Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tính toán rủi ro thuốc bảo vệ thực vật thông qua chỉ số tác động môi trường trong sản xuất súp lơ ở đại đồng và tân kỳ, huyện tứ kỳ, tỉnh h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.96 KB, 134 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
__________________

***

__________________

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ TÍNH TOÁN RỦI RO THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT THÔNG QUA CHỈ SỐ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT SÚP LƠ Ở ĐẠI ĐỒNG
VÀ TÂN KỲ, HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG

Tên sinh viên: Đặng Xuân Phi
Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp
Lớp: KT 51D
Niên khóa: 2006 - 2010
Giảng viên hướng dẫn: GS. TS Đỡ Kim Chung

HÀ NỘI - 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong báo
cáo khóa luận tốt nghiệp này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ
bất kỳ một học vị nào.


Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa ḷn này đa
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đa được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả

Đặng Xuân Phi


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

LI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành báo cáo khóa ḷn tớt
nghiệp, tơi đa nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức và
cá nhân.
Trước hết tôi xin được cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, các thầy cô giáo của trường đa dạy và giúp đỡ tôi trong śt
khóa học này. Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Đỗ Kim Chung
và các thầy cô giáo trong bộ môn Kinh tế nông nghiệp và chính sách – Khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đa tận
tình đóng góp ý kiến quý báu để tơi hồn thành khóa ḷn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Tứ Kỳ - Hải Dương; Hợp tác xa Đại Đồng, Hợp tác xa Tân Kỳ huyện
Tứ Kỳ; Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Dương
đa tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa ḷn tớt nghiệp
này. Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình chú Nguyễn Văn Khiêm thôn Nghĩa
Xá - Đại Đồng - Tứ Kỳ - Hải Dương đa tạo điều kiện ăn ở và làm việc tốt
nhất cho tôi trong thời gian tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đa động viên

khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2010
Tác giả

Đặng Xuân Phi
TÓM TẮT KHÓA LUẬN

i


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

Trong thời gian thực hiện khóa ḷn tớt nghiệp, tơi đa lựa chọn nghiên cứu
đề tài “Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tính toán rủi ro thuốc bảo vệ
thực vật thông qua chỉ số tác động môi trường trong sản xuất súp lơ ở Đại Đồng và
Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là:
Hệ thớng hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)
và đo lường rủi ro thuốc BVTV thông qua chỉ số tác động môi trường (EIQ) trong
sản xuất rau; Đánh giá được thực trạng sử dụng thuốc BVTV của nông dân ở hai xa
Đại Đồng và Tân Kỳ trong sản xuất Súp lơ; Tính toán rủi ro tiềm năng của thuốc
BVTV đối với con người và môi trường thông qua xác định EIQ trong sản xuất Súp
lơ ở hai xa trong vụ đông 2009; Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu rủi ro thuốc
BVTV trong sản xuất Súp lơ tại Đại Đồng và Tân Kỳ.
Ở mỗi xa được chọn, tôi tiến hành phỏng vấn và sử dụng bảng câu hỏi điều
tra để hỏi các hộ nông dân sản xuất Súp lơ tại 2 cánh đồng và đồng Vỏ (Đại Đồng)
và đồng Ré (Tân Kỳ) với sớ mẫu nghiên cứu là 120 hợ, trong đó mỡi xa 60 hộ. Một
số phương pháp chính được sử dụng trong thu thập thông tin là: Phương pháp đánh

giá nhanh nông thôn (RRA); Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
(PRA) với các cơng cụ vẽ bản đờ nơng nghiệp, thảo ḷn nhóm với nơng dân, lấy ý
kiến của cán bộ cộng đồng; Phương pháp phỏng vấn sâu nông dân ; Hỏi những
người nắm thông tin chủ chốt; Phỏng vấn chuyên gia. Cơ sở dữ liệu sau khi thu thập
được sẽ được phân tích bằng thống kê mô tả, so sánh và phân tổ dưới sự trợ giúp
của phần mềm SPSS 15.0 và công cụ Excel.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi rút ra một số kết quả sau:
-

Cách tính toán EIQ theo lý thuyết khá phức tạp và phải có ng̀n gớc về

hoạt chất và rất khó để có đầy đủ dữ liệu, tuy nhiên vì có bảng giá trị EIQ tính sẵn
cho các hoạt chất nên việc nghiên cứu và áp dụng có thuận lợi hơn; EIQ đồng ruộng
của nông dân ảnh hưởng bởi 3 yếu tố số lần phun, liều lượng và loại thuốc phun;
Nghiên cứu ứng dụng EIQ tại Camcuchia, Thái Lan gặp phải vấn đề do thiếu dữ
liệu về EIQ lý thuyết; Kết quả của nghiên cứu về sử dụng chỉ số tác động môi
trường trong chương trình IPM rau ở Việt Nam của Tổ chức NORAD cũng đa thể

ii


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

hin được thực trạng chung về nghiên cứu ứng dụng EIQ trong chương trình IPM
tại Việt Nam.
- Qua nghiên cứu cho thấy cây Súp lơ tại hai điểm nghiên cứu được trồng chủ
yếu vào vụ đông xuân, tại đây nông dân thường phun 6-7 lần thuốc BVTV. Trong
các công thức pha trộn các loại thuốc bảo vệ vẫn còn một số lượng lớn nơng dân có

những cơng thức trợn th́c hồn tồn sai chiếm 10,1%. Có mợt sớ lượng lớn các
loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại hai điểm nghiên cứu cụ thể: 72 loại
thuốc, với 48 loại hoạt chất khác nhau. Phần lớn người dân mua tại các cửa hàng tư
nhân trong xa 81,67%, căn cứ quan trọng khi mua thuốc của người dân là kinh
nghiệm của bản thân họ; có sự khác biệt lớn về thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực
vật giữa 2 xa và có 19 người có thời gian cách ly th́c không đảm bảo tiêu chuẩn
quy định (dưới 7 ngày).
- Về cơ bản EIQ đồng ruộng trung bình/hộ tại hai xa là ở mức trung bình, tại Tân
Kỳ (153,75) cao hơn tại Đại Đồng (102,86), tính chung cho cả hai xa là 128,31.
Tổng EI người sản xuất trung bình trên hộ tại Tân Kỳ thấp hơn tại Đại Đồng, tuy
nhiên không có sự khác biệt nhiều. Tởng EI người tiêu dùng trung bình trên hộ tại
cả 2 xa khá thấp. Tân Kỳ có EI sinh thái trung bình trên hợ gấp 1,88 lần so với EI
sinh thái tại Đại Đồng. EIQ trung bình trên hộ tại Tân Kỳ là cao hơn tại Đại Đờng là
do EI sinh thái có sự khác nhau do sử dụng các loại thuốc khác nhau.
- Ba biện pháp chính nhằm sử dụng chỉ số EIQ hỗ trợ nông dân trong việc quyết
định lựa chọn và sử dụng th́c BVTV đó là: Tở chức tập h́n tun truyền về
IPM, làm tốt công tác vận động, khuyến khích người dân tham gia các lớp học giảm
thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật, tính toán chỉ số thuốc bảo vệ thực vật EIQ; Ra
một số quy định trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các hộ dân tại địa bàn
xa, kiểm tra, giám sát người dân trong việc thực hiện những quy định này; Hướng
dẫn cụ thể về chỉ số EIQ, đảm bảo mọi người dân trong xa có thể hiểu và áp dụng
chỉ sớ này trong việc lựa chọn BVTV sử dụng trong sản xuất hộ gia đình.

iii


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D


MUC LỤC
Chúng tôi thực hiện phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân bằng phiếu điều tra đã xây
dựng từ trước gồm các chỉ tiêu về điều kiện sản xuất chung của hộ, thông tin của
người phun thuốc. Thông tin chúng tôi tìm hiểu là hành vi của họ khi sử dụng thuốc
BVTV trên cây Súp lơ vụ Đông 2009 như lựa chọn thuốc, sử dụng thuốc…. Thông tin
quan trọng nhất dùng để tính EIQ đồng ruộng là các loại thuốc họ sử dụng trên cây
Súp lơ , liều lượng dùng.....................................................................................................52
Phương pháp phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ yếu..........................................52
Phương pháp phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ yếu KIP (Key Infomant
Panel) là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở những người nắm thông tin
chủ chốt, thông tin chung, thông tin quan trọng mang tính chung nhất của vấn thực
trạng vấn đề, những thuận lợi, khó khăn cũng như là những gợi ý chung nhất về
những định hướng và giải pháp chủ yếu về vấn đề nghiên cứu. KIP là những người
nào có kiến thức đặc biệt về một chủ đề riêng biệt nào đó.............................................52
Trong nghiên cứu này chúng tôi phỏng vấn các cán bộ BVTV, cán bộ HTX cán bộ
phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện về quy trình phun thuốc trên
cây Súp lơ , thu thập thông tin về các nội dung EIQ đã triển khai, các chương trình,
dự án IPM, các lớp tập huấn, định hướng trong một số năm tới..................................53
Mợt sớ hình ảnh có liên quan……………………………………………………….……125

DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỜ THỊ. SƠ ĐỜ

 Danh mục các bảng
Chúng tơi thực hiện phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân bằng phiếu điều tra đã xây
dựng từ trước gồm các chỉ tiêu về điều kiện sản xuất chung của hộ, thông tin của
người phun thuốc. Thông tin chúng tôi tìm hiểu là hành vi của họ khi sử dụng thuốc
BVTV trên cây Súp lơ vụ Đông 2009 như lựa chọn thuốc, sử dụng thuốc…. Thông tin
quan trọng nhất dùng để tính EIQ đồng ruộng là các loại thuốc họ sử dụng trên cây
Súp lơ , liều lượng dùng.....................................................................................................52
Phương pháp phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ yếu..........................................52

Phương pháp phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ yếu KIP (Key Infomant
Panel) là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở những người nắm thông tin

iv


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

chu chốt, thông tin chung, thông tin quan trọng mang tính chung nhất của vấn thực
trạng vấn đề, những thuận lợi, khó khăn cũng như là những gợi ý chung nhất về
những định hướng và giải pháp chủ yếu về vấn đề nghiên cứu. KIP là những người
nào có kiến thức đặc biệt về một chủ đề riêng biệt nào đó.............................................52
Trong nghiên cứu này chúng tôi phỏng vấn các cán bộ BVTV, cán bộ HTX cán bộ
phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện về quy trình phun thuốc trên
cây Súp lơ , thu thập thông tin về các nội dung EIQ đã triển khai, các chương trình,
dự án IPM, các lớp tập huấn, định hướng trong một số năm tới..................................53

Hộp 2: Ở đây đa số…................................................... Error: Reference source not found
Hộp 3: Ở đây cũng có chỡ để bao bì…..................... Error: Reference source not found
Sơ đờ 2.1: Các nhóm rủi ro con người và môi trường và nguyên nhân chính dẫn tới
rủi ro thuốc bảo vệ thực vật……………………………………………..….
……….Error: Reference source not found

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV
ĐVT
EI

EIQ

Bảo vệ thực vật
Đơn vị tính
Environmental Impact
Tác động đến đối tượng trong môi trường
Environmental Impact Quotient

v


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

Chi số tác động môi trường (thuốc bảo vệ thực

HTX

vật)
Chỉ số tác động môi trường đồng ruộng
Food and Agriculture Organization
Tổ chức nông lương thế giới
Hợp tác xa

NN & PTNT
NORAD
SL

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy
Số lượng

TL

Tỷ lệ

EIQđr
FAO

vi


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

PHN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Th́c bảo vệ thực vật (BVTV) có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực
sản x́t nơng nghiệp vì nó giúp cho nông dân bảo vệ cây trồng tránh được sự
phá hoại của các lồi dịch hại. Ngành trờng trọt của nước ta đóng góp tới gần
9 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu (2008), nhưng trồng trọt cũng là lĩnh vực gây
ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng. Thâm canh tăng vụ, tăng sản lượng
đa và đang dẫn đến tình trạng sâu bệnh tăng cao đi kèm với sự suy giảm độ
màu mỡ của đất, khiến người nông dân tăng sử dụng th́c bảo vệ thực vật và
phân bón vượt mức cho phép nhiều lần. Chính vì vậy người nông dân hiện
nay đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ ngộ độc do sử dụng thuốc BVTV và
thường là do thiếu thông tin , thiếu kiến thức về lựa chọn và sử dụng th́c
BVTV. Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng do

thuốc BVTV không được sử dụng đúng, dư lượng thuốc BVTV vượt tiêu
chuẩn cho phép gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho họ. Như vậy, sử dụng
thuốc BVTV và rủi ro thuốc BVTV là vấn đề rất đáng được quan tâm.
Trong những năm gần đây, việc quyết định sử dụng thuốc BVTV cũng
đa được hình thành theo một xu hướng mới, đó là việc sử dụng th́c BVTV
khơng chỉ dựa trên tác động của thuốc đến sâu và bệnh hại mà còn dựa trên
các nguyên tắc lựa chọn các loại thuốc BVTV ít độc hại hơn với sức khoẻ con
người và môi trường sinh thái. Nhằm làm giảm tối đa tác động tiêu cực của
thuốc BVTV đến sức khoẻ con người và môi trường sinh thái, các hệ thống
chỉ số đa được xây dựng và phát triển như một công cụ đánh giá những rủi ro
khi sử dụng thuốc BVTV. Các hệ thống chỉ số này gọi là Chỉ số tác động môi
trường – EIQ (Environmental Impact Quotient). EIQ là một chỉ số dùng để
đánh giá rủi ro tiềm năng môi trường và nguy cơ của thuốc BVTV đối với sức
khỏe con người.

1


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

Huyn Tứ Kỳ là huyện nằm phía Đông Nam tỉnh Hải Dương. Cơ cấu
kinh tế những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực; trong nông nghiệp
đa hình thành một sớ vùng sản x́t hàng hóa và từng bước thích hợp với cơ
chế thị trường. Đại Đồng và Tân Kỳ là hai xa của Tứ Kỳ có diện tích trờng
Súp lơ lớn. Cây Súp lơ cũng như các loại rau khác cần phải sử dụng th́c
BVTV để có thể đảm bảo năng suất, chống lại sâu bệnh. Trong khi Súp lơ là
loại rau vụ Đông quen thuộc với nhiều người. Do đó nếu trong quá trình sử
dụng th́c BVTV cho Súp lơ mà không đúng với quy trình kỹ thuật có thể

gây ra ngợ đợc đới với con người (người phun thuốc, người tiêu dùng sản
phẩm) và tác động xấu đến mơi trường. Để có thể giảm thiểu rủi ro của thuốc
BVTV trong sản xuất Súp lơ thì theo chúng tôi cần phải nghiên cứu tình hính
sử dụng thuốc BVTV, tính toán rủi ro thơng qua EIQ; từ đó có những đề xuất
nhằm giảm thiểu rủi ro.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đa tiến hành lựa chọn đề tài:
“Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tính tốn rủi ro thuốc bảo vệ
thực vật thơng qua chỉ số tác động môi trường trong sản xuất súp lơ ở Đại
Đồng và Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”.
Một số câu hỏi đặt ra cần giải quyết ở đề tài của chúng tơi là:
• Rủi ro th́c BVTV là gì ?
• Chỉ sớ tác đợng mơi trường là gì ? Tại sao phải nghiên cứu chỉ số tác
động môi trường để lo lường rủi ro thuốc BVTV?
• Hiện nay ở trên thế giới và Việt Nam đa áp dụng chỉ số tác động môi
trường tính toán rủi ro như thế nào?
• Thực trạng sử dụng th́c BVTV trong sản xuất Súp lơ ở Đại Đồng và
Tân Kỳ như thế nào ?
• Thực trạng rủi ro th́c BVTV thông qua đo lường thông qua EIQ
trong sản xuất Súp lơ tại Đại Đồng và Tân Kỳ như thế nào?
• Giải pháp nào cần thiết cho việc giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV?

2


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm ra thực trạng của việc sử dụng thuốc BVTV trên cây Súp lơ và tính
toán chỉ số tác động môi trường EIQ trong sản xuất Súp lơ ở Đại Đồng và Tân
Kỳ huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương, từ đó có thể đưa ra một số giải pháp và đề
xuất nhằm hỗ trợ nông dân trong việc quyết định lựa chọn và sử dụng thuốc
BVTV nhằm giảm thiểu rủi ro.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Hệ thớng hóa cơ sở lý ḷn và thực tiễn về sử dụng thuốc BVTV và đo
lường rủi ro thuốc BVTV thông qua chỉ số EIQ trong sản xuất rau.
• Đánh giá được thực trạng sử dụng th́c BVTV của nông dân ở hai xa
Đại Đồng và Tân Kỳ trong sản xuất Súp lơ.
• Tính toán rủi ro tiềm năng của thuốc BVTV đối với con người và môi
trường thông qua xác định EIQ trong sản xuất Súp lơ ở Đại Đồng và
Tân Kỳ huyện Tứ Kỳ - Hải Dương trong vụ đơng 2009.
• Đề x́t mợt sớ biện pháp giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV trong sản xuất
Súp lơ tại Đại Đồng và Tân Kỳ.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xa hội gắn liền với việc nghiên cứu
tình hình sử dụng thuốc BVTV và tính toán chỉ số tác động môi trường - EIQ
do sử dụng thuốc BTVT trong sản xuất súp lơ ở Đại Đồng và Tân Kỳ
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là người nông dân sử dụng thuốc BVTV
cho sản xuất Súp lơ tại hai xa.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Trong phạm vi về nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi lựa chọn
nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc BVTV và tính toán chỉ số tác động

3



Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

mụi trường - EIQ trong sản xuất Súp lơ tại xa Đại Đồng và Tân Kỳ thuộc
huyện Tứ Kỳ làm đại diện cho nghiên cứu. Các nội dung nghiên cứu đều có
liên quan đến tình hình của từng xa.
1.3.2.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại xa Đại Đồng và Tân Kỳ huyện Tứ Kỳ tỉnh
Hải Dương. Tại hai xa trên chúng tôi tiến hành chọn hai cánh đồng là đồng
Vỏ ( Đại Đồng) và đồng Ré (Tân Kỳ) để thu thập số liệu cho nghiên cứu.
1.3.2.3 Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được nghiên cứu từ 23/12/2009 đến
26/05/2010.
Số liệu trong sản xuất Súp lơ tại điểm nghiên cứu được thu thập từ năm
2007-2009, , sử dụng thuốc BVTV thu thập vụ trồng năm 2009.

4


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

PHN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT, ĐO LƯỜNG RỦI RO THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT THÔNG QUA CHỈ SỐ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1 Rủi ro thuốc bảo vệ thực vật
2.1.1 Khái niệm rủi ro thuốc bảo vệ thực vật
Rủi ro do sử dụng thuốc BVTV là nguy cơ liên quan tới các nguy hiểm

của các thành phần hoạt chất, nghĩa là tiềm năng vớn có của th́c BVTV gây
ra thiệt hại, và khả năng của các tiếp xúc với hóa chất để thực sự gây ra thiệt
hại (FAO-2008). Do đó đánh giá rủi ro kết hợp các thông tin độc tính với
thông tin về việc sử dụng một sản phẩm, con đường tiếp xúc của thuốc thông
qua môi trường, và tỷ lệ hấp thụ của các sinh vật tiếp xúc.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thuốc bảo vệ thực vật
Theo FAO (2008), mơ hình chính xác có thể đánh giá các yếu tố về rủi
ro là công cụ quan trọng để quản lý rủi ro thuốc BVTV. Mô hình như sau:
Rủi ro = Mối nguy hiểm x Khả năng tiếp xúc
Có thể thấy rằng nếu ḿn giảm rủi ro trong sử dụng thuốc BVTV thì
cần phải quan tâm đến hai yếu tố trên. Khi giảm 2 yếu tố trên thì làm giảm rủi
ro th́c BVTV.
Mới nguy có thể được giảm nhờ tính toán EIQ cho các loại thuốc khác
nhau và lựa chọn các loại th́c an tồn. Các loại th́c có EIQ nhỏ là các loại
th́c an tồn (mợt cách tương đới) hơn, do đó cũng gây ít mới nguy hại đến
con người và môi trường hơn. Như vậy việc tính toán EIQ nhằm lực chọn loại
th́c có EIQ nhỏ để giảm thiểu rủi ro rất có ý nghĩa.
Khả năng tiếp xúc của th́c có thể được giảm khi nâng cao trình độ
của người sử dụng thuốc, cách sử dụng thuốc của người phun đối với môi

5


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

trng. Ví dụ như giảm số lần phun thuốc xuống mức tối thiểu, rửa bình đúng
cách, trộn thuốc đúng, xử lý thuốc thừa đúng cách…
2.1.3 Đối tượng của rủi ro thuốc bảo vệ thực vật


Rủi ro tới người tiêu
dùng
Do khoảng trước thu
hoach

Rủi ro cho nguồn thủy
sản do làm sach bình
phun, vứt thuốc ko sd và
bình đưng xuống ao
hồ,kênh rach

Rủi ro cho thành viên
gia đình do thuốc, bình
chứa, bình phun gần nơi
sống

Thuốc bảo vệ
thực vật
Rủi ro cho người giúp
do không khí ô nhiễm
và tiếp xúc trưc tiếp với
thuốc

Rủi ro cho vât nuôi do ăn
phải thức ăn, nước uống
nhiễm đôc, tái sử dung giỏ
chứa thuốc khi cho vât ăn

Rủi ro cho thiên đich do

ảnh hưởng trưc tiếp khi
phun, khi làm sach bình
phun, vứt bỏ không đúng
chỗ

Rủi ro tới công đồng
người làm viêc gần, hít
phải không khí nhiễm
đôc hoăc gần với nơi
phun thuốc
Rủi ro cho nông dân
mẫu do trưc tiếp tiếp
xúc với thuốc mà ko
dung thiết bi bảo hô

Rủi ro cho đất và không
khí do không khí ô nhiễm
lan tỏa, ngấm vào nước
ngầm và nước vùng phun
th́c
RỦI RO MƠI TRƯỜNG

RỦI RO CON NGƯỜI

(Ng̀n: Baseline Report on Impact assessment on pesticide risk reduction in Viet Nam:
case study on vegetable production. Đỗ Kim Chung 2009)

Sơ đồ 2.1: Các nhóm rủi ro con người và mơi trường và nguyên nhân
chính dẫn tới rủi ro thuốc bảo vệ thực vật
Theo GS. TS Đỗ Kim Chung (2009) lý do chính gây rủi ro cho cả con

người và môi trường là do nông dân thiếu kiến thức về thuốc BVTV, sử dụng
không đúng kỹ thuật, bất kỳ sự can thiệp để giảm thiểu rủi ro thuốc trừ sâu
nên tập trung vào nơng dân. Có tám đới tượng chính chịu ảnh hưởng từ rủi ro
thuốc BVTV như sơ đồ trên.

6


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

2.2 Chỉ số tác động môi trường và đo lường rủi ro thuốc bảo vệ thực vật
2.2.1 Khái niệm về chỉ số tác động môi trường
Chỉ số tác động môi trường (EIQ) đa được phát triển vào năm 1992 tại
Đại học Cornell – Hoa Kỳ, chỉ số này được thiết kế bởi các chuyên gia IPM
nhằm hỗ trợ những người trồng rau và cây ăn quả ở New York lựa chọn được
những phương án quản lý thuốc bảo vệ thực vật có tác đợng thấp đến con
người và mơi trường. Chỉ số tác động môi trường thể hiện một phương
pháp để tính tốn khả năng tác động đến mơi trường và sức khỏe con
người của thuốc BVTV và các mối quan tâm về môi trường và sức khỏe
đang gặp phải trong hệ thống nông nghiệp (FAO-2008). Hệ thống EIQ đánh
giá tám tác động đến môi trường bao gồm: tác động của th́c BVTV đến
người sử dụng th́c, đến người chăm sóc- thu hái, đến người ăn rau, đến
mạch nước ngầm, đến cá, đến chim, đến ong mật và thiên địch. Mỗi hoạt chất
của thuốc BVTV được tính theo một thang điểm của EIQ thông qua một
phương trình đại số nhằm kết hợp với thang điểm bằng số được gán cho mỗi
loại tác động. Tiền đề cơ bản của phương pháp EIQ là các tác động sinh ra từ
sự tương tác giữ độc tính và sự xâm nhập của thuốc BVTV. Rủi ro của các tác
động được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa các chỉ số về sự xâm nhập và các chỉ

số về độc tính, dựa trên các thang điểm được sắp xếp theo tầm quan trọng của
các bộ phận khác khau.
Chỉ số tác động môi trướng đưa ra một dấu hiệu sơ bộ các rủi ro tiềm
năng tổng thể của một sản phẩm. Vì vậy, các mô hình EIQ có thể ước tính rủi
ro tiềm năng tác đợng đến môi trường và sức khỏe của thuốc trừ sâu khác
nhau và so sánh với những rủi ro tiềm năng tương đối của các chiến lược quản
lý dịch hại hoặc các chương trình khác nhau.
Tuy nhiên, giống như tất cả các mô hình chỉ báo rủi ro, phương pháp
này không ước tính hoặc đo lường rủi ro thực tế của thuốc trừ sâu trong mợt
tình h́ng nhất định vì nó khơng đưa vào một cách cụ thể của các tuyến

7


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

ng tiếp xúc và hấp thụ thực tế, nó chỉ khái quát hóa những rủi ro có thể
dựa trên dữ liệu đợc hại, tính chất hóa học và vật lý. Ví dụ, các giá trị độc tính
với con người hoặc các lồi cụ thể khơng được coi là chính xác tuyệt
đới. Những rủi ro tiềm năng cụ thể của địa bàn nghiên cứu cũng không được
thể hiện hết bởi công thức của EIQ. Việc sử dụng chỉ sớ có thể cho thấy mức
rủi ro tiềm năng, có thể so sánh giữa các vụ trồng qua các năm để việc lựa
chọn sử dụng thuốc BVTV của nông dân là ít ảnh hưởng đến môi trường nhất.
2.2.2 Các loại chỉ số tác động môi trường
2.2.2.1 Chỉ số tác động môi trường của hoạt chất theo lý thút
Mỡi loại th́c BVTV đều có những tham số thể hiện độc tính và tác
động đến môi trường và con người. Bảng 2.1 là bảng tiêu chuẩn để phân hạng
các khả năng của chỉ số tác động môi trường, mười một tham số (C, DT, D, Z,

B, F, P, S, SY, L, R) được được sử dụng để tính toán tám chỉ số tác động (EI Environmental Impact) bằng cách sử dụng phương trình đại số kết hợp với
xếp hạng số với khối lượng tương đối được chỉ định cho mỗi tác động đến:
người phun, người chăm sóc - thu hái, người tiêu dùng, mạch nước ngầm, cá
chim, ong mật và thiên địch. Các điểm số này sau đó tiếp tục tởng hợp để thể
hiện các tác động môi trường trên 3 đối tượng: người sản xuất, người tiêu
dùng, và môi trường.
EIQ lý thuyết của hoạt chất là trung bình của 3 tác động đến 3 đối
tượng trên. Có thể thấy rằng cơng thức tính EIQ lý thuyết là khá phức tạp vì
trong thực tế tìm ra được các giá trị của các tham số không hề đơn giản nếu
cơ sở dữ liệu đăng kí các loại thuốc hạn chế. Từ công thức tính EIQ người ta
xây dựng nên một danh sách các giá trị EIQ tính sẵn gọi là danh sách EIQ
theo lý thuyết dùng để tính toán EIQ đồng ruộng. Sau gần 20 năm nghiên cứu
về EIQ, các chuyên gia đa tính toán được rất nhiều giá trị EIQ lý thuyết của
nhiều loại hoạt chất khác nhau để phục vụ cho tính toán EIQ đồng ruộng một
cách chính xác nhất.

8


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

Bang 2.1: Bảng tiêu chuẩn để phân hạng các khả năng của chỉ số tác
động môi trường
Khả năng
Độ độc man tính
Độ độc cấp tính qua da LD50 với
chuột/thỏ mg/kg
Độc tính với chim(8 ngày LC50)



hiệu

Tiêu chuẩn định điểm
1

3

C Ít hoặc không
DT > 2000 mg /
kg
D > 1000 ppm

Độc tính với ong

Z Không độc

Độc tính với thiên địch chân đốt

B Hậu quả ít

Độc với cá (96 giờ LC50)
Thời gian bán phân hủy trên
cây(phân hủy 50%)
Thời gian bán phân hủy trong đất
(phân hủy 50%)
Khả năng nội hấp trong cây

F > 10 ppm

P 1-2 tuần
S <30 ngày

5

Có thể
200-2000
mg / kg
100-1000
ppm
Đợc trung
bình
Hậu quả
trung bình


0-200 mg /
kg
1-100 ppm

Có đợc
tính cao
Hậu quả
nghiêm
trọng
1-10 ppm <1 ppm
2-4 t̀n > 4 tuần
3-10 ngày > 100
ngày
Nội hấp


SY Không nội
hấp và tất cả
các thuốc trừ
cỏ
Khả năng thấm sâu vào nguồn nước L Nhỏ
Trung bình Nhiều
ngầm (thời gian bán phân hủy trong
nước, khả năng hòa tan, hệ số thấm,
tính chất đất)
Khả năng rửa trôi bề mặt đất (thời
R Nhỏ
Trung bình Nhiều
gian bán phân hủy trong nước, khả
năng hòa tan, hệ số thấm, tính chất
đất)
(Nguồn: FAO. 3/2008).
2.2.2.2 Chỉ số tác động môi trường đồng ruộng

9


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

EIQ lý thuyết chỉ là một chỉ báo cho nguy hiểm vớn có của mợt thành
phần hoạt chất, để ước tính nguy hiểm của các sản phẩm liên quan và để cung
cấp một dấu hiệu nguy cơ tiềm năng của thuốc BVTV. Nhằm mục đích cung
cấp dấu hiệu nguy cơ tiềm năng của thuốc BVTV người ta đưa ra một phương

trình tính toán đơn giản gọi là EIQ đồng ruộng. Giá trị này được tính toán
bằng cách nhân EIQ lý thuyết trong bảng giá trị cho một thành phần hoạt chất
cụ thể nhân với phần trăm thành phần trong các hoạt đợng xây dựng và tỷ lệ
liều lượng của nó trên ha (kg/ha hay lít/ha)
EIQ đồng ruộng = EIQ * ai * lượng dùng (kg/ha)
- EIQ: là giá trị EIQ lý thuyết của hoạt chất có trong loại th́c đó.
- ai: Hàm lượng hoạt chất.
- Lượng dùng được tính quy ra số kg/ha.
EIQ trong vụ = EIQ đồng ruộng loại thuốc 1

+ EIQ đồng ruộng

loại thuốc 2 + …+ EIQ đồng ruộng loại thuốc n
Nếu loại thuốc nào phun nhiều lần thì nhân theo số lần phun trong vụ.
Tại Mỹ người ta dán mác “Xanh” cho những nơng dân có EIQ đờng
ṛng nhỏ hơn 150. Tuy nhiên có thể thấy rằng EIQ chỉ đo rủi ro tiềm năng
đối với con người và môi trường, EIQ không phản ánh hết được rủi ro nếu
người dân không quan tâm đến thời gian cách ly.
Ngồi chỉ sớ EIQđr chung còn có thể tính chỉ số tác động cho từng đối
tượng: người sản xuất, người tiêu dùng, sinh thái bằng công thức
EIi đr = EIi lý thuyết *ai * lượng dùng (kg/ha)

10


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

Vi EIi lý thuyết là tác động môi trường của thuốc BVTV đến đối

tượng i (người sản xuất, người tiêu dùng, hệ sinh thái).
2.2.3 Tác dụng của chỉ số tác động môi trường
Trong 20 năm qua, nhiều chỉ số khác nhau về nguy cơ của thuốc BVTV
đa được phát triển trên toàn thế giới, thường được thiết kế để quan tâm địa chỉ
cụ thể, hoặc tập hợp của các mối quan tâm, có liên quan đến các q́c gia nơi
chúng được sử dụng, chẳng hạn như bảo vệ các ngành công nghiệp trọng
điểm nhất định hoặc thị trường xuất khẩu. Hầu hết họ có ng̀n gớc ở các
nước cơng nghiệp phát triển, nơi nguy cơ sức khỏe đa được giảm đến mức tối
thiểu thông qua việc đánh giá hiệu quả thuốc trừ sâu và các đề án đăng ký,
giám sát và thi hành. Do đó, tập trung vào các mơ hình này đa được chủ yếu
về các rủi ro về môi trường. Tuy nhiên, khác với tình hình này về cơ bản từ
nhiều quốc gia đang phát triển với thường ít phát triển hệ thống pháp lý và
dùng thuốc BVTV rất nguy hiểm vẫn còn sử dụng rộng rai, dẫn đến ngộ độc
nghiêm trọng, ô nhiễm thực phẩm và môi trường thiệt hại. Một số các mẫu
thuốc trừ sâu chỉ báo rủi ro rất tinh vi và biến mất vào trong đất, cây trồng,
khí hậu. Những lọai khác đơn giản hơn, nhưng cũng ít chính xác hơn, và chỉ
được xem xét cơng bớ tḥc tính vật lý, hóa học của các thành phần hoạt chất
của nó. Do đó mợt mơ hình tương đối đơn giản như EIQ đại diện cho một
công cụ có thể cho đánh giá tác đợng IPM ở các nước đang phát triển.
Trong chương trình quản lý dịch hại tởng hợp-IPM, chỉ sớ tác động
mơi trường có thể có ích cho các mục đích sau đây:
• So sánh với những rủi ro tương đới của các lồi vật gây hại khác nhau
và các chiến lược quản lý thuốc trừ sâu;
• Theo dõi các xu hướng trong các tiến bộ và thành công của các chính
sách giảm thiểu rủi ro;

11


Khóa luận tốt nghiệp đại học


Đặng Xuân Phi KT51D

ã Góp phần vào sự phát triển của các cơng cụ kinh tế mà xem xét tiềm
năng của thuốc trừ sâu, cá nhân gây thiệt hại mơi trường.
• Góp phần vào sự phát triển của các tiêu chí phổ biến đơn giản cho việc
ghi nhan “xanh” cho sản phẩm nông nghiệp và ý kiến của người tiêu
dùng ảnh hưởng và hành vi của thị trường;
• Đóng vai trò trong việc giáo dục để giảm thiểu rủi ro từ thuốc BVTV.
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số tác động môi trường
2.2.4.1 Đối với chỉ số tác động môi trường theo lý thuyết
Bảng 2.2: Công thức tính các tác động môi trường, trên các đối tượng và
tính EIQ
EI người phun thuốc: C x (DT x 5)
EI người chăm sóc, thu hái:

EI người sản xuất = EI
người phun thuốc + EI

C x (DT x P)
EI người tiêu dùng:

EIQ= (EI

người chăm sóc, thu hái
EI người tiêu dùng = EI

người sản

C x ((S + P) / 2) x SY

EI nguồn nước: L

tiêu dùng + EI nguồn
nước
EI Sinh thái học =EI Cá

xsuất + EI
tiêu dùng +

EI sinh thái
EI động vật thủy sinh (cá): F x R
EI chim: D x ((S + P) / 2) x 3
+ EI Chim + EI ong mật học) /3
EI ong mật: Z x P x 3
+ EI thiên địch
EI thiên địch: B x P x 5
EI (Envirement Impact): tác động môi trường, được hiểu là chỉ số tác
động đến từng đối tượng và nhóm đối tượng
(Nguồn: FAO-2008)
Công thức tính EIQ lý thuyết về cơ bản là như sau:

(

)

(

)

 C * ( ( DT * 5) + ( DT * P ) )  +  C * ( ( S + P ) / 2 ) * SY + ( L )  +  ( F * R ) + D * ( ( S + P ) / 2 ) * 3 + ( Z * P * 3) + ( B * P * 5) 


 

EIQLT =
3

EIQLT: là EIQ theo lý thuyết, được tính cho hoạt chất trong thuốc BVTV.

12


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

T cơng thức trên đây có thể thấy rằng giá trị EIQ lý thuyết của hoạt
chất trong các thuốc khác nhau là hồn tồn khác nhau nếu chúng khơng cùng
mợt hoạt chất. Nếu 2 loại thuốc cùng 1 hoạt chất thì cùng 1 giá trị EIQ lý
thuyết. Ví dụ với cùng hoạt chất Fipronil thì có 2 loại th́c khác nhau với tên
thương mai khác nhau là Regent 80WGvà Rigell 80WG đều chứa 80% là
Fipronil. Tuy nhiên tỷ lệ hoạt chất trong 2 loại thuốc cùng 1 hoạt chất lại cho
ra kết quả khác nhau về EIQ đồng ruộng. Ví dụ ta có các loại th́c như
Ridomil Gold 68WG, Afamil 35WP, Ridomil Gold 68WP, Rampart 35SD
đều chứa hoạt chất Metalaxyl-M, các loại trên chỉ khác nhau về phần trăm
hoạt chất trong đó. Tức chúng sẽ có cùng mợt chỉ sớ EIQ lý thuyết, nhưng khi
đưa vào tính toán EIQ đồng ruộng thì các loại thuốc trên sẽ cho các kết quả
khác nhau.
Danh sách các giá trị EIQ được xuất bản và định kỳ cập nhật tại trang
web của trường Đại học Cornell. Phiên bản cập nhật mới nhất được tải xuống
ở định dạng PDF hoặc Excel tại link [1].

Danh sách chứa những điểm số EI cho các thành phần, cá nhân cùng
với giá trị tổng thể EIQ. Trong năm 2010, đa có dữ liệu cho 473 sản phẩm
được liệt kê. Có thể xem tại [ 1]. Vì dữ liệu rất dài nên tôi không cho vào phụ
lục.
Trong trường hợp một sản phẩm nào đó khơng có trong danh sách đó
thì giá trị EIQ thiếu có thể được tính bằng cách sử dụng các bước sau:
- Tra các thông tin kỹ thuật về các loại thuốc trừ sâu
- Sử dụng Bảng 2.1 để xác định số điểm cho mỗi biến
- Trên cơ sở những điểm số, tính toán EIQ như thể hiện trong Bảng 2.2
Bảng 2.3: Các nhân tố đánh giá chỉ số tác động môi trường
1

( />
13


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Tac
ụng

125

n
ngi
tiờu
dung
Trờn
nc
ngõm
Trờn

ụng
võt
thuy
sinh

Kh
nng
tac
ụng
n h
sinh
thai

ụi vi
chim

ụi vi
ong
ụi vi
thiờn
ich

H số

Các khả năng

Ký Cấp
hiệu điểm

75


5

5

1

1

1

C

1,3,5

Độ độc cấp tính qua da
Độ độc man tính
Độ độc cấp tính qua da
Thời gian bán phân hủy
trên cây
Độ độc man tính
Thời gian bán phân hủy
trong đất
Thời gian bán phân hủy
trên cây

DT
C
DT
P


1,3,5
1,3,5
1,3,5

Khả năng nội hấp
Khả năng ra trụi

125

n
ngi
thu
hoch

Kh
nng
tac
ụng
n
ngi
tiờu
dung

iờm
thõp
nhõt

ụ ục man tinh


n
ngi
phun

Kh
nng
tac
ụng
n
nụng
dõn

Tụng

iờm
cao
nhõt

Đặng Xuân Phi KT51D

SY
L

5

1

1

C

S

1,3,5
1,3,5
1,3,5

P
1,3,5
1,3

1
1,3,5
ụ ục với cá

25

75

75

125
630

1

3

3

5


1

F
1,3,5

Khả năng mất trên bề R
mặt

3

Độ độc với chim
D
Thời gian bán phân hủy S
trong đất
Thời gian bán phân hủy P
trên cây

3

Độ độc với Ong
Thời gian bán phân hủy P
trên cây

5

Độ độc với thiên địch
Thời gian bán phân hủy P
trên cây


1,3,5
1,3,5
1,3,5
1,3,5
1,3,5
1,3,5
1,3,5
1,3,5

20

Thơng tin kỹ tḥt có thể được lấy từ sách tham khảo về thuốc BVTV,
thông tin đăng kí các loại thuốc của các cơ sở sản xuất thuốc BVTV. Từ công
thức tính EIQ tôi thiết lập Bảng 2.3 như trên.

14


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

Theo cơng thức ở trên ta có thể tính toán được giá trị tối đa và tối thiểu
của Chỉ số tác đợng mơi trường – EIQ của các hoạt chất nói chung. Bảng tính
toán được thể hiện ở Bảng 2.3. Từ bảng 2.3 ta tính toán ra được

Đồ thị 2.1: Phân phối tỷ lệ của 8 yếu tố tác động đến giá trị EIQMax

Đồ thị 2.2 Phân phối tỷ lệ 8 yếu tố tác động đến giá trị EIQMin
Tổng số điểm lớn nhất


∑ MaxEI = 630 => EIQmax=210

Tổng số điểm nhỏ nhất

∑ MinEI = 20 => EIQmin=6,67
15


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

Vy 6, 67 ≤ EIQ ≤ 210
Việc phân phối tỷ lệ ảnh hưởng đến điểm số EIQ cuối cùng. Trong giá
trị tới đa có thể EIQ (EIQmax= 210; Đờ thị 2.1). EI Sinh thái được phản ánh
với 48%, tiếp theo là EI người sản xuất (39%) và EI tiêu dùng (13%). Đối với
những điểm số tối thiểu (EIQMin= 6,67), các giá trị này thay đổi đến 60%, 30%
và 10% (Đồ thị 2.2), tương ứng. EIQ có xu hướng thiên về EI Sinh thái học,
và đặc biệt là đối với các tác động đến thiên địch, mà cấu thành gần như một
phần tư giá trị của EIQ. Như vậy có thể thấy rằng tác động đến thiên địch
chiểm tỉ trọng lớn nhất trong thành phần của EIQ.
2.2.4.2 Đối với chỉ số tác động môi trường trên đồng ruộng
Các nhân tố ảnh hưởng đến EIQ đồng ruộng là:
 Giá trị EIQ cho các thành phần hoạt chất – EIQ lý thuyết
Để tìm giá trị EIQ, cần biết tên chung (hoạt chất) của sản phẩm liên
quan.Một tên gọi chung của thuốc BVTV thường được liệt kê trên nhan sản
phẩm. Nếu khơng có sẵn, nó phải được nghiên cứu trong thông tin về công ty
hoặc trong danh mục các sản phẩm thuốc BVTV.
Nếu nông dân công thức pha trộn thuốc khác nhau hoặc áp dụng hỡn

hợp thương mại có sẵn (th́c có 2 hoạt chất), giá trị EIQ phải được tính cho
mỗi thành phần hoạt chất riêng biệt, trừ khi một giá trị EIQ cho hỗn hợp
thương mại đa được tính toán và được biết đến trong bảng tính sẵn. Tham
khảo tại Phụ lục 1
Nếu sản phẩm không rõ đa được sử dụng, hoặc nếu giá trị EIQ không
thể được tìm thấy trên danh sách, mợt trong những giá trị có thể sử dụng mợt
con sớ mặc định là 27,3 cho các giá trị đó, con số này giả định mất tích dữ
liệu cho tất cả các tham sớ của hoạt chất đó.

16


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Đặng Xuân Phi KT51D

Tỷ lệ phần trăm thành phần hoạt chất
Nhan và tên sản phẩm thường cho các % thành phần hoạt chất vào tên.
Một số trong tên sản phẩm thường chỉ ra các phần trăm của các thành phần
trong thuốc BVTV ví dụ Azodrin 50 (= 50%), Bent 600 (= 60%), Furadan 3G
(= 3%), UT 70 (70 %), Anco 720 (= 72%). Hỡn hợp có thể cung cấp cho các
tởng sớ của tất cả các thành phần hoạt chất, ví dụ như Ridomil 72 (= 60%
đồng oxit và mefenoxam 12%). Nếu một loại hỗn hợp thuốc được sử dụng, tất
cả các tỷ lệ phần trăm của tất cả các thành phần hoạt chất trong hỗn hợp phải
được xác định và tính riêng.
Nếu việc xác định tên mợt sản phẩm có thể khơng được xác định chính
xác thì ta có thể sử dụng công thức phổ biến nhất của địa phương nghiên cứu
vì hầu hết thành phần hoạt chất được hình thành ở nồng độ điển hình, đặc biệt
nếu nồng độ là một phần của việc đăng ký sản phẩm. Đối với loại th́c
khơng rõ, 50% thành phần hoạt chất có thể bị coi như là một giá trị đúng. Tuy

nhiên, điều này có thể giới thiệu mợt lỡi đáng kể, đặc biệt là đối với một số
các sản phẩm mới được hình thành ở nồng độ thấp chỉ vài %.
 Liều lượng dùng
Thông tin này được thu thập được từ người sử dụng về số lượng tổng
cộng của các sản phẩm công thức (thường là ở ml hay g, hay số lượng các
gói) đa được phun cho tính toán cụ thể hoặc để tổng diện tích khi một số lô đa
được điều trị tại cùng một thời điểm. Để thể hiện tỷ lệ liều lượng trong kg /
l / ha, số lượng thực tế của sản phẩm được sử dụng là chia cho mét vuông của
khu vực phun và nhân với 10.000. Đối với hỗn hợp thuốc BVTV, tỷ lệ liều
lượng đầy đủ đa được sử dụng cho mỗi thành phần.

17


×