Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

hoạt động quản trị sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 48 trang )

1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
1

LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị sản xuất là một hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng trong doanh
nghiệp, nó góp phần quyết định trong việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ, giá trị gia tăng
cho doanh nghiệp; tiết kiệm nguồn lực; nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh
nghiệp và góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế quốc dân. Để hiểu rõ
hơn về vai trò này, nhóm 4 đã lựa chọn đề tài “Hoạt động quản trị sản xuất tại tiệm
bánh mỳ Khánh Chi” để nghiên cứu.

1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
2

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ SẢN
XUẤT 3
1.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm 3
1.2. Hoạch định sản xuất 11
1.3. Tổ chức sản xuất 17
1.4. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu 19
1.5. Đánh giá và kiểm soát chất lượng 23
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI TIỆM BÁNH
MỲ KHÁNH CHI 26
2.1. Giới thiệu tiệm bánh mỳ Khánh Chi 26
2.2. Dự báo nhu cầu sản phẩm 26
2.3. Hoạch định sản xuất 31
2.4. Tổ chức sản xuất 40
2.5. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu 43
2.6. Kiểm tra và đánh giá chất lượng 44




1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ SẢN
XUẤT
1.1. Dự báo nhu cầu sản phẩm
1.1.1. Khái niệm và vai trò của dự báo nhu cầu sản phẩm
a) Khái niệm
- Dự báo là khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra
trong tương lai
- Dự báo nhu cầu sản phẩm là dự đoán lượng sản phẩm /dịch vụ mà
doanh nghiệp phải chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong tương lai.
- Dự báo và dự báo nhu cầu sản phẩm trong doanh nghiệp là hoạt động
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan , do vậy, kết quả dự báo không
hoàn toàn chính xác và mang tính chất tương đối.
b) Vai trò của dự báo sản phẩm
- Xác định được năng lực sản xuất cần có để đáp ứng nhu cầu bán ra
- Lựa chọn công nghệ và công suất phù hợp với nhu cầu
- Định hướng chính sách và chiến lược quản trị cung ứng và quản lý
kho
- Xác định chiến lược sản xuất tốt nhất
- Hoạch định nhu cầu trang thiết bị và sử dụng trang thiết bị
- Hoạch định nhu cầu nhân lực
1.1.2. Các bước tiến hành dự báo
- Xác định đối tượng cần dự báo
- Lựa chọn sản phẩm cần dự báo
- Xác định thời gian dự báo

- Lựa chọn mô hình dự báo
- Thu thập các dữ liệu cần thiết cho dự báo
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
4

- Tiến hành dự báo
- Kiểm định dự báo
- Sử dụng các kết quả dự báo
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến dự báo
1.1.3.1. Các nhân tố khách quan
- Chu kì, xu hướng, hiện trạng của nền kinh tế vĩ mô
- Chu kì sống sản phẩm
- Xu hướng và sự thay đổi trong nhu cầu, thị hiếu của khách hàng
- Năng lực và động thái của đối thủ cạnh tranh
- Các yếu tố khác : giá cả thị trường , nhà cung cấp….
1.1.3.2. Các nhân tố chủ quan
- Năng lực sản xuất
- Các rang buộc về nguồn lực ( nhân lực , tài chính, vật lực…)
- Các yếu tố khác: năng lực Marketing và bán hang , sự phù hợp của
chất lượng và giá sản phẩm với nhu cầu , thương hiệu sản phẩm, uy tín của doanh
nghiệp.
1.1.4. Các phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm
1.1.4.1. Các phương pháp dự báo định tính
a) Lấy ý kiến của ban điều hành ( Ban quản lý) doanh nghiệp
b) Lấy ý kiến của lực lượng bán hàng
c) Lấy ý kiến của khách hàng
d) Phương pháp Delphi (phương pháp chuyên gia)
Các phương pháp dự báo định tính mang tính chủ quan nhiều, phụ thuộc vào
trình độ , kinh nghiệm và trách nhiệm của cá nhân người làm dự báo, do đó có
nhiều hạn chế khi vận dụng vào công tác dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh

nghiệp.

1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
5

1.1.4.2. Các phương pháp dự báo định lượng
- Dựa trên các dư liệu thống kê trong quá khứ (số liệu bán hàng các năm
trước), kết hợp với các biến số biến động của môi trường (chỉ số chứng khoán, chỉ
số kinh tế) và sử dụng mô hình toán.
- Qui trình dự báo định lượng
 Xác định mục tiêu dự báo
 Lựa chọn sản phẩm cần dự báo
 Xác định thời gian dự báo
 Thu thập thông tin
 Lựa chọn và phê chuẩn mô hình dự báo
 Tiến hành dự báo
 Áp dụng kết quả dự báo
 Phương pháp chuỗi thời gian
- Sử dụng chuỗi dữ liệu theo thời gian
- Chuỗi dữ liệu theo thời gian là dãy các các dữ liệu
theo một đơn vị thời gian được sắp xếp theo trật tự
từ quá khứ tới hiện tại (kỳ gần nhất)
- Số liệu về doanh thu bán hàng (nhu cầu sản phẩm),
về lợi nhuận, về chi phí vận chuyển, về năng suất
lao động,…
a) Bình quân đơn giản
- Dự báo nhu cầu của kì tiếp theo dựa trên kết quả trung bình của các kì
trước










F
t
:Cầu dự báo cho thời kì t (tương lai)
D
i
: Cầu thực tế của thời kì I( quá khứ)
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
6

n: Số thời kì của nhu cầu thực tế dùng để quan sát
b) Bình quân di động đơn giản
- Sử dụng dữ liệu của các kỳ gần nhất trong chuổi thời gian để dự báo kì
tiếp theo











F
t
: Cầu dự báo cho giai đoạn t
D
t-i
:Cầu thực tế của giai đoạn t-i
n: số kì tính toán (số giai đoạn có cầu thực tế)
c) Bình quân di động có trọng số
F
t
=















F
t
: dự báo nhu cầu ở thời kì t
D

t-1
, D
t-2
, … , D
t-n
: nhu cầu thực tế ở các thời kì t-1, t-2, …, t-n
αi: là trọng số với α
1

2

3

- Trọng số khác nhau được gán cho các thời điểm khác nhau
- Trọng số lớn nhất được gán cho dữ liệu gần nhất và trọng số sẽ giảm
dần cho các dữ liệu xa hơn.
- Việc xác định trọng số phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự nhạy cảm của
người làm công tác dự báo.
- Ưu điểm: Phương pháp bình quân di động có trọng số cho kết quả dự
báo nhu cầu chính xác hơn với các phương pháp trước. Vì trọng số (α) giúp cho
việc dự báo linh hoạt hơn, đánh giá sát thực hơn mức độ ảnh hưởng của số liệu
trong quá khứ đến kết quả dự báo.
- Hạn chế: Vẫn chưa thể hiện được tính xu hướng cũng như mối quan hệ
giữa các đại lượng dự báo trong một dòng chảy chung chẳng hạn các kết quả dự
báo tháng t và tháng t–1 hầu như không có quan hệ gì với nhau.
d) Phương pháp san bằng số mũ bậc 1
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
7

- Dự báo nhu cầu của thời kỳ sau căn cứ vào sai số giữa thực tế và dự

báo của thời kỳ trước đó.
Công thức:
F
t
= F
t-1
+ α(D
t-1
– F
t-1
)
F
t
: Dự báo nhu cầu ở thời kì t
F
t-1
: Dự báo nhu cầu ở thời kì t-1
α : Hệ số san bắng số mũ bậc 1 (0 ≤ α ≤ 1 )
D
t-1
: Nhu cầu thực tế ở thời kì t-1
- Đánh giá mức độ chính xác: độ lệch tuyệt đối bình quân MAD
MAD =








e) Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng ( bậc 2)
- Phương pháp san bằng số mũ giản đơn không thể hiện hết xu hướng
biến động
- Phương pháp này là cộng hoặc trừ giá trị dự báo theo mô hình san
bằng số mũ giản đơn với một lượng điểu chỉnh nhất định
- Công thức :
FIT
t
= F
t
+T
t

T
t
: lượng điều chỉnh theo xu hướng
T
t
=T
t-1
+β(F(F
t
-F
t-1
)
β: hệ số san bằng số mũ bậc 2 (0<β<1)
f) Phương pháp xác định đường xu hướng
- Nghiên cứu biến động của dãy số theo thời gian để tìm xu hướng phát
triển nhu cầu trong tương lai
- Biến động tuyến tính : biến động theo đường thẳng Y=ax+b

- Biến động theo mùa : biến động theo mùa vụ

1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
8

Nhu cầu(y)
Thời gian (x)
Có Y = aX + b
a =






b =  - a
=



=



a : hệ số tương quan
x : thời gian
y : dự báo nhu cầu
n : số kì tính toán
 Phương pháp dự báo nhân quả
- Là phương pháp đưa ra dự báo trên việc xác định mối quan hệ giữa

các biến nghĩa là nguyên nhân với sự trợ giúp của các mô hình toán học để dự báo
kết quả.
- Có 2 phương pháp cụ thể để dự báo theo quan hệ nhân quả, đó là Phân
tích tương quan và Hồi qui tuyến tính đơn.
1.1.5. Đo lường và kiểm soát dự báo
- Qua từng thời kỳ các số liệu thực tế có thể không khớp với số liệu dự
báo. Vì vậy cần tiến hành công tác theo dõi và kiểm soát dự báo.
- Nếu mức chênh lệch giữa thực tế và dự báo nằm trong mức chênh lệch
cho phép thì không cần phải xét lại phương pháp dự báo đã sử dụng.
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
9

- Ngược lại chênh lệch quá lớn thì cần nghiên cứu sửa đổi phương pháp
dự báo cho phù hợp.
Đo lường các chỉ số
- Độ lệch tuyệt đối bình quân MAD
MAD =







- Độ lệch bình phương trung bình MSE
MSE=












- Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình MAPE
MAPE=













- Phần trăm sai số trung bình MPE
MPE=















Kiểm soát dự báo
- Tín hiệu theo dõi (THTD)
- Tín hiệu cảnh báo (TS) là đại lượng thể hiện mối quan hệ của tổng giá
trị sai số của dự báo so với giá trị MAD dùng để theo dõi quá trình dự báo này.
- Công thức
TS=









- Tín hiệu theo dõi càng nhỏ càng tốt
- Dự báo tin cậy khi tín hiệu theo dõi nằm trong khoảng ±3 đến ±8,
thông dụng nhất là ±4
- Tín hiệu theo dõi dương cho biết nhu cầu thực tế (D
t
) lớn hơn dự báo
(F

t
) và ngược lại.
- Phạm vi chấp nhận được (dùng đồ thị)
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
10




Tín hiệu theo dõi (THTD)
- Tín hiệu cảnh báo (TS) là đại lượng thể hiện mối quan hệ của tổng giá
trị sai số của dự báo so với giá trị MAD dùng để theo dõi quá trình dự báo này
- THTD = RSFE /MAD
- RSFE (running sum of forecast Error)
RSFE=



 


- Tín hiệu theo dõi càng nhỏ càng tốt
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
11

- Dự báo tin cậy khi tín hiệu theo dõi nằm trong khoảng ±3 đến
±8,thông dụng nhất là ±4
- Tín hiệu theo dõi dương cho biết nhu cầu thực tế lớn hơn dự báo và
ngược lại
1.2. Hoạch định sản xuất

1.2.1. Hoạch định công nghệ.
1.2.1.1. Khái niệm
Hoạch định công nghệ là việc lựa chọn công nghệ phù hợp, xây dựng các kế
hoạch công nghệ chi tiết và lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp với công nghệ đã
được xác định để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ đã được thiết kế.
1.2.1.2. Lựa chọn công nghệ sản xuất sản phẩm theo thiết kế.
Cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Đảm bảo tạo ra (sản xuất) được sản phẩm theo thiết kế.
- Đáp ứng và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng về sản phẩm và
dịch vụ cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã.
- Chi phí để có được công nghệ và chi phí sản xuất theo công nghệ phải
phù hợp với doanh nghiệp.
- Trình độ công nghệ phải phù hợp với trình độ và khả năng cung cấp
các nguồn lực của doanh nghiệp (tài chính, nhân lực, khả năng quản lý công
nghệ,…)
- Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn lao
động.
Sau khi lựa chọn được công nghệ sản xuất phù hợp với các tiêu chí trên, cần
xây dưng phương án công nghệ với các nôi dung chủ yếu sau:
- Tên và các đặc điểm chủ yếu của công nghệ như: quy cách, chất
lượng, công suất, giá thành, vệ sinh công nghệ, điều kiện kỹ thuật, các loại trang
thiết bị,….
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
12

- Nguồn công nghệ và phương thức chuyển giao công nghệ.
- Danh mục trang thiết bị cần thiết để vận hành công nghệ.
- Các bản thiết kế công nghệ.
- Những tác động đến môi trường (môi trường làm việc, môi trường
sinh thái,…) và các biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường.

1.2.1.3. Xác định kế hoạch công nghệ chi tiết.
- Bảng vẽ chi tiết hoặc công thức sản phẩm theo thiết kế.
- Bảng định mức nguyên vật liệu.
- Sơ đồ lắp ráp hay cấu trúc sản phẩm.
- Sơ đồ công nghệ.
- Bảng lịch trình: cho biết thứ tự các sản phẩm, chi tiết hay bộ phận cấu
thành sản phẩm qua các công đoạn.
- Các kế hoạch chi tiết khác ( chu kì sống, thời gian sử dụng,…)
1.2.1.4. Lựa chọn quy trình sản xuất
Có 3 loại quy trình sản xuất:
- Sản xuất đơn chiếc.
- Sản xuất theo lô.
- Sản xuất hàng loạt.
Việc lựa chọn quy trình sản xuất phù hợp dựa vào 2 yếu tố cơ bản là nhu cầu
về số lượng sản phẩm và số lượng loại hình sản phẩm.
1.2.1.5. Lựa chọn thiết bị.
Cần trả lời những câu hỏi sau
a) Khi nào mua thiết bị?
b) Mua những loại thiết bị gì?
c) Yêu cầu khi mua thiết bị?
Cần căn cứ vào việc phân tích các yếu tố liên quan như:
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
13

- Đối với vốn đầu tư ban đầu: Phải chú ý đến các tiêu chí đánh giá như
giá cả, nhà cung cấp, tính thông dụng, vận chuyển, lắp đặt,….
- Đối với yêu cầu khi vận hành: Đơn giản, không quá phức tạp, an toàn,
tiết kiệm,…
- Đối với chất lượng đầu ra: đảm bảo chất lượng cao, đồng đều và ổn
định,…

- Độ linh hoạt
- Nhu cầu khi lắp đặt, chỉnh lý
- Bảo trì, bảo dưỡng và vận hành về mặt kỹ thuật.
- Khả năng thanh lý: xem xét khả năng có thể chuyển đổi mục đích sử
dụng.
- Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu
- Thích ứng với các bộ phận khác trong sản xuất.
1.2.2. Hoạch định công suất.
1.2.2.1. Khái niệm
Hoạch định công suất được hiểu là việc các nhà quản trị sản xuất căn cứ vào
các yếu tố cần thiết để đưa ra kế hoạch đối với sản lượng của quá trình sản xuất.
1.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công suất
- Nhóm các nhân tố thuộc về năng lực sản xuất của doanh nghiệp: công
nghệ và trình độ công nghệ; số lượng, chất lượng máy móc, thiết bị; diện tích mặt
bằng, nhà xưởng,…
- Nhóm các nhân tố thuộc về sản phẩm, dịch vụ: nhu cầu sản phẩm, dịch
vụ của thị trường; cơ cấu, chủng loại, đặc điểm sản phẩm được thiết kế.
- Nhóm các nhân tố thuộc về quản trị sản xuất: lịch trình sản xuất, công
tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ, nhân viên,…
- Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.

1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
14

1.2.2.3. Các bước hoạch định công suất
- Bước 1: Đánh giá công suất hiện có của DN.
- Bước 2: Dự báo nhu cầu công suất.
- Bước 3: So sánh công suất dự báo với công suất hiện có.
- Bước 4: Xây dựng phương án công suất khác nhau.
- Bước 5: Đánh giá các phương án công suất thông qua các chỉ tiêu tài

chính, kinh tế-xã hội và công nghệ.
- Bước 6: Lựa chọn công suất tối ưu.
1.2.2.4. Các phương án hoạch định công suất
a) Sử dụng lý thuyết ra quyết định trong lựa chọn công suất.
- Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn.
- Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn.
- Ra quyết định trong điều kiện rủi ro.
b) Phương pháp phân tích điểm hòa vốn trong lựa chọn công suất.
DN lựa chọn phương pháp này chủ yếu để đưa ra quyết định lựa chọn công
suất trong ngắn hạn.
Công thức:
Q = FC/(P-V)
Trong đó:
Q: khối lượng sản phẩm sản xuất ra.
FC: tổng chi phí cố định hàng năm.
P: giá bán 1 đơn vị sản phẩm.
V: chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm.
c) Phương pháp vận dụng lý thuyết đường cong kinh nghiệm.
Nguyên tắc của mô hình đường cong kinh nghiệm là mỗi lần tăng gấp đôi số
lượng sản phẩm sản xuất, thời gian sản xuất, thời gian lao động cần thiết để sản
xuất đơn vị sản phẩm cuối cùng sẽ giảm đi một tỷ lệ không đổi.
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
15

Hệ số đường cong kinh nghiệm:
P (được gọi là RHO) = (thời gian sx đơn vị sp thứ 2 : thời gian sx đơn vị sp
thứ 1).100%
- Mô hình đường cong kinh nghiệm:
Y=aX
b


- Trong đó:
Y: thời gian sản xuất sản phẩm.
a: thời gian cần thiết để sản xuất ra đơn vị sản phẩm thứ nhất.
X: số lượng sản phẩm
b: hệ số góc của đường cong.
1.2.3. Lựa chọn địa điểm sản xuất
1.2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chọn vùng
- Điều kiện tự nhiên: địa hình, địa chất, thủy văn, khí tượng, tài
nguyên,…
- Điều kiện văn hóa – xã hội: dân số, dân cư, phong tục, tập quán, thói
quen,…
- Điều kiện kinh tế vùng, địa phương: khả năng cung ứng yếu tố đầu
vào cho sản xuất kinh doanh, nguồn cung ứng dịch vụ, nhân lực, tình hình tăng
trưởng kinh tế vùng,…
1.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm
- Điệu kiện giao thông nội vùng.
- Hệ thống cấp thoát nước.
- Hệ thống cung cấp điện và năng lượng.
- Diện tích mặt bằng và khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Tình hình an ninh trật tự.
- Các quy định của chính quyền địa phương
- Yêu cầu bảo vệ môi trường
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
16

1.2.3.3. Các phương pháp xác định địa điểm sản xuất của doanh nghiệp
a) Phương pháp đánh giá theo các nhân tố.
- B1: liệt kê danh mục các nhân tố chủ yếu.
- B2: Xác định trọng số cho từng nhân tố.

- B3: Xác định điểm số cho từng nhân tố theo thang điểm đã lựa chọn.
- B4: Nhân trọng số với điểm số của từng nhân tố.
- B5: Tính tổng điểm cho từng vùng và địa điểm dự định lựa chọn.
- B6: Căn cứ vào tổng điểm để cân nhắc và đưa ra quyết định lựa chọn.
b) Phương pháp phân tích điểm hòa vốn chi phí theo vùng.
- Các giả định để áp dụng phương pháp:
 Chi phí cố định là hằng số trong phạm vi khoảng sản lượng có thể.
 Chi phí biến đổi là tuyến tính trong phạm vi khoảng sản lượng có thể.
 Chỉ phân tích cho 1 loại sản phẩm.
- Cách thức tiến hành:
 B1: Xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi của từng vùng có dự
tính lựa chọn.
 B2: Xác định tổng chi phí của từng vùng theo công thức:
TF
i
= FC
i
+ V
i
(Q).
TF
i
: tổng chi phí liên quan đến địa điểm sản xuất của vùng i.
FC
i
: chi phí cố định.
V
i
(Q): chi phí biến đổi theo sản lượng sản xuất và được tính cho một
đơn vị sản phẩm nhân với sản lượng sản xuất của loại sản phẩm đó.

 B3: Vẽ đường tổng chi phí cho tất cả các vùng có dự định lựa chọn
trên 1 đồ thị.
 B4: Xác định vùng có tổng chi phí thấp nhất ứng với 1 sản lượng sản
xuất dự kiến.
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
17

c) Phương pháp tọa độ trung tâm.
- Là phương pháp sử dụng kỹ thuật toán học để lựa chọn địa điểm đặt
các kho hàng, trung tâm phân phối nhằm tối thiểu hóa chi phí phân phối sản phẩm.
- Phương pháp này tính đến các yếu tố như: vị trí các điểm tiêu thụ
trong khu vực thị trường đầu ra của sản phẩm,….
- Phương pháp này coi chi phí tỷ lệ thuận với khối lượng hàng hóa và
khoảng cách quãng đường vận chuyển.
1.3. Tổ chức sản xuất
1.3.1. Khái niệm, mục đích
- Khái niệm: Là tổng hợp các công việc mà nhà quản trị sản xuất phải
thực hiện để sản xuất ra sản phảm, dịch vụ sau khi đã hạch định sản xuất (dự báo
nhu cầu sản phẩm, thiết kế sản phẩm, hạch định công nghệ, công suất, thiết bị và
địa điểm sản xuất…).
- Mục đích: thiết kế chương trình sản xuất và cung cấp dịch vụ tối ưu,
khai thác và sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, tiết kiệp chi phí sản suất và
nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng cao hiểu quả họa động sản xuất trên cơ sở thỏa
mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
1.3.2. Các nội dung cơ bản của tổ chức sản xuất
1.3.2.1. Bố trí mặt bằng sản xuất
Là quy trình tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt diện tích và không gian sản
xuất đối với các yếu tố máy móc, thiết bị, các khu vực làm việc, các bộ phận phục
vụ sản xuất, cung cấp dịch vụ, đường di chuyển của nghuyên vất liệu, nhiên liệu,
năng lượng, các thành phẩm và bán thành phẩm, đường đi của người lao động…

Bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý sẽ có những tác dụng như:
 Tối thiểu hóa chi phí sản xuất, nhất là chi phí vận chuyển
 Tối ưu hóa sự di chuyển giữa các bộ phận, các nhân viên trong quá
trình làm việc
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
18

 Tạo điều kiện thuận lợi cho tác nghiệp trong quá trình sản xuất và
cung cấp dịch vụ
 Sự dụng có hiệu quả diện tích và không gian sản xuất
 Giảm thiểu những yếu tố có thể gây ách tắc, cản trở quá trình sản xuất
và cung ứng dịch vụ
 Đảm bảo thực hiện tốt các yều cầu về an toàn lao động
 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản
xuất
 Tăng cường tính linh hoạt để thích ứng với những thay đổi của mội
trường hoạt động.
- Bố trí mặt bằng phải đảm bảo các nguyên tắc như: tuẩn thủ các quy
trình công nghệ sản xuất, đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất, đảm bảo an toàn
cho sản xuất và người lao động, sử dụng hiệu quả không gian và diện tích mặt bằng
sản xuất, đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống, loại bỏ các dòng vận động vật chất
ngược chiều nhau trong mặt bằng sản xuất.
- Các hình thức (kiểu) bố trí mặt bằng sản xuất:
 Bố trí mặt bằng sản xuất theo sản phẩm
 Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định
 Bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng công nghệ
- Việc bố trí mặt bằng sản xuất có thể được tiến hành theo các phương
pháp như thiết kế, bố trí theo sản phẩm, thiết kế bố trí theo quá trình.
- Lập lịch trình và điều phối sản xuất
- Sắp xếp thứ tự tối ưu hóa trong sản xuất:

 Là việc nhà sản xuất tiến hành sắp xếp các công việc theo một trình tự
chặt chẽ và khoa học để tiến hành công việc trong điều kiện doanh nghiệp phải
triển khai các công việc khác nhau trong cùng một thời gian nhất định, nhất là khi
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
19

công việc ở những thời kỳ cao điểm, nhằm đảm bảo hoàn thành tốt các công việc
theo đúng thời gian quy định với chất lượng và hiệu quả cao nhất.
 Việc sắp xếp trình tự công việc phải đảm bảo nguyên tắc:
1. Công việc đặt hàng trước thì làm trước
2. Công viêc có thời gian thực hiện ngắn thì làm trước
3. Công việc có thời hạn hoàn thành xớm thì làm trước
4. Công việc có thời hạn thực hiện dài nhất thì làm trước
- Các phương pháp điều phối sản xuất
 Phương pháp biểu đồ Gantt
 Phương pháp PERT/CPM
1.4. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu
1.4.1. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
1.4.1.1. Khái niệm
MRP là hệ thống hoạch định và xây dựng lịch trình về nhu cầu nguyên vật
liệu, chi tiết
- Sản phẩm và linh kiện cho sản xuất trong từng giai đoạn.
- MRP được thiết kế nhằm trả lời các câu hỏi:
 Doanh nghiệp cần những loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận sản
phẩm nào để
 Sản xuất sản phẩm và dịch vụ?
 Số lượng, chủng loại nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm?
 Khi nào cần và khoảng thời gian nào?
 Khi nào đặt hàng?
 Khi nào nhận được hàng?

 v.v
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
20

- Kết quả của MRP là hệ thống kế hoạch chi tiết về các loại nguyên vật
liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm với thời gian biểu cụ thể nhằm cung ứng đúng thời
điểm cần thiết, đáp ứng nhu cầu sản xuất với chi phí nhỏ nhất.
1.4.1.2. Mục tiêu của MRP
MRP có các mục tiêu:
- Giảm thiểu lượng dự trữ nguyên vật liệu
- Giảm thời gian cung ứng và thời gian sản xuất
- Tiết kiệm chi phí cung ứng nguyên vật liệu
- Theo dõi và quản lý tốt nhất toàn bộ hoạt động cung ứng nguyên vật
liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm để phục vụ sản xuất
1.4.1.3. Vai trò của MRP
MRP có vai trò quan trọng trong quản trị sản xuất với các lợi ích cụ thể sau:
- Tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trên cơ sở đáp
ứng nhu cầu nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận sản phẩm để không làm gián đoạn
hoạt động sản xuất, tiết kiệm tối đa chi phí liên quan đến hoạt động cung ứng các
yếu tố của DN
- Nâng cao khả năng sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực như máy
móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động,… của DN
- Đảm bảo cho họat động sản xuất các sản phẩm, dịch vụ được tiến hành
thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn , đáp ứng đứng nhu cầu khách hàng,
qua đó tạo sự thỏa mãn và tin tưởng của khách hàng
- Tạo điều kiện để DN phát huy đầy đủ, đồng bộ, trên cơ sở phối hợp
chặt chẽ giữa các hoạt động, các bộ phận trong quá trình sản xuất của DN.
1.4.1.4. Các bước của quá trình hoạch đinh nguyên vật liệu (Xác định
MRP)
 Bước 1: Phân tích kết cấu sản phẩm

 Bước 2: Tính tổng nhu cầu
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
21

 Bước 3: Tính nhu cầu thực
 Bước 4: Xác định thời gian phát đơn đặt hàng hoặc lệnh sản xuất
1.4.2. Xác định kích thước lô hàng nguyên vật liệu
Có 3 phương pháp xác định kích thước lô hàng nguyên vật liệu:
 Phương pháp mua theo nhu cầu
 Phương pháp đặt hàng cố định theo một số giai đoạn
 Phương pháp mua hàng kinh tế
1.4.3. Các mô hình quản trị dự trữ nguyên vật liệu
1.4.3.1. Kỹ thuật phân tích ABC
Nội dung của kỹ thuật phân tích ABC: là phân chia các loại (chủng loại)
nguyên vật liệu dự trữ phục vụ sản xuất của doanh nghiệp thành 3 nhóm:
- Nhóm A: Bao gồm những nguyên vật liệu dự trữ có giá trị cao, thường
chiếm khoảng 70 – 80% tổng giá trị nguyên vật liệu dự trữ hàng năm của doanh
nghiệp, trong khi về số lượng chủng loại chỉ chiếm khoảng 15% tổng số chủng loại
nguyên vật liệu dự trữ.
- Nhóm B: Bao gồm những nguyên vật liệu dự trữ có giá trị ở mức trung
bình, thường chiếm khoảng 15-20% tổng giá trị nguyên vật liệu dự trữ hàng năm
của doanh nghiệp, trong khi số lượng chủng loại chiếm khoảng 30% tổng số chủng
loại nguyên vật liệu dự trữ.
- Nhóm C: Bao gồm những nguyên vật liệu dự trữ có giá trị ở mức thấp,
chỉ vào khoảng 5% trong tổng số trị giá nguyên vật liệu dự trữ hàng năm. Song lại
chiếm tỷ trọng khoảng 55-60% so với tổng số chủng loại nguyên vật liệu dự trữ.
Để thực hiện kỹ thuật phân tích ABC, có thể tiến hành theo quy trình gồm
các bước sau:
Bước 1: Xác định giá trị của từng loại nguyên vật liệu dự trữ
Bước 2: Xác định tình trạng về giá trị và khối lượng của từng loại nguyên vật

liệu dự trữ
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
22

Bước 3: Sắp xếp các loại nguyên vật liệu dự trữ theo thứ tự tỷ trọng giảm
dần về giá trị trên tổng giá trị nguyên vật liệu dự trữ hàng năm
Bước 4: Nhóm các loại nguyên vật liệu dự trữ thành các nhóm ABC (Theo
nguyên lý Pareto)
1.4.3.2. Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ)
Là phương pháp quản lý dự trữ hàng hóa nói chung và nguyên vật liệu nói
riêng trong các doanh nghiệp nhằm khắc phục tình trạng lượng dự trữ (tồn kho) quá
thừa hoặc quá thiếu, gây ứ đọng hoặc làm gián đoạn sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo cho chi phí liên quan quan đến dự trữ là nhỏ nhất.
Mô hình EOQ được đề xuất vào năm 1915 và được áp dụng khá phổ biến trong
thực tế.
 Những giả thiết cơ bản (hay điều kiện áp dụng) của mô hình EOQ.
Việc xây dựng mô hình EOQ trước hết phải chấp nhận các giả thiết (hay điều
kiện) sau:
- Nhu cầu nguyên vật liệu sử dụng trong một giai đoạn phải biết trước
và không đổi theo thời gian.
- Khoảng thời gian từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng (chu kỳ
cung ứng hay khoảng cách giữa 2 lần nhận hàng) là biết trước và không đổi.
- Lượng hàng hóa trong một đơn hàng được thực hiện trong một chuyến
hàng và ở một thời điểm đã định trước (đơn hàng được thực hiện một lần).
- Chỉ xem xét đến hai loại chi phí có liên quan đến dự trữ là chi phí đặt
hàng và chi phí lưu kho.
- Giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu không thay đổi theo lượng mua mỗi
lần (không thay đổi theo quy mô đơn hàng).
- Chi phí lưu kho là tuyến tính theo số lượng hàng tồn kho hay tỷ lệ
thuận với giá mua đơn vị hàng hóa đó.

1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
23

- Không có sự thiếu hụt dự trữ xảy ra nếu như đơn hàng được thực hiện
đúng.
Công thức xác định lượng đặt hàng tối ưu (lượng đặt hàng kinh tế)
EOQ =




Trong đó:
EOQ là lượng đặt hàng kinh tế
D là nhu cầu sản phẩm đặt hàng trong kỳ
S là chi phí đặt hàng cho một đơn hàng
H là chi phí lưu kho một đơn vị dự trữ
Từ công thức trên ta có:
TC =




 





TC là tổng chi phí liên quan đến dự trữ
Q* là lượng đặt hàng tối ưu (EOQ)

1.5. Đánh giá và kiểm soát chất lượng
1.5.1. Khái niệm
- Đánh giá chất lượng : Theo TCVN ISO 9000:2000, đánh giá chất
lượng là sự xem xét độc lập và có hệ thống nhằm xác định xem các hoạt động và
kết quả liên quan đến chất lượng có đáp ứng được các quy định đã đề ra và các quy
định này có được thực hiện một cách hiệu quả và thích hợp để đạt mục tiêu hay
không. Như vậy, đánh giá chất lượng nhằm tìm ra các điểm không phù hợp của một
hệ thống chất lượng, nói cách khác là sự không tuân thủ hoặc chưa đạt được yêu
cầu đã quy định.
- Việc đánh giá chất lượng có thể được thực hiện cho bất kỳ một sản
phẩm, một quá trình hoặc một hệ thống nào đó trong một doanh nghiệp
1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
24

- Đánh giá chất lượng sản phẩm hay dịch vụ có nghĩa là xem xét một
cách kỹ lưỡng các đặc điểm của sản phẩm hay dịch vụ đó để xác định xem nó có
đáp ứng các thông số kỹ thuật đã đặt ra hay không.
- Đánh giá chất lượng quá trình là xem xét một sự vận hành hoặc một
phương thức làm việc so với những tiêu chuẩn hoặc chỉ dẫn quy định để đánh giá
mức độ phù hợp so với tiêu chuẩn đã định và mức độ hiệu lực của các chỉ dẫn
- Đánh giá chất lượng hệ thống là đánh giá chương trình chất lượng hiện
thời nhằm xác định mức độ phù hợp của nó so với các chính sách, các cam kết
trong hợp đồng và các quy định của doanh nghiệp.
1.5.2. Mục đích của đánh giá và kiểm soát chất lượng
- Hệ thống chất lượng của doanh nghiệp phù hợp với những yêu cầu đặt
ra ở mục đích nào ?
- Các chính sách chất lượng của doanh nghiệp đang được triển khai tốt
như thế nào?
- Một hệ thống chất lượng có thể được cải tiến như thế nào ?
- Những quy định về chất lượng được tuân thủ như thế nào ?

- Những thru tục đã thông qua có được thực hiện không ?
- Những hướng dẫn cụ thể có được thực hiện không ?
 Mục đích quan trọng nhất của đánh giá chất lượng là tìm ra những
điểm chưa phù hợp của sản phẩm, quá trình hay hệ thống để khắc phục chứ không
phải là để truy xét trách nhiệm của một ai đó.
1.5.3. Các loại hình đánh giá
Có 3 loại đánh giá: đánh giá chất lượng nội bộ, đánh giá của bên thứ 2, đánh
giá của bên thứ 3. Các loại hình đánh giá được tóm tắt bảng sau:

1456CEMG2911 Quản trị sản xuất Nhóm 4
25


Loại hình đánh
giá
Mục đích
Thực hiện bởi
Bên
trong
Đánh giá chât
lượng nội bộ
Nhằm cung cấp thông tin để
ban giám đốc xem xét, từ đó
đưa ra biện pháp cải tiến hay
hành động phòng ngừa hoặc
khắc phục
Chính doanh
nghiệp
Bên ngoài
Đánh giá của bên

thứ 2
Nhằm xác định doanh
nghiệp có là nhà cung cấp đáng
tin cậy không
Khách hàng
Đánh giá của bên
thứ 3
Để doanh nghiệp đạt chứng chỉ
hoặc để được cấp giấy đăng ký,
hoặc được đánh giá dựa theo
tiêu chuẩn quy định
Cơ quan đánh
giá độc lập
- Đối với đánh giá chât lượng nội bộ, các đánh giá viên có thể là những
người trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì người ta khó có sự khách quan khi đánh
giá chính bộ phận hay phòng ban của mình nên đánh giá viên thường được chọn từ
một công ty tư vấn hay từ các bộ phận, phòng ban khác trong doanh nghiệp
- Đánh giá của bên thứ 2 được thực hiện bởi một tổ chức hoặc doanh
nghiệp ( thường là bên đặt hàng) đối với nhà thầu phụ hoặc nhà cung cấp của mình
nhằm đánh giá xem họ có khả năng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp đặt
hàng không. Những nhà cung cấp đã đạt được chứng nhận tiêu chuẩn lượng sẽ làm
cho khách hàng tin tưởng hơn vì sản phẩm do họ cung cấp được đảm bảo có chất
lượng ổn định
- Đánh giá của bên thứ 3 do một cơ quan chứng nhận độc lập thực hiện
nhằm xác nhận doanh nghiệp được đánh giá có hệ thống chất lượng thỏa mãn các
yêu cầu của tiêu chuẩn tham chiếu không hoặc hệ thống chất lượng này có hỗ trợ
một cách hiệu quả cho việc đạt mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp không. Ở
Việt Nam, cơ quan thực hiện các nghiệp vụ công nhận liên quan tới chất lượng là
Văn phòng Công nhận Chất lượng (BOA), trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

×