Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

RÈN KĨ NĂNG ĐỌC – TÓM TẮT TRUYỆN DÂN GIAN CHO HỌC SINH KHỐI 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 20 trang )

Trng THCS p ỏ Nm hc: 2012- 2013
Tờn ti : RẩN K NNG C TểM TT TRUYN DN GIAN CHO HC
SINH KHI 6
A. M U
I. T VN :

1.Thc trng ca vn :
Môn văn hay nói chính xác theo thuật ngữ của chơng trình đổi mới hiện nay là môn Ngữ văn trong
nhà trờng là một môn học nh tất cả môn học khác đợc quy định bởi chơng trình và có tác dụng góp phần
hình thành phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục. Nó là chìa khoá để học
sinh tiến vào mọi lĩnh vực khoa học, mọi hoạ động của xã hội; nó có tác dụng sâu sắc lâu bền đến đời
sống và trí tuệ của các em; là tiếng nói tình cảm tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến t tởng tình cảm, cảm xúc
của con ngời bởi các tác phẩm văn học. Nó bồi đắp cho con ngời trở nên trong sáng hơn, phong phú và
sâu sắc hơn; nó có khả năng diễn tả sự bí ẩn, huyền diệu và vô tận của đời sống tâm linh, của số phận và
tính cách của con ngời. Đúng nh Macxim Gooc-ky nói Văn học giúp con ngời hiểu đợc bản thân mình,
nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nẩy nở nó ở con ngời khát vọng hớng tới chân lý. Văn học
còn chắp đôi cánh để các em đến với mọi thời đại văn minh, với mọi nền văn hoá, xây dựng trong các
em niềm tin cuộc sống, con ngời, trang bị cho các em vơn tới đỉnh cao Chân, Thiện, Mỹ.
Trong chng trỡnh Ng vn THCS, cỏc tỏc phm t s chim s lng khỏ ln tt c cỏc khi lp.
Riờng lp 6, ton b cỏc tỏc phm truyn dõn gian, truyn Trung i, truyn kớ hin i u thuc vn
bn t s. Song trờn thc t, cỏc em mi Tiu hc lờn, k nng c din cm v túm tt vn bn t s
cũn rt hn ch. Tri qua mt thi gian nghiờn cu, ging dy, bn thõn nhn thy GV v hc sinh cũn
mc mt s li c bn nh sau :
*V phớa Giỏo viờn:
- Giỏo viờn cũn nhiu lỳng tỳng trong vic t chc cỏc hot ng rốn k nng cho hc sinh.
Trong cỏc gi hc, hot ng ny cú khi b coi nh hoc din ra rt hỡnh thc, cha phỏt huy c tớnh
tớch cc ca hc sinh hỡnh thnh k nng cn thit.
* V phớa Hc sinh: Tn ti nhiu khú khn, hn ch nh:
- Kh nng s dng ngụn ng ting Vit cũn yu, c vit cha thụng tho, ghi nh chm, c ri
li quờn.
- Li hc, khụng chu chun b bi trc khi n lp, c bit l vic c tỏc phm nh.


- Mt s em c quỏ chm dn n cha t mỡnh c ht mt tỏc phm no trong sut mt hc kỡ.
- Cha bit cỏch din t vn , trỡnh by khụng xỏc nh c trng tõm.
Vi nhng hn ch trờn, hc sinh cm thy vn bn t s di lờ thờ, vt quỏ kh nng cm th ca
mỡnh. T ú ny sinh tõm lớ chỏn nn, li c. khc phc khú khn ny, c giỏo viờn v hc sinh
u phi n lc rt nhiu. Mi vn u phi gii quyt t gc n ngn. Chớnh vỡ vy Rốn k nng
c túm tt vn bn l chic chỡa khúa giỳp cỏc em m cỏnh ca u tiờn bc vo th gii vn hc.
ng sau cỏnh ca ny cỏc em tha h khỏm phỏ s bớ n, lớ thỳ, hp dn ca cỏc con ch ngh thut.
i vi hc sinh lp 6 mi chp chng bc t cp Tiu hc lờn, phng phỏp hc tp hon ton
mi l. Nhiu em khi giỏo viờn gi c bi cũn phi ỏnh vn tng ch, mt cỏch khú khn, ch cha
núi n k nng túm tt vn bn. Trong khi ú, chng trỡnh Ng vn 6 hc kỡ I, phn vn bn chim
100% l vn bn t s, hu ht l truyn dõn gian. Sang hc kỡ II, vn bn t s cng chim s lng khỏ
nhiu.
Trc thc trng y, giỳp cho cỏc em lp 6 hc tt hn mụn ng vn núi chung v cú k nng
c - túm tt vn bn núi riờng, Tụi mnh dn lờn ti: Rốn luyn k nng c túm tt truyn
dõn gian cho hc sinh khi 6.
2. í ngha v tỏc dng ca gii phỏp mi :
Trong quỏ trỡnh thc hin ti: Rốn k nng c - túm tt truyn dõn gian cho hc sinh lp 6
trờn lp, bc u tụi nhn thy hc sinh ó tớch cc hn trong quỏ trỡnh hc tp, nhiu hc sinh cựng
c tham gia c, túm tt v theo dừi, nhn xột nờn a s hc sinh nm vng kin thc. Nu cú nhiu
gi hc nh th chc chn k nng c din cm v túm tt truyn dõn gian ca hc sinh s khỏ lờn. Hi
vng rng cỏc em s thy hng thỳ hn vi vic hc vn, s vn dng tt hn cỏc k nng ny trong cuc
sng.
Ngoi ra phng phỏp ny, giỳp cho cỏc em t ch nhỳt nhỏt, khụng bit núi gỡ, núi nh n ch
mnh dn ng trc tp th lp túm tt bng li vn ca mỡnh.
GV : H TH THU THO Sỏng kin kinh nghim 1
Trng THCS p ỏ Nm hc: 2012- 2013
3. Phm vi nghiờn cu :
Vi ni dung cn thit trờn ,tụi ó chn i tng hc sinh lp 6A1, 6A2, 6A4 trng THCS p ỏ
nghiờn cu ti.
II . PHNG PHP TIN HNH :

1 . C s lý lun :
- Cn c k hoch thc hin nhim v ca trờng, ca t chuyờn mụn.
Môn Ngữ văn là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng, nó thuộc nhóm khoa học cơ bản là chìa khoá để
học sinh tiến vào lĩnh vực khoa học có tác dụng sâu sắc lâu bền đến tâm hồn của học sinh. Nó có quan hệ
chặt chẽ với các môn khác, vì vậy học tốt môn Ngữ văn sẽ góp phần tốt những môn khác.
Học sinh hc tốt đợc tác phẩm cần phải đọc đúng, đọc diễn cảm tác phẩm kết hợp với những phơng
pháp khác phù hợp. Hơn nữa trọng tâm của văn học về kỹ năng là rèn cho học sinh có kỹ năng nghe-
nói- đọc- viết mà đọc là rất quan trọng. Đọc tác phẩm không những phải đọc đúng mà còn phải hay, có
giọng điệu lên, xuống, bổng, trầm, có ngữ điệu, có cảm xúc buồi vuiphù hợp với văn cảnh.
Nhiệm vụ của ngời giáo viên dạy văn là phải làm cho học sinh hiểu đc cái hay cái đẹp cuả văn
học, kích thích sự hứng thú học tập học văn cho học sinh .Một giờ dạy văn là phải tạo ra đc những rung
động thẩm mỹ, sâu sắc khiến ngời ta say mê. Song nhiệm vụ không kém phần quan trọng của giáo viên
dạy văn ở trng THCS là rèn luyện kỹ năng văn học cho học sinh.Thực ra không phải từ khi đến trờng
các em mới có cảm xúc thẩm mỹ, mới có năng lực cảm thụ cái đẹp. Ngay từ thở còn nằm trong nôi qua
lời ru của bà, của mẹ, lớn lên nghe hát, nghe ngâm thơ Qua các nghệ thuật ấy các em đã tiếp xúc với
văn chơng. Vì thế đến trờng thông qua học tác phẩm văn chơng những cảm xúc thẩm mỹ của các em phải
đợc uốn nắn, sửa chữa và bồi dỡng, nâng lên thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ đúng đắn. Điều đó muốn
khẳng định rằng dạy học sinh đọc -k túm tt không những là việc làm đúng đắn mà còn là công việc có
tầm quan trọng trong nhà trng phổ thông. Nó góp phần phát hiện bồi dng để tiến tới đào tạo một
phẩm chất, một lng lao động đặc biệt của xã hội, lao động sáng tạo nghệ thuật. Nó kích thích cổ vũ
mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vn lên trong học tập, tu dng của học sinh nói chung .
Nó còn là một việc làm thiết thực góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên .
Vậy làm thế nào để dạy học sinh đọc diễn cảm tác phẩm đạt kết quả cao ? Đây là một công việc
khó khăn đối với giáo viên dạy văn ở trờng THCS .Thực tế cho thấy, những đồng chí giáo viên dạy Ngữ
văn thực sự hết sức lo lắng, trăn trở bởi họ đã bỏ ra nhiều công sức ,lăn lộn với học sinh mà hiệu quả cha
cao, chất lợng vẫn thấp. Là một giáo viên đã nhiều năm tham gia ging dạy ngữ văn lp 6 tôi năm bắt
đợc tình hình này, tôi nhận thấy cần quan tâm tới công tác dạy học sinh đọc diễn cảm túm tt truyn. Vì
vậy, tôi đã chọn đề tài ny để nghiên cứu.
2. Cỏc bin phỏp v thi gian tin hnh :
- Cn c vo c s lý lun : Theo mc tiờu giỏo dc THCS ca B GD T ó ch rừ : Bc THCS phi

giỳp hc sinh cú k nng bc u, bit vn dng nhng kin thc ó hc v kinh nghim thu c ca
bn thõn, bit quan sỏt, thu thp, x lý v thụng bỏo thụng tin qua ni dung bi hcCú th vn dng
c mt cỏch sỏng to kin thc ó hc gii quyt nhng vn trong hc tp hoc thng gp trong
cuc sng bn thõn, cng ng.. Cũn riờng mc tiờu ca mụn Ng vn l phi: Dy hc mụn Ng vn
l phi lm cho hc sinh cú k nng nghe, núi, c , vit khỏ thnh tho
- Cn c vo thc tin thỡ trng THCS p ỏ thuc a bn phng. Hc sinh cú nhiu iu kin tip
cn cỏi mi. Nhng thc t hin nay vn húa c ca cỏc em cũn yu tc l li c. Nhiu hc sinh
cha cú ng c hc tp b mụn nờn cỏch k chuyn cũn vng v.
Vic nghiờn cu th nghim phng phỏp, cỏch thc t chc, rốn luyn k nng c-túm tt truyn dõn
gian cho hc sinh khi 6.n nay cha cú tỏc gi no trỡnh by thnh mt ti riờng nhm nõng cao
cht lng dy hc. Trong quỏ trỡnh dy hc, l giỏo viờn ng lp, bn thõn ó ng dng mt s phng
phỏp nghiờn cu khc phc phn no nhng khú khn m chỳng tụi thng gp phi trong quỏ trỡnh
dy hc:
* ỳc rỳt kinh nghim t bn thõn trong quỏ trỡnh ging dy mụn Ng vn trng THCS p ỏ
* Hc hi kinh nghim ca ng nghip.
*Tham kho mt s ti liu nghiờn cu v i mi phng phỏp dy hc vn:
- Rốn luyn t duy sỏng to trong ging dy vn chng.
( Nguyn Trng Hon- NXBGD 2001)
- i mi ging dy vn trong nh trng. ( HSP Hu- 2002)
- Vn hc 6 ( Sỏch giỏo khoa, sỏch giỏo viờn chnh lý hp nht - NXBGD)
*T chc rốn luyn k nng c- túm tt truyn dõn gian cho hc sinh khi 6.
* i tng l hc sinh THCS, Trng THCS p ỏ.
GV : H TH THU THO Sỏng kin kinh nghim 2
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013
*Thời gian thực hiện từ năm học 2009 đến nay.


B. NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU:
Một trong những mục tiêu quan trọng của môn Ngữ văn hiện nay là rèn cho học sinh kĩ năng nghe,

nói, đọc, viết. Trong đó kĩ năng đọc diễn cảm là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ văn bản chỉ là la liệt những
con chữ vô hồn, chết cứng và câm lặng; tác phẩm văn học lại là một cơ thể sống, vô cùng sinh động với
muôn vàn âm thanh sắc màu. Có ý kiến cho rằng bao nhiêu người đọc văn bản là có bấy nhiêu tác phẩm
được hình thành. Đọc diễn cảm là hành động đánh thức tác phẩm sống dậy để đi vào thế giới của nó. Khi
đọc tác phẩm, qua từng câu chữ, học sinh như được đối thoại với nhà văn, được sống cùng với tâm trạng
của nhà văn…
Đối với các văn bản tự sự, việc đọc phải gắn liền với tóm tắt. Việc tóm tắt văn bản tự sự có vai trò rất
quan trọng trong việc tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Mọi lời giảng, lời bình của thầy
sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu học sinh không nắm được cốt truyện, không hình dung được diễn biến của
truyện và các hành động của nhân vật. Vì vậy trong một giờ Văn, việc tổ chức đọc diễn cảm và tóm tắt
văn bản là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
-Xuất phát từ thực tiễn khi rèn kĩ năng đọc- tóm tắt truyện dân gian cho học sinh lớp 6 trong một
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể,Tôi khảo sát để rút ra những ưu điểm, nhược điểm, tồn tại, biện pháp khắc
phục và bài học kinh nghiệm để từ đó hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn khi rèn năng đọc- tóm tắt truyện
dân gian cho học sinh trong những năm sau.
Làm thế nào để rèn luyện được kĩ năng đọc- tóm tắt truyện dân gian một cách có hiệu quả ? Qua
việc rèn luyện của học sinh ở lớp, ở nhà, dần dần các em biết cách thức đọc – tóm tắt truyện ra sao?
Người giáo viên phải nắm lấy ưu thế của học sinh như những tri thức, vốn sống, tư tưởng, tình cảm
để phát huy những khả năng cao hơn. Đồng thời qua đó uốn nắn, điều chỉnh hạn chế, những lệch lạc
trong nhận thức, vốn sống, tư tưởng , tình cảm của các em.
II. MÔ TẢ NỘI DUNG GIẢI PHÁP MỚI:

1. Thuyết minh tính mới :
Có rất nhiều giải pháp khác nhau để giúp học sinh có thể tóm tắt văn bản. Chẳng hạn chỉ cần đọc
nhiều lần văn bản và ghi nhớ. Điều này chỉ phù hợp với sĩ tử ngày xưa, suốt ngày dùi mài kinh sử. Còn
ngày nay, học sinh được giáo dục một cách toàn diện hơn. Ngoài các môn khoa học cơ bản, các em còn
phải học ngoại ngữ, tin học, HĐNGLL để rèn luyện kĩ năng sống,…Bên cạnh đó học sinh ngày nay rất
lười học Văn, ngại học Văn, muốn vận động bên ngoài chứ không chịu khép cửa phòng văn. Chính vì
vậy giáo viên cần phải tìm ra giải pháp mới giúp học sinh tóm tắt được nội dung văn bản mà không mất
nhiều thời gian. Dưới đây là một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong tiết

văn bản đối với Hs khối 6 nói riêng, và Hs bậc THCS nói chung.
1.1 Xác định mục đích và yêu cầu của đọc- tóm tắt văn bản:
GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 3
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013
1.1.1/ Đọc:
Đọc là cơ sở để thâm nhập một tác phẩm. Muốn nắm bắt được nội dung tác phẩm văn học nhất
thiết phải đọc. Đó là một hình thức đặc thù của nhận thức văn học. Đọc sẽ kích thích quá trình tâm lí cảm
thụ, tri giác tưởng tượng, xúc cảm, đưa người đọc vào thế giới tác phẩm. Có 3 mức độ đọc phải rèn cho
Hs đó là đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm:
- Đọc đúng: Là không được đọc sai văn bản, là quá trình tri giác chính xác văn bản. Gv phải chỉnh sửa
kịp thời khi học sinh phát âm sai. Gv dạy văn có thể kết hợp với GVCN cho các em luyện đọc vào 15
phút đầu giờ.
- Đọc hay: là bước tiếp theo của đọc đúng, phải trên cơ sở đọc đúng, đọc hay mới thành công. Đọc hay là
bước đầu chuyển tiếp từ lĩnh vực ngôn ngữ sang lĩnh vực văn chương. Đọc đúng có nghĩa là đọc, còn đọc
hay là đọc ra ý. Gv có thể đọc mẫu hoặc gọi Hs đọc tốt cho cả lớp cùng nghe.
- Đọc diễn cảm là một phương pháp đọc sáng tạo. Người đọc phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc của
tác giả, nhân vật thông qua ngữ điệu, giọng điệu. Đọc diễn cảm là một phương tiện giáo dục bồi dưỡng
đạo đức, thẩm mĩ cho các em, lôi cuốn các em nhập hồn vào tác phẩm.
Từng bước rèn cho Hs 3 mức độ đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. Sau đó mới rèn Hs đọc để tóm tắt
văn bản, hay nói cách khác là đọc ghi nhớ nội dung cốt truyện của văn bản.
1.1.2/ Tóm tắt :
Tóm tắt là một khâu không thể thiếu trong phần tiếp nhận văn bản, nhất là đối với phần văn học dân
gian mà các em học sinh lớp 6 bước đầu làm quen. Vậy, tóm tắt văn bản là gì?
Tóm tắt văn bản là trình bày lại một nội dung của một văn bản gốc theo một mục đích đã định
trước.Văn bản tóm tắt thường ngắn hơn so với văn bản gốc.Việc lựa chọn thông tin để đưa vào văn bản
tóm tắt phụ thuộc vào mục đích tóm tắt. Mục đích tóm tắt là nhân tố hàng đầu chi phối việc tóm tắt văn
bản.Tuy nhiên, văn bản tóm tắt phải mang tính khách quan, phản ánh trung thực văn bản gốc. Từ đó, học
sinh nắm được cái cốt lõi của câu chuyện. Khi tóm tắt văn bản, Gv và HS cần lưu ý:
- Diễn đạt càng ngắn gọn, càng súc tích càng tốt, loại bỏ những thông tin không cần thiết đối với mục
đích tóm tắt.

- Văn bản tóm tắt phải luôn phản ánh trung thực nội dung văn bản gốc, không thêm thắt những nội
dung không có trong văn bản gốc.
- Người tóm tắt cần diễn đạt theo cách riêng của mình, bằng lời văn của mình, hạn chế dùng lại các
câu, đoạn trong văn bản gốc.
1.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Thời lượng của tiết Ngữ văn trên lớp chỉ có 45 phút. Trong khi đó trọng tâm kiến thức, kĩ năng
thái độ phải rèn cho học sinh khá nhiều. Học sinh khối 6 bước đầu mới làm quen với văn bản truyện dân
gian khá dài. Vì vậy cả giáo viên và học sinh đều phải chuẩn bị chu đáo.
1.2.1/ Giáo viên:
- Đọc trôi chảy, diễn cảm văn bản.
- Tóm tắt văn bản một cách súc tích, đúng mục đích của từng bài học.
- Tìm tòi các phương pháp, kĩ thuật dạy học giúp các em biết cách tóm tắt văn bản một cách nhanh nhất.
- Tìm kiếm, chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp với bài dạy.
- Thể hiện các phương pháp rõ ràng cụ thể trong giáo án.
1.2.2/ Học sinh:
- Luyện đọc văn bản ở nhà, tối thiểu là đọc đúng văn bản. Bởi vì đọc sai trên lớp sẽ phá vỡ mạch cảm
xúc của truyện, làm truyện kém hấp dẫn.
- Xác định nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện.
- Nắm được trình tự các hành động sự việc do nhân vật làm nên.
- Xác định bố cục văn bản, nội dung của từng phần.
- Soạn các câu hỏi phần đọc hiểu để nắm mục đích của truyện.
- Luyện tập tóm tắt bằng lời văn của mình.
1.3. Áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học vào đọc - tóm tắt truyện dân gian:
1.3.1/Phương pháp đọc:
Có nhiều mức độ, hình thức và phương pháp đọc khác nhau như đọc bằng mắt, đọc thầm, đọc thành
tiếng, đọc một mình, đọc trước một nhóm, đọc trước tập thể vài chục người. Nhưng đọc để phục vụ tóm
tắt thì có một số cách đọc như sau:
GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 4
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013
1.3.1.1/ Đọc diễn cảm:

Gv dạy văn có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh thâm nhập tác phẩm, nên GV cần phải
có sự chuẩn bị kĩ.
+ Để đọc diễn cảm, Gv phải đọc đúng, đọc hay, bộc lộ được cảm xúc của nhà văn và nhân vật.
+ Người giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc cụ thể, đọc mẫu, gọi Hs đọc tốt trước.
+ Kết hợp với đọc phân vai: Bởi vì đọc phân vai là cách tạo cảm xúc, giọng điệu khác nhau giữa các
tuyến nhân vật.
+ Sau khi Hs đọc xong, Gv phải nhận xét rõ ràng.
+ Hs cũng phải luyện đọc trước ở nhà, đến lớp đọc theo hướng dẫn của Gv.
+ Chú ý nghe giáo viên và bạn đọc.
+ Nhận xét cách đọc của bạn.
1.3.1.2/ Đọc phân vai:
Đọc phân vai là cho Hs đóng vai các nhân vật trong truyện để đọc. Phương pháp này tái hiện lại
lời thoại nhân vật một cách cụ thể, làm câu chuyện hấp dẫn sóng động hơn. Đồng thời cũng giúp các em
dễ dàng xác định các tuyến nhân vật, lời thoại nhân vật, tính cách nhân vật qua giọng điệu. Cách thực
hiện phương pháp này:
+ Gv cần phân vai rõ ràng, phù hợp. Hướng dẫn cụ thể trước khi đọc để mạch truyện không bị phá vỡ khi
các em nhầm vai.
+ Gv sẽ đọc phần dẫn truyện để dẫn dắt, nhắc nhở các vai kịp thời khi các em lúng túng.
+ Sau một đoạn có thể dừng lại nhận xét cách đọc và mới nhóm Hs khác đóng vai đoạn tiếp theo.
+ Chọn văn bản phù hợp để thực hiện.
* Ví dụ: Khi dạy truyện ngụ ngôn: "Thầy bói xem voi":
Giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm phân vai sẽ góp phần tái hiện lại không gian thời điểm, sự việc diễn
ra của 5 ông thầy bói mù xem voi, đoán dựa rồi xô xát, đánh nhau toạc cả máu đầu như một màn kịch
vừa xảy ra. Qua đó đã giúp cho người đọc, người nghe thấy được tính chất hài hước mua vui, châm biếm
của câu chuyện và tự rút ra được ý nghĩa của câu chuyện bằng cảm nhận và rung động riêng của cá nhân.
* Ví dụ: Khi dạy truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng":
+ Gv đọc phần dẫn truyện rõ ràng, nhẹ nhàng, thương cảm đối với lời dẫn về ông lão; lên giọng ở những
lời dẫn về mụ vợ để tỏ thái độ không hài lòng; giọng thư thái, nhẹ nhỏm khi đọc lời dẫn về cá vàng.
+ Chọn 1 Hs nữ đóng vai mụ vợ, 1 Hs nam đóng vai ông lão, 1 Hs đóng vai cá vàng. Gv hướng dẫn từng
vai cụ thể.

+ Trong qua trình đọc nếu Hs đọc chưa tốt thì nên đổi Hs khi hết đoạn. Bởi vì Hs đọc sai, đọc dở sẽ
khiến các Hs khác bàn tán, không tập trung.
+ Sau khi đọc xong cho các em nhận xét về cách đọc của nhau.
Phương pháp này giúp Hs hiểu thông tin ngay trên từng dòng văn bản. Hs cũng có thể huy động vốn
ngôn ngữ nói để kể lại câu chuyện, hoặc đoạn truyện theo hoạt động của nhân vật.
Thực tế học sinh rất hào hứng, thích thú với phương pháp này. Tùy từng văn bản, Gv nên sử dụng để
mang lại hiệu quả cho giờ học.
1.3.1.3/Đọc theo bố cục kết hợp tóm tắt:
Đọc theo bố cục là phương pháp thường gặp trong đọc - hiểu văn bản. Cách đọc này giúp Hs dễ
xác định được nội dung chính của đoạn văn vừa đọc xong, có nhu cầu tìm hiểu nội dung của đoạn văn
tiếp theo, cho đến hết truyện. Tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc cũng sử dụng thủ thuật này để dẫn
dắt đọc giả. Kết thúc hồi 72 tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”, La Quán Trung viết : “Chưa biết tính
mệnh Tào Tháo phen này thế nào, xem đến hồi sau sẽ rõ”.
Đối với những truyện cổ tích dài như truyện “Thạch Sanh”, “Cây bút thần”, Gv nên sử dụng phương
pháp này.
* Ví dụ: Khi dạy truyện “Cây bút thần”
- Gv đọc đoạn 1 từ đầu đến “Thích thú vô cùng”. Gv phát vấn rút ra nội dung đoạn 1: Mã Lương là em
bé mồ côi, thông minh lại chăm chỉ học vẽ nên được thần cho bút. Khi được thần cho bút, Mã Lương sử
dụng cây bút như thế nào? Cô mời một bạn đọc đoạn tiếp theo? Các em chú ý theo dõi để trả lời câu
hỏi.
- Các đoạn tiếp theo Gv làm tương tự: Em dùng cây bút để vẽ cày, vẽ cuốc cho nhân dân. Nhưng đối với
tên địa chủ em dùng cây bút để làm gì?
- Gv cũng có thể yêu cầu 1 học sinh khác tóm tắt đoạn bạn vừa đọc, thay cho việc phát vấn.
GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 5
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013
Cách đọc này, giúp học sinh làm quen với việc đọc có mục đích, đọc ghi nhớ và đọc ra ý.
Các em sẽ tập trung cao độ vào việc đọc và chuẩn bị tâm thế để trả lời câu hỏi của Gv sau mỗi đoạn. Khi
đọc hết truyện các em cũng hình dung được nội dung từng đoạn, nội dung cốt truyện.
1.3.2/ Phương pháp tóm tắt:
Dù sử dụng phương pháp nào thì phần tóm tắt của Hs cũng phải đảm bảo nội dung cốt truyện. Cốt truyện

trong các văn bản tự sự dân gian là các biến cố, các sự kiện xảy ra liên tiếp từ cái này đến cái kia, cái sau
tiếp nối cái trước cho đến hết truyện.
*Các bước tóm tắt: Gv nên cung cấp các bước cơ bản để các em tự rèn kĩ năng tóm tắt. Quá trình tóm
tắt cần đi từ yêu cầu đơn giản đến phức tạp cụ thể là:
Bước 1: Đọc văn bản
Đây là bước đầu tiên không thể thiếu đối với mọi văn bản, mọi đối tượng học sinh. Hs phải tự
mình đọc văn bản từ đầu cho đến câu cuối cùng.
Bước 2:
- Xác định nhân vật: Nhân vật chính, nhân vật phụ.
- Xác định sự việc: Sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc.
- Sắp xếp hệ thống sự kiện việc theo lôgíc hợp lý và bám sát văn bản gốc.
- Tiến hành tóm tắt văn bản theo nhân vật chính theo các sự kiện đã nêu một cách ngắn gọn.
Bước 3: Xác định các sự việc cơ bản do nhân vật chính gây ra hoặc xảy ra với nhân vật chính.
Ví dụ: Tóm tắt truyện “ Thánh Gióng” theo nhân vật Thánh Gióng có các sự việc chính sau:
- Gióng ra đời kì lạ.
- Gióng đòi đi đánh giặc
- Gióng lớn nhanh như thổi
- Gióng đánh tan giặc Ân
- Gióng được nhân dân biết ơn.
Trong truyện dân gian, cốt truyện gắn chặt với nhân vật đến nỗi nhiều khi kể chuyện tức là kể
người như: Thánh Gióng, Sơn Tinh- Thuỷ Tinh, Sọ Dừa,
Bước 4: Dùng lời văn để tóm tắt văn bản
- Tóm tắt văn bản bằng văn bản viết ( có thể bỏ qua đối với văn bản ngắn, đối với Hs khá giỏi)
- Tóm tắt bằng văn bản nói: Hs tự mình tóm tắt được văn bản cho người khác nghe. Đây là bước cuối
cùng quyết định Hs có biết tóm tắt hay không.
Khi tóm tắt, Hs thường lúng túng câu mở đầu truyện. Gv cung cấp một số cụm từ mở đầu truyện,
đứng trước các tình tiết, sự việc. Chẳng hạn như: "Ngày xửa ngày xưa", "Vào đời", "Vào thời", "Một
hôm", "ít lâu sau", "Thế rồi một ngày kia", sử dụng ngôn ngữ nhân dân đời thường cùng với ngôi kể.
Ngôi kể thứ 3, người kể giấu mình thể hiện tính khách quan của câu chuyện. Ngôi kể thứ nhất, người kể
xưng tôi thể hiện tính chủ quan của câu chuyện. Học sinh kể sẽ rèn luyện được kỹ năng diễn đạt (nói) lưu

loát, mạnh dạn trước tập thể đông người, khiến các em có nhiều tự tin trong giao tiếp và học tập.
Dưới đây là một số phương pháp giúp học sinh tóm tắt truyện dân gian. Từ phương pháp thụ động đến
phương pháp tích cực. Tùy đối tượng và tùy từng văn bản mà Gv sử dụng cho phù hợp.
1.3.2.1/ Nghe tóm tắt mẫu:
Phương pháp này giúp học sinh hình dung được thế nào là tóm tắt. Các em nghe để biết cách sử
dụng lời văn như lời văn giới thiệu nhân vật, lời văn giới thiệu sự việc. Đồng thời làm quen với giọng
điệu, ngữ điệu khi tóm tắt. Với học sinh khối 6, kĩ năng nói, diễn đạt còn non, phương pháp này khá phù
hợp. Đối với thời lượng một tiết học thì phương pháp này dễ sử dụng, sử dụng ngay trong tiết học.
- Gv có thể cho các em nghe các đoạn ghi âm tóm tắt, đoạn vi deo của các bé kể chuyện hay.
- Gv tóm tắt kết hợp cử chỉ hoặc gọi Hs xung phong tóm tắt.
- Khi Gv tóm tắt có thể tóm tắt một mình hoặc phát vấn để Hs ghi nhớ các nhân vật chính, sự việc chính.
- Dặn Hs về nhà tự tóm tắt bằng lời văn của mình.
1.3.2.2/ Ghi lại phần tóm tắt:
Ghi lại phần tóm tắt truyện là phương pháp không tích cực lắm. Tuy nhiên đối với văn bản quá
dài, sự việc phức tạp thì việc Hs sắp xếp lời văn để tóm tắt rất khó khăn. Đặc biệt là đối với Hs đọc yếu,
đọc chậm, ghi nhớ kém thì phải sử dụng phương pháp này. Xét về lâu dài thì phương pháp này có hiệu
GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 6
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013
quả. Vì phần ghi chép giúp các em nhớ lâu, lấy làm tư liệu để học tập. Thỉnh thoảng đọc lại để không lẫn
lộn với các văn bản khác.
- Phương pháp này rất mất thời gian nên Gv cho ghi một cách vắn tắt. Yêu cầu Hs đọc thêm văn bản để
có thể tóm tắt chi tiết hơn.
- Trong các tiết phụ đạo, đọc cho Hs chép. Hs đọc lại rồi tự mình tóm tắt.
1.3.2.3/ Tóm tắt theo đoạn, theo bố cục:
Bước đầu Hs chưa làm quen với việc tóm tắt Gv nên cho các em tóm tắt từng đoạn. Điều này
giúp các em dần dần tự tin, mạnh dạn hơn. Đồng thời có thể kiểm tra khả năng tóm tắt của nhiều Hs
trong 1 giờ học.
- Trước khi tóm tắt, Gv phát vấn để Hs tìm bố cục, nội dung từng phần.
- Sau đó, Gv có thể linh hoạt gọi Hs tóm tắt hoặc có đoạn Gv tóm tắt.
- Khi chuyển đoạn Gv phải nhận xét, đặt ra tình huống có vấn đề Hs để tóm tắt đoạn truyện tiếp theo.

* Ví dụ: Khi dạy truyện cổ tích “Em bé thông minh”
Gv tóm tắt đoạn 1, bình luận: Qua cách trả lời câu hỏi của viên quan, chúng ta thấy em bé thông
minh, nhanh trí hơn người cha và viên quan. Sự thông minh, tài giỏi của em được thể hiện như thế nào
qua hai lần thử thách của nhà vua, cô mời 1 bạn tóm tắt đoạn tiếp theo.
Hs tóm tắt xong, Gv nhận xét và bình: Qua phần tóm tắt của bạn, chúng ta thấy rằng sự thông
minh của em bé ngày một được khẳng đinh. Không những giỏi hơn bố mà em còn giỏi hơn cả dân làng,
được vua, quan lại nể phục. Tài năng của em bé có dừng lại ở đó không? Hay còn được tiếp tục thử
thách? Cô mời một bạn tóm tắt đoạn còn lại.
1.3.2.4/ Nhìn tranh ảnh minh họa để tóm tắt:
Nghe tóm tắt, Hs có thể quên nhưng nhìn tranh để tóm tắt Hs có thể nhớ lâu hơn. Bởi vì tranh tái
hiện lại bối cảnh, nhân vật rõ nét, sinh động hơn, gây sự chú ý và để lại ấn tượng sâu đậm trong trí nhớ
của các em.
- Thực hiện phương pháp này, Gv phải tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, làm đồ dùng dạy học. Hiệu
quả nhất là ứng dụng CNTT trình chiếu hình ảnh minh họa, kết hợp hiệu ứng để tạo hình ảnh động.
- Tranh ảnh phục vụ phần văn học dân gian khối 6 chỉ tái hiện lại một hoạt động nào đó của nhân vật, có
truyện lại không có tranh. Giáo viên có thể tưởng tượng vẽ ra để làm minh họa cho các sự việc chính.
- Tranh ảnh không phù hợp sẽ làm học sinh phân tán tư tưởng. Vì vậy Gv chỉ sử dụng phù hợp với từng
hoạt động, lúc nào không dùng tranh nữa thì cất tranh đi.
- Tranh ảnh minh họa phải sắp xếp theo trình tự sự việc để Hs dễ hình dung.
- Khi tóm tắt, Gv có thể chỉ vào tranh để chú thích cho lời nói. Nếu chỉ có một bức tranh minh họa thì
trước khi tóm tắt, Gv hỏi: Bức tranh này minh họa cho những nhân vật và sự việc nào ?
- Những tranh đơn giản, Gv có thể vẽ minh họa trên bảng trong khi giảng.
*Ví dụ: -Vẽ tranh cho truyện :Bánh chưng, bánh giày
GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 7
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013
-Vẽ tranh minh họa cho truyện :Thạch Sanh

GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 8
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013


-Tranh minh họa cho truyện : Em bé thông minh

GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 9
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013

-Tranh minh họa cho truyện : Cây bút thần
GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 10
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013
-Tranh minh họa cho truyện : Ông lão đánh cá và con cá vàng.
GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 11
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013


-Cho các nhóm vẽ tranh để các em khắc sâu hình ảnh, chỉ cần nhìn tranh là nhớ cốt truyện. Chẳng hạn vẽ
tranh cho truyện “Thầy bói xem voi” . Bức tranh này vừa xác định cho Hs truyện có 5 nhân vật, đặc điểm
của 5 nhân vật, hoạt động của các nhân vật là sờ vòi, sờ ngà, sờ tai, sờ chân, sờ đuôi của con voi.
GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 12
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013
-Tranh minh họa cho truyện :
GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 13
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013
1.3.2.5/ Kĩ thuật “Các mảnh ghép”:
Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và
liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng
như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác. Sử dụng kĩ thuật này vào tóm tắt làm giờ học
tăng thêm tính hứng thú, bản thân người học tự giác động não, không tiếp thu kiến thức một cách thụ
động.
- Cách vận dụng kĩ thuật này vào tóm tắt:
+ Vòng 1: Sau khi đọc xong văn bản, Gv chia nhóm, yêu cầu các nhóm viết ra bảng nhóm các sự việc
chính của truyện. Nếu truyện dài thì Gv phân đoạn, yêu cầu Hs viết sự việc chính.

+ Vòng 2: Gv chia nhóm mới, yêu cầu các em sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí của truyện.
Nếu cảm thấy không đủ thời gian, Gv có thể tự mình ghi các sự việc chính rồi cho Hs sắp xếp sự
việc. Dựa vào trình tự sự việc đúng, Gv gọi Hs tóm tắt văn bản.
- Ví dụ: Khi dạy truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”
+ Vòng 1: Gv chia nhóm giao việc cho 4 nhóm
Nhóm 1: Liệt kê 5 đòi hỏi của mụ vợ đối với cá vàng?
Nhóm 2: Liệt kê 5 câu văn kể tả về cách ra biển của ông lão?
Nhóm 3: Liệt kê 5 câu văn miêu tả cảnh biển?
GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 14
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013
Nhóm 4: Thái độ của cá vàng qua 5 lần ông lão nhờ giúp ( Đồng ý hay không đồng ý)?
Gv treo bảng nhóm lên bảng cho Hs nhận xét
+ Vòng 2: Cả 4 nhóm cùng sắp xếp trình tự hoạt động chính của 4 nhân vật vào phiếu học tập theo mẫu.
Mụ vợ Ông lão Biển cả Cá vàng
Máng lợn mới Đi ra biển Gợn sóng êm ả Tôi sẽ giúp ông
Nhà rộng Lại đi ra biển Đã nổi sóng Ông sẽ được nhà rộng
Nhất phẩm phu nhân Lại lóc có ra biển Nổi sóng dữ dội Trời sẽ phù hộ ông
Nữ hoàng Lủi thủi ra biển Nổi sóng mù mịt Mụ già sẽ là nữ hoàng
Long Vương Lại đi ra biển Nổi sống ầm ầm Không đồng ý
Sau khi làm xong, Hs về chỗ ngồi. Gv dùng 5 mảnh ghép với 5 sự việc lộn xộn. Yêu cầu Hs sắp xếp theo
trình tự sự việc trong văn bản, gọi 1 Hs xung phong lên bảng sắp xếp, gọi 1 Hs khác tóm tắt.
1.3.2.6/ Sơ đồ tư duy:
Từ trước đến nay, dạy văn thường sử dụng kí tự để ghi chép thông tin. Bằng cách này, Hs chỉ sử
dụng 50% khả năng ghi nhớ của não bộ để ghi nhận thông tin. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ mang lại hiệu quả
rất cao trong việc ghi chép và ghi nhớ. Sử dụng kĩ thuật này, Gv phải biết sáng tạo, tự vẽ trước khi đến
lớp.
* Bước 1: Vẽ sơ đồ
- Bám sát nhân vật chính, sự việc chính để vẽ, dùng mũi tên để chỉ hướng phát triển của sự việc do nhân
vật gây ra.
* Ví dụ: Sơ đồ tư duy cho truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên”

Âu Cơ Gặp nhau, thành vợ chồng Lạc Long Quân
(Con Thần Nông- vùng núi cao) (Nòi Rồng- ở nước)
Mang thai bọc trăm trứng
100 người con Về thủy cung

50 lên non 50 xuống biển
( con cả làm vua – Hùng Vương)
* Ví dụ: Sơ đồ tư duy cho truyện ngụ ngôn “Ềch ngồi đáy giếng”
GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 15
Gặp lại,
chia con đi
cai quản
đất nước.
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013

- Vẽ theo trình tự thời gian, không gian: Cũng dùng mũi tên chỉ sự thay đổi thời gian, không gian.
- Vẽ theo đoạn văn: Sơ đồ tư duy theo đoạn văn giúp Hs tiết kiệm thời gian ôn lại những thông tin cần
thiết mà không cần đọc lại đoạn văn đó.
Bước 2: Sử dụng
- Lên lớp giáo viên nhìn vào sơ đồ vừa tóm tắt vừa phân tích. Sau đó yêu cầu Hs thực hiện lại.
- Dùng vào hoạt động tóm tắt, hoặc củng có, có bài có thể sử dụng phân tích nội dung.
- Hướng dẫn Hs vẽ những Sơ đồ tư duy tí hon tí hon trên những nhãn nhỏ và đính chúng trong sách giáo
khoa.
1.3.2.7/Diễn xuất (nhập vai vào nhân vật)
Diễn xuất là biện pháp tái hiện lại câu chuyện một cách chân thực, sinh động và hấp dẫn nhất.
Những học sinh tham gia diễn xuất sẽ nắm rất vững tác phẩm, còn các Hs khác khi xem các em sẽ nhớ
rất lâu mà không nhàm chán. Phương pháp này rất khó sử dụng trong giờ học. Vì vậy Gv có thể sử dụng
vào giờ phụ đạo, chuyên đề ngoại khóa, hội diễn văn nghệ của trường. Với nhưng truyện có ít cảnh có
thể sử dụng trong giờ học.
- Ví dụ: Khi dạy truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” : Gv vẽ 1 con voi dán lên bảng, chọn 5 Hs đóng

vai 5 ông thầy bói. Bằng cách này các diễn viên đã nhắc lại lời thoại phù hợp ngữ cảnh, thể hiện rõ mâu
thuẫn về ý kiến của các thầy.
- Ví dụ: Với truyện cổ tích “Em bé thông minh”: Gv cho Hs diễn xuất sự việc em bé giải quyết lệnh của
nhà vua đối với dân làng. Chọn 4 Hs đóng vai dân làng, 1 Hs đóng vai người cha, 1 Hs diễn tốt đóng vai
em bé, 1 Hs đóng vai vua.
1.3.2.8/ Thi kể chuyện:
Thi kể chuyện là cách tạo ra động lực để các em tự rèn cách kể chuyện đúng, trôi chảy và hấp
dẫn. Gv có thể sử dụng phương pháp này trong giờ luyện nói, giờ ôn tập, giờ phụ đạo, thỉnh thoảng lồng
vào sinh hoạt lớp. Để Hs hoạt động tích cực, Gv để cho các em tự chọn ban giám khảo, chấm điểm cho
các đội, Gv chỉ là người theo dõi, dẫn dắt khi cần thiết.
1.3.2.9/ Cho Hs xem phim:
Phim ảnh là một dạng chuyển thể văn học sang điện ảnh. Phương pháp này bổ trợ thêm khả năng
tri giác ngôn ngữ, khả năng tưởng tượng cho Hs bằng thị giác, thính giác. Thực tế cho thấy hầu hết Hs
nhớ sự việc nhân vật qua phim tốt hơn đọc truyện. Tuy nhiên Gv cần chọn lọc đoạn phim giữ lại tinh
thần của văn bản. Phương pháp này mất rất nhiều thời gian. Gv có thể hướng dẫn các địa chỉ để các em
xem ở nhà, xem tập thể như: Mua đĩa, trên mạng, canh Thuần Việt. Chẳng hạn truyện truyền thuyết “Sơn
Tinh, Thủy Tinh”, “ Thạch Sanh”, “Thầy bói xem voi”,
1.3.2.10/ Tích hợp truyện vào tình huống giao tiếp:
GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 16
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013
Tích hợp cũng là một phương pháp dạy học hiệu quả, phát triển khả năng liên tưởng của Hs. Các
sợi dây liên tưởng sẽ kết nối trí nhớ rất tốt. Với văn học dân gian, đặc biệt là truyện ngụ ngôn thì khả
năng tích hợp vào tình huống giao tiếp rất nhiều. Mỗi lần tích hợp là Gv đã nhắc lại kiến thức đã học cho
Hs, mỗi lần Hs sử dụng là Hs đã tự củng cố và khắc sâu nhân vật, sự việc chính trong truyện.
* Ví dụ: Khi dạy truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”:
+ Gv hướng dẫn Hs các tình huống sử dụng thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”
- Một người kém hiểu biết mà tỏ ra ta đây hiểu biết bị chê cười: Đúng là “Ếch ngồi đáy giếng”
- Một người khiêm tốn nhìn thẳng vào hạn chế của mình nói: Mình không biết gì hết, chẳng khác nào
“Ếch ngồi đáy giếng”.
+ Gv hướng dẫn Hs các tình huống sử dụng thành ngữ “Coi trời bằng vung”.

- Một Hs con hiệu trưởng ngang ngạnh trong giờ học. Cô giáo nhắc nhở. Hs ấy bảo: “Nếu cô muốn tiếp
tục dạy ở trường này thì đừng bao giờ gây sự với em”. Các bạn trong lớp có thể đánh giá bạn ấy : Đúng
là “Coi trời bằng vung”.
Bằng cách này, Gv đồng thời giáo dục kĩ năng sống cho các em qua tác phẩm văn học.
Khi các em biết cách sử dụng thì việc ghi nhớ không còn khó khăn. Chỉ cần nghe thành ngữ “Ếch ngồi
đáy giếng”, “Ôm cây đợi thỏ”, “Há miệng chờ sung” thì người nghe nhớ ngay đến cốt truyện.
2. Khả năng áp dụng :
Theo bản thân tôi nhận thấy việc rèn luyện kĩ năng đọc- tóm tắt truyện dân gian cho học sinh khối 6 là
không khó mà cái khó là sự nhiệt tình, quan tâm của giáo viên. Nếu giáo viên có quan tâm với nghề thì
đều có thể thực hiện được, bởi vì :
- Đặc thù của bộ môn Ngữ văn là “Văn học là nhân học”Tức là dạy làm người, trong dạy làm người
có cả về mặt tình cảm và cả kĩ năng trong cuộc sống. Một trong những kĩ năng mà học sinh sau này
vận dụng trong cuộc sống, đó là đọc và tóm tắt văn bản.
- Trong dạy học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng, người giáo viên phải luôn không
ngừng tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ nhận thức và trình độ chuyên môn. Sự sáng tạo là yêu
cầu cần phải có của người giáo viên khi làm công tác dạy học. Trên cơ sở đó giúp học sinh của
mình tiếp thu bài, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tốt hơn. Tuy nhiên khi áp dụng những biện pháp nào
đó thì giáo viên phải tìm hiểu kĩ những hạn chế của học sinh mình. Nếu thành công sẽ là động lực
rất lớn làm cho người giáo viên tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc sáng tạo.
Có thể nói rằng qua việc thực hiện đề tài này tôi đã rút ra được cho mình rất nhiều bài học từ việc xác
định kiến thức bổ sung, soạn giáo án cho đến việc giảng dạy.
3. Lợi ích :
- Việc rèn luyện kĩ năng đọc – tóm tắt truyện dân gian cho học sinh khối 6 có tầm quan trọng rất lớn
trong việc dạy học. Nó chiếm vị trí quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung ở trường THCS, góp
phần hình thành con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị học bậc cao hơn hoặc vận dụng
vào thực tiễn cuộc sống.
Trong chương trình hiện nay, phân môn Văn được tích hợp trong phần Tiếng Việt và Tập làm văn của
chương trình Ngữ Văn mới. Qua rèn luyện kĩ năng đọc – tóm tắt truyện dân gian cho học sinh khối 6 rèn
cho các em một số đức tính : mạnh dạn đứng trước tập thể lớp tóm tắt bằng lời văn của mình. Để từ đó
giúp các em nhận thức đúng , sai, yêu cuộc sống hơn.

Qua tiết học ta nắm được ưu thế của học sinh và phát huy những khả năng đọc – tóm tắt văn bản.
“Rèn kĩ năng đọc – tóm tắt văn bản” là chiếc chìa khóa giúp các em mở cánh cửa đầu tiên bước vào thế
giới văn học. Đằng sau cánh cửa này các em tha hồ khám phá sự bí ấn, lí thú, hấp dẫn của các con chữ
nghệ thuật.
Khảo sát việc thực hiện chuyên đề vào lớp 6A1, 6A2, 6A4 tôi thu được kết quả như sau.
* Trước khi vận dụng

GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 17
Lớp Sĩ số GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
6A1 46 0 0% 4 8.7% 10 21.7% 22 47.8% 10 21.7%
Lớp Sĩ số GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
6A2 44 0 0% 3 6.8% 9 20.5% 25 56.8% 7 15.9%
Lớp Sĩ số GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
6A4 45 1 2.2% 3 6.7% 8 17.8% 24 53.3% 9 20%
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013
* Sau khi vận dụng :

Lớp Sĩ số GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
6A1 46 4 8.7% 10 21.7% 20 43.5% 11 23.9% 1 2.2%

Lớp Sĩ số GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
6A2 44 2 4.5% 7 15.9% 23 52.3% 10 22.7% 2 4.5%

Lớp Sĩ số GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

6A4 45 5 11.1% 6 13.3% 24 53.3% 7 15.5% 3 6.7%

C. KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Chuyên đề “Rèn kĩ năng đọc – tóm tắt truyện dân gian cho học sinh khổi 6” đưa ra khá nhiều
phương pháp. Khi áp dụng các phương pháp này, tôi thấy Hs có sự chuyển biến tích cực. Các em từ chỗ
nhút nhát, không biết nói gì, nói nhỏ đến chỗ mạnh dạn đứng trước tập thể lớp tóm tắt bằng lời văn của
mình. Nếu tiếp tục áp dụng các phương pháp này vào dạy học thì bên cạnh rèn kĩ năng đọc- tóm tắt, Gv
còn từng bước rèn được kĩ năng thuyết trình, giao tiếp cho Hs. Mỗi lần tóm tắt được văn bản 2-5 phút
trước đám đông là mỗi lần Hs tự tin để khẳng định mình. Khi Hs đã nắm nội dung cốt truyện thì bước
tìm hiểu văn bản không còn khó khăn nữa. Tuy nhiên việc ứng dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy
học này vào giảng dạy môn Ngữ văn khối 6 Gv cần chú ý một số điểm như sau:
- Trước mỗi tiết văn bản, Gv nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật nào có thể đưa vào giúp Hs đọc – tóm
tắt.
- Tích cực chuẩn bị ĐDDH phù hợp với các phương pháp kĩ thuật tích dạy học mà mình đưa ra.
- Thiết kế giáo án với dụng ý đưa các phương pháp, kĩ thuật đọc – tóm tắt phù hợp từng hoạt động, từng
đơn vị kiến thức bài học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
- Gv phải biết sắp xếp thời gian hợp lí để thực hiện từng hoạt động trong một tiết dạy.
- Nhiệt tình tổ chức cho Hs tham gia các hoạt động ngoại khóa, NGLL, văn hóa- văn nghệ: Như cho các
em xem phim, tập cho các em kể chuyện, diễn kịch,
2. Đề xuất, kiến nghị :
- Thư viện nhà trường nên có thêm nhiều tranh ảnh phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy. Trang bị, lắp đặt
máy chiếu, ti vi một cách thuận tiện để Gv linh hoạt sử dụng.
- Chủ đề của các hội thi kể chuyện văn nghệ nên tích hợp văn học như hát dân ca, kể chuyện dân gian,
kịch vui,
- Các giáo viên am hiểu về tin học phải nhiệt tình giúp đỡ Gv văn thực hiện ý tưởng của mình.
Thời gian nghiên cứu và lên chuyên đề “ Rèn kĩ năng đọc- tóm tắt truyên dân gian cho học sinh
khối 6” của tôi chưa nhiều. Các phương pháp, kĩ thuật đưa ra cũng mang tính chủ quan trên tinh thần đổi
mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, tôi cũng mạnh dạn thực hiện chuyên đề để các thầy cô giáo có
điều kiện ngồi lại, trao đổi ý kiến góp phần xây dựng chuyên đề có hiệu quả hơn. Đây cũng là một giải

pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện chủ đề năm học. Kính mong quý thầy cô nhiệt tình
đóng góp ý kiến. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đập Đá, ngày 10 tháng 01 năm 2013

Người thực hiện đề tài
HỒ THỊ THU THẢO
GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 18
Trường THCS Đập Đá Năm học: 2012- 2013

MỤC LỤC

A: Mở đầu
I . Đặt vấn đề
1. Thực trạng của vấn đề
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lý luận
2. Biện pháp và thời gian tiến hành
B: Nội dung
I. Mục tiêu
II. Mô tả nội dung giải pháp mới
1.Thuyết minh tính mới
2. Khả năng áp dụng
3. Lợi ích
C: Kết luận
1. Kết luận
2. Đề xuất, kiến nghị
GV : HỒ THỊ THU THẢO Sáng kiến kinh nghiệm 19

×