Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích và bình luận về các biện pháp xử lí văn bản pháp luật khiếm khuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.52 KB, 7 trang )

Bùi Thị Minh Trang (KT33B048)
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều văn bản khiếm khuyết ở
những mức độ khác nhau, như: được ban hành trái thẩm quyền, nội dung trái
pháp luật, các quy định tản mát, chồng chéo, mâu thuẫn nhau, không phù
hợp với thực tiễn đời sống xã hội nên đã không có khả năng thực thi hoặc
khi thực hiện đã tạo ra những kết quả rất thấp, thậm chí ngược lại so với dự
định của chủ thể ban hành văn bản. Bên cạnh đó, việc nhận diện, xác định
văn bản khiếm khuyết, việc xử lý các văn bản khiếm khuyết thường không
được kịp thời, nhiều khi không đúng đắn hoặc không thống nhất về quan
điểm của các bên hữu quan. Đồng thời, việc tổng kết, rút kinh nghiệm,
hướng dẫn về công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản cũng
gặp nhiều khó khăn và có hiệu quả không cao. Toàn bộ những việc đó một
mặt đã làm chậm sự phát triển của kinh tế - xã hội, trực tiếp làm giảm sút
hiệu quả, hiệu lực của quản lý hành chính nhà nước; mặt khác, tạo ra tâm lý
coi thường pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và trong nhân
dân, làm tổn hại tới uy tín Nhà nước. Vì vậy, muốn tăng cường hiệu quả, hiệu
lực của quản lý nhà nước thì cần tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động khác
nhau, trong đó việc phát hiện và xử lý các văn bản quản lý hành chính nhà
nước khiếm khuyết là một nhiệm vụ cấp bách, được đặc biệt quan tâm trong
giai đoạn cách mạng hiện nay.
Chính vì vậy, trong bài tập lớn học kì này, em đã quyết định chọn đề
bài: “Phân tích và bình luận về các biện pháp xử lí văn bản pháp luật
khiếm khuyết”.
1
Bùi Thị Minh Trang (KT33B048)
I. Văn bản khiếm khuyết và những biểu hiện của văn bản khiếm
khuyết.
Xử lí văn bản khiếm khuyết là hoạt động của cơ quan nhà nước và cá
nhân có thẩm quyền trong việc gia quyết định trong việc xử lí những văn
bản pháp luật khiếm khuyết.


Trên cơ sở những yêu cầu về chất lượng của văn bản pháp luật, có thể
xác định văn bản pháp luật khiếm khuyết là văn bản có biểu hiện sau:
Thứ nhất là văn bản pháp luật không đáp ứng được yêu cầu về mặt
chính trị. Đó là những văn bản có nội dung không phù hợp với đường lối
chính sách của Đảng, không phù hợp với ý chí, lợi ích chính đáng của công
dân.
Thứ hai là văn bản không đáp ứng được yêu cầu về pháp lí. Đó là
những văn bản có sự vi phạm về thẩm quyền ban hành, có nội dung trái với
quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký
kết. Đó còn là những văn bản không đáp ứng yêu cầu về thể thức và thủ tục
ban hành văn bản.
Thứ ba đó là những văn bản không đáp ứng yêu cầu về khoa học. Đó
là những văn bản có nội dung không phù hợp với thực trạng và quy luật của
đời sống xã hội. Bên cạnh đó, văn bản cũng không đáp ứng được yêu cầu về
khoa hoc khi có nội dung không phù hợp với truyền thống đạo đức, thuần
phong, mĩ tục trong xã hội.
II. Các biện pháp xử lý văn bản khiếm khuyết.
1. Sửa đổi, bổ sung .
Sửa đổi, bổ sung là biện pháp xử lí được áp dụng đối với các văn bản
pháp luật khi mức độ khiếm khuyết ở mức độ rất nhỏ.
Sửa đổi là việc ra văn bản để làm thay đổi một phần nội dung văn bản
pháp luật hiện hành trong khi vẫn giữ nguyên những nội dung khác. Vì vậy,
sửa đổi chỉ làm mất một phần hiệu lực pháp luật của bộ phận văn bản bị sửa
đổi còn toàn bộ văn bản vẫn giữ nguyên hiệu lực.
2
Bùi Thị Minh Trang (KT33B048)
Bổ sung là việc ra văn bản để thêm vào nội dung của văn bản pháp
luật những quy định mới trong khi vẫn giữ nguyên nội dung vốn có của văn
bản đó. Bổ sung không làm thay đổi hiệu lực pháp lí của văn bản mà chỉ làm
thay đổi nội dung, quy mô của văn bản.

2. Tạm đình chỉ thi hành .
Được áp dụng với văn bản áp dụng pháp luật gồm có hai trường hợp
nhất định là:
+ Thứ nhất, chủ thể không có thẩm quyền xử lí văn bản áp dụng pháp
luật nhưng có cơ sở cho rằng văn bản đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên
quyết định tạm dừng thẩm quyền thi hành để chờ cấp có thẩm quyền xử lí.
Ví dụ: khoản 7 điều 69 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 05/06/2006 quy định: “Người
kháng nghị có quyền hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm”. Văn bản pháp luật bị tạm đình chỉ, hết hiệu lực khi cấp có
thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ; tiếp tục có hiệu lực khi cấp có thẩm quyền
tuyên bố không huỷ bỏ văn bản đó.
+ Thứ hai, khi có cơ sở cho rằng, việc thi hành văn bản pháp luật có
thể gây cản trở hoạt động công quyền thì chủ thể có thẩm quyền quyết định
việc tạm dừng thi hành văn bản trong thời gian nhất định để hoạt động công
quyền được diễn ra thuận lợi. Trong trường hợp này người ra quyết định tạm
đình chỉ phải ra văn bản bãi bỏ việc tạm đình chỉ nếu xét thấy việc tạm đình
chỉ không còn cần thiết, văn bản đã bị quyết định tạm đình chỉ tiếp tục có
hiệu lực pháp luật.
3. Đình chỉ thi hành .
Đình chỉ thi hành là biện pháp xử lí được áp dụng với văn bản pháp
luật với tư cách là biện pháp bổ sung được sử dụng kèm theo việc huỷ bỏ,
bãi bỏ, thay thế văn bản pháp luật; hoặc là biện pháp độc lập được áp dụng
để chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật (ví dụ: Bộ trưởng Bộ
3
Bùi Thị Minh Trang (KT33B048)
tư pháp kí quyết định số 1212/QĐ-BTP ngày 9/5/2006 về việc đình chỉ thi
hành một hoặc toàn bộ nội dung văn bản trái pháp luật vể xử lí vi phạm hành
chính do các Uỷ ban nhân dân 15 tỉnh ban hành) hoặc biện pháp độc lập

được áp dụng để tạm dừng hiệu lực của văn bản pháp luật chờ cấp trên có
thẩm quyền xử lí (ví dụ: Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định đình
chỉ thi hành một phần hay toàn bộ nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp
huyện trái với văn bản của cấp trên đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân
tỉnh bãi bỏ).
Văn bản pháp luật bị đình chỉ thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi
có quyết định xử lí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu cấp có thẩm
quyền ra quyết định huỷ bỏ, bãi bỏ thì văn bản hết hiệu lực, còn nếu không
bị huỷ bỏ, bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực.
Có thể nói trong việc xử lí các khiếm khuyết trong văn bản pháp luật
đây là biện pháp nhằm đảo bảo cho quyết định của cơ quan nhà nước chính
xác hơn vì cần có biện pháp này để rà soát lại tất cả nội dung của văn bản
trước khi hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế. Điều này có thể ngăn chặn sự thiệt hại xảy
ra hoặc sau khi rà soát nếu không đưa ra các biện pháp hủy bỏ, bãi bỏ, thay
thế, sửa đổi thì văn bản vẫn giữ nguyên hiệu lực.
4. Thay thế.
Thay thế là biện pháp xử lí được áp dụng với văn bản có dấu hiệu
khiếm khuyết (không có vi phạm pháp luật), như: nội dung văn bản không
không còn phù hợp với thực tiễn, không hợp với đường lối chính sách của
Đảng nữa.
Thẩm quyền thay thế văn bản pháp luật chỉ thuộc về cơ quan nhà
nước đã ban hành văn bản đó. Hậu quả pháp lí xảy ra khi áp dụng biện pháp
thay thế là văn bản pháp luật bị thay thế hết hiệu lực pháp luật kể từ thời
điểm văn bản mới được thay thế có hiệu lực.
5. Bãi bỏ .
4
Bùi Thị Minh Trang (KT33B048)
Là biện pháp xử lí được hiểu là bỏ đi không thi hành nữa, đối tượng là
các văn bản quy phạm pháp luật có một trong các dấu hiệu khiếm khuyết
như: nội dung văn bản không phù hợp với đường lối, chính sách của đảng;

đại đa số nội dung của văn bản không phù hợp với quyền chính đáng của đối
tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nội dung của văn bản không
phù hợp với văn bản của cấp trên ban hành; không phù hợp với thực trạng
kinh tế - xã hội là đối tượng của văn bản điều chỉnh; không phù hợp với điều
ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia; hoặc văn bản không còn
cần thiết tồn tại trên thực tế nữa.
Như vậy, ta có thể thấy rằng dấu hiệu vi phạm pháp luật là dấu hiệu
quan trọng nhất để đưa ra quyết định bãi bỏ văn bản pháp luật.
6. Hủy bỏ .
Là biện pháp xử lí được áp dụng đối với văn bản pháp luật gồm cả
văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành
chính có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng như nội dung của văn bản
pháp luật bất hợp pháp; ban hành văn bản trái thẩm quyền nội dung, sai
phạm về thủ tục ban hành dẫn đến làm mất cơ sở pháp lí của việc giải quyết
công việc phát sinh. Văn bản pháp luật bị hủy bỏ sẽ bị hết hiệu lực pháp lí và
kể từ điểm ban hành đó được quy định là có hiệu lực pháp lí, vì vậy nó sẽ
không được nhà nước thừa nhận giá trị pháp lí nữa.
5

×