Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Báo cáo về tình hình và thực trạng hoạt động nhà máy xi măng Lưu Xá - Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.41 KB, 71 trang )

Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới,
nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt với sự kiện
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO năm 2007 đã đánh dấu một
bước ngoặt lớn lao trong tiến trình phát triển của Việt Nam trên con đường hội
nhập, sánh vai với các cường quốc năm châu. Trước hoàn cảnh đó, Việt Nam
đã, đang và sẽ phải cố gắng rất nhiều để có thể vượt qua được những thách
thức vô cùng khắc nghiệt, hòa nhập và vươn lên trong bối cảnh kinh tế thế giới
đang ngày càng khắc nghiệt như hiện nay.
Để có được sự thành công của nền kinh tế quốc gia nói chung, của doanh
nghiệp nói riêng thì cần phải có rất nhiều yếu tố. Trong đó thì nghệ thuật quản
trị hay nghệ thuật lãnh đạo đóng vai trò quan trọng. Ngay từ những năm đầu
của tiến trình mở cửa, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề bồi
dưỡng phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là những quyết sách cụ thể cho việc
phổ biến kiến thức quản lý, đào tạo cán bộ quản lý cùng với việc nghiên cứu
hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô và quản lý kinh doanh ở
các cơ quan, tổ chức.
Đối với nền kinh tế quốc dân nói chung, đối với một doanh nghiệp nói
riêng thì nhà lãnh đạo, nhà quản trị có vai trò vô cùng quan trọng. Với tầm ảnh
hưởng lớn như vậy, các nhà quản trị phải luôn không ngừng học hỏi tri thức, bổ
sung kinh nghiệm và sáng tạo ra các phương pháp hiệu quả để có thể đưa
doanh nghiệp, đưa nền kinh tế tiến đến những mục tiêu cao nhất.
Là sinh viên khoa quản trị, em đã có cơ hội được tham gia và tìm hiểu
thực trạng Nhà máy Xi măng Lưu Xá. Với khoảng thời gian thực tế 5 tuần( từ
ngày 02/05/2011 đến ngày09/06/2011) cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô
Ngô Hương Giang đã giúp em có cái nhìn ban đầu về công việc kinh doanh thực
tế của nhà máy cũng như những đòi hỏi đối với nhà quản trị. Em đã được tiếp
Dương Thị Hồng Nhung 1 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
cận với môi trường làm việc năng động, với hoạt động sản xuất kinh doanh thực


tiễn, các nghiệp vụ chuyên môn trong quản lý điều hành và sản xuất kinh doanh.
Đồng thời bên cạnh đó em cũng được học hỏi những kỹ năng giao tiếp, ứng xử
trong công sở, tác phong làm việc hiệu quả khoa học, ý thức kỷ luật và tinh thần
tự giác trong công việc.
Em xin cảm ơn Ban giám đốc và các cô, các chú trong nhà máy đã nhiệt
tình giúp đỡ, cung cấp thông tin và hướng dẫn cho em. Em cũng xin dành lời
cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Ngô Hương Giang người đã giúp đỡ và chỉ
bảo giúp em hoàn thành tốt đợt thực tế tại Nhà máy Xi Măng Lưu Xá và hoàn
thiện bài báo cáo này.
Báo cáo thực tế này gồm các nội dung chính sau:
Phần 1: Giới thiệu chung về nhà máy
Phần 2: Nội dung chính
Chương 1: Nội dung về Quản trị học
Chương 2: Nội dung về quản trị nhân lực
Chương 3: Hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Chương 4: Nội dung về quản trị sản xuất
Phần 3 : Kết luận và kiến nghị
Thái Nguyên, Ngày tháng năm2011
Người viết báo cáo:
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ
Dương Thị Hồng Nhung 2 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
1.1Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy
Tên giao dich: Nhà máy Xi măng Lưu Xá
Địa chỉ: Phường Phú Xá- Thành phố Thái Nguyên
Điện thoại: 02803 855 113 fax: 02803 857 622
Email:
Giám đốc: Nguyễn Công Bằng
Nhà máy Xi măng Lưu Xá là thành viên của Công ty Vật liệu xây dựng
thuộc Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, được thành lập theo

quyết định số 342/XL II – TCLĐ ngày 1/8/1995 của giám đốc Công ty Xây lắp
II (Nay là công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất công nghiệp), giấy phép kinh
doanh số 1703000215 do phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư
tỉnh Thái Nguyên Cấp ngày 01/05/2006.
Nhà máy bước vào hoạt động từ năm 1995, đây là thời kỳ khó khăn cho
các doanh nghiệp khi cho sự chuyển đổi từ cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp
sang cơ chế hoạch toán kinh doanh. Trong những năm đầu do con nhiều khó
khăn và mới đi vào hoạt động do đó nhà máy còn gặp nhiều khó khăn và hoạt
động thiếu ổn định. Đảng ủy và ban giám đốc công ty đã hết sức quan tâm, chỉ
đạo sát sao và dần dần nhà máy đi vào hoạt động ổn định và bắt đầu kinh doanh
có lãi từ năm 1999, cũng bắt đầu từ những thành công đó nhà máy tiếp tục có
những bước phát triển đi lên hoạt động kinh doanh hiệu quả và đảm bảo tốt hơn
đời sống người lao động trong công ty. Tinh thần đoàn kết, ý chí phấn đấu vươn
lên của nhà máy luôn được các thế hệ lãnh đạo của nhà máy phát huy, công tác
quản lý luôn được cải tiến giúp cho ban lãnh đạo nhà máy kịp thời đưa ra các
chủ trương, giải pháp khắc phục khó khăn tiếp tục vươn lên đứng vững trong thị
trường, đồng thời hoạch định các kế hoạch cho nhà máy trong các thời gian tiếp
theo.
Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004, nền kinh tế phục hồi, sự phát triển
của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân tao lên sức ép cạnh
Dương Thị Hồng Nhung 3 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
tranh vô cùng đối với nhà máy, các doanh nghiếp trong ngành đưa ra các chiến
lược canh tranh đối với sản phẩm của nhà máy như: giảm giá, chiết khấu. Điều
đó không tranh khỏi việc phải điều chỉnh giá bán tại một số thị trường để giữ
vững thị phần, tiếp tục tồn tại và phát triển. Giai đoạn này cũng có nhiều sự biến
động trong thị trường đầu vào: giá xăng dầu biến động, giá than tăng, các nhà
cung cấp nguyên vật liệu tăng giá, chi phí đầu vào tăng làm cho giá thành đơn vị
sản phẩm tăng lên anh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của
nhà máy. Đứng trước những khó khăn thử thách đó nhà máy được sự quan tâm

chỉ đạo của lãnh đạo công ty, sự quyết tâm và tinh thần hăng say lao động của
cán bộ công nhân viên trong nhà máy, cộng với sự hợp tác gắn bó của các đơn vị
bạn, các đối tác trong kinh doanh và hơn hết đó là sự tín nhiệm của khác hàng
đối với sản phẩm, sự tin tưởng và hợp tác của các đại lý. Chính nhũng điều kiện
ấy đã tao cho nhà máy nguồn động lực to lớn tiếp tuc vươn lên hoàn thành xuất
sắc nhiệm vị sản xuất kinh doanh của mình.
Từ năm 2005 tới nay: khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, hàng hóa
nước ngoài tràn vào cạnh tranh với hàng hóa trong nước tạo nên nhữn khó khăn
thách thức đối với tất cả các ngành kinh tế, và lĩnh vực sản xuất xi măng không
nằm ngoài sự tác động đó. Nhà máy Xi măng Lưu Xá cũng đứng trước nhiều
thách thức: Giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng cao và gây ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Trong giai đoạn này các
cơ chế chính sách cho công ty cổ phần vẫn còn chưa tạo được nhiều động lực
cho sự phát triển của các công ty cổ phần. Sự xuống cấp của kết cấu hạ tầng và
trang thiết bị máy móc cũng đã làm tăng thêm nhiều khoản chi phí ảnh hưởng
tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy trong giai đoạn này. Các doanh
nghiệp trong ngành và đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong tỉnh
Thái Nguyên và các tỉnh lân cận đã có nhiều cải tiến đổi mới công nghệ, chuyển
từ công nghệ lò đứng sang công nghẹ lò quay, cải thiện chất lương nâng cao
hiệu quả sản xuất sản lượng xi măng liên tục gia tăng, áp lực cạnh tranh ngày
càng khốc liệt hơn. Đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách đó, toàn thể cán
bộ công nhân viên nhà máy đã tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất ý
Dương Thị Hồng Nhung 4 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
chí, tích cực trong lao động và công tác chuyên môn. Đảng ủy và lãnh đạo công
ty luôn theo sát từng hoạt động của nhà máy, sự giúp đỡ của các chi nhánh bạn
và các doanh nghiệp bạn. Những cơ hội và thách thức luôn được lãnh đạo nhà
máy nhìn nhận một cách đúng đắn, phát huy tốt nhất các điều kiện thuận lợi, hạn
chế các yếu tố bất lợi, liên tục hoàn thành kế hoạch của nhà máy từng bước nâng
cao hiệu quả kinh doanh, tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên địa bàn, và tạo

dựng được lòng tin của khách hàng.
Một số thành tích mà nhà máy đã đạt được trong thời gian qua:
+ Huân chương lao động hạng II (năm 2005)
+ Giải thưởng chất lượng Việt Nam. Giải thưởng tôn vinh các doanh
nghiệp luôn lỗ lực cải tiến chất lượng sản phẩm tổ chức năm 2008.
Nhà máy đã và đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008,
bộ tiêu chuẩn ISO QUACERT, Sản xuất sạch hơn với 5S.
1.2 Chức năng nhiêm vụ của nhà máy.
1.2.1 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Giấy phép kinh doanh:nhà máy xi măng Lưu Xá trước là một doanh nghiệp
nhà nước mới được chuyển đổi thành công ty cổ phần từ ngày 01/05/2006. Nhà
máy hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 1703000215 do phòng đăng ký
kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 01/05/2006.
- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
 Sản xuất xi măng PC30.
 Sản xuất cầu kiện bê tông đúc sẵn.
 Sản xuất gạch đỏ.
 Xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng.
1.2.2. Các sản phẩm của nhà máy
- Xi măng: sản phẩm chính của nhà máy là xi măng Poocland hỗn hợp PCB30
dược sản xuất theo tiêu chuẩnTCVN 6260:1997 ( được Tổng cục Tiêu Chuẩn
Đo Lường Chất Lượng chứng nhận). Tính năng của xi măng Poocland hỗn hợp
PCB30 là loại chất kết dính thủy, được chế tạo bằng cách nghiền bột mịn hỗn
hợp Clinker xi măng Pooland, với các phụ gia khoáng và một lượng thạch cao
Dương Thị Hồng Nhung 5 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
cần thiết. Hoặc bằng cách trộn đều các phụ gia khoáng đã nghiền mịn với xi
măng Pooland không chứa phụ gia khoáng.
Sản phẩm chủ yếu dùng cho các công trình xây dựng dân dụng và công
nghiệp có tính vĩnh cửu. Xi măng Pooland hỗn hợp PCB30 đặc biệt thích hợp

cho việc sản xuất các kết cấu bê tông chịu lực có tuổi thọ cao như: cột, dầm, sàn,
mái nhà dân dụng và các công trình thủy lợi như: đập, kè, mương máng Ngoài
ra sản phẩm xi măng của nhà máy còn là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm
khác như: cột điện, ống cống, panen với nhiều chủn loại và kích cỡ khác nhau.
Mẫu mã sản phẩm: sản phẩm được đóng trong bao kín, vỏ bao có lớp
chống ẩm nên đảm bảo giữ được chất lượng xi măng. Trên vỏ bao có in logo của
nhà máy xi mặng Lưu Xá, tên loại xi măng, tên và địa chỉ của nhà máy, định
lượng hàng hóa, ngày sản xuất, hạn sử dụng Sản phẩm được bảo hành 60
ngày kể từ ngày sản xuất.
Các chỉ tiêu kỹ thuật sản xuất xi măng PCB30:
 Kích thước trên sàng: 0.08mm
 Hàm lượng vôi tự do: <2.5%
 Độ nghiền mịn: <12%
 Nhiệt độ nung Clinker: 1450
o
C
 Thành phần Clinker: 90%
 Thạch cao: 5%
 Phụ gia trơ: 5%
Qua các chỉ tiêu trên cho thấy để đạt được chất lượng tốt, thì ở mỗi công
đoạn
cần được kiểm tra và phân tích rất kỹ về thành phần hóa lý, độ mịn , nhà máy
áp dụng nhiều giải pháp cải tiến công nghệ để hạn chế lượng vôi tự do trong
công nghệ sản xuất xi măng lò đứng ở Việt Nam.
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chất lượng xi măng Lưu Xá
TT Tên tiêu chí ĐVT Tiêu chuẩn thử Mức đạt
Dương Thị Hồng Nhung 6 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
nghiệm
1 Giới hạn độ bền nén

- Sau 3 ngày
- Sau 28 ngày
N/mm
2
N/mm
2
TCVN
6016:1995
≥ 14
≥ 30
2 Độ mịn
- Phần còn lại trên sàng
0.08mm
- Bề mặt riêng xác định theo
phương pháp Blaine
%
cm
2
/g
TCVN4030-85
≥ 12
≥ 2700
3 Thời gian đông kết
- Bắt đầu không sớm hơn
- Kết thúc không muộn hơn
Phút
Giờ
TCVN
6017:1995 45
10

4 Độ ổn định tính theo Losatolie
không lớn hơn
mm TCVN
6017:1998
10
5 Hàm lượng SO3 % TCVN 141:1998
≤ 3.5
( Theo tiêu chuẩn Việt Nam 6260:1007)
Ngoài sản phẩm chính là xi măng, nhà máy còn sản xuất một số sản phẩm
sau:
- Gạch.
- Tấm lợp.
- Kết cấu bê tông.
1.3. Giới thiệu quy trình sản xuất kinh doanh của nhà máy xi măng Lưu
Xá.
1.3.1. Qui trình công nghệ sản xuất.
Do đặc thù là nhà máy sản xuất xi măng nên qui trình công nghệ để sản
xuất được bố trí khép kín từ khâu nhập vật liệu ban đầu đến khâu kiểm tra chất
lượng sản phẩm đầu ra. Chính vì thế, quy trình công nghệ của nhà máy được tổ
chức chặt chẽ theo một dây chuyền. Có hệ thống kho chứa nguyên vật liệu, kho
chứa thành phẩm được xây dựng gọn gàng ngăn nắp.
Sơ đồ 1.2: Công nghệ sản xuất xi măng PCB30
Dương Thị Hồng Nhung 7 Lớp K5 QTKDTH B
Đá vôi, đất sét, than
Đập, nghiền, sấy
Lò nung Clinker
Clinker
Nghiền xi măng
Xi măng thành phẩm
Phụ gia( Quặng

sắt, barit, )
Phụ gia( Thạch
cao, xỉ)
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật- Công nghệ)
Nhà máy có công suất thiết kế 60.000 tấn/năm, sản xuất theo công nghệ xi
măng lò đứng cơ giới hóa. Công nghệ lò đứng là công nghệ sản xuất trung bình
hiện nay. Do hệ thống lò nung clinker là lò đứng cố định nên sự đảo trộn nguyên
liệu trong khi nung không được đều, nhiệt độ khi nung không ổn định, nguyên
liệu dễ bị kết dính vào đáy và thành lò khi lò có sự cố, nên chất lượng xi mặng
không ổn định, người lao động rất vất vả khi phải xử lý kỹ thuật chọc lò để
chống kết dính nguyên liệu. Để khắc phục tình trạng này nhà máy đã áp dụng
những đề tài về cải tiến kỹ thuật để đưa vào sản xuất nhằm mục đích tăng năng
xuất và chất lượng sản phẩm.
1.3.2. Nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình công nghệ.
Dương Thị Hồng Nhung 8 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
 Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu:
Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi và đất sét. Để điều chỉnh
thàn phần lý hóa của phôi liệu và trợ giúp cho quá trình tạo khoáng clinker, nhà
máy còn sử dụng một số phụ gia như: quặng sắt, quặng barit, thạch cao Nhiên
liệu dùng trong công nghệ nung luyện clinker là than cám. Các nguyên liệu trên
được gia công sơ bộ để đạt độ ẩm và kích thước theo yêu cầu, sau đó được đưa
vào các silo nguyên liệu phụ gia được định lượng qua cân điều tốc theo đơn
phối liệu, sau đó được đưa vào máy nghiền chu trình kín. Bột liệu nghiền được
chuyển lên phân ly thành bột liệu mịn rồi đưa vào các silo chứa.
 Quá trình nung luyện clinker
Hỗn hợp bột phối liệu được vít định lượng rồi đưa lên máy trộn ẩm cấp cho
máy vê viên, tại đây bột phối liệu được vê thành viên, viên liệu có kích thước từ
5-12mm văng ra khởi đĩa viên, sau đó viên liệu được đưa vào lò nung, hỗn hợp

bột liệu thực hiện các phản ứng hóa lý để hình thành clinker. Clinker ra lò rạng
cục màu đen, kết phối tốt, có độ chắc, được chuyển vào ủ trong các silo chứa
clinker.
 Quá trình nghiền xi măng:
Clinker, thạch cao và các phụ gia hoạt tính được định lượng bằng cân bằng
điện tử theo đơn nghiền, được đưa vào máy nghiền chu trình kín, sau đó được
đưa lên máy phân ly. Bột xi măng đạt độ mịn theo yêu cầu kỹ thuật được chuyển
vào các silo chứa xi măng.
 Quá trình đóng bao và lưu kho
Xi măng được đóng bao và xếp thành từng lô. Sau khi kiểm tra chất lượng
đạt yêu cầu mới nhập kho.
Dương Thị Hồng Nhung 9 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ HỌC
1.1. Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp
1.1.1. Hệ thống kế hoạch và trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp
1.1.1.1. Hệ thống kế hoạch
Việc lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng đối với mỗi một doanh nghiệp,
đặc biệt trong thời buổi kinh tế hiện nay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Quá trình lập kế hoạch là đi xác định các mục tiêu và lựa
chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó trong một khoảng thời gian
xác định. Việc lập kế hoạch giúp cho doanh nghiệp giảm bớt các hoạt động
trùng lặp, sự dư thừa các bộ phận cá nhân, nâng cao hiệu quả giảm chi phí, Góp
Dương Thị Hồng Nhung 10 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
phần thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Nhờ lập kế hoach mà doanh
nghiệp lường trước được một số rủi ro, kịp thời ứng phó với những thay đổi của
môi trường kinh doanh, thay đổi về tổ chức. Trong quá trình quản trị doanh
nghiệp căn cứ vào kế hoạch nhà quản trị sẽ dễ dàng kiểm tra tình hình hoạt động

của doanh nghiệp mình.
Hệ thống kế hoạch chủa nhà máy bao gồm các kế hoạch:
• Kế hoạch năm: Bao gồm tất cả các kế hoạch về mọi hoạt động của
nhà máy liên quan đến sản xuất kinh doanh, kế hoạch kinh doanh tổng hợp, kế
hoạch tài chính, kế hoạch vật tư, kế hoạch nguyên vật liệu
• Kế hoạch hướng dẫn: Đây là hệ thống các chỉ tiêu hướng dẫn các
phòng ban, phân xưởng lập kế hoạch chi tiết cho bộ phận mình.
• Kế hoạch chi tiết: Đây là các kế hoạch hàng năm được lập chi tiết
theo sự đề xuất của từng bộ phận trong nhà máy: Tổ chức cán bộ, tài chính, phân
xưởng
• Kế hoạch tổng hợp: là hệ thống các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
tông hợp, nó bao gồm các chỉ tiêu chính của hoạt động sản xuất kinh doanh của
nhà máy trong năm kế hoạch (doanh thu, lợi nhuận ).
• Kế hoạch hàng tháng, quý: là các bảng do các bộ phận phân bổ
các chỉ tiêu kế hoạch lập hàng năm cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh
doanh của nhà máy: kế hoạch nguyên vật liệu tháng, quý; kế hoạch tiêu thụ
tháng,quý; kế hoạch tài chính tháng,quý.
Nhận thức được vai trò của hệ thống kế hoạch và công tác lập kế hoạch đối
với sự tồn tại và phát triển của mình, nhà máy xi măng Lưu Xá luôn chú trong
tới công tác lập kế hoạch, đưa ra và thực hiện các kế hoạch nhằm đạt được các
mục tiêu mà nhà máy đặt ra hàng năm và trong những năm tiếp theo.
Mục tiêu chất lượng năm 2011
- Sản xuất
Clinke ≥ 82.000 tấn, đạt tiêu chuẩn cơ sở.
Xi măng PCB 30 ≥ 54.000 tấn.
Dương Thị Hồng Nhung 11 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
Năng xuất lò ≥ 260 tấn/ngày
Tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu cho một tấn sản phẩm thấp hơn định mức
kỹ thuật.

Có trên 5 sáng kiến được áp dụng
Quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn Việt Nam
Không có tai nạn lao động nặng sảy ra.
- Thị trường
Tiêu thụ Xi măng PCB30 ≥ 54.000 tấn.
Tiêu thu Clinke ≥ 41.000 tấn.
Số lần khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm ≤ 4 lần.
- Phát triển
Có phương án phát triển sản xuất, phát triển sản phẩm mới.
 Chính sách chất lượng
Nhà máy áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001-2008,
Chấp nhận một hệ thống quản lý chất lượng nên là một quyết định chiến lược
của tổ chức, chính vì vậy Nhà máy Xi măng Lưu Xá đã lựa chọn áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng trên. Như ta đã biết hệ thống tiêu chuẩn ISO 9002-
2008 là một hệ thống quản lý chất lương dựa trên quá trình: Tiêu chuẩn này
khuyến khích việc chấp nhận cách tiếp cận theo quá trình khi xây dựng, thực
hiện và cải tiến hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao sự thỏa mãn
của khách hàng thông qua việc đáp ứng yêu cầu của họ.
Khi được sử dụng trong hệ thống quản lý chất lượng, cách tiếp cận trên
nhấn mạnh tầm quan trọng của:
• Việc hiểu và đáp ứng các yêu cầu,
• Nhu cầu xem xét quá trình về mặt giá trị gia tăng,
• Có được kết quả về việc thực hiện và hiệu lực của quá trình, và
• Cải tiến liên tục quá trình trên cơ sở đo lường khách quan.
Mô hình quản lý chất lượng dựa trên quá trình:
Dương Thị Hồng Nhung 12 Lớp K5 QTKDTH B
Cải tiến liên tục hệ thống
quản lý chất lượng
Khách
hàng

Khách
hàng
Quản lý nguồn
lực
Tạo sản
Sản phẩm
Đo lường, phân
tích và cải tiến
Trách nhiệm của
lãnh đạo
Yêu
cầu
Sản phẩm
Sự
thỏa
mãn
Đầu vào
Đầu ra
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
Dòng thông tin
Hoạt động tăng giá trị
Mô hình này thể hiện rằng khách hàng đóng một vai trò quan trọng trong
việc xác định các yêu cầu được xem như đầu vào. Việc theo dõi sự thoả mãn của
khách hàng đòi hỏi có sự đánh giá các thông tin liên quan đến sự chấp nhận của
khách hàng, chẳng hạn như các yêu cầu của khách hàng có được TCVN ISO
9001 : 2008 đáp ứng hay không.
Với chính sách này Nhà máy thường xuyên xem xét cải tiến các quá trình
nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, trên cơ sở thực hiện tốt trách
nhiệm đối với xã hội và tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường.
Để thực hiện chính sách về chất lượng nhà máy tăng cường công tác tuyên

truyền, giáo dục để toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy thấm nhuần và đồng
thuận với chính sách này. Tổ chức đào tạo, tạo dựng môi trường thuận lợi để tất
cả mọi người có thể học tập và phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Nhà
máy luôn trân trong các đề tài khoa học, coi đó là sự trợ giúp quý báu để nà máy
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống. Duy trì thực hiên hệ
Dương Thị Hồng Nhung 13 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
thống quản lý chất lượng theo TCV ISO 9001-2008 một cách hiệu quả trên cơ
sở sự tham gia của tất cả mọi người
Kế hoạch thực hiện hàng năm
Dự kiến kế hoạch năm 2010
Stt Nội dung ĐVT Kế hoạch Ghi chú
I Giá trị tổng sản lượng đồng 68,915,046,480
1 Giá trị sản xuất công nghiệp đồng 68,915,046,480
II Tổng doanh thu đồng 64,596,498,480
1 Doanh thu sản xuất công nghiệp đồng 64,596,498,480
2 Doanh thu kinh doanh dịch vị đồng
III Lao đông
1 Số lượng lao động bình quân Người 311
+ Lao đông trực tiếp, phụ trợ Người 251
+ Lao động gián tiếp phục vụ Người 49
+ Nhân viên bán hàng phát triển sản phẩm Người 10
2 Quỹ tiền lương, thưởng đồng 10,408,166,354
3 Thu nhập bình quân đồng 2,489,000
4 Ngày làm việc bình quân của một lao động ngày 300
5 Ngày làm việc bình quân của máy móc
+ Phân xưởng lò nung ngày 310
+ Phân xưởng thành phẩm ngày 310
Stt Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền
IV Giá trị sản xuất công nghiệp tấn 68915046480

1 Nghiền bột liêu 152,250
2 Nung Clinke 87,000
3 Sản xuất bao xi măng 1,252,400
4 Nghiền xi măng PCB30 62,000 766194 47504028000
5 Clinke tính giá trị 37,090 577272 21411018480
V Doanh thu 64596498480
1
Doanh thu sản xuất công
nghiệp
2 Xi măng tấn 62000 696540 43185480000
3 Clinke tấn 37090 577272 21411018480
1.1.1.2. Quá trình xây dựng kế hoạch của Nhà máy
Dương Thị Hồng Nhung 14 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
Lập kế hoạch không phải là một sự kiện đơn thuần có bắt đầu và có kết
thúc rõ ràng. Lập kế hoạch là một quá trình tiếp diện phản ánh và thích ứng
được với những biến động diễn ra trong môi trường tổ chức. Đó chính là quá
trình thích ứng với sự không chắc chắn bằng việc xá định các phương án hành
động để dạt được mục tiêu đề ra.
Ở nhà máy xi măng Lưu Xá hiện chưa có văn bản cụ thể về công tác hoạch
định chiến lược kinh doanh của nhà máy. Hiện nay ở nhà máy chỉ xây dựng các
kế hoạch trong ngắn hạn cho từng tháng, từng quý, từng năm.
Đối với Nhà máy Xi măng Lưu Xá, Phòng Tổ chức - Hành chính chịu trách
nhiệm lập kế hoạch hướng dẫn cùng các bộ phận, đơn vị liên quan xây dựng kế
hoạch chi tiết và tổng hợp, kế hoạch năm cho nhà máy. Khi xét thấy yêu cầu cần
điều chỉnh kế hoạch thì phòng kịp thời đưa ra các chỉ tiêu điều chỉnh. Các bộ
phận tham gia lập kế hoạch chi tiết theo nhiệm vụ phân công và có nghĩa vụ
phấn đấu hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Các kế hoạch năm
khác do phòng, ban theo chức năng lập, trình duyệt để thực hiện. Sau khi kế
hoạch được phê duyệt các phòng gửi kế hoạch được phê duyệt cho phòng tổ

chức- hành chính để theo dõi, tổng hợp, báo cáo.
Quá trình:

Các mục tiêu được cụ thể hóa bằng hệ thống các chỉ tiêu: Doanh thu, sản
lượng, lợi nhuận, nộp ngân sách,…
* Nhà máy xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn
dựa vào những căn cứ sau:
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường
- Căn cứ vào nguồn lực hiện có của công ty
- Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch của những năm trước
Dương Thị Hồng Nhung 15 Lớp K5 QTKDTH B
Phân tích môi trường
kinh doanh
Xác định
mục tiêu
Đề ra các giải
pháp
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
* Kế hoạch sản phẩm thị trường: Đưa ra những loại sản phẩm nào ra thị
trường, kế hoạch tiêu thụ trong từng tháng, quý, hàng năm.
* Kế hoạch nhân sự: Kế hoạch về tuyển dụng, đào tạo phát triển đội ngũ
công nhân viên.
* Kế hoạch đầu tư phát triển kinh doanh: Tăng cường đầu tư cải tiến, đổi
mới trang thiết bị sản xuất, cải tạo và nâng cấp một số cửa hàng tiêu thụ nhằm
thu hút người tiêu dùng mua sản phẩm.
Các kế hoạch chức năng và niên độ lập như sau:
+ Kế hoạch tài chính được phòng Kế toán - Tài chính lập hàng năm.
+ Kế hoạch bảo hộ lao động, phòng tai nạn do phòng Kế hoạch - Kỹ thuật
lập hàng năm.
+ Kế hoạch đào tạo, nâng cao bậc do phòng Kế hoạch - Kĩ thuật lập theo

hàng năm.
Phòng Tổ chức - Hành chính có quyền ( hay là trách nhiệm) đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của phòng ban, các bộ phận trực thuộc để tổng
hợp báo cáo với Giám đốc Nhà máy.
1.1.2Tìm hiểu và nhận diện chiến lược của doanh nghiệp
Hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về chiến lược kinh doanh
nhưng cách tiếp cận phổ biến hiện nay xác nhận : Chiến lược kinh doanh là tổng
hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải pháp lớn về sản xuất kinh
doanh, về tài chính và con người nhằm đưa ra hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp lên một trạng thái cao hơn về chất. Có thể hiểu chiến lược kinh doanh là
một chương trình tổng quát mà doanh nghiệp vạch ra nhằm đạt được các mục
tiêu trong một thời kỳ nhất định.
Dựa vào việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của
nhà máy, ban lãnh đạo nhà máy đã đưa ra mục tiêu chiến lược như sau:
 Giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất kinh doanh
Dương Thị Hồng Nhung 16 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
Hiện nay nhà máy Xi măng Lưu Xá đang xây dựng các chính sách nhằm
vào mục làm giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất kinh doanh, giảm được chi phí
sản xuất kinh doanh sẽ giúp Nhà máy tăng lợi nhuận, tăng khả năng canh tranh
trên thị trường. Nhà máy có định hướng sẽ thay đổi cơ cấu nhân sự một số
phòng ban nhằm mục đích tiết kiệm chi phí quản lý xong vẫn đảm bảo các hoạt
động của Nhà máy, đồng thời Nhà máy cũng tìm kiếm các giải pháp khác như
nâng cao hoạt động quản trị NVL, giảm hao hụt thất thoát NVL, giảm chi phí
sản xuất… tất cả các chính sách có thể giúp Nhà máy giảm thiểu chi phí sản
xuất kinh doanh đều được Nhà máy chú ý, quan tâm và tìm cách áp dụng.
 Tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Ngoài việc áp dụng các biện pháp làm giảm thiểu chi phí sản xuất kinh
doanh thì nhà máy còn định hướng phải tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bắt đầu từ việc nâng cao

năng lực quản lý, Nhà máy thường tổ chức các lớp bồi dưỡng năng lực quản lý
cho các cán bộ giúp tăng cường năng lực quản lý, lao động làm quản lý không
cần nhiều vì sẽ tốn nhiều chi phí xong cần phải là những người có năng lực
thực sự. Thứ hai là xây dựng phương án sản xuất tối ưu, phương án sản xuất tối
ưu phải làm giảm chi phí sản xuất, cùng với tiến hành việc quản lý, sử dụng
NVL và phế liệu thu hồi một cách khoa học, tiếp tục nâng cao chất lượng sản
phẩm, thực hiện tốt các tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn 5S
* Đánh giá về công tác thực hiện chiến lược của nhà máy
- Những thành tựu đạt được: Nhà máy đã cung cấp một khối lượng xi
măng tương đối lớn cho thị trường địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng,
Bắc Cạn, Vĩnh Phúc…với chất lượng tương đối được người tiêu dùng chấp
nhận. Nhà máy đã nâng cao được đời sống tinh thần, vật chất cho cán bộ công
nhân viên trong nhà máy. Là đối tác tin cậy với khách hàng.
- Những mặt còn hạn chế: Thị trường kinh doanh còn bó hẹp trong phạm
vi tỉnh chưa mở rộng được ra các địa bàn khác, máy móc trang thiết bị còn lạc
hậu công nghệ chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu thị trường, khả năng phân
Dương Thị Hồng Nhung 17 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
tích và tổng hợp các nhu cầu của thị trường còn chưa cao vì thế nhà máy chưa
đưa ra được các quyết định lớn có lợi ích lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của nhà máy trong tương lai.
1.2.Cơ cấu tổ chức và các cấp quản trị của doanh nghiệp
1.2.1. Số cấp quản lý của nhà máy.
Tổ chức công ty là việc bố trí, sắp xếp mọi người trong công ty vào những
vai trò, những công việc cụ thể. Nói cách khác, tổ chức là tổng thể những trách
nhiệm hay vai trò được phân chia cho nhiều người khác nhau nhằm đạt được
mục tiêu và nhiệm vụ chung.
Tổ chức bộ máy quản lý có vai trò rất quan trọng đối với sự hoạt động và
phát triển của nhà máy. Nhà máy muốn hoạt động hiệu quả thì bộ máy quản lý
phải được tổ chức chặt chẽ, khoa học và gọn nhẹ. Trong đó, quyền hạn và trách

nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân phải được phân định một cách rõ ràng và
phù hợp. Đồng thời, nhà máy phải xây dựng hệ thống các quy chế, kỷ luật đảm
bảo cho mọi hoạt động của doanh nghiệp được đi đúng hướng, nhằm đạt được
các mục tiêu chung đã đặt ra.
Ở nhà máy Xi măng Lưu Xá, ban giám đốc trực tiếp quản lý điều hành mọi
hoạt động của các phòng ban và các phân xưởng. Tuy nhiên, ban giám đốc chỉ
có hai người nên chủ yếu là các trưởng phòng quản lý nhân viên của mình hoàn
thành nhiệm vụ được giao, sau đó thường xuyên báo cáo công việc với ban giám
đốc.
1.2.2. Mô hình tổ chức quản lý.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.

Dương Thị Hồng Nhung 18 Lớp K5 QTKDTH B
GIÁM ĐỐC
Phó Giám
Đốc
Trưởng
phòng
KH-KT
Trưởng
ban
Bảo Vệ
Trưởng
phòng
KT-CN
Trưởng
phòng
TC-KT
Trưởng
phòng

T.T
Trưởng
phòng
TC-HC
Quản đốc phân
xưởng Thành
phẩm
Quản đốc phân
xưởng Lò nung
Quản đốc phân
xưởng Nguyên
liệu
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
( Nguồn: Phòng tổ chức – Hành chính)
Mô hình quản lý của nhà máy được tổ chức theo kiểu trực tập quyền. Như
vậy sẽ đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ
được tiến hành một cách liên tục thống nhất từ trên xuống dưới, đảm bảo mọi kế
hoạch đề ra sẽ được thực hiện một cách hiệu quả.
1.2.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban
Giám đốc:
Chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.
• Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn cho nhà máy.
• Xác lập hệ thống tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ của từng bộ
phận phòng ban.
• Quyết định mọi phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, các phương án
đầu tư của nhà máy.
• Phê duyệt các nhà cung ứng, ký kết các hợp đồng kinh doanh, hợp đồng tín
dụng, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Phó giám đốc:
• Điều hành sản xuất: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất của nhà

máy; Phụ trách công tác an toàn lao động; Xây dựng các định mức kinh tế
kỹ thuật; Hàng tuần báo cáo với giám đốc về tình trạng thiết bị của nhà
máy và đề xuất các giải pháp thay thế nhằm đảm bảo cho việc sản xuất
luôn được ổn định.
Dương Thị Hồng Nhung 19 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
• Điều hành hệ thống quản lý chất lượng: Phụ trách công tác chất lượng sản
phẩm, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và giám sát việc thực hiện hệ
thống này; Phối hợp mọi hoạt động của các phòng ban và các phân xưởng
để thực hiện được các mục tiêu chất lượng đã định.
Các phòng ban:
 Trưởng phòng thị trường:
• Tham mưu cho ban giám đốc nhà máy chiến lược kinh doanh, mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm, điều hành các hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
• Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, đề xuất các phương án
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng tháng thống kê phân tích tình
hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.
 Trưởng phòng công nghệ:
• Chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật công nghệ trong quá trình sản xuất
của nhà máy.
• Kiểm tra tất cả các loại nguyên liệu, nguyên liệu cho sản xuất; kiểm tra
chất lượng sản phẩm xuất kho. Lập các phương án khắc phục phòng ngừa
đối với các vật tư, bán thành phẩm không phù hợp, Lập định mức tiêu hao
nguyên, nhiên vật liệu và các vật tư phục vụ cho sản xuất.
• Báo cáo kịp thời với giám đốc, phó giám đốc nhà máy những vấn đề liên
quan đến chất lượng sản phẩm, Giao dịch liên hệ vói các cơ quan quản lý
cấp trên để đăng ký chất lượng sản phẩm.
 Trưởng phòng kế hoạch - kỹ thuật:
• Quản lý toàn bộ thiết bị cơ điện trong nhà máy và chịu trách nhiệm về
công tác kỹ thuật cơ điện toàn nhà máy; Lập kế hoạch vật tư phụ tùng

thay thế và kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị hàng.
• Khi thiết bị xảy ra sự cố phải có kế hoạch sửa chữa hoặc thay thế; Lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, quý, thánh; Lập kế hoạch cân đối
vật tư, phụ tùng cho từng kỳ, bảo đảm cung ứng cấp phát vật tư kịp
thời cho sản xuất.
Dương Thị Hồng Nhung 20 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
• Lập kế hoạch sửa chữa lớn và nhu cầu vật tư thiết bị trong năm; Báo
cáo ban giám đốc hàng tháng kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhập xuất
vật tư phụ tùng thay thế. Tổ chức thi công xây dựng, cải tạo, nâng cấp,
sửa chữa các công trình vừa và nhỏ trong nhà máy.
• Thống kê, phân tích tình hình hoạt động của máy móc thiết bị chính,
theo dõi sửa chữa trang thiết bị điện, điện tử văn phòng.
• Quản lý mạng internet, mạng nội bộ.
 Tưởng phòng tổ chức - hành chính:
• Tham mưu, đề xuất giám đốc về việc tổ chức, sắp xếp lao động trong nhà
máy cho phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh, thực hiện đầy đủ chế
độ chính sách theo đúng qui định của bộ luật lao động.
• Xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương, phân bổ lương.
• Tổ chức tốt công tác phục vụ đời sống nhân viên, công tác hành chính phục
vụ, đảm bảo các hoạt động của nhà máy được tiến hành thuận lợi.
 Trưởng phòng hành chính - kế toán:
• Xây dựng qui chế tài chính, kế toán tài chính hàng năm; sử dụng đúng
nguồn vốn phục vụ sản xuất; Duy trì việc trả lương đều theo hai lỳ trong
tháng.
• Làm thủ tục xuất, nhập, quyết toán, kiểm kê vật tư, hàng hóa sản phẩm đảm
bảo chính xác, kịp thời; Phối hợp với phòng thị trường để theo dõi, đôn
đốc việc thu hồi nợ tù khách hàng.
Quản đốc các phân xưởng:
Nhà máy xi măng Lưu xá có ba phân xưởng: Phân xưởng nguyên liệu,

phân xưởng lò nung và phân xưởng thành phẩm, Chức năng nhiệm vụ cơ bản
của các quản đốc phân xưởng như sau:
• Xây dựng các mục tiêu và kế hoạch chất lượng của đơn vị; nhận kế
hoạch sản xuất của nhà máy giao và lập kế hoạch sản xuất cho phân
xưởng.
Dương Thị Hồng Nhung 21 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
• Báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ với các phòng ban liên quan và lãnh đaoọ doanh nghiệp.
• Quản lý lao động, theo dõi kiểm tra việc ghi chép khối lượng sản
phẩm, chấm điểm ở các tổ sản xuất; chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt
động của đơn vị mình trước giám đốc nhà máy.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
2.1. Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp.
2.1.1. Đánh giá về số lượng lao động
Do đặc thù của lĩnh vực sản xuất, theo mối quan hệ với hoạt động sản xuất,
cơ cấu lao động của nhà máy xi măng Lưu Xá được phân thành hai loại:
- Lao động trực tiếp.
- Lao động gián tiếp.
Bảng 1.4: Phân loại lao động theo mối quan hệ với hoạt động sản xuất
BẢNG PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG THEO MỐI QUAN HỆ VỚI HĐSX
ĐVT:
Người
Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng số lao động 340 276 262
Dương Thị Hồng Nhung 22 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
Lao động trực tiếp 245 194 183
Lao động gián tiếp 95 82 79
( Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, qui mô lao động của nhà máy qua 3 năm gần
đây có sự thay đổi giảm rõ rệt.
Do nhà máy sử dụng trang thiết bị hiệu quả, làm tăng năng suất, vượt năng
suất thiết kế. Làm cho số lượng lao động bình quân hàng năm liên tục giảm.
Năm 2010 cùng với ngành sản xuất xi mặng nói chung, nhà máy cũng gặp
khó khăn trong vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ, sản lượng sản xuất và tiêu
thụ đến cuối năm 2010 chỉ bằng 90,03% so với năm 2009. Do đó nhà máy đã
phải có kế hoạch sắp xếp, bố trí nhân công giãn ca, nghỉ luân phiên khi không có
việc.
Nhà máy có chủ trương giảm biên chế, đồng thời giải quyết và khuyến
khích cán bộ nhân viên nghỉ chế độ của công ty. Mặc dù, tổng só lao động của
nhà máy giảm nhiều, nhưng xét sâu ta thấy:
Xét theo vai trò lao động:
Lao động trực tiếp của nhà máy chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số lao động.
Số lao động trực tiếp giảm liên tục qua các năm.
Lao động gián tiếp của nhà máy tập trung ở các bộ phận chức năng cũng có
sự suy giảm qua từng năm nhưng số lượng giảm không đáng kể. Do đặc thù
công nghệ sản xuất xi măng lò đứng là công nghệ sản xuất trung bình hiện nay,
nên để đảm bảo duy trì sản xuất ổn định, an toàn, đạt và vượt công suất thiết kế,
nhà máy luôn cần một lượng cán bộ có trình độ cao và có kinh nghiệm quản lý
tốt. Năm 2009 số lao động gián tiếp là 82 người, giảm 13 người so với năm
2008. Cuối năm 2010 con số này là 79 người, giảm 3 người so với 2009.
2.1.2. Đánh giá về chất lượng lao động
Bảng 1.5: Bảng phân loại lao động theo trình độ học vấn
PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
Dương Thị Hồng Nhung 23 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
ĐVT:
Người
Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ trọng Số
lượng
tỷ trọng
Tổng số lao động 340 100 276 100 262 100
Đại học 36 10,59 54 19,57 51 19,47
Cao đẳng 8 2,35 6 2,17 5 1,91
Trung cấp 82 24,12 27 9,78 23 8,78
Công nhân kỹ
thuât
196 57.65 174 63,04 168 64,12
Lao động phổ
thông
18 5,29 15 5,43 15 5,73
( Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
Những con số ở bảng trên cho ta thấy, lao động có trình độ bậc đại học, cao
đẳng, và trung cấp của nhà máy chiếm tỷ trọng không cao. Do chức năng đặc
thù của nhà máy là sản xuất cho nên tỷ lệ công nhân có kỹ thuật có tay nghề
tương đối cao.
Lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp của nhà máy chiếm
30% đến 37% trên tổng số lao động của nhà máy qua ba năm, và thường giữ các
vị trí lãnh đạo các cấp của nhà máy.
Lao động có trình độ đại học năm 2009 là 54 người, đã tăng 18 người
tương đương với 50% so với 2008. Nhưng đến năm 2010 con số này chỉ còn lại
51 người tương đương với giảm 5,5% so với năm 2009.

Số lượng lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp có xu hướng giảm, do
nhà máy luôn thực hiện công tác tinh giảm bộ máy cán bộ, đặc biệt là lao động
gián tiếp nhàm làm cho hệ thống quản lý được đơn giản và dễ quản lý. Số lao
động có trình độ cao đẳng giảm không đáng kể, đến cuối năm 2010 là 5 người,
số lao động có trình độ trung cấp giảm mạnh , cụ thể năm 2009 giảm 55 người
xấp xỉ 67% so với năm 2008, năm 2010 giảm 4 người tương đương 14,8% so
với năm 2009.
Dương Thị Hồng Nhung 24 Lớp K5 QTKDTH B
Trường ĐH Kinh Tế & QTKD Khoa QTKD
Lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật là lực lượng lao động trực tiếp
sản xuất, thì không có biến động nhiều vì trong những năm gần đây có đầu tư
cải tạo một số dây chuyền nhưng nhà máy không tuyển thêm lao động mà tận
dụng lao động hiện có trong nhà máy để tiếp quản những thay đổi trong sản
xuất.
2.1.3. Đánh giá theo giới tính lao động
Bảng 1.6: Phân loại lao động theo giớ tính
BẢNG PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG THEO GIỚI TÍNH
ĐVT:
Người
Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số
lượng
Tỷ
trọng
Số
lượng
Tỷ trọng Số
lượng
tỷ trọng
Tổng số lao động 340 100 276 100 262 100

Nam 212 62,35 175 63,41 165 62,98
Nữ 128 37,65 101 36,59 97 37,02
( Nguồn: Phòng Tổ chức- hành chính)
Do yêu cầu đặc điểm của lĩnh vực sản xuất mà số lao động nam chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng số lao động của nhà máy. Cụ thể năm 2008 tổng số lao
động nam là 212 người, chiếm 62,35% tổng số lao động. Mặc dù năm 2009 và
năm 2010 có sự giảm sút cùng với sự giảm lao động của toàn nhà máy thì số
lượng lao động nam vẫn chiếm trên 60% trên tổng số lao động của nhà máy. Lao
động nam chủ yếu tập trung ở các phân xưởng.
Dương Thị Hồng Nhung 25 Lớp K5 QTKDTH B

×