Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 183 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
1
MỞ ĐẦU
I. VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia,
mỗi chế độ chính trị thì cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trong toàn nền kinh tế quốc dân
luôn được đánh giá là có tầm quan trọng đặc biệt. Để tạo lập được cơ sở hạ tầng
phục vụ tốt mục tiêu đặt ra thì hoạt động Đầu tư xây dựng giữ vai trò quan trọng thể
hiện ở các nội dung :
- Đầu tư xây dựng là hoạt động chủ yếu tạo dựng các công trình, cơ sở hạ tầng,
tài sản cố định phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp xây dựng, phát triển các
ngành, các thành phần kinh tế và phát triển xã hội.
- Hoạt động đầu tư xây dựng là hoạt động trực tiếp góp phần làm tăng trưởng
kinh tế và đóng góp trực tiếp vào tổng sản phẩm quốc dân.
- Hoạt động đầu tư xây dựng chiếm hoặc sử dụng một nguồn lực rất lớn của quốc
gia trong đó chủ yếu là vốn, lao động, tài nguyên … Do đó, nếu quản lý và sử dụng
kém hiệu quả, đầu tư không đúng mục đích sẽ dẫn đến thất thoát vô cùng lớn.
- Hoạt động đầu tư xây dựng góp phần thúc đẩy phát triển công nghệ, đẩy nhanh
tốc độ công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước, góp phần tăng năng suất lao động
xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm, sản phẩm dịch vụ xã hội, cải thiện điều kiện
lao động, môi trường.
- Hoạt động đầu tư xây dựng mà sản phẩm cuối cùng là công trình xây dựng là
sản phẩm mang tính tổng hợp, đầy đủ các ý nghĩa bao gồm ý nghĩa về kinh tế,
chính trị, khoa học - công nghệ, xã hội, khía cạnh môi trường, an ninh quốc phòng.
- Hoạt động đầu tư xây dựng tạo ra cơ cấu kinh tế mới, làm xuất hiện các ngành
sản xuất mới.
- Hoạt động đầu tư xây dựng góp phần phân công lao động xã hội một cách hợp
lý, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
- Qua đầu tư xây dựng cho phép giải quyết hài hoà các mối quan hệ nảy sinh


trong nền kinh tế và trong xã hội như mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát
triển giáo dục, y tế, quốc phòng, phát triển kinh tế giữa trung ương và địa phương,
phát triển kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa.
Dự án là tế bào cơ bản của hoạt động đầu tư. Đó là là một tập hợp các biện pháp
có căn cứ khoa học có cơ sở pháp lý được đề xuất về các mặt kĩ thuật, công nghệ, tổ
chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn
đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế- xã hội
đem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
2
Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình là
một tập hợp các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, kinh tế xã hội, có liên quan đến việc
bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm
mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ,
bảo đảm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế, xã hội của đầu tư trong một khoảng
thời gian nhất định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp).
Dự án đầu tư được lập theo quy định hiện hành của Nhà nước là căn cứ để trình
duyệt cấp có thẩm quyền. Khi đã được phê duyệt thì dự án đầu tư là căn cứ xin cấp
giấy phép xây dựng, là căn cứ để chủ đầu tư xem xét cơ hội dự kiến đạt được các
yêu cầu kinh tế xã hội, môi trường và tính hiệu quả của dự án, giúp cho nhà đầu tư
quyết định nên hay không nên đầu tư thực hiện dự án đó. Những chỉ tiêu kỹ thuật,
quy mô trong dự án đã được phê duyệt đóng vai trò làm mốc khống chế cho các giai
đoạn tiếp theo và giúp cho chủ đầu tư thực hiện các công việc theo đúng dự kiến.
Dự án đầu tư còn có vai trò đặc biệt quan trọng vì thông qua đó Nhà nước có thể
kiểm soát được một cách toàn diện về các mặt hiệu quả tài chính (dự án sử dụng
vốn Nhà nước) và hiệu quả xã hội an ninh quốc phòng.
Dự án đầu tư là cơ sở so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra, từ đó giúp
cho nhà quản lý có phương pháp thực hiện dự án tốt hơn.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Đồ án tốt nghiệp là môn học kết thúc quá trình rèn luyện và học tập của sinh viên
trên ghế nhà trường đại học. Thông qua đồ án tốt nghiệp, sinh viên tổng kết lại các
kiến thức đã học và phát triền nó, hệ thống hóa để áp dụng vào công việc thực tiễn
(nhiệm vụ đồ án là một công trình có thật). Kết quả của đồ án cũng đánh giá quá
trình làm việc của sinh viên.
Lập dự án đầu tư là một mảng đề tài quan trọng, là chuyên môn chính của một kỹ
sư kinh tế xây dựng sau khi ra trường. Tư duy về dự án là một yếu tố tiên quyết cần
phải có ở một nhà quản lý trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Với sự đam mê, tìm tòi trong quá trình học tập về dự án đầu tư, sinh viên đã lựa
chọn đề tài làm đồ án tốt nghiệp là “Lập dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy
xi măng Cam Ranh – Khánh Hòa”. Công trình có các yếu tố tính chất quy mô phù
hợp với khả năng của sinh viên để thực hiện đồ án tốt nghiệp.
III. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
- Tên công trình: Nhà máy xi măng Cam Ranh – Khánh Hòa.
- Địa điểm xây dựng: thôn Hoà Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh,
tỉnh Khánh Hoà.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
3
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần xi măng và vật liệu xây dựng Đà Nẵng
- Tư vấn thiết kế :Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng phát triển số 1
- Hình thức đầu tư: Xây mới đồng bộ và hiện đại
- Ban quản lý: BQL dự án xây dựng nhà máy xi măng Cam Ranh – Khánh
Hòa
- Quy mô công suất: phân xưởng nguyên nhiên liệu, phân xưởng nghiền xi
măng, phân xưởng đóng bao, trạm biến áp tổng và khu hành chính đời sống.
- Diện tích chiếm đất: 6ha
- Tổng vốn đầu tư: dự kiến khoảng 1400 tỷ
- Sản phầm sau khi đi vào vận hành: xi măng PC30 và PC 40 và một số loại
sản phẩm phụ trợ khác.

Nhà máy được đầu tư với công nghệ tiên tiến, mức độ tự động hóa cao, thân
thiện với môi trường, hoàn toàn đáp ứng quan điểm phát triển của đảng và nhà nước
ta hiện nay.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG I: NHỮNG CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU
TƯ ............................................................................................................................... 9
I. Xuất xứ và các căn cứ pháp lý hình thành dự án ......................................... 9
1. Xuất xứ hình thành dự án ..................................................................... 9
2. Chủ đầu tư .......................................................................................... 10
3. Các căn cứ pháp lý hình thành dự án.................................................. 10
II. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến dự án ................... 12
1. Các điều kiện tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa và khu vực duyên hải
Nam trung bộ(Nam trung bộ) ........................................................................... 12
2. Kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa: ....................................................... 14
III. Các chính sách kinh tế xã hội, quy hoạch, định hướng chiến lược phát
triển vùng và một số ngành công nghiệp liên quan đến dự án ............................. 15
1. Mục tiêu phương hướng và các chỉ tiêu chủ yếu của chiến lược phát
triển kinh tế- xã hội tỉnh Khánh Hòa và vùng Nam trung bộ giai đoạn 2010-
2020 và tầm nhìn 2050 ..................................................................................... 15
2. Các định hướng phát triển ngành liên quan đến dự án ....................... 21
IV. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ................................................................. 23
1. Đánh giá nhu cầu hiện tại về các sản phẩm mà dự án cung cấp ........ 23
2. Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm ..................................... 25
3. Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư, thuân lợi và khó khăn .............. 26
V. Mục tiêu của dự án ................................................................................. 27
CHƯƠNG II HÌNH THỨC ĐẦU TƯ -QUY MÔ CÔNG SUẤT .............. 2828

I. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN .......... 28
1. Hình thức đầu tư theo xây dựng mới, cải tạo mở rộng ....................... 28
2. Hình thức đầu tư theo loại hình doanh nghiệp quản lý khai thác dự án
29
3. Hình thức đẩu tư theo nguồn vốn thực hiện dự án ............................. 29
4. Lựa chọn hình thức đầu tư cho dự án ................................................. 29
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG SUẤT CHO DỰ ÁN ...................... 30
1. Cơ sở lựa chọn .................................................................................... 30
2. So sánh các phương án ....................................................................... 31
CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT ....................... 35
I. Cơ cấu sản phẩm và lựa chọn cơ cấu sản phẩm hợp lý ............................. 35
1. Lựa chọn cơ cấu sản phẩm ................................................................. 35
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
5
2. Lịch trình vận hành khai thác ............................................................. 35
II. Kế hoạch sản xuất hàng năm .................................................................. 36
III. Nhu cầu đầu vào và các giải pháp đáp ứng ............................................ 39
IV. Phương thức cung cấp nguyên vật liệu .................................................. 43
V. Phương án vận tải ................................................................................... 45
1. Nhu cầu và khối lượng vận tải ............................................................ 45
2. Lựa chọn phương thức vận tải ............................................................ 45
VI. Các hạng mục và giải pháp kể cấu hạ tầng cho dự án............................ 47
CHƯƠNG IV: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ
CHỨC GPMB ......................................................................................................... 50
I. Các phương án địa điểm ............................................................................ 50
1. Giới thiệu địa đểm, địa danh hành chính ............................................ 50
2. Các phương án địa điểm và so sánh lựa chọn: ................................... 50
II. So sánh và lựa chọn địa điểm ................................................................. 51
1. Cơ sở lựa chọn: ................................................................................... 51

2. Phân tích lựa chọn địa điểm ............................................................... 51
3. Lựa chọn địa điểm đầu tư: .................................................................. 55
III. Các điều kiện tự nhiên xã hội liên quan đến dự án tại địa điểm đã lựa
chọn…… ............................................................................................................... 55
1. Các điều kiện cơ bản về điều kiện tự nhiên của địa điểm đầu tư ....... 55
2. Điều kiện hạ tầng cơ sở: ..................................................................... 60
IV. Phương án GPMB của dự án .................................................................. 61
1. Lựa chọn so sánh phương án trả bồi thường GPMB .......................... 61
2. Tính toán chi phí cho công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định
cư……… ........................................................................................................ ..62
CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT ............................................... 64
I. Đặc điểm chung và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản ........................... 64
1. Cơ sở lựa chọn công nghệ và các thiết bị chính ................................. 64
2. Giới thiệu dây chuyền sản xuất .......................................................... 64
3. Tự động hóa ........................................................................................ 65
4. Bảo vệ môi trường .............................................................................. 65
5. Xuất xứ thiết bị ................................................................................... 66
6. Một số chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản .......................................................... 66
II. Tính toán lựa chọn công nghệ ................................................................ 66
1. Sản lượng của Dự án .......................................................................... 66
2. Nguyên liệu ........................................................................................ 67
3. Tỷ lệ phối liệu ..................................................................................... 67
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
6
4. Tỷ lệ và phương thức xuất sản phẩm: ................................................ 68
5. Thời gian làm việc và năng suất đặt của các thiết bị chính ................ 68
6. Tính toán lựa chọn kho chứa .............................................................. 69
7. Mức tiêu hao nguyên liệu chính ......................................................... 70
III. Lựa chọn thiết bị chính ........................................................................... 71

1. Công đoạn tiếp nhận và xếp kho ........................................................ 71
2. Công đoạn nghiền xi măng: ................................................................ 72
3. Công đoạn đóng bao, xuất sản phẩm: ................................................. 72
IV. Mô tả dây chuyền công nghệ sản xuất chính ......................................... 73
1. Tiếp nhận, vận chuyển nguyên liệu: ................................................... 73
2. Tồn trữ và rút nguyên liệu: ................................................................. 73
3. Định lượng và nghiền xi măng ........................................................... 74
4. Chứa, đóng bao và xuất xi măng ........................................................ 74
V. Các hạng mục phụ trợ ............................................................................ 75
VI. Tiêu chuẩn thiết kế ................................................................................. 75
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG................................................................................................................. 77
I. Các phương án tổng mặt bằng và lựa chọn phương án hợp lý .................. 77
1. Cơ sở lựa chọn các phương án mặt bằng trong dự án : ...................... 77
2. Các phương án lựa chọn ..................................................................... 78
II. Xác định tiêu chuẩn cấp hạng công trình ............................................... 80
1. Tiêu chuẩn thiết kế ............................................................................. 80
2. Cấp công trình, cấp động đất, áp lực gió ............................................ 81
III. Giải pháp kiến trúc kết cấu chủ yếu ....................................................... 81
1. Giải pháp kiến trúc ............................................................................. 81
2. Giải pháp xử lý nền, móng ................................................................. 83
3. Giải pháp kết cấu cho các hạng mục công trình chính. ...................... 83
4. Danh mục về hạng mục công trình và đặc điểm kế cấu kiến trúc ...... 84
IV. Tác động môi trường và các biện pháp đảm bảo môi trường an toàn .... 84
1. Tác động môi trường .......................................................................... 84
2. Các biện pháp bảo vệ môi trường áp dụng ......................................... 85
V. Nhu cầu nguyên vật liệu, máy móc ........................................................ 87
VI. Giải pháp phòng chống cháy nổ, an toàn lao động ................................ 87
VII. Phương án tổ chức thi công xây lắp ................................................... 89
1. Mặt bằng tổ chức thi công .................................................................. 89

2. Nguồn vật liệu cho xây dựng .............................................................. 90
3. Phương tiện thiết bị thi công xây lắp .................................................. 90
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
7
4. Biện pháp thi công .............................................................................. 91
CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC- VẬN HÀNH
TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH ................................................................... 94
I. Tổ chức bộ máy quản lý khai thác ............................................................. 94
1. Tổ chức các bộ phận sản xuất ............................................................. 94
2. Tổ chức mặng lưới tiêu thu sản phẩm của dự án ................................ 95
3. Các chính sách quản lý, khuyến khích lao động, đào tạo ................... 95
II. Tiền lương và chế độ bảo hiểm, công đoàn của nhà máy ...................... 96
1. Chi phí tiền lương hằng năm .............................................................. 96
2. Chi phí bảo hiểm, công đoàn phí ........................................................ 96
CHƯƠNG VIII: XÁC ĐỊNH QUY MÔ VỐN CHO DỰ ÁN ......................... 97
I. Phân tích nguồn vốn huy động cho dự án .................................................. 97
1. Các biện pháp thu hút vốn .................................................................. 97
2. Xác định quy mô vốn cho dự án ......................................................... 97
CHƯƠNG IX: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ DỰ ÁN ....................... 124
I. QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH, THỜI KÌ PHÂN TÍCH VÀ LÃI SUẤT TỐI
THIỂU CHẤP NHẬN ĐƯỢC............................................................................ 124
1. Hiệu quả trong dự án đầu tư xây dựng công trình ............................ 124
2. Nội dung đánh giá, phân tích hiệu quả tài chính của dự án ............. 124
3. Quan điểm phân tích hiệu quả tài chính của dự án........................... 126
II. LẬP KẾ HOẠCH KHẤU HAO, THAY THẾ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH .. 127
III. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM ........................................................................................................ 130
1. Chi phí nguyên nhiên liệu sản xuất .................................................. 130
2. Chi phí tiền lương, bảo hiểm, công đoàn phí ................................... 130

3. Chi phí trả lãi vay, chi phí sử dụng đất............................................. 133
4. Một số chi phí sản xuất kinh doanh khác ......................................... 135
5. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh ............................................. 136
IV. DỰ TRÙ DOANH THU ...................................................................... 136
V. PHÂN TÍCH LỖ LÃI VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH 137
VI. XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN VÀ TÍNH NPV, IRR ................................. 138
1. Xác định suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được ................................ 138
VII. PHÂN TÍCH AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ..................... 141
1. Phân tích hiệu quả tài chính thông qua chỉ tiêu thời gian hoàn vốn nhờ
lợi nhuận và khấu hao ..................................................................................... 141
2. Hệ số có khả năng trả nợ .................................................................. 142
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
8
3. Thời hạn có khả năng trả nợ ............................................................. 142
4. Phân tích độ an toàn tài chính theo phân tích điểm hòa vốn ............ 142
VIII. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ..................... 145
IX. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN ............. 146
X. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 149
1. Kết luận............................................................................................. 149
2. Kiến nghị .......................................................................................... 149


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
9

CHƯƠNG I: NHỮNG CĂN CỨ XÁC ĐỊNH
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

I. Xuất xứ và các căn cứ pháp lý hình thành dự án
1. Xuất xứ hình thành dự án
Thủ Tướng Chính Phủ đã có quyết định số 164/2002/QQĐ-TTg ngày 18 tháng 11
năm 2002 phê duyệt Qui hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt
Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, theo đó các Tổng Công ty Nhà
nước sẽ trực tiếp làm chủ đầu tư xây dựng các dự án nhà máy sản xuất xi măng, với
công suất tối ưu tại các địa điểm có thuận lợi về nguồn nguyên liệu, như các dự án
xi măng Tam Điệp, Sông Gianh, Bình Phước, Hạ Long, Thăng Long, Bút Sơn 2,
Hoàng Thạch 3, Bỉm Sơn 2, Thái nguyên, Đồng Lâm ...
Các Dự án xi măng lớn kể trên, khi đi vào sản xuất, sẽ cùng với các nhà máy và
trạm nghiền xi măng hiện có góp phần thực hiện kế hoạch sản xuất 33,8 triệu tấn xi
măng của Việt Nam vào năm 2010.
Tuy nhiên, do thực tế phân bố tài nguyên không đồng đều, có tới 79% năng lực
sản xuất xi măng tập trung ở miền Bắc Việt Nam, từ Nghệ An trở ra.Trong khi đó,
mức tiêu thụ xi măng ở miền Bắc chỉ chiếm khoảng 45% nhu cầu cả nước. Điều này
thể hiện năng lực sản xuất xi măng dư thừa lớn ở Miền Bắc và thiếu hụt tại miền
Trung và miền Nam.
Vì vậy, về lâu dài biện pháp nhằm cân đối cung cầu và bình ổn giá cả thị trường
trên phạm vi cả nước, thúc đẩy tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xi
măng là phải tập trung điều tiết clinker và xi măng từ miền Bắc vào miền Trung và
miền Nam với qui mô ngày càng tăng,.
Dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh nằm trong Qui hoạch hệ thống các trạm
nghiền xi măng của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, phù hợp với qui hoạch phát
triển tổng thể Ngành công nghiệp xi măng giai đoạn 2000-2020, với nhiệm vụ góp
phần cân đối cung cầu và bình ổn giá cả thị trường xi măng khu vực Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên cũng như trên phạm vi cả nước.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
10
Nhà máy sau khi được đầu tư và đưa vào hoạt động sẽ tiếp nhận nguồn clinker

PC50 từ Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đã được mở rộng, nghiền với nguồn phụ
gia tại chỗ, sản xuất và cung ứng kịp thời các chủng loại xi măng cho thị trường các
tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
2. Chủ đầu tư
Trong những năm qua, Tổng Công ty xi măng Việt Nam đã có rất nhiều nổ lực để
thực hiện cung ứng đầy đủ nhu cầu xi măng trên cả nước do đó Công ty đã và đang
thực hiện các dự án nhằm tăng sản lượng xi măng bình ổn giá cả thị trường thực
hiện theo chủ trương của chính phủ.
Trong lĩnh vực đầu tư phát triển thị trường Công ty đã đầu tư nhiều trạm nghiền
và nhà máy xi măng Cam Ranh nằm trong định hướng mở rộng đầu tư của Tổng
Công ty xi măng Việt Nam
Công ty xi măng- vật liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng là thành viên của Tổng
Công ty xi măng Việt Nam, có trụ sở đóng tại 13-16 Lê Hồng Phong, thành phố Đà
Nẵng. Từ nhiều năm qua Công ty là nhà cung cấp và phân phối chủ yếu là các mặt
hàng xi măng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Gia Lai – Kon Tum, Đắc Lắc, Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận. Ngoài
ra Công ty còn sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, gạch lát nền, vỉa
hè, gạch lò tuynen, đá xây dựng, đá xẻ và sản xuất vỏ bao xi măng...
Theo chủ trương đầu tư phát triển ngành công nghiệp xi măng nói chung và định
hướng tăng sản lượng xi măng trong khu vực Nam Trung Bộ nói riêng sẽ phát triển
ngành công nghiệp xi măng từ nay cho đến 2020 của nhà nước, Bộ xây dựng, Tổng
Công ty xi măng Việt Nam và kế hoạch đầu tư phát triển Công ty xi măng – vật liệu
xây dựng là xây lắp Đà Nẵng trong thời gian tới công ty sẽ làm chủ đầu tư dự án
Trạm nghiền xi măng Hòn Quy - Cam Ranh – Khánh Hoà.
3. Các căn cứ pháp lý hình thành dự án
• Căn cứ pháp luật
- Luật Xây dựng
- Luật Đầu tư
- Luật Môi trường
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/9/2009 của Chính phủ về lập và quản lý

dự án đầu tư xây dựng.
-Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về lập và quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
11
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về
quy định chi tiết và hướng dẫn một số điểm trong luật đầu tư.
-Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 25/6/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập
và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh, được lập dựa trên
các căn cứ pháp lý sau:
Quyết định số 2005/QĐ-TTG ngày 16 tháng 5năm 2005 của Thủ Tướng Chính
Phủ về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt
Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Văn bản số 2022/BXD-VLXD ngày 13/12/2005 của Bộ xây dựng về việc: danh
mục các trạm nghiền dự kiến đầu tư của Tổng công ty Xi măng Việt Nam.
Văn bản số 2271/XMVN-HĐQT ngày 21/12/2007 của Hội đồng quản trị Tổng
Công ty xi măng Việt Nam về việc: Giao Công ty xi măng VLXD - XL Đà Nẵng
làm Chủ đầu tư Nhà máy xi măng Cam Ranh, Khánh Hoà.
Văn bản số 3016/UB ngày 31/12/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà đồng
ý thoả thuận cho đầu tư Nhà máy xi măng Cam Ranh, Khánh Hoà.
Văn bản số 708/UB ngày 03/4/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà về việc
thoả thuận địa điểm đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Cam Ranh, Khánh Hoà.
Văn bản số 252/CV-QK ngày 21/5/2009 của Bộ Tư lệnh Quân khu V về việc:
Đồng ý cho Công ty xi măng VLXD-XL Đà Nẵng được khảo sát xây dựng cầu cảng
chuyên dùng và Nhà máy xi măng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà.
Văn bản số 1263/UB ngày 05/6/2009 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc: Đồng ý

cho lập Dự án đầu tư xây dựng cầu cảng chuyên dùng và Nhà máy xi măng Cam
Ranh, Khánh Hoà.
Văn bản số 795/CV-TDDV1 ngày 24/3/2009 của Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam về việc thu xếp vốn cho dự án Trạm nghiền xi măng Hòn Quy.
Biên bản ghi nhớ ngày 16/4/2009, giữa Chi nhánh Ngân hàng ĐTPT Khánh Hoà,
Chi nhánh Ngân hàng NNPT nông thôn Khánh Hoà và Chi nhánh Ngân hàng ngoại
thương Nha Trang, về việc đồng tài trợ dự án Trạm nghiền xi măng Hòn Quy Cam
Ranh Khánh Hoà.
Văn bản số 624/TCKT ngày 22/4/2009 của Công ty XMVLXD Đà Nẵng về việc
phân bổ cơ cấu nguồn vốn cho BCNCKT dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh.
Hợp đồng số 01 CTĐT/HĐKT-2002 ngày 24/8/2009 giữa Công ty xi măng
VLXD-XL Đà Nẵng và Công ty Tư vấn đầu tư phát triển xi măng về việc lập Báo
cáo NCKT Trạm nghiền xi măng Cam Ranh.
• Chủ trương đầu tư, quy hoạch kiến trúc, số liệu kỹ thuật, thỏa thuận thiết
kế, các văn bản liên quan.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
12
Báo cáo khảo sát địa hình khu vực mặt bằng và các công trình giao thông Dự án
Nhà máy xi măng Cam Ranh - tỉnh Khánh Hoà, do Công ty Tư vấn xây dựng Cảng
- Đường thuỷ lập tháng 9/2009.
Báo cáo thu thập tài liệu khí tượng, thuỷ hải văn Dự án Nhà máy xi măng tại
Cam Ranh - tỉnh Khánh Hoà, do Công ty Tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ lập
tháng 11/2009.
Báo cáo khảo sát địa chất công trình Dự án Nhà máy xi măng tại Cam Ranh -
tỉnh Khánh Hoà, Công ty Tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ, 12/2009.
Báo cáo NCKT vận tải ngoài Nhà máy xi măng Cam Ranh - Khánh Hoà, do
Công ty Tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ lập tháng 12/2009.
Văn bản số 21 EVN/ĐL 3-2, ngày 02/10/2010của Công ty điện lực 3 - Tổng
Công ty điện lực Việt Nam về việc Cấp điện cho Nhà máy xi măng Cam Ranh.

Phương án cấp điện dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh- Khánh hoà, do Công ty
Tư vấn xây dựng điện 4, tháng 12/2009.
Văn bản số 15/CV.CT ngày 17/01/2010 của Công ty công trình đô thị Cam Ranh
về việc Đồng ý cung cấp nước cho Dự án Nhà máy xi măng Cam Ranh.
Phương án cấp nước cho Nhà máy xi măng Cam Ranh - Khánh Hoà, Công ty
Công trình đô thị Cam Ranh, tháng 12/2009.
Quyết định số 202/1999/QĐ-TTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng chính phủ về
việc Phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm
2010.
Quyết định số 2457/QĐ-UB ngày 17/7/2008 của UBND tỉnh Khánh Hoà về việc
ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư trong nước tại tỉnh
Khánh Hoà.
II. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến dự án
1. Các điều kiện tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa và khu vực duyên hải
Nam trung bộ(Nam trung bộ)
• Vị trí địa lý:
Khu vực duyên hải Nam trung bộvới diện tích trải rộng từ Đà Nẵng đến Bình
Thuận, dọc các tỉnh ven biển Đông. Là khu vực có vị trí cầu nối giữa các vùng miền
trên cả nước: phía bắc là khu vực Bắc trung bộ, phía tây là Tây nguyên, phía nam là
Nam bộ, phía đông tiếp giáp với một vùng biển Đông rộng lớn và 2 quần đảo lớn
của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa.
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam trung bộcủa Việt Nam, giáp với tỉnh Phú
Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây
Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đông về hướng Đông. Diện tích tự
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
13
nhiên của tỉnh là 5.197 km2 (kể cả các đảo và quần đảo), với hình dạng thon hai đầu
và phình ra ở giữa, ba mặt là núi, phía Đông giáp biển. Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo
dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km (tính theo

mép nước) với nhiều cửa lạch, đầm vịnh, với hàng trăm đảo lớn, nhỏ và vùng biển
rộng lớn, có 4 vịnh lớn là vịnh Vân Phong, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang và vịnh
Cam Ranh. Mỗi vịnh mõi vẻ khác nhau nhưng vịnh nào cũng đẹp, cũng ẩn chứa
tiềm năng về nhiều mặt. Trong đó có vịnh Cam Ranh với diện tích gần 200 km2, có
núi ngăn cách, được coi là 1 trong 3 hải cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới; vịnh Vân
Phong với độ sâu trung bình 20-27m, kín gió với 4 mặt bao quanh là núi, được xem
là nơi lý tưởng nhất Việt Nam để xây dựng cảng trung chuyển hàng hóa quốc tế.
• Địa hình, địa chất thủy văn:
-Địa hình: Vùng Nam trung bộvà tỉnh Khánh Hòa có điều kiện địa hình tương
đối giống nhau. Phía tây có núi đá thấp, đâm ra biển từ dãy Trường Sơn nam xen
lẫn là các rìa cao nguyên thấp từ vùng Tây Nguyên trải rộng ra. Dọc bờ biển phía
đông là các đồng bằng nhỏ, hẹp ở cửa các sông nhỏ mở ra biển. Các dãy núi ăn ra
biển tạo các đồi cát ven biển đặc trưng của vùng. Bờ biển mấp mô, nhiều bán đảo,
đảo nhỏ nên có nhiều vịnh kín, thuận lợi cho neo giữ tàu biển: Cam Ranh, Vân
phong, Quy Nhơn, Xuân Đài…
-Địa chất: chủ yếu là đá núi xâm nhập Krê- Kainôzôi, vùng đồng bằng là đất
feralit trên nền đá cổ, xen lẫn đất phù sa sông, đất cát ven biển.
-Thủy văn: sông trong vùng chủ yếu là các sông nhỏ, chảy theo hướng đông- tây,
thường bắt nguồn từ núi cao phía tây và chảy ra biển nên độ dốc lớn. Các sông
chính là: sông Cái, sông Ba, sông Đà Rằng, sông Kỳ Lộ, sông Trà Khúc, Trà
Bồng…Các sông này thường thiếu nước trầm trọng vào mùa khô nhưng lại dâng
nhanh vào mùa mưa gây lũ lụt thường xuyên cho vùng.
• Khí hậu:
Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Trong một năm chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa
và mùa khô. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4. Tuy nhiên mùa mưa ở Nam trung bộ, lượng mưa ít, không kéo dài. Mùa
khô thường diễn ra gay gắt hơn, hạn hán trầm trọng hơn so với các vùng khác.
Nguyên nhân chủ yếu do kiểu khí hậu tương đối giống Địa trung hải khô nóng, mưa
ít, hệ thống sông ngòi thưa thớt làm cho nước bốc hơi nhanh, đồi cát ngày càng phát
triển.

Vị trí ven biển cũng làm cho khu vực này thường xuyên phải chịu những cơn bảo
từ biển Đông tràn vào, đặc biệt là từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, gây nhiều tổn
thất cho nhân dân.
• Tài nguyên thiên nhiên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
14
Khu vực Nam trung bộ nói chung và Khánh Hòa nói riêng có lượng tài nguyên
thiên nhiên rất đa dạng và phong phú:
-Tài nguyên về biển: đây là thế mạnh đặc biệt của vùng. Với thềm lục địa kéo
dài, cực kỳ thuận lợi cho phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. Nước biển ấm
mang đến cho vùng biển ở đây hệ động thực vật phong phú với nhiều loài quý hiếm:
san hô, hải sâm, các loài tôm, cá, rùa biển, chim biển…
-Tài nguyên đất: Diện tích rừng còn khoảng 40% so với diện tích tự nhiên, hơn
45.000km
2
. Với khí hậu và đất đai riêng nên có thể canh tác nhiều loại cây- con đặc
thù, cho chất lượng và sản lượng tốt như: nho, thanh long, dê, bò…
-Tài nguyên khoáng sản: tương đối phong phú với các mỏ quặng sắt, bô xít,
quặng đồng, vàng, than đá, đá vôi, đất sét, nước khoáng, cát trắng quý hiếm…
Kết luân: các điều địa lý đem đến nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội cho
tỉnh Khánh Hòa và khu vực NTB, tuy nhiên các khó khăn về thiên nhiên và thời tiết
cũng tác động ngược lại, ảnh hưởng đến đời sông xã hội và tốc độ phát triển.
Tình hình kinh tế xã hội của Khánh Hòa và khu vực Nam trung bộ trong những
năm vừa qua
2. Kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa:
Kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa:
- Tình hình dân cư:
Dân số: 1.159.700 người, diện tích tự nhiên là 5217.6 km
2

, mật độ dân số là 222
người/km
2
. (tổng cục thống kê năm 2009)
Dân cư chủ yếu là người dân tộc Kinh. Cơ cấu lao động chủ yếu làm nông lâm
thủy sản (hơn 40% dân số).
- Kinh tế:
Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển
và đường hàng không. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa và các tỉnh
được thuận lợi nhờ tuyến đường sắt xuyên Việt và quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài
của tỉnh, là cửa ngõ thông ra biển của một số tỉnh Tây Nguyên qua quốc lộ 26.
Thành phố Nha Trang, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa,
là một trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Các đơn vị hành chính của Tỉnh gồm: một thành phố thuộc tỉnh - Nha Trang, một
thị xã - Cam Ranh, và bảy huyện gồm: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Sơn, Khánh
Vĩnh, Diên Khánh, Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa. Có thành phần dân tộc đa
dạng với các dân tộc chính gồm có Việt, Ra Glai, Hoa, và Cơ Ho, t'Rin.
Cơ sở giáo dục gồm có 1 trường đại học chính quy là Đại học Nha Trang là đại
học duy nhất cả nước đào tạo chuyên về Thủy sản, còn có cơ sở đào tạo ở miền Bắc
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
15
(Bắc Ninh) và TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có thể kể các đại học quân sự lớn như
Học viện Hải quân, trường Sỹ quan không quân, trường Sỹ quan thông tin. Các
trường Cao Đẳng: Cao đẳng sư phạm Nha Trang, Cao đẳng văn hóa nghệ thuật du
lịch, Cao đẳng dạy nghề Nha Trang.
Với bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, khí hậu ôn hòa, nhiệt độ
trung bình 260C, với hơn 300 ngày nắng trong năm, với nhiều di tích lịch sử văn
hóa và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Tháp Ponagar, thành cổ Diên Khánh, Mộ
Yersin, Hòn Chồng, Đại Lãnh, Vịnh Vân Phong, Suối nước nóng Dục Mỹ, Hòn Bà,

Sông Lô, Dốc Lết. Các đảo Hòn Tằm, Trí Nguyên, Bích Đầm, Hòn Mun, Hòn
Ông… và bãi biển Nha Trang là bãi tắm sạch đẹp rất hấp dẫn du khách… Thiên
nhiên đã ban tặng cho Khánh Hòa một quần thể du lịch đa dạng liên hoàn giữa núi,
rừng và biển, đảo.
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hoá, con người đã tạo
cho Khánh Hoà lợi thế để phát triển toàn diện các ngành kinh tế trong đó có kinh tế
biển như: xây dựng cảng và kinh doanh dịch vụ hàng hải; đóng mới và sửa chữa tàu
thuyền; nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản; du lịch...là mũi nhọn.
Ngoài ra tỉnh còn đang quy hoạch và xây dựng hạ tầng cho phát triển các khu
kinh tế lớn như Vân Phong, các khu công nghiệp Cam Ranh, khu công nghiệp Ninh
Thủy, Vạn Thắng… Đây đều là các chế suất với quy mô lớn, chủ yếu sản xuất công
nghiệp nặng, điện tử, cơ khí đóng tàu và may mặc. Trong tương lai sẽ là điểm tựa
cho phát triển công nghiệp trong vùng và cả nước. Lượng vốn đầu tư trong và ngoài
nước đầu tư vào tỉnh liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây và đạt giá trị
cao.
Kết luận: điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa nằm trong
thuận lợi chung của khu vực. Tuy nhiên với các yếu tố lịch sử địa lý riêng, tỉnh có
nhiều điều kiện hơn để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ và giao
thông vận tải.
III. Các chính sách kinh tế xã hội, quy hoạch, định hướng chiến
lược phát triển vùng và một số ngành công nghiệp liên quan đến
dự án
1. Mục tiêu phương hướng và các chỉ tiêu chủ yếu của chiến lược
phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Khánh Hòa và vùng Nam trung bộ giai
đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2050
• Du lịch:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
16
Đây là lĩnh vực mà Khánh Hòa có nhiều lợi thế phát triển và thuộc nhóm ngành

có khả năng cạnh tranh trong tương lai và đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.
Phương hướng chính là phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm
động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Từng bước xây
dựng ngành du lịch thành khu công nghiệp “sạch” về môi trường vật chất kỹ thuật,
về môi trường văn hóa tinh thần, hiện đại, dân tộc và độc đáo của tiểu vùng Các sản
phẩm du lịch chính:
- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí và leo núi
- Du lịch cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển.
- Du lịch sinh thái
- Du lịch văn hóa
- Du lịch bơi thuyền, lặn biển, lướt ván
- Du lịch nghỉ dưỡng suối nước nóng kết hợp du lịch văn hoá miền núi...
Đẩy mạnh hợp tác liên doanh với nước ngoài, từng bước hình thành một số quần
thể du lịch biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế và có khả năng cạnh tranh với một số
trung tâm du lịch biển lớn của các nước lân cận, tại khu vực thuận lợi như Nha
Trang, Vân Phong, Cam Ranh.
• Dịch vụ:
Phát triển các loại hình dịch vụ (dịch vụ vận tải biển, hàng không, tài chính, ngân
hàng, du lịch, xây dựng, bảo hiểm, tư vấn, viễn thông ...) đáp ứng yêu cầu sản xuất
và đời sống phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường hiện đại góp
phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
Thương mại:
Phát triển thương mại, xây dựng các Trung tâm thương mại - dịch vụ hiện đại tại
Nha Trang, Cam Ranh đảm bảo lưu thông hàng hóa nhanh, thuận tiện, kích thích
mạnh sản xuất. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc tiêu thụ ổn định các sản phẩm
hàng hoá sản xuất tại đại phương, đồng thời cung ứng đầy đủ và kịp thời các vật tư
thiết yếu phục vụ sản xuất và hàng hoá tiêu dùng.
Xuất khẩu được chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm công nghiệp chế
biến có giá trị cao, giảm tỷ trọng hàng thô, hàng sơ chế có hàm lượng công nghệ và

tri thức thấp. Đến năm 2012, giá trị xuất khẩu của tỉnh đạt 1000 – 1100 triệu USD,
đến năm 2020 khoảng 2,6 – 2,8 tỷ USD.
• Công nghiệp:
Xây dựng quy hoạch sản xuất từng ngành hàng, coi trọng các ngành và sản phẩm
công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công
nghiệp chế biến nông sản thành phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng từ nguồn nguyên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
17
liệu địa phương, công nghiệp cảng phục vụ kinh tế biển, đóng mới và sửa chữa tàu
thuyền … phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
• Thủy sản:
Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, thủy lợi hóa các vùng nuôi tập trung, đẩy
mạnh ứng dụng khoa học công nghệ về giống, đa dạng hóa và quản lý tốt chất
lượng sản phẩm nuôi trồng. Tiếp tục đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, ổn định khai
thác ven bờ, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hội
nhập, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng
thủy sản.
Đẩy mạnh tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề các của tỉnh:
dự án chợ thủy sản Nam trung bộ, dự án nuôi tôm công nghiệp tại Vạn Ninh và
Cam Ranh, dự án Trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản tại xã Ninh Lộc (Ninh Hòa),
dự án Cơ sở hạ tầng vùng sản xuất và kiểm soát tôm sú giống Cam Lập (Cam
Ranh), dự án Cơ sở hạ tầng khu dịch vụ hậu cần nghề các Bắc Hòn Ông (Nha
Trang).
• Văn hóa – xã hội:
Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, phát triển hệ thống trường dạy nghề, ưu
tiên các ngành nghề phục vụ quá trình đổi mới công nghệ kỹ thuật trong những
ngành kinh tế chủ lực và ngành nghề các doanh nghiệp có nhu cầu.
Hoàn thiện hệ thống cơ sở phòng chữa bệnh đồng bộ, hiện đại để đảm bảo nhu

cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động
văn hóa - thông tin, thể dục thể thao, xã hội hoá giáo dục đào tạo và y tế.
Những giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế- xã
hội 10 năm (2010- 2020)
Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức
cạnh tranh và hiện đại. Thu hút các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, đầu tư
phát triển những sản phẩm công nghiệp, từng bước chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
sang các sản phẩm có công nghệ, hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao. Đẩy
nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp theo hướng
giảm tỷ lệ công nghiệp khai thác, tăng tỷ lệ công nghiệp chế tạo, chế biến, tạo ra các
sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tập trung sức hoàn thành các dự án công nghiệp
lớn như tổ hợp lọc hóa dầu, nhà máy nhiệt điện than, các khu công nghiệp, dịch vụ
lớn... để tạo sức bật cho nền kinh tế.
Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, phát huy lợi
thế trung tâm dịch vụ, du lịch của cả nước. Tập trung nâng cấp Cảng hàng không
quốc tế Cam Ranh; kêu gọi đầu tư những giai đoạn tiếp theo của Cảng trung chuyển
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
18
coniner quốc tế Vân Phong để phát triển mạnh dịch vụ hàng không và hàng hải; đẩy
nhanh tiến độ xây dựng các dự án du lịch ở Nha Trang, Cam Ranh, Vân Phong;
triển khai nhanh việc quy hoạch sân bay Nha Trang thành trung tâm tài chính -
thương mại... Nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
dưới nhiều hình thức, đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch… Tăng
cường đầu tư các điểm du lịch ở địa phương để kích thích du lịch trong nước,
khuyến mãi thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế.
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có
giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công
nghệ cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Tích cực, chủ động mở rộng thị
trường, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác; tận dụng mọi khả

năng để tăng mức xuất khẩu trên các thị trường đã có, song song với việc đẩy mạnh
xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp,
tìm kiếm và mở ra các thị trường mới.
Tạo môi trường đầu tư bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, tháo gỡ các
khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu
quả kinh tế nhà nước, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh khu
vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hỗ trợ phát
triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển sản xuất,
tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống người lao động.
Tăng cường các giải pháp để tạo nguồn và thu hút vốn cho đầu tư phát triển, đẩy
mạnh triển khai công tác thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở 3 vùng kinh tế
trọng điểm của tỉnh; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Vân Phong, khu vực
Cam Ranh, khu vực phía Tây đường Lê Hồng Phong ở thành phố Nha Trang và các
dự án trọng điểm khác. Đặc biệt chú trọng các giải pháp và danh mục dự án thu hút
vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Quan tâm xây dựng các khu tái định cư,
giải phóng mặt bằng kịp thời để tạo điều kiện triển khai các dự án lớn, công trình
trọng điểm trên địa bàn; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo
hướng hiện đại. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các dự án hệ thống
công trình thủy lợi như: hồ chứa nước Tà Rục, Sông Cạn, Đồng Điền, Sồng Chò…
để giải quyết vấn đề trọng tâm về nước phục vụ cho phát triển của các vùng kinh tế
trọng điểm.
Tập trung đầu tư phát triển các đô thị trung tâm gắn với vùng kinh tế trọng điểm,
đầu tư hợp lý phát triển các đô thị huyện lỵ; tăng tỷ lệ đô thị hóa gắn với xây dựng
đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó chú trọng đến mạng lưới giao thông, hệ
thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải, nước thải ở các đô thị, các khu công
nghiệp. Thực hiện công tác đô thị hóa, tiến hành nâng cấp và mở rộng các đô thị,
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
19
công nhận đô thị đối với các khu vực đã hội đủ điều kiện theo quy định, nâng cấp

thị xã Cam Ranh lên thành phố trực thuộc tỉnh, nâng cấp huyện Ninh Hòa lên thành
thị xã. Tiếp tục nghiên cứu và triển khai việc di dời trung tâm hành chính của tỉnh,
tạo quỹ đất để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục triển khai Dự án xây dựng kè và đường dọc sông Cái - Nha Trang; Dự
án cải thiện vệ sinh môi trường thành phố Nha Trang, nhằm chỉnh trang, giải quyết
môi trường; Dự án xây dựng trung tâm hội chợ - triển lãm quốc tế; xây dựng các
trung tâm thương mại, siêu thị, các bãi đỗ xe, trung tâm biểu diễn văn hóa, nghệ
thuật, các điểm vui chơi, giải trí... phục vụ cho đời sống của nhân dân trong tỉnh và
du khách. Huy động tối đa nguồn vốn để tiếp tục đầu tư đồng bộ hệ thống giáo dục
và đào tạo; nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về vật chất và trang thiết
bị; xây dựng mạng lưới giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng viễn thông…Tiếp tục đầu
tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các khu vực nông
thôn, miền núi, nhất là những vùng còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát triển văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, phát huy lợi thế của
trung tâm văn hóa du lịch, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Xây
dựng môi trường, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tiên tiến và giàu bản sắc
dân tộc, có bước phát triển năng động, rõ nét, tương xứng với tăng trưởng kinh tế và
phát triển hạ tầng kỹ thuật. Đầu tư thích đáng, có trọng điểm nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả các công trình văn hóa vật thể và phi vật thể, các tác phẩm văn
học nghệ thuật có chất lượng. Xây dựng Nha Trang thực sự là đô thị “xanh - sạch -
đẹp - văn minh, an toàn và thân thiện” và trở thành thành phố chuyên tổ chức các sự
kiện quốc gia và quốc tế.
Tăng cường đầu tư, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở từng
cấp học, ngành học; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo; tiếp
tục phát triển quy mô giáo dục; thực hiện phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, duy trì và nâng
cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tiếp tục thực hiện phổ
cập giáo dục trung học cho thanh niên trong độ tuổi, đi đôi với đẩy mạnh định
hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau các cấp trung học cơ sở, trung học
phổ thông. Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa giáo dục, phấn đấu 100% xã, phường,

thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả; hoàn thành kế hoạch
kiên cố hóa trường, lớp và nhà công vụ, tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật
trường học. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục.
Tăng cường các biện pháp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đẩy
mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế, nhất là
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
20
tuyến cơ sở gắn với mở rộng việc thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động y
tế, bảo đảm cho mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng cao;
triển khai thực hiện đề án thành lập trường đại học y dược tại tỉnh; hoàn thiện cơ
chế, chính sách khám, chữa bệnh cho đối tượng chính sách, bệnh nhân nghèo và trẻ
em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế, chăm sóc tốt sức khỏe của bà mẹ và trẻ
em. Triển khai có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, hoàn thiện hệ thống y tế
dự phòng, khống chế không để xảy ra dịch lớn trên địa bàn, giảm số mắc bệnh và tử
vong do các bệnh dịch nguy hiểm (sốt rét, tả, thương hàn, sốt xuất huyết, viêm
não…), thanh toán bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh và bệnh phong, ngăn chặn tốc độ
phát triển của bệnh lao, HIV/AIDS.
Tiếp tục đẩy mạnh chương trình xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàu
hợp pháp, giải quyết việc làm và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Xây
dựng chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ phát triển hạ tầng, ngành nghề, tư liệu sản
xuất, vốn, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất
để xóa nghèo một cách bền vững, đặc biệt quan tâm vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ, đối tượng có công với cách
mạng… Tiếp tục chăm lo và thực hiện tốt các chính sách đối với các gia đình
thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng, phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anh
hùng, quan tâm đến người già neo đơn, tàn tật, nhiễm chất độc màu da cam, trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...
Kết luận: dự án đầu tư nằm trong chiến lược phát triển hạ tầng và công nghiệp

trong giai đoạn 10 năm tới. Phù hợp hợp quy hoạch các khu công nghiệp và chế
xuất của tỉnh Khánh Hòa. Dự án còn tăng năng lực thu hút đầu tư vào hạ tầng và
công nghiệp của tỉnh trong thời gian tới.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của Khánh Hòa theo chỉ số PCI
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh của Việt Nam
(PCI) là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa Dự án Nâng cao Năng lực cạnh tranh
Việt Nam (VNCI) và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Chỉ số
PCI đo lượng chất lượng điều hành kinh tế và sự thuận lợi của môi trường kinh
doanh cấp tỉnh cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. PCI là một công cụ
hữu ích trong điều hành kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế
Việt Nam cũng như thế giới các năm 2008 -2009, PCI không chỉ giúp lãnh đạo các
tỉnh thành phố có những biện pháp điều chỉnh, rút kinh nghiệm mà còn giúp các
doanh nghiệp có định hướng kế hoạch phát triển tốt, nhà đầu tư xây dựng chiến
lược đầu tư đúng đắn…
Năm 2010, tỉnh Khánh Hòa đã vươn lên xếp thứ 30/ 63 tỉnh thành toàn quốc với
số điểm là 56.75/100 sau nhiều năm đứng ở vị trí thấp.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
21
Trong khu vực Nam trung bộ, Khánh Hòa xếp thứ 4.

Hình 1.1 Bảng so sánh xếp hạng năng lực cạnh tranh PCI các tỉnh Nam trung
bộ(nguồn: pcivietnam.com.vn)
Đây là ghi nhận cho sự cố gắng của Khánh Hòa để thu hút các nhà đầu tư cũng
như sự quan tâm của chính quyền tỉnh đến phát triển công nghiệp và hạ tầng.
2. Các định hướng phát triển ngành liên quan đến dự án
Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng
chính phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với một số nội dung chính như sau:
- Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010

và định hướng đến năm 2020 là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước
(cả về số lượng và chủng loại), có thể xuất khẩu khi có điều kiện; đưa ngành xi
măng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ hiện đại, đủ sức
cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong tiến trình hội nhập.
- Quan điểm phát triển.
+Về đầu tư: Đầu tư các dự án xi măng phải bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội,
sản phẩm có sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, sử
dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hoá, cảnh
quan và bảo đảm các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. Ưu tiên phát triển các dự án
đầu tư mở rộng, các dự án mới tại khu vực miền Nam và miền Trung, các dự án
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
22
thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc. Không đầu tư mới các nhà máy xi măng lò đứng,
các trạm nghiền độc lập không gắn với cơ sở sản xuất clanhke trong nước.
+Về công nghệ: Sử dụng công nghệ tiên tiến, tự động hoá ở mức cao, lựa chọn
thiết bị phù hợp nhằm đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao, ổn định, giá
thành hợp lý và sản phẩm đa dạng. Tiết kiệm tối đa tài nguyên, khoáng sản và năng
lượng trong sản xuất xi măng. Đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản
xuất xi măng trong đó có sử dụng phế thải, phế liệu của các ngành công nghiệp
khác, bảo đảm các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường theo tiêu
chuẩn quy định. Chuyển đổi dần công nghệ lò đứng sang lò quay và tiến tới loại bỏ
công nghệ xi măng lò đứng trước năm 2020.
+Về quy mô công suất: Ưu tiên phát triển các nhà máy quy mô công suất lớn;
lựa chọn quy mô công suất phù hợp đối với các dự án ở vùng núi, vùng sâu, vùng
xa. Các dự án chuyển đổi công nghệ từ lò đứng sang lò quay có thể áp dụng quy mô
công suất vừa và nhỏ, nhưng không nhỏ hơn 1.000 tấn clanhke/ngày.
+Về bố trí quy hoạch: Các nhà máy sản xuất xi măng phải được lựa chọn xây
dựng ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, hạ tầng và trên cơ
sở nhu cầu thị trường địa phương và khu vực, có tính đến điều tiết cung cầu trong

phạm vi toàn quốc, tập trung chủ yếu vào khu vực có triển vọng sản xuất clanhke,
xi măng. Tập trung xây dựng các nhà máy sản xuất clanhke quy mô công suất lớn
tại các khu vực có tài nguyên, có điều kiện giao thông đường thuỷ thuận tiện cho
việc vận chuyển clanhke vào miền Nam.
Đối với khu vực miền núi Tây Bắc, Đông Bắc chủ yếu xây dựng các nhà máy
quy mô phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại chỗ và vùng lân cận.
- Các chỉ tiêu quy hoạch: theo công suất toàn quốc, công suất theo vùng.
- Về nguồn vốn đầu tư:
Huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước bao gồm vốn tín dụng, trái
phiếu công trình, vốn tự có, vốn cổ phần, vốn góp liên doanh, ... để đầu tư xi măng.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xi măng, kể cả đầu tư nước
ngoài theo hình thức liên doanh hoặc cổ phần.
Nhà nước có hỗ trợ thích hợp đối với những dự án phát triển xi măng ở vùng núi,
vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn thông qua các cơ chế, chính sách hiện hành.
- Về phối hợp liên ngành:
Kết hợp hài hoà, đồng bộ giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa các ngành và các lĩnh
vực liên quan như : cơ khí, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường, khoa học
công nghệ, giáo dục đào tạo, xây dựng hạ tầng..., để đáp ứng tốt nhất cho phát triển
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
23
ngành công nghiệp xi măng, đồng thời tạo điều kiện để các ngành khác cùng phát
triển.
Kết luận: dự án thực hiện theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng
và kết hợp với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đóng góp nguồn cung cho
thị trường trong nước đang tăng trưởng mạnh.
IV. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1. Đánh giá nhu cầu hiện tại về các sản phẩm mà dự án cung cấp
• Nhu cầu xi măng trên thị trường
Bảng 1.1 Nhu cầu xi măng trên toàn quốc các năm

Đơn vị :triệu tấn
Năm Mức dao động Mức trung bình
2005 27,5 - 30,5 29
2010 42,2 - 51,4 46,8
2015 59,5 - 65,6 62,5
2020 68 – 70
Bảng 1.2 Nhu cầu xi măng các vùng theo các năm
Đơn vị :triệu tấn
Vùng kinh tế Nhu cầu xi măng các năm
2005 2010 2015
Tây Bắc 0,43 0,7 0,94
Đông Bắc 2,41 3,98 5,32
Đồng bằng sông Hồng 7,95 13,10 17,5
Bắc Trung Bộ 2,98 4,92 6,56
Nam trung bộ 2,27 3,74 5,0
Tây Nguyên 0,72 1,17 1,56
Đông Nam Bộ 7,78 12,17 16,25
Đồng bằng sông Cửu Long 4,46 7,02 9,37
(Nguồn: Tổng cục thống kê- 2008)
Như đã phân tích về quy hoạch phát triển, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
phải đáp ứng được nhu cầu không những về sản lượng mà còn về chất lượng, công
nghệ, thân thiện môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Dựa trên tình hình sản xuất xi
măng hiện tại, nhà nước vẫn đang phải nhập khẩu xi măng từ Trung Quốc và các
nước lân cận. Một số nhà nhập khẩu đang đệ trình xin giảm thuế nhập khẩu để giảm
giá cho xi măng. Dự án với sản phẩm xi măng hoàn toàn đáp ứng những yêu cầu
hiện tại của thị trường xi măng Việt Nam.
Hiện nay nguồn cung cấp xi măng chủ yếu cho thị trường Việt Nam được huy
động từ các nhà máy của Tổng công ty xi măng Việt Nam, các công ty xi măng liên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA

24
doanh, các nhà máy xi măng lò đứng, các trạm nghiền xi măng và một phần xi
măng nhập khẩu.
Từ năm 1995 đến nay do các cơ sở sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu
của thị trường nên Nhà nước thường xuyên phải nhập khẩu xi măng và clinker, đặc
biệt ở các tỉnh phía Nam, do điều kiện tự nhiên không có nhiều nguồn nguyên liệu,
do vậy hàng năm khu vực này phải nhập clinker và xi măng từ miền Bắc và nhập
khẩu từ các nước trong khu vực.
Giai đoạn dự báo 2005 đến 2020 cho nhu cầu xi măng( tấn) khu vực Nam trung bộ
Tỉnh 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2015
Bình Định 490,13 546,59 603,1 659,5 716 772,4 1054,7
Phú Yên 218,1984 235,7952 253,4 271 288,6 306,2 394,17
Khánh Hoà 506,0754 556,5384 607 657,5 707,9 758,4 1010,7
Ninh Thuận 173,05 195,75 218,5 241,2 263,9 286,6 400,05
Gia Lai-Kon
Tum
290,676 304,824 319 333,1 347,3 361,4 432,16
Đắc Lắc 285,516 299,764 314 328,3 342,5 356,8 428
Tổng 1963,6458 2139,2616 2315 2490 2666 2842 3719,8
Qua số liệu trên cho thấy Khánh Hoà là tỉnh có khối lượng tiêu thụ xi măng lớn
nhất trong khu vực. Ngoài ra hai tỉnh Bình Định và Đắc Lắc cũng là hai thị trường
tiêu thụ xi măng tương đối lớn, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên với chính sách phát
triển miền núi và chiến lược khai thác lợi thế thuỷ điện của Chính Phủ, vùng Tây
Nguyên trong tương lai sẽ là một thị trường đầy tiềm năng cho ngành xây dựng phát
triển.
Kết luận: nhu cầu của thị trường về các sản phẩm của dự án là khá lớn, đảm bảo
khả năng tiêu thụ cho nhà máy trong thời điểm hiện tại khi đi vào vận hành.
• Dự báo nhu cầu trong tương lai
Trong tương lai, thông qua quy hoạch phát triển ngành xi măng và phân tích thị
trường chung. Với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 6-7%

trong cả thời kỳ 2010-2020, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 10-
11%, có thể thấy rằng nhu cầu là ngày càng tăng lên. Tốc độ phát triển kinh tế và
yêu cầu hiện đại hóa, mở rộng cơ sở hạ tầng ngày càng cấp thiết (như đã phân tích
trong mục tiêu phát triển chủ yếu của địa phương và ngành). Cộng với đời sống xã
hội không ngừng tăng dẫn đến việc đầu tư cho hạ tầng, công trình cũng không
ngừng tăng theo. Với các sản phẩm là xi măng nhu cầu của thị trường cho sản phẩm
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY XI MĂNG CAM RANH - KHÁNH HÒA
25
dự án trong tương lai là cực kỳ khả quan, đảm bảo yếu tố tăng trưởng tốt và bền
vững.
• Phân tích năng lực đáp ứng hiện tại
Năng lực của thị trường cung cấp
- Năng lực đáp ứng của thị trường xi măng trong nước
Từ dự báo nhu cầu xi măng và năng lực dưới đây, có thể thấy nguồn cung xi
măng trong ngắn hạn đang cân bằng với cầu.

Hình 1. 1 Sản lượng cung cấp xi măng cho thị trường và doanh thu của Tổng công
ty công nghiệp xi măng Việt Nam (nguồn: Vicem.vn)
• Phân tích khối lượng sản phẩm trong tương lai
Trong tương lai, với quỹ đất dự kiến dành cho phát triển cùng với triển vọng
doanh số sản phẩm tốt thì việc mở rộng sản xuất và cung ứng là hoàn toàn khả thi,
dựa trên nền tảng kinh nghiệm quản lý cũng như vận hành hệ thống sẵn có.
2. Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Thứ nhất: dự án có vị trí trung tâm của khu vực duyên hải Nam trung bộ, có
nhiều thuận lợi về mặt vận chuyển ( một yếu tố cực kì quan trọng của ngành sản
xuất và cung ứng vật liệu)- lại có cảng chuyên dụng ngay tại nhà máy nên rất thuận
tiện cũng như giảm giá thành sản phẩm.
Thứ hai: với chất lượng được đảm bảo bởi Tổng công ty xi măng Việt Nam với
nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý và vận hành.

Thứ ba, trong khu vực có rất ít nhà máy cung ứng sản phẩm cho thị trường. Hầu
hết là vận chuyển từ phía Bắc vào.

×