Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Các biện pháp an toàn lao động đối với một số lĩnh vực có nguy cơ tai nạn lao động cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.93 KB, 21 trang )

Chương 1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái niệm an toàn lao động, vệ sinh lao động
An toàn lao động là các biện pháp giảm thiểu hoặc triệt tiêu những yếu tố nguy hiểm
có hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng người lao động.
Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp, phương tiện về tổ chức và kỹ thuật vệ
sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao
động.
1.2. Các biện pháp kỹ thuật ATLĐ
1.2.1. Biện pháp an toàn đối với bản thân NLĐ
- Thực hiện thao tác, tư thế lao động đúng nguyên tắc an toàn, tránh các tư thế cúi gập
người, các tư thế có thể gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm,…
- Bảo đảm không gian thao tác vận động trong tầm với tối ưu, sự thích nghi giữa người và
máy,…
- Đảm bảo các điều kiện lao động thị giác, thính giác và xúc giác.
- Đảm bảo hợp lý tải trọng thể lực: tải trọng đối với tay, chân, tải trọng động, tải trọng tĩnh.
- Đảm bảo tâm lý phù hợp: tránh quá tải căng thẳng hay đơn điệu.
1.2.2. Biện pháp che chắn an toàn
- Thiết bị che chắn an toàn là một loại thiết bị an toàn, được lắp đặt và sử dụng nhằm ngăn
ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất tới người lao động.
- Mục đích: Cách ly vùng nguy hiểm đối với người lao động như các vùng có điện áp cao, có
các chi tiết chuyển động, những nơi người có thể rơi, ngã
- Yêu cầu đối với thiết bị che chắn: Phải thỏa mãn các yêu cầu và quy định của TCVN 4117-
89 đối với thiết bị che chắn
+ Phải ngăn ngừa được tác động của các yếu tố nguy hiểm
+ Phải bền chắc dưới tác động của các yếu tố cơ, nhiệt, hóa và không biến dạng hình học,
nóng chảy hoặc ăn mòn.
+ Không làm hạn chế khả năng công nghệ cũng như quan sát, bảo dưỡng, vệ sinh công
nghiệp.
+ Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa khi cần thiết.
- Phân loại:
+ Che chắc tạm thời hay di chuyển được: che chắn ở sàn thao tác trong xây dựng; che chắn


hào, hố, các vùng làm việc trên cao.
+ Che chắn cố định bao che của các biện pháp chuyển động, che chắn các biện pháp dẫn
điện, che chắn các nguồn bức xạ có hại
1.2.3. Biện pháp sử dụng thiết bị và cơ cấu phòng ngừa
- Thiết bị, cơ cấu phòng ngừa là các phương tiện kỹ thuật an toàn tự động ngắt chuyển động,
hoạt động của máy và thiết bị sản xuất khi một thông số kỹ thuật nào đóvượt quá giới hạn
quy định cho phép.
- Mục đích:
+ Loại trừ hoặc ngăn chặn nguy cơ sự cố hoặc tai nạn khi thông số hoạt động của đối tượng
phòng ngừa vượt quá giới hạn quy định.
+ Thiết bị phòng ngừa chỉ bảo đảm làm việc tốt khi đã được tính toán đúng ở khâu thiết kế,
chế tạo và phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật an toàn trong sử dụng.
- Phân loại:
+ Hệ thống có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc khi đối tượng phòng ngừa đó trở lại
dưới giới hạn quy định: van an toàn kiểu tải trọng, rơ le, nhiệt,…
+ Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng tay trục vớt rơi trên máy tiện…
+ Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng cách thay thế mới: cầu chì, chốt cắm,…
1.2.4. Biện pháp sử dụng báo hiệu và tín hiệu an toàn
- Mục đích:
+ Báo trước những nguy hiểm có thể xảy ra.
+ Hướng dẫn các thao tác cần thiết.
+ Nhận biết quy định về kỹ thuật.
- Yêu cầu đối với tín hiệu, báo hiệu:
+ Dễ nhận biết.
+ Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao.
+ Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của tổ chức hóa
- Phân loại báo hiệu, tín hiệu:
+ Sử dụng màu sắc, ánh sáng; thường dùng ba màu: đỏ, xanh, vàng.
+ Âm thanh: Tiếng còi, chuông, kẻng.
+ Ký hiệu: Hình vẽ, bảng chữ.

+ Đồng hồ, dụng cụ đo lường: để đo cường độ, điện áp dòng điện, đo áp suất, khí độc, ánh
sáng, nhiệt độ, đo bức xạ,…
1.2.5. Biện pháp đảm bảo khoảng cách và kích thước an toàn
Khoảng cách an toàn là khoảng không gian nhỏ nhất giữa người lao động và các loại phương
tiện, thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu của
các yếu tố sản xuất.
Tùy thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị mà quy định các khoảng
cách an toàn khác nhau
1.2.6. Biện pháp sử dụng cơ khí hóa tự động hóa, điều khiển từ xa
- Là phương pháp nhằm giải phóng người lao động khỏi khu vực nguy hiểm, độc hại. Thay
con người thực hiện các thao tác trong các điều kiện làm việc xấu, đồng thời nâng cao năng
suất lao động và giảm nặng nhọc.
- Hệ thống điều khiển từ xa thường dùng gồm: kiểu cơ khí, kiểu khí nén, kiểu thủy lực, kiểu
điện và kiểu hỗn hợp.
- Cơ cấu điều khiển: các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vô lăng điều khiển.
+ Phanh hãm: điều khiển vận tốc chuyển động của phương tiện, bộ phận.
+ Khóa liên động: loại cơ cấu nhằm tự động loại trừ khả năng gây ra tai nạn lao động khi
người lao động vi phạm quy trình trong vận hành, thao tác.
1.2.7. Biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
- Nguyên tắc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
+ Phải dùng các biện pháp kĩ thuật BHLĐ để ngăn ngừa các tác hại đến sức khỏe nghề
nghiệp của NLĐ.
+ Phải dùng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ.
+ Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho NLĐ phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu
quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhưng dễ dàng
trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.
- Phân loại phương tiện bảo vệ cá nhân:
+ Phương tiện bảo vệ đầu: mũ chống chấn thương sọ não, lưới hoặc mũ vải bao tóc…
+ Phương tiện bảo vệ mắt, mặt: Kính mắt, mặt nạ,…
+ Phương tiện bảo vệ thính giác: nút tai, bịt tai,…

+ Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp: khẩu trang, mặt nạ phòng độc,…
+ Phương tiện bảo vệ tay, chân: giày, ủng, bít tất,…
+ Phương tiện bảo vệ thân thể: áo quần, yếm choàng chống nóng, chống tia phóng xạ,…
+ Phương tiện chống ngã cao: dây an toàn,…
+ Phương tiện chống điện giật, điện từ trường: găng tay cách điện, ủng cách điện,…
+ Phương tiện chống chết đuối: phao cá nhân,…
+ Các loại đảm bảo AT – VSLĐ khác.
- Yêu cầu khi thực hiện phương pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
+ Phương tiện bảo vệ cá nhân phải được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng quy định của
Nhà nước.
+ Việc cấp phát, sử dụng phải theo quy định của pháp luật.
+ NSDLĐ phải kiểm tra chất lượng thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp phát và
kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn khi đưa vào sử dụng.
1.2.8. Biện pháp kiểm nghiệm, dự phòng thiết bị
- Mục đích: Đánh giá chất lượng của thiết bị về các mặt tính năng, độ bền, độ tin cậy để
quyết định có đưa thiết bị vào sự dụng hay không.
- Nội dung: Kiểm nghiệm độ bền, độ tin cậy của máy, thiết bị, công trình, các bộ phận của
chúng là biện pháp an toàn nhất trước khi đưa chúng vào sử dụng.
- Thời gian: Kiểm nghiệm dự phòng được tiến hành định kỳ, hoặc sau những kỳ sửa chữa,
bảo dưỡng,…
1.3. Các biện pháp an toàn lao động đối với một số lĩnh vực có nguy cơ tai nạn lao
động cao
1.3.1. Biện pháp phòng chống cháy nổ
1.3.1.1. Biện pháp phòng cháy, chữa cháy
Thực hiện PCCC ngay từ khi thiết kế công trình: thiết kế các lối thoát nạn, hệ thống cấp
nước chữa cháy, lắp đặt thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động, lựa chọn vật liệu xây dựng,
làm tường ngăn cháy,…
1.3.1.2. Biện pháp kỹ thuật
- Cách ly các thiết bị hoặc công đoạn có nhiều nguy cơ cháy nổ.
- Hạn chế mọi khả năng phát sinh nguồn nhiệt

- Hạn chế đến mức thấp nhất số lượng chất cháy trong nơi sản xuất.
- Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng những khâu ít nguy hiểm hơn hoặc tiến hành
cơ giới hóa tự động hóa các khâu đó.
- Dùng thêm các chất phụ trợ, các chất chống cháy nổ trong môi trường có tạo ra các chất
hỗn hợp cháy nổ.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống thiết bị chống cháy lan.
- Xử lý vật liệu bằng sơn chống cháy hoặc ngâm tẩm bằng hóa chất chống cháy.
- Trang bị thêm hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động.
1.3.1.3. Biện pháp hành chính, pháp luật
Trên cơ sở các văn bản của Nhà nước, người sử dụng lao động phải nghiên cứu đề ra các nội
quy, biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy trong đơn vị và hưỡng dẫn người lao động
thực hiện.
1.3.1.4. Biện pháp tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện
- NSDLĐ phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc ý thức PCCC cho NLĐ, tổ chức
huấn luyện cho họ các thức PCCC.
- Mỗi cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh đều phải có phương án PCCC tại chỗ phù hợp với
đặc điểm của cơ sở và tổ chức luyện tập thường xuyên để khi có cháy kịp thời xử lý có hiệu
quả.
1.3.2. Biện pháp đảm bảo an toàn điện
- Che chắn thiết bị.
- Chọn đúng diện áp sử dụng.
- Khi nối dây điện, các mối nối nên so le và quấn cẩn thận bằng băng keo dán cách điện.
- Tổ chức và kiểm tra vận hành các quy tắc an toàn.
- Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện.
- Cấp cứu người bị điện giật:
+ Nhanh chóng ngắt cầu dao điện nơi gần nhất. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
+ Dùng phương pháp hà hơi thổi ngạt để sơ cứu.
1.4. Các biện pháp phòng ngừa tác hại nghề nghiệp
1.4.1. Khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu
- Biện pháp kỹ thuật:

+ Cải tiến kỹ thuật, cơ giới hóa và tự động hóa sản xuất.
+ Cách ly nguồn nhiệt bằng phương pháp che chắn.
+ Bố trí thong gió tự nhiên và nhân tạo: dung ánh sang trắng, sử dụng điều hòa,…
+ Bố trí các máy, thiết bị bức xạ nhiều nhiệt ở phòng riêng hoặc boosd trí ngoài nơi sản xuất
kinh doanh.
- Biện pháp tổ chức:
+ Tổ chức lao động hợp lý, cải thiện điều kiện lao động
+ Sử dụng trang thiết bị phòng hộ cá nhân
- Biện pháp y tế:
+ Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, không bố trí những người có bệnh tim mạch
và thần kinh làm việc ở những nơi có nhiệt độ cao
1.4.2. Chống tiếng ồn
- Loại trừ nguồn phát sinh tiếng ồn
- Cách li tiếng ồn và hút âm
- Lắp đặt thiết bị giảm âm
- Hạn chế thời gian phát tiếng ồn
- Trông cây xanh
- Dùng phương tiện bảo vệ cá nhân
- Chế độ lao động hợp lý: giảm giờ làm, bố trí ca kíp hợp lý, kiểm tra sức khỏe định kỳ
1.4.3. Chống rung động
- Biện pháp kỹ thuật:
+ Thay các bộ phần máy thiết bị phát ra rung động.
+ Kiểm tra thường xuyên và sửa chữa kịp thời các chi tiết máy bị mòn, hư hỏng.
+ Nền và bệ thiết bị phải bằng phẳng và chắc chắn.
+ Cách ly những thiết bị phát ra độ rung lớn.
+ Thay sự liên kết cứng giữa nguồn rung động và móng.
- Biện pháp tổ chức:
+ Chia nhiều ca kíp để sán sẻ mức độ tiếp xúc với rung động cho NLĐ.
+ Bố trí thời gian nghỉ ngơi giữa ca dìa không tiếp xúc với rung động.
- Biện pháp phòng hộ cá nhân:

+ Sử dụng giày vải, gang tay đệm lót cao su chống rung.
- Biện pháp y tế:
+ Khám sức khỏe định kì.
+ Không nên tuyển dụng những người mắc bệnh thần kinh.
1.4.4. Ánh sáng
- Đảm bảo đủ ánh sáng tại nơi làm việc cho NLĐ tùy theo từng công việc.
- Sử dụng ánh nắng mặt trời bằng hệ thống cửa sổ, cửa trời, sơn tường bằng màu sang.
- Chiếu sáng qua cửa trời hoặc cửa sổ lấy ánh sáng trên cao, chiếu sáng qua cửa sổ tường
ngăn hoặc kết hợp các cách.
- Thường xuyên bảo trì nguồn sang nhân tạo.
1.4.5. Chống bức xạ và phóng xạ
- An toàn khi làm việc với nguồn kín:
+ Thực hiện che chắn an toàn.
+ Tránh các hoạt động trước trùm tia.
+ Tăng khoảng cách an toàn, thời gian tiếp xúc.
+ Dùng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
- An toàn khi làm việc với nguồn hở:
+ Tránh xa các chất xạ vào cơ thể.
+ Dùng tủ hút ngăn cách.
+ Sử dụng đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
+ Tổ chức thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
+ Kiểm tra cá nhân sau khi tiếp xúc.
+ Tổ chức kịp thời việc tẩy xạ.
1.4.6. Chống bụi
- Biện pháp kỹ thuật:
+ Cơ khí hóa, tự động hóa sản xuất, phục vụ.
+ Khử bụi bằng cơ khí và điện.
+ Sử dụng biện pháp về sản xuất ướt hoặc sản xuất trong không khí ẩm.
+ Thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo.
- Biện pháp tổ chức:

+ Bố trí nơi sản xuất có nhiều bụi xa khu dân cư
+ Đường vận chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm riêng biệt
+ Tưới ẩm mặt đường khi nắng gió, hanh khô
- Biện pháp cá nhân NLĐ:
+ Sử dụng khẩu trang, quần áo chống bụi, vệ sinh cá nhân.
- Biện pháp y tế:
+ Cung cấp nước sạch cho NLĐ
+ Khám định kỳ mỗi cơ sở sản xuất với bụi 6 tháng hoặc 1 năm khám định kỳ 1 lần để phát
hiện sớm bệnh phổi nhiễm bụi.
+ Giám định khả năng lao động và bố trí nơi lao động thích hợp cho người mắc bệnh hoặc
cho nghỉ việc vì mất sức và được hưởng các chế độ đền bù tương xứng.
+ Quản trị theo dõi và điều trị cho người mắc bệnh.
- Biện pháp khác:
+ Nguyên cứu thời gian làm việc hợp lý.
+ Coi trọng khẩu phần ăn, tăng đạm và sinh tố C.
+ Tổ chức tốt điều kiện an dưỡng, nghỉ ngơi, rèn luyện thân thể cho người lao động tiếp xúc
với bụi.
1.4.7. Chống hóa chất độc hại
- Biện pháp kỹ thuật:
+ Hạn chế hoặc thay thế cá hóa chất độc hại.
+ Tự động hóa quá trình sản xuất kinh doanh có dung hóa chất.
Các hóa chất phải bảo quản trong thùng kín, phải có nhãn rõ rang
+ Chú ý công tác PCCC.
+ Cấm để thức ăn, thức uống và hút thuốc gần khu vự sản xuất kinh doanh.
- Biện pháp phòng hộ cá nhân:
+ Sử dụng quần áo, dụng cụ bảo vệ tai, mắt, chân tay, hô hấp.
- Biện pháp y tế:
+ Xử lý chất thải trước khi đổ ra mội trường.
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho NLĐ.
+ Giữ vệ sinh thân thể

- Biện pháp sơ cấp cứu:
+ Đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay quần áo. Giữ yên tĩnh, ủ ấm cho nạn nhân.
+ Cho uống thuốc trợ tim, hô hấp nhân tạo.
+ Rửa sạch da bằng xà phòng.
+ Sử dụng chất giải độc.
+ Đưa đến cơ sở y tế.
1.4.8. Các yếu tố vi sinh vật có hại
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh khi vận chuyển, bảo quản nguyên liệu, hàng hóa
+ Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện chuyên dung, ghi rõ nhãn mác.
+ Phương tiện vận chuyển đảm bảo vệ sinh.
+ Khi xếp hàng hóa phải đảm bảo tươi, khô sống, chin riêng biệt để không ảnh hưởng đến
chất, mùi và vị của hàng hóa
+ Kho chứa thực phầm phải dung tiêu chuần kỹ thuật và sử dụng hóa chất chống mốc.
- Xử lý, thu gom rác thải:
+ Phân loại rác theo tính chất phân hủy.
+ Có thùng riếng chứa từng loại rác.
+ Tiến hành phân loại rác đồng thời ngay trong quá trình sơ chế, sản xuất kinh doanh, chế
biến và thu dọn.
+ Cần có đầy đủ dụng cụ thu gom và không bỏ rác quá đầy nhằm tránh rơi vãi.
- Xử lý nước thải:
+ Hệ thống cống thoát nước thải làm chất liệu không thấm nước, mặt bên trong nhẵn.
+ Hố xí tự hoại có ngăn xử lý phân và phải có ống nối với cống, có ống mùi cao hơn mái
nhà.
+ Ống dẫn nước thải phải có độ dốc cho nước chảy để tránh sự lắng cặn lơ lửng, đặt thấp
hơn đường ống dẫn nước máy 0,5m.
+ Hệ thống đường ống thoát nước thải riêng biệt, không đi qua các khu phòng dịch vụ, đặt
thấp hơn đường ống dẫn nước sạch ≤ 0,5m.
Chương 2: Liên hệ thực tế tại Công ty cổ phần Môi trường sống sạch
2.1. Giới thiệu về doanh nghiệp
Tên công ty: Công ty Cổ Phần môi trường Sống Sạch

Địa chỉ : 64/1K Đường D3, P. 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM, Việt Nam
Điện thoại : (08) 3512 5219
Fax : (08) 3512 0216
Thành lập : ngày 17 tháng 9 năm 2011
Vốn điều lệ : 3.000.000.000 VNĐ
Số lượng nhân viên: 168 nhân viên ký HĐLĐ chính thức (tính đến ngày 31/12/2012)
Sơ Đồ Tổ Chức

• Sứ mệnh của công ty :
Chăm sóc môi trường sống của bạn , cho bạn an tâm sinh hoạt mỗi ngày.
• Tầm nhìn
Trở thành một đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà toàn diện tốt nhất trong thành
phố HCM và vươn xa các tỉnh thành trong nước.
• Chiến lược kinh doanh của công ty :
Thấu hiểu nhu cầu xã hội cần  đưa ra biện pháp giả quyết  từ sản phẩm dịch vụ
 đáp ứng nhu cầu xã hội.
• Tiêu chí của công ty :
Luôn luôn cải tiến về chất lượng dịch vụ
Cạnh tranh về công nghệ và giải pháp
Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tạo cơ hội cho mọi người cùng phát tiển.
Văn Hóa Công Ty
 Văn hóa công ty được xây dựng dựa trên nền văn hóa dân tộc Việt Nam và Nhật Bẩn
để xay dựng theo mô hình văn hóa chuyên nghiệp.
 Hệ thống đánh giá , quy hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên, luân chuyển
cũng như bố trí nhân sự mới để thực hiện theo khả năng, năng lực là việc làm thường
xuyên , rõ ràng minh bạch.
Hệ Giá Trị Văn Hóa Của Công Ty
 Tính trung thực và minh bạch
 Tinh thần lãnh đạo
 Sự tin cậy

 Tinh thần trách nhiệm
2.2. Các biện pháp đảm bảo ATLĐ tại doanh nghiệp
Công nhân viên được trang bị bảo hộ lao động và các dụng cụ được cung cấp trong
thời gian làm việc. CBCNV phải sử dụng đúng mục đích và đủ các trang bị đã được
cung cấp
Trong thời gian làm việc CBCNV không được đi lại nơi không thuộc phạm vi của
mình.
Khi có sự cố hoặc nghi ngờ thiết bị có sự cố có thể xảy ra thì CBCNV phải báo ngay
cho Tổ trưởng để xử lý.Nếu không được phân công thì CBCNV không được tự ý sử
dụng và sửa chữa thiết bị.Khi chưa được huấn luyện về quy tắc an toàn và vận hành
thiết bị thì không được sử dụng hoặc sửa chữa thiết bị.
2.2.1 Quy định về sử dụng máy móc, thiết bị
Qui định chung:
• Công nhân phải được huấn luyện thuần thục về vận hành và an toàn khi đứng máy
mới được sử dụng máy.
• Khi làm việc phải sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động theo quy định của
từng Bộ phận đã được trang bị.
• Trình tự vận hành máy phải tuân thủ nghiêm ngặt, động tác thực hiện phải chính xác.
• Kiểm tra vệ sinh máy trước khi vận hành.
• Những người không có trách nhiệm tuyệt đối không được vận hành và sửa máy.
• Mọi máy móc phải có hướng dẫn vận hành máy.
• Đối với các thiết bị áp lực phải có giấy phép sử dụng mới được sử dụng.
• Không được sửa chữa các thiết bị áp lực, khi thiết bị vẫn còn áp lực.
• Không được để các hóa chất dễ gây cháy gần các thiết bị áp lực trong lúc hoạt động.
• Khi ra về, công nhân phải tắt hết máy do mình sử dụng, Trưởng bộ phận trực tiếp có
trách nhiệm hướng dẫn nhân viên, công nhân của mình thực hiện theo quy định này,
mọi trường hợp không tắt máy Trưởng bộ phận trực tiếp chịu trách nhiệm cao nhất.
Hướng dẫn vận hành thiết bị:
Thực hiện theo hướng dẫn vận hành thiết bị của Hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2000 đang thực hiện tại Công ty.

Các sản phẩm, hàng hóa vật tư, thành phẩm đóng gói, để cách tường 0.5 mét, cách xa cửa
thoát nạn, cầu dao điện, phương tiện chữa cháy, tủ thuốc cấp cứu.
Khi sửa chữa máy phải ngắt công tắc điện và có đặt biển báo mới được sửa chữa.
2.2.2 Quy định an toàn về điện
• Chỉ những CBCNV đã được huấn luyện về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn về điện mới
được sửa chữa, lắp đặt, đóng mở thiết bị điện.
• Khi làm việc và sữa chữa, phải sử dụng đúng dụng cụ và mang đủ trang thiết bị bảo
hộ.
• Không được cắt điện ở cầu dao tổng, bố trí điện nếu chưa được sự cho phép.
• Không được dùng các vật liệu có tham số kỹ thuật khác thiết kế để thay thế khi sửa
chữa.
• Khi sửa điện, cần ngắt điện ở cầu dao tổng, phải có biển báo (cấm móc điện, đang sửa
chữa) hoặc có người trực ở cầu dao tổng.
• Tổ cơ điện kiểm tra an toàn hệ thống điện định kỳ hàng tuần vào ngày thứ bảy. Việc
kiểm tra phải được lập bằng biên bản.
Khi chuẩn bị vận hành máy hoặc sau khi sửa chữa xong phải kiểm tra lại dụng cụ, chi tiết có
nằm trên máy không và không có người đứng trong vòng nguy hiểm mới cho máy vận hành.
Không được để dầu, mỡ, nhớt máy rơi vãi trên sàn xưởng, nơi làm việc.Trong kho phải sắp
xếp ngăn nắp gọn gàng, không để dụng cụ, dây điện, vật tư, trang thiết bị gây trở ngại đi
lại.Khi xảy ra sự cố tai nạn lao động, những người có mặt tại hiện trường phải:
• Tắt công tắc điện cho ngừng máy.
• Khẩn trương sơ cứu nạn nhân, báo cáo ngay cho nhân viên phụ trách An toàn và Y tế
của Công ty.
• Tham gia bảo vệ hiện trường để người có trách nhiệm xử lý.
Công nhân viên có nghĩa vụ báo cáo cho Đại diện lãnh đạo An toàn và Sức khỏe về sự cố
tai nạn lao động, về việc vi phạm nguyên tắc An toàn Lao động xảy ra tại Công ty.
Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc của mình, công nhân viên lập tức rời
khỏi khu vực nguy hiểm và báo ngay cho An toàn viên để xử lý.Không được tháo dỡ
hoặc làm giảm hiệu quả các thiết bị An toàn Lao động có trong Công ty.Công nhân viên
phải thực hiện theo sự chỉ dẫn của bảng cấm, bảng hướng dẫn An toàn nơi sản xuất.

2.2.3 Quy định về phòng cháy chữa cháy
PCCC là nghĩa vụ của toàn thể CBCNV kể cả khách hàng đến làm việc tại Công ty.
Để đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng của CBCNV trong Công ty, Công ty nghiêm cấm:
• Cấm sử dụng lửa, củi đun nấu, hút thuốc trong kho, nơi sản xuất và nơi cấm lửa.
• Cấm câu móc, sử dụng điện tùy tiện.
• Cấm dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm.
• Cấm dùng dây đồng, dây bạc thay cầu chì.
• Cấm để các chất dễ cháy gần cầu chì, táp lô điện và đường dây dẫn điện.
• Cấm dùng khoá mở nắp phuy xăng bằng thép.
Khi hết giờ làm việc, các Xí nghiệp, Phòng phải kiểm tra tắt hết đèn, quạt, bếp điện trước
khi ra về và bảo vệ kiểm tra 2 lần giao ca sổ sách.
Sắp xếp vật tư, hàng hóa trong kho phải gọn gàng, sạch sẽ. Xếp riêng từng loại có khoảng
cách ngăn cháy (0.5 mét cách tường) để tiện việc kiểm tra hàng và chữa cháy khi cần thiết.
Khi xuất hàng, xe không được mở máy trong kho, nơi sản xuất và không được hút thuốc lá,
khi xe đậu phải hướng đầu xe ra ngoài.
Không để các chướng ngại vật trên lối đi lại.
Phương tiện chữa cháy không được sử dụng vào việc khác và phải để nơi dễ thấy, dễ lấy để
chữa cháy.
Ai thực hiện tốt nội quy này sẽ được khen thưởng, ai vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử lý từ
cảnh cáo đến truy tố trước pháp luật (áp dụng Luật PCCC).
T iêu lệnh chữa cháy
• Khi xảy ra phải báo động gấp (hệ thống PCCC tự động).
• Cúp cầu dao điện nơi xảy ra cháy.
• Dùng bình CO2 + bột nước, máy bơm và vòi rồng cứu hỏa để dập tắt đám cháy.
• Gọi điện cho đội Cảnh sát PCCC gần nhất.
2.2.4 Quy định về sử dụng, bảo quản hóa chất
• Mọi hóa chất đều phải được lưu giữ, bảo quản trong một khu vực riêng, đánh dấu rõ
ràng.
• Mọi hóa chất phải có bảng hướng dẫn sử dụng an toàn (MSDS) được treo tại khu vực
để, sử dụng hoá chất. Trưởng Bộ phận có sử dụng hóa chất phải truyền đạt huấn

luyện cách bảo quản, sử dụng cho hóa chất được sử dụng.
• Khu vực để hoá chất phải an toàn và được kiểm tra, bình đựng hóa chất phải được
đóng lại cẩn thận trước khi ra về.
2.2.5 Quy định về thoát hiểm, ứng phó tình trạng khẩn cấp
• Các sự cố có thể xảy ra bao gồm: sự cố cháy nổ, sự cố do ngộ độc thức ăn, các sự cố
bất ngờ như đổ tường, đổ nhà xưởng, lật mái nhà xưởng v.v
• Khi xảy ra sự cố, Ban TTAT – TBNX, Đội viên Đội PCCC, Trưởng Bộ phận hướng
dẫn lối thoát hiểm gần nhất và hướng dẫn cho CBCNV bình tĩnh chạy theo các lối
thoát hiểm đó.
• Nguyên tắc thoát hiểm: Mọi Cán bộ công nhân viên phải thật bình tĩnh để tìm ra
đường thoát hiểm và theo các hướng dẫn thoát hiểm gần và an toàn nhất, không được
tranh nhau chạy dẫn đến tắc đường đi.
• Xác định người bị nạn (nếu có):
Mọi CBCNV phải chạy ra sân của Công ty (gần khu văn phòng và nhà bảo vệ), các
công nhân cùng tổ phải đứng gần nhau, công nhân của các tổ không được đứng lẫn
lộn.
Tổ trưởng và/hoặc tổ phó có trách nhiệm hướng dẫn cho nhân viên mình đứng trong
một khu vực nhất định.
Tổ trưởng và/hoặc tổ phó có trách nhiệm đếm số nhân viên của mình, phát hiện ra
người không có mặt tại nơi quy định, nhanh chóng báo ngay cho bộ phận cứu nạn tên
của người vắng mặt.
2.3 Biện pháp đảm bảo VSLĐ
2.3.1 Biện pháp kỹ thuật công nghệ
Công ty đã cải tiến những kỹ thuật, đổi mới công nghệ như: cơ giới hóa, tự động hóa,
dùng những chất không độc hoặc ít độc hại mà vẫn đem lại hiệu quả cao, dunhf máy móc
thiết bị thay thế hầu hết con người , giảm thiểu sự tiếp xúc của con người với chất độc hại.
2.3.2 Biện pháp kỹ thuật vệ sinh
Cải tiến hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng lựa chọn đúng đắn và bảo đảm các
yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc lưu chuyển không khí…) thuận lợi như:
Khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu

- Cơ giới hóa, tự động hóa;
- Áp dụng thông gió và điều hoà không khí: Thông gió tự nhiên và nhân tạo (quạt thông gió
các loại, ) nhằm tăng độ thông thoáng, điều hòa nhiệt độ, giảm thiểu hơi khí độc ở nơi làm
việc, tạo được cảm giác thoải mái cho người lao động.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với vị trí công việc của mình
- Làm lán để chống lạnh, che nắng, che mưa khi phải thực hiện các công việc ở ngoài trời.
Chống bụi
Thực hiện các biện pháp làm giảm phát sinh bụi đầu nguồn gây bụi, phun nước làm
giảm lượng bụi lơ lửng trong không khí, dùng các thiết bị hút bụi, Trước hết là bụi hô hấp
gây bệnh bụi phổi, tăng cường vệ sinh công nghiệp bằng máy hút bụi, đặc biệt quan tâm đến
các bụi dễ gây ra cháy, nổ.
Sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Chống tiếng ồn và rung sóc
Đảm bảo khoảng cách quy định từ nguồn ồn đến nơi người lao động làm việc, giảm
ngay tiếng ồn từ nguồn gây ồn (lắp ráp các thiết bị máy móc bảo đảm chất lượng, tôn trọng
chế độ bảo dưỡng, áp dụng các biện pháp cách ly, triệt tiêu tiếng ồn, rung sóc hoặc các
biện pháp giảm tiếng ồn lan truyền như làm các vỏ cách âm, các chỏm hút âm, các buồng
tiêu âm, trồng cây xanh, v.v
Dùng đầy đủ các phương tiện trang bị bảo vệ cá nhân.
Kỹ thuật chiếu sáng hợp lý
Công ty luôn đảm bảo tiêu chuẩn cường độ chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ tại
nơi làm việc cho người lao động theo từng công việc cụ thể.
Đảm bảo về kỹ thuật chiếu sáng, nhất là những dạng lao động mang tính chất tinh vi
đòi hỏi chiếu sáng tốt.
2.3.3 Biện pháp phòng hộ cá nhân:
Đây là một biện pháp bổ trợ nhưng trong nhiều trường hợp, khi biện pháp cải tiến quá trình
công nghệ, biện pháp kỹ thuật vệ sinh thực hiện chưa được thì nó đóng vai trò chủ yếu trong
việc bảo đảm an toàn cho công nhân trong sản xuất và phòng bệnh nghề nghiệp.
Phương tiện bảo vệ cá nhân là những công cụ phương tiện mà trong quá trình lao động,
người lao động được công ty trang bị miễn phí để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề

nghiệp.
Đối với mỗi lao động trong công ty đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phù hợp
với công việc của mình( như khẩu trang,khăn tay, ủng tay, kính,mũ, nút tai, yếm da, dây an
toàn, mặt nạ phòng độc, mặt nạ có bình oxy, quần áo aminăng, quần áo chống axit, chống
các khí độc hại,bao phơi…) và công ty luôn có những chính sách để người lao động có trách
nhiệm sử dụng những phương tiện bảo vệ cá nhân để tự bảo vệ mình trong quá trình lao
động, cũng như có trách nhiệm bảo qunr tốt các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát.
Các phương tiện bảo hộ cá nhân mà công ty cấp phát cho người lao động luôn đảm bảo
đúng tiêu chuẩn chất lượng, quy cách mà Nhà nước đã ban hành, và thường xuyên được
kiểm tra định kỳ để đánh giá lại chất lượng của các phương tiện đó.
2.3.4 Biện pháp tổ chức lao động khoa học
Thực hiện nhân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của công nhân tìm ra những
biện pháp cải tiến để lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít hơn, làm cho lao động
thích nghi được với con người và con người thích nghi với công cụ sản xuất mới, vừa tạo ra
năng suất lao động cao, vừa an toàn cho người lao động.
Đối với những công việc nặng nhọc, đòi hỏi tính kỹ thuật cao như lắp đặt camera; trực
vận hành sự cố, sửa chữa bảo trì hệ thống M&E; thi công kiểm tra hệ thống PCCC… công ty
thường sử dụng lao động là nam.
Đối với những công việc nhẹ nhàng hơn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc như:
cho thuê cây cảnh, diệt côn trùng, khử trùng, diệt khuẩn,vệ sinh…công ty sử dụng cả lao
động nam và nữ, nhưng vẫn ưu tiên nữ hơn.
2.3.5 Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe
Công ty thường tổ chức các buổi khám định kỳ cho người lao động bao gồm việc kiểm
tra sức khỏe công nhân, khám tuyển để chọn người, khám định kỳ cho công nhân tiếp xúc
với các yếu tố độc hại nhằm phát hiện sớm, bệnh nghề nghiệp và những bệnh mãn tính để
kịp thời có biện pháp giải quyết.
Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là một lần trên năm đối với
những công việc không độc hại, còn đối với công việc phải tiếp xúc với chất độc hại như
diệt côn trùng,diệt khuẩn, vệ sinh…công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ là 6 tháng 1 lần.
Theo dõi sức khỏe người lao động một cách liên tục quản lý, bảo vệ sức lao động, kéo

dài tuổi đời và tuổi nghề cho người lao động. Ngoài ra công ty còn tiến hành giám định khả
năng lao động, hướng dẫn luyện tập phục hồi lại khả năng lao động cho những người mắc tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các bệnh mãn tính khác đã được điều trị, thường xuyên
kiểm tra vệ sinh an toàn lao động trong sản xuất, trong sinh hoạt.
2.3.6 Các biện pháp khác
Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Trước khi nhận việc, công ty tổ chức cho người lao động buổi tập huấn về an toàn lao
động, vệ sinh lao động để người lao động hiểu rõ, giảm thiểu tối đa tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp có thể xảy ra.
Những nhân viên quản lý cũng được huấn luyện và hướng dẫn về quy định pháp luật về
an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Bồi dưỡng bằng hiện vật.
Công ty có quy định người lao động trong công ty không phân biệt giới tính, tuổi tác,
nơi làm việc khi làm công việc có yếu tố nguy hại vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép thì được
hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật.
Hiện vật dùng để bồi dưỡng là những loại thực phẩm như: hoa quả, nước giải khát,sữa,
đường…góp phần phục hồi sức khỏe, tăng sức đề kháng cơ thể, giảm bớt khả năng xâm
nhập của chất độc hại vào cơ thể hoặc giúp cho quá trình thảo nhanh chất độc ra ngoài.
Vệ sinh sau giờ làm việc
Người lao động làm việc ở môi trường tiếp xúc với các chất độc hại trong công ty thì
ngoài phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc, khi hết giờ làm sẽ được thực hiện các biên
pháp khử trùng, khử độc, vệ sinh cá nhân như tắm rửa bằng xà phòng, khử độc quần áo và
các phương tiện dụng cụ tại chỗ theo quy định của pháp luật.
Chương 3. Kiến nghị và các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và chăm
sóc sức khỏe người lao động
3.1 Nhận xét
3.1.1 Ưu điểm
Trong những năm vừa qua, công ty đã thực hiện tương đối tốt công tác ATVSLĐ, nâng cao
được nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động trong việc thực hiện các nội
dung của công tác, ổn định quan hệ sản xuất, tạo môi trường lao động an toàn thuận lợi góp

phần thúc đẩy sản xuất phát triển, hạn chế tai nạn lao động xảy ra,tỷ lệ ca tai nạn lao động
hay bệnh nghề nghiệp ít.Do nâng cao được nhận thức nên việc khai báo tai nạn lao động
được người sử dụng và người lao động thực hiện khá tốt.
Đạt được những kết quả trên trước hết là do có sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty, công ty đã
có những quy định cụ thể về VSATLĐ và sự quan tâm chú trọng đến công tác này.
3.1.2 Nhược điểm
Lực lượng cán bộ tham gia vào công tác ATVSLĐ còn chưa có nhiều kinh nghiêm, chất
lượng chưa được nâng cao. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền về công tác ATVSLĐ còn chưa
được quan tâm chú trọng trong toàn doanh nghiệp. vậy nên trong thực tế thì vẫn có những
trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra, ý thức của chính người lao động còn chưa cao, quy trình
an toàn lao động trong doanh nghiệp, các phương tiện bảo vệ cá nhân chưa được người lao
động chấp hành nghiêm chỉnh, các vấn đề về tai nạn, bệnh nghê nghiệp vẫn còn tồn tại.
Về công tác bảo hộ lao động, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm xây dựng hệ thống quản
lý, thiếu về số lượng và yếu về nghiệp vụ công tác.
Ngoài ra, trong lĩnh vực dịch vụ này, do lao động thời vụ chiếm tỷ lệ không nhỏ nên công
tác ATVSLĐ khó triển khai thực hiện.
Với đặc thù hoạt động các dịch vụ rất đa dạng của Công ty, cho nên trong quá trình
hoạt động không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình quản lý về an toàn lao động, vệ
sinh lao động, mặc dù Công ty đã có rất nhiều cố gắng đẩy mạnh công tác BHLĐ và đã đạt
được những kết quả đáng kể. Nhưng bên cạnh đó còn có một số vấn đề còn tồn tại cần khắc
phục.
3.2 Giải pháp cải thiện điều kiện lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động
3.2.1 Về kỹ thuật an toàn các thiết bị máy móc.
Công ty cổ phần Môi trường sống sạch là một Công ty rất đa dạng về các dịch vụ,
với số lượng không nhỏ thiết bị máy móc các loại phục vụ cho nhiều lĩnh vực dịch vụ khác
nhau, cho nên trong quá trình sử dụng gặp rất nhiều khó khăn cho người lao động, một phần
là do số lượng lớn, và mỗi loại hình dịch vụ lại có máy móc thiết bị khác nhau, đặc biệt quan
trọng hơn là tư thế lao động của nhân viên luôn cao quá hoặc quá xa tầm thao tác. Các loại
máy móc này gây mất an toàn nguy hiểm trong quá trình sản xuất như chịu tác động của
tiếng ồn, rung, hơi khí độc , nhiệt độ cao, căng thẳng thần kinh…,

Những năm gần đây Công ty đã có rất nhiều các biện pháp khắc phục, cải thiện điều
kiện làm việc bằng cách sửa chữa, nâng cấp các thế hệ máy móc, xây dựng các khu điều
khiển trung tâm cho những bộ phận máy móc làm việc phát ra tiếng ồn quá mức quy định.
Đối với những loại máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ-VSLĐ khi sử dụng đều
được cấp giấy phép sử dụng của các cơ quan Nhà Nước, được kiểm tra định kỳ hàng tháng,
quý, năm. Trên các máy có bảng chỉ dẫn, yêu cầu khi vận hành được treo ở trước máy.
3.2.2 Vệ sinh lao động
Trong giờ làm việc công nhân viên phải sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ lao động,
phương tiện công cụ đã được công ty cấp phát; toàn thể nhân viên phải giữ gìn vệ sinh sạch
sẽ và gọn gang nơi làm việc. Công ty đã cho lắp đặt, xây dựng các hệ thống thông gió, hót
bụi, hót hơi khí độc, mở rộng các hệ thống cửa sổ, cửa ra vào để thuận thiện cho việc đi lại,
trao đổi không khí, ánh sáng cho người lao động cảm thấy thoải mái khi làm việc.
Xây dựng các hệ thống xử lý giác thải, nước thải…, quanh khu vực công ty đã trồng
rất nhiều loại cây xanh, xây dựng các khu nghỉ cho nhân viên sau mỗi ca làm việc.
3.2.3 Đề suất các giải pháp cải thiện điều kiện lao động trong công ty.
Mặc dù Công ty đã có rất nhiều cố gắng đẩy mạnh công tác BHLĐ và đã đạt được
những kết quả đáng kể, góp phần giữ vững ổn định sản xuất trong nền kinh tế thị trường
hiện nay. Nhưng bên cạnh đó còn một số vấn đề cần khắc phục.
- Cần phải xây dựng, lắp đặt các hệ thống máy móc hay xây bục đứng cho người lao
động thao tác được thuận tiện, xây dựng các phòng điều khiển trung tâm bằng các vật liệu
cách âm chống ồn, lắp đặt các hệ thống hót bụi, hót hơi khí độc tại những vị trí làm việc có
hoá chất độc hại, tại những vị trí làm việc trên cao cần có lan can che chắn, trang bị thêm
giây an toàn cho người công nhân
- Cần trang bị thêm các biển báo, banner, áp phích tại những nơi làm việc mất an
toàn, có nồng độ hơi khí độc cao.
- Đối với những máy móc thiết bị phát ra tiếng ồn lớn, nồng độ bụi cao, công ty cần
có thêm các biện pháp giảm tiếng, lắp thêm các hệ thống thông gió để người công nhân đứng
xuôi theo chiều gió…
- Trong Công ty đã thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên, song hoạt động không
hiệu quả, là do chế độ chính sách đối với những người làm trong công việc này, chưa thoả

đáng, Công ty cần tăng thêm chế độ phụ cấp trách nhiệm cho mạng lưới an toàn vệ sinh
viên.
- Đối với những người làm trong môi trường độc hai, chịu ảnh hưởng của tiếng
ồn, rung động, nhiệt độ cao, công ty cần trang bị thên các trang bị phòng hộ cái nhân, có chế
độ bồi dưỡng hợp lý.
- Cải thiện hệ thống dẫn nước thải và xử lý rác thải trước khi đưa ra ngoài môi
trường;
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về
công tác ATVSLĐ cho toàn bộ nhân viên. Phối hợp với các bộ phận chức năng sử dụng
nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng để tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm và
nghĩa vụ thực hiện công tác ATVSLĐ cho đội ngũ nhân viên và nhà quản lý; kịp thời cập
nhật thông tin, phổ biến pháp luật và hướng dẫn các biện pháp. Xây dựng và thực hiện
chương trình huấn luyện về ATVSLĐ hàng năm cho NLĐ; tăng cường trao đổi thông tin,
hướng dẫn và trao đổi kinh nghiệm công tác ATVSLĐ giữa các đơn vị.
- Tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện luật pháp, tăng cường công tác kiểm
tra giám sát chế độ chính sách về ATVSLĐ: xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch, nội dung
kiểm tra công tác ATVSLĐ ở cơ sở, doanh nghiệp. Kết hợp công tác kiểm tra giám sát với
công tác hướng dẫn thực hiện công tác ATVSLĐ cho DN. Kịp thời kiến nghị khắc phục xử
lý những hành vi vi phạm pháp luật, chế độ chính sách ATVSLĐ. Tập hợp ý kiến đóng góp
của nhân viên để làm căn cứ trong xây dựng, bổ sung, sửa đổi các văn bản về ATVSLĐ.
.

×