Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Giáo trình quản lý dự án đâu tư - chương 5.1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.07 KB, 18 trang )

CHƯƠNG V
QUẢN LÝ DỰ ÁN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
QUẢN LÝ DỰ ÁN
1. Khái niệm
Quản lý dự án là sự tác động có mục
đích của chủ thể quản lý lên các hoạt động
của dự án trong quá trình lập kế hoạch,
điều phối thực hiện và giám sát thực
hiện dự án.
Các hoạt động cơ bản của QLDA

XD các mục tiêu

Công việc cần làm

Nguồn lực cần thiết

kế hoạch hành động
Điều phối các
nguồn lực:
vốn, tiến độ,
lao động, thiết
bị,

Đo lường các
kết quả

Giải quyết
các phát sinh
2. Nội dung QLDA


2.1. Phạm vi (cấp độ) QLDA

Quản lý vĩ mô:
Là sự tác động của các cơ quan quản lý nhà
nước lên các hoạt động của dự án.

Đảm bảo DA thực hiện đúng định hướng, phù hợp
với mục tiêu phát triển KT – XH trong từng thời kỳ

QL việc sử dụng các nguồn tài nguyên quốc gia

QL việc thực thi các chính sách, pháp luật của NN

Công cụ QL: luật pháp, chính sách, kế hoạch, qui
hoạch,

Quản lý vi mô:
Là sự tác động của chủ đầu tư lên các hoạt động
của dự án nhằm đảm bảo dự án thực hiện được
các mục tiêu đã đề ra.

Quản lý việc sử dụng các nguồn lực của dự án;

Đảm bảo đạt mục tiêu đã đề ra của đầu tư

Giám sát và có những điều chỉnh kịp thời trong
trường hợp cần thiết.
2.2. Lĩnh vực quản lý dự án
Theo Viện nghiên cứu quản trị dự án quốc tế - PMI,
QLDA bao gồm 9 lĩnh vực sau:


Lập kế hoạch tổng quan

Quản lý phạm vi

Quản lý thời gian

Quản lý chi phí

Quản lý chất lượng

Quản lý nhân lực

Quản lý thông tin

Quản lý rủi ro

Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán
3.1. Phương pháp giáo dục:
Là phương pháp quản lý dự án trên cơ sở
giáo dục thái độ lao động, ý thức kỷ luật, tinh thần
trách nhiệm;
Khuyến khích phát huy sáng kiến, thực hiện
các biện pháp kích thích sự say mê, hăng hái lao
động;
Ý thức tiết kiệm, giữ gìn uy tín của DN, bảo
vệ môi trường
3. Phương pháp quản lý dự án
3.2. Phương pháp hành chính :
Là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể

quản lý đến đối tượng quản lý bằng những văn
bản, chỉ thị, những quy định của tổ chức.
3.3. Phương pháp kinh tế:
Là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối
tượng quản lý bằng các chính sách và đòn bẩy
kinh tế như: tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá
cả, lợi nhuận, tín dụng, thuế,
Như vậy, phương pháp kinh tế chủ yếu dựa
vào lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia vào
quá trình đầu tư. Nó là sự kết hợp hài hoà lợi ích
của Nhà nước, xã hội với lợi ích của tập thể và cá
nhân người LĐ.
3.4. Phương pháp tổng hợp:
Là phương pháp sử dụng tổng hợp các
phương pháp quản lý trên
3.5. Phương pháp toán học:
Để quản lý hoạt động đầu tư có hiệu quả,
bên cạnh các biện pháp định tính cần áp dụng các
biện pháp định lượng, đặc biệt là phương pháp
toán kinh tế.
Phương pháp toán kinh tế được áp dụng
trong hoạt động quản lý đầu tư bao gồm phương
pháp toán thống kê; mô hình toán kinh tế.
4. Mô hình tổ chức quản lý dự án

Mô hình chủ đầu tư trực tiếp thực hiện dự án

Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

Mô hình chìa khóa trao tay


Mô hình tự thực hiện

Mô hình quản lý theo chức năng

Mô hình tổ chức chuyên trách

Mô hình dạng ma trận
Mô hình chủ đầu tư trực tiếp QLDA
Là mô hình quản lý dự án mà chủ đầu tư
hoặc tự thực hiện dự án hoặc lập ra ban quản lý
dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự
án theo sự uỷ quyền.
Mô hình này thường được áp dụng cho các
dự án quy mô nhỏ, đơn giản về kỹ thuật và gần
với chuyên môn của chủ dự án.
Mô hình chủ nhiệm điều hành DA
Là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu tư
giao cho ban quản lý điều hành dự án chuyên
ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ
chức có năng lực chuyên môn để điều hành DA.

Chủ đầu tư không đủ điều kiện trực tiếp quản lý
thực hiện dự án
Mô hình chìa khóa trao tay
Là hình thức chủ đầu tư được phép tổ chức
đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu
toàn bộ dự án từ khảo sát thiết kế, mua sắm vật
tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công
trình đưa vào khai thác, sử dụng.

Tổng thầu thực hiện dự án có thể giao thầu lại
việc khảo sát, thiết kế hoặc một phần khối lượng
công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ.
Mô hình tự thực hiện
Là hình thức chủ đầu tư tự tổ chức việc
quản lý dự án. Hình thức này chỉ áp dụng đối với
các dự án sử dụng vốn hợp pháp của chính chủ
đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn huy động từ các
nguồn khác)
Mô hình quản lý theo chức năng
Là mô hình quản lý trong đó việc quản lý các nội
dung của dự án được đặt trong các phòng ban
chức năng của doanh nghiệp.
Mô hình quản lý theo dự án
Là mô hình quản lý trong đó việc quản lý các nội
dung của dự án được đặt trong các dự án riêng
biệt và mỗi dự án có các phòng ban chức năng
riêng.
Mô hình quản lý dạng ma trận
Là mô hình quản lý kết hợp giữa mô hình tổ
chức chức năng và dạng dự án.

×