quốc tế
có nguồn gốc Việt Nam.
III. Vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong Công nghệ thông tin
Hiện nay Công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực mà quyền sở hữu trí tuệ trí
tuệ bị vi phạm nhiều nhất. Đơn giản vì đây là ngành kinh tế mũi nhọn, các sản phẩm
tạo ra có giá trị kinh tế lớn. Một thực tế là trên thế giới các tập đoàn mạnh nhất hầu hết
đều đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tiêu biểu như Microsoft,
Apple, Google, … còn ở Việt Nam có thể kể đến FPT, Viettel…
12
Chính vì những lợi nhuận khủng khiếp như vậy nên các nước rất quan tâm đến việc
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chủ yếu trong lĩnh vực
bản quyền phần mềm.
1. Vi phạm bản quyền phần mềm là gì ?
Phần mềm là các chương trình máy tính được lập trình để giải quyết một số công việc
cụ thể nào đó. Cũng giống như các máy móc được phát minh trong Cuộc Cách mạng
Công nghiệp thế kỷ 19, các phần mềm được phát triển để hỗ trợ con người thực hiện
công việc một cách tốt nhất. Chẳng hạn như phần mềm hệ điều hành để quản lý và sử
dụng máy tính, phần mềm Word của Microsoft để soạn thảo văn bản, Visual Studio
dùng lập trình .NET, các phần mềm kế toán dùng trong công tác tài chính … Do phần
mềm có nhiều tác dụng như vậy nên đa phần các phần mềm đều bị tính phí nếu muốn

dùng, đây chính là nguyên nhân cốt yếu của tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm.
Cũng giống như các sản phẩm trí tuệ khác, mỗi nhà sản xuất phần mềm đều có bản
quyền đối với thứ mà họ làm ra. Bản quyền của nhà sản xuất rất rộng : Họ nắm trong
tay quyền sử dụng, quyền phân phối, mã nguồn … của phần mềm. Khi người tiêu
dùng mua bản quyền một phần mềm thì thông thường họ chỉ mua được quyền sử dụng
đối với phần mềm đó mà thôi (vấn đề này tùy theo giấy phép phần mềm do nhà sản
xuất quy định). Khi tùy tiện sử dụng phần mềm đó hoặc sao chép, phát tán, can thiệp
mã nguồn … mà không mua hoặc không xin phép nhà sản xuất thì chính là hành động
vi phạm bản quyền phần mềm.
2. Thực trạng vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam
13
Ở các nước đang phát triển thì tỷ lệ vi phạm bản quyền thường rất cao, Việt Nam cũng
không là ngoại lệ. Nhìn trên thống kê của BSA (Liên minh phần mềm doanh nghiệp
quốc tế) cũng đủ thấy rằng tỷ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam những năm qua tuy có
chiều hướng suy giảm nhưng vẫn luôn ở mức cao (trên 80%) . Từ người dân bình
thường cho đến các cơ quan, doanh nghiệp đâu đâu cũng vi phạm bản quyền phần
mềm ở đủ các mức độ. Phổ biến nhất là việc dùng "chùa" bộ sản phẩm của Microsoft
– bao gồm hệ điều hành Windows, bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office, tiếp đến
là các phần mềm ứng dụng như Lạc Việt, phần mềm diệt virus BKAV, Kaspersky …
Theo ông Hà Thân, giám đốc Công ty Lạc Việt, cho biết trong khi công ty bán được
khoảng 10.000 sản phẩm (300.000 đồng/bản), con số phần mềm sao chép lậu đã lên
gần 500.000 bản với giá chỉ 10.000 đồng/bản. “VN có 1,5 triệu máy tính thì chỉ có
khoảng 5% trong số này sử dụng sản phẩm của chính hãng, còn 95% máy dùng sản
phẩm bất hợp pháp”, ông Thân nói.
Qua những số liệu trên, ta có thể thấy rõ rằng thực trạng vi phạm bản quyền phần mềm
ở Việt Nam là rất đáng lo ngại. Vậy tại sao tình trạng đó ngày một gia tăng và giải
pháp ở đây là gì ?
3. Nguyên nhân tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam
14
3.1. Nguyên nhân chủ yếu : Giá quá cao, không có tiền để mua !

Đây là câu trả lời chung nhất và cũng phổ biến nhất của mọi người dân khi được hỏi
về lý do dùng phần mềm lậu. Thật vậy, đa số các phần mềm được sử dụng ở Việt Nam
đều xuất xứ từ nước ngoài, mà giá của chúng không hề rẻ chút nào, thậm chí cắt cổ.
Đơn cử, giá của phần mềm hệ điều hành Windows XP Professional là hơn 300 USD,
còn giá của bộ Office là 400 USD, thậm chí Adobe Photoshop còn "hét" giá hơn 660
USD , quá lớn so với thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn chưa đạt quá
1000 USD một năm. Với áp lực về tài chính như vậy, ai dại gì bỏ cả đống tiền mua
các phần mềm bản quyền (có khi chỉ dùng vài lần) trong khi có thể mua ở các hàng đĩa
với giá rất rẻ : Chỉ hơn … 1 USD.
Thật ra, câu trả lời như vậy chỉ là một sự lấp liếm. Nếu như đặt một câu hỏi ngược lại
"Nếu chúng ta có đủ tiền thì các bạn có mua phần mềm bản quyền hay không ?" thì
chắc chắn đa số sẽ vẫn nói "Không", bởi tại sao tôi phải mua khi vẫn còn "nguồn"
cung cấp lậu rất rẻ ngoài kia. Vậy có thể thấy một nguyên nhân xâu xa hơn là hầu hết
mọi người đều thích phương án là không mất tiền chứ không hắn là chúng ta không có
tiền.
3.2. Internet – “Người dẫn đường cho các phần mềm lậu”
Có một điều không ai phủ nhận được là trước khi kỷ nguyên Internet bắt đầu ở Việt
Nam, việc vi phạm bản quyền dẫu sao cũng mới chỉ ở một góc độ nhỏ. Thật vậy, lúc
đó chúng ta chỉ đơn giản đi mua vài cái đĩa cài Win, Office, thêm dăm ba cái đĩa game
linh tinh để phục vụ cho những nhu cầu tối thiểu nhất Nhưng từ khi có Internet, mọi
việc đã thay đổi hoàn toàn. Không còn cần phải ra hàng đĩa tìm kiếm, chỉ cần search
Google là ta có thể ra hàng đống đường dẫn đến các trang web chứa các phần mềm
lậu và có thể down hoàn toàn miễn phí.
15
3.3. Cơ chế quản lý của Nhà nước còn quá lỏng lẻo
Phải công nhận một điều rằng so với các nước phát triển khác thì công tác quản lý Nhà
nước đối với lĩnh vực vi phạm bản quyền phần mềm còn khá lỏng lẻo. Vấn đề không
phải là do thiếu chế tài, quy định, Việt Nam có cả một "rừng" luật như Luật Sở hữu trí
tuệ, luật bản quyền, rồi tham gia đầy đủ các Công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ nhưng
"đâu vẫn hoàn đấy" : Hơn 90% người tiêu dùng sử dụng các phần mềm lậu. Lý do thì

ai cũng biết : Văn bản, quy định hầu hết chỉ nằm trên giấy, rất ít khi các cơ quan chức
năng thực hiện. Thêm vào đó các chế tài xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe.
Nhưng dù sao cũng cần phải thông cảm với các cơ quan chức năng, bởi như đã nói ở
trên, với sự giúp sức của Internet, các đối tượng vi phạm bản quyền giờ không cần
"mạo hiểm" ra ngoài mua nữa, do đó sẽ rất khó để kiểm soát (liệu có ai dám tự tiện
xông vào nhà người khác để kiểm tra bản quyền không ?).
3.4. Các phần mềm miễn phí chưa đáp ứng được yêu cầu
Nếu không muốn mua bản quyền phần mềm, người dùng có thể sử dụng các phần
mềm miễn phí, đó là một lựa chọn hay. Song phần mềm miễn phí lại có một khoảng
cách khá lớn với người sử dụng. Khoan nói đến hệ điều hành, chúng ta dễ dàng so
sánh sự tiện dụng của Microsoft Office và OpenOffice.org. Theo đó, OpenOffice.org
16
muôn thuở vẫn mang một hình hài cũ kỹ, hoàn toàn bị áp đảo bởi vẻ bề ngoài hào
nhoáng của Microsoft Office. Chưa kể OpenOffice.org vẫn còn thiếu nhiều công cụ,
tính năng hấp dẫn, kể cả việc vẽ biểu đồ, tạo bài trình chiếu cũng còn xấu và thua
Microsoft Office rất nhiều. Điều này không khó lí giải, một bên là phần mềm được
phát triển bởi một tập đoàn lớn, còn một bên là phần mềm chỉ được phát triển nhỏ lẻ
không thu phí sử dụng thì có khoảng cách như vậy là hiển nhiên. Song ngoài
OpenOffice.org, chúng ta có còn lựa chọn nào hơn? Tất nhiên, vẫn còn đó những phần
mềm miễn phí cùng chức năng, như LibreOffice Calc, nhưng không dễ để người dùng
gắn bó khi mà Microsoft Office giúp họ làm việc hiệu quả hơn.
Còn Windows và Linux thì sao? Linux sinh sau đẻ muộn, nhưng khi vừa ra đời, Linux
đã được cộng đồng đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt là những năm 2005 đến 2009. Tuy
nhiên, cách cộng đồng đón nhận Linux đơn giản là hệ điều hành có tính chất miễn phí.
Và cho đến nay, Linux vẫn thuộc dạng phần mềm mã nguồn mở đi kèm giấy phép
GPL (mọi người được phép xem mã nguồn, chỉnh sửa tùy ý, nhưng phải giữ lại thông
tin bản quyền gốc). Nhờ đó, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều biến thể được tạo
nên từ nền tảng Linux ban đầu. Đây chính là lựa chọn sáng suốt cho những công ty,
gia đình không muốn bỏ tiền mua bản quyền Microsoft Windows. Nhưng giao diện
Desktop của Microsoft Windows tiếp cận với người dùng đơn giản và tinh tế hơn rất

nhiều, từ việc mở một tập tin, thư mục, đến việc sao chép, đóng gói dữ liệu,…
3.5. Tôi sẽ mua các phần mềm bản quyền theo cách nào đây ?
Thật vậy, việc mua bản quyền phần mềm một cách quá khó khăn cũng là một nguyên
nhân để “biện hộ” cho việc dùng phần mềm lậu. Hầu hết các phần mềm nổi tiếng hiện
nay như Microsoft Windows, Adobe Photoshop, … đều dùng những phương thức rất
“trên trời” để thanh toán như : Chuyển tiền qua thẻ tín dụng, đặt hàng xuyên quốc gia
… tóm lại là những phương thức quá xa lạ với người Việt Nam, vốn quen kiểu mua
bán “tiền trao cháo múc”. Số lượng các đại lý, nhà cung cấp của các hãng phần mềm
quả thực còn khá ít, đó là chưa kể đến việc thanh toán bằng thẻ tín dụng hay qua mạng
Internet có rất nhiều nguy cơ lừa đảo.
4. Những nguy hại và lợi ích của việc vi phạm bản quyền phần mềm
3.1. Tác hại
17
Tệ nạn vi phạm bản quyền rõ ràng là có tác động rất xấu đến nhiều mặt của Việt
Nam : Cản trở sự phát triển của ngành công nghệ phần mềm trong nước, thất thu thuế
của Nhà nước, giảm số lượng việc làm … Thật vậy, những số liệu của BSA cho chúng
ta thấy rằng tuy Việt Nam luôn nằm trong top những nước vi phạm bản quyền phần
mềm nhiều nhất nhưng giá trị thiệt hại lại thấp hơn những nước ít vi phạm khác như
Mỹ, Châu Âu … , đó không phải là tin mừng mà là một sự thật đau xót rằng ngành
công nghệ phần mềm Việt Nam hầu như không thể phát triển, không tạo ra được nhiều
giá trị kinh tế, các công ty không muốn đầu tư, cải tiến sản phẩm mới, chất xám bị
phung phí vì người giỏi không muốn sáng tạo. Ngoài ra, việc vi phạm bản quyền sẽ
dẫn đến sự e ngại của các nước khác khi muốn đầu tư về IT vào Việt Nam, do vậy
cũng sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành.
Ngay chính những người sử dụng phần mềm "lậu" cũng phải đối mặt với nguy cơ rất
cao. Bởi các phần mềm lậu này thường đã được các cracker chỉnh sửa, do đó chúng
đều có nguy cơ bị nhiễm virus. Vậy nên khi sử dụng chúng thì chính máy tính người
dùng sẽ trở thành "mồi ngon" cho bọn tội phạm công nghệ cao một cách quá dễ dàng.
3.2. “Ích lợi”
Một vấn đề luôn có hai mặt của nó : Tốt và xấu, nên việc vi phạm bản quyền phần

mềm cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chúng ta đã nhắc đến đủ thứ tác hại của nó ở
trên kia, nhưng thực ra vi phạm bản quyền cũng có những mặt lợi của nó (dù rất ít).
Như đã nói ở trên, các sản phầm phần mềm uy tín, chất lượng thường được sản xuất
bởi các tập đoàn lớn tại các quốc gia phát triển. Đó là sản phẩm độc quyền của họ, vậy
nên họ có thể định giá cao bao nhiêu tùy thích, điều này là rất thiệt thòi cho các nước
nhỏ, vốn đã tụt hậu về công nghệ lại phải mua sản phẩm với giá cao nên ngày càng bị
chèn ép.
Hơn nữa, đối tượng vi phạm bản quyền phần mềm lớn nhất là sinh viên, học sinh, nếu
bắt họ tuân thủ nghiêm ngặt thì chắc chắn Việt Nam khó đạt được trình độ CNTT như
hiện nay.
18
Tuy nhiên, nói như vậy không phải là chúng ta cổ vũ cho việc vi phạm bản quyền
phần mềm mà cái chính là phải phối hợp với các quốc gia phát triển khác xây dựng
một hệ thống bảo hộ bản quyền hợp lý hơn.
4. Giải pháp cho vấn nạn vi phạm bản quyền phần mềm
Như đã nói ở trên, thực trạng hiện nay của chúng ta là ở đâu cũng thấy vi phạm bản
quyền phần mềm, kể cả ở các cơ quan Nhà nước. Với biện pháp truyền thống hiện nay
của Nhà nước là kiểm tra, phạt , phạt … và phạt thì cũng chỉ giống như “bắt cóc bỏ
đĩa”, gây nhiều thiệt hại về kinh tế. Nhưng nếu không áp dụng khung pháp lý nghiêm
khắc hơn, thì phải quyết tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm ra. sao? Nếu chọn
cách mua bản quyền phần mềm Microsoft thì sẽ tốn một khoản tiền khổng lồ. Theo
tính toán của các chuyên gia., trong vòng 5 năm tới, sẽ có khoảng 6 triệu PC mới được
sử dụng, có nghĩa là sẽ phải trả khoảng 3 tỉ USD cho bản quyền các phần mềm thông
dụng nhất. Nếu Chính phủ mua. “bản quyền cho các cơ quan Nhà nước, sẽ phải chỉ
khoảng 1 tỉ USD cho một hợp đồng giá trị 3 năm.
Chỉ tính riêng tại TPHCM, nếu trung bình mỗi công chức chỉ sử dụng một máy tính,
thì số tiền mà ngân sách thành phố phải chỉ cho bản quyền phần mềm đã lên đến 5
triệu USD bằng thức đầu tư từ ngân sách cho ngành công nghệ thông tin thành phố
trong một năm! Hiện cả nước mới chỉ có 3 đơn vị thực thì đầy đủ bản quyền phần
mềm. Đó là Bộ Tài chính - cơ quan Chính phủ đầu tiên dùng phần mềm có bản quyền

đầy đủ trong toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin với việc ký thỏa thuận với
Microsoft để sở hữu 15.000 giấy phép sử dụng Oftĩce 2003. Kế đến là Vietcombank
và FPT. Đây toàn là. những hợp đồng trị giá bạc triệu USD. Do đó các doanh nghiệp
nhỏ không thể áp dụng được phương pháp này.
Vì thế, việc cần thiết hiện nay là Chính phủ cần phải vào cuộc, bằng cách đàm phán
với các nhà. sản xuất phần mềm thông dụng nước ngoài có chính sách “giá ưu đãi”,
phù hợp túi tiền người dân, do đó sẽ góp phẩm khuyến khích người dân sử dụng phần
mềm có bản quyền.
19
Ở Việt Nam cũng cần có kế hoạch phát triển phần mềm mã nguồn mở và đưa những
phần mềm có chất lượng này vào sử dụng rộng rãi trong dân chứng. Chẳng hạn, trước
mắt, thay vì dùng Photoshop giá 800 USD, chúng ta có thể dùng một phần mềm chỉnh
sửa ảnh không chất lượng bằng, nhưng đủ thỏa mãn yêu cầu công việc với mức giá chỉ
khoảng 100 USD. Đó cũng có thể là một giải pháp mà chính phủ cần nghiên cứu.
Cuối cùng, có một số kiến nghị dưới đây do nhóm đưa ra nhằm khắc phục tình trạng
vi phạm bản quyền phần mềm trong tương lai :
• Tìm hiểu tận gốc nguyên nhân của. tình trạng vi phạm bản quyền, đặc biết là
những nguyên nhân mang tính chất xã hội.
• Nâng cao nhận thức về sử dụng phần mềm có bản quyền ở mọi cấp độ : Chính
Phủ, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cả nhân.
• Chính phủ xác định quan điểm về sở hữu trí tuệ thật rõ ràng. Xây dựng môi
trường pháp lý cho lĩnh vực phần mềm với các điều luật nghiêm minh và thực
thi chặt chẽ.
• Các cơ quan Chính phủ phải đi tiên phong trong việc sử dựng phần mềm hợp
pháp.
• Đẩy mạnh việc xây dựng một thương hiệu phần mềm Việt Nam và củng cố uy
tin phần mềm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
• Có sự khen thưởng, động viên thích đáng đối với những cơ quan, tổ chức thực
thi nghiêm chỉnh luật sở hữu trí tuệ, luật bản quyền.
• Cần có những chính sách phát hiển hợp lý, một bộ luật chặt chẽ về bản quyền

cũng với những văn bản thực thì cụ thể cùng với một cơ chế có hiệu quả và đủ
mạnh để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
20
IV. Tài liệu tham khảo
21

×