Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

ĐỀ TÀI CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RA HOA Ở CÂY ĂN TRÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 20 trang )

ĐỀ TÀI: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
RA HOA Ở CÂY ĂN TRÁI
ĐỊNH NGHĨA SỰ RA HOA

Sự hình thành hoa là dấu hiệu của sự chuyển tiếp từ giai đoạn sinh trưởng sinh
dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản.

Các giai đoạn hình thành hoa:
Cảm ứng hình thành hoa
Hình thành mầm hoa
Sinh trưởng của hoa và phân hóa giới tính
Giai đoạn quan trọng nhất đối với sự hình thành hoa là cảm ứng hình thành hoa.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự ra hoa

Ánh sáng:Trong những cây đáp ứng với quang chu kỳ thì
có cây đòi hỏi sự đáp ứng tuyệt đối và cây đòi hỏi không
bắt buộc. Những cây đòi hỏi bắt buộc như cây ngày ngắn
hay ngày dài thường có trị số tới hạn rất hẹp. Trong khi cây
đòi hỏi chu kỳ sáng không bắt buộc thì có thể có hoặc
không độ dài sáng tới hạn.

Cảm ứng quang chu kỳ:Những
quan sát thông thường cho thấy
rằng một chế độ quang chu kỳ thích
hợp đủ để gây ra một sự khởi phát
hoa dù là cây được đưa trở lại từ
điều kiện quang chu kỳ không thích
hợp. Cây chỉ Ađòi hỏi một chu kỳ
cảm ứng thì không bao giờ hình
thành mầm hoa trong chu kỳ nầy
nhưng chỉ một vài ngày sau khi đưa


về điều kiện không cảm ứng ra hoa.
Ở nhiều cây ngày ngắn và ngày dài,
sự khởi phát hoa bắt đầu cùng lúc
dù cây có nhận một sự cảm ứng tối
thiểu hay tối hảo.
Sự tương tác giữa độ dài ngày và
các yếu tố môi trường khác

Nhiệt độ: Thời gian xử lý và hiệu quả của nhiệt độ đòi hỏi nhiệt
độ thấp hay cao cần cho sự ra hoa tùy thuộc vào từng loài
(species) - thậm chí từng thứ (variety) và tuổi của cây.

Vai trò của các chất dinh dưỡng lên sự ra hoa

Từ những quan sát thực tế cho thấy rằng nếu cây phát triển
mạnh thì thường đối lập lại với sự ra hoa. Trong khi làm giảm
sự sinh trưởng của cây bằng cách xiết nước, tỉa cành hay khấc
cành thường thúc đẩy sự ra hoa. Do đó, sự bón nhiều phân đạm
có thể làm giảm sự sinh sản trên nhiều loại cây. Các chất có ảnh
hưởng nhiều đến sự ra của cây thường là đạm, lân, kali, các yếu
tố đa vi lượng….

Sự khô hạn được xem là có vai trò chủ yếu trong sự ra hoa của
các loài cây ở gần vùng xích đạo.

Ảnh hưởng bất lợi đầu tiên của sự ngập úng đối với cây trồng là
việc giảm sự sinh trưởng của chồi và rễ. Tuy nhiên cũng có một
số loại cây lại có thể ra hoa mạnh trong điều kiện ngập nước.
MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XỬ LÝ
Cây ăn trái có một thế mạnh kinh tế lớn không chỉ riêng ở đồng bằng sông

Cửu Long mà của cả nước ta. Nước ta là vốn có đặc điểm là một nước
nhiệt đới nên sản lượng trái cây vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy
nhiên, đa số các loại quả ra theo mùa và thường có sâu bệnh. Nên các biện
pháp xử lý cây ăn trái là một điều hết sức cần thiết nhằm tạo ra các loại
trái chính đúng vụ hoạc nghịch mùa chất lượng cao, ít sâu bệnh để thỏa
mãn nhu cầu người tiêu dùng và đem lại lợi ích kinh tế.
CÁC BiỆN PHÁP XỬ LÝ RA HOA Ở CÂY ĂN TRÁI THÔNG DỤNG

Xông khói

Cắt rễ

Khấc thân hay khoang cành

Xử lý bằng hóa chất

Thay đổi các điều kiện ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…

Thay đổi lượng nước phù hợp với sự ra hoa của từng loại cây.

…….
Xông khói
Tác động của biện pháp xông khói lên sự ra
hoa xoài được giải thích do tác động của
nhiệt gây ra bởi việc hun khói , do tác động
của khí CO và CO2 cùng với nhiệt
Việc xông khói được tiến hành hàng ngày
liên tục trong hai tuần. Mầm hoa bắt đầu
phân hoá sau 5-15 ngày sau khi xông khói
liên tục Cây không có khả năng ra hoa nếu

không xuất hiện mầm hoa sau thời gian kích
thích nầy . Biện pháp xông khói thường được
thực hiện trong tháng 11 hoặc đầu tháng 12
nhưng hiệu quả nhất là trong tháng Giêng .
Tuy nhiên, biện pháp nầy không được áp
dụng phổ biến vì tốn nhiều công lao động,
phụ thuộc vào yếu tố thời tiết nhưng kết quả
không đáng tin cậy. Biện pháp này thường
được áp dụng trên cây xoài.
cắt rễ:
cắt rễ là một kỹ thuật có thể làm giảm sự
sinh trưởng trên .Biện pháp cắt rễ còn được
áp dụng rộng rãi trong nghề làm vườn ở
Châu Âu nhằm làm giảm kích thước tán cây
và kích thích sự tượng mầm hoa .
cắt rễ góp phần làm giảm sự trao đổi chất ức
chế sự ra hoa mà chủ yếu là Gibberellin và
gián tiếp làm giảm nguồn cung cấp
Cytokinin.
Xới gốc bón phân cho cây bưởi trước khi
xiết nước và phun Paclobutrazol kích thích
bưởi ra hoa
Khấc thân hay khoanh cành
Việc khoanh hay khấc thân (cành)
gây ra sự tích luỹ những sản phẩm
trao đổi chất được tạo ra trên chồi
(carbohydrate, ABA và auxin) ở
phần trên vết khoanh nhưng đồng
thời những chất dinh dưỡng hoặc
những chất đồng hoá (Cytokinin,

Gibberellin và đạm) được cung
cấp bởi rễ cũng được tích luỹ ở
phần dưới vết khoanh và những
sản phẩm nầy có thể ảnh hưởng
đến sự ra hoa. Việc khoanh thân
đã làm phá vỡ tế bào mô libe nên
trực tiếp ảnh hưởng đến sự vận
chuyển các sản phẩm đồng hoá

Điều khiển sự ra hoa
bằng hóa chất:
 Liều lượng áp dụng các
chất ngoại sinh
Trong một số trường hợp cho
thấy, nồng độ thấp hơn
hoặc cao hơn một giá trị
đặc biệt nào đó thì sẽ có
tác dụng kích thích hoặc
ngăn cản sự ra hoa. Nồng
độ các chất ngoại sinh thúc
đẩy hay ngăn cản sự ra hoa
khác nhau tùy theo loài và
những điều kiện khác
nhau.
 Các chất kích thích ra hoa:
 Hóa chất có tác dụng phá miên trạng mầm
hoa
* Nitrate kali: Sự hiện diện của những mầm
hoa miên trạng được hình thành trước cho
thấy rằng KNO3 đơn giản chỉ phá vỡ sự

ngủ nghỉ của mầm hoa và gây ra sự phân
hoá mầm hoa thành hoa. trong số các
cation K+, Na+, NH4+ và Ca++ kết hợp
với ion Nitrate để tạo thành muối nitrate
thì chỉ có cation K+ là có hiệu quả kích
thích ra hoa. hiệu quả của Nitrate kali tuỳ
thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi cây, loại
vật liệu đem trồng, tuổi chồi, thời điểm
kích thích ra hoa, tình trạng mang trái của
cây ở những năm trước và nồng độ của
hoá chất sử dụng
* Thiourea: Thiourea thường được
dùng để kích thích mầm hoa, thúc
đẩy quá trình ra hoa sau khi đã xử
lý PBZ.Thiourea có thể thúc đẩy sự
phá miên trạng và đạt tỉ lệ ra hoa từ
79,2% và 100% sau khi xử lý PBZ
từ 106 và 120 ngày. Tuy nhiên, nếu
xử lý Thiourea trước 75 ngày sau
khi tưới gốc PBZ thì cây sẽ ra đọt
100%.
Phun Thiourea không đều trên lá
hay phun ở nồng độ cao dễ làm
cháy lá, đây là một trở ngại rất lớn
cần chú ý khi sử dụng loại hóa chất
nầy.
Hiệu quả đạt cao hơn Nitrate kali
từ 2 đến 3 lần.
* Chất phóng thích ethylene-Ethrel
Ethrel (2-CEPA) hay ethephon (2-

chloroetylene phosphonic acid) là một
chất lỏng không màu, không mùi, ổn định
ở dạng acid và bị phá hủy ở pH >3,5.
Hàm lượng họat chất 400 mg/L, tỉ trọng
1,2, pH = 3. Dễ tan trong nước, ít độc với
người và gia súc. Ethrel dạng lỏng chứa
50% họat chất, có nhiều màu sắc khác
nhau từ không màu đến màu nâu hoặc
xanh. Trong cây etylen được phóng thích
từ ethrel. Ngoài tác dụng làm chín trái,
rụng bông, Ethrel còn được dùng để kích
thích ra hoa trên một số loại cây ăn trái
như khóm, xoài, nhãn, chôm chôm,

Chất ức chế quá trình sinh tổng
hợp GA :
* Hợp chất Onium:Đặc tính chủ
yếu của nhóm nầy là có nhóm
ammonium bậc bốn mà được dùng
đầu tiên như là một tác nhân chống
lại sự tích trữ (anti-lodging) trong
sự sản xuất của cây ngũ cốc và
chống lại sự sinh trưởng quá mức
trên cây bông vải.
* Nhóm chất dị vòng có chứa N
Đặc tính căn bản của nhóm chất nầy
là ngăn chặn quá trình cytochrom
P450-dependent monooxygenase,
bằng cách nầy nó ngăn cản sự oxid
hoá ent-kaurene thành ent-kaureonic

acid. Nhóm nầy bao gồm các chất
Tetracyclacis, Ancymidol,
Uniconazole và chất được ứng dụng
rộng rãi nhất là Paclobutrazol.
Uniconazole có cấu trúc gần giống
với Paclobutrazol và rất có hiệu quả
trên cây ăn trái, lúa và cây cảnh.
Xử lý paclobutrazol bằng cách
phết vào gốc thân
Phát hoa xoài Thanh Ca bị ảnh hưởng
do xử lý paclobutrazol với liều lượng 1
g a.i./m đường kinh tán, tương đương
với 40 g/cây lọai Paclobutrazol 10%

ngoài ra còn một số chất thông
dụng khác:
* Nhóm chất bắt chước cấu trúc
của acid 2-oxoglutaric
* Nhóm chất 16, 17-Dihydro-GA5
* Chlorate kali (KClO3)
* Morphactin (Morphactin
formular-MF)


Xử lý xoài ra hoa bằng biện pháp
khoanh thân và buộc dây có tẩm
morphactin trên xoài Kensington
pride ở Darwin, Úc
Xử lý ra hoa ở một số loại cây ăn trái
Xử lý ra hoa ở cây nhãn


Phương pháp khoanh (xiết) cành:
Khoanh (hay xiết) cành nhằm ngăn cản sự
vận chuyển các sản phẩm quang hợp
từ lá xuống thân, rễ làm tăng tỉ lệ C/N,
giúp cho cây phân hóa và hình thành
mầm hoa. Đây là biện pháp rất phổ
biến được nhà vườn áp dụng để kích
thích cho nhãn ra hoa ở ĐBSCL. Biện
pháp nầy phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như giống, mùa vụ, tình trạng sinh
trưởng của cây, kỹ thuật và thời điểm
khoanh. Trên giống dễ ra hoa
“Phetsakon”, có thể kích thích ra hoa
bằng biện pháp khoanh cành cũng làm
cho cây nhãn ra hoa sớm và đồng đều
(Subhadrabandrahu và
Yapwattanaphn, 2000-Wong,2000),
trong khi các giống khác thì biện pháp
khoanh cành đạt kết quả không ổn
định

×