Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm lúa giống tại Xí nghiệp Tam Thiên Mẫu thuộc Công ty Đầu tư & PTNN Hà Nội đóng trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.65 KB, 47 trang )

1 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm
lúa giống tại Xí nghiệp Tam Thiên
Mẫu thuộc Công ty Đầu tư & PTNN
Hà Nội đóng trên địa bàn huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”.
NguyÔn §¹i D¬ng
2 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, đó là một nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, độc lập, tự chủ trong kinh doanh, có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng XHCN.
Để hoà nhập với kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đang chứng tỏ vị thế của mình trên
trường Quốc tế là một ngành kinh tế đa ngành, nhiều thành phần và phát triển ổn định. Trong
những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đạt được nhiều thành tựu nhất định: Đó là tốc độ
tăng trưởng kinh tế khá nhanh, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên mọi
ngành kinh tế, trong đó đầu tư ngành nông nghiệp cũng không phải là nhỏ.
Nông nghiệp trong đó sản xuất lúa giống phục vụ cho bà con nông dân là một nhiệm vụ
vô cùng quan trọng của nền sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường diễn
ra sự cạnh tranh gay gắt; nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của
tổ chức thương mại Thế giới WTO thì sự cạnh tranh đó càng mang tính khắc nghiệt hơn: Sản
xuất lúa giống đòi hỏi phải đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng khi nhu cầu sinh hoạt của
xã hội ngày càng cao. Trên thực tế thì sự sống còn của doanh nghiệp nông nghiệp phụ thuộc
vào nhiều yếu tố quan trọng đó. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp luôn
phải xác định giá thành sản phẩm là cơ sở để xác định giá bán. Doanh nghiệp muốn đẩy
nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để tái sản xuất mở rộng thì đòi hỏi doanh
nghiệp phải có giá thành sản phẩm thấp, đó là cơ sở để xác định giá bán hợp lý và từ đó nó sẽ
thúc đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm.
Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp phải tìm mọi cách để


hạ giá thành sản phẩm… mặt khác, xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, cho nên vấn đề hạ
giá thành sản phẩm không còn là vấn đề riêng của sản xuất kinh doanh mà nó còn mang tính
chất xã hội. Chính vì vậy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò
đặc biệt quan trọng trong công tác hoạch toán kinh tế ở tất cả các doanh nghiệp.
Xí nghiệp Tam Thiên Mẫu thuộc Công ty Đầu tư & PTNN Hà Nội tiền thân là Nông
trường Tam Thiên Mẫu là một doanh nghiệp nông nghiệp thuộc sở NN&PTNT ngày nay
được thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1963. Xí nghiệp đã trải qua một thời gian dài tổ chức
NguyÔn §¹i D¬ng
3 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
hoạt động sản xuất theo hình thức chỉ huy nền kinh tế tập trung, sau Đại hội Đảng toàn quốc
lần VI (tháng 12/1986) Đảng ta có những thay đổi căn bản về nhận thức trong đường lối phát
triển kinh tế thì Xí nghiệp mới chính thức xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp
chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sản phẩm lúa
giống của Xí nghiệp đã có mặt ở nhiều nơi trên miền Bắc và được khách hàng chấp nhận tin
dùng. Song để đứng vững và phát triển ngày một cao trong cơ chế thị trường đòi hỏi Xí
nghiệp phải có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để không ngừng nâng cao chất lượng, hạ
giá thành sản phẩm.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
trong lĩnh vực quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Tôi xin đi sâu nghiên cứu đề tài: “Kế toán
chi phí sản xuất sản phẩm lúa giống tại Xí nghiệp Tam Thiên Mẫu thuộc Công ty Đầu tư &
PTNN Hà Nội đóng trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm trong các doanh
nghiệp sản xuất
- Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm lúa giống của Xí
nghiệp Tam Thiên Mẫu – Thuận Thành – Bắc Ninh
- Đề xuất những giải pháp, phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuât
sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp Tam Thiên Mẫu
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm lúa giống tại Xí
nghiệp Tam Thiên Mẫu – Thuận Thành – Bắc Ninh
Về không gian: Đề tài thực hiện tại Xí nghiệp Tam Thiên Mẫu – Nghĩa Đạo - Thuận
Thành – Bắc Ninh
Thời gian: Đề tài hoàn thành vào tháng 5/ 2010, với số liệu minh chứng của năm 2009.
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung
1.5.1.Một số khái niệm cơ bản
NguyÔn §¹i D¬ng
4 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
1.5.1.1. Khái niệm vể chi phí sản xuất
* Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phi về lao động
sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh trong một thời kỳ nhất định (có thể là một tháng, một quý, sáu tháng hay một năm…
hoặc cũng có thể là thời kỳ thực hiện một đơn đặt hàng của doanh nghiệp)
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có đầy đủ 3
yếu tố cơ bản là: lao động, đối tượng lao động, tư liệu sản xuất. Hoạt động SXKD của các
doanh nghiệp là quá trình lao động, sử dụng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động
để sản xuất ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu của xã hội. Sự tham gia của các yếu tố sản xuất
vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp có sự khác nhau và nó hình thành lên các khoản chi
phí tương ứng: chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu, chi phí lao
động.
Chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, gắn liền với sử dụng vật tư, tài sản, lao động. Vì vậy, quản lý
chi phí sản xuất thực chất là việc sử dụng hợp lý tiết kiệm các loại tài sản, vật tư, lao động,
tiền vốn của doanh nghiệp trong hoạt động SXKD. Mặt khác chi phí sản xuất là cơ sở để tạo
lên giá thành sản phẩm lao vụ và dịch vụ hoàn thành cho nên quản lý tốt chi phí sản xuất còn
là mục tiêu để hạ giá thành sản phẩm
1.5.1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Trong các doanh nghiệp, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, công

dụng khác nhau và yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng khác nhau. Vì vậy, phân loại chi
phí sản xuất theo từng loại, từng nhóm khác nhau với những đặc trưng nhất định có ý nghĩa
quan trọng đối với công tác hạch toán cũng như công tác kế hoạch hoá, kiểm tra phân tích
chi phí của toàn doanh nghiệp và từng bộ phận cấu thành bên trong doanh nghiệp.
Để tiến hành quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện mức chi phí tính toán hiệu quả
tiết kiệm thì tuỳ theo mục đích quản lý và xem xét chi phí với các góc độ khác nhau mà kế
toán tiến hành lựa chọn tiêu thức phân loại chi phí cho phù hợp
- Phân theo yếu tố chi phí
Theo cách phân loại này những chi phí có chung tính chất (nội dung) kinh tế được xếp
chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở thời điểm nào, dùng ở mục đích gì
trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc phân loại chi phí này còn phân loại chi phí sản xuất
theo yếu tố. Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia làm các yếu tố chi phí như sau:
+ Yếu tố nguyên liệu, vật liệu:
NguyÔn §¹i D¬ng
5 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ,
dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và
phế liệu thu hồi)
+ Yêú tố nhiên liệu động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (loại
trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)
+ Yêú tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương
Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân
viên chức.
+ Yêú tố BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương
và phụ cấp lương phải trả chứccho công nhân viên
+ Yếu tố khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ)
Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải tính trong kỳ của tất cả các TSCĐ sử dụng cho
sản xuất kinh doanh
+ Yếu tố dịch vụ mua ngoài
Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh

+ Yếu tố khác bằng tiền
Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào
hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Phân loại theo từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính
giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Cách
phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng.
Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… Tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm
hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, phụ cấp tiền lương và khoản trích
theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) theo tỷ lệ tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp
sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng nhưng
có tính chất phục vụ chung cho quá trình sản xuất sản phẩm (trừ chi phí vật liệu và nhân
công trực tiếp) nó bao gồm các khoản lương và trích theo lương của phân xưởng, chi phí
khấu hao TSCĐ…
+ Chi phí bán hàng: Là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến
hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viên bán
hàng; chi phí dụng cụ bán hàng; chi phí quảng cáo…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung
đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ hoạt
NguyÔn §¹i D¬ng
6 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
động nào, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như chi phí quản lý kinh doanh,
quản lý hành chính và chi phí chung khác.
- Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí
Theo cách thức kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí
sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm là những chi phí được gắn liền với các sản

phẩm được sản xuất ra hoặc mua vào. Chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong
một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua
nên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra từ lợi nhuận của thời kỳ mà chúng phát
sinh.
- Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành
Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các
quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh lại được phân theo quan hệ với
khối lượng công việc hoàn thành, theo cách này chi phí chia thành biến chi phí và định phí.
+ Biến chi phí là những chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính
cố định.
+ Định phí là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc hoàn
thành, các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản
phẩm thay đổi. Tuy nhiên, nếu vượt quá một mức giới hạn nhất định nào đó thì chi phí cố
định sẽ thay đổi sang một mức khác.
Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh doanh và xác định
điểm hoà vốn, mặt khác giúp cho người quản lý ra các quyết định đầu tư hợp lý
- Phân loại theo chức năng trong sản xuất kinh doanh
Căn cứ vào chức năng hoạt động của chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các
chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong phạm vi
phân xưởng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí
sản xuất chung.
Phân loại này là cơ sở để xác định giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ, xác định giá
trị hàng tồn kho, phân biệt chi phí theo từng chức năng cũng như làm căn cứ để kiểm soát và
quản lý chi phí.
Qua phân tích trên ta thấy được bản chất và nội dung kinh tế của chi phí. Tuy nhiên, chi
phí sản xuất chỉ là một mặt của quá trình sản xuất, thể hiện sự hao phí chưa nói lên được kết
quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó quá trình sản xuất là
một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả kinh doanh.
Để đánh giá chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí được chi ra phải được xem xét
theo mối quan hệ thứ hai của quá trình sản xuất đó là giá thành sản phẩm.

* Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
NguyÔn §¹i D¬ng
7 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để chi phí sản xuất phát sinh
trong kỳ đó, nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra phân tích chi phí và yêu cầu kiểm tra phân tích
chi phí và yêu cầu tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất
là công tác đầu tiên của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Có xác định đúng đắn đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất mới đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất của doanh
nghiệp giúp cho tổ chức tốt nhất công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất là:
+ Nơi phát sinh chi phí (địa điểm) tại phân xưởng, tổ, đội, bộ phận sản xuất chung (gọi
là trung tâm phát sinh chi phí).
+ Nơi gánh chịu chi phí (Đối tượng cho chi phí): là sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt
hàng, giai đoạn công nghệ, hạng mục công trình…
Như vậy, thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí SX là xác định nơi chi
phí đã phát sinh và đối tượng gánh chịu của chi phí.
Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã được quy định hợp lý, có tác dụng phục
vụ cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho công tác tính giá thành sản
phẩm kịp thời, đúng đắn.
Việc xác định đúng đắn đối tượng, tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản
xuất phải dựa vào các căn cứ sau:
+ Dựa vào tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ:
Đối với DN có qui trình SX đơn giản , không chia thành các giai đoạn cụ thể rõ rệt thì
đối tượng tập hợi chi phí SX là từng giai đoạn công nghệ .
Đối với doanh nghiệp có qui trình sản xuất phức tạp , kiểu chế biến song song thì đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng bộ phận , từng chi tiết sản phẩm
+ Dựa vào đạc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có khối lượng lớn, mặt hàng cố định, chu kỳ
sản xuất lặp đi lặp lại thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm.
Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng loạt thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng

đơn đặt hàng .
Đối với doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng
đơn đặt hàng , từng công trình , hạng mục công trình.
+ Dựa vào yêu cầu quản lý, trình độ, khả năng quản lý của doanh nghiệp : Nếu yêu cầu
quản lý ngày càng cao, trình độ và khả năng của nhân viên quản lý ngày càng tốt thì đối
tượng tập hợp chi phí SX ngày càng chi tiết và ngược lại.
+ Dựa vào cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp : Nếu doanh nghiệp tổ chức theo
kiểu phân xưởng thì có thể tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng , còn không thì
doanh nghiệp là một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
+ Dựa vào đối tượng tính giá thành và đơn vị tính giá thành được áp dụng trong doanh
nghiệp.
NguyÔn §¹i D¬ng
8 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp thì phải dựa vào tổng
thể các căn cứ trên. Trong doanh nghiệp sản xuất đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cụ thể là
các nhóm bộ phận chi tiết sản phẩm, từng phân xưởng, từng đơn đặt hàng…
1.5.3. Kế toán chi phí sản xuất theo chế độ kế toán hiện hành
1.5.3.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất
Theo chế độ về hạch toán hiện nay, chỉ những khoản chi phí trực tiếp (NVLTT, NCTT)
và những chi phí (quản lý phân xưởng, khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài…) gọi là chi phí
chung mới được tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp, chi
phí bán hàng được hạch toán vào giá thành thực tế của sản phẩm bán ra. Thực chất đối với
doanh nghiệp sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu chi phí sản xuất. Song về kỹ
thuật hạch toán vận dụng nguyên tắc thận trọng trong kế toán nên nó được tính cho sản
phẩm, dịch vụ bán ra. Điều này không có gì mâu thuẫn với bản chất của giá thành. Bởi vì đến
khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp (khâu bán hàng), giá thành sản
phẩm, dịch vụ được đảm bảo chứa đựng toàn bộ chi phí doanh nghiệp chi ra cần được bù
đắp. Những khoản chi phí khác như: chi phí đầu tư, chi phí hoạt động tài chính, các khoản
chi phí bất thường, các khoản có nguồn bù đắp riêng chỉ có tính chất phân bổ lại… không
hạch toán vào chi phí sản xuất và không tính vào giá thành sản phẩm.

Ngoài việc tập hợp chi phí liên quan đến một đối tượng thì kế toán còn phải tiến hành
phân bổ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng theo tiêu thức
phân bổ (có thể là chi phí NVLTT hay chi phí NCTT hoặc cả hai tiêu thức này…). Công thức
phân bổ như sau:
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Mức phân bổ chi phí
Tổng chi phí cần phân bổ
x
=
Tổng tiêu thức phân bổ

của Việc xác định nguyên tắc hạch toán để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa rất to
lớn trong việc tính đúng, tính đủ và hợp lý vào giá thành sản phẩm cũng như đảm bảo tính
NguyÔn §¹i D¬ng
9 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
nhất quán trong kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh
tế quốc dân.
1.5.3.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống phương pháp
được sử dụng để tập hợp phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng
hạch toán chi phí. Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí là kế toán mở
thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh
các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối
tượng.
Trên thực tế có nhiều phương pháp hạch toán chi phí khác nhau, mỗi phương pháp thích
hợp với một đối tượng hạch toán chi phí cụ thể. Đó là:
- Hạch toán chi phí theo toàn bộ quy trình công nghệ:
Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình công nghệ đơn giản,
đối tượng hạch toán là toàn bộ quy trình công nghệ. Căn cứ vào các chứng từ ban đâu sẽ tiến
hành phân loại theo công và tập hợp vào các tài khoản chi phí.

- Hạch toán chi phí theo giai đoạn công nghệ:
Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp
kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến, đội tượng tập hợp chi phí là
từng giai đoạn công nghệ. Theo phương pháp này, các tài khoản chi phí phát sinh một mặt kế
toán phân loại theo từng giai đoạn công nghệ, mặt khác phân theo công dụng chi phí để tập
hợp vào tài khoản chi tiết tương ứng.
- Hạch toán chi phí theo sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm
Nó thích hợp với những doanh nghiệp có đối tượng hạch toán chi phí là từng loại sản
phẩm hoặc nhóm sản phẩm. Theo phương pháp này, tài khoản chi phí sản xuất được mở chi
tiết theo từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm. Chi phí sản xuất phát sinh được phân loại và
tập hợp theo từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm riêng biệt không phụ thuộc vào tính chất
phức tạp của sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất. Nếu quy trình công nghệ chế biến
sản phẩm qua nhiều phân xưởng chế biến thì các chi phí được tập hợp theo từng phân xưởng,
trong đó các chi phí được phân loại theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm. Các chi phí sản
xuất chung được phân bổ cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm theo từng tiêu thức phù
hợp. Khi đó giá trị sản phẩm được xác định bằng phương pháp trực tiếp hoặc bằng phương
pháp tổng cộng chi phí.
- Hạch toán chi phí theo định mức: Áp dụng ở những doanh nghiệp đã xây dựng được
một hệ thống định mức từng loại chi phí trong quá trình SXKD một cách khoa học hợp lý,
thực hiện kiểm nghiệm nhiều lần.
NguyÔn §¹i D¬ng
10 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
1.5.3.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất
Khi phát sinh, trước hết chi phí được biểu hiện theo yếu tố chi phí mới biểu hiện thành
các khoản mục tính giá thành khi thực hiện tính giá thành. Việc tập hợp chi phí sản xuất phải
được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành một cách
chính xác, kịp thời và đầy đủ. Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành, nghề, từng
DN và mối quan hệ giữa các hoạt động SXKD trong doanh nghiệp, vào trình độ công tác
quản lý và hạch toán… mà trình tự hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp khác nhau thì khác
nhau. Tuy nhiên, có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất theo các bước sau:

- Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.
Các chi phí này bao gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT.
- Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ có liên
quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành
đơn vị lao vụ.
- Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí SXC cho các đối tượng có liên quan.
- Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ… hoàn thành các chi phí
trên phải được tập hợp vào tài khoản tính giá thành theo 3 khoản mục:
- Chi phí NVLTT
- Chi phí NCTT
- Chi phí SXC
Đồng thời căn cứ vào giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ và các khoản giảm trừ chi phí
phát sinh để tính ra giá thành thực tế của từng loại sản phẩm, dịch vụ. Quá trình tập hợp chi phí sản
xuất có thể tập hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) hoặc theo phương pháp
kiểm kê đinh kỳ (KKĐK). Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh
nghiệp mà nội dung cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau. Hiện nay, các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tiện cho
việc hạch toán chi phí diễn ra liên tục nhằm cung cấp thông tin cho việc quản lý sản xuất trong
doanh nghiệp.
Để tiến hành hạch toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành
sản phẩm, lao vụ ở những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch
toán hàng tồn kho, kế toán sử dụng tài khoản 154 (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang).
Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng, nội dung như sau:
- Bên nợ: Tập hợp chi phí NVLTT, NCTT, chi phí SXC phát sinh trong kỳ.
- Bên có:
+ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
+ Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành
+ Dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ dịch vụ dở dang cuối kỳ.
NguyÔn §¹i D¬ng

11 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
Có thể khái quát quá trình hạch toán chi phí sản xuất theo sơ đồ sau
NguyÔn §¹i D¬ng
12 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

Trong đó:
(1): Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp
(2): Kết chuyển chi phí NCTT
(3): Kết chuyển chi phí SXC
(4): Các khoản ghi giảm chi phí:
- Vật liệu không dùng hết nhập kho phế liệu thu hồi (152)
- Sản phẩm hỏng bát bồi thường (138)
(5): Giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ:
(5a): Sản phẩm hoàn thành nhập kho
(5b): Sản phẩm hoàn thành xuất gửi bán
(5c): Sản phẩm hoàn thành xuất bán thẳng
1.5.3.4. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất
Như vậy, dù áp dụng phương pháp KKTX hay KKĐK giá thành sản phẩm đều được xác
định trên cơ sở kết quả của quá trình tập hợp các khoản chi phí (chi phí NVLTT, chi phí NCTT,
chi phí SXC) và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Bởi vậy, để có thông tin giá thành chính xác
phải hạch toán chi phí phát sinh theo từng khoản mục và tính toán đúng đắn sản phẩm dở dang
cuối kỳ. Chi tiết trình tự hạch toán, chi phí sản xuất theo phương pháp KTTX được cụ thể như
sau:
NguyÔn §¹i D¬ng
13 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
* Hạch toán chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NVLTT trong các DNSX là những chi phí cơ bản hao gồm các chi phí về NVL
chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản
phẩm.

Yêu cầu của hạch toán chi phí NVL trực tiếp là hạch toán trực tiếp chi phí này vào các đối
tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành. Trong trường hợp không thể hạch toán
trực tiếp chi phí này vào giá thành sản phẩm, lao vụ được thì phải lựa chọn tiêu thức phân bổ
thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng
sản phẩm… Công thức phân bổ như sau:
Trong đó
Để tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT kế toán sử dụng TK 621 (Chi phí nguyên liệu, vật
liệu trực tiếp) theo phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho.
Theo phương pháp này, nội dung TK 621 được thể hiện như sau:
+ Bên nợ: Giá NVL xuất dùng trực tiếp cho SXSP, lao vụ, dịch vụ.
+ Bên có: - Giá trị NVL sử dụng không hết nhập lại kho.
- Kết chuyển NVLTT vào bên nợ TK154.
+ TK621 không có số dư cuối kỳ.
Trình tự hạch toán chi phí NVLTT thể hiện theo sơ đồ sau:
NguyÔn §¹i D¬ng
14 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ NVLTT
Trong đó:
(1): Nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho SXSP
(2a): Mua NVL về dùng ngay vào SXSP (Giá mua không có thuế VAT)
(2b): Thuế VAT đầu vào
(3): Kết chuyển NVL trực tiếp
(4): Vật liệu dùng không hết nhập lại kho.
* Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí NCTT bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp có tính
chất lương (phụ cấp khu vực đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm thêm giờ…). Ngoài ra, chi phí
NCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ do chủ sử
dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền
lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất (Tỷ lệ quy định hiện nay là 20%)
Chi phí NCTT chủ yếu tính bằng phương pháp trực tiếp vào giá thành từng loại sản phẩm.

Nếu phải phân bổ cho nhiều loại sản phẩm thì có thể theo tiêu thức: định mức tiền lương của
từng loại sản phẩm, theo hệ số tỷ lệ với khối lượng sản phẩm mỗi loại… để tập hợp và phân bổ
chi phí NCTT, kế toán sử dụng TK622 (Chi phí nhân công trực tiếp). Tài khoản này được mở
chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Nội dung của TK 622 như sau:
+ Bên nợ: Chi phí NCTT SXSP, thực hiện lao vụ, dịch vụ.
+ Bên có: Kết chuyển chi phí NCTT vào tài khoản giá thành 154
+ TK 622: Không có số dư cuối kỳ.
Chi phí NCTT được tính toán, phân bổ trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH
NguyÔn §¹i D¬ng
15 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo hình thức KKTX thể hiện qua sơ
đồ sau:
Trong đó:
(1): Tiền lương phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
(2): Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT,KPCĐ
(3): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
* Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết để sản xuất sản phẩm sau chi phí NVLTT
và chi phí NCTT. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản
xuất của doanh nghiệp.
Để theo dõi chi phí SXC, kế toán sử dụng TK627 (Chi phí SXC), mở chi tiết theo từng
phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ…
Nội dung của TK627:
+ Bên nợ: Chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ.
+ Bên có: - Các khoản ghi giảm chi phí SXC
- Kết chuyển chi phí SXC vào bên nợ TK154.
+ TK627: Không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2 gồm:
TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 - Chi phí vật liệu

TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác
NguyÔn §¹i D¬ng
16 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
Do chi phí SXC có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng,
nên cần phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phủ hợp. Trên thực
tế, các tiêu thức chủ yếu để phân bổ chi phí SXC là: theo giờ làm việc trên thực tế của công
nhân trực tiếp SX, theo tiền lương công nhân sản xuất…
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung:
1 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG:
Trong đó:
(1): Chi phí lương nhân viên phân xưởng
(2): Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng chung cho phân xưởng
(3): Các khoản chi phí thuộc chi phí trả trước, chi phí phải trả tính vào chi phí SXC
(4): Khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ thuê ngoài
(5): Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
(6): Kết chuyển chi phí sản xuất chung
*Tổng hợp chi phí sản xuất
Đến cuối chu kỳ sản xuất ta tổng hợp tất cả các khoản chi phí phát sinh để xác định giá thành
sản phẩm :
Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
NguyÔn §¹i D¬ng
17 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM LÚA GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP TAM THIÊN MẪU

2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra: Phương pháp này sử dụng các phiếu điều tra trắc nghiệm được thiết kế
sẵn, phát tới đối tượng điều tra để các đối tượng này tiến hành nghiên cứu và trả lời các vấn đề
được hỏi tới trong phiếu điều tra. Sủ dụng phiếu điều tra nhằm thu thập các thong tin cần thiết
cho quá trình nghiên cứu đánh giá các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của công ty hay tình
hình thị trường, qua đó lựa chọn các thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng và đưa ra
các giải pháp thực hiện đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu là kế toán chi phí sản
xuất sản phẩm lúa giống tại Xí nghiệp Tam Thiên Mẫu, em đã thiết kế mẫu điều tra gồm 7 câu
hỏi dưới dạng câu hỏi đóng, nội dụng của các câu hỏi xoay quanh về kế toán chi phí sản xuất.
Các phiếu điều tra được gửi đến cho các nhà quản trị và nhân viên phòng kế toán để họ đánh giá
về kế toán chi phí sản xuất sản phẩm lúa giống tại Xí nghiệp tốt hay chưa tốt.
- Phương pháp phỏng vấn: Thông qua tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm ta thấy được các vấn
đề cấp thiết Xí nghiệp đang gặp phải trong kế toán chi phí sản xuất. Nhưng để hiểu rõ hơn về lý
do của những tồn tại đó thì việc phỏng vấn các đối tượng có liên quan trực tiếp đến kế toán chi
phí sản xuất sẽ giúp cho việc tìm kiếm thông tin một cách chính xác và đầy đủ hơn cho quá trình
điều tra. Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp giúp làm sáng tỏ hơn những vấn đề cần giải quyết
của bộ phận kế toán chi phí sản xuất. Qua đó hiểu rõ hơn những mặt mạnh, mặt yếu của cộng tác
kế toán chi phí sản xuất sản phẩm lúa giống từ đó rút ra vấn đề nào cần phát huy, vấn đề nào cần
thay đổi cho phù hợp để giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
Để tiến hành phỏng vấn em đã chuẩn bị những câu hỏi liên quan đến công tác kế toán chi phí sản
xuất của Xí nghiệp. Mỗi đối tượng phỏng vấn được trả lời khoản 5 câu hỏi. Đây là những câu hỏi
liên quan trực tiếp đến kế toán chi phí sản xuất. Nó giúp em thu thập thêm thông tin phục vụ cho
quá trình nghiên cứu đề tài.
2.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Để có thông tin thứ cấp đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu từ các nguồn:
- Các tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2008
- Các đề tào nghiên cứu khoa học, đề tài luận văn của các năm trước có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu

- Trên website của công ty
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam
NguyÔn §¹i D¬ng
18 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
2.1.2.1. Đối với dữ liệu sơ cấp
Trên cơ sở phiếu điều tra trắc nghiệm và tiến hành tổng hợp, mô tả các thông tin thu thập đượctừ
đối tượng điều tra, từ đó tiến hành xử lý, đánh giá các thông tin nhằm so sánh mức độ cao, thấp
của vấn đề được dặt ra trong phiếu điều tra. Bên cạnh đó cũng phần nào hiểu được phần nào lý
do đưa ra ý kiến của đối tượng được phỏng vấn. Để các thông tin được sáng tỏ hơn thì cần phải
thông qua việc phỏng vấn các đối tượng có liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Các dữ liệu thu thập
được qua phỏng vấn nhằm bổ sung cho những vấn đề mà phiếu điều tra trắc nghiệm chưa thể
làm rõ. Qua đó đánh giá các thông tin một cách xác thực hơn và đưa ra ý kiến mang tính khách
quan hơn cho vấn đề nghiên cứu
2.1.2.2. Đối với dữ liệu thứ cấp
- Trên cơ sở số liệu thu thập được sử dụng phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích kinh tế: Trên cơ sở số liệu thu thập được ta phân tích đánh giá và đưa ra
nhận định về kế toán chi phí sản xuất tại công ty tốt hay chưa tốt và lý giải được nguyên nhân vì
sao dẫn đến những sự việc đó.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán chi phí
sản xuất sản phẩm lúa giống tại Xí nghiệp Tam Thiên Mẫu.
2.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài
Các nhân tố kinh tế
Đầu năm 2008 nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng lạm phát cao, làm cho giá cả các mặt
hàng thiết yếu tăng cao, lãi suất ngân hàng tăng. Xí nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn để
mở rộng quy mô sản xuất. Điều này buộc nhà quản trị phải đưa ra những giải pháp nhằm tiết
kiệm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm đầu ra nhằm cạnh tranh có hiệu quả.
Môi trường chính trị - văn hóa – luật pháp
Một thể chế chính trị, một hệ thốn luật pháp chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ
sở cho sự đảm bảo điều kiên thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động. Công tác kế

toán trong doanh nghiệp luôn phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc của bộ tài chính hay chính là
tuân thủ pháp luật. Do đó, hệ thống chính trị, luật pháp ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp
phản ánh được chính xác, rõ ràng về bản than mình. Từ đó giúp các doanh nghiệp tìm ra những
sai phạm, thiếu xót và có biện pháp khắc phục.
Các nhân tố công nghệ
Chúng ta biết, trước năm 2005, hầu như mọi hoạt động kế toán của doanh nghiệp đều được
làm thủ công bằng tay của những người kế toán. Và công việc làm thủ công này với những doanh
nghiệp quy mô sản xuất lớn, phức tạp thì rất vất vả cho người kế toán. Nhận thấy tầm quan trong
NguyÔn §¹i D¬ng
19 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
của vấn đề này, khoa học công nghệ phát triển đưa ra rất nhiều những giải pháp phầm mềm kế
toán nhằm mục đích quản trị, hỗ trợ, giảm tải công việc của người kế toán.
2.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên trong
Ngày 08 tháng 11 năm 2004. Giám đốc Công ty Giống cây trồng Hà Nội đã ra quyết định số
90 / QĐ – CT thành lập Xí nghiệp Tam Thiên Mẫu trực thuộc Công ty TNHH Nhà nước Một
thành viên đầu tư & PTNN Hà Nội với ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
+ Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
+ Kinh doanh vật tự nông nghiệp, SXKD các loại giống cây trồng.
Và cũng từ đây Công ty Tam Thiên Mẫu đã mang tên Xí nghiệp Tam Thiên Mẫu thuộc
thuộc Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên đầu tư & PTNN Hà Nội .
- Địa chỉ: Xã Nghĩa Đạo – Huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng TCHC Phòng KTTV Phòng KHKT
Đội sản xuất
số 1
Đội sản xuất số 2


Đội sản xuất số 3 Đội sản xuất số 4
Tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp:
Xí nghiệp Tam Thiên Mẫu là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, có đủ tư cách
pháp nhân, có hệ thống sổ sách kế toán riêng . tài khoản của Xí nghiệp được mở tại Ngân hàng
NN & PTNT Huyện Thuận Thành, Ngân hàng NN & PTNT Gia Lâm – Hà Nội.
NguyÔn §¹i D¬ng
20 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
Để phù hợp với đặc điểm SXKD, đáp ứng yêu cầu quản lý, Xí nghiệp đã vận dụng hình thức
kế toán tập trung. Theo loại hình này, toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại
phòng Kế toán tài vụ của Xí nghiệp. Tại các Đội sản xuất không có tổ chức bộ máy kế toán
riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ ghi chép các sổ sách hạch toán các
nghiệp vụ; phục vụ các yêu cầu quản lý sản xuất của Đội sản xuất; lập các báo cáo nghiệp vụ và
chuyển các chứng từ cùng báo cáo về phòng Kế toán Xí nghiệp để xử lý và tiến hành công việc
hạch toán. Nói tóm lại ở các Đội sản xuất chỉ làm nhiệm vụ hạch toán báo sổ.
Do Xí nghiệp có địa bàn hoạt dộng sản xuất cơ bản tập trung tại một địa điểm nên Xí nghiệp
sử dụng hình thức kế toán tập trung là hoàn toàn hợp lý.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÀY KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP TAM THIÊN MẪU
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
- Kế toán tiền lương
- Kế toán TSCĐ
- Kế toán chi phí sản xuất
và giá thành sản phảm
Thủ quỹ
* Trình độ nhân lực
Trình độ của những nhân viên kế toán trong công ty có ảnh hưởng đến hoạt động chung
của công tác kế toán ảnh hưởng tới hoạt động chung của công tác kế toán và ảnh hưởng đến công
tác hoach định của nhà quản trị. Trình độ là biểu hiện của năng lực hiểu biết và làm việc của
nhân viên đối với công việc kế toán của mình.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật

Biểu hiện ở máy móc thiết bị tính toán hiện đại, hệ thống phần mềm chuyên dụng có thể
kết nối thông tin giữa các kế toán viên với kế toán trưởng, giữa bộ phận kế toán với các bộ phận
khác. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác kế toán. Máy móc thiết bị hiện đại,
làm việc trên hệ thống phầm mềm bảo mật, chuyên dung, đảm bảo công tác hạch toán chính xác,
nhanh nhạy, luồng thông tin chuyển tới các nhà quản trị nhanh chóng, giúp cho việc đưa ra quyết
định kịp thời.
* Chính sách kế toán của doanh nghiệp
Hình thức kế toán áp dụng tại Xí nghiệp là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:
- Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng
từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái; các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ
ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
NguyÔn §¹i D¬ng
21 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
- Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh
trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và
số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh.
- Sau khi đối chiếu khớp các số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (Được lập từ
các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính.
- Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của
tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh
trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ . Tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản trên bảng
cân đối phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh
phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết

Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm lúa giống tại Xí nghiệp Tam Thiên Mẫu
2.3.1. Khái quát quy trình sản xuất
Sản phẩm lúa giống của Xí nghiệp Tam Thiên Mẫu khá đa dạng, phong phú chủ yếu là các
loại lúa giống nguyên chủng dài ngày, ngắn ngày, lúa lai Chu trình sản xuất sản phẩm phụ
thuộc vào quán trình sinh trưởng và phát triển của từng loại khác nhau, nó được chia làm 2 vụ
chủ yếu là sản xuất vụ chiêm xuân ( từ tháng 01 đến tháng 6), vụ mùa ( từ tháng 6 đến tháng

10). Hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty, Xí nghiệp mua thóc giống siêu
nguyên chủng, giao cho các đơn vị sản xuất tổ chức thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật từ
khâu làm đất gieo mạ, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, khử lẫn giống đến khi thu hoạch và chế
biến, tiêu thụ đảm bảo đúng khung thời vụ quy định. Trước khi thành phẩm ( Sản phẩm thóc
giống) hoàn thành đưa vào nhập kho để mang đi tiêu thụ cho các đối tác đã ký hợp đồng thì
phải được cán bộ kỹ thuật (chủ yếu là kỹ sư đã được đào tạo chính quy tại khoa Nông học
trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội ) kiểm nghiệm, khi có phiếu kiểm nghiệm chất lượng đạt
tiêu chuẩn quy định thì lúc đó sản phẩm mới được nhập vào kho của Xí nghiệp. Sau đó được
xuất bán cho các đối tác hợp đồng sản xuất (Công ty Cổ phần GCT Thái Bình, Xí nghiệp GCT
Yên Khê…) và một phần xuất ra thị trường tiêu thụ.
Sơ đồ quy trình sản xuất lúa giống của Xí nghiệp:
Nhập thóc giống SNC Làm đất Gieo mạ Cấy lúa Chăm sóc
Thu hoạch Chế biến Nhập kho
thành phẩm
2.3.2. Đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Thực hiện chủ trương của Ban chấp hành Đảng bộ, Ban giám đốc Xí nghiệp đã xác định
phương hướng SXKD của Xí nghiệp phải phù hợp với điều kiện nội tại của Xí nghiệp và phù
NguyÔn §¹i D¬ng
22 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
hợp với thị trường. Do vậy, Xí nghiệp đã lựa chọn và lấy sản xuất lúa giống làm ngành sản xuất
chính là là sản phẩm mũi nhọn của Xí nghiệp bởi ý nghĩa của sản xuất lúa giống là:
- Sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
- Chủ động được giống, vốn với sản xuất vụ sau
- Phát huy được hết khả năng về tổ chức sản xuất, về trình độ kỹ thuật cũng như cơ sở vật
chất của Xí nghiệp.
- Nâng cao vị thế vai trò của Xí nghiệp là một doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nýớc trên thị
trýờng và trong khu vực, xứng ðáng là một ðiểm sáng trong vùng.
Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất của Xí nghiệp và nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
Trong những năm qua Xí nghiệp đã bố trí liên kết tổ chức sản xuất các loại giống lúa thuần
chủng cung cấp cho thị trường Hà Nội và các Tỉnh như Bác Ninh, Thái Bình, Hải Dương,

Quảng Ninh với các loại lúa giống sau:
- Giống dài ngày: Xi23, X21, C70
- Giống ngắn ngày: Khang dân (KD), Q5, TBR1, Hương thơm ( HT1), Bắc thơm
Biểu số 1: Kết quả sản xuất lúa giống trong 03 năm (Từ 2007– 2009)
Số
TT
Loại
lúa giống
ĐVT
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
So sánh (%)
08/07 09/08 B/Q
1 Giống TBR1
- Diện tích Ha 40 45 45 112,5 100 106,1
- Năng suất Tấn/ha 5,8 6,0 6,2 103,4 103,3 103,4
- Sản lượng Tấn 232 270 279 116,4 103,3 109,7
2 Giống HT1
- Diện tích Ha 30 25 25 83,3 100 91,3
- Năng suất Tấn/ha 5,5 5,7 6,0 103,6 105,3 104,4
- Sản lượng Tấn 165 142,5 150 86,4 105,3 95,3
3 Giống Xi23
- Diện tích Ha 60 65 65 108,3 100 108,3
- Năng suất Tấn/ha 6,0 6,1 6,3 101,7 103,3 102,5
- Sản lượng Tấn 360 396,5 409,5 110,1 103,3 106,7
( Nguồn số liệu lấy từ phòng kế hoạch kỹ thuật Xí nghiệp)

Qua biểu trên ta thấy kết quả sản xuất lúa giống của Xí nghiệp như sau:
- Xí nghiệp đã sản xuất nhiều loại lúa giống khác nhau với năng suất sản lượng đạt được
tương đối khá; đặc biệt là giống Xi23 cho năng suất, sản lượng cao lên tới 6,3 tấn / ha / vụ
Sự gia tăng về năng suất rất tốt năm sau cao hơn năm trước là do:
NguyÔn §¹i D¬ng
23 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
- Xí nghiệp đã không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; mạnh dạn đầu tư nhiều
công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong qúa trình sản xuất.
Tuy nhiên với giống HT1 (Hương thơm) là một loại giống mới đưa vào sản xuất nên Xí
nghiệp vừa sản xuất, vừa thử nghiệm nên năng suất đạt được còn ở mức độ.
2.3.3. Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lúa giống
tại Xí nghiệp Tam Thiên Mẫu
Việc xác định đối tượng hạch toán CPSX là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức
hạch toán quá trình sản xuất. Việc xác định đối tượng hạch toán CPSX chính là việc xác định
giới hạn tập hợp CPSX mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Vấn
đề xác định này phải phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức SX phải phù hợp
với yêu cầu quản lý SX của doanh nghiệp. Điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với công tác hạch
toán CPSX cũng như công tác tính giá thành sản phẩm của đơn vị. Với Xí nghiệp Tam Thiên
Mẫu thì việc quản lý chỉ đạo SX được diễn ra chủ yếu ở các đội sản xuất. Mặt khác SPSX ra tại
Xí nghiệp lại đa dạng về chủng loại lúa giống nên Xí nghiệp đã phân loại các loại lúa giống
khác nhau để tập hợp CPSX cho phù hợp,chính xác
Căn cứ vào yêu cầu quản lý của Công ty, bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức tập
trung, toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại phòng kế toán và với đội ngũ kế
toán thành thạo về nghiệp vụ là điều kiện thuận lợi để phòng kế toán hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao
2.4. Phương pháp hạch toán chi phi sản xuất sản phẩm
2.4.1 Một số vấn đề chung;
- Do sản phẩm của ngành nông nghiệp có cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ cho nên khi
tính giá thành, kế toán phải xác định giá trị sản phẩm phụ để giảm chi phí đầu vào trong sản
xuất.

- Do sản phẩm của ngành nông nghiệp thường cho ra các loại sản phẩm sóng đôi, sóng ba
trong cùng một thời kỳ ( Ví dụ như nuôi ong cho mật ong, sữa ong chúa, sáp ong… ) cho nên kế
toán phải dùng phương pháp hệ số để quy đổi nhiều loại sản phẩm về một loại sản phẩm tương
đương. Mặt khác sản phẩm của ngành nông nghiệp có nhiều phẩm cấp khác nhau như: chè búp,
cà phê… Do vậy đòi hỏi kế toán phải quy đổi nhiều loại SP về một loại sản phẩm coi như là tiêu
chuẩn để tính toán.
- Với những cây trồng có chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm thu hoạch kéo dài trong thời gian
nhất định hay quanh năm… vì vậy cuối năm mới tính được giá thành sản phẩm cho các loại
cây này… Do đó trong năm kế toán phải hạch toán theo giá thành kế hoạch, cuối năm điều
chỉnh lại giá thành thực tế.
- Các công thức tính giá thành ( đã trình bày ở trên)
NguyÔn §¹i D¬ng
24 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
2.4.2. Hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm
- Các loại chi phí phải được hạch toán theo 3 loại cây:
+ Cây trồng ngắn ngày như: Lúa, ngô, lạc, đậu tương, khoai, sắn…
+ Cây trồng lâu năm như: Chè, cà phê, cao su…
+ Cây trồng một lần nhưng cho thu hoạch nhiều lần như: Dứa, mía, dâu…
- Đối với các loại cây trồng 2 – 3 vụ / năm hoặc trồng năm này nhưng năm sau mới thu
hoạch hoặc có cây vừa có diện tích trồng mới, vừa có diện tích chăm sóc thu hoạch trong cùng
một năm thì kế toán phải căn cứ vào tình hình thực tế để ghi chép phản ánh rõ vụ này với vụ
khác, diện tích này với diện tích khác, của năm trước và năm sau.
- Các chi phí trồng mới và chăm sóc cây lâu năm đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản phải tập
hợp vào tài khoản 241 “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” bao gồm chi phí làm đất, gieo trồng, chăm
sóc các cây lâu năm cho đến khi thu hồi thì được coi là quá trình đầu tư xây dựng cơ bản). Do vậy
các chi phí này không phản ánh vào tài khoản tính giá thành của ngành trồng trọt.
- Các loại chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí
hoạt động bất thường được hạch toán riêng, không nằm trong khoản mục giá thành. Trong sản xuất
ngành trồng trọt phải đầu tư một số khoản chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán, nhiều
vụ. Do vậy các chi phí này phải được phản ánh trên các tài khoản cấp II, sau đó tiến hành phân bổ vào

giá thành các loại sản phẩm có liên quan. Ví dụ như chi phí bón phân cho các cây trồng xen canh gối
vụ hay chi phí chuẩn bị đất, tưới tiêu chung cho một số cây trồng…
- Việc phân bổ các chi phí vào các đối tượng hạch toán phải căn cứ vào một số tiêu thức
nhất định:
+ Căn cứ vào diện tích gieo trồng các loại cây.
+ Căn cứ vào tỷ lệ các nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất các loại cây trồng cụ thể là:
Mức phân bổ = Số chi phí NVLTT x Tỷ lệ phân bổ
cho một cây trồng cho cây trồng của cây trồng đó
=
Tỷ lệ phân bổ Số chi phí cần phân bổ

cho một cây trồng Tổng số NVLTTSX của các loại
cây trồng có chung chi phí
+ Căn cứ vào tiền lương của ông nhân trực tiếp sản xuất cho mỗi loại cây trồng cụ thể là:
Mức phân bổ
=
Số tiền lương trực tiếp của x Tỷ lệ phân bổ
cho một cây trồng công nhân SX cây trồng đó của cây trồng đó
Tỷ lệ phân bổ Số chi phí cần phân bổ
=
cho một cây trồng Tổng số tiền lương TTSX của các loại
cây trồng có chung chi phí
NguyÔn §¹i D¬ng
25 Khoa kÕ to¸n - kiÓm to¸n
- Đối với cây trồng xen canh, phải căn cứ vào mục đích trồng để xác định là sản phẩm
chính hay là sản phẩm phụ nhằm tính chi phí sản xuất và giá thành một cách chính xác. Tài
khoản sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
Nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên đế tính trị giá hàng tồn kho
thì sử dụng TK 154 – Tính giá thành.
Còn với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê dịnh kỳ để xác định trị giá hàng tồn

kho thì sử dụng TK 631 – Tính giá thành.
Để tính được giá thành từng loại sản phẩm của ngành trồng trọt cần phải mở sổ chi tiết cho
từng đối tượng hạch toán chi phí.
- Các khoản mục tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ngành trồng trọt.
+ Chi phí NVLTT bao gồm các chi phí về hạt giống, phân bón.
+ Chi phí NCTT bao gồm tiền lương chính, lương phụ và các khoản có tính chất lương
của công nhân sản xuất.
+ Chi phí SXC bao gồm các chi phí phục vụ quản lý phát sinh ở Đội sản xuất, ở trại, ở
phân xưởng như tiền lương của Đội trưởng, Đội phó, Kỹ sư trồng trọt, khấu hao TSCĐ dùng
chung cho nhiều loại cây trồng, công cụ - dụng cụ dùng để sản xuất ở Đội… Các chi phí sản
xuất ngành trồng trọt được tập hợp từ lúc bắt đầu làm đất, gieo trồng, chăm sóc… đến khi thu
hoạch sản phẩm nhập kho hoặc giao cho xưởng chế biến ( Lúa, ngô, đỗ đã phơi khô quạt sạch)
sau khi kết thúc mỗi chu kỳ sản xuất và tập hợp đầy đủ các chi phí theo khoản mục có thể tính
được giá thành đơn vị sản xuất cho từng loại.
2.4.3 Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất
Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí trong sản xuất nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa
tập hợp chi phí và tính giá thành SP. Xí nghiệp đã chia toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong
kỳ thành các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung. Trong đó:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng (Đội sản xuất, Tổ dịch vụ thủy nông thuộc phòng
KHKT)
+ Chi phí vật liệu
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Chi phí mua ngoài.
+ Chi phí bằng tiền khác.
NguyÔn §¹i D¬ng

×