Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Văn bản pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.59 KB, 4 trang )

I./ LỜI MỞ ĐẦU
Nhà quản lý mà chức năng cơ bản là hoạch định, ra quyết định, tổ
chức, điều hành và kiểm soát, không thể thiếu được công cụ hữu hiệu là
hệ thống văn bản. Văn bản pháp luật là phương tiện chủ yếu, có tác dụng
trực tiếp và sâu sắc đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Vậy văn bản
pháp luật là gì? Gồm những loại nào và mỗi loại có những đặc điểm gì?
II. NỘI DUNG:
Trong lí luận và thực tiễn hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm
khác nhau về văn bản pháp luật, trong đó, theo quan điểm của trường Đại
học Luật Hà Nội, văn bản pháp luật bao gồm văn bản qui phạm pháp luật,
văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.
Cả ba loại văn bản trên đều được pháp luật quy định về trường
hợp sử dụng, hình thức văn bản, thẩm quyền, thủ tục ban hành và một số
vấn đề liên quan khác như: thời hạn, trách nhiệm thi hành. Chúng đều là
phương tiện quản lý được cơ quan nhà nước sử dụng để tác động, điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý nhà nước; đều có giá trị
bắt buộc thi hành ở những mức độ khác nhau đối với các đối tượng có
liên quan và đều được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước.
Cả ba loại văn bản trên không chỉ có các đặc điểm của văn bản
pháp luật nói chung, như được xác lập bằng ngôn ngữ viết, hình thức văn
bản do pháp luật qui định, được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền
và theo thủ tục do luật định, ... mà mỗi loại còn có một số nét đặc thù về
nội dung, tính chất và vai trò trong quản lý nhà nước.
1. Văn bản qui phạm pháp luật:
Khoản 1 Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2008 quy định rõ: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục trình tự luật định, trong đó
các qui tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Theo qui định của luật này, văn bản qui phạm pháp luật gồm có:
Hiến pháp; Luật, Bộ luật; Nghị quyết; Pháp lệnh; Lệnh của Chủ tịch


nước; Nghị định; Quyết định; Chỉ thị; Thông tư.
Từ khái niệm trên có thể rút ra một số đặc điểm của Văn bản quy
phạm pháp luật để phân biệt với các loại văn bản khác như sau:
- Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành với hình
thức được qui định tại Điều 1 chương 1 và chương 2 của Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
- Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ường ban
hành theo đúng thủ tục, trình tự được quy định tại các chương III, IV,V,
VI và VII của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và
các quy định tại Nghị định 101 của Chính phủ.
- Văn bản có chứa đựng quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều
lần, đối với mọi đối tượng, hoặc một nhóm đối tượng, có hiệu lực trong
phạm vi toàn quốc hoặc từng địa phương.
- Văn bản được Nhà nước bảo đảm thi hành bằng các biện pháp
như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, các biện pháp về tổ chức hành
chính, kinh tế; trong trường hợp cần thiết Nhà nước áp dụng biện pháp
cưỡng chế bắt buộc thi hành và qui định chế tài đối với người có hành vi
vi phạm.
Những văn bản cũng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban
hành mà không có đủ những yếu tố nói trên để giải quyết những vấn đề
cụ thể đối với những đối tượng cụ thể, thì không phải là văn bản quy
phạm pháp luật và không chiụ sự điều chỉnh của luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật và Nghị định 101 của Chính phủ.
Ví dụ: Quyết định lên lương, khen thưởng, kỹ luật, điều động công
tác, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức ; quyết định xử phạt hành
chính ; quyết định phê duyệt dự án, chỉ thị về việc phát động phong trào
thi đua, biểu dương người tốt, việc tốt và những văn bản cá biệt khác…
Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật còn phải đảm bảo tính hợp
hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật (Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008). Hiến

pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Văn bản
quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm
tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp
luật. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban
hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước
cấp trên. Văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành.
Trong quản lý hành chính nhà nước, để điều hành hoặc hướng dẫn
về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp dưới, cơ quan cấp trên có thể sử
dụng một số văn bản hành chính mà không sử dụng văn bản áp dụng
pháp luật hay văn bản quy phạm pháp luật.
2. Văn bản áp dụng pháp luật:
Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do những chủ thể có thẩm
quyền ban hành theo thủ tục và hình thức pháp luật quy định, có nội dung
là mệnh lệnh cụ thể với những đối tượng xác định, được thực hiện một
lần trong thực tiễn.
Khác với văn bản qui phạm pháp luật, văn bản hành áp dụng pháp
luật chứa đựng qui tắc xử sự cụ thể, chỉ được áp dụng một lần cho một
chủ thể xác định và được ban hành trên cơ sở văn bản qui phạm pháp
luật.
Một số văn bản áp dụng pháp luật như: quyết định bổ nhiệm, nâng
bậc lương, khen thưởng, kỷ luật; quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
quyết định hay bản án của Tòa án…
Đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật :
- Văn bản áp dụng pháp luật do những chủ thể có thẩm quyền ban
hành (cơ quan Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan nhà nước, công chức, cá
nhân) nên nó mang tính quyền lực Nhà nước.
- Văn bản áp dụng pháp luật được ban hành theo thủ tục và hình
thức pháp luật quy định.

- Văn bản áp dụng pháp luật có nội dung là mệnh lệnh cụ thể với
đối tượng xác định.
- Văn bản bản áp dụng pháp luật chỉ sử dụng một lần.
3. Văn bản Hành chính :
Văn bản hành chính là những văn bản được ban hành nhằm triển
khai thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên, điều hành quản lý trong nội
bộ cơ quan ; để giao dịch công tác giữa các cơ quan nhà nước với nhau
hoặc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức và công dân ; trao đổi thông tin
và ghi nhận sự kiện thực tế xảy ra là cơ sở để chủ thể có thẩm quyền ban
hành văn bản áp dụng pháp luật.
Từ khái niệm trên ta thấy được văn bản hành chính có một số đặc
điểm sau :
- Văn bản hành chính không mang tính quyền lực Nhà nước.
- Văn bản hành chính không bắt buộc thi hành, không có sự đảm
bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước.
- Tên gọi và nội dung của Văn bản hành chính không được pháp
luật quy định.
- Văn bản hành chính không tạo ra và không làm thay đổi hành vi
ứng xử của cá nhân (không phải là quyết định pháp lý).
Một số văn bản hành chính cụ thể như: Quyết định của Chủ tịch
nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc tăng giá xăng dầu;
Quyết định tạm giữ phương tiện vận tải giao thông vi phạm hành chính;
Thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; ...
III/ KẾT LUẬN
Cách thức phân loại văn bản pháp luật trên có thể giúp cho các cơ
quan nhà nước dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc lựa chọn loại văn bản
phù hợp để thực hiện hiệu quả chức năng điều hành, quản lí, tránh tình
trạng chồng chéo, trùng lặp giữa các loại văn bản, qua đó góp phần tích
cực bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình xây dựng văn bản pháp
luật, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.
2. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×