Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI KINH NGHIỆM XÂY DỰNG LIÊN ĐỘI MẠNH NHIỀU NĂM LIỀN Ở BẬC TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.39 KB, 14 trang )

Tên đề tài:
“ MỘT VÀI KINH NGHIỆM XÂY DỰNG
LIÊN ĐỘI MẠNH NHIỀU NĂM LIỀN Ở BẬC TIỂU HỌC”

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Bối cảnh đề tài:
Năm học 2013 – 2014, liên đội tích cực hưởng ứng thực hiện tốt cuộc vận
động
“ Thiếu nhi Bến Tre học tập và làm tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy” là năm tiếp
tục thực hiện sáng tạo các nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đây là một trong những cuộc vận
động lớn được các liên đội hưởng ứng tích cực và thực hiện nghiêm
túc. Điều này đáp ứng đúng nhu cầu của gia đình, nhà trường và xã hội, phù
hợp với quy luật phát triển của đất nước.
Trong nhà trường, tổ chức Đội đóng một vai trò rất quan trọng, góp phần
đắc lực trong việc giáo dục học sinh trở thành con người phát triên toàn
diện. Làm sao cho các em yêu thích tham gia hoạt động Đội? Làm thế nào
để xây dựng một liên đội vững mạnh nhiều năm liền? Đây là một vấn đề
tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra không dễ thực hiện. Qua thực tế
nhiều năm tôi nhận thấy đa số Tổng phụ trách mới chưa thực sự có kinh
nghiệm trong việc tham mưu và thực hiện các kế hoạch, tổ chức các hoạt
động chưa được chặt chẽ, chưa tốt nên dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Với vai trò là một Tổng phụ trách Đội tôi nhận thức rằng muốn hoàn thành
tốt nhiệm vụ của mình đối với nhà trường và đối với các em học sinh, nhất
thiết phải xây dựng một liên đội vững mạnh, nhằm phục vụ một cách tốt
nhất cho học sinh trong hoạt động học tập và thực tiễn cuộc sống.
II. Lý do chọn đề tài:
Trong thực tế, quá trình tổ chức hoạt động Đội và sao nhi đồng còn nhiều
khó khăn. Làm thế nào để xây dựng liên đội mạnh. Đây là một câu hỏi đặt ra
không những cho bản thân tôi mà là câu hỏi cho tất cả các anh, chị làm công
tác Đội trong nhà trường nói chung. Với trách nhiệm của mình tôi thấy, cần


nhất thiết phải đưa ra những biện pháp mới nhằm xây dựng, tổ chức các hoạt
động Đội. Đồng thời cũng cần có sự phối kết hợp của ban giám hiệu, các
đoàn thể và tập thể sư phạm nhà trường để tạo nên một môi trường giáo dục
lành mạnh và toàn diện. Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài: “ Một vài kinh
nghiệm xây dựng liên đội mạnh nhiều năm liền” để đưa hoạt động của liên
đội ngày càng đi lên và giữ vững danh hiệu liên đội mạnh.
III. Phạm vi và đối tượng của đề tài:
* Phạm vi nghiên cứu: kinh nghiệm để xây dựng liên đội mạnh trong nhà
trường.
* Đề tài của tôi được tiến hành cụ thể ở trường tiểu học Tân Phú A, nơi tôi
đang công tác, có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả giáo viên tổng phụ trách
Đội tham khảo.
IV. Mục đích yêu cầu của đề tài:
Bản thân nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
- Nhằm khắc phục những tồn tại và học tập nghiên cứu nhiều mô hình,
nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho bản thân.
- Cùng chia sẻ với các Tổng phụ trách Đội một vài kinh nghiệm để xây
dựng liên đội mạnh.
- Đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác giáo dục và đổi mới trong công
tác Đội.
- Vừa là bước thực hiện đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động Đội,
vừa mong muốn góp phần đưa phong trào Đội của nhà trường vững mạnh
trong các năm sau. Nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
và hoạt động của liên đội một cách có hiệu quả.
- Thực hiện phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm của trường tiểu học Tân
Phú A và Công đoàn ngành Giáo dục và đào tạo Châu Thành phát động.

V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
* Trong giải pháp thực hiện:
- Khai thác, phát huy được sự phối hợp của từng thành viên trong Hội đồng

sư phạm nhà trường, từ đó đưa phong trào hoạt động Đội tại đơn vị ngày
càng tốt hơn.
- Huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động giáo dục, tạo mối
quan hệ tốt giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội khác.
* Trong kết quả thực hiện:
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho các em, duy trì và xây
dựng một tập thể Liên đội đạt vững mạnh. Trong tình hình xã hội hiện nay,
đặc biệt môi trường cộng đồng học sinh đang sinh sống có nhiều phức tạp,
đồng thời xã hội đang ngày càng phát triển đòi hỏi một sự vượt trội ở các
em. Nhờ sự kết hợp chặt chẽ cũng như sự phối hợp, chỉ đạo của các lực
lượng giáo dục. Nhờ sự nổ lực của Ban chỉ huy liên đội, sự quan tâm của
lãnh đạo Đoàn các cấp, Liên đội trường tiểu học Tân Phú A thực sự trở
thành một trong những Liên đội vững mạnh.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
Công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường có vai
trò to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của thiếu
niên nhi đồng. Giáo dục học sinh trở thành con người phát triển toàn diện
theo hướng tích cực là mục tiêu chủ yếu của nhà trường chúng ta. Khi đến
trường, ngoài thời gian học tập, các em còn được tham gia các hoạt động
Đội. Bản chất của công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong trường học là
việc thiết kế, tổ chức cho đội viên tham gia các hoạt động mang nhiều màu
sắc. Qua đó các em được nâng cao về mặt nhận thức – rèn luyện và học tập
tốt - để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu Bác Hồ kính yêu,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.
Xây dựng đội vững mạnh đó là một hoạt động chính xuyên suốt trong các
hoạt động, mang lại thành công lớn có tác dụng giáo dục rèn luyện đạo đức
và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Chính vì vậy các hoạt động của liên đội
trong năm học đều nhằm cố găng đạt được mục tiêu này.
II. Thực trạng của vấn đề:

1. Thuận lợi:
Đối với công tác Đội và phong trào thiếu nhi của trường luôn được sự quan
tâm của các cấp, các ngành, của lãnh đạo địa phương, hội phụ huynh học
sinh tạo điều kiện tốt, cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ sự sâu sát
trong lãnh chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự đồng tình ủng hộ và sự
phối hợp nhịp nhàng của thầy cô giáo, cùng nổ lực phấn đấu của đại đa số
các em đội viên và nhi đồng. Đây là những điều kiện thuận lợi để phong trào
Đội hoạt động có hiệu quả và ngày càng đi vào chiều sâu.
- Giáo viên tổng phụ trách đội đã nhiều năm làm nhiệm vụ công tác Đội, là
người tổ chức, người đạo diễn, là cầu nối giữa nhà trường và xã hội, là người
gần gũi với các em, tham mưu tích cực đối với các công việc của đội, phối
hợp cùng nhà trường thực hiện để giành thắng lợi các mục tiêu đề ra.
- Phần lớn học sinh rất chăm ngoan và nghe lời thầy cô giáo. Bên cạnh đó
cũng phải kể đến sự đồng lòng của giáo viên.
- Tâm lí học sinh thích nêu gương, khen ngợi, từ đó cùng nhau thi đua phấn
đấu.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên, liên đội cũng gặp nhiều khó khăn trong việc
quản lý và điều hành. Trường có 26 lớp với tổng số học sinh 820 học sinh,
có 10 lớp học 2 buổi / ngày, 16 lớp học 1 buổi. được phân bổ học tại 3 điểm
trường, mỗi điểm lại cách nhau khá xa, đã gây hạn chế thông tin liên lạc
giữa các điểm với nhau, đặc biệt là cơ sở vật chất đang xuống cấp, chưa có
đầy đủ về thiết bị, âm thanh để phục vụ cho học sinh, kinh phí cho hoạt động
khá hạn hẹp… Do vậy, việc tổ chức các hoạt động chung của liên đội rất khó
khăn và gặp nhiều trở ngại .
Do đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, ngoài giờ học ở trường, học
sinh còn giúp đỡ gia đình việc nhà nên rất khó khăn trong việc tập trung các
em để sinh hoạt. Nhận thức của một bộ phận phụ huynh về việc tham gia các
hoạt động ngoài giờ chưa cao.
Bên cạnh đó, đời sống nhân dân phát triển chậm, cùng với sự xâm nhập của

các trò chơi mới như internet, game online… kích thích sự tò mò của các
em. Một số em bắt đầu có tư tưởng đua đòi, lười học, ham chơi.
Từ thực tế trên cho thấy trong thời gian qua tình trạng học sinh có học lực
kém, không ham thích các hoạt Đội, đạo đức một số học sinh có những biểu
hiện đáng lo. Tình hình trên đang là nỗi trăn trở của tập thể sư phạm nhà
trường và của liên đội.
Về mặt thời gian: vì chương trình học của các em đã kín, không còn thời
gian trống để tổ chức các buổi sinh hoạt thường kỳ trong Chi Đội (không có
tiết sinh hoạt đội chính khóa)
Về nhân lực không thể đáp ứng nhu cầu của tất cả các chi đội, đội ngũ giáo
viên thì không có nghiệp vụ phụ trách đội nên khó thực hiện các hoạt động
chi đội theo yêu cầu của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Lực lượng Ban chỉ huy chi đội còn hạn chế kinh nghiệm khi tổ chức tham
gia các hoạt động, tự điều khiển một buổi sinh hoạt của Chi Đội mình.
Từ những khó khăn khách quan, chủ quan như trên vừa nêu. Bản thân trong
thời gian qua đã không ngừng suy nghĩ, nghiên cứu nhằm tìm ra biện pháp
thích hợp. Tôi xin giới thiệu một số biện pháp đã thực hiện.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Xuất phát từ thực tế tình hình của liên đội, với trách nhiệm của mình, tôi đã
không ngừng suy nghĩ nghiên cứu nhằm tìm ra những nét mới, hình thức
mới của lớp, của trường để đưa phong trào Đội của nhà trường ngày một đi
lên.
Ngoài những biện pháp chung theo kế hoạch của Hội Đồng Đội huyện, bản
thân tôi đã chủ động đề xuất và vận dụng những biện pháp mang tính thiết
thực cụ thể như sau :
1. Nắm tình hình thực tế liên đội đầu năm:
Việc làm đầu tiên là đi sâu tìm hiểu, nắm chắc tình hình đặc điểm cụ thể
của Liên đội mình. Gặp Ban giám hiệu nhà trường, Ban chấp hành chi Đoàn,
hội phụ huynh để trao đổi kỹ tình hình, mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi
khó khăn của xã nhà, của đơn vị và của Liên đội. Thực tế trường thuộc địa

bàn rộng, điều kiện kinh tế thấp, nhận thức của một số gia đình về giáo dục
về Đội còn chưa cao.
Nắm được tình hình đó tôi đã đến gia đình các em tìm hiểu, trao đổi, vận
động phụ huynh về công tác giáo dục - đặc biệt là công tác Đội để họ tạo
điều kiện cho con em mình hơn trong các hoạt động. Bên cạnh đó, tôi còn
gặp gỡ các em để tìm hiểu tâm tư, tình cảm, của các em, để tạo môi trường
hoạt động phù hợp và để cho phụ huynh thấy rõ hơn công tác Đội trong nhà
trường có ý nghĩa như thế nào.
2. Xây dựng kế hoạch công tác Đội:
Bám sát chương trình hoạt động của Hội đồng đội Huyện đã vạch ra, lên
kế hoạch chung cho cả năm học và trình Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường
để đưa vào chỉ tiêu và nhiệm vụ chung của năm học. Sau đó, tôi chọn lọc các
chủ đề lớn, lên kế hoạch cụ thể chi tiết cho từng hoạt động và lấy ý kiến của
Ban chỉ huy Liên đội, Đoàn Thanh niên, Hội cha mẹ học sinh; nhằm thu hút
các lực lượng giáo dục cùng tham gia để giúp đỡ các em về mọi mặt, cho
nên tất cả các hoạt động của liên đội đã thu được kết quả khá cao.
Từ kế hoạch chỉ đạo của cấp trên, căn cứ vào điều kiện thực tế tại liên
đội .Từ đó Tổng phụ trách đưa ra kế hoạch hoạt động theo năm, tháng, tuần
và các ngày cao điểm của tháng gắn với các ngày kỷ niệm có ý nghĩa lịch sử,
được tiến hành rộng rãi tại các chi đội và tập thể liên đội một cách thống
nhất với nhau.
Khi xây dựng kế hoạch cần xác định rõ trọng tâm chủ điểm của tháng đó là
gì? Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc là khi nào? Các hoạt động cao
điểm của tháng đó? Mục đích của hoạt động này là gì? Tổ chức những hoạt
động nào để chào mừng ngày cao điểm của tháng? chuẩn bị tốt về phương
tiện và điều kiện cơ sở vật chất. Mọi việc làm đều phải có kế hoạch mới có
thể hoàn thành được nhiệm vụ.
Sau khi xây dựng được kế hoạch, muốn thực hiện có hiệu quả tôi trực tiếp
gặp Ban giám hiệu nhà trường để tham mưu và xin ý kiến chỉ đạo.
3. Cơ chế phối hợp hoạt động các lực lượng giáo dục trong và ngoài

nhà trường:
* Vai trò của Tổng phụ trách Đội trong nhà trường:
Đầu năm lên kế hoạch cả năm học trình Ban giám hiệu kí duyệt thông qua
hội đồng giáo viên cùng thực hiện. Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo
địa phương, Ban giám hiệu nhà trường, tranh thủ được ý kiến chỉ đạo, tạo
điều kiện để tổ chức các phong trào. Không làm việc một mình mà phải biết
phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Đặc biệt là giáo
viên chủ nhiệm để giúp
học sinh thực hiện phong trào thi đua hăng hái, sôi nổi có hiệu quả.
* Đối với phụ trách chi:
Từ kế hoạch của tổng phụ trách sau khi đã được Ban giám hiệu nhà trường
kí duyệt, phụ trách chi xây dựng kế hoạch cụ thể theo tình hình thực tiễn của
lớp mình, trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá theo kế hoạch của trường,
công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung chỉ đạo, các văn bản thi đua
đều được chú trọng thực hiện. triển khai phát động đến các em học sinh
bằng những việc làm cụ thể, tiến hành công việc đến nơi đến chốn, tránh
tình trạng đầu voi đuôi chuột .Tạo điều kiện thật tốt để cả lớp cùng thực hiện
đạt hiệu quả cao tất cả các phong trào thi đua của nhà trường.
* Đối với học sinh:
Tích cực tham gia các phong trào thi đua của nhà trường thông qua tổng
phụ trách cùng giáo viên chủ nhiệm phát động.
* Đối với ban giám hiệu nhà trường:
Phối hợp với các ban ngành đoàn thể, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp
tổng phụ trách thực hiện được các phong trào đã đề ra, nhất là cơ sở vật chất,
kinh phí cho hoạt động và chỉ đạo cho tất cả giáo viên tham gia.
Tổng phụ trách cần báo cáo thường xuyên, kịp thời tình hình hoạt động
của liên đội lên Ban giám hiệu. Tham mưu với lãnh đạo nhà trường các kế
hoạt hoạt động hàng tháng, nội dung và biện pháp thực hiện cụ thể. Xin ý
kiến chỉ đạo về nội dung công việc từng thời gian, về giải pháp xử lý các
tình huống bất trắc.

* Với chuyên môn, với các đoàn thể như công đoàn, chi đoàn:
Triển khai, hỗ trợ tổ chức các hoạt động cho liên đội như tổ chức thi kể
chuyện, tiếng hát hay, đố vui để học, viết chữ đẹp, thi vẽ tranh, thể dục thể
thao, hội diễn văn nghệ … nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện
đạo đức cho học sinh.
Với giáo viên bộ môn, tham khảo ý kiến của họ nhằm phát hiện các em có
năng khiếu theo từng lĩnh vực để bồi dưỡng các em tham gia các hội thi đạt
kết quả.

* Với hội cha me học sinh:
Tranh thủ các sáng kiến của họ trong tổ chức hoạt động, thông qua hội phụ
huynh để hiểu biết thêm về hoạt động của học sinh ngoài giờ học tập, nắm
bắt được hoàn cảnh của học sinh để kịp thời giúp đỡ, động viên các em tham
gia học tập và các hoạt động đội tích cực hơn.
* Hội phụ nữ, hội khuyến học, hội chữ thập đỏ, xã Đoàn, các mạnh thường
quân, các tổ chức từ thiện… Chúng ta cần chủ động tạo lập mối quan hệ thật
tốt, để cố vấn cho mình trong tổ chức các hoạt động như: hội diễn, hội thi,
hội thao, hội trại…Vận động hổ trợ kinh phí, để tổ chức các hoạt động, giúp
đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến lớp. Với việc làm trên hàng
năm liên đội đều được các mạnh thường quân hổ trơ trên 5.000.000 đồng để
phát quần áo cho học sinh nghèo.
4. Tổ chức các hoạt động cụ thể của toàn liên đội:
* Tổ chức tuyên truyền, giáo dục:
Giáo dục là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong nội dung giáo dục của Đội.
Các em hiểu về truyền thống của Đảng, Đoàn, Đội. Hiểu trách nhiệm của cá
nhân trước tập thể, có lối sống chuẩn mực đạo đức theo tinh thần “mình vì
mọi người, mọi người vì mình”. Từ đó các em xác định trách nhiệm của bản
thân đối với gia đình và xã hội, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội
viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
Qua thực tế hoạt động của nhà trường, biện pháp mang lại hiệu quả nhất

là thông qua tiết chào cờ đầu tuần. Kết quả là học sinh rất mong chờ tham
gia giờ chào cờ với các hoạt cảnh, câu chuyện ngắn, chương trình văn
nghệ, sinh hoạt chuyên môn dưới cờ với những món quà nhỏ thật sự sinh
động, và bổ ích. Sinh hoạt dưới cờ là một diễn đàn thuận lợi cho tổng phụ
trách Đội làm nhiệm vụ giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh. Việc đầu tư,
sử dụng, khai thác tốt diễn đàn này chắc chắn sẽ góp phần tích cực trong
việc giáo dục toàn diện học sinh. Cải tiến, đổi mới nội dung và hình thức
buổi chào cờ là một công việc thường xuyên.


* Tổ chức các phong trào cụ thể:
Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể của toàn Liên đội là khâu then chốt
trong toàn bộ chuỗi hoạt động của Đội. Tôi lần lượt thực hiện như sau :
Với khẩu hiệu “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ” và phong trào với
tên gọi “ Học mà vui - vui mà học”, nhằm giúp các em thoải mái sau những
giờ học tập căn thẳng đồng thời đây cũng là sân chơi bổ ích giúp các em tự
tin hơn, không còn rụt rè nhút nhát, phát triển năng khiếu, đáp ứng theo nhu
cầu trong học tập, phấn đấu để trở thành con ngoan , trò giỏi , bạn tốt xứng
danh cháu ngoan Bác Hồ.
Liên đội tổ chức các hoạt động phong trào theo chủ điểm như sau:
* Tháng 9: chủ điểm “ Truyền thống nhà trường”:
Tổ chức tìm hiểu an toàn giao thông . Thực hiện phong trào “xanh – sạch –
đẹp “
Phổ biến tiêu chuẩn thi đua, nội qui học sinh. Phát động phong trào:
“Người tốt việc tốt”. Tổ chức sinh hoạt sao.
* Tháng 10: chủ điểm “ Chăm ngoan học giỏi”:
Tổ chức cho học sinh toàn trường vui tết trung thu. Tổ chức “Vui để học”.
Phát động chào mừng ngày 20/11 phong trào: “hoa điểm 10” , “báo tường” .
* Tháng 11: chủ điểm “ Tôn sư trọng đạo ”.
Thực hiện phong trào: “Hoa điểm 10 ”, “báo tường” , Viết thư thăm thầy cô

giáo,
phát động phong trào “ Nuôi heo đất”. Thực hiện phong trào “ Đọc và làm
theo báo Đội”. Thi vẽ tranh với chủ đề 20/11.
* Tháng 12: chủ điểm “Uống nước nhớ nguồn”:
Thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa “, “vì điểm tựa tiền tiêu”, phong
trào “kế hoạch nhỏ”, “Giúp bạn vượt khó”, “vở sạch chữ đẹp”, xây dựng tủ
sách Kim Đồng, kể chuyện theo sách.
* Tháng 1: chủ điểm “ Đồng khởi quê em”.
Phong trào: “Vòng tay bè bạn”, “ Thắp sáng ước mơ”, “ Tâm áo vui xuân”
* Tháng 2: chủ điểm “Mừng đảng – mừng xuân”: Tổ chức đi tham quan.
* Tháng 3 :chủ điểm “Tiến bước lên đoàn”:
Tổ chức vẽ tranh chủ đề 8/3. Tổ chức “Hội diễn văn nghệ”.
* Tháng 4: chủ điểm “Hòa bình hữu nghị”: Tổ chức hội thao vòng trường .
* Tháng 5: chủ điểm “Mừng sinh nhật Bác – mừng đội ta trưởng thành”:
Tổ chức thi “Sao nhi đồng chăm ngoan”, kiểm tra các chuyên hiệu,…
Ngoài ra còn thực hiện phong trào: thi hát, thi đọc, thi kể chuyện, tìm hiểu
sách trong sinh hoạt dưới cờ,…
5. Bồi dưỡng Ban chỉ huy liên đội:
Ngay từ đầu năm học 2013-2014 Tổng phụ trách đã lên kế hoach tổ chức
tập huấn nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ Ban chỉ huy Liên, Chi đội đã
có 33 đội viên tham dự, chọn ra 5 đội viên đạt xuất sắc.
Ban chỉ huy Đội là đại diện cho số đông Đội viên trực tiếp chỉ huy điều
hành các hoạt động của Đội. Ban chỉ huy luôn là cánh tay đắc lực của Tổng
phụ trách, hỗ trợ trong mọi hoạt động của liên đội. Như vậy Ban chỉ huy
liên, chi đội có giỏi, có năng lực thì công việc của Tổng phụ trách sẽ đỡ vất
vả hơn, các em cũng sẽ phát huy được tính sáng tạo, tính năng động, tự chủ
của mình.
Vì vậy việc bồi dưỡng Ban chỉ huy chi Đội là việc vô cùng quan trọng và
cấp thiết. Một liên Đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do Ban chỉ huy
chi đội đã luôn được bồi dưỡng thường xuyên và có hiệu quả.

- Trước tiên cần bồi dưỡng phương pháp công tác của Ban chỉ huy:
Cách ghi chép biên bản, thực hiện các sổ sách của Đội, dự thảo nghị quyết,
báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết, thành tích, đăng ký thi đua, biên bản nghị
quyết Đại hội Đội, lời điều khiển của chương trình hoạt động Đội, sinh hoạt
sao nhi đồng.
Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của Ban chỉ huy: các thủ tục nghi lễ
của Đội và phương pháp tổ chức: (lễ kết nạp Đội viên, lễ trưởng thành, sinh
hoạt Đội )
Tóm lại: nội dung bồi dưỡng chỉ huy nhằm giúp các em thạo việc, biết tổ
chức hoạt động theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công, có khả năng tổ
chức quản lý hoạt động Đội một cách toàn diện, khoa học và có bản lĩnh
trong giao tiếp để trở thành cán bộ mẫu mực có năng lực luôn là cánh tay
đắc lực của Tổng phụ trách.
6. Công tác sinh hoạt sao nhi đồng:
Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm thành lập lớp sao nhi đồng (lớp một ),
công nhận lớp sao (lớp 2,3 ), thành lập mỗi sao từ 5-10 học sinh, mỗi sao
chọn 1 sao trưởng, đặt tên cho mỗi sao theo đức tính: chăm chỉ, đoàn kết,
chuyên cần, …Sau khi đã có tổng số sao nhi đồng thì Tổng phụ trách sẽ
chọn lực lượng phụ trách sao là học sinh lớp 4,5 (kết hợp với giáo viên chủ
nhiệm ) hoặc liên hệ với đội viên cấp 2 dể sinh hoạt, các em phụ trách sao
phải đạt các yêu cầu sau:
. Nhiệt tình, có hoàn cảnh thuận lợi .
. Có khả năng diễn đạt, năng khiếu văn nghệ, thể thao, hoạt động tập thể.
. Học lưc từ khá trở lên, mạnh dạn, ham học hỏi.
- Tổng phụ trách lên kế hoạch trình Ban giám hiệu, sau đó Ban giám hiệu
chỉ đạo mỗi giáo viên chủ nhiệm kết hợp hướng dẫn lớp sao nhi đồng mình
phụ trách cùng với các em phụ trách sao trong giờ sinh hoạt sao. Để góp
phần công tác sinh hoạt sao đạt hiệu quả chính là lực lượng phụ trách sao nhi
đồng. Để có lực lượng phụ trách sao nhi đồng tốt thì người phụ trách cần có
kế hoạch bồi dưỡng thích hợp, Tổng phụ trách cần dùng tinh cảm gắn bó,

cùng hoà đồng cùng vui chơi và sinh hoạt với các em làm cho các em yêu
mến, Tổng phụ trách phải gương mẫu: nói đúng làm đúng. Đồng thời biết
thương yêu quan tâm lo lắng, nghe những ý kiến của các em, tôn trọng tin
cậy và đề cao các em để có điều chỉnh hợp lí công bằng và nắm tình hình các
em cần gì, phản ánh gì sau tiết sinh hoạt sao tạo điều kiện cho các em “ vừa
học - vừa chơi” làm cho các em thích thú . Từ đó thu hút được lực
lượng phụ trách sao góp phần thành công trong công tác sinh hoạt sao nhi
đồng .
Qua sinh hoạt thực tế ở năm đầu tiên khi tham gia sinh hoạt sao các em
chưa quen, bỡ ngỡ, rụt rè, nhút nhát nhưng đến hôm nay thì phụ trách sao
cũng như các em học sinh có sự phối hợp nhịp nhàng: phụ trách sao nói thì
các em nghe và các em thích sinh hoạt cùng với anh chị phụ trách sao hơn
bởi các em không cách biệt nhiều về lứa tuổi, từ đó sinh hoạt nghiêm túc và
dần dần ổn định đi vào nề nếp .
7. Xây dựng môi trường sư phạm “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực”:

×