Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Thực trạng các biện pháp an toàn – vệ sinh an toàn lao động tại khách sạn thắng lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.67 KB, 30 trang )

z
1
Trường đại học Thương mại
Khoa quản lý nhân lực
o0o
BÀI THẢO LUẬN
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
• Giáo viên hướng dẫn: Vũ T.Thu Huyền
• Lớp học phần: 1402TSMG1411
•Nhóm sinh viên thực hiện: nhóm 5
• Đề tài: Biện pháp đảm bảo an toàn – vệ sinh
lao động tại một doanh nghiệp TMDV

Hà Nội, 2014

2
MỤC LỤC
3
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
thì lao động là một hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra những
sản phẩm vật chất và các giá trị tinh thần mà con người mong muốn, lao
động có năng suất chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự
phát triển của Đất nước.
Song trong quá trình lao động có rất nhiều yếu tố nguy hiểm và có hại
tác động lên thể lực, làm ảnh hưởng đến khả năng lao động và sức khoẻ của
người lao động. Với quan điểm con người là vốn quý nhất, Đảng và Nhà Nước
ta đã đề cao yêu cầu bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ của người
lao động gắn liền với sản xuất theo phương châm: “ An toàn để sản xuất,
sản xuất phải an toàn ”. Do đó để đảm bảo cho con người được lao động
trong điều kiện an toàn, vệ sinh, phòng tránh bệnh nghề nghiệp, đồng thời tìm


cách nâng cao năng suất lao động là mối quan tâm thường nhật và cũng là
nhiệm vụ trọng tâm của công tác an toàn vệ sinh lao động.
Áp dụng những kiến thức đã học từ học phần an toàn vệ sinh lao động,
nhóm 5 tìm hiểu công tác này tại một doanh nghiệp thương mại dịch vụ -
Khách sạn Thắng Lợi. Do điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm
còn hạn chế của nhóm sinh viên nên bài thảo luận khó tránh khỏi những thiếu
sót. Nhóm 05 chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của
cô và các bạn để nhóm có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình,
phục vụ tốt hơn công tác sau này và đạt thành tích tốt nhất trong học tập.
4
1. Tổng quan lý thuyết.
1.1. An toàn lao động.
1.1.1. Khái niệm.
Khái niệm: An toàn lao động là trạng thái nơi làm việc đảm bảo cho người
lao động được làm việc trong điệu kiện không nguy hiểm đến tính mạng, không
bị tác động xấu đến sức khỏe.
Các yếu tố có thể gây ra nguy hiểm chia thành các nhóm:
- Nguy hiểm cơ học: từ các bộ phận truyền động và chuyển động
- Nguy hiểm về nhiệt: nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ…
- Nguy hiểm về điện: nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do
chập điện…; làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch.
- Nguy hiểm về nổ: nổ vật lý hóa học, vật liệu gây nổ,….
- Ngoài ra còn có các nguy tiểm từ: Vật rơi, đổ, sập; Trơn trượt; Vật văng bắn…
1.1.2. Các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động.
a. Biện pháp an toàn đối với bản thân người lao động.
• Trong lao động, nâng và mang vác vật nặng đúng nguyên tắc an toàn tránh
các tư thế cúi gập người, lom khom, vặn mình…
• Bảo đảm không gian thao tác vận động trong tầm với tối ưu, thích ứng với
90% số người sử dụng trong : tư thế làm việc chuẩn; thao tác làm việc tối
ưu, đảm bảo điều kiện điều khiển tốt (cơ cấu điều khiển); ghế ngồi đạt các

tiêu chuẩn
• Đảm bảo các điều kiện lao động thị giác.
• Đảm bảo điều kiện thông tin thính giác và xúc giác.
• Đảm bảo hợp lý tải trọng thể lực: tải trọng đối với tay, chân, tải trọng động,
tải trọng tĩnh.
• Đảm bảo hợp lý gánh nặng tâm lý: tránh bị quá tải, tránh sự đơn điệu,…
b. Biện pháp che chắn an toàn.
• Mục đích:
- Cách ly vùng nguy hiểm và người lao động.
- Ngăn ngừa người lao động rơi, tụt, ngã hoặc vật rơi, văng bắn vào người
lao động.
5
• Yêu cầu: Tất cả các loại thiết bị che chắc đều phải thỏa mãn các yêu cầu và
quy định của TCVN 4117-89: thiết bị sản xuất che chắn an toàn:
- Phải ngăn ngừa được tác động của các yếu tố nguy hiểm
- Phải bền chắc dưới tác động của các yếu tố cơ, nhiệt, hóa và không biến
dạng hình học, nóng chảy hoặc ăn mòn.
- Không làm hạn chế khả năng công nghệ cũng như quan sát, bảo dưỡng,
vệ sinh công nghiệp.
- Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa khi cần thiết.
c. Biện pháp sử dụng thiết bị và cơ cấu phòng ngừa.
• Khái niệm: Thiết bị, cơ cấu phòng ngừa là các phương tiện kỹ thuật an toàn tự
động ngắt chuyển động, hoạt động của máy và thiết bị sản xuất khi một thông
số kỹ thuật nào đóvượt quá giới hạn quy định cho phép.
• Mục đích:
- Loại trừ hoặc ngăn chặn nguy cơ sự cố hoặc tai nạn khi thông số hoạt
động của đối tượng phòng ngừa vượt quá giới hạn quy định.
- Thiết bị phòng ngừa chỉ bảo đảm làm việc tốt khi đã được tính toán đúng
ở khâu thiết kế, chế tạo và phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật an toàn
trong sử dụng.

d. Biện pháp sử dụng báo hiệu và tín hiệu an toàn.
• Khái niệm: Là phương tiện kỹ thuật an toàn báo trước cho người lao động
những nguy hiểm có thể xảy ra.
• Mục đích:
- Nhắc nhở cho người lao động kịp thời tránh nguy hiểm.
- Hướng dẫn thao tác.
- Nhận biết qui định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu qui ước
về màu sắc, hình vẽ.
e. Biện pháp đảm bảo khoảng cách và kích thước an toàn.
• Khái niệm: Khoảng cách an toàn là khoảng không gian nhỏ nhất giữa người lao
động và các loại phương tiện, thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng
với nhau để không bị tác động xấu của các yếu tố sản xuất.
Tùy thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị…mà
quy định các khoảng cách an toàn khác nhau. Việc xác định khoảng cách an
toàn rất cần chính xác, đòi hỏi phải tính toán cụ thể.
f. Biện pháp thực hiện cơ khí hóa, tự động hóa, điều khiển từ xa.
6
• Khái niệm: Là phương pháp nhằm giải phóng người lao động khỏi khu vực
nguy hiểm, độc hại. Thay con người thực hiện các thao tác trong các điều kiện
làm việc xấu, đồng thời nâng cao năng suất lao động và giảm nặng nhọc.
- Hệ thống điều khiển từ xa thường dùng gồm: kiểu cơ khí, kiểu khí nén,
kiểu thủy lực, kiểu điện và kiểu hỗn hợp.
- Cơ cấu điều khiển: các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vô lăng
điều khiển.
g. Biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
• Khái niệm: Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết
mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực
hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại khi các thiết bị
kỹ thuật AT – VSLĐ tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết các yếu tố nguy
hiểm, độc hại.

• Nguyên tắc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
- Phải dùng các biện pháp kĩ thuật BHLĐ để ngăn ngừa các tác hại đến sức
khỏe nghề nghiệp của NLĐ.
- Phải dùng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ.
- Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho NLĐ phải phù hợp với việc
ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại
trong môi trường lao động nhưng dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và
không gây tác hại khác.
• Yêu cầu khi thực hiện phương pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân:
- Phương tiện bảo vệ cá nhân phải được sản xuất theo tiêu chuẩn chất
lượng quy định của Nhà nước.
- Việc cấp phát , sử dụng phải theo quy định của pháp luật.
- NSDLĐ phải kiểm tra chất lượng thiết bị phương tiện bảo vệ cá nhân
trước khi cấp phát và kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn khi đưa vào sử
dụng.
h. Biện pháp thực hiện kiểm nghiệm dự phòng thiết bị.
• Mục đích: Đánh giá chất lượng của thiết bị về các mặt tính năng, độ bền, độ
tin cậy để quyết định có đưa thiết bị vào sự dụng hay không.
• Nội dung: Kiểm nghiệm độ bền, độ tin cậy của máy, thiết bị, công trình, các
bộ phận của chúng là biện pháp an toàn nhất trước khi đưa chúng vào sử
dụng.
• Thời gian: Kiểm nghiệm dự phòng được tiến hành định kỳ, hoặc sau những
kỳ sửa chữa, bảo dưỡng,…
7
1.2. Vệ sinh lao động.
1.2.1. Khái niệm.
Khái niệm: Là khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại
trong sản xuất, tìm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các
bệnh nghề nghiệp, nâng cao khả năng lao động cho NLĐ.
Các yếu tố có hại bao gồm:

- Vi khí hậu xấu.
- Tiếng ồn.
- Rung và chấn động.
- Bức xạ và phóng xạ.
- Chiếu sáng không hợp lý.
- Vi sinh vật có hại.
- Bụi.
- Hóa chất độc hại.
- Các yếu tố về cường điệu
tư thế và tính chất đơn
điệu trong lao động.
1.2.1. 1.2.2. Biện pháp vệ sinh lao động.
a. Khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu
- Áp dụng thông gió và điều hòa không khí.
- Làm tán để chống lạnh, che nắng, che mưa khi phải thực hiện các công việc
ở ngoài trời.
- Trồng cây.
- Cơ giới hóa, tự động hóa.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân.
1.2.2.
b. Tiếng ồn.
- Đảm bảo khoảng cách quy định từ nguồn ồn đến nơi NLĐ làm việc.
- Giảm ngay các tiếng ồn từ nguồn gây ồn.
1.2.3. + Lắp ráp các máy,thiết bị đảm bảo chất lượng, bảo dưỡng thường
xuyên.
1.2.4. + Áp dụng các biện pháp cách ly, triệt tiêu, giảm tiếng ồn lan
truyền: làm các lớp cách âm,cách buồng cách âm,…
- Trồng cây xanh.
1.2.5.
c. Rung và chấn động.

- Làm giảm rung hoặc khử rung, chống truyền rung:
1.2.6. + Sử dụng vật liệu chống rung như cao su,đệm, bấc,lò xo,không
khí.
1.2.7. + Gắn chặt vỏ,chân với các bộ phận gây rung của máy.
8
1.2.8. + Cách ly nguồn gây rung.
1.2.9. + Thay đổi vị trí đứng tránh đường truyền rung, cách ly, khử rung
mặt bên…
1.2.10. Sử dụng dụng cụ cầm tay không truyền rung.
1.2.11. Dùng máy thay thế khi làm việc với dụng cụ rung.
1.2.12.
d. Bụi.
- Giữ bụi không cho lan tỏa ra ngoài không khí.
- Hạn chế việc sinh bụi.
- Làm giảm lượng bụi trong không khí, có hệ thống thông gió.
- Chống bụi bằng phương pháp phòng hộ cá nhân.
- Chống bụi bằng biện pháp ý tế: tổ chức khám sức khỏe định kì.
1.2.13.
e. Chiếu sáng hợp lý.
- Đảm bảo đủ ánh sáng tại NLV cho NLĐ tùy theo từng công việc.
- Sử dụng ánh nắng mặt trời bằng hệ thống cửa sổ, cửa trời, sơn tường bằng
màu sáng.
- Chiếu sáng qua cửa trời hoặc cửa sổ lấy ánh sáng trên cao, chiếu sáng qua
cửa sổ tường ngăn hoặc kết hợp các cách.
1.2.14.
f. Phòng chống bức xạ và phóng xạ.
- Sử dụng biện pháp che chắn.
- Tăng khoảng cách an toàn.
- Giảm thời gian tiếp xúc.
- Sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân.

- Kiểm tra cá nhân sau khi tiếp xúc với nguồn phóng xạ.
- Khám sức khỏe định kì.
g. Hóa chất độc hại.
- Hạn chế thay thế các hóa chát độc hại.
- Tự động hóa quy trình sản xuất kinh doanh có dùng hóa chất.
- Cá hóa chất phải bảo quản trong thùng kín, phải có nhãn rõ ràng.
- Chú ý công tác phòng cháy chữa cháy.
- Cấm hút thuốc trong khu vực sản xuất kinh doanh.
- Sử dụng quần áo dụng cụ bảo vệ tai mắt, hô hấp , chân tay.
- Xử lý chất thải trc khi đổ ra môi trường.
- Kiểm tra sức khỏe định kì cho người lao động.
1.2.15.
h. Vi sinh vật có hại.
9
• Thực hiện các biện pháp vệ sinh khi vân chuyên, bảo quản nguyên vật liệu
hàng hóa.
• Xử lý, thu gom rác thải
- Phân loại rác và để riêng từng loại vào thùng hoặc túi.
- Để thùng riêng chứa các loại rác.
- Tiến hành phân loại rác đồng thời ngay trong quá trình sơ chế,sản xuất
chế biến và thu dọn.
- Có đầy đủ dụng cụ thu gom và không bỏ rác quá đầy nhằm tránh rơi vãi
trong quá trình vận chuyển rác.
- Quy cách thùng rác: làm bằng chất dẻo hoặc kim loại có phủ sơn không
thấm nước,có nắp đậy kín và đặt túi nhựa lót mặt trong.
- Thùng rác được đặt đúng nơi quy định.
• Xử lý nước thải
- Hệ thống cống thoát nước thải làm chất liệu không thấm nước, mặt bên
trong nhẵn.
- Hố xí tự hoại có ngăn xử lý phân và phải có ống nối với cống,có ống mùi

cao hơn mái nhà.
- Ống dẫn nước thải phải có độ dốc cho nước chảy để tránh sự lắng cặn lơ
lửng, đặt thấp hơn đường ống dẫn nước máy 0,5m.
- Hệ thống đường ống thoát nước thải riêng biệt, không đi qua các khu
phòng dịch vụ,đặt thấp hơn đường ống dẫn nước sạch 0,5m.
- Đường thoát nước thải cần đảm bảo kín,không bị ứ đọng,không bị tắc
- Lắp 2 lần lưới lọc dày mắt trước đầu ống thoát nước thải dù để cho nước
chảy qua,còn rác sẽ bị loại ngay trên lưới lọc.
1.2.16.
i. Các yếu tố về cường điệu, tư thế và tính chất dơn điệu trong lao động
• Biện pháp giảm căng thẳng mệt mỏi:
- Phân công lao động, bố trí thời giờ lao động và nghỉ ngơi hợp lý tránh
phải làm việc quá sức.
- Hạn chế làm việc ngoài trời trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt tránh
gây mệt mỏi và TNLĐ.
• Biện pháp đề phòng tác hại của lao động tư thế bắt buộc
- Thực hiện các nguyên tắc của lao đọng được tiến hành cân xứng, đồng
thời.
- Thao tác lao động tiến hành thoải mái.
- Tiến hành liên tục hợp lý.
- Bố trí các dụng cụ lao dộng liên tục, hợp lý.
10
1.2.17. 2. Thực trạng các biện pháp an toàn – vệ sinh an toàn lao động
tại khách sạn Thắng lợi.
1.2.18. 2.1. Giới thiệu chung về khách sạn.
1.2.19. Khách sạn Thắng Lợi.
1.2.20. Địa chỉ: 200 phố Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
1.2.21. Khách sạn thành lập 26/04/1975.
1.2.22. Khách sạn tọa lạc bên bờ Hồ Tây, được xây dựng trên khuôn viên
rộng.Gồm một quần thế kiến trúc xây dựng nổi bên bờ Hồ Tây. Có địa

thế yên tĩnh thoáng mát, cách trung tâm thủ đô khoảng 5km về phía Tây
Bắc xung quanh có nhiều làng nghề truyền thống và các di tích lịch sử rất
thuận tiện cho du khách. Mỗi năm đón tiếp hàng ngàn lượt khách quốc tế
và trong nước, là điểm tham quan, nghỉ dưỡng sang trọng và độc đáo của
các đoàn khách du lịch.
1.2.23. Khách sạn Thắng Lợi Hà Nội là khách sạn tiêu chuẩn quốc tế bốn
sao, với178 phòng tiêu chuẩn, trong đó có 8 phòng đặc biệt chuyên dụng đón
tiếp khách VIP. Với địa thế đẹp kề sát bên thắng cảnh Hồ Tây, khách sạn tự hào
là một trong số ít khách sạn trên Hà Nội phục vụ khách 133 phòng nghỉ kề sát
Hồ Tây, còn lại là những phòng cạnh vườn cây có phong cảnh đẹp, khí hậu tỏng
lành, môi trường xanh, sạch, đẹp. Ngoài ra còn có các cơ sở vật chất:
- Nhà hàng Âu – Á có thể phục vụ tối đa 1000 khách, 5 phòng hội thảo có sức
chứa 50 – 350 khách, 2 sân tennis, bể bơi ngoài trời, phòng sauna, massage
đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, các dịch vụ bổ trợ được khách hài lòng
gửi thư khen ngợi, tỏ lòng mến mộ.
- Khách sạn có hệ thống các phòng họp có diện tích lớn, trang thiết bị tiêu
chuẩn đáp ứng được nhu cầu tổ chức sự kiện cho khách hàng.
- Dãy nhà hàng Thắng Lợi 1, Thắng Lợi 2, Thắng Lợi 3 cung cấp các set
menu đa dạng. Ngoài ra còn có các quầy bar hiện đại
- Trang bị hệ thống mạng internet không dây giúp khách hàng truy cập ở mọi
địa điểm như trong sảnh, phòng hội nghị, nhà hàng hoặc bar.
1.2.24. Khách sạn có đội ngũ nhân viên lớn được bố trí hợp lý và hiệu quả.
Cơ cấu được phân chia gồm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc trong đó 1 phó giám
đốc quản lý các tổ lễ tân, buồng, 1 phó giám đốc quản lý các tổ bàn dịch vụ và
các tổ nhân viên lao động. Nhân viên lao động trong khách sạn được chia thành
12 bộ phận mỗi bộ phận gắn với một chức năng hoạt động nhất định.
11
- Hành chính nhân sự
- Marketing
- Tài chính - Kế toán

- Kế hoạch – vật tư
- Tổ bảo vệ
- Tổ lễ tân
- Tổ phục vụ buồng
- Tổ bếp
- Tổ cây cảnh, tạp vụ
- Tổ bảo dưỡng sửa chữa
- Tổ giặt là
- Tổ bàn - bar
12
1.2.25. Đứng đầu mỗi bộ phận đều có 1 trưởng phòng/tổ trưởng trực tiếp và các
nhân viên. Đội ngũ nhân viên khách sạn nhiệt tình, chu đáo và có trách
nhiệm.
1.2.26.
1.2.27. 2.2. Các biện pháp an toàn lao động.
1.2.28. 2.2.1. Vết cắt.
1.2.29. Các vết cắt có thể xảy ra khi sử dụng dao, thiết bị trong nhà bếp, là
ủi,…. Hoặc từ việc xử lý các mảnh kính, thủy tinh, sứ vỡ của các nhân viên
phục vụ phòng, bồi bàn, hay đầu bếp.
1.2.30. Các máy móc thường sử dụng trong bếp và giặt là gồm có máy xay, cắt
thịt; máy trộn, hay bàn là… cần được sử dụng cẩn thận. Để giảm thiểu
nguy cơ bị thương, các nhân viên cần thực hiện cá quy định sau:
1.2.31.
• Vứt bỏ các mảnh vỡ thủy tinh, kính, đồ sứ…
• Sử dụng thớt để đảm bảo an toàn khi cắt và chặt.
• Ngắt kết nối nguồn điện trước khi làm sạch, vệ sinh các thiết bị có lưỡi dao,
trục quay
• Trước khi làm việc đảm bảo nhân viên được đào tạo về vận hành thiết bị và
quy trình làm việc an toàn.
• Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cho hoạt động, làm sạch, và bảo

trì các thiết bị.
• Sau khi làm sạch, hãy chắc chắn rằng tất cả các thiết bị an toàn cần được đưa
trở lại chỗ cũ.
• Đặt một giấy cảnh báo trên thiết bị hư hỏng và không an toàn và không khởi
động lại thiết bị. Thông báo cho người quản lý.
• Không sử dụng các thiết bị nếu cảm thấy không khỏe hoặc buồn ngủ, mất
tập trung.
• Không cố gắng bắt các đồ vật rơi xuống.
• Không cố gắng để làm sạch hoặc lấy 1 thứ ra khỏi một bộ phận đang chuyển
động như lưỡi cắt hoặc các que trộn trong máy trộn.
• Không mặc quần áo rộng hoặc sờn, găng tay, hoặc đồ trang sức có thể bị rơi,
mắc vào máy đang chuyển động.
1.2.32. 2.2.2. Trơn trợt ngã.
1.2.33. Nhiều nhân viên vị thương từ việc trượt ngã. Trơn trợt và ngã có thể xảy
ra từ:
o Sàn và cầu thang trơn và lộn xộn.
o Thảm rách hoặc gập ghềnh.
o Thang bị hỏng.
o Tầm nhìn kém.
1.2.34. Để phòng chống trơn trượt và ngã, khách sạn Thắng Lợi có các biện
pháp sau:
• Nhân viên cần báo cáo những nơi thiếu ánh sáng
• Luôn giữ sàn nhà và cầu thang sạch sẽ, khô ráo, không trơn trượt.
• Giữ sàn nhà và cầu thang sạch không có các mảnh vỡ và vật cản.
• Sử dụng các loại sáp trống trơn để đánh bóng.
• Nhân viên kiểm tra thảm không có các lỗ, viền rách tránh những va chạm có
thể gây vấp ngã.
• Sử dụng dấu hiệu cảnh báo đầy đủ cho sàn ướt và mối nguy hiểm khác: khi
dọn dẹp vệ sinh
• Chỉ sử dụng thang trong tình trạng tốt và có chân chống trượt.

• Ngay lập tức loại bỏ hoặc làm sạch bất kỳ thứ gì có thể dẫn tới vấp hoặc
trượt khi nhận thấy.
• Không sử dụng ghế, ghế đẩu, hoặc hộp để thay thế cho thang.
• Không để lò nướng, máy rửa chén, hoặc cửa tủ mở. Điều này có thể tạo ra
nguy cơ vấp ngã.
1.2.35.
1.2.36. 2.2.3. Bỏng.
1.2.37. Nguy hiểm này có thế xảy đến với các nhân viên làm việc tại phòng bếp
hay giặt là….hay do sơ ý khi sử dụng hóa chất. Bỏng có thế gây nguy
hiểm cho người lao động từ mức độ nhẹ tới nặng. Khách sạn Thắng lợi
có các biện pháp để ngăn chặn nguy hiểm này như sau:
- Các nhân viên được đào tạo về các nguy hiểm có thể xảy ra và các biện pháp
phòng chống có thể sử dụng khi đối phó với các vật nóng.
- Khách sạn Thắng Lợi bố trí các vật dễ cháy như khăn lau tay, khăn lau bếp,
găng tay, miếng lót tay, các loại dây cắm, rèm cửa sổ cách xa lò, bếp và
những nguồn nhiệt trong bếp để hạn chế việc bắt lửa từ các nguồn điện và
gây cháy, bỏng cho người lao động.
1.2.38. - Trang phục người lao động làm trong nhà bếp, phòng giặt là được
thiết kế riêng với chất liệu sử dụng cách nhiệt, chất liệu thoáng, mát, thấm
mồ hôi giúp hạn chế hấp nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người
lao động.
1.2.39. - Hệ thống sàn nhà được lát loại gạch men chống trượt,hạn chế trơn
trượt lúc làm việc, tránh bỏng lúc bưng bê, đi lại. Khách sạn bố trí các loại
dẻ lau tại các chỗ nhiều người đi lại, dễ trơn trượt để sẵn sàng phục vụ việc
lau chùi.
1.2.40. - Các loại hóa chất sử dụng để tẩy rửa luôn được bố trí đặt ở các vị trí
tiện lợi, không để gần nguồn lửa và có các biển cảnh báo hóa chất tránh việc
người lao động và cả khách hàng sử dụng nhầm hóa chất gây cháy, nổ.
1.2.41. Các nhân viên khi làm việc ở nhà bếp cần đặc biệt chú ý:
• Khi chạm, di chuyển các nồi chảo và cán kim loại nóng, cần sử dụng găng

tay thích hợp. Giữ quai nồi khỏi nguồn lửa của bếp.
• Tổ chức khu vực làm việc gọn gàng để ngăn ngừa tiếp xúc với đồ vật nóng
và lửa.
• Chắc chắn rằng tay cầm của nồi chảo không nằm ngoài quầy hoặc bếp nấu.
• Sử dụng găng tay bao lò nướng thích hợp để xử lý các vật nóng. Sử dụng
găng tay dài cho lò sâu.
• Làm theo các hướng dẫn an toàn điện và lửa
• Mở nước nóng và vòi chất lỏng nóng từ từ để tránh bắn.
• Mặc áo sơ mi dài tay bông và quần bông.
• Báo cáo các vấn đề cho người quản lý.
• Không đổ quá đầy nồi và chảo.
• Không mở nồi , nồi áp suất khi đang còn áp suất.
• Khi dùng xong việc cần tắt các thiết bị điện, bếp, kiểm tra van gas thường xuyên.
1.2.42.
1.2.43. 2.2.4. Vật rơi đổ sập.
1.2.44. Nguy hiểm này thường xảy ra ở khu vực lưu trữ của khách sạn như nhà
kho lưu trữ hóa chất, thực phẩm, công cụ trang thiết bị lao động.
1.2.45. Mối nguy hiểm tiềm năng: sự sụp đổ của hàng hóa được lưu trữ; trượt và
vấp ngã. Để đảm bảo an toàn cho người lao động, khách sạn có các biện
pháp sau:
• Kệ được bảo đảm kê vững chắc ở vị trí dựa vào tường và cân bằng trên sàn nhà.
• Đảm bảo kho lưu trữ đủ ánh sáng.
• Đảm bảo rằng các hóa chất không tương thích với nhau không được lưu trữ
với nhau. (có bảng dữ liệu an toàn hóa chất)
• Trong tất cả các phòng ban, phòng bếp, nhà kho các đồ đạc được sắp xếp
theo nguyên tắc vật nặng xếp dưới vật nhẹ xếp lên trên để tránh đổ vỡ.
1.2.46. Ví dụ như trong phòng bếp, bát đĩa luôn được xếp theo trình tự các
ngăn rõ ràng, bắt đĩa to và nặng được xếp ở ngăn dưới, bát nhỏ, nhẹ được
xếp lên các ngăn phía trên để tiện cho việc tìm kiếm, gọn gàng và ít bị đổ
sấp lúc lấy đồ.

• Giữ không gian thoáng giữa tầng trên cùng của giá hàng hóa được lưu trữ và
trần nhà, đảm bảo hệ thống báo cháy.
• Lưu trữ hộp, hóa chất ở những vùng khô.
• Không có chứng ngại vật trên đường đi lại trong khu vực lưu trữ.
• Không ngăn xếp nhiều hàng nhỏ, rời nhau trên các kệ cao nhất.
• Không sắp xếp quá nhiều hàng lên giá đỡ.
1.2.47. 2.2.5. An toàn khi sử dụng máy móc.
1.2.48. Các quy định về an toàn khi sử dụng máy móc của khách sạn như
sau:
• Máy móc cần phải được ngắt điện và rút phích cắm trong vệ sinh, kiểm tra
và sửa chữa.
• Khi chuẩn bị vận hành máy hoặc sau khi sửa chữa xong phải kiểm tra lại
dụng cụ, chi tiết có nằm trên máy không và không có người đứng trong vòng
nguy hiểm mới cho máy vận hành.
• Khi có sự cố hoặc nghi ngờ thiết bị có sự cố có thể xảy ra thì nhân viên kĩ
thuật phải báo ngay cho quản lý để xử lý.
• Nếu không được phân công thì không được tự ý sử dụng và sửa chữa thiết bị.
• Dán các dấu hiệu cảnh báo trên các máy móc đã bị hỏng.
• Chỉ có những người đã được đào tạo chính thức và ủy quyền mới được phép
để vận hành máy móc.
• Máy móc cần được thường xuyên kiểm tra và sửa chữa.
• Khi ra về, nhân viên phải tắt hết máy do mình sử dụng.
• Những nhân viên vận hành máy móc thiết bị khi cơ thể tâm lý bình thường.
Trong khi làm việc hoặc vận hành máy, nếu nhân viên cảm thấy cơ thể
không bình thường có thể dẫn đến tai nạn lao động thì phải ngưng việc ngay
và báo cho quản lý giải quyết kịp thời.
1.2.49.
1.2.50. Cụ thể một số loại máy như:
• Việc lắp đặt máy điều hoà được nghiên cứu tính toán kỹ từ khâu thiết kế:
chọn lựa loại máy liên quan đến công suất, hình thức, các yêu cầu kỹ thuật

của hệ thống đường dây, ống… rồi khớp nối với thiết kế của kiến trúc, hệ
thống điện, hệ thống thoát nước để phù hợp với khách sạn.
• Thang máy:
- Khách sạn chỉ sử dụng thang máy ở trạng thái kỹ thuật tốt, đã được kiểm
định an toàn và được cấp đăng ký sử dụng.
- Những người vận hành và sử dụng thang máy phải trong trạng thái sức
khỏe bình thường.
- Trường hợp mất điện hoặc đang sửa chữa khách sạn có treo biển thông báo
tạm ngừng hoạt động ở các tầng dừng và cắt cầu dao điện vào thang máy.
1.2.51.
1.2.52.
• Bình nóng lạnh:
1.2.53. Khách sạn đã sử dụng bình nóng lạnh của thương hiệu uy tín
ARISTON và đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi lắp đặt. Khách
sạn đã định kỳ kiểm tra dây, chỗ nối, gọi thợ bảo hành theo quy định.
1.2.54. Khách sạn không sử dụng bình quá cũ.
1.2.55.
1.2.56. 2.2.6. An toàn điện.
1.2.57. Trong khách sạn sử dụng rất nhiều thiết bị điện với nhiều chủng loại và
công dụng cũng như cách sử dụng đa dạng. Để đảm bảo an toàn về điện
cho người lao động cũng như là khách hàng đến với khách sạn thì các
biện pháp mà khách sạn áp dụng đó là:
• Kiểm tra và lắp thay thế các phích cắm điện / ổ cắm / nắp thường xuyên.
Tránh quá tải ổ cắm.
• Các thiết bị, công tắc điện/ dây bị hư hỏng được ngắt điện, đặt trên dấu hiệu
cảnh báo và thay thế hoặc loại bỏ ngay lập tức.
• Các thiết bị điện trong khách sạn được kiểm tra định kỳ để đảm bảo các
thiết bị hoạt động bình thường, kịp thời phát hiện những sự cố: thay mới
những thiết bị đã cũ không đảm bảo an toàn, bảo dưỡng thiết bị đã hoạt động
trong thời gian dài để đảm bảo an toàn, có lưu trữ hồ sơ.

• Các nhân viên kĩ thuật, bảo trì khi sửa chữa cần đảm bảo ngắt nguồn điện,
trang bị bảo hộ lao động: găng tay cách điện, ủng cách điện.
• Tại những nơi có thiết bị nguy hiểm ( ví dụ như cầu dao tổng ) chỉ những
người có phận sự mới được ra vào.
• Khi hết giờ làm việc, các nhân viên, bộ phận phải kiểm tra tắt hết đèn, quạt,
bếp điện…. trước khi ra về và ghi và sổ sách.
• Sắp xếp vật tư, hàng hóa trong kho phải gọn gàng, sạch sẽ. Xếp riêng từng
loại có khoảng cách ngăn cháy (0.5 mét cách tường) để tiện việc kiểm tra
hàng và chữa cháy khi cần thiết.
• Khách sạn tổ chức tập huấn về an toàn điện cho nhân viên trong công ty nêu
cao nhận thức về sự nguy hiểm về điện cho người lao động biết để đảm bảo
an toàn cũng như cách đối phó khi có sự cố xảy ra.
• Khách sạn cũng công khai và đưa ra bản nội quy an toàn bằng các văn bản
giấy tờ được cố định trên tường trong các phòng, buồng và những nơi cần
chú ý để cho người lao động biết.
1.2.58. 2.2.7. Phòng chống cháy.
• Khách sạn trang bị những thiết bị phòng cháy chữa cháy đặt ở nơi dễ thấy dễ
lấy như bình xịt khí chữa cháy, các thiết bị báo động khi gặp sự cố.
• Việc lắp đặt các thiết bị cứu hỏa cần được thường xuyên kiểm tra và sửa
chữa bởi các nhân viên kĩ thuật có trình độ.
• Phương tiện chữa cháy không được sử dụng vào việc khác và phải để nơi dễ
thấy, dễ lấy để chữa cháy.
• Ở những nơi có nguy cơ về cháy, nổ khách sạn có đặt các biển báo cấm lửa
cho người lao động biết, hạn chế người lao động không có phận sự ra vào.
• Khách sạn cũng tổ chức tập huấn cho nhân viên về cách phòng tránh cháy,
nổ, sơ cứu để nâng cao tầm hiểu biết, hạn chế nguy cơ cháy, nổ cũng như
đảm bảo an toàn cho nhân viên cũng như khách sạn.
• Khách sạn đã dùng tín hiệu báo hiệu khi bình ga trong bếp nấu rò rỉ, khi có
hiện tượng rò rỉ ga thì tín hiệu đèn sẽ báo đèn đỏ.
• Cửa khẩn cấp và các tuyến đường thoát hiểm phải được thông.

• Vật liệu dễ cháy, quần áo và giấy được lưu trữ một cách thích hợp và tránh
xa các nguồn nhiệt.
• Lưu trữ hóa chất cẩn thận, nhất các hóa chất dễ gây cháy. Kiểm tra nơi lưu
trữ hóa chất thường xuyên để kịp thời phát hiện các hư hỏng hay rò rỉ
• Việc kiểm tra định kỳ cũng được khách sạn thực hiện nghiêm chỉnh hạn chế
thấp nhất các nguy cơ cháy, nổ có thể xảy ra để có biện pháp đối phó kịp thời.
• Khách sạn cũng công khai và đưa ra bản nội quy an toàn bằng các văn bản
giấy tờ được cố định trên tường trong các phòng, buồng và những nơi cần
chú ý để cho người lao động biết.
1.2.59.
1.2.60. 2.3. Các biện pháp vệ sinh lao động.
1.2.61. 2.3.1 Vi khí hậu.
1.2.62. Các yếu tố vi khí hậu bao gồm:
 Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng,
say nắng.
- Nhiệt độ thấp hơn tiêu chuẩn cho phép có thể làm tê liệt sự vận động, do đó
làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiết bị.
- Nhiệt độ quá thấp sẽ gây các bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm
mạc, cảm lạnh
1.2.63. Ngoài ra nhiệt độ không khí còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát
tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí. Nhiệt độ càng cao
thì tốc độ phản ứng hóa học trong không khí càng lớn và thời gian lưu
các chất ô nhiễm trong không khí càng nhỏ, đẩy nhanh tốc độ bốc hơi của
các dung môi.
1.2.64. Nguồn phát sinh nhiệt trong môi trường của khách sạn thường là
nhiệt trong bộ phận giặt là, bộ phận bếp. Nhân viên làm việc tại bếp, phòng giặt
là có thể gặp phải những căng thẳng do nhiệt từ những máy móc và thiết bị
được sử dụng xung quanh. Điều này có thể dẫn tới đau đầu, mệt mỏi, khó
chịu.Khách sạn có các biện pháp để ngăn chặn căng thẳng do nhiệt

• Biện pháp kỹ thuật
- Cho lắp đặt máy móc để thanh lọc không khí và điều hòa nhiệt độ tại bộ
phận này. Nếu khu vực làm việc chỉ khoảng dưới 35 ° C, thì có thể chỉ sử
dụng quạt thông gió.
- Bố trí hệ thống phun nuớc hạt mịn để vừa làm mát đồng thời làm sạch bụi
trong không khí
- Sắp xếp các giờ nghỉ giải lao ngắn, thường xuyên cho nhân viên trong khu
vực thoáng khí và nhiệt độ mát hơn,
- Ngăn cách các nguồn điện và nhiệt với nhau.
1.2.65.
• Biện pháp tổ chức sản xuất hợp lý
- Những tiêu chuẩn vệ sinh khi thiết kế khách sạn như nhiệt độ tối ưu và nhiệt
độ cho phép, độ ẩm tương đối, vận tốc gió ở chỗ làm việc cố định đựơc
thực hiện đầy đủ và thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh cho phù hợp với
điều kiện thực tế.
- Đảm bảo chế độ ăn uống bồi dưỡng cho nhân viên, nước uống phải cần pha
thêm các muối K, Na, Ca, P và các Vitamin B, C , nghỉ ngơi hợp lý để để
tránh mất nước do nhiệt và nhanh chóng phục hồi sức lao động.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện BHLĐ như áo quần chống nóng, khẩu
trang, kính mắt tránh khói và hơi nóng bốc lên trực tiếp. Đồng phục cho bộ
phận này thường có màu trắng rộng rãi, thoáng, chất liệu thấm hút mồ hôi.
- Các nhân viên cũng có thể gặp nguy hiểm từ nhưng nơi có nhiệt độ lạnh như
khi lấy và lưu trữ đồ trong kho lạnh của khách sạn, trước khi vào và làm việc
ở đây nhân viên cần mặc quần áo ấm.
• Biện pháp vệ sinh y tế
- Tổ chức khám tuyển với những các tiêu chuẩn phù hợp với từng bộ phận do
tiêu chuẩn đặc thù từng bộ phận là khác nhau như bộ phận bảo trì khác với
bộ phận bếp, bar, khác với bộ phận buồng phòng
- Tổ chức khám kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh, bệnh
nghề nghiệp để có phương án lưu chuyển nhân lực cho phù hợp.

1.2.66.
 Độ ẩm tương đối của không khí.
1.2.67. Khách sạn thường xuyên sử dụng điều hòa vì vậy môi trường làm
việc có độ ẩm thấp, không khí khô, nếu không tạo độ thông thoáng phù hợp và
để trạng thái cơ thể bị nóng, lạnh đột ngột bất thường trong môi trường này
hoặc chịu lạnh cố định trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến rất nhiều bất lợi cho
sức khỏe, là nguồn phát sinh của nhiều vi khuẩn gây bệnh đặc biệt các bệnh về
hô hấp.
1.2.68. Các biện pháp
• Đảm bảo sự khô ráo với độ ẩm tốt nhất từ 30% đến dưới 60% để các
loại vi khuẩn, nấm không có điều kiện phát triển.
• Khách sạn phải được thường xuyên hút bụi, làm vệ sinh sạch sẽ, tường
và trần nhà thường được lau rửa
• Điều chỉnh độ chênh nhiệt độ trong nhà và ngoài trời khoảng 8 đến 10
độ C cho phù hợp với cơ thể con người. Trong mùa nóng, nhiệt độ điều
hoà khoảng 26 độ C, đảm bảo cho nhân viên tránh được các bệnh như
đau đầu, viêm họng, ngạt mũi …
• Thường xuyên bảo dưỡng máy điều hoà: làm sạch tấm lọc không khí
của cục lạnh 2 tuần một lần bằng máy hút bụi hoặc chải nhẹ bằng nước
ấm với nước xà phòng, đồng thời làm sạch hệ thống ống lưu thông trong
cục lạnh và cục nóng, loại bỏ các lớp bụi bịt các lớp thông gió trên cục
máy ít nhất một lần một tháng.
1.2.69.
1.2.70.
1.2.71.
1.2.72.
1.2.73.
1.2.74.
1.2.75. Bảng :Tiêu chuẩn vi khí hậu cho phép.
1.2.76.

1.2.77. (Nguồn: Lý Ngọc Minh, Quản lý an toàn sức khỏe MTLĐ và PCCN ở
doanh nghiệp, NXB KH-KT, Hà Nội, 2006)
1.2.78.
1.2.79. 2.3.2. Hóa chất độc hại.
1.2.80. Hóa chất tại bộ phận giặt là: là bộ phận chịu trách nhiệm giặt
sạch và ủi tất cả quần áo của khách, khăn màn của khách sạn và đồng phục của
nhân viên.
1.2.81. Ngày nay, 90% hóa chất bộ phận này sử dụng đều là hóa chất tổng hợp
Tetrachloroethylene hoặc perchlorethylene, viết tắt là PERC. Tác dụng
không tốt thường thấy của PERC là: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn; làm
suy nhược hệ thần kinh trung ương; tổn thương cho gan, thận; giảm trí
nhớ thoảng qua, mất định hướng; dị ứng và ngứa mắt, mũi, cuống họng;
da khô, viêm. Những công nhân giặt ủi thường bị giảm thị giác vì hít thở
hơi PERC quá lâu trong quá trình là ủi quần áo giặt với PERC. PERC
được xếp vào nhóm 2B, có nghĩa là có khả năng gây ung thư cho người.
Nhân viên chuyên trách giặt khô có nguy cơ bị ung thư theo tỷ lệ 1/1000.
1.2.82. Biện pháp phòng ngừa rủi ro tại bộ phận giặt là:
• Trang bị máy móc để thanh lọc không khí và điều hòa nhiệt độ nơi làm việc
để nhân viên không phải hít thở không khí ô nhiễm PERC. Máy được lắp đặt
ngay tại nguồn phát ra hơi PERC.
• Sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên hợp lý, luân phiên nhau thời gian nghỉ
tại một nơi khác thoáng khí hơn.
1.2.83. Hóa chất tại bộ phận buồng phòng, dọn dẹp: các nhân viên dọn
dẹp thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất trong các sản phẩm tẩy rửa,
làm sạch cho bồn rửa, bồn tắm , nhà vệ sinh , sàn và gương. Một số sản phẩm
có thể gây viêm da, suy hô hấp và các vấn đề khác đến sức khỏe. Chất tẩy rửa
nói chung có chất amoniac , dung môi của nó có thể gây kích ứng da , mắt, mũi
và cổ họng. Một số dung môi thậm chí có thể gây tổn thương cơ quan sinh sản,
gây vô sinh . Thuốc khử trùng thường chứa các hợp chất phenol, gây khó chịu
và là mầm mống gây ung thư cho người tiếp xúc trong thời gian dài.

1.2.84. Hóa chất tại bộ phận kĩ thuật bảo trì: Nhân viên bảo trì có thể
sử dụng sản phẩm làm sạch độc hại để đánh bóng sàn cũng như để làm sạch
thảm , tường, đồ nội thất. Một số sản phẩm có thể gây kích ứng da , mắt, mũi và
cổ họng , có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể ảnh hưởng xấu tới nội
tạng và hệ sinh sản.
1.2.85. Sơn khô nhanh cũng thường được sử dụng để có thể trang trí phòng sảnh
theo chủ đề một cách nhanh chóng, nhưng chúng lại chứa nồng độ dung
môi độc hại cao hơn các loại sơn bình thường khác . Keo sử dụng trong
việc cố định thảm và trong công việc tu sửa khác cũng có thể chứa các
dung môi độc hại. Nhân viên bảo trì hồ bơi có thể phải tiếp xúc với clo
thể rắn hoặc khí . Rò rỉ clo có thể gây bỏng và các vấn đề hô hấp nặng.
1.2.86. Biện pháp phòng ngừa bao gồm:
• Các nhân viên cần trang bị bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc với hóa
chất: găng tay, khẩu trang, kính…
• Thay thế bằng các sản phẩm hóa chất ít độc hại hơn nếu có thể
• Hệ thống thông gió thích hợp, và luôn đảm bảo được hoạt động như mở cửa
sổ, lỗ thông hơi, chạy các quạt gió hút mùi.
• Khu vực chứa hóa chất phải đảm bảo cách xa khu vực bếp để tránh cháy nổ,
và tránh ảnh hưởng đến bầu không khí.
• Đảm bảo rằng tất cả các thùng chứa hóa chất được dán nhãn đúng.
• Những biển cảnh báo khu vực chứa hóa chất hoặc khu vực có sử dụng vật
liệu chứa hóa chất có nguy cơ gây nguy hiểm phải được ghi rõ và dán tại nơi
dễ nhìn.
• Các nhân viên phục vụ tiếp xúc với hóa chất được trải qua khóa đào tạo về
tác hại và cách phòng tránh của các loại hóa chất, cách sử dụng hóa chất an
toàn, cách phân biệt, và các hóa chất được phép sử dụng.
• Tổ chức cho nhân viên khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định
kỳ 6 tháng 1 lần và khám bệnh nghề nghiệp định kì.
• Quản lý bộ phận được đào tạo cơ bản về cách sơ cứu để hỗ trợ nhân viên kịp
thời trong những tình huống cần sơ cứu ngay.

1.2.87.
1.2.88. 2.3.3. Tiếng ồn.
1.2.89. Khách sạn Thắng Lợi có vị trí đặc biệt nên không có sự ảnh
hưởng nhiều từ tiếng ồn bên ngoài như: của các phương tiện giao
thông… và môi trường bên trong của khách sạn là khá yên tĩnh. Dù vậy,
nhưng ở một vài khu vực nhân viên có thể gặp phải các nguy hiểm từ
tiếng ồn như phòng kĩ thuật, máy phát điện, hội trường, bar…. Việc tiếp
xúc nhiều với tiếng ồn quá mức có thể dẫn tới mất khả năng nghe.
1.2.90. Để ngăn chặn việc này, một người cần có môi trường làm việc với âm
thanh ở mức 85dB trong 8 giời làm việc 1 ngày. Để giảm thiểu tiếng ồn
và giữ âm thanh ở mức độ an toàn, khách sạn có một số biện pháp:
• Thay thế các máy cũ, có tiếng kêu quá ồn ào.
• Sắp đặt các nguồn tiếng ồn ra khỏi các bức tường, sự dụng tường cách âm.
• Cách li các nguồn phát tiếng ồn, xây dựng các vách ngăn tiếng ồn hoặc các
rào cản ở phòng máy.
• Bảo trì máy móc và mua máy đều đặn.
• Nhân viên mang bịt tai khi làm việc ở nơi có tiếng ồn lớn.
1.2.91.
1.2.92. 2.3.4. Bụi.
1.2.93. Vệ sinh không gian khách sạn là một điều bắt buộc đối với các
khách sạn nhằm tạo ra điều kiện an toàn vệ sinh và tăng cường sức khỏe cho du
khách cũng như nhân viên khách sạn, bởi vì bụi với mực độ nhất định sẽ có sự
tác động đến sức khỏe của du khách và của cả các nhân viên. Ở khách sạn, bụi
chủ yếu là do việc đốt các nhiên liệu hóa thạch để đun nấu, hoạt động sinh lý
của con người và từ môi trường bên ngoài đưa vào trong khách sạn. Khách sạn
Thắng Lợi rất quan tâm đến tác hại của bụi vì bụi rất dễ thâm nhập và bám vào
tất cả mọi vật gây hại cho sức khỏe người lao động. Do đó các biện pháp phòng
chống bụi luôn được khách sạn Thắng Lợi chú trọng:
 Biện pháp phòng chống bụi ở phòng ăn:
1.2.94. Phòng ăn là nơi thoáng sạch, mát, khô, không có mùi hôi, không có

bụi, khói. Các loại khăn ăn, khăn bàn, khăn phục vụ phải sạch, khô, không có
mùi hôi, không có hoen ố, không sử dụng các loại khăn bám bụi. Sau khi dùng
xong được giặt tẩy và là phẳng diệt khuẩn hặc tẩm tinh dầu thơm. Các loại dụng
cụ ăn uống phải được chế tạo từ những vật liệu hợp vệ sinh, không ảnh hưởng
tới chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và để dễ tháo lắp, cọ rửa, diệt khuẩn
và không bám bụi.
 Biện pháp phòng chống bụi ở quầy bar :
1.2.95. Quầy bar với chức năng pha chế, vừa phục vụ khách chủ yếu là các
loại đồ uống, khu vực bar cần đảm bảo các yêu cầu vệ sinh chung đặc biệt là
phòng chống bụi. Có tủ sấy dụng cụ để đảm bảo bụi được loại bỏ hoàn toàn. Tủ
lạnh hằng ngày phải được lau chùi và vệ sinh sạch sẽ, thực phẩm trong tủ phải
được sắp xếp hợp lý. Các loại khăn để trải và phục vụ khách phải luôn đảm bảo
vệ sinh, phải được giặt sạch sẽ và phơi nơi thông thoáng tránh bụi.
 Biện pháp phòng chống bụi ở khu bếp:
1.2.96. Khu vực bếp cần có hệ thống hút thoát khói, bụi và khử mùi. Sàn
bếp và khu vực bếp phải được lau chùi thường xuyên. Các vật dụng làm bếp
phải được rửa sach, sấy khô và cất vào đúng nơi quy định để tránh bám bụi.
 Biện pháp phòng chống bụi ở các phòng trong khách sạn:
1.2.97. Buồng ( hay phòng ở) khách sạn là nơi du khách nghỉ ngơi, phục
hồi sức khỏe và cũng là nơi du du khách sinh hoạt, làm việc, ăn uống, Không
gian bên trong phòng ở tương đối hẹp nhưng lại chứa rất nhiều trang thiết bị và
đồ đạc như: tủ lạnh, tủ quần áo, giường, ga, gối,…
• Ga, gối, chăn màn, rèm cửa, ri- đô,… là những loại dễ hút ẩm và bám bụi vì
vậy nên sử dụng màu sang để dễ phát hiện vết bẩn; ga, vỏ gối phải thay giặt
thường xuyên; chăn, màn, rèm thay giặt định kì; đối với đệm tối thiểu một
tháng một lần phơi và đập hết bụi.
• Trần: quét bụi và mạng nhện, lau chùi các máng đèn & các vật dụng trên trần.

×