Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Qui phạm điều ước và qui phạm tập quán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.41 KB, 11 trang )

I/ Lời mở đầu
Trong một thế giới thay đổi từng ngày, với đời sống quốc tế sôi
động, những qui phạm luật quốc tế liên tục được hình thành và phát triển.
Thực tiễn quan hệ quốc tế đã đặt ra nhu cầu lớn về hình thành và viện dẫn áp
dụng các qui phạm điều ước và qui phạm tập quán quốc tế một cách linh hoạt
và hiệu quả. Ngày nay, ngày càng nhiều luật gia cho rằng nghị quyết của các
tổ chức quốc tế liên chính phủ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình
thành cũng như viện dẫn áp dụng qui phạm điều ước và qui phạm tập quán
quốc tế.
II/Nội dung:
1. Những vấn đề chung:
1.1. Qui phạm điều ước và qui phạm tập quán quốc tế:
Qui phạm luật quốc tế được hiểu là những qui tắc xử sự do các chủ thể
của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên hoặc thừa nhận giá trị pháp lí của
chúng để điều chỉnh các quan hệ quốc tế. Qui phạm luật quốc tế là công cụ cơ
bản và quan trọng nhất có chức năng điều chỉnh các quan hệ diễn ra giữa các
chủ thể luật quốc tế và là hạt nhân trong cấu trúc của hệ thống pháp luật quốc
tế. Nội dung của qui phạm luật quốc tế luôn chứa đựng các quyền và nghĩa vụ
pháp lí quốc tế của cac chủ thể luật quốc tế với nhau. Có thể khẳng định rằng,
nội dung của các qui phạm pháp luật quốc tế là cơ sở pháp lí để đánh giá tính
pháp lí của các hành vi của các chủ thể khác khi tham gia vào các quan hệ
pháp luật quốc tế. Mọi hành vi vi phạm các qui định của qui phạm luật quốc
tế là cơ sở pháp lí để xác định trách nhiệm pháp lí quốc tế đối với các chủ thể
luật quốc tế.
Căn cứ vào phương thức hình thành và hình thức tồn tại của qui phạm,
qui phạm luật quốc tế có thể được chia thành qui phạm điều ước và qui phạm
tập quán.
Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là hai hình thức cơ bản biểu hiện sự
tồn tại của qui phạm luật quốc tế đồng thời cũng được thừa nhận rộng rãi là
hai loại nguồn cơ bản của luật quốc tế.
1.1.1. Qui phạm điều ước quốc tế:


Qui phạm điều ước quốc tế là qui phạm thành văn do các quốc gia xây
dựng nên. Điều ước quốc tế là nguồn cơ bản, chủ yếu của luật quốc tế và đại
đa số các qui phạm pháp lí quốc tế đều chứa đựng trong các điều ước quốc tế.
Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận bằng văn bản
được kí kết giữa các chủ thể của luật quốc tế (trước tiên và chủ yếu là các
quốc gia) trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm thiết lập, thay đổi hoặc
chấm dứt các quyền, nghĩa vụ pháp lí đối với nhau trong quan hệ quốc tế.
Khái niệm điều ước quốc tế phải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: Thứ
nhất, về hình thức của điều ước quốc tế, điều ước quốc tế phải bừn văn bản.
Thứ hai, chủ thể kí kết phải là các chủ thể của luật quốc tế. Thứ ba, về ý chí,
điều ước quốc tế phải được kí kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các
chủ thể của luật quốc tế. Thứ tư, về nội dung, điều ước quốc tế phải ghi nhận
các quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể luật quốc tế khi tham gia quan
hệ điều ước.
Để trở thành nguồn của luật quốc tế, điều ước quốc tế phải
đáp ứng những điều kiện sau:
Thứ nhất, điều ước quốc tế phải được kí kết trên cơ sở tự nguyện và bình
đẳng giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau.
Thứ hai, điều ước quốc tế được kí kết phải phù hợp với thủ tục,
thẩm quyền theo qui định của pháp luật của các bên kí kết.
Thứ ba, điều ước quốc tế phải có nội dung phù
hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
1.1.2 Qui phạm tập quán quốc tế
Qui phạm tập quán quốc tế là loại qui phạm bất thành văn do các quốc
gia thừa nhận và “luật hóa” các qui tắc xử sự trong quan hệ quốc tế. Theo
nghĩa là nguồn của luật quốc tế, tập quán quốc tế là những qui tắc xử sự hình
thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế được các quốc gia và các chủ thể khác
của luật quốc tê thừa nhận rộng rãi là những qui phạm có tính chất pháp lí bắt
buộc để điều chỉnh quan hệ quốc tế. Tập quán quốc tế được tạo thành từ hai
yếu tố: Yếu tố vật chất – là những hành

vi xử sự được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong thực tiễn quan hệ giữa các
quốc gia để tạo ra những qui tắc xử sự thống nhất, hành vi có thể là hành vi
lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp của quốc gia. Yếu tố tâm lí
– được tạo thành khi chủ thể của luật quốc tế nhận thức rằng, việc áp dụng các
qui tắc thực tiễn ấy là đúng về mặt pháp lí, mọi sự không tôn trọng qui tắc này
được xem là vi phạm các nghĩa vụ pháp lí quốc tế.
Để trở thành nguồn luật quốc tế, tập quán quốc tế phải đáp ứng các
điều kiện sau: 1- Tập quán quốc tế đó phải được áp dụng một thời gian dài
trong thực tiễn quan hệ quốc tế; 2- Tập quán đó phải được thừa nhận rộng rãi
như những qui phạm có tính chất bắt buộc, 3- Tập quán quốc tế phải có nội
dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
Một quan điểm tương đối phổ biến hiện nay
cho rằng trong luật quốc tế tồn tại hai loại qui phạm tập quán quốc tế.
Loại qui phạm “truyền thống”,
bao gồm các qui tắc xử sự không thành văn, hình thành trong thực tiễn quan
hệ quốc tế và được các quốc gia thừa nhận hiệu lực pháp lí, ràng buộc với
mình. Loại qui
phạm “hiện đại” – bao gồm các qui tắc xử sự được ghi nhận trong một số văn
kiện, được các quốc gia thừa nhận hiệu lực pháp lí bắt buộc đối với mình với
tư cách là tập quán pháp lí quốc tế. Loại qui phạm này không được hình thành
từ thực tiễn lâu dài mà từ các văn kiện quốc tế hoặc có tính chất quốc tế, được
các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận và áp dụng rộng rãi. Chúng có thể hình
thành từ điều ước quốc tế cũng như từ các văn kiện quốc tế khác, thường là từ
nghị quyết của các tổ chức quốc tế (ví dụ nghị quyết của đại hội đồng liên hợp
quốc).
1.2 Các tổ chức quốc tế liên chính phủ và nghị quyết của các tổ chức
quốc tế liên chính phủ :
Là một trong những chủ thể của luật quốc tế, tổ chức quốc tế liên chính
phủ là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập có chủ quyền, được
thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế, phù hợp với Luật Quốc tế

hiện đại, có quyền năng chủ thể riêng biệt và một hệ thống cơ cấu tổ chức phù
hợp để thực hiện các quyền năng đó theo đúng mục đích và tôn chỉ của tổ
chức.
Tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể phái sinh của luật quốc tế,
được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia và các chủ thể khác
của luật quốc tế. Mỗi tổ chức quốc tế đều có các quyền và nghĩa vụ riêng biệt
do các thành viên của tổ chức thỏa thuận trao cho.
Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ được coi là một
loại phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế, gồm hai loại là các nghị quyết
có tính qui phạm và các nghị quyết mang tính khuyến nghị.
Nghị quyết có tính qui phạm là các nghị quyết qui định qui định về mức
độ đóng góp của các quốc gia thành viên, về tổ chức và hoạt động của bộ
máy, về thủ tục quan trọng trong hoạt động của từng tổ chức. Những qui định
có tính bắt buộc được đề cập đến trong chính điều lệ (qui chế) của mỗi tổ
chức. Các nghị quyết này tạo ra qui phạm pháp lí đối với từng tổ chức quốc tế
nhất định và là nguồn của luật quốc tế, nhưng không phải là nguồn của luật
quốc tế nói chung mà là luật của tổ chức quốc tế. Chúng có giá trị pháp lí bắt
buộc đối với từng tổ chức quốc tế, với cơ quan và thành viên của nó.
Nghị quyết có tính khuyến nghị của tổ chức quốc tế : Các nghị
quyết – khuyến nghị của Đại hội đồng Liên hợp quốc và tổ chức quốc tê khác
là văn kiện quốc tế, trong đó có các định hướng, chủ trương, biện pháp giải
quyết từng vấn đề nhất định mang tính thời sự của đời sống quốc tế, hoặc
tuyên bố về nguyên tắc giải quyết những vấn đề nào đó trong quan hệ quốc tế.
Tự bản thân, các nghị quyết này chỉ mang tính khuyến nghị mà không
sinh ra quy phạm pháp lí, không có hiệu lực pháp lí bắt buộc các quốc gia
phải tuân theo, và vì thế chúng không được coi là nguồn của luật quốc tế. Tuy
vậy, nhiều nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc giữ vai trò quan trọng
trong quá trình hình thành và phát triển của qui phạm luật quốc tế, đồng thời
được công nhận là phương tiện bổ trợ để xác định qui phạm luật quốc tế.



2. Vai trò của nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ
trong quá trình hình thành cũng như viện dẫn áp dụng qui phạm điều
ước và qui phạm tập quán.
Nhiều luật gia cho rằng nghị quyết của các tổ chức quốc tế, chủ yếu là
Liên hợp quốc, cũng là nguồn của luật quốc tế hiện đại. Quan điểm này khẳng
định chức năng lập pháp của LHQ.
Các qui phạm luật quốc tế là do các quốc gia bình đẳng xây dưng nên, đó
là quyền ko thể tách rời của các quốc gia có chủ quyền. Các tổ chức quốc tế,
kể cả LHQ cũng không có quyền lập pháp quốc tế. Tuy nhiên, nói như vậy
không có nghĩa là các tổ chức quốc tế không có vai trò gì trong quá trình xây
dựng luật quốc tế. Vậy vai trò của các tổ chức quốc tế biểu hiện như thế nào?
Trong nội bộ tổ chức quốc tế, một số cơ quan có thẩm quyền thông qua
các qui tắc thủ tục. Thẩm quyền này do điều ước thành lập tổ chức quốc tế
(hiến chương, điều lệ, qui chế,...) qui định. Các qui tắc được thông qua đúng
thẩm quyền và thủ tục qui định, có giá trị bắt buộc đối với các quốc gia thành
viên.
Như vậy, có thể nói các tổ chức quốc tế cũng có quyền lập pháp chủ yếu
trong các vấn đề có tính chất thủ tục, tổ chức, tài chính,... trong sinh hoạt nội
bộ của mình. Ví dụ, căn cứ vào Điều 21 và 22 Hiến chương LHQ, Đại hội
đồng LHQ có quyền qui định các qui tắc thủ tục riêng và có quyền thành lập
các cơ quan bổ trợ cần thiết cho việc thực hiện chức năng của mình.
Trong thực tiễn quốc tế, khi xác đinh hoặc giải thích quy phạm luật quốc
tế, các quốc gia thường viện dẫn đến nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp
quốc. Các nghị quyết được viện dẫn nhiều hơn cả và có vai trò to lớn trong

×