Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

luận văn tốt nghiệp Luận Văn Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Thủy sản Nam Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.3 KB, 77 trang )

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nền kinh tế thị trường của Việt Nam đang có sự thay đổi sâu sắc trong các doanh
nghiệp nhất là trong phương thức quản lí. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường
với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc
tế diễn ra ngày càng sâu và rộng, tất yếu doanh nghiệp dù hoạt động ở bất cứ các loại
hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách và phải chấp nhận quy luật
đào thải từ phía thị trường. Thế thì doanh nghiệp phải làm gì để tồn tại và phát triển trong
môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt?
Đứng trước những thử thách đó địi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, nhân lực...Để thực hiện được thì tự
bản thân doanh nghiệp phải hiểu rõ “tình trạng sức khỏe” của mình để điều chỉnh quá
trình kinh doanh cho phù hợp. Ngồi ra phân tích tình hình tài chính cịn giúp cho các nhà
đầu tư bên ngồi có được quyết định đầu tư phù hợp và hiệu quả thông qua các tỷ số tài
chính, khả năng sinh lợi, khả năng thanh tốn, khả năng chi trả…Vì vậy, phân tích tình
hình tài chính là việc làm vơ cùng quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Tài chính được coi là dòng máu chảy trong cở thể doanh nghiệp, mà bất kì sự
ngưng trệ nào cũng ảnh hưởng xấu tới toàn bộ doanh nghiệp.
Đánh giá và nhận thức được tầm quan trọng của tài chính đối vời sự tồn tại của
doanh nhiệp. Đề tài “Phân tích tình hình tài chính cơng ty TNHH Thủy sản Nam Phương”
được thực hiện. Thơng qua việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính Cơng ty để làm cở
sở cho việc lập kế hoạch tài chính cho tương lai và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ thực trạng tài chính cơng ty TNHH Thủy sản Nam Phương từ năm 2010 đến
năm 2012 để thấy được những thuận lợi, khó khăn và những điểm hạn chế yếu kém từ đó
tìm ra giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của Cơng ty trong thời gian tới.
1.3 Nội dung nghiên cứu
(1) Phân tích hiện trạng tài chính của Cơng ty
(2) Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty.
(3) Thông qua việc xác định những thuận lợi khó khăn làm cơ sở cho việc đề xuất


các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính của Cơng ty.
1


1.4 Phạm vi nghiên cứu
-

Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Thủy sản Nam Phương, Cần Thơ.

-

Đề tài được thực hiện từ tháng 7/2013 đến 12/2013.

-

Các dữ liệu trình bày trong luận văn được thu thập trong vịng 3 năm 2010 đến
2012.

-

Đối tượng nghiên cứu là tính hình tài chính cơng ty TNHH Thủy sản Nam
Phương.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Khái niệm phân tích tài chính

Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ cho phép
thu thập và xử lý các thơng tin kế tốn và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp,
nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử
dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.
2.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ phân tích tài chính
2.1.2.1 Mục tiêu của phân tích tài chính
Giúp cho doanh nghiệp đánh giá được sức mạnh tài chính, hiệu quả hoạt động kinh
doanh, khả năng sinh lời… đồng thời đánh giá đc những tiềm năng, triển vọng cũng như
những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp để từ đó các nhà quản trị doanh nghiệp có
cơ sở để đưa ra những quyết định thích hợp mang tính khả thi và đem lại hiệu quả cao
cho doanh nghiệp.
2.1.2.2 Nhiệm vụ của phân tích tài chính
Nhiệm vụ của phân tích tài chính là làm rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng và thực
trạng tài chính của doanh nghiệp thơng qua việc:
-

Đánh giá tính hình sử dụng vốn và nguồn vốn, xem xét sự phân bổ vốn, nguồn vốn
có hợp lí hay khơng.

-

Đánh giá tình hình thanh tốn và khả năng thanh toán của doing nghiệp

-

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.

-

Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.


2.1.3 Bảng lưu chuyển tiền tệ
Lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh sự hình thành và sử
dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
gồm 3 phần: lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu
tư, lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính (Lê Xuân Sinh và ctv, 2012).
2.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

3


Thuyết minh báo cáo tài chính là 1 bộ phận hợp thành hệ thống phân tích báo cáo
tài chính của doanh nghiệp, được tiến hành nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động sản
xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chình đồng thời giải thích.
2.1.5 Nội dung của phân tích tài chính
2.1.5.1 Phân tích thực trạng vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp dựa trên bảng cân
đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tồn bộ
giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại 1 thời điểm
nhất định
Bảng cân đối kế tốn cịn được gọi là bảng cân đối tài sản. Đây là tài liệu quan trọng
tới việc nghiên cứu đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình
hình sử dụng vốn và nhữn triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn
- Phần tài sản: Chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị hiện có cuả doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh
doah của doanh nghiệp, bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có ở doanh nghiệp tại
thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp
đối với tài sản đang quản lí và sủa dụng doanh nghiệp bao gồm: nợ phải trả và nguồn vốn

chủ sở hữu.
Khi phân tích bảng cân đối kế toán ta cần xem xét, xác định các vấn đề sau:
- Phân tích sự biến động về tình hình phân bố vốn,tình hình tăng ( giảm) vốn, qua
đó đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hiệu quả hay khơng.
- Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn để khái quát khả năng tự tài trợ
về mặt tài chính của doanh nghiệp, xác định mức độ độc lập tự chủ trong kinh doanh và
những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn.
- Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư để thấy được cơ cấu nguồn vốn, vị
trí tài sản cố định quan trong như thế nào, khi nào doanh nghiệp có thể sử dụng vốn vay
mượn vào kinh doanh để mang lại hiệu quả cao nhất.
2.1.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thông qua bảng báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh

4


Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp. Nó bao gồm doanh
thu bán hàng và các khoản chi phí của cơng ty trong thời gian hạch tốn.
Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần xác định những vấn đề cơ bản
sau:
- Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên các báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh giữa các kỳ thông qua việc so sánh số tuyệt đối và số tương đối. Đặc biệt, chú ý
đến sự biến động của doanh thu thuần,tổng lợi nhuận kế toán, lợi nhuận chịu thuế, sau
thuế đồng thời lí giải nguyên nhân làm tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp thơng qua
cơng thức sau

Lợi nhuận rịng= Doanh thu thuần – (Giá thành + Chi phí bán hàng+ Chi phí quản lí)

- Tính tốn phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.1.5.3 Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu về tình hình tài chính
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính ở nhiều góc độ khác nhau trong
đó chỉ tiêu quen thuộc đặc trưng và các chỉ tiêu được doanh nghiệp tự thiết lập nhằm mục
đích phục vụ nhu cầu phân tích.Trong mục này ta tập trung phân tích 1 số chỉ tiêu cơ bản
sau:
a. Nhóm các tỷ số về cơng nợ
Khi tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp sẽ ít phải đi vay. Khả
năng thanh tốn tốt, ít đi chiếm dụng vốn và cũng ít bị chiếm dụng vốn, từ đó tạo cho
doanh nghiệp có thể chủ động được vốn,đảm bảo q trình sản xuất kinh doanh thuận lợi.
Ngược lại tình hình tài chính gặp khó khăn sẽ dẫm đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn
nhau, đơn vị mất đi tính chủ động trong kinh doanh và khơng cịn khả năng thanh tốn
các khoản nợ đến hạn, sẽ dẫn đến tình trạng phá sản.
-

Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản cuả công ty được tài trợ bằng vốn

vay.

5


Tổng nợ
Tỷ số nợ

-

=


Tổng tài sản

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ là loại tỷ số cân bằng dùng so sánh giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, cho
biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp rõ ràng nhất.
Tỷ số nợ trên vốn
chủ sở hữu
-

Tổng nợ
=

Vốn chủ sở hữu

Khả năng thanh toán lãi vay

Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo
trả lãi vay hàng năm như thế nào.
Lãi trước thuế và lãi vay
Khả năng thanh
=

tốn lãi vay
b. Nhóm các chỉ tiêu thanh tốn

Lãi vay

Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng chi trả các khoản cần
thanh tốn,các đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp luôn đặt ra câu hỏi: liệu

doanh nghiệp có khả năng thanh tốn các món nợ ngắn hạn hay khơng? Và tình hình
thanh tốn của doanh nghiệp thế nào?
Để phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh toán,trước hét ta lập bảng tình
hình cơng nợ sau đó đánh giá phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.
Các tỉ số thanh toán đo lường khả năng thanh toán các khoán nợ ngán hạn của cơng
ty bằng tài sản lưu động.Nhóm tỉ số này bao gồm khả năng thanh toán hiện thời và khả
năng thanh tốn nhanh.Số liệu để tính 2 tỉ số này được lấy từ bảng cân đối kế toán.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn : Thể hiện mối quan hệ giữa nợ ngắn hạn và
nợ lưu động, hệ số này thấp chứng tỏ khả năng thanh toán vốn lưu động thấp, tuy nhiên
quá cao lại biểu hiện trình trạng vốn, kém hiệu quả

Hệ số thanh tốn ngắn hạn

=

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tổng Nợ ngắn hạn

-

Tỷ số thanh toán hiện hành: là một trong những thước đo khả năng

thanh tốn của một cơng ty được sử dụng rộng rãi nhất.
6


Tài sản lưu động
Tỷ số thanh toán hiện hành

=


Nợ ngắn hạn
Tỷ số cho thấy cơng ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm
bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty.
Tỷ số thanh tốn nhanh :được tính tốn dựa trên những tài sản lưu động có
thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đơi khi chúng được gọi là “tài sản có tính thanh
khoản”, tài sản có tính thanh khoản bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho. Tỷ
số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của một công ty.
Tài sản lưu động – hàng tồn kho

Tỷ số thanh tốn
nhanh

=

Nợ ngắn hạn

c. Nhóm các chỉ tiêu sinh lời
-

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lợi trên
doanh thu

-

Lợi nhuận ròng
=


X 100%

Doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Tỷ suất sinh lợi trên
tổng tài sản

-

Lợi nhuận rịng
=

X 100%

Tổng tài sản
bình qn

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo
lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty.

7


Tỷ suất sinh lợi trên

vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận ròng
=

X 100%

Vốn chủ sở hữu
bình qn

d. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực kinh tế ngày càng hạn hẹp và chi
phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao,để sử dụng vốn có hiệu quả hơn thì ta phải đi
vào phân tích hiệu quả sử dụng vốn các năm trước đó để có thể đề ra biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn.
Các khoản phải thu là các hóa đơn hàng chưa thu tiền về do công tu thực hiện chính
sách bán chịu,các khoản tạm ứng chưa thanh tốn….
-

Vịng quay các khoản phải thu
Vòng quay các
khoản phải thu

doanh thu thuần
=

Các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách
bán chịu của cơng ty. Nếu số vịng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn pị

chiếm dụng nhiều.Nhưng nếu số vịng quay q cao thì sẽ làm giảm sức cạnh tranh dẫn
đến làm giảm doanh thu.
-

Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng
tồn kho

-

doanh thu thuần
=

Hàng tồn kho

Hiệu suất tài sản cố định

Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua
đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty. Muốn đánh giá việc sử dụng tài
sản cố định có hiệu quả hay không phải so sánh với các công ty cùng ngành.Tỷ số này
được tính như sau:
Hiệu suất sử dụng
tài sản cố định

doanh thu thuần
=

Tài sản cố định

8



-

Hiệu suất tài sản lưu động

Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.Qua đó
đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty.
Hiệu suất sử dụng
tài sản lưu động

doanh thu thuần
=

Tài sản lưu động

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản: đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
Hiệu suất toàn bộ
tài sản
-

doanh thu thuần
=

Toàn bộ tài sản

Hiệu suất sử dụng vốn chử sở hữu

Đây là chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân chia khía cạnh tài chính của cơng ty. Tỷ

số này đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn chủ sở hữu
Hiệu suất vốn chủ
sở hữu

doanh thu thuần

=

Vốn chủ sở hữu

2.1.5.4 Phân tích sơ đồ DUPONT
ROE = ROA x Địn bẩy tài chính
Trong đó, địn bẩy tài chính là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.
Địn bẩy tài chính

=

Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu

Như vậy, phương trình DuPont sẽ được viết

ROE =

Lãi rịng
Doanh Thu

X

Doanh thu

Tổng tài sản

X

Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
9


Tác dụng của phương trình
- Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng
tài sản (vốn)
- Cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu bằng phương pháp thay thế liên hoàn.
- Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác độngkhác nhau

của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời.ng pháp thu thập số liệu (Lê Xuân
Sinh và ctv, 2012).
2.1.5.5 Phân tích ma trận SWOT
Phân tích SWOT được trình bày dưới dạng ma trận, đối chiếu các mặt tích cực và
tiêu cực với nhau và đối chiếu tương quan tác động giữa bên trong và bên ngoài tổ chức.
- Các yếu tố của môi trường bên trong đối với một doanh nghiệp (DN) có thể được
phân loại thành các điểm mạnh (S: Strengths), điểm yếu (W: Weaknesses), các yếu tố bên
ngồi có thể được phân thành các cơ hội (O: Opportunities) và nguy cơ (T: Threats). Sự
phân tích này đối với môi trường chiến lược được gọi là phân tích ma trận SWOT.
- Phân tích ma trận SWOT cung cấp thơng tin hữu ích trong việc hài hịa các nguồn
lực và năng lực của DN đối với môi trường cạnh tranh mà DN đang hoạt động.
+ Điểm mạnh (S: Strengths): Là các nguồn lực và năng lực mà có thể được sử dụng
như là một cơ sở trong việc phát triển lợi thế cạnh tranh.
+ Điểm yếu (W: Weaknessnes): Thể hiện ở những nhược điểm về kỹ năng và nguồn

lực hay các yếu tố hạn chế năng lực cạnh tranh của DN,….
+ Cơ hội (O : Opportunities): Cơ hội có thể bao gồm: tiềm năng phát triển thị trường,
khoảng trống thị trường, gần nguồn nguyên liệu, nguồn nhân cơng rẻ và có tay nghề
phù hợp,….
+ Nguy cơ (T : Threats) : Thách thức đối với DN có thể là thị trường bị thu hẹp, cạnh
tranh ngày càng khốc liệt, những thay đổi về chính sách,….
Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng với 4 loại chiến lược sau :
+ Chiến lược S – O: Sử dụng những điểm mạnh bên trong của DN để tận dụng những
cơ hội bên ngoài để phát triển.
+ Chiến lược W – O: Cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những
cơ hội bên ngoài.

10


+ Chiến lược S – T: Xác định rõ cách mà DN có thể sử dụng các lợi thế của mình để
giảm thiệt hại đối với những thách thức bên ngoài.
+ Chiến lược W – T: Thiết lập một kế hoạch phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm
yếu bên trong và tránh đi mối đe dọa từ bên ngoài liệu (Lê Xuân Sinh và ctv, 2012).
2.2 Tổng quan về tình hình thủy sản Việt Nam
Việt Nam có đường bờ biển kéo dài từ Bắc tới Nam và hệ thống sơng ngịi chằng
chịt nên có thể thấy rõ thế mạnh của Việt Nam là khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Trong nhiều năm qua, hàng thủy sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới. Trong năm 2012, xuất khẩu ngành hàng này
chiếm tỷ trọng 5,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của cả nước. Kể
từ thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục đạt được mức kim ngạch và tốc độ tăng khả quan trừ
năm 2009. Cụ thể, khởi điểm năm 2006, xuất khẩu thủy sản đạt gần 3,4 tỷ USD, có mức
tăng trưởng cao 22,6%. Sang năm 2007, con số này đạt 3,76 tỷ USD, tăng 12,1% so với
năm trước. Đến năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, xuất khẩu

nhóm hàng này bị suy giảm (giảm 5,7%) với mức kim ngạch là 4,25 tỷ USD. Trong năm
2010 và năm 2011, xuất khẩu thủy sản khởi sắc với mức kim ngạch và tốc độ tăng lần
lượt là 5,02 tỷ USD, 18% và 6,11 tỷ USD, 21,8%. Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy
trong năm 2012 xuất khẩu nhóm hàng này đạt 6,09 tỷ USD, giảm nhẹ 0,4 % (tương ứng
giảm 24 triệu USD về số tuyệt đối) so với năm 2011 (Thống Kê Hải Quan, 2012).
Xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 2/2013 sụt giảm mạnh về kim ngạch
(giảm 30,8% so với tháng 2 năm ngoái), chỉ đạt 291,86 triệu USD và giảm ở hầu hết các
mặt hàng chính. Tính chung tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm giảm
0,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 778,54 triệu USD.
Tháng 2, xuất khẩu thủy sản sang tất cả các thị trường đều sụt giảm đáng kể so với
cùng tháng năm ngối, trong đó xuất khẩu sang Mỹ giảm gần 10%, EU giảm 33%, Nhật
Bản giảm 33%, các thị trường khác đều giảm với tỷ lệ 2 con số (Mexico giảm mạnh nhất
55%) (Thống Kê Hải Quan, 2012).
2.3 Tình hình ni trồng thủy sản ở đồng bằng Sơng Cửu Long
Với 762.000 ha mặt nước nuôi thủy sản cùng giá trị xuất khẩu hàng tỉ USD mỗi
năm, vùng Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp đến 2/3 kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của cả nước. Ngành nuôi trồng thuỷ sản không chỉ tạo ra công ăn việc làm, tăng
lợi nhuận cho người dân mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Các địa phương ở
ĐBSCL đang định hướng phát triển mơ hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã thuỷ sản nhầm
nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho ngành nuôi trồng thuỷ sản của vùng.
11


Nhiều năm qua, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản đã trở thành thế mạnh kinh
tế đặc biệt ở khu vực ĐBSCL, biến nơi đây thành một vùng trọng điểm về nuôi trồng
thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả nước.Hàng năm, ĐBSCL đã cung cấp khoảng
52% sản lượng thủy sản đánh bắt và gần 67% sản lượng nuôi trồng; đồng thời chiếm 65%
giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước.Những lợi thế từ biển mang lại đã góp phần thúc đẩy
nền kinh tế nâng cao đời sống người dân
Tuy nhiên sự phát triển nuôi trồng thủy sản mạnh mẽ lại kéo theo các tác động môi

trường diễn ra ở quy mô ngày càng lớn và hết sức đa dạng. Bảo vệ môi trường trong nuôi
trồng thủy sản ở ĐBSCL đang trở thành vấn đề bức xúc, cần được tập trung giải quyết để
bảo đảm sự phát triển bền vững.
Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, đem lại nhiều lợi ích cho kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, quá trình phát triển đã bộc lộ những vấn đề bất cập cần sớm được giải quyết.
Trong đó, bảo vệ môi trường là vấn đề hết sức quan trọng để có thể phát triển nghề ni
trồng thủy sản bền vững ở ĐBSCL (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thơn, 2013).
2.4 Tổng quan về tỉnh cần thơ
2.4.1 Vị trí địa lí
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thỗ
đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sơng Hậu, tổng diện tích tự
nhiên 1.401,61 km2 , chiếm 3,49% diện tích tồn vùng. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang;
phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía
Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Địa hình bằng phẳng, được hình thành dựa vào q trình bồi lắng trầm tích và phù
sa sơng Cửu Long. Cần Thơ có nhiều hệ thống sơng ngịi kênh rạch như sông Hậu, sông
Cần Thơ, kênh Thốt Nốt, rạch Ô Môn... Đây là điều kiện lý tưởng cho phát triển kinh tế
thủy sản tại Cần Thơ. Khí hậu Cần Thơ điều hồ dễ chịu, ít bão. Quanh năm nóng ẩm,
khơng có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung binh là 27ºC (Du lịch toàn cầu, 2011).

12


Hình 2.1: Bản đồ hành chính TP Cần thơ
(Nguồn: />
2.4.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương với diện tích tự nhiên là 140.096 ha, dân
số gần 1,2 triệu người. TP Cần Thơ được xác định là trung tâm ĐBSCL có cơ sở hạ tầng
tương đối thuận lợi và các dịch vụ đáp ứng được yêu cầu các nhà đầu tư (Tổng cục Du

lịch Việt Nam, 2011).
Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Cần Thơ đạt 14,64%, thu
nhập bình quân đầu người đạt 2.346 USD. Trong 6 tháng đầu 2012, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của thành phố ước đạt 8,36%, trong khi đó cùng kỳ năm 2011 mức tăng là
12,21%. Thu nhập bình quân đầu người của Cần Thơ 6 tháng đầu 2012 ước đạt 1.819 Tỷ
trọng nông nghiệp thủy sản chiếm 10,83%, công nghiệp xây dựng chiếm 44,45% và dịch
vụ thương mại chiếm 44,72%. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản thực hiện được
1.617 tỉ đồng, đạt 39,5% kế hoạch cả năm, công nghiệp xây dựng thực hiện được 12.433
tỉ đồng, đạt 38,6% kế hoạch cả năm, dịch vụ thương mại ước thực hiện được 7.309 tỉ
đồng, đạt 37% kế hoạch cả năm. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện
được 3.443 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư phát triển toànxã hội thực hiện được 16.770 tỉ đồng
( Wikipedia, 2011)
2.4.3 Tình hình phát triển ngành thủy sản
Hiện nay, tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu thủy
sản ít thuận lợi do nhu cầu nhập khẩu của các nước ở mức thấp điểm, thị trường tiêu thụ
khó khăn. Theo các hộ nuôi cá tra thương phẩm và DN chế biến thủy sản trên địa bàn TP
13


Cần Thơ, vấn đề vốn vẫn là gánh nặng ảnh hưởng đến ngành hàng xuất khẩu chủ lực của
thành phố. Theo Sở Cơng thương TP Cần Thơ, tính đến cuối tháng 5 năm 2013, xuất
khẩu thủy sản của thành phố ước thực hiện gần 57.500 tấn, đạt 38,3% kế hoạch năm và
tăng gần 3% so với cùng kỳ; với giá trị trên 189 triệu USD, đạt 32,2% kế hoạch năm và
tăng 9,37% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 40,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa của thành phố.
Mặc dù sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu thủy sản có tăng so với cùng kỳ song mức
tăng khơng đáng kể và các DN chế biến thủy sản vẫn gặp khó ở đầu vào, lẫn đầu ra. Theo
một số DN thủy sản trên địa bàn, hiện nay, thị trường châu Âu tiếp tục sụt giảm do ảnh
hưởng khủng hoảng tiền tệ kéo dài. Trong khi đó, thị trường Mỹ được các DN đánh giá là
tăng trưởng tốt. Song nếu so với năm 2011, giá trị xuất khẩu cá tra trung bình năm 2012

tại thị trường này đã giảm từ 3,4USD/kg xuống 3,1 USD/kg. Do khủng hoảng nợ công ở
châu Âu, đồng Euro sụt giảm so với USD nên tình hình xuất khẩu của các DN thủy sản
cũng ảnh hưởng không nhỏ. Các đối tác giảm lượng đặt hàng, các hợp đồng cung ứng sản
phẩm bị phân tán nhỏ lẻ. Có thời điểm nguyên liệu cá tra thiếu hụt đẩy giá cá tăng lên đến
29.000 đồng/kg khiến DN hết sức khó khăn. Nhưng cũng có thời điểm giá cá giảm xuống
chỉ cịn từ 20.000-22.500 đồng/kg khiến người ni thua lỗ. Mà một khi người ni thua
lỗ thì khả năng tái đầu tư rất hạn chế, người ni thu hẹp diện tích kéo theo nguy cơ thiếu
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
2.5 Giới thiệu về Công ty TNHH thủy sản Nam Phương
2.5.1 Giới thiệu tổng quát
-

Tên công ty : Công ty TNHH Thủy Sản Nam Phương

-

Tên viết tắt : NAFISHCO

-

Địa chỉ : Lơ 2.20 B, KCN Trà Nóc II, P. Phước Thới, Q. Ơ Mơn, Tp. Cần Thơ

-

Người đại diện: Bà Nguyễn Ngọc Vân Phương

-

Chức vụ : Giám đốc


-

Người liên hệ: Ông nguyễn Đức Huy

-

Chức vụ: Nhân viên kinh doanh

-

Nhân lực: 1000-5000 nhân viên

-

Loại hình cơng ty: Sản xuất

-

Loại hình kinh doanh: xuất khẩu nội địa

-

Năm thành lập: 2008
14


-

Điện thoại: (84-710) 366 5799


-

Fax: (84-710) 3665 123

-

Website: www.namphuongseafood.com.vn

-

Sản phẩm chính: Cá phi lê đơng lạnh, phân đoạn, bít tết, giò, xiên que, tẩm bột, chiên

-

HT QLCL: HACCP, BRC, IFS, SSOP, GMP, GLOBAL GAP

-

Thị trường: Việt Nam, USA, EU, Canada, Australia, Hongkong, Korea, Singapore,
Malaysia, các nước Trung Đơng, Russia…

2.5.2 Tóm tắt q trình hình thành và phát triển:
Tổng diện tích đất xây dựng của công ty la 24.932 mét vuông.
Công Ty TNHH Thủy Sản Nam Phương là doanh nghiệp tư nhân đi vào hoạt động
chính thức vào tháng 10/2009.vói tên giao dịch là Nam Phương Seafood,tên dự án là ‘
Nhà máy chế biến xuất nhập khẩu thủy hải sản’,mã số doanh nghiệp ( EU Code): DL DL
509. Nằm cạnh bờ sơng Hậu, Nam Phương đang bắt đầu một hành trình mới để chinh
phục khách hàng ưa chuộng sản phẩm cá tra,cá basa. Công ty đang xây dựng thương hiệu
để chuyển hóa trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cá tra,cá basa hàng đầu
tại Việt Nam, với mục tiêu đó Nam Phương muốn khẳng định chất lượng cho mình, cơng

ty đầu tư từ khâu ni trồng đến khâu sản xuất nhằm đảm bảo cho chất lượng luôn ln
ổn định, vì thế cá tra, cá basa được ni trồng gần nhà nơi sản xuất, đây là yếu tố quan
trọng trong việc đảm bảo độ tươi, màu sắc và kết cấu thịt cá săn chắc trong các sản
phẩm.
Với tổng công suất chế biến đạt trên 36.000 tấn/năm, chúng tôi ln đặt chất lượng
sản phẩm lên hàng đầu, vì thế công ty không ngại đầu tư cho hệ thống quản lý chất lượng
(SSOP, GMP, HACCP, HALAL, ISO 22000, BRC) và các tiêu chuẩn chung về vệ sinh
và an toàn thực phẩm đối với tất cả các thị trường nhập khấu trên thế giới.
Bên cạnh việc đầu tư về nhà xưởng và quản lý chất lượng, chúng tơi cịn tập trung
phát triển nguồn nhân lực bằng đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh có nhiều năm kinh
nghiệm và trên 1000 công nhân lành nghề trực tiếp sản xuất đảm bảo cho ra đời những
sản phẩm chất lượng cao nhất.
Sản phẩm chính của cơng ty chúng tơi: Frozen fish fillet, segment, steak, rolls,
skewer, breaded, fried… Cá Tra: nguyên con, nguyên con bỏ đầu, cịn mỡ cịn thịt đỏ,
cịn mỡ khơng cịn thịt đỏ, fillet
Thị trường xuất khẩu: USA, EU, Canada, Australia, Hongkong, Korea, Singapore,
Malaysia,cá nước Trung Đông, Russia...
15


Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty trong giai đoạn 2010 – 2012
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010 - 2012
2011 - 2010
Chỉ tiêu

2010

2011

2012


Triệu
đồng

Tỷ lệ

2012 - 2012
Tỷ lệ

(%)

Triệu
đồng

(%)

Tổng Doanh
Thu

204.094 328.609 258.001 124.515

61

(70.608)

(21,49)

Tổng Chi phí

203.441 321.075 247.968 117.643


57,82

(73.107)

(22,77)

Thuế TNDN
Lợi nhuận/DT

-

-

-

-

-

-

653

Lợi nhuận

-

7.534


10.033

6.881

1053,75

2.499

31,17

0,003

0,023

0,039

0,02

666,7

0,016

65,57

(Nguồn: Phịng Kinh doanh, 2012)

Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty có nhiều biến động và được thể hiện ở sơ đồ
sau:
328,609
321,075

350,000
300,000
247,968
258,001
250,000 204,094
203,441
200,000
150,000
100,000
10,033
50,000
7,534
653
0

T?ng Doanh T?ng Chi phí
Thu
2010

2011

L?i nhu?n
2012

Hình 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty trong 3 năm
(Nguồn: Phịng Kinh doanh, 2012)

 Thuận lợi của công ty
16



- Cơ sở hạ tầng điện, nước ở khu vực nhà máy hoạt động khá tốt. Nhà máy có vị trí
thuận lợi cho q trình giao thơng vận chuyển ngun liệu (NL) củng như phân phối sản
phẩm trong khu vực và các tỉnh lân cận.
Nguồn NL và nhân lực dồi dào ở địa phương. Nhà máy nằm gần sông hậu nên thoát
nước dễ dàng và được sự hổ trợ của các ngành hữu quan.
- Có chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư của Thành Phố Cần Thơ.
- Có thị trường tiêu thụ lớn như:Mỹ,EU, và tương lai sẽ tiếp cận sâu vào các thị
trường Thụy Sĩ, Canada,Nhật bản.
 Khó khăn của Cơng Ty
Vốn xây dựng cơ bản vay phát sinh chi phí lãi vay nhưng cũng nằm trong mức dự
trù khả năng trả nợ vay của dự án.
2.1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

17


BAN GIÁM ĐỐC CƠNG TY

PHỊNG
NHÂN
SỰ

PHỊNG
KẾ
TỐN

PHỊNG
KỸ
THUẬT


PHỊNG
KINH
DOANH

QUẢN
ĐỐC
XƯỞNG

PHỊNG
CƠ ĐIỆN

PHỊNG
Y TẾ

PHÂN XƯỞNG CÁ

KHU TIẾP
NHẬN
NGUN
LIỆU

KHU CHẾ
BIẾN

KHU
NƯỚC
THẢI

KHU CẤP

ĐƠNG

XUẤT
NHẬP
HÀNG VÀ
BẢO
QUẢN

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức Cơng ty
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
a. Giám đốc
- Tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn việt nam và tiêu
chuẩn quốc tế ( tiêu chuẩn EU,…) cho tất cả các hoạt động của công ty.
18


- Xây dựng và kiểm sốt việc thực hiện chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng
của công ty.
- Triển khai việc thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng đã được
xây dựng.
- Tổ chức nâng cao nhận thức cho mọi thành viên về tầm nhìn quan trọng cho việc
nhận biết và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Lập kế hoạch ( định kì và đột xuất ) , thực hiện việc kiểm soát và đánh giá nội bộ.
- Theo dõi và chỉ đạo việc xử lý các khiếu nại của khách hàng.
- Chỉ đạo triển khai các biện pháp thực hiện hành động khắc phục và phòng ngừa đối
với những vấn đề không phù hợp.
- Tổ chức theo dõi và đo lường hiệu quả của các quá trình trong hệ thống. Định kì
tổng kết tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại cơng ty.
- Quyết định tồn bộ các vấn dề liên quan đến hoạt động xuất hàng ngày của cơng ty.
- Ủy quyền cho phó giám đốc,các trợ lý giải quyết các cơng việc có liên quan trong

giới hạn cho phép.
- Xem xet các báo cáo hoạt động của các phòng ban, hoạt động sản xuất từ các khu
vực sản xuất và hoạch định sản xuất.
-Phê duyệt tất cả các qui định,sửa đổi và tiêu chuẩn trong phạm vi cơng ty.
b. Trưởng phịng nhân sự
- Quản lý tồn thể nhan viên,cơng nhân trong tồn cơng ty: Lý lịch cá nhân, trình độ
học vấn, trình độ chun mơn, tay nghề , lương bổng, các chế độ chính sách, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm xã hội,…
- Tổ chức các kế hoạch đào tạo nhân viên, công nhân dựa trên nhu cầu sản xuất và
năng lực công nhân viên.
- Quản lý tồn bộ nguồn lực của cơng ty và có kế hoạch đáp ứng nhân lực khi cần
cho sản xuất, dự trù nhân lực khi có kế hoạch sản xuất
- Theo dõi và thực hiệ công tác khen thưởng và kỷ luật, giải quyết các tình huống
tranh chấp lao động, theo dõi và quản lý các hoạt động bảo vệ
- Quản lý an ninh trong tồn cơng ty nhằm ngăn ngừa các sự cố xảy ra, bao gồm
PCCC

19


- Quản lý và theo dõi việc phát hành và phát hành các văn bản, công văn trong công
ty.
- Quản lý con dấu, quản lý và kiểm tra công tác trực điện thoại, fax…
- Cập nhật thông tin và tài liệu về chính sách quản lý nhà nước, luật…
c. Trưởng phịng kế tốn
- Tổ chức cơng tác kế tốn,thống kê phù hợp với công tác tổ chức sản xuất,kinh
doanh của công ty,đáp ứng các yêu cầu của cơ quan nhà nước.
- Kiểm sốt nghiệp vụ thu chi, nhập xuất cơng nợ, thu hồi cơng nợ.
- Chịu trách nhiệm về tính hợp lý,hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.
- Chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính kế tốn trước ban giám đốc cơng ty và các cơ

quan nhà nước.
- Kiểm soát xuất nhập qũy tài sản của cơng ty về mặt tài chính.
- Kiểm kê tài sản.
- Kiểm soát quản lý hợp đồng các loại.
- Báo cáo ban giám đốc các vấn đề liên quan đến tài sản về mặt tài chính.
- Phụ trách theo dõi, giám sát các hoạt động tài chính của cơng ty bao gồm cả huy
động vốn hoặc vay tín dụng để đảm bảo nhu cầu sản xuất của công ty.
- Quản lý giám sát thanh tốn các khoản tài chính ( kể cả thanh toán quốc tế và trong
nước).
- Theo dõi giám sát bảng lương và trả lương cho công nhân viên hàng tháng.
d. Trưởng phòng kỹ thuật
- Thiết lập các thông số và tài liệu kỷ thuật để triển khai sản xuất căn cứ trên các
yêu cầu hoặc mẫu sản phẩm của khách hàng.
- Thiết lập các chỉ tiêu chất lượng về nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm
căn cứ trên yêu cầu của khách hàng.
- Lập định mức nguyên liệu, phụ liệu cho từng đơn hàng.
- Xác định các thông số kỷ thuật để điều chỉnh cho phù hợp với khách hàng
- Cử nhân viên kỷ thuật hướng dẫn, triển khai qui trình sản xuất và thơng số kỷ
thuật cho từng đơn hàng đến từng công đoạn trong quá trình sản xuất.
- Kiểm tra thực hiện qui trình sản xuất.
20


- Theo dõi và kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý phát sinh trong quá trình sản xuất.
- Đánh giá tình trạng lo sản phẩm khơng đạt u cầu, đề xuất và hướng dẫn qui trình
sữa chữa.
- Khảo sát nguyên nhân và đề xuất biện pháp giải quyết những khiếu nại của khách
hàng liên quan đến vấn đề kỷ thuật.
- Hổ trợ sản xuất về định mức nguyên liệu, đề xuất các biện pháp tiên tiến nhằm
nâng cao năng xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Tham khảo, lấy ý kiến giải quyết các vấn đề chất lượng đến ban giám đốc.
- Kiểm sốt tồn bộ hoạt động sản xuất trong cơng ty và trình bày với ban giám đốc
những hành động khắc phục để đạt được chất lượng mà công ty đã đề ra.
- Xem xét và đánh giá hệ thống chất lượng và sữa chữa, thay đổi bổ sung khi cần
thiết.
- Thực hiện,cập nhật các qui định pháp luật về an toàn thực phẩm, phát triển sản
phẩm mới, thực hiện các qui tắc công nghiệp.
e. Trưởng phịng kinh doanh
- Tiếp nhận,xử lý,quản lý thơng tin liên quan đến việc bán hàng từ ban giám đốc
,khách hàng, thị trường,đối thủ cạnh tranh.
- Tham mưu cho giám đốc xây dựng chính sách mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ
theo từng chiến lược chung của công ty,xây dựng và phát triển thương hiệu
- Triển khai theo yêu cầu của khách hàng về chủng loại,số lượng,qui cách thời gian
giao hàng cho các bộ phận liên quan thực hiện.
- Soạn thảo các hợp đồng kinh tế,xuất nhập khẩu trình cho ban giấm đốc ký
duyệt,theo dõi và đôn đốc các bộ phận có liên quan thực hiện hợp đồng đúng với yêu cầu
và tiến độ thỏa thuận với khách hàng.
-

Theo dõi việc làm mẩu cho khách hàng.

-

Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện tiến độ thanh toán với khách hàng.

- Giám sát việc xử lý các khiếu nại của khách hàng, tổng kết báo cáo định kì xu
hướng khiếu nại của khách hàng,đề xuất các phương pháp cải tiến đến ban giám đốc.
- Cập nhật thông tin thị trường phục vụ cho mục đích kinh doanh, lưu trữ các hồ sơ
có liên quan.
-


Khai báo các thủ tục hải quan.
21


- Dự trù mua vật tư, bao bì nguyên vật liệu, phụ liệu cho nhu cầu sản xuất, mua bán
thành phẩm, bán thành phẩm trong nước, nghiên cứu các mặt hàng sản xuất mới.
- Nhận phản hồi, kết hợp với các phịng ban khác có liên quan xử lý các khiếu nại
của khách hàng.
-

Quản lý và lưu trử các chứng từ, hồ sơ liên quan.

f. Trưởng phòng cơ điện
- Thiết lập kế hoạch bảo trì sữa chữa các thiết bị máy móc và nhà xưởng.Quản lý,
kiểm tra các nhân viên dưới quyền thực hiện các chế độ vận hành và bảo dưỡng.
- Thực hiện bảo trì và sửa chữa nhằm đảm bảo duy trì sản xuất liên tục, ghi nhận
đầy đủ kết quả theo qui định.
- Đề xuất cung ứng các loại vật tư, thiết bị dự phòng và thay thế.
- Hướng dẫn bộ phận cung ứng các loại vật tư, thiết bị dự phòng và thay thế.
- Báo cáo trực tiếp cho ban giám đốc những sự cố và hành động sữa chữa của trang
thiết bị trong xưởng sản xuất mà bộ phận phụ trách.
g. Điều hành ca sản xuất
- Tổ chức sắp xếp nhân sự dưới quyền, sắp xếp công việc, điều động nhân sự phục
vụ cho sản xuất đảm bảo cho sản xuất khơng bị đình trệ.
- Có quyền tạm ngừng hoặc loại bỏ những lơ ngun liệu không đạt chất lượng hoặc
kiểm tra lại và xử lý sau.
- Tạm ngừng sản xuất khi có sự cố bất thường và báo cáo ngay cho cấp trên khi có
sự cố ảnh hưởng đến an tồn thực phẩm.
h. Nhân viên kiểm tra chất lượng

- Kiểm tra sự tuân thủ của công nhân, khách hàng trong suốt thời gian sản xuất có
thực hiện đúng như chương trình chất lượng của phòng kỷ thuật đã đề ra chưa.
-

Kiểm tra chất lượng,qui cách sản phẩm, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất.

- Kiểm sốt q trình sản xuất bằng cách ghi nhận lại bằng các biểu mẩu giám sát,
giao lại cho phòng kỷ thuật xem xét và thẩm tra.
i. Ngành nghề sản xuất kinh doanh
- Kinh doanh chế biến,xuất nhập khẩu thủy hải sản và thực phẩm.Nuôi trồng thủy hải
sản,chế biến phụ phẩm sản xuất thức ăn gia súc.Nôi cá tra, cá basa. Kinh doanh các mặt
22


hàng bao bì và hóa chất dùng trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản. Thi công xây dựng các
công trình dân dụng với các hình thức đầu tư la đầu tư xây dựng mới 100%.
- Các sản phẩm của công ty : cá nguyên con, nguyên con bỏ đầu, cá cắt khúc, cá tra
IQF đông lạnh,sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra: cá xiên que, cá cuộn bông hồng…
- Thị trường xuất khẩu: USA, EU, Canada, Autralia, Hongkong, Korea, Singapo,
Malaysia, các nước Trung Đơng, Russia….
2.5.3 Quy trình chế biến
Cá tra,cá basa được nuôi tại các ao trong vùng kiểm sốt của cơ quan chức năng.
Khi cơng ty ký hợp đồng với nhà cung cấp nguyên liệu (chủ ao), công ty sẽ đưa nhân
viên KCS của công ty đến lấy mẫu kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn đã đặt ra tại công
ty (cá phải đạt trọng lượng (<400g/con), không bị dị tật,…)
Cá tra,cá basa sống được chuyển đến công ty bằng ghe đục, được chứa trong các
thùng kín có nắp đậy và chuyển đến khu tiếp nhận nguyên liệu tại công ty.
Nguyên liệu được khai thác từ những khu vực nuôi đã được cơ quan chức năng thơng báo
khơng nhiễm các dư lượng hóa chất kháng sinh cấm sử dụng và hạn chế sử dụng (các tỉnh
thuộc Đồng bằng sông Cửu Long: An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long,…) và khoảng cách

vận chuyển không vượt quá 150 km kể từ nhà máy đến công ty. Tại khu tiếp nhận, nhân
viên KCS công ty sẽ đánh giá lại chất lượng cảm quan như: trọng lượng, bên ngoài của
Pangasius,… Sau đó đưa vào chế biến (cắt hầu, fillet, lạng da, chỉnh hình, cấp đơng và
bao gói).
Sản phẩm sau khi cấp đông nhân viên KCS sẽ đánh giá cảm quan đồng thời cũng
kiểm tra lại các chỉ tiêu vi sinh sau 02 ngày lưu kho, để đảm bảo rằng sản phẩm đưa ra thị
trường là an tồn cho người tiêu dùng.
Cơng ty sản xuất sản phẩm cá tra fillet đông lạnh theo 2 dạng bao gói: Dạng Block
(5kg/ túi PE x 2/ thùng), Dạng IQF (5kg/túi PE/thùng hoặc 1kg/túi PE x 10/thùng).

23


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3. 1 Phương pháp thu thập số liệu
 Các số liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập trực tiếp dựa trên cơ
sở những số liệu thực tế hoạt động của công ty trong thời gian qua như: bảng báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh các báo cáo tài chính.
 Tham khảo ý kiến của các cơ chú, anh chị trong các phịng ban về các vấn đề
cần nghiên cứu.
 Thông qua những số liệu, tin tức thu thập được trên các báo, tạp chí cùng những
thông tin từ internet, từ niên giám thống kê tỉnh Cần Thơ và các nghiên cứu trước đây.
3.2 Phương pháp phân tích
Sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số để phân tích thực trạng tài
chính của công ty, tiến hành như sau:
o

Phương pháp so sánh:


- So sánh bằn số tuyệt đối: Được sử dụng để so sánh số liệu các chỉ tiêu xem có biến
động hay khơng và tìm ra nun nhân biến động của nó.

Y =Y1 −Y0
Trong đó:
Y1: Trị số phân tích
Y0: Trị số gốc
Y: Trị số so sánh
So sánh bằng số tương đối: dùng để là rõ tình hình biến động của mức độ
của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012. So sánh tốc độ
tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ
tiêu.Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Y =

Y1
×100%
Y0

24


Khi thực hiện phân tích tài chính,thường so sánh theo thời gian (so sánh kỳ này với
kỳ trước) để nhận biết xu thế thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp, theo khơng
gian (so sánh với mức trung bình ngành) để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong
ngành.
o

Phương pháp tỷ số:


Phương pháp này là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất Phương pháp trong
đó các tỷ số được sử dụng để phân tích .Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu
này so với chỉ tiêu khác.Ngồi ra, phương pháp này cịn được dùng để nhận xét đánh giá
tình hình tài chính của Cơng ty qua các năm.Các tỷ lệ tìa chính được phân thành các
nhóm tỉ lệ đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của công ty.Đây
là nhóm tỉ lệ về khả năng thanh tốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời.
Phương pháp tài chính DUPONT: Dùng để phân tích hiệu quả sủ dụng vốn,
nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính
Bản chất của phương pháp này là phản ánh sức sinh lời của doanh nghiệp như: thu
nhập trên tìa sản (ROA), Thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của
chuối tỷ số có mối quan hẹ mật thiết với nhau.Với phương pháp này, chúng ta có thể
nhận biết các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh
nghiệp.
Phương pháp phân tích ma trận Swot: Phân tích các yếu tố bên trong và bên
ngồi để tìm ra những thuận lợi, khó khăn làm cơ sở cho việc đề xuất giải phấp nâng cao
hiệu quả sử dụng tài chính cơng ty, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuát kinh doanh,
mang lại nguồn thu nhập cho Công ty.

25


×