Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

Tiểu luận môn tính toán lưới Khám phá PaaS (Platform as a Service)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.09 KB, 40 trang )

TÍNH TOÁN LƯỚI
Khám phá PaaS
(Platform as a Service)
Nhóm: Phạm Nhật Minh 08520234
Đặng Tiểu Bình 08520032
Lê Ngọc Phi 08520279
Đỗ Công Thành 08520358
Lê Phước Đông 08520092
1
Nội dung
1. Tổng quan về PaaS (Platform as a Service)

Tổng quan PaaS

Các phương pháp tiếp cận PaaS
2. Khám phá PaaS

Google App Engine

Microsoft Azure

Salesforce.com

Intuit
3. Sử dụng PaaS
2
Tổng quan về PaaS
3
Tổng quan về PaaS

PaaS là nền tảng của điện toán đám mây. Ở đó bao gồm


một bộ các công cụ phát triển ứng dụng, môi trường trung
gian để thư nghiệm ứng dụng được tạo ra và khả năng triển
khai những ứng dụng đó.

PaaS hỗ trợ triển khai ứng dụng mà không cần quan tâm
đến sự phức tạp hay chi phí của việc trang bị và quản lý các
lớp phần cứng và phần mềm bên dưới. Đồng thời PaaS
cung cấp tất cả các tính năng cần thiết để hỗ trợ chu trình
sống đầy đủ của việc xây dựng ứng dụng và những dịch vụ
web có sẵn trên internet
4
Tổng quan về PaaS

PaaS cung cấp cơ sở cho việc thiết kế ứng dụng, phát triển
ứng dụng, triển khai ứng dụng, kiểm tra và lưu trữ. Nó được
tích hợp dịch vụ web, database, bảo mật, khả năng mở
rộng, bảo trì và nâng cấp ứng dụng
5
Tổng quan về PaaS
6
Tìm hiểu PaaS
PaaS có những đặc điểm chung gì?

Tận dụng internet

Cung cấp một bộ các ngôn ngữ lập trình

Công cụ giám sát, đo lường tài nguyên sử dụng và theo dõi
tổng thể hiệu suất của nhà cung cấp


PaaS dựa trên kiến trúc đa chiếm hữu (multi-tenancy
architrcture) : người dùng chạy những bản sao ứng dụng của
họ tách biệt với nhau dựa trên ảo hóa vì thế mã nguồn và dữ
liệu của khách hàng hoàn toàn bị cô lập với nhau (Chapter
12)
7
Tìm hiểu PaaS

Paas đáp ứng vòng đời phát triển hoàn chỉnh, hỗ trợ cộng
tác nhóm phát triển

PaaS cũng bao gồm dịch vụ nền tảng như SOAP, XML…

Cung cấp khả năng triển khai, quản lý, kiểm tra và duy trì
những ứng dụng đã phát triển
8
Tìm hiểu PaaS

PaaS phải đáp ứng những yêu cầu sau:

Những ứng dụng tổng hợp : kết hợp các dịch vụ để tạo
nên một ứng dụng doanh nghiệp lớn dựa trên các nguyên
tắc và luật đã đề ra

Cổng thông tin: là môi trường tổ chức các thành phần
ứng dụng cho khách hàng

Mashups: dễ dàng tương tác và chia sẻ ứng dụng giữa
những người sử dụng
9

Tìm hiểu PaaS
Các phương pháp tiếp cận PaaS: tùy vào nhu cầu sử dung
khác nhau của từng đối tượng sẽ có những cách tiếp cận khác
nhau nhưng có thể chia thành 3 loại chính như sau:

Nền tảng tích hợp sẵn vòng đời

Nền tảng tích hợp vòng đời và phần mềm business

Sử dụng công nghệ như một nền tảng
10
Tìm hiểu PaaS

Nền tảng tích hợp sẵn vòng đời: nhà cung cấp platform sẽ
cung cấp miễn phí cho các nhà phát triển một bộ công cụ để
phát triển ứng dụng trên nền tảng Web như là: hệ điều hành,
ngôn ngữ lập trình, bảo mật, lưu trữ, kiểm soát…
Bao gồm:

Một quy trình làm việc

Những công cụ phát triển

Môi trường kiểm tra thử nghiệm

Khả năng tích hợp CSDL

Dịch vụ và công cụ của bên thứ 3
VD: Google App Engine và Microsoft’s Azure
11

Tìm hiểu PaaS

Nền tảng tích hợp vòng đời và phần mềm business: về cơ
bản giống với nền tảng tích hợp sẵn vòng đời nhưng trong
môi trường này còn đóng gói một phần mềm business ở lõi

Nổi bật là Salesforce.com với nền tảng Force.com của nó.
Bên cạnh đó còn có Intuit với phần mềm tài chính
QuickBooks được tích hợp sẵn
12
Tìm hiểu PaaS

Sử dụng những công nghệ như một nền tảng :
Không phải tất cả nền tảng trong điện toán đều bao gồm
một môi trường hoàn chỉnh. Một số nền tảng chỉ tập trung
vào khả năng cung cấp những công cụ chuyên môn, đó là
những công cụ riêng
VD: Amazon cung cấp bộ công cụ SimpleDB và Simple
Query Services (SQS) để xây dựng ứng dụng. Rightscale
cung cấp nền tảng tích hợp công cụ quản lý đám mây.
WaveMaker cho phép người dùng tùy chỉnh nền tảng của
họ và cho phép những nhà phát triển tái sử dụng mã nguồn
bên trong môi trường PaaS…

13
Tìm hiểu một số nhà cung cấp dịch vụ PaaS

Google App Engine

Nền tảng Force.com của Salesforce.com


Microsoft’s Azure

Intuit
14
Google App Engine

Giới thiệu về Google App Engine :
15
Google App Engine

Google App Engine là gì ?

Google App Engine (GAE) là một nền tảng hosting
bao gồm web server, cơ sở dữ liệu BigTable và kho
lưu trữ file GFS.

GAE cho phép viết ứng dụng web dựa trên cơ sở hạ
tầng của Google. Nghĩa là bạn không cần quan tâm là
trang web bạn được lưu trữ như thế nào (kể cả
database đi kèm), mà chỉ cần quan tâm đến việc phát
triển ứng dụng theo các API do Google cung cấp.
16
Google App Engine

Môi trường Google App Engine :
17
Google App Engine

Google không giúp khách hàng tạo ra mọi ứng dụng để

chạy trên mọi nền tảng. Google chỉ giúp khách hàng xây
dựng các dụng trên nền tảng web. Đó là một nền tảng triển
khai và phát triển ứng dụng.

Một chu trình mà GAE xử lý ứng dụng web bao gồm: các
bản ghi yêu cầu, kiểm tra tình trạng ứng dụng, cập nhập
phiên bản ứng dụng, vận hành CSDL cơ bản và sử lý công
việc.

Google tích hợp tất cả các công cụ vào một môi trường duy
nhất. Khi khách hàng triển khai ứng dụng của họ vào môi
trường của Google, họ cũng có thể truy cập IaaS của
Google.
18
Google App Engine

Sự thuận tiện và dễ dàng sử dụng của GAE :

Không yêu cầu tải hay cài đặt bất cứ phần mềm nào từ
phía nhà phát triển, hay người dùng cuối.

Google App đưa ra một môi trường phát triển tích hợp
đầy đủ.

Dễ dàng mở rộng.

Miễn phí để bắt đầu.
19
Google App Engine


Bên cạnh phát triển dịch vụ, Google cũng cung cấp những dịch vụ
khác như:

Tài khoản Google để chứng thực

Kho lưu trữ file GFS(Google File System)

BigTable để quản lý dữ liệu

Nó bao gồm những dịch vụ cơ sở hạ tầng như :

Cân bằng tải

Liên tục lưu trữ các truy vấn

Sắp xếp và giao dịch

Giao diện chương trình đáp ứng chứng thực và gửi email bằng tài
khoản Google

Các công việc được thực hiện theo lịch trình và thời gian nhất
định
20
Google App Engine

Hiện AppEngine hỗ trợ 2
loại ngôn ngữ là: Python
và Java.

Một số ngôn ngữ khác

như PHP cũng có thể chạy
được nếu cài cùng với bộ
chuyển từ PHP sang Java.
21
Google App Engine

Google kết nối các ứng dụng web vào một môi trường để tạo thành
một cơ sở hạ tầng phục vụ có khả năng mở rộng. Nó được thực
hiện bằng cách tích hợp các công cụ sau:

Python runtime: cung cấp ngôn ngữ lập trình cấp cao nhằm dễ
dàng xây dựng các ứng dụng. Pythron bao gồm các mô hình và
các gói đáp ứng khả năng tái sử dụng mã nguồn.

Java runtime: tích hợp các công cụ của Google và dự định
dùng cho AJAX hoặc tương tác với những ứng dụng web

Công cụ phát triển phần mềm (SDK)

Công cụ điều khiển quản lý dựa trên nền Web: giúp nhà phát
triển quản lý ứng dụng của họ

Kho dữ liệu: lưu trữ dữ liệu phần mềm ứng dụng Web, nó được
xây dựng dựa trên cấu trúc BigTable
22
Google App Engine

Chi phí sử dụng GAE :

Giống như những nền tảng điện toán đám mây khác,

người dùng phải trả phí cho những gì họ sử dụng như chi
phí cho việc lưu trữ và sử dụng băng thông.

Tuy nhiên, họ không phải trả phí cho việc cài đặt, bảo trì
ứng dụng.

GAE cho phép miễn phí tới 500MB lưu trữ, 10GB băng
thông lưu chuyển mỗi ngày tương đương với 5triệu page
view mỗi tháng. Khách hàng cũng có thể đăng ký đến 10
ứng dụng trên một account của nhà phát triển
23
Google App Engine

Khi nhà phát triển tạo một ứng dụng, họ được cấp tài
nguyên sử dụng miễn phí bao gồm 6.5h sử dụng CPU một
ngày và 1 GB dữ liệu một ngày.

Nếu họ sử dụng vượt quá tài nguyên đó họ sẽ phải trả phí
như sau:

0.10$ - 0.12$ cho mỗi giờ sử dụng CPU

0.15 $ - 0.18$ cho mỗi GB mỗi tháng dung lượng

0.11$ - 0.13$ cho mỗi GB băng thông đi

0.09$ - 0.11$ cho mỗi GB băng thông tới

0.15$ cho mỗi GB lưu trữ mỗi tháng


0.0001$ cho mỗi email
24
Google App Engine

Nhược điểm của GAE :

Việc xây dựng ứng dụng trên GAE làm bạn phụ thuộc
hoàn toàn vào các công nghệ của Google và rất khó có
thể tách ra thành một ứng dụng độc lập.

Yahoo hay Microsoft sẽ chẳng bao giờ mua một ứng
dụng xây dựng trên nền tảng của đối thủ.

Các nhà đầu tư cũng rất e ngại khi tài sản của công ty bạn
đặt hết vào tay người khác, dù cho đó là Google.
25

×