Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN Phương pháp rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho đối tượng học sinh giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.07 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
XÃ HỘI CHO ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH GIỎI"
1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, học sinh giỏi văn nói riêng là công việc khó
khăn và đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi phải
tiến hành song song 2 nhiệm vụ: Bồi dưỡng kiến thức và hướng dẫn học sinh bộc lộ năng
lực, thể hiện kiến thức để giải quyết các đề cụ thể. Trong quá trình ấy, khâu rèn luyện kĩ
năng làm văn cho học sinh thực sự là khó, khổ, rất cần sự tận tâm và công phu của người
thầy. Hiện nay, trong phân môn làm văn kiểu bài nghị luận xã hội tuy không mới nhưng
thực tế giảng dạy còn gặp nhiều vướng mắc. Với chúng tôi, những người trực tiếp làm
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, từ thực tiễn giảng dạy xin mạnh dạn trao đổi những gì
đã và đang làm.
Làm văn NLXH đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc đề thi
tuyển sinh các cấp, đề thi học sinh giỏi các cấp. Vì vậy, rèn luyện làm văn nghị luận xã
hội là một đòi hỏi thực sự cần thiết đối với học sinh trung học nói chung, đối với học sinh
giỏi nói riêng.
Nghị luận xã hội là dạng bài đưa người học về gần hơn với cuộc sống, đồng thời
đòi hỏi ở người học khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Dạng bài này khiến người
viết phát huy năng lực bản thân từ tư duy, suy nghĩ, huy động vốn hiểu biết đến năng lực
trình bày một vấn đề xã hội nào đó sao cho giàu sức thuyết phục. Chúng ta biết rằng nếu
thiếu năng lực thuyết phục thì khó thành đạt trong cuộc sống. Đây là thực tế cũng là yêu
cầu khá cao, các em học sinh giỏi vừa thích thú song cũng gặp không ít khó khăn khi giải
quyết những đề bài, những vấn đề của cuộc sống xã hội cụ thể.
2. Phạm vi đề tài.
2
Khi tiến hành đề tài tôi đã dựa trên tình hình giảng dạy và học tập thực tế của giáo
viên và học sinh trong các đội tuyển học sinh giỏi cấp Trường, cấp Tỉnh, cấp Quốc gia.


Từ đó, đưa ra những cách thức, phương pháp tập huấn, bồi dưỡng cho phù hợp với đối
tượng học sinh và với mục đích giáo dục.
3
II. NỘI DUNG
Chúng tôi quan niệm để làm tốt bài nghị luận xã hội về căn bản có hai yêu cầu và
cũng là điều kiện: Kiến thức và kỹ năng. Bởi lẽ, có kiến thức mà không có kỹ năng thì
làm sao lập luận vấn đề cho sáng rõ, ngược lại có kỹ năng mà kiến thức không đủ đáp
ứng thì bài làm sẽ hời hợt, thiếu sâu sắc, ít thuyết phục. Làm văn rất cần tư duy khoa học,
lôgic thêm nữa học sinh rất cần thể hiện niềm say mê qua tích lũy kiến thức. Đối với học
sinh chuyên văn tích lũy kiến thức văn học là việc làm thường xuyên nhưng việc tích lũy,
bồi đắp kiến thức cuộc sống, những hiểu biết xã hội còn bị xem nhẹ. Vì vậy, hướng dẫn
của người thầy là hết sức quan trọng.
1. Vấn đề tích lũy kiến thức
Chúng ta đều thấy, các lĩnh vực xã hội làm đề tài cho bài văn nghị luận xã hội rất
đa dạng, nên kiến thức phục vụ cho bài làm của học sinh là rất phong phú. nhưng điều
quan trọng là các em phải có ý thức quan sát, tìm hiểu, ghi chép, để vận dụng (giáo viên
cần hướng dẫn để học sinh biết để ý, để tâm những vấn đề của đời sống, xã hội)
Chúng tôi định hướng cho các em huy động kiến thức từ các nguồn:
- Kiến thức từ sách vở: chủ yếu từ báo chí, các loại sách tham khảo về các lĩnh vực
của cuộc sống từ văn học, lịch sử, khoa học, tôn giáo, sách về gương người tốt việc tốt
…" Hạt giống tâm hồn", "Hạt giống hạnh phúc", "Suy nghĩ của những người trẻ",….điều
quan trọng cùng các em tìm và lựa chọn sách cần thiết để học, biết cách đọc, hệ thống
hóa kiến thức.
- Kiến thức từ đời sống: Hiểu biết, tích lũy hoặc từ đời sống hàng ngày của bản
thân người viết, yêu cầu các em có thói quen quan sát cuộc sống, những hoạt động, sự
việc, những vấn đề từ cuộc sống xung quanh quan trọng hơn là biết suy nghĩ, suy xét
4
những gì mình nghe được, quan sát được. Trên cơ sở đó, biết lựa chọn, nắm bắt lấy bản
chất vấn đề.
- Kiến thức từ trải nghiệm bản thân, đây sẽ là ví dụ minh họa sống đúng, có sức

thuyết phục nếu nó được vận dụng vào bài văn một cách tự nhiên, chân thành.
2. Kỹ năng làm bài nghị luận xã hội.
Trong các bài văn nghị luận xã hội các em học sinh phải phát biểu những suy nghĩ
nghiêm túc, chín chắn, sâu sắc của mình về một hiện tượng tốt, xấu trong đời sống xã hội,
về những vấn đề của cuộc sống từ chân lý vĩnh hằng đến thời sự nóng hổi. Muốn vậy,
trước hết các em phải nhận thức đúng vấn đề mà đề bài yêu cầu nghĩa là việc xác định
vấn đề phải trúng, vì thế khâu tìm hiểu đề hết sức quan trọng. Theo tôi kỹ năng cần thiết,
rèn luyện đầu tiên là kĩ năng nhận diện phân tích đề
2.1. Kỹ năng nhận diện phân tích đề, tìm ý.
- Đối với học sinh giỏi, các kỳ thi mà các em tham gia đều phải chịu áp lực lớn. Từ
chọn đội tuyển cấp trường, đến cấp tỉnh, qua nhiều vòng thi đến kỳ thi Quốc gia, vì vậy
rèn luyện thói quen độc lập suy nghĩ dám phát biểu chính kiến, quan niệm cá nhân là cả
vấn đề.
- Về căn bản kiểu bài nghị luận xã hội chia làm 3 dạng chính: Nghị luận về một hiện
tượng xã hội, nghị luận về một tư tưởng đạo lý, nghị luận về một vấn đề từ tác phẩm văn
học nhưng ở mỗi dạng đó có biết bao tình huống đề, những vấn đề đưa ra cần nghị luận; đề
văn rất phong phú trong cách thể hiện những vấn đề đó. Vì vậy, học sinh giỏi rất cần được
tiếp cận, làm quen, từ đó học cách suy nghĩ và giải quyết.
5
Trong 3 dạng này, với học sinh giỏi lớp 12 dạng đề thường gặp nhất là nghị luận về
một tư tưởng đạo lý (tư tưởng đạo lý được hiểu theo nghĩa rộng). Ví dụ: những truyền
thống tốt đẹp trong đạo đức của người Việt, lối sống của con người, mối quan hệ giữa
người với người, con người với chính bản thân mình (nghị lực, ý chí, thành công và thất
bại, ước mơ và hành động…)
Ví dụ: Đề bài có thể đưa ra vấn đề nghị luận ở nhiều hình thức, một nhận định, một
ý kiến (đề thị năm 2008-2009); một câu chuyện (đề thị năm 2009-2010); cách nêu vấn đề
khi trực tiếp, khi gián tiếp, khi là những mệnh đề đối lập (đề thị năm học 2006-2007).
Trong quá trình bồi dưỡng, cần cho các em được tiếp xúc các dạng đề dưới nhiều
hình thức bài tập để các em tư duy, suy nghĩ, nhận thức tìm cách giải quyết.
Đối với giải quyết một đề văn, việc nhận thức phát hiện đúng vấn đề là khâu hết

sức quan trọng, có làm được điều đó học sinh tránh bị lạc đề, xa đề.
- Xây dựng luận điểm cho bài văn:
+ Nhận thức đề là cơ sở cho việc tìm ý và xây dựng hệ thống ý lớn cho bài viết,
đúng như PGS.TS Đỗ Ngọc Thống quan niệm "Luận điểm chính là linh hồn của bài văn
nghị luận". Nó thể hiện những mệnh đề, tư tưởng và quan điểm của người viết. Một bài
nghị luận thực sự mạch lạc, thuyết phục người đọc khi có hệ thống luận điểm phù hợp,
khoa học. Ở đó người viết phát biểu được, nêu ra những suy nghĩ, quan điểm nhận thức
của mình một vấn đề xã hội mà đề bài yêu cầu.
+ Tư tưởng, suy nghĩ của người viết trước vấn đề cần nghị luận phải là tư tưởng
phù hợp đạo lý, lẽ phải thể hiện trách nhiệm của người viết trước những vấn đề của đời
sống. Tư tưởng trong bài văn được thể hiện thông qua các luận điểm, luận điểm là sợi chỉ
đỏ, là xương sống của bài nghị luận, người viết phải xác định được hệ thống luận điểm rõ
ràng thì bài văn mới có phương hướng, có nội dung đúng, đủ và sâu sắc.
6
+ Luận điểm trong bài nghị luận xã hội phải đạt các yêu cầu: chính xác, rõ ràng,
sâu sắc và mới mẻ. Điều đó có nghĩa là: luận điểm phải phản ánh đúng bản chất vấn đề,
phù hợp với đối tượng bàn luận, luận điểm được xây dựng phải sáng rõ, nổi bật, nhờ luận
điểm mà người đọc nhận thức vấn đề sâu sắc; luận điểm cần đưa ra được những ý mới, ý
hay, đem đến cho người đọc những nhận thức mới.
+ Trong quá trình xây dựng luận điểm cho bài viết, học sinh luôn phải biết tự đặt ra
các câu hỏi: vì sao, cần phải làm như thế nào, những hiện tượng nào cần phê phán trong
thực tế cuộc sống, bài học mỗi người tự rút ra được sau các vấn đề bàn luận là gì?
Đối với học sinh trong quá trình làm bài, luôn có ý thức bám sát yêu cầu của đề.
Triển khai các luận điểm để nội dung toàn bài cùng tập trung hướng tới làm rõ một vấn
đề xã hội từ đó cần bàn luận.
Một trong những thủ pháp để tìm được luận điểm mới, sâu sắc là người viết phải
biết lật đi, lật lại vấn đề, bên cạnh chính đề cần tìm ý phản đề hay giả định trong những
trường hợp cần thiết. Điều đó giúp cho vấn đề bàn luận được nhìn nhận, đánh giá ở nhiều
góc độ và tăng thêm sức thuyết phục. Yêu cầu này phải được đặt ra đối với các em và cần
để luyện tập để các em thấy nó cần thiết, không thể thiếu đối với tư duy, giải quyết vấn

đề của người học sinh giỏi (tránh được lối viết hời hợt, thuận chiều).
2.2 Rèn luyện kỹ năng diễn đạt.
Đối với bài nghị luận xã hội việc vận dụng phối hợp linh hoạt các thao tác lập luận
để giải thích, phân tích, bình luận vấn đề, làm cho vấn đề được nhìn nhận dưới các góc độ
khác nhau cũng rất quan trọng.
Ví dụ: Đối với dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí các bước cần phải tiến
hành:
7
+ Giải thích vấn đề làm cơ sở nghị luận, phân tích các khía cạnh biểu hiện của vấn đề.
+ Vận dụng kiến thức đã tích lũy để chứng minh.
+ Bình luận mở rộng (tạo ra những phản đề).
+ Rút ra những bài học, khẳng định ý nghĩa thiết thực của vấn đề với bản thân và thế hệ
trẻ.
- Việc rèn luyện kỹ năng viết bài là khâu công phu đòi hỏi người thầy sự tận tâm,
lòng kiên trì, bền bỉ. Giáo viên rất cần phải tỉ mỉ, chăm chút trong quá trình chấm bài từ
chỉ lỗi đến sửa lỗi cho các em; chấm trả bài tay đôi giữa giáo viên và học sinh là cách làm
rất hiệu quả tuy mất nhiều thời gian. Nhưng cách thức này rất phù hợp và hiệu quả đối
với các học sinh trong đội tuyển Quốc gia. Từ cách lập luận, trình bày các ý chính, đến ý
nhỏ; sự kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng; đến cách sử dụng dẫn chứng sao cho hiệu quả và
"nghệ thuật".
Thực tế cho thấy, không có học sinh nào ngay từ đầu đã tỏ ra có "năng khiếu" với
kiểu bài này, mà phải qua rèn luyện, trau dồi các em mới dần hoàn thiện. Giáo viên phải
định hướng cho các em từ phát hiện, tư duy vấn đề đến cách diễn đạt sao cho vừa khoa
học, logic mà vẫn phải đượm "chất văn". Bởi lẽ một bài văn nghị luận được coi là đạt, là
hay ngoài lập luận lí lẽ, dẫn chứng vẫn rất cần cái tình của người viết, cách diễn đạt phải
"thấu tình đạt lí". Như vậy, học sinh cũng cần chủ động tự rèn kĩ năng cho mình dưới
hướng dẫn của giáo viên qua các đề bài cụ thể.
Qua thực tế giảng dạy, ở kiểu bài nghị luận xã hội, ngay cả với đối tượng học sinh
giỏi thì khâu các em lúng túng vẫn là sử dụng dẫn chứng xã hội vào bài viết sao cho hiệu
quả. Vậy việc huy động dẫn chứng, chọn dẫn chứng cho phong phú, đa dạng và sử dụng

như thế nào đều là những kĩ năng người thầy phải trang bị cho học sinh.
8
Việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh khi làm bài nghị luận xã hội còn phải chú ý từ
rèn chính tả đến lựa chọn ngôn từ đặt câu sao cho phù hợp, chính xác với kiểu bài. Có em
rất "giản đơn" trong cách lập luận, viết câu, song có em lại thích thể hiện bằng lối diễn
đạt cầu kỳ, uyên bác, hoặc đôi khi rơi vào sáo ngữ. Giáo viên phải kịp thời nắm bắt, điều
chỉnh lối viết bất cập này. Biện pháp cụ thể giáo viên sửa trên bài, học sinh tham khảo bài
viết của nhau tự rút kinh nghiệm; tham khảo bài viết hay của học sinh đội tuyển các khóa
trước… tất cả đều tỏ ra rất có tác dụng đối với các em.
Một ý nhỏ tôi muốn trao đổi, dù là dạy học sinh làm bài nghị luận xã hội , hay nghị
luận văn học thì chúng ta nên hiểu phân môn làm văn bao giờ và luôn luôn là phận môn
mà tâm lý học trò rất ngại dù biết là cần thiết. Vậy điều quan trọng là người thầy phải
luôn có ý thức tạo hứng thú viết bài cho các em. Điều đó phải được thể hiện từ cách thức
ra đề, cách chấm chữa bài đến hiệu quả làm bài của các em. Nuôi dưỡng cho các em
mong muốn, khát vọng muốn được thể hiện mình qua từng bài viết đó là điều vô cùng
quan trọng và có ý nghĩa.
III. KẾT LUẬN
1. Tóm lược vấn đề.
Qua nhiều năm làm công tác bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi, bản thân tôi nhận thấy vai
trò của người thầy trong việc định hướng, hướng dẫn các em ở phân môn làm văn nói
chung và ở kiểu bài nghị luận xã hội nói riêng. Muốn bài viết đạt được cái đích: đúng,
hay, sáng tạo người dạy phải định hướng rõ cho các em:
- Tinh thần làm văn nghị luận xã hội luôn yêu cầu phát huy tính chủ thể của học sinh. Đối
với các vấn đề cần nghị luận đề bài đưa ra, các em phải thể hiện được cách nghĩ chân
thực, tự nhiên vừa phù hợp đạo lý, lẽ phải, vừa phù hợp với vốn sống và bản lĩnh cá nhân.
9
- Người viết bài văn nghị luận xã hội phải xuất phát từ hiểu biết của bản thân, với tư cách
của chính mình để bàn luận, đưa ra chính kiến một cách thuyết phục thông qua hệ thống
lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng).
- Văn nghị luận là văn của lí lẽ nhưng nó không bao giờ chỉ thuần túy là nói lí bởi trong lí

có tình. Điều cần thiết là người viết phải thể hiện được: tư duy nghị luận rõ ràng, sắc sảo,
kiến thức xã hội phong phú, bên cạnh đó từ giọng văn lại phải toát lên nhiệt huyết, tình
cảm. Tình cảm của người viết đối với vấn đề được bàn luận, đối với con người cuộc
sống, xã hội.
2. Phạm vi áp dụng.
- Các ý kiến trao đổi và đề xuất trong đề tài này thiết thực và có hiệu quả trong việc bồi
dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn các cấp.
- Vận dụng rèn luyện học sinh đại trà để tăng cường hiệu quả làm bài nghị luận xã hội
cho các em nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phân môn làm văn cũng như mong
muốn chính đáng của học sinh trong quá trình học tập.
Nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài trong việc rèn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi
từ phát triển kỹ năng đến hoàn thiện kiến thức tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này mong
được bày tỏ một số suy nghĩ để trao đổi cùng đồng nghiệp. Điều tôi muốn khẳng định
trong việc dạy văn nói chung, rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh nói riêng người
thầy luôn luôn phải ý thức khơi dậy và nhen lên ở các em học sinh tình yêu, trách nhiệm
đối với môn học.
10

×