LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá, các doanh nghiệp đang hoạt động trong
nền kinh tế mở với cơ chế thị trường, mở rộng sản xuất hàng hoá nhiều thành
phần, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt của các
doanh nghiệp Nhà nước cũng như doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có
quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để đạt được
lợi nhuận từ chính sản phẩm đó. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ của
mình, mỗi doanh nghiệp phải có kế sách hợp lý, hiệu quả cạnh tranh không
chỉ đơn thuần là về chất lượng sản phẩm mà còn là sự cạnh tranh về giá.
Muốn vậy, các doanh nghiệp một mặt phải tăng cường đổi mới công nghệ sản
xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, mặt khác cần chú
trọng công tác quản lý sản xuất và quản lý kinh tế, tiết kiệm chi phí sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm và thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển.
Đối với ngành xây dựng, xi măng là một trong những thành phần chủ
yếu trong xây dựng hạ tầng, nó giữ vai trò rất quan trọng đóng góp vào công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là một thành viên thuộc Công
ty Vật liệu xây dựng, Nhà máy xi măng Lưu Xá đã xác định được vai trò và
nhiệm vụ của mình trong sản xuất kinh doanh. Trong đó có nhiệm vụ cải tiến
công nghệ sản xuất, áp dụng phương pháp quản lý khoa học, tiên tiến và
nhiệm vụ bức bách nhằm không ngừng tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động.
Cùng với sự cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm cần có chiến lược quản lý và phân phối tiền lương cho cán bộ
công nhân viên nhà máy nhằm động viên khích lệ cán bộ công nhân viên phát
huy khả năng, tinh thần trách nhiệm để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao,
tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, nghiên cứu để tìm biện pháp nhằm đẩy
mạnh công tác quản lý chế độ tiền lương là điều hết sức cần thiết đối với nhà
máy, nên em đã chọn đề tài tốt nghiệp: "Phân tích tình hình công tác tiền
lương, tiền thưởng ở Nhà máy Xi măng Lưu Xá".
Trong quá trình thực tập tại Nhà máy xi măng Lưu Xá và làm chuyên
đề tốt nghiệp được sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máy,
cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Tiến sĩ Bùi Đức Thọ, em đã
hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với các nội dung chính sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về tiền lương, tiền thưởng.
Chương II: Phân tích tình hình công tác tiền lương, tiền thưởng tại Nhà
máy Xi măng Lưu Xá Thái Nguyên.
Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương, tiền
thưởng tại Nhà máy xi măng Lưu Xá Thái Nguyên.
Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong
khoa Khoa học Quản lý trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đặc biệt là
thầy giáo TS. Bùi Đức Thọ cùng tập thể cán bộ công nhân viên của nhà máy
đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt chuyên đề tốt
nghiệp này.
Do trình độ của bản thân còn hạn chế cùng với thời gian thực tập có hạn
nên trong chuyên đề này không tránh khỏi các sai sót. Em rất mong được sự
quan tâm, chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, các anh chịu và các
bạn để giúp em hiểu biết sâu sắc và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 01 năm 2007
Sinh viên
Nguyễn Minh Tuệ
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG - TIỀN THƯỞNG
I. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG
1. Khái niệm về tiền lương
Tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động để hoàn thành công việc theo chức năng nhiệm vụ quy định.
Tiền lương là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả
thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ
cung và cầu về sức lao động trong nền kinh tế thị trường.
Tóm lại: Tiền lương của người lao động là do hai bên thoả thuận trong
hợp đồng lao động, được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả
của công việc.
Tiền lương tối thiểu: Là tiền lương trả cho người lao động làm công
việc giản đơn nhất trong một tháng. Những công việc giản đơn này không đòi
hỏi người lao động có đào tạo. Mức lương tối thiểu được Nhà nước quy định
theo từng thời kỳ, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước, nhằm
tái sản xuất sức lao động cho người lao động có tính đến cả chi phí nuôi một
người con của họ. Cơ cấu mức lương tối thiểu gồm các khoản chi phí sau: ăn,
ở, mặc, đồ dùng trong nhà, chữa bệnh, học tập, các khoản đi lại v.v..
2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
2.1. Trả công ngang nhau cho người lao động như nhau
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa áp dụng nguyên tắc trả lương ngang nhau
cho lao động như nhau trong cùng một đơn vị sản xuất kinh doanh. Điều đó
bắt đầu từ nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động, có
nghĩa là quy định chế độ tiền lương nhất thiết không phân biệt giới tính, tuổi
tác, dân tộc.
2.2. Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình
quân
Quy định năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân là
một nguyên tắc quan trọng trong khi tổ chức tiền lương, vì có như vậy mới
tạo ra cơ sở giảm giá thành, hạ giá thành và tăng tích luỹ.
2.3. Đảm bảo mối tương quan hợp lý về tiền lương giữa những người
lao động làm các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân
- Trình độ lành nghề bình quân của người lao động ở mỗi doanh nghiệp.
- Điều kiện làm việc khác nhau.
- Sự phân bố khu vực của các ngành nghề khác nhau.
- Ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế quốc dân.
2.4. Khuyến khích vật chất và tinh thần trong lao động tạo động lực
phát triển kinh tế
Con người là một trong những yếu tố cơ bản của năng lực sản xuất. Mọi
quá trình sản xuất đều do con người làm chủ, họ chiếm giữ vai trò quan trọng.
Trong quản lý kinh tế, quản lý con người không thể coi nhẹ nhu cầu nào.
Muốn quản lý con người có hiệu quả trong lao động, cần phải nghiên cứu và
đáp ứng nhu cầu thích đáng của họ. Khuyến khích lợi ích vật chất được tổ
chức chặt chẽ thông qua các công cụ về tiền lương, tiền thưởng… và động
viên về tinh thần sẽ góp phần tạo ra động lực mạnh mẽ trong quá trình xây
dựng, phát triển nền kinh tế. Tuy vậy mọi sự thái quá đều không tốt, nếu lạm
dụng biện pháp khuyến khích vật chất sẽ làm giảm hiệu quả của biện pháp.
II. CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG HIỆN NAY CỦA NHÀ NƯỚC
Qua nhiều năm thực hiện chế độ tiền lương theo quan điểm xã hội chủ
nghĩa, ngoài các ưu điểm công tác tiền lương của Nhà nước cũng còn bộc lộ
nhiều nhược điểm. Chính vì vậy Nhà nước đã ban hành các Nghị định 25,
26/NĐ-CP ngày 23/5/1993 về chế độ tiền lương mới và Nghị định 28/NĐ-CP
ngày 28/03/1997 về điều chỉnh mức lương tối thiểu.
Về chế độ tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay có 2
chế độ tiền lương cụ thể sau:
1. Chế độ tiền lương theo cấp bậc
Là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân, những người trực tiếp sản
xuất. Đó là toàn bộ các quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp vận dụng để
trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động
cũng như điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Số
lượng lao động thể hiện ở mức hao phí thời gian để sản xuất ra sản phẩm, còn
chất lượng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của công nhân. Chất lượng
lao động này được xác định theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do các doanh
nghiệp xây dựng dựa theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do Nhà nước ban hành.
Chế độ tiền lương cấp bậc gồm 3 yếu tố sau:
+ Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: Là văn bản quy định về mức độ phức tạp
của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của người công nhân.
+ Hệ thống thang và bảng lương công nhân.
Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các công
nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ.
Mỗi thang lương có một số cấp bậc lương và các hệ số tương ứng. Hệ số
lương chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó được trả lương cao
hơn người công nhân bậc 1 mấy lần.
+ Mức lương: Là số lượng tiền tệ để trả công lao động trong một đơn vị
thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với cấp bậc trong thang lương.
Mức lương được xác định theo công thức sau:
L
j
= L
t
x K
j
Trong đó:
L
j
: Là mức lương tháng của công nhân bậc j
L
t
: Là mức lương tối thiểu của Nhà nước quy định
K
j
: Là hệ sốlương bậc j
* Ngoài tiền lương cơ bản người công nhân còn được tính thêm các
khoản phụ cấp lương như sau:
+ Phụ cấp khu vực: áp dụng cho những nơi xa xôi hẻo lánh, có những
điều kiện kinh tế khó khăn và thời tiết xấu gồm 7 mức phụ cấp tương ứng
bằng 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1 so với mức lương tối thiểu.
+ Phụ cấp độc hại: áp dụng đói với những nghề hoặc công việc có điều
kiện lao động độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương,
gồm 4 mức lương tương ứng bằng 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối
thiểu.
+ Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với một số nghề hoặc công việc đòi
hỏi trách nhiệm cao hoặc kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ
lãnh đạo. Gồm 3 mức tương ứng 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu.
+ Phụ cấp làm đêm: áp dụng cho những công nhân viên làm việc từ 22
giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau, gồm 2 mức lương tương ứng: 30% tiền
lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc không thường xuyên vào ban
đêm, 40% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc thương xuyên
làm việc vào ban đêm.
+ Phụ cấp thu hút: áp dụng cho những công nhân chức đến làm việc ở
những vùng kinh tế mới, hải đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt
khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng ban đầu, gồm 4 mức tương ứng bằng 0,2;
0,3; 0,5 và 0,7 so với mức lương cấp bậc hoặc chức vụ trong thời hạn từ 3 đến
5 năm.
+ Phụ cấp đắt đỏ: áp dụng đối với những nơi có chỉ số giá sinh hoạt cao
hơn chỉ số giá sinh hoạt bình quân chung của cả nước từ 10% trở lên, gồm 5
mức tương ứng bằng 0,1; 0,15; 0,2; 0,25 và 0,3 so với mức lương tối thiểu.
+ Phụ cấp lưu động: áp dụng cho những công việc và những nghề phải
thường xuyên thay đổi chỗ ở và địa điểm làm việc, gồm 3 mức tương ứng
bằng 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu.
Như vậy, tiền lương hàng tháng của người công nhân bằng mức lương
tháng cộng với phụ cấp lương (nếu có).
Ngoài ra khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy định, thì số giờ làm
thêm được tính bằng 150% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm vào ngày
thường và bằng 200% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm vào ngày nghỉ hàng
tuần hoặc ngày lễ.
* Nếu trả lương theo thời gian thì người lao động được trả lương làm
thêm giờ khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn. Cách tính tiền lương làm thêm
giờ như sau:
= x x
Trường hợp người lao động nghỉ bù những giờ làm thêm thì chỉ được
trả phần chênh lệch bằng 50% hoặc 100%.
Nếu trả lương theo sản phẩm, lương khoán thì người lao động được trả
lương làm thêm giờ khi người sử dụng lao động có yêu cầu làm thêm số
lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm làm trong
giờ tiêu chuẩn. Mức trả thêm được tính bằng cách tăng 50% hoặc 100% đơn
giá lương sản phẩm tuỳ theo ngày thường hay ngày nghỉ và ngày lễ.
2. Chế độ tiền lương chức vụ - chức danh
- Chế độ tiền lương này là toàn bộ những văn bản, những quy định của
Nhà nước thực hiện trả lương cho các loại cán bộ và viên chức khi đảm nhận
các chức danh, các chức vụ trong các doanh nghiệp, trong các cơ quan hành
chính sự nghiệp và các đơn vị lực lượng vũ trang.
- Đặc điểm của chế độ tiền lương này là:
+ Mức lương được quy định cho từng chức danh - chức vụ của các loại
cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ và nhân viên có tính đến các yếu
tố như: Độ phức tạp công việc, khối lượng công việc, điều kiện thực hiện
công việc và trách nhiệm.
+ Mỗi chức danh - chức vụ đều quy định người đảm nhận nó phải có đủ
các tiêu chuẩn bắt buộc về chính trị, văn hoá, chuyên môn đủ để hoàn thành
chức vụ được giao.
+ Mức lương theo chức vụ có chú ý đến quy mô của từng đơn vị, tầm
quan trọng của từng vị trí và trách nhiệm của nó.
+ Người làm công việc nào, chức vụ nào thì được hưởng theo công việc
đó, chức vụ đó.
+ Cơ sở để xếp lương đối với viên chức Nhà nước là tiêu chuẩn nghiệp
vụ chuyên môn; Đối với chức vụ quản lý doanh nghiệp là các tiêu chuẩn xếp
hạng doanh nghiệp.
- Chế độ tiền lương theo chức vụ, chức danh gồm 3 yếu tố sau:
+ Tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức do các doanh nghiệp phải xây dựng
dựa theo các quy định của Nhà nước và tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp do
Nhà nước ban hành.
+ Các thang và bảng lương cho các chức vụ và các chức danh. Bảng
lương xác định quan hệ tỷ lệ tiền lương giữa các chức danh cùng chuyên môn
hay các chuyên môn khác, theo những trình độ của họ. Mỗi bảng lương gồm
có một số chức danh ở các trình độ khác nhau với các hệ số lương và mức
lương tương ứng.
+ Mức lương cơ bản tháng của mỗi cán bộ và nhân viên là số tiền tệ trả
công lao động hàng tháng được tính bằng cách lấy mức lương tối thiểu nhân
với hệ số lương của họ.
Ngoài ra mọi cán bộ và nhân viên còn có thêm phụ cấp lương như các
công nhân nếu như họ cũng ở trong các điều kiện tương tự như các công
nhân.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUỸ LƯƠNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương
Căn cứ vào tính chất, đạc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và các
chỉ tiêu kinh tế gắn liền với tiền lương, có hiệu quả cao nhất, các doanh
nghiệp sẽ xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.
Xác định quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương theo
các chỉ tiêu sau:
+ Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) bằng hiện vật
+ Tổng doanh thu
+ Tổng doanh thu - tổng chi (trong tổng chi không có lương)
+ Lợi nhuận.
Việc xác định nhiệm vụ năm kế hoạch theo các chỉ tiêu trên phải đảm
bảo:
- Sát với tình hình thực tế và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh của năm trước liền kề.
- Tổng sản phẩm bằng hiện vật được quy đổi tương ứng theo phương
pháp xây dựng định mức lao động trên một đơn vị sản phẩm tại thông tư số
14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Chỉ tiêu tổng doanh thu: Tổng doanh thu - Tổng chi không có lương
được tính theo quy định tại Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính
phủ, Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 của Chính phủ. Chỉ tiêu lợi
nhuận kế hoạch được lập ra trên cơ sở kế hoạch (tổng thu - tổng chi ) và lợi
nhuận của năm trước liền kề.
2. Xác định quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền
lương
Quỹ lương theo kế hoạch là tổng số tiền lương được tính vào thời điểm
đầu kỳ kế hoạch. Nó được tính theo cấp bậc, theo các khoản phụ cấp được
quy định và theo kế hoạch sản xuất.
V
kh
= [L
đb
x L
min dn
x (H
cb
+ H
pc
) + V
gt
] x 12
Trong đó:
V
kh
: Quỹ tiền lương năm kế hoạch
L
đb
: Số lao động sản xuất định biên của doanh nghiệp
L
min dn
: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy
định.
H
cb
: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của doanh nghiệp.
H
pc
: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá
tiền lương của doanh nghiệp.
V
gt
: Quỹ lương khối gián tiếp mà số lao động này chưa được tính trong
mức lao động.
+ L
đb
: Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng
hợp của sản phẩm được xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư số
14/LĐTBXH-thị trường ngày 10/04/1997 của Bộ Lao động - Thương binh xã
hội.
+ L
min dn
: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung
quy định để xây dựng đơn giá tiền lương theo Nghị định 28/CP ngày
28/03/1997.
L
mindn
= L
min
(1+K
đc
)
Trong đó:
L
min
: Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định
K
đc
: Hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp
K
đc
= K
v
+ K
đc
Trong đó: K
v
: Hệ số điều chỉnh theo vùng
K
đc
: Hệ số điều chỉnh theo ngành
+ H
cb
, H
pc
: Xác định theo các hệ số cấp bậc và hệ số phụ cấp của doanh
nghiệp
+ V
gt
: Xác định theo số lao động gián tiếp mà doanh nghiệp chưa tính
trong định mức lao động.
3. Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương
Đơn giá tiền lương là số tiền trả cho doanh nghiệp (hay người lao động)
khi thực hiện một đơn vị sản phẩm (hay một công việc) nhất định với chất
lượng xác định. Đơn giá tiền lương phải được xây dựng do Nhà nước quy
định. Điều đó có nghĩa là khi mức lao động thay đổi và các thông số tiền
lương thay đổi thì đơn giá tiền lương sẽ thay đổi theo. Nhà nước sẽ quản lý
tiền lương và thu nhập của doanh nghiệp thông qua quản lý hệ thống mức lao
động, đơn giá tiền lương.
Trên cơ sở các thông số trên, doanh nghiệp xác định đơn giá tiền lương.
Có 4 phương pháp xác định đơn giá tiền lương như sau:
3.1. Đơn giá tiền lương tính trên 1 đơn vị sản phẩm
Công thức tính: Đ
g
= L
g
x T
sp
Trong đó:
Đ
g
: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm
L
g
: Tiền lương giờ tính trên cơ sở cấp bậc bình quân, phụ cấp bình quân
và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp.
T
sp
: Mức lao động của một đơn vị sản phẩm
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh
được chọn là tổng sản phẩm bằng hiện vật (kể cả sản phẩm quy đổi) thường
áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm hay một số loại sản
phẩm có thể quy đổi được.
3.2. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là doanh thu, thường
được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp.
Công thức tính:
Đ
g
=
Trong đó: V
kh
: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch
D
kh
: Tổng doanh thu kế hoạch
3.3. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu trừ đi tổng chi phí
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là tổng doanh thu trừ
đi tổng chi phí. Thường áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng thu
và tổng chi một cách chặt chẽ trên cơ sở các mức chi phí.
Đ
g
=
Trong đó: V
kh
: tổng quỹ lương năm kế hoạch
D
kh
: Tổng doanh thu kế hoạch
C
kh
: Tổng chi phí theo kế hoạch (chưa có tiền lương)
3.4. Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là lợi nhuận, thường
áp dụng cho các doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và xác định lợi
nhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện.
Đ
g
=
Trong đó: V
kh
: Tổng quỹ lương năm kế hoạch
P
kh
: Lợi nhuận theo kế hoạch
4. Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch của doanh nghiệp
4.1. Khái niệm
Quỹ lương củ doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp
phải trả cho người lao động làm việc, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh
doanh trong từng thời kỳ của doanh nghiệp.
4.2. Phân loại quỹ lương của doanh nghiệp
Quỹ lương của doanh nghiệp có thể phân loại theo các tiêu thức khác
nhau như sau:
* Theo tính kế hoạch: Qũy lương kế hoạch là quỹ lương thực hiện.
+ Quỹ lương kế hoạch: Là tổng số tiền lương được tính vào đầu kỳ kế
hoạch. Được xác định theo cấp bậc, theo các khoản phụ cấp được quy định và
theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.
* Theo đối tượng được hưởng
Quỹ lương của công nhân sản xuất và quỹ lương của công nhân viên
khác trong doanh nghiệp:
* Theo tính chất phụ: Quỹ lương chính và quỹ lương bổ sung
+ Quỹ lương chính bao gồm số tiền lương theo thời gian, tiền lương
theo sản phẩm và các khoản phụ cấp được tính theo lương để trả cho tất cả
cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
+ Quỹ lương bổ sung bao gồm số tiền trả cho cán bộ công nhân viên
của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ việc theo chế độ như: Lễ, tết, phép,
năm… hoặc nghỉ vì lý do bất thường khác.
4.3. Kết cấu quỹ lương của doanh nghiệp
Kết cấu của quỹ lương doanh nghiệp bao gồm các loại như sau:
+ Tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc.
+ Tiền lương trả cho người lao động theo sản phẩm hay công việc hoàn
thành.
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc vì thời
tiết hay thiếu vật tư…
+ Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được nghỉ phép hay quy
định, nghỉ họp…
+ Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được nghỉ để đi học theo
chế độ.
+ Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được điều động đi công tác
biệt phái.
+ Các khoản phụ cấp theo quy định…
4.4. Thành phần của tổng quỹ lương chung năm kế hoạch
Hiện nay theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước
thường xác định quỹ lương chung theo kế hoạch gồm các thành phần theo
công thức sau:
V
c
= V
kh
+ V
pc
+ V
bs
+ V
tg
Trong đó:
V
c
: Tổng quỹ lương chung theo kế hoạch
V
kh
: Tổng quỹ lương theo kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương
V
pc
: Quỹ lương kế hoạch các loại phụ cấp lương và các chế độ khác
(nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lương theo quy định.
V
bs
: Quỹ lương bổ sung theo kế hoạch (phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ
lễ tết, nghỉ theo chế độ phụ nữ..)
V
tg
: Quỹ lương làm thêm giờ theo kế hoạch (theo quy định của Bộ Lao
động)
IV. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
Hiện nay có hai hình thức trả lương:
+ Tiền lương theo thời gian
+ Tiền lương theo sản phẩm.
1. Hình thức trả lương theo sản phẩm
Đây là hình thức trả lương cơ bản nhất và rất phổ biến. Nó quán triệt
đầy đủ nguyên tắc "phân phối theo lao động", gắn việc trả lương với kết quả
cụ thể của mỗi cá nhân và tập thể.
1.1. Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp
Hình thức này được áp dụng rộng rãi cho người lao động trực tiếp với
điều kiện công việc của họ tương đối độc lập và có thể đo được kết quả cụ
thể. Thực chất của hình thức này là dựa trên cơ sở giá cố định, số lượng sản
phẩm sản xuất ra của người nào càng nhiều thì người đó được trả nhiều lương
và ngược lại.
Công thức tính: L
spt.tiếp
= N
tt
x Đ
g
Trong đó: N
tt
: Số lượng sản phẩm thực tế
Đ
g
= T x L
giờ
Với: T: Mức thời gian
L
giờ
: Mức lương giờ theo cấp bậc của sản phẩm
1.2. Lương sản phẩm tập thể (L
spt.thể
)
Hình thức này áp dụng đối với các công việc mà phải cần một tập thể
công nhân cùng thực hiện.
Để tính lương cho người lao động, cần tiến hành theo hai bước:
+ Bước 1: Xác định quỹ lương tập thể
Công thức tính: L
spt.thể
= N
ttt.thể
x Đ
gt.thể
Trong đó: N
ttt.thể
: Số lượng thực tế tập thể
Đ
gt.thể
=
∑
=
s
1j
gj
LxT
T: Mức thời gian của một sản phẩm (giờ/sản phẩm)
L
gi
: Mức lương giờ của công nhân
Hoặc: Đ
gt.thể
=
∑
=
s
1j
jgsp
txL
Trong đó:
L
gsp
: Mức lương giờ bình quân của sản phẩm
T
j
: Thời gian của công nhân thứ j khi tham gia làm một sản phẩm
s: Số công nhân của tập thể đó.
+ Bước 2: Tính lương cho từng người:
Tiền lương sản phẩm của công nhân thứ j được dác định như sau:
jj
n
1j
jj
sptt
cnj
LxTx
LxT
L
L
∑
=
=
Trong đó: T
j
: Số ngày (giờ) của công nhân thứ j
L
j
: Lương ngày (giờ) của công nhân thứ j
Tuy nhiên nhược điểm của việc chia lương theo công thức trên là chưa
sát đến thái độ lao động của người tham gia vào công việc chung của tập thể,
nên trong chừng mực nào đó tiền lương của họ vẫn chưa thực sự gắn với
thành tích chung của tập thể. Để khắc phục nhược điểm này, đảm bảo tính
công bằng hơn, cần bổ sung hệ số thái độ của từng người (K
iđj
) vào công thức
trên như sau:
tdjjj
tdj
n
1j
jj
sptt
cnj
KxLxTx
KxLxT
L
L
∑
=
=
1.3. Lương sản phẩm gián tiếp
Hình thức này áp dụng đối với công nhân phụ, phục vụ sản xuất như
các công nhân điều chỉnh máy, sửa chữa thiết bị, phục vụ vận chuyển, kho
tàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm… mà kết quả công tác của họ ảnh hưởng
trực tiếp đến công nhân chính. Do đó tiền lương sản phẩm của họ phụ thuộc
vào kết quả sản xuất của công nhân chính. Hình thức tiền lương này đã động
viên được công nhân phụ, phục vụ tốt hơn và có tác dụng nâng cao năng suất
lao động của công nhân chính.
Công thức tính:
L
spg.tiếp
= L
tháng g.tiếp
x K
nslđt.tiếp
Hoặc: L
spg.tiếp
= L
thángg.tiếp
: N
KH
CNSXchính
x N
TT
CNSXchính
Trong đó:
L
spg.tiếp
: Lương sản phẩm của công nhân gián tiếp
L
thángg.tiếp
: Lương cơ bản tháng của công nhân gián tiếp
N
KH
CNSXchính
: Mức sản lượng kế hoạch của công nhân chính
N
TT
CNSXchính
: Mức sản lượng thực tế của công nhân chính
K
nslđt.tiếp
: Hệ số năng suất của công nhân chính
1.4. Lương sản phẩm có thưởng
Thực chất là hình thức kết hợp lương sản phẩm với chế độ tiền thưởng
nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
1.5. Lương sản phẩm lũy tiến
Hình thức này được áp dụng ở những "khâu yếu" trong sản xuất để góp
phần vào sự hoàn thành kế hoạch chung của doanh nghiệp.
Lương sản phẩm luỹ tiến có sử dụng 2 loại đơn giá lương:
+ Đơn giá lương cố định để trả cho sản phẩm trong mức quy định.
+ Đơn giá lương lũy tiến tính cho sản phẩm vượt mức quy định.
Nhờ việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra mà doanh nghiệp đã
giảm được chi phí cố định tính cho một đơn vị. Đó chính là nguồn bù đắp tiền
lương trả thêm theo luỹ tiến ở trên. Đơn giá tiền lương tăng thêm được tính
dựa vào đơn giá cố định và một hệ số tăng đơn giá. Khi trả lương theo hình
thức này phải xác định đúng tỷ lệ tăng đơn giá, tức là chỉ nên dùng một phần
số tiết kiệm được về chi phí sản xuất cố định.
Tiền lương của công nhân được tính theo công thức sau:
L = Đ
g
x Q
1
+ Đ
g
x D x (Q
1
- Q
0
)
Trong đó: Q
0
: Mức sản lượng tối thiểu
Q
1
: Mức sản lượng thực tế
D: Hệ số tăng đơn giá
2. Hình thức trả lương theo thời gian
2.1. Tiền lương thời gian giản đơn
Hình thức tiền lương này chỉ căn cứ vào số thời gian làm việc và lương
giờ (hoặc lương ngày) của nhân viên để trả lương. Hình thức này dễ mang
tính chất bình quân, vì không phân biệt người làm tích cực với người kém, do
đó không khuyến khích được người lao động sử dụng hợp lý thời gian lao
động cũng như nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc của
mình.
Công thức tính: L
tg
= T
tt
x L
ncb
Trong đó: L
tg
: Lương trả cho người lao động
T
tt
: Số ngày công (giờ công) thực tế đã làm trong kỳ
L
ncb
: Mức lương ngày (giờ) tính theo cấp bậc
+ Lương tháng: Được quy định cho từng bậc lương trong bảng lương,
thường được trả cho người lao động làm công tác quản lý hành chính, quản lý
kinh tế và các ngành hoạt động không sản xuất vật chất.
+ Lương ngày: Thường được áp dụng trả cho công nhân trong các ngày
học tập, họp… Đồng thời là căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội và còn dùng
để trả lương cho người lao động theo hợp đồng (làm ngày nào thì trả lương
ngày đó).
Lương ngày =
+ Lương giờ: Là căn cứ để tính mức tiền lương theo sản phẩm
Lương giờ =
2.2. Tiền lương theo thời gian có thưởng
Hình thức này là sự kết hợp giữa tiền lương thời gian giản đơn và tiền
thưởng khi đạt chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định. Hình thức này
đã kích thích người lao động quan tâm hơn đến kết quả công tác của mình
(đạt năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, tiết kiệm vật tư…)
Công thức tính: L
tgct
= T
tt
x L
ncb
x K
t
Trong đó: K
t
: Hệ số lương kể đến tiền thưởng
V. TIỀN THƯỞNG
Thực chất tiền thưởng là một khoảng tiền bổ sung cho tiền lương. Cùng
với tiền lương, tiền thưởng góp phần thoả mãn nhu cầu vật chất cho người lao
động và ở một chừng mực nào đó tiền thưởng là một trong các biện pháp
khuyến khích có hiệu quả nhất đối với người lao động kể cả về mặt vật chất
cũng như tinh thần.
Công tác tiền thưởng gồm 3 nội dung:
1. Chỉ tiêu tiền thưởng
Khái niệm: chỉ tiêu tiền thưởng là gồm cả chỉ tiêu về chất lượng và số
lượng. Yêu cầu các chỉ tiêu xét thưởng này phải chính xác và cụ thể.
2. Điều kiện thưởng
Khái niệm: Điều kiện tiền thưởng nhằm xác định tiền đề để thực hiện
khen thưởng, cũng như để đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu xét
thưởng.
3. Mức thưởng
Khái niệm: mức thưởng là giá trị bằng tiền để thưởng cho cá nhân hay
tập thể khi hoàn thành chỉ tiêu xét thưởng.
Mức thưởng cao hay thấp tuỳ thuộc vào nguồn tiền thưởng.
* Một số hình thức thưởng:
- Thưởng năng suất lao động cao
- Thưởng chất lượng sản phẩm tốt, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng
- Thưởng tiết kiệm vật tư
- Thưởng sáng kiến
- Thưởng theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thưởng đảm bảo ngày công cao
(nguồn tiền thưởng có thể lấy từ các nguồn sau)
+ Quỹ lương dự kiến theo kế hoạch còn lại chưa phân phối hết trong
năm.
+ Quỹ phúc lợi
+ Giá trị làm lợi do kết quả sản xuất kinh doanh mang lại.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG
TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy
Nhà máy xi măng Lưu Xá là đơn vị trực thuộc Công ty Vật liệu Xây
dựng được thành lập tư fngày 01 tháng 08 năm 1995 theo Quyết định số
342/XLII-TCLĐ ngày 01/08/1995 của Giám đốc Công ty xây lắp II (nay là
Công ty Vật liệu xây dựng). Nhà máy xi măng Lưu Xá có trụ sở đặt tại
phường Phú Xá, cách thành phố Thái Nguyên về phía nam khoảng 4km. Nhà
máy xi măng Lưu Xá có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài
khoản đặt tại ngân hàng công thương và ngân hàng đầu tư phát triển Thái
Nguyên.
Với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 36 tỷ đồng, nhà máy lắp đặt dây
chuyền sản xuất xi măng lò đứng, sản phẩm sản xuất ra là xi măng PCB30
theo tiêu chuẩn TCVN62601997.
Qua quá trình xây dựng, lắp đặt và chạy thử từ ngày 01/08/1995 đến
ngày 01/10/1995, nhà máy chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thực hiện chủ trương sắp xếp lại các đơn vị thành viên của Tổng Công
ty Thép Việt Nam theo Quyết định số 693/QĐ-HĐQT ngày 15/4/1997 của
Tổng Công ty Thép Việt Nam về việc sáp nhập xí nghiệp Vật liệu xây dựng
vào Nhà máy xi măng Lưu Xá đã nâng tổng số tài sản cố định lên gần 40 tỷ
đồng và số lao động lên hơn 500 người.
Ngày 08/8/2000 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra quyết định số 47/QĐ-
BCN về việc thành lập Công ty Vật liệu xây dựng thuộc Tổng công ty xây
dựng Công nghiệp Việt Nam, kể từ đó đến nay Nhà máy xi măng Lưu Xá là
một doanh nghiệp trực thuộc Công ty vật liệu xây dựng. Tổng giá trị sản
lượng của nhà máy hàng năm chiếm 20% tổng giá trị sản lượng của công ty.
Lực lượng lao động của nhà máy chiếm tới 15% trong toàn công ty. Riêng chỉ
tiêu lợi nhuận của nhà máy chiếm 30% lợi nhuận của toàn công ty.
Năm 2003 nhà máy đã trả được vốn vay đầu tư xây dựng nhà máy.
Ngày 11 tháng 12 năm 2001 nhà máy được cấp chứng chỉ quản lý chất
lượng ISO9001-2000.
Năm 1997 đạt công suất thiết kế: 60.000 tấn/năm
Công suất hiện tại của nhà máy: 80.000 tấn/năm
Là doanh nghiệp loại vừa với tổng số 570 cán bộ công nhân viên.
Tổng số vốn: Năm 2003: 4.423.280.430 đồng; Năm 2004:
3.966.260.812 đồng.
2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh, công nghệ, kết cấu sản xuất và cơ
cấu tổ chức quản lý
2.1. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Nhà máy xi măng Lưu Xá là một doanh nghiệp nhà nước, được hạch
toán độc lập có giấy phép đăng ký kinh doanh số 313587, số tài khoản giao
dịch 710A-00012 tại ngân hàng công thương Thái Nguyên. Lĩnh vực sản xuất
kinh doanh của nhà máy là sản xuất vật liệu xây dựng.
2.2. Hàng hoá hiện tại nhà máy đang kinh doanh
Nhà máy chuyên sản xuất xi măng PCB 30 theo tiêu chuẩn 6260:1997.
Sản phẩm xi măng của nhà máy phục vụ trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và
công nghiệp như sản xuất tấm lợp. Hiện nay sản phẩm của nhà máy đã được
tiêu thụ rộng rãi trên nhiều tỉnh phía Bắc.
2.3. Công nghệ sản xuất của sản phẩm xi măng
Quy trình công nghệ của Nhà máy xi măng Lưu Xá được tóm tắt theo
sơ đồ sau:
Sơ đồ 1
Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng
Đá vôi, đất sét, than
Đập, sấy, nghiền
Bột liệu sống
Lò nung Clinke
Clinke
Nghiền xi măng
Xi măng thành phẩm
Phụ gia
(thạch cao, xỉ)
Phụ gia
(quặng sát, barit)
(Nguồn: Phòng KT-CN)
* Nội dung cơ bản của bước công việc trong quy trình công nghệ
+ Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, đồng nhất sơ bộ và nghiền liệu:
Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi, đất sét. Các chất phụ
gia điều chỉnh thành phần hoá của phối liệu và trợ giúp cho quá trình tạo
khoáng clinke gồm quặng sắt, quặng barit. Nhiên liệu dùng trong công nghệ
nung luyện clinke là than cám. Các nguyên nhiên liệu trên được giao công sơ
bộ đạt độ ẩm và kích thước theo yêu cầu sau đó đưa vào các silô chứa. Sau đó
nguyên nhiên liệu, phụ gia được đưa vào máy nghiền chu trình kín. Bột liệu
nghiền được chuyển lên phân ly. Bột liệu mịn được đưa vào các silô chứa.
+ Công đoạn nung luyện clinke:
Hỗn hợp bột phối liệu đồng nhất được vít định lượng đưa lên máy trộn
ẩm và đưa đến máy vê viên thành viên kích thước từ 5-12mm, sau đó đưa
vòlò nung. Quá trình gia nhiệt trong lò nung tạo cho hỗn hợp bột liệu thực
hiện các phản ứng lý hoá để hình thành clinke. Clinke được chuyển vò ủ trong
các silô chứa.
+ Công đoạn nghiền xi măng và đóng bao
Clinke cùng thạch cao và phụ gia hoạt tính được định lượng qua cân
băng điện tử theo đơn nghiền đưa vào máy nghiền bi chu trình kín, sau đó
được đưa lên máy phân ly. Bột xi măng đạt độ mịn theo yêu cầu kỹ thuật
được chuyển vào các silô chứa xi măng và được đóng bao qua các máy đóng
bao. Xi măng đóng bao được xếp thành lô, qua kiểm tra đạt yêu cầu mới được
nhập kho.
* Đánh giá về công nghệ
- Ưu điểm:
+ Quy trình công nghệ khép kín.
+ Yêu cầu trình độ công nhân thấp, tận dụng được lực lượng lao động
tại địa phương.
+ Tận dụng được nguyên vật liệu của địa phương như: quặng sắt, xỉ lò
cao… của Công ty gang thép Thái Nguyên.
- Nhược điểm:
+ Chất lượng sản phẩm xi măng mức ổn định không cao
+ Hàm lượng vôi tự do trong xi măng cao ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm.
+ Nồng độ bụi thải ra môi trường nhiều gây ô nhiễm môi trường.
+ Lò nung clinke hay sự cố gây mất an toàn cho công nhân vận hành lò.
2.4. Hình thức tổ chức sản xuất của nhà máy
Nhà máy xi măng Lưu Xá là doanh nghiệp sản xuất xi măng có hình
thức tổ chức sản xuất chuyên môn hóa theo sản phẩm.
* Nhận xét:
+ Quá trình sản xuất nhà máy tiến hành liên tục trong suốt cả năm
không gián đoạn, làm việc 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần, 52
tuần trong năm, chỉ sản xuất một loại sản phẩm xi măng. Thiết bị được lắp đặt
theo dây chuyền sản xuất làm cho dòng di chuyển của sản phẩm có tính chất
thẳng dòng.
+ Máy móc thiết bị và tổ hợp sản xuất được trang bị chỉ để sản xuất sản
phẩm clinke và xi măng, vì vậy hệ thống sản xuất không có tính linh hoạt cho
sản xuất sản phẩm khác.
+ Để hạn chế sản phẩm tồn đọng trong quá trình sản xuất và khơi thông
dòng chuyển sản phẩm trong quá trình sản xuất, cân bằng năng suất của các
thiết bị và các công đoạn sản xuất đòi hỏi nhà quản lý phải bám sát chỉ đạo
sản xuất sát sao.
+ Có các thiết bị tự động hoá quá trình vận chuyển nội bộ nên giá thành
sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm ổn định, ít phế phẩm.
2.5. Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
Sơ đồ 2
Kho NV
PX nguyên liệu
PX lò nung
PX thành phẩm
Kho T.Phẩm
Phòng C.nghệ
PX Bao bì
Bộ phận sản xuất phụ trợ
Bộ phận sản xuất chính
Kết cấu sản xuất
(Nguồn: Phòng KH-KT)
- Bộ phận sản xuất chính: PX nguyên liệu, PX Lò nung, PX thành
phẩm.