Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

ôn tập vận tải và bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.7 KB, 83 trang )

ÔN TẬP VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM
NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI
I. Vận tải biển
1) Cảng biển? Phân loại cảng biển? Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải
đường biển? Chỉ tiêu đánh giá hoạt động của cảng biển?
Cảng biển là nơi ra vào, neo đậu of tàu biển, là nơi phục vụ tàu bè và hang
hóa, là đầ mối giao thong quan trọng.
Cảng biển được phân thành các loại sau đây:
1. Cảng biển loại I: là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô lớn phục vụ
cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng.
Vd: Hải Phòng, Cẩm Phả, Hòn Gai, Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây,
Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Vân Phong, Nha Trang, Ba Ngòi, Hồ Chí Minh,
Vũng Tàu, Đồng Nai và Cần Thơ.
2. Cảng biển loại II: là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho việc
phát triển kinh tế của vùng - địa phương.
Vd: Cảng biển Mũi Chùa(quảng Ninh), Cảng biển Thuận An (TT-Hue), Cảng
biển Quảng Nam, Cảng biển Sa Kỳ (Qug Ngãi), Cảng biển Mỹ Tho,
3. Cảng biển loại III: là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động của
doanh nghiệp.
VD: Cảng biển mỏ Rồng Đôi, Cảng biển mỏ Rạng Đông, Cảng biển mỏ Lan
Tây, Cảng biển mỏ Sư Tử Đen, (toàn ở Vũng Tàu).
Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển
* Các tuyến đường biển
Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt
động chở khách hoặc hàng hoá
* Cảng biển
Là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên tàu và
là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển.
* Phương tiện vận chuyển
Phương tiện vận tải biển chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai loại: tàu buôn và
tàu quân sự.


- Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng
hải. Tàu chở hàng là một loại tàu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tàu buôn.
- Tàu quân sự là những tàu được trang bị khí tài phục vụ cho mục đích
quân sự.
Chỉ tiêu đánh giá hoạt động của cảng biển
Số lượng tàu or tổng dung tix đăng kí or trọng tải toàn phần,ra vào cảng trog 1
năm.  p/a mức nhộn nhịp of cảng.
Số lượng tàu có thể cùng tiến hành xếp dỡ trog cùng 1 thời gian.
Khối lượng hàng xếp dỡ trog 1 năm ->p/a độ lớn, mức hiện đại, năng xuất xếp
dỡ.
Khả năng xếp dỡ hàng háo của cảng( khối lượng từng loại hàng hóa mà cảng
có thể xếp dỡ trong 1 ngày of tàu)-> p/a mức cơ giới hóa , năng lực xếp dỡ.
Khả năng chứa hàng of kho bãi cảng(diện tix m3of kho bãi cảng, bãi
container, trạm giao nhận đóg gói hàng lẻ-> p/a mức dộ lớn of cảng).
Chi phí xếp dỡ hàng hóa, cảng phí, phí lai dắt, hoa tiêu, cầu bến, xếp dỡ
container, -> p/a năng suất lao động, trình độ quản lý.
2)Tàu buôn?Đặc trưng kinh tế kỹ thuật của tàu buôn?Phân loại?
Tàu buôn là táu chở hàng or khách vì mục đích kiếm lời.
Đặc trưng kinh tế kỹ thuật của tàu buôn
*Kích thước của tàu : + chiều dài toàn bộ lạ khoảng cách thẳng góc từ mũi đến
đuôi tàu
+ Chiều dài : giữa 2 đầu đường nổi
+ Chiều rộng :khoảng cách thẳng góc giữa 2 điểm rộng nhất của thành tàu
*Mớm nước :là khoảng cách thẳng góc từ đáy tàu lên mặt nước là 1 đại lượng
không đổi
+ Mớm nước tối đa : là mớm nước khi tàu chở đầy hàng và an toàn
+ mớm nước tối thểu : là mớm nước khi tàu không chở hàng còn gọi là mớm
nước cấu tạo
* Trọng lượng tàu = trọng lượng của khối nước bị phần chìm của tàu chiếm
chỗ (tấn dài) được chia làm 2 loại :

+ Trọng lượng nhẹ :trọng lượng của tàu chưa chở hàng ,bao gồm trọng lượng
của vỏ tàu, trọng lượng nước nồi hơi
+ Trọng lượng nặng: trọng lượng tàu khi chở hàng =trọng lượng nhẹ + trọng
lượng hàng hóatàu có thể chở được ở mớm nước tối đa
* Trọng tải của tàu : là sức chở của tàu (tấn ) và cũng được chia làm 2 loại:
+ trọng tải toàn phần (Vd: tổng trọng of nước, thực phẩm, hàng hóa, )= trọng
tải chở đầy hàng - trọng tải tàu không hàng
+ trọng tải tịnh (trọng tải thực dụng ) là trọng tải hàng hóa TMQT mà tàu có
thể chở được
Trọng tải tịnh < trọng tải toàn phần 10 đến 20 %
* Dung tích chứa hàng của tàu : khả năng xếp các loại hàng khác nhau của tàu
- Dung tích chứa hàng rời :là dung tích chứa hàng của tàu khi chuyên chở các
loại hàng rời
- Dung tích chứa hàng bao kiện : là dung tích chứa hàng của tàu khi chuyên
chở các loại hàng bao kiện
Dung tích rời > 5à10% dung tích hàng bao kiện
* Dung tích đăng ký của tàu :sức chứa của tàu tính bằng đơn vị thể tích hợac
tấn dung tích đăng ký
1 tấn dung tích đăng ký =2,83 m3
- Có 2 loại dung tích đăng ký :
+ dung tích đăng ký toàn phần : thể tích của những khoang trống khép kín trên
tàu bao gồm có khoang chứa hàng ,khoang chứa nước ,buồng máy,khoang chứa
nhiên liệu, phồng ăn ở của các sỹ quan thủy thủ
+ dung tích đăng ký tịnh (dung tích đăng ký thực dụng ) làdung tích đăng ký
các khoang trống để chứa hàng và chỉ tiêu này dùng để tính cả phí hoặc phí khi qua
các kênh đào quốc tế.
* Hệ số xếp hàng của tàu- Coefficient of Loading(CL): mối quan hệ giữa dung
tích chứa hàng của tàu và trọng tải tịnh của tàu CL
= CS/DWCC
=> Cho biết một tấn trọng tải tịnh của tàu tương đương với bao nhiêu đơn vị

dung tích chứa hàng của tàu đó
* Hệ số xếp hàng của hàng- Stowage Factor (SF): mối quan hệ tỷ lệ giữa thể
tích và trọng lượng của hàng khi loại hàng này được xếp trong hầm tàu
- Khi xếp hàng xuống hầm tàu, muốn tận dụng được hết trọng tải và dung tích
của tàu thì nên chọn các mặt hàng thỏa mãn:
X1 + X2 + ….+ Xn = DWCC
X1.SF1 + X2.SF2 + … + Xn.SFn = CS
Trong đó: X1, X2, … , Xn là khối lượng của các mặt hàng
SF1, SF2, … , SFn là hệ số xếp hàng tương ứng của các mặt hàng trên
DWCC là trọng tải tịnh của tàu
CS là dung tích chứa hàng của tàu
• Tàu chuyến là gì? Thuê tàu chuyến là gì? Đặc điểm của phương thức thuê
tàu chuyến? Các phương thức thuê tàu chuyến?
Khái niệm tầu chuyến
Tầu chuyến là tầu không chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định,
không ghé qua những cảng nhất định và không theo một lịch trình định trước.
Thuê tầu chuyến (Voyage) là chủ tầu (Ship-owner) cho người thuê tầu
(Charterer) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tầu để chuyên chở hàng hóa từ cảng
này đến cảng khác. Trong phương thức thuê tầu chuyến, mối quan hệ giữa người
thuê tầu (chủ hàng) với người cho thuê tầu (chủ tầu) được điều chỉnh bằng một văn
bản gọi là hợp đồng thuê tầu chuyến (Voyage charter party) viết tắt là C/P. Hợp
đồng thuê tầu do hai bên thoả thuận ký kết.
Ðặc điểm của tầu chuyến
* Ðối tượng chuyên chở của tầu chuyến: Tầu chuyến thường chuyên chở
những loại hàng có khối lượng lớn, tính chất của hàng hoá chuyên chở tương đối
thuần nhất và thường chở đầy tầu.
* Tầu vận chuyển: Tầu vận chuyển theo phương thức chuyến thường có cấu
tạo một boong, miệng hầm lớn để thuận tiện cho việc bốc hàng.
* Ðiều kiện chuyên chở: Khác với tầu chợ, đối với tầu chuyến, điều kiện
chuyên chở, cước phí, chi phí dỡ hàng hoá lên xuống …. được quy định cụ thể

trong hợp đồng thuê tầu do người thuê và người cho thuê thoả thuận.
* Cước phí: cước tầu chuyến do người thuê và người cho thuê thoả thuận đưa
vào hợp đồng, nó có thể bao gồm cả chi phí xếp dỡ hoặc không tuỳ quy định. Cước
tầu chuyến thườngbiến động hơn cước tầu chợ
* Thị trường tầu chuyến: Thị trường tầu chuyến thường được người ta chia ra
làm các thị trường khu vực căn cứ vào phạm vi hoạt động của tầu.
các phương thức thuê tầu chuyến
- Thuê tàu chuyến một (Single Voyage/Single Trip): là việc thuê tàu để
chuyên chở một lô hàng giữa hai cảng. Sau khi hàng được giao đến người nhận ở
cảng đến thì hợp đồng thuê tàu chuyến hết hiệu lực.
- Thuê tàu chuyến khứ hồi (Round Voyage): với hình thức này chủ hàng thuê
tàu chuyên chở hàng hoá từ cảng này đến cảng khác rồi lại chuyên chở hàng ngược
lại cảng ban đầu hoặc cảng lân cận theo cùng một hợp đồng thuê tàu.
- Thuê chuyến liên tục (Consecutive Voyage): với hình thức này chủ hàng
thuê tàu chuyên chở hàng hoá liên tục trong một khoảng thời gian nhất định. Chủ
hàng dùng hình thức này khi có khối lượng hàng hoá lớn, nhu cầu chuyên chở hàng
thường xuyên.
- Thuê tàu theo hợp đồng có khối lượng lớn hàng hóa: các chủ tàu có khối
lượng hàng lớn, X-NK trên 1 tuyến đường cố định, thường kí với chủ tàu để thuê
chuyên chở 1 số chuyến nhất định trog 1 năm hay 1 khối lướng hang hóa nhất định
trên 1 tuyến đường trog 1 thời gian nhất định. Giá cước trog trường hợp này rẻ hơn
giá thị trường.
2) Tàu chợ là gì? Đặc điểm của tàu chợ? Khi nào thì nên thuê tàu chợ?
a. Khái niệm tầu chợ
Tầu chợ là tầu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua
những cảng nhất định theo lịch trình định trước.
Tầu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định nên người ta còn gọi là tậu định
tuyến. Lịch chạy tầu thường được các hãng tầu công bố trên các phương tiện thông
tin đại chúng để phục vụ khách hàng.
b. Ðặc điểm tầu chợ

Căn cứ vào hoạt động của tầu chợ, chúng ta có thể rít ra những đặc điểm cơ
bản của tầu chợ như sau:
* Tầu chợ thường chở hàng bách hoá có khối lượng nhỏ.
* Cước phí thường gồm chi phí xếp dỡ hang hóa và được tính toán theo biểu
cước.
* Ðiều kiện chuyên chở do các hãng tầu quy định và in sẵn trên vận đơn
đường biển để phát hành cho người gửi hàng.
Khi nào thì nên thuê tàu chợ? Khi chủ hàng có hàng bách hóa, số lượng tùy ý
và cảng xếp dỡ nằm trog lịch trình of tàu.
3)Hợp đồng thuê tàu mẫu là gì ? Tại sao phải dùng hợp đồng thuê tàu
mẫu? Có những loại hợp đồng thuê tàu mẫu nào
Hợp đồng thuê tàu chuyến là kết quả của một quá trình đàm phán, thương
lượng giữ hai bên rồi được ghi chép lại thành văn bản.
Mỗi lần ký hợp đồng là một lần đàm phán, nên để tiết kiệm thời gian và cũng
để chuẩn hoá các hợp đồng đã được các bên thực hiện, công nhận là tốt trong thời
gian dài, và cũng để giảm các tranh chấp, các tổ chức hàng hải quốc gia, quốc tế,
các tổ chức luật pháp đã soạn thảo các hợp đồng mẫu dựa trên các hợp đồng đã nói
ở trên và khuyên các nhà kinh doanh nên dùng trong nghiệp vụ thuê tàu chuyến .
Có những loại hợp đồng thuê tàu mẫu nào
+ Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến mang tính tổng hợp : Như các mẫu
GENCON dùng để thuê tàu chuyến chở các loại hàng bách hoá, Mẫu SCANCON
+ Mẫu hợp đồng mang tính chuyên dụng dùng để chuyên chở các loại hàng
hoá có khối lượng lớn như : Than , Quặng , Xi măng ,Ngũ cốc trên các tuyến,
luồng hàng nhất định như : Mẫu NORGRAIN dùng để thuê chở ngũ cốc, Mẫu
SOVCOAL để chở than, Mẫu CUBASUGAR để thuê chở đường .
4) Giải thích về một số điều khoản trong hợp đồng thuê tàu chuyến:
* Chủ thể của hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng thuê tầu chuyến bao gồm: chủ
tầu (hoặc người chuyên chở) và người thuê tầu (người xuất khẩu hoặc người nhập
khẩu).
Trong hợp đồng thuê tầu cần ghi rõ tên, địa chỉ của các bên. Những đại lý

hoặc người môi giới là người được uỷ thác để ký hợp đồng thuê tầu thì phải ghi rõ ở
cuối hợp đồng chữ “chỉ là đại lý – as Agent Only” mục đích để xác định tư cách của
người ký hợp đồng.
* Ðiều khoản về tầu
Kể các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của tàu : trọng tải toàn phần, dung tích đăng
kí toàn phần và tịnh, dung tích chứa hàng rời và hàng bao kiện, mớn nước, chiều
dài+ngang of tàu, tốc độ tàu, cấu trúc tàu, số lượng cần cẩu và sức nâng, vị trí of
tàu….
Ngoài ra cần lưu ý những thông tin gì về tàu ? : tên tầu, quốc tịch tầu, năm
đóng, nơi đóng, treo cờ nước nào, … Và yêu cầu tàu phải có bảo hiểm trách nhiệm.
Điều khoản thời gian tàu vào cảng làm hàng. ETA là gì NOR là gì?
* Ðiều khoản về thời gian tàu đến cảng xếp hàng
Là thời gian tàu phải đến cảng xếp hàng nhận hàng để chuyên chở theo quy
định.
Như vậy ở điều khoản này chủ tàu phải có trách nhiệm điều tàu đến cảng xếp
hàng đúng thời gian quy định trong tư thế sẵn sàng nhận hàng để xếp. Có nhiều
cách quy định thời gian tàu đến cảng xếp hàng như: quy định cụ thể, quy định
khoảng hoặc quy định sau.
Trường hợp tàu đến trước thời gian quy định, người thuê tàu không nhất thiết
phải giao hàng, nhưng nếu giao hàng thời gian sẽ tính vào thời gian làm hàng,
ngược lại tàu đến mà chưa có hàng để giao thì số ngày tàu phải chờ đợi sẽ tính vào
thời gian làm hàng. Khi ký hợp đồng, tàu được thuê đang ở gần cảng xếp hàng, hai
bên có thể thoả thuận theo các điều khoản sau:
Prompt: Nghĩa là tàu sẽ đến cảng xếp hàng vài ba ngày sau khi ký hợp đồng.
Promptismo: Nghĩa là tàu sẽ xếp hàng ngay trong ngày ký hợp đồng.
Spot promt: Nghĩa là tàu sẽ xếp hàng ngay một vài giờ sau khi ký hợp đồng.
Chủ tàu phải thông báo cho người thuê tàu biết dự kiến thời gian tàu đến cảng
xếp hàng (extimated time of arrival- ETA)
+ Ngày huỷ hợp đồng:
Ngày huỷ hợp đồng thường là ngày cuối cùng của thời gian tàu phải đến cảng

xếp hàng.Cũng có trường hợp người ta quy định ngày huỷ hợp đồng muộn hơn một
chút.
Về mặt pháp lý việc tàu đến muộn là vi phạm hợp đồng, mọi chi phí đưa tàu
đến cảng xếp hàng là chủ tàu phải tự gánh chịu. Song thực tế không phải tàu đến
muộn là người thuê tàu huỷ hợp đồng, việc huỷ hợp đồng hay không người ta còn
căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
Expected (estimated) time arrival (ETA) Thời gian dự kiến hoặc ước đoán tàu
đến. Dùng để thông báo cho bên hữu quan biết thời gian dự kiến tàu sẽ đến cảng chỉ
định
NOR(notice of readiness):thông báo tàu đã sẵn sàng làm hàng. Tác dụng là Để
tàu có thể xếp dỡ hàng, tức là bắt đầu tính thời hạn làm hàng (laytime) theo hợp
đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter party) có qui định về thời hạn làm
hàng
- Tàu vào cảng và sẵn sàng xếp dỡ thì phải thỏa mãn điều kiện gì?Thỏa mãn 3
đk:
Đã đến vùng thương mại của cảng (đã neo đậu ở khu vực vẫn thường xếp dỡ
hàng hay khu vực tàu vẫn thường chờ cầu), nếu hđồng không qui định tàu phải cập
một cầu cụ thể, gọi là hđ cảng hoặc tàu đã cập cầu qui định, nếu hđồng quy định tàu
phải cập một cầu cụ thể, gọi là hđ bến
Sẵn sàng xếp dỡ về mọi mặt
NOR đc trao cho người thuê tàu hay người nhận hàng một cách thích hợp
Điều khoản về cảng? Ai có nghĩa vụ phải chỉ định cảng Cảng phải thỏa mãn
điều kiện gì
Đ khoản về cảng
Tùy theo yêu cầu của người thuê tàu, cảng xếp dỡ có thể là một hay nhiều
cảng và có thể xếp dỡ tại một hay nhiều cầu cụ thể trong cảng.
Hđ phải ghi rõ tên cảng xếp, cảng dỡ và tên cầu cụ thể(nếu có)
Trong TH phải xếp dỡ tại nhiều cảng, nhiều cầu thì phải qui định thứ tự xếp
dỡ của cảng, các cầu và chi phí di chuyển cầu do ai chịu.
Cảng phải thỏa mãn:

Cầu, cảng có độ sâu (mớn nc) thích hợp để tàu ra vào, neo đậu an toàn và luôn
đậu nổi hoặc chạm đất mà vẫn an toàn
An toàn về chính trị (k có chiến tranh, nếu có chủ tàu k chịu trách nhiệm về
thiệt hại do chiến tranh gây ra)
Ngày hủy hợp đồng là ngày nào? Điều kiện hủy hợp đồng khi tàu đến cảng
muốn được quy định thế nào trong hợp đồng GENCON 1994?
Ngay hủy hợp đồng
Đó là ngày cuối cùng tàu phải có mặt ở cảng
Điều kiện hủy hợp đồng khi tàu đến cảng muốn được quy định thế nào
trong hợp đồng GENCON 1994
a. Nếu tàu chưa sẵn sàng để xếp (dù đã cập cầu hay chưa) vào ngày huỷ hợp
đồng được ghi trong mục 21, Người thuê tàu sẽ có quyền huỷ ngang hợp đồng này.
b. Nếu Chủ tàu lường trước việc tàu có thể sẽ chưa sẵn sàng xếp hàng vào
ngày huỷ hợp đồng, dù đã mẫn cán hợp lý, thì họ ngay lập tức phải thông báo cho
Người thuê tàu và đưa ra mốc sẵn sàng mới, đồng thời yêu cầu Người thuê tàu xác
nhận sẽ thực hiện quyền huỷ hợp đồng hay chấp nhận ngày huỷ hợp đồng mới.
eNgười thuê phải thông báo quyết định của mình trong vòng 48 tiếng sau khi
nhận được thông báo của Chủ tàu. Nếu họ không thực hiện quyền huỷ hợp đồng, thì
hợp đồng này được xem như đã sửa đổi với thời điểm huỷ hợp đồng mới sẽ là 7
ngày sau thời điểm sẵn sàng làm hàng mà chủ tàu đã ghi trong thông báo.
Mục (b) của điều khoản này sẽ chỉ thực hiện một lần, và nếu tàu tiếp tục chậm
chễ, Người thuê tàu sẽ có quyền huỷ hợp đồng theo mục (a) của điều khoản này.
Chủ tàu gửi ETA thông báo tàu vào muộn 2 ngày so với thời gian quy định.
Người thuê tàu phải làm gi?Có 2 cách :
C 1 :Thông báo hủy hđồng cho chủ tàu trong vòng 48 tiếng kể từ khi nhận
ETA
C2 : Nếu thấy ko cần thiết phải hủy hđồng thì người thuê tàu có thể thỏa
thuận tiếp tục hđồng nhưng với giá cước thấp hơn nếu thấy giá cước trên thị trường
thuê tàu có xu hướng hạ
Điều khoản về hàng hóa được quy định như thế nào?

Ghi rõ tên hàng, loại bao bì, ký mã hiệu, trọng lượng, số lượng, tính chất nguy
hiểm (nếu có)
Số lượng, trọng lượng ko nên quy định cứng nhắc mà phải thỏa thuận một tỷ
lệ dung sai nhất định, thường do thuyền trưởng qui định khi xếp hàng lên tàu
Hđồng cũng có thể qđịnh một khối lượng hàng tối đa, tối thiểu
Thời gian làm hàng là gi? Được quy định thế nào?
Thời gian làm hàng là gi?
Là khoảng thời gian xếp dỡ hàng do 2 bên thỏa thuận trong hđồng dành cho
việc xếp hàng tại cảng xếp và dỡ hàng tại cảng dỡ
Nếu người thuê tàu tiến hành xếp dỡ hàng nhanh hơn th gian qui định thì chủ
tàu sẽ thưởng một khoản tiền, ngược lại nếu xếp dỡ chậm hơn thì bi phạt một khoản
tiền.
Được quy định thế nào?
Phải q đinh rõ ràng có thể xác định : số ngày, giờ cho việc xếp dỡ, những th
gian nào ko tính vào th gian làm hàng, mốc tính th gian làm hàng, nếu khi trao NOR
mà tàu chưa vào cảng, vào cầu, chưa làm xong thủ tục Hải quan, vệ sinh y tế thì có
bắt đầu tính th gian làm hàng hay ko ?
Thế nào là WIBON, WIPON, WIFON, WICCON
Về v đề thời gian làm hàng có bắt đầu tính hay k. nếu NOR đã đc trao mà tàu
chưa vào carmg, chưa vào cầu, chưa làm xong thủ tục Hải quan, vệ sinh, y tế thì
chủ tàu thường yêu cầu qui định hoặc đã qui định trong hợp đồng là :
WIPON ( whether in Port or Not) : thời gian làm hàng cứ tính, dù tàu có vào
cảng hay chưa
WIBON (whether in Berth or Not) : thời gian làm hàng cứ tính, dù tàu có cập
cầu hay chưa
WICCON (Whether in Customs Cleared or Not ) : thời gian làm hàng cứ tính,
dù tàu đã làm thủ tục hải quan hay chưa
WIFON Whether in free practique or not: : thời gian làm hàng cứ tính, dù đã
qua kiểm dịch hay chưa
Điều khoản về thanh toán cước phí quy định những nội dung gì? thế nào là

cước phí trả trước, thế nào là cước phí trả sau ? Với những điều kiện nào của
Incoterms 2000 phải trả cước phí trước ? Điều kiện nào nào có thể thỏa thuận
cước phí trả sau? Tại sao?
Điều khoản về thanh toán cước phí quy định những nội dung gì?
Mức giá cước ( q định mức giá và phường thức thanh toán tiền cước, đồng tiền
tính cước, đv tính cước). Mức giá cước tịnh theo trọng lượng nếu là hàng nặng, theo
thể tích nếu là hàng nhẹ hay theo kiểu thuê bao cho cả chuyến tàu. Mức giá tính
cước có gồm chi phí xếp, dỡ, cào sang hay ko
Trọng lượng, khối lượng tính cước : có thể là trọng lượng lúc nhận hàng hay là
lúc nhận hàng
Th toán tiền cước : trả trc, trả sau, trả tr một phần và trả sau một phần
thế nào là cước phí trả trước, thế nào là cước phí trả sau
Cước phí trả trc là trả tại cảng xếp hàng, sau khi ký vận đơn một số ngày
Cước phí trả sau là trả tại cảng đến. Thời điểm trả có thể trả khi bắt đầu dỡ
hàng, trả đồng thời với việc dỡ hàng hay trả sau khi dỡ hàng xong hay trả sau khi
giao hàng xong
Với những điều kiện nào của Incoterms 2000 phải trả cước phí trước ? Điều
kiện nào nào có thể thỏa thuận cước phí trả sau? Tại sao?
Cước phí trả trc : nhóm C, D vì quyền vận tải thuộc về người bán
Cước phí trả sau : nhóm E, F vì quyền vận tải thuộc về người mua
Tại sao trong hợp đồng thuê tàu chuyến cần quy định về chi phí xếp dỡ? FI ?
FO, FIO, Liner terms là gì? Khi thuê tàu nên quy định thế nào?
Tại sao trong hợp đồng thuê tàu chuyến cần quy định về chi phí xếp dỡ?
Vì trong hđồng thuê tàu chuyến, chủ tàu và người thuê tàu có thê thỏa thuận
phân chia chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng đi và dỡ hàng khỏi tàu ở cảng đến để xem
ai là người chịu chi phí này, để nói rõ mức giá cước có gồm chi phí xếp dỡ hay ko
FI ? FO, FIO, Liner terms là gì?
FI : đk miễn xếp hàng : chủ tàu đc miễn trách nhiệm và ch phí xếp hàng lên
tàu ở cảng đi nhưng phải chịu trách nhiệm và ch phí dỡ hàng khỏi tàu ở cảng đến.
Ng thuê tàu chịu trách nhiệm và ch phí xếp hàng lên tàu ở cảng đi.

FO : đk miễn dỡ hàng : chủ tàu đc miễn trách nhiệm và ch phí dỡ hàng khỏi
tàu ở cảng đến nhưng phải chịu trách nhiệm và ch phí xếp hàng lên tàu ở cảng đi.
Ng thuê tàu chịu trách nhiệm và ch phí dỡ hàng khỏi tàu ở cảng đến
FIO : đk miễn xếp dỡ : chủ tàu đc miễn trách nhiệm và ch phí về việc xếp
hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu. Ch phí xếp dỡ do người thuê tàu chịu
Liner terms : đk tàu chợ : chủ tàu phải chịu trách nhiệm và ch phí về việc xếp
hàng lên tàu, sắp xếp hàng trong hầm tàu, chèn lót và dỡ hàng
Khi thuê tàu nên quy định thế nào?
Nếu có ch phí xếp hàng ( hàng bao kiện) và ch phí cào san (hàng rời) trong
hầm tàu thì phải qui định do ai chịu. Nếu miễn cho tàu thì thêm chữ S hoặc chữ T
sau FI, FO, FIO để trở thành FIS, FOS, FIOT. Các thuật ngữ này trong hđồng thuê
tàu chuyến thường đi kèm với các mức giá cước để nói rõ mức giá cước đó có gồm
ch phí xếp dỡ hay ko. Các thuật ngữ nói trên (FI, FO, FIO) chỉ rõ mối quan hệ giữa
chủ tàu và người thuê tàu vể việc xếp dỡ hàng, chứ ko phải giữa người mua và
người bán.
Thời gian làm hàng là gì ? Có những cách quy định về thời gian làm hàng thế
nào?
Giải thích cách hiểu về Running day- Working day- Working Day of 24
hours- Working Day of 24 consecutive hours- Weather Working Day- trong hợp
đồng thuê tàu chuyến
Thời gian làm hàng là gì ?
Là khoảng thời gian xếp dỡ hàng do 2 bên thỏa thuận trong hđồng dành cho
việc xếp hàng tại cảng xếp và dỡ hàng tại cảng dỡ
Nếu người thuê tàu tiến hành xếp dỡ hàng nhanh hơn th gian qui định thì chủ
tàu sẽ thưởng một khoản tiền, ngược lại nếu xếp dỡ chậm hơn thì bi phạt một khoản
tiền.
Có những cách quy định về thời gian làm hàng thế nào
Qy định một ngày cụ thể cho việc xếp, dỡ hay cả xếp và dỡ
Quy định mức xếp dỡ đối với hàng hóa : đ/v hàng rời như than, quặng, xi
măng, phân bón

(tùy theo năng suất xếp, dỡ của cảng)
Giải thích cách hiểu về Running day- Working day- Working Day of 24
hours- Working Day of 24 consecutive hours- Weather Working Day- trong hợp
đồng thuê tàu chuyến
Running day : ngày theo lịch.
Working day : ngày làm việc tại cảng có liên quan, do đó ko bao gồm chủ nhật
và các ngày lễ chính thức tại cảng đó. Ngày làm việc là ngay 24 tiếng, tính từ nửa
đêm hôm trước đến nửa đêm hôm sau, dù việc xếp dỡ có tiến hành suốt 24 tiếng hay
ko
Working day of 24 hours : ngày làm việc 24 tiếng (cứ đủ 24 tiếng làm việc thì
tính một ngày, dù phải mất nhiều ngày làm việc mới đủ 24 tiếng
Working day of 24 consecutive hours : ngày làm việc 24 tiếng liên tục (cứ 24
tiếng làm việc liên tục thì tính một ngày, kể cả ngày hay đêm)
Weather working days : là ngày làm việc thời tiết tốt, tức là ngày làm việc mà
thời tiết ko ảnh hưởng đến việc xếp dỡ. Nếu trong ngay làm việc mà một số giở thời
tiết xấu như mưa, bão ko xếp dỡ đc thì ko tính những giờ đó.
WWDSHEX: weather working day, Sunday, holiday excluded: chủ nhật và
ngày lễ không tính.
WWDSHInc: Weather working day, Sunday, Holiday included: chủ nhật và
ngày lễ có tính (hàng hóa được xếp dỡ trong vòng ngày thời tiết tốt kể cả chủ nhật
và ngày lễ)
WWDSHEXUU: weather working day, Sunday, holiday excluded unless used:
chủ nhật và ngày lễ không tính trừ khi có làm (là nếu xếp dỡ hàng vào ngày chủ
nhật và ngày lễ thì sẽ tính, nếu không làm thì không tính)
WWDSHEXEU: weather working day, Sunday, holiday excluded even if
used: chủ nhật và ngày lễ không tính, dù có làm hay không.
Quy định theo định mức xếp dỡ: áp dụng cho mặt hàng rời, khối lượng lớn
như than, quặng, xi măng, phan bón mức xếp dỡ có thể quy định cho toàn tàu
trong một ngày (VD: 2000MT/tàu/ngày) hoặc số máng/cẩu hoạt động trong một
ngày.

Quy định theo tập quán: quy định hàng hóa xếp dỡ theo tập quán của cảng
hoặc bằng những từ ngữ chung chung (như: càng nhanh càng tốt, nhanh như tàu có
thể nhận và giao, theo tập quán của cảng) (không quy định số ngày xếp dỡ hoặc
mức xếp dỡ, không có vấn đề thưởng phạt nữa.)
+Khả năng xếp dỡ
Khi nào thì có thể quy định thời gian làm hàng chung cho cả thời gian xếp –
thời gian dỡ? Khi nào thì quy định riêng? Tại sao?
Mốc tính thời gian làm hàng trong hợp đồng thuê tàu chuyến là: sau một vài
ngày hoặc sau một vài giờ khi thông báo sẵn sàng xếp dỡ hàng được (NOR) được
trao và chấp nhận (thùy theo quy định của hợp đồng).
Hợp đồng GENCON 194 quy định về mốc tính thời gian làm hàng:
+ NOR được trao trước 12h của ngày làm việc: thời gian xếp dỡ hàng tính từ
13h
+ Trong giờ làm việc buổi chiều: tính từ 6h của ngày làm việc đầu tiên sau
ngày NOR được trao và chấp nhận.
Phạt xếp dỡ là khi người thuê tàu xếp dỡ hàng hóa muộn hơn thời gian quy
định của hợp đồng thì người thuê tàu sẽ bị chủ tàu phạt một khoản tiền xép dỡ
chậm.
+ Nguyên tắc phạt: Khi đã bị phạt thì luôn bị phạt, nghĩa là khi thờ gian xếp
dỡ đã hết và đã bị phạt thì tát cả những ngày sau đó đều bị phạt, dù đó là ngày làm
việc, chủ nhật, ngày lễ, trừ khi có quy định rõ ràng là không phạt và ngày lễ và chủ
nhật.
+ Người thuê tàu trả tiền phạt cho chủ tàu.
+ Nếu điều kiện giao hàng FOB và thời gian làm hàng vượt quá thời gian cho
phép thì người nộp phạt là người bán.
Thưởng xếp dỡ hàng là nếu người thuê tàu hoàn thành việc xếp dỡ hàng sớm
hơn quy định thì sẽ được chủ tàu thưởng một khoản tiền.
+ Nguyên tắc thưởng: trong hợp đồng cần ghi rõ là thưởng cho thời gian nào:
toàn bộ thời gian tiết kiệm được hay chỉ thời gian làm việc tiết kiệm được.
+ Chủ tàu trả tiền thưởng xếp dỡ cho người thuê tàu

Cách tính thưởng phạt xếp dỡ:
Điều khoản (bộ luật) ISM: là bộ luật Quản lý an toàn quốc tế, được soạn thảo
để đảm bảo an toàn hàng hải và phong ngừa ô nhiễm môi trường do tàu biển gây ra.
(Các chủ tàu phải xây dựng các nọi quy, quy trình, quy phạm khai thác, quản lý tàu
và thuyền viên, đề ra nhiệm vụ rõ ràng cho từng người, những thao tác cụ thể khi có
tai nạn và sự cố xảy ra dưới dạng văn bản pháp quy của toàn công ty.)
Điều khoản về tổn thất chung: là thông báo bằng văn bản của người nhận
hàng, nói rõ tình trạng tổn thất của hàng hóa, gửi cho ngươi fhcuyeen chở trong thời
gian quy định để bao lưu quyền khiếu nại với người chuyên chở.
+ tổn thất rõ rệt: tổn thất có thể nhìn thấy được, việc thông báo tổn thất được
thực hiện bằng biên bản dỡ hàng do cảng và người nhận lập. Biên bản phải lập
trong thời hạn: trước hoặc trong lúc giao hàng, hoặc không muộn hơn ngày làm việc
sau ngày giao hàng.
+ Tổn thất không rõ rệt: thông báo tổn thất bằng Thư dự kháng cho người
chuyên chở trong thời hạn: 3 ngày kể từ ngày giao hàng hoawcj15 ngày liên tục kể
từ ngày giao hàng.
Điều khoản hai tàu đâm và cùng có lỗi: Nếu tàu này đâm va vào với con tàu
khác do hậu quả của sự bất cẩn của con tàu kia và do hành vi sơ suất, sai sót trong
hành hải hay quản lý tàu của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu, hay người làm
thuê cho Chủ tàu, chủ hàng trên tàu này sẽ cam kết miễn trách nhiệm cho Chủ tàu
đối với tất cả các tổn thất hoặc trách nhiệm đối với tàu kia hoặc chủ con tàu ấy,
trong chừng mực những tổn thất và trách nhiệm này tương ứng với tổn thất, thiệt
hại, hay khiếu nại đã được bên thứ ba, tàu kia hoặc chủ con tàu đó trả hoặc cam kết
trả cho chủ hàng này, đồng thời đã được tàu hoặc chủ tàu kia giải quyết, khấu trừ,
bồi hoàn như là một phần trong khiếu nại của chủ tàu ấy đối với tàu hoặc chủ tàu
này.
Các điều khoản nói trên cũng sẽ áp dụng khi lỗi liên quan đến vụ đâm va
thuộc về chủ tàu, người khai thác, hay người quản lý của tàu hoặc đối tượng bị đâm
va.
Điều khoản về đình công, chiến trang, bất khả kháng: Người chuyên chở và

tàu không chịu trách nhiệm
Điều khoản về nguồn luật điều chỉnh và địa điểm giải quyết tranh chấp:
+ Nguồn luật điều chỉnh: xét xử tại Luân Đôn theo luật Anh, tại New York
theo luật Mỹ, hoặc xét xử tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài quốc tế theo luật Việt
Nam.
+ Địa điểm giải quyết tranh chấp:
Bằng tòa án:
Nơi kinh doanh của bên bị hay nơi cư trú thường xuyên của bên bị, hoặc,
Nơi ký kết hợp đồng, với điều kiện là tại đó bên bị có trụ sở kinh doanh, chi
nhánh hay đại lý qua đó hợp đồng được ký kết, hoặc
Cảng xếp hay cảng dỡ, hoặc
Bất kỳ một địa điểm bổ sung nào do hợp đồng quy định
Bằng trọng tài:
Một địa điểm trong một nước mà trên lãnh thổ của nước đó có: nơi kinh doanh
chính của bên bị hay nơi cư trú thường xuyên của bên bị, hoặc nơi ký kết hợp đồng,
với điều kiện là tại đó bên bị có trụ sở kinh doanh, chi nhánh hay đại lý qua đó hợp
đồng được ký kết, hoặc cảng xếp hàng hay cảng dỡ hàng.
Bất kỳ mọt địa điểm nào điều khoản Trọng tài hay thỏa thuận cho mục đích
trên quy định.
5.Thuê tàu định hạn:
Khái niệm: Thuê tàu định hạn (Time Charter) là chủ tàu (Ship-owner) cho
người thuêtàu (Charterer) thuê toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hóa trong một
khoảng thời gian và trong một hoặc nhiều vùng khai thác nhất định, tàu cho thuê
định hạn thì chủ tàu mất quyền kiểm soát trong việc điều động và khai thác hàng
hóa nhưng vẫn trực tiếp quản lý và trả lương cho đội thuyền viên. Trong phương
thức thuê tàu định hạn, mối quan hệ giữa người thuê tàu với người chủtàu được điều
chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp đồng thuê tàu định hạn (Time charter) viết tắt là
T/C.
Các phương thức thuê tàu định hạn:
-Thuê toàn bộ: tức là thuê toàn bộ con tàu cùng thuyền bộ (Thuyền trưởng, sĩ

quan, thủy thủ). Trong hình thức này có 2 cách:
+Thuê theo thời hạn: thuê tàu trong một thời gian, có thể là 6 tháng, 1 năm,
nhiều năm…
+Thuê định hạn chuyến: thuê kiểu định hạn, nhưng chỉ 1 chuyến.
-Thuê định hạn trơn: Chủ tàu cho người thuê tàu thuê con tàu mà không có
thuyền bộ. Trong trường hợp này, người thuê tàu phải biên chế đủ thuyền bộ mới có
thể khai thác được con tàu.
So sánh sự khác biệt giữa phương thức thuê tàu chuyến và thuê tàu định hạn :
Tàu chuyến
Voyage Charter
-Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong thuê tàu chuyến là hợp
đồng thuê tàu chuyến và vận đơn đường biển.
-Người thuê tàu có thể tự do thỏa thuận, mặc cả về các điều kiện chuyên chở
và giá cước trong hợp đồng thuê tàu.
-Giá cước có thể gồm cả chi phí xếp dỡ hoặc không là do thỏa thuận của 2
bên. Giá cước được tính theo trọng lượng hàng, thể tích hàng hoặc giá thuê bao cho
1 chuyến.
-Chủ tàu có thể là người chuyên chở hoặc không.
Tàu định hạn
Time Charter
-Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên trong thuê tàu định hạn là hợp
đồng thuê tàu định hạn. HĐ thuê tàu định hạn mang tính chất là 1 hợp đồng tài sản
được ký kết giữa chủ tàu và người thuê tàu.
-Người thuê tàu phải trả cho chủ tàu tiền thuê (Hire), chứ không phải tiền cước
(Freight). Tiền thuê tàu được tính theo ngày/tháng cho toàn bộ tàu hoặc theo 1 đơn
vị trọng tải hay dung tích của tàu. Ngoài tiền thuê tàu, người thuê tàu còn phải chịu
các chi phí hoạt động của con tàu như: nhiên liệu, nước ngọt, cảng phí, đại lý, hoa
hồng môi giới vật liệu chèn lót…
-Chủ tàu không đóng vai trò là người chuyên chở. Người thuê tàu đóng vai trò
là người chuyên chở.

IV. Vận đơn đường biển:
-Khái niệm: Vận đơn đường biển (Bill of Lading, Ocean Bill of Lading) là
chứng từ chuyên chở hàng hóa do người chuyên chở hay đại diện của người chuyên
chở cấp phát cho người gửi hàng sau khi hàng hoá được xếp lên tàu hay sau khi
nhận hàng để chở.
-Thời điểm cấp vận đơn là sau khi hàng hoá được xếp lên tàu (Shipping on
board) hay sau khi nhận hàng để xếp lên tàu (Received for Shipment), cấp cho
người gửi hàng. Chữ ký trên vận đơn: Khi cấp vận đơn, người chuyên chở, chủ tàu
hay người đại diện của họ phải kí vào vận đơn và ghi rõ tư cách pháp lý.
- Chức năng vận đơn đường biển:
+Là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã
được kí kết.
+Là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở.
+Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn.
-Phân loại vận đơn đường biển
Dựa vào đặc điểm của hành trình, tình trạng hàng hoá, ghi chú nhận xét ghi
trên vận đơn…. có thể phận loại như sau:
• Căn cứ vào thời điểm cấp: Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L)và
vận đơn nhận để xếp (Received for Shipment).
• Căn cứ vào khả năng lưu thông: Vận đơn đích danh (Straight B/L), vận đơn
vô danh (Bearer B/L) và vận đơn theo lệnh (To order B/L)
VĐ theo lệnh có đặc điểm là có thể chuyển nhượng được cho người khác bằng
cách ký hậu. Có thể ký hậu để trống hay ký hậu cho một người cụ thể hoặc theo
lệnh của 1 người nào đó. VĐ theo lệnh được sử dụng rộng rãi trong buôn bán quốc
tế bởi vì nó là một chứng từ có thể lưu thông được.
• Căn cứ vào việc ghi chú trên vận đơn: Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) và vận
đơn không hoàn hảo (Unclean B/L)
• Căn cứ vào hành trình vận chuyển: Vận đơn đi thẳng (Direct B/L), vận đơn
đi suốt (Through B/L) và vận đơn đa phương thức ( Multinational Transport B/L)
•Căn cứ vào phương thức thuê tàu: Vận đơn tàu chợ, vận đơn tàu chuyến.

•Căn cứ vào đối tượng phát hành vận đơn: Master B/L và House B/L
•Căn cứ vào đối tượng thanh toán cước phí: “Prepaid” B/L và “Collect” B/L
• Căn cứ vào cách thức xuất trình vận đơn: Vận đơn gốc (Original B/L), vận
đơn đã xuất trình ở cảng đi (Surrendered B/L), Phiếu gửi hàng đường biển (Seaway
bill)
-Nội dung của vận đơn đường biển:
 Tiêu đề của vận đơn: Bill of Lading, hoặc không cần ghi tiêu đề
 Tên người chuyên chở: (Shipping Company,Carrier) tên công ty hay
hãng vận tải
 Tên địa chỉ của Người giao hàng (Shipper) thường là bên bán.
 Người nhận hàng: (Consignee) Nếu là vận đơn đích danh, ô này sẽ ghi
tên và địa chỉ của người nhận hàng, nếu là vận đơn vô danh thì sẽ ghi "to order", "to
order of "
 Bên được thông báo (Notify Party) ghi tên và điạ chỉ của người nhận
hàng hoặc ngân hàng mở L/C, để thông báo về thông tin hàng hóa, hành trình con
tàu
 Nơi nhận hàng (Place of Receive)
 Cảng bốc hàng lên tàu (Port of Loading)
 Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)
 Nơi giao hàng (Place of Delivery)
 Tên con tàu và số hiệu con tàu (Vessel and Voyage No.)
 Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original)
 Mã ký hiệu hàng hóa và số lượng (Marks and Numbers)
 Số lượng và loại kiện hàng ( Number and kind of Packages)
 Mô tả hàng hóa (Discription of Goods)
 trọng lượng tổng (Gross Weight) Trọng lượng bao gồm cả bì
 Trọng lượng tịnh (Net Weight)
 Ngày và nơi ký phát vận đơn
 Vận đơn đích danh: Hàng đến cảng nhưng người gửi hàng yêu cầu
chủ tàu không giao hàng cho người nhận vì lí do chưa thanh toán tiền hàng thì

không được, vì khi người nhận hàng giữ vận đơn trong tay mà trên vận đơn đích
danh có ghi rõ tên mình là người nhận thì người nhận hàng xem như đã là chủ của
hàng hóa và có quyền lấy hàng của mình khi giao vận đơn cho chủ tàu.
CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN VÀ TRÁCH
NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN
THEO VẬN ĐƠN
 Khái niệm: Người chuyên chở có trách nhiệm chăm sóc chu đáo hàng
hóa và chịu trách nhiệm về các tổn thất do hư hỏng mất mát hàng hóa từ khi bốc
hàng lên tàu cho đến khi giao hàng cho người nhận hàng. Người chuyên chở có
nghĩa vụ bồi thường tổn thất hàng hóa nếu không chứng minh được rằng mình
không có lỗi gây ra các tổn thất đó.
 Nội dung:
+ Cơ sở trách nhiệm
+ thời hạn trách nhiệm
+ giới hạn trách nhiệm
 Các công ước quốc tế:
+ công ước Brussels (quy tắc Hague)
+ Quy tắc Hague – Visby
+ Quy tắc hamburg 1978
 Phạm vi áp dụng:
+ công ước Brussels (quy tắc Hague):
Công ướcBrussels 1924 áp dụng cho tất cả các vận đơn phát hành ở một nước
tham gia Công ướcBrussels 1924. Công ướcBrussels 1924 không áp dụng cho hợp
đồng thuê tàu, nhưng nếu vận đơn được phát hành theo một phương thức thuê tàu
thì phải tuân thủ theo quy tắc này.
+ Quy tắc Hague – Visby
Các quy định tại Qui tắc này áp dụng cho tất cả các vận đơn liên quan đến việc
vận chuyển hàng hoá giữa cảng của hai quốc gia khác nhau nếu:
a. Vận đơn đó được phát hành tại một Quốc gia thành viên hoặc
b. Việc vận chuyển là từ một cảng của một Quốc gia thành viên hoặc

c. Hợp đồng được nêu trong vận đơn hoặc được chứng minh bằng vận đơn quy
định rằng Qui tắc này hoặc luật của một Quốc gia bất kỳ nhằm thi hành Qui tắc này
được sử dụng để điều chỉnh hợp đồng đó, không phụ thuộc vào quốc tịch của tàu,
người chuyên chở, người gửi hàng, người nhận hàng, hoặc bất kỳ người nào khác
có lợi ích liên quan.
+ Quy tắc hamburg 1978
Quy tắc Hamburg 1978 áp dụng đối với mọi hợp đồng chuyên chở hàng hoá
bằng đường biển giữa hai nước nếu cảng xếp dỡ trong hợp đồng thuộc quốc gia ký
công ước hay vận đơn được cấp tại quốc gia ký công ước hoặc hợp đồng, vận đơn
có dẫn chiếu tới công chiếu tới công ước hay luật quốc gia cho phép áp dụng công
ước.
 Thời hạn trách nhiệm:
+ công ước Brussels (quy tắc Hague):
Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở là thời gian mà người chuyên chở
phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong chuyên chở.
Theo quy định của Công ước Brussels thì thời hạn trách nhiệm của người
chuyên chở đối với hàng hóa kể từ khi hàng hóa được xếp lên tàu ở cảng đi cho tới
khi hàng hóa được dỡ khỏi tàu ở cảng đến. Thực tế chúng ta thường nói là “Từ cẩu
đến cẩu”.
+ Quy tắc Hague – Visby
Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa kể từ khi hàng
hóa được xếp lên tàu ở cảng đi cho tới khi hàng hóa được dỡ khỏi tàu ở cảng đến.
+ Quy tắc hamburg 1978
Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi nhận hàng
để chở ở cảng đi cho tới khi giao xong hàng cho người nhận ở cảng đến. Thực tế
theo cách quy định này, chúng ta thường nói trách nhiệm của người chuyên chở đối
với hàng hóa là “từ khi nhận đến khi giao”.
Cơ sở trách nhiệm:
+ công ước Brussels (quy tắc Hague):
Đối với hàng hóa: người chuyên chở phải tiến hành một cách thích hợp và

cẩn thận việc xếp hàng, dịch chuyển, sắp xếp chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dỡ
những hàng hóa đượcc chuyên chở.
Đối với vận đơn: Sau khi nhận trách nhiệm về hàng hóa, người chuyên chở
hoặc thuyền trưởng hay đại lý của người chuyên chở phải cấp cho người gửi hàng
một bộ vận đơn đường biển theo yêu cầu của người gửi hàng. Nội dung của vận đơn
phải đáp ứng những quy định trong Công ước.
+ Quy tắc Hague – Visby
Trách nhiệm cả người chuyên chở với hàng hóa không thay đổi’
Điều 3, mục 4 có thêm: Một vận đơn như vậy là bằng chứng của việc người
chuyên chở đã nhận hàng như mô tả phù hợp với đoạn 3, điểm a,b,c. Tuy nhiên, khi
vận đơn đã được chuyển nhượng cho bên thứ ba thì chứng minh ngược lại sẽ không
được thừa nhận.
+ Quy tắc hamburg 1978
Người chuyên chở chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hàng hóa bị mất
mát hay, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra khi hàng hóa đang thuộc trách nhiệm
của người chuyên chở, trừ khi người chuyên chở chứng minh được rằng bản thân
mình, những người làm công hay đại lý của mình đã áp dụng mọi biện pháp hợp lí,
cần thiết để tránh sự cố đó và mọi hậu quả của nó.
Cụ thể, cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở theo Quy tắc Hamburg được
quy định như sau:
- Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mất mát hoặc
chậm giao hàng gây thiệt hại mất mát khi hàng hóa còn trong phạm vi trách nhiệm
của người chuyên chở. Trừ phi người chuyên chở chứng minh được rằng đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết, hợp lý để tránh sự cố đó nhưng không được.
- Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mất mát hoặc
chậm giao hàng do cháy gây nên, nếu người khiếu nại chứng minh được rằng cháy
là do lỗi hoặc sơ suất của người chuyên chở, người làm công hay đại lý của người
chuyên chở. Kể cả mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng do việc dập cháy hay
hạn chế hậu quả do cháy gây nên thuộc lỗi của người chuyên chở.
- Người chuyên chở không chịu trách nhiệm về mất mát, hư hại do bản chất

của hàng hóa đó gây nên như sút cân, bệnh dịch… (súc vật sống) khi đã làm đúng
theo chỉ dẫn.
- Người chuyên chở không chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị mất mát, thiệt hại
do phải tiến hành cứu hộ trên biển.
- Giới hạn trách nhiệm:
+ công ước Brussels (quy tắc Hague):
Theo Công ước Brussels 1924, trong mọi trường hợp GHTN của người
chuyên chở không vượt quá 100 Bảng Anh cho một đơn vị hàng hóa hoặc một kiện
hàng.
Năm 1979, Nghị đinh thư SDR đã được thông qua để sửa đổi Công ước
Brussels 1924 về GHTN bồi thường. Đồng SDR (special drawing right) được đưa
vào sử dụng tính bồi thường. GHTN của người chuyên chở trong mọi trường hợp
không vượt quá 666,67 SDR cho một đơn vị hàng hóa hay một kiện hàng hay 2
SDR cho 1kg hàng hóa cả bì tùy theo cách tính nào có lợi do người khiếu nại lựa
chọn.
+ Quy tắc Hague – Visby
Trừ khi tính chất và giá trị của hàng hoá này đã được người gửi hàng kê khai
trước khi xếp hàng và được ghi vào vận đơn, cả người chuyên chở lẫn tàu trong mọi
trường hợp đều không phải chịu trách nhiệm cho các mất mát hoặc hư hỏng đối với
hoặc có liên quan đến hàng hoá trong một khoản tiền vượt quá 10. 000 frăng mỗi
kiện hàng hoặc đơn vị hàng hoá hoặc 30 frăng mỗi kilo trong tổng trọng lượng tính
cả bì của hàng hoá mất mát hoặc hư hỏng, hoặc bất kỳ khoản tiền nào cao hơn.
Giá trị của hàng hoá sẽ được ấn định theo giá tại thị trường trao đổi hàng
hoá, hoặc, nếu không tồn tại giá như vậy, theo giá thị trường hiện hành, hoặc, nếu
không có cả giá tại thị trường trao đổi hàng hoá và giá thị trường hiện hành, theo giá
trị thông thường của hàng hoá cùng loại và có chất lượng tương tự.
Trường hợp một công-ten-nơ, pa-lét hoặc một vật dụng vận chuyển tương tự
được sử dụng để tập hợp hàng hoá, số lượng các kiện hoặc đơn vị hàng được liệt kê
trong vận đơn và được đóng trong vật dụng vận chuyển đó sẽ được coi là số các
kiện hoặc đơn vị đòi bồi thường. Trừ trường hợp nêu trên, vật dụng vận chuyển sẽ

được coi là kiện hoặc đơn vị.
Cả người chuyên chở lẫn tàu đều không được quyền hưởng giới hạn trách
nhiệm nếu thiệt hại được chứng minh là xuất phát từ hành vi thiếu sót của người
chuyên chở được thực hiện nhằm gây ra thiệt hại, hoặc được thực hiện một cách cẩu
thả và ý thức được rằng thiệt hại như vậy có thể xảy ra.
 So sánh với luật hàng hải Việt Nam 2005 ( ):
KHIẾU NẠI VÀ ĐÒI BỒI THƯỜNG TỔN THẤT
 Khái niệm Thông báo tổn thất:
Thông báo tổn thất là thông báo bằng văn bản của người nhận hàng, nói rõ
tình trạng tổn thất của hàng hóa, gửi cho người chuyên chở trong một thời gian quy
định để bảo lưu quyền khiếu nại với người chuyên chở.
 Thời hạn thông báo tổn thất:
Nếu tổn thất là rõ rệt:
Biên bản này được lập trong thời hạn sau đây:
+Trước hoặc vào lúc giao hàng, theo quy tắc hague và quy tắc Hague-Visby;
+Không muộn hơn ngày làm việc sau ngày giao hàng cho người nhận hàng
theo Quy tắc Hamburg
Nếu tổn thất là không rõ rệt:
+3 ngày kể từ ngày giao hàng theo Quy tắc Hague và Hague-Visby
+15 ngày liên tục kể từ ngày giao hàng cho người nhận theo Quy tắc
Hamburg.
 Thời hạn khiếu kiện:
Theo quy tắc Hague: thời hạn khiếu nại người chuyên chở là một năm, kể từ
ngày giao hàng hoặc kể từ ngày hàng hóa đáng lẽ phải giao.
Theo quy tắc Hague-Visby: cũng là một năm nhưng các bên có thể thỏa thuận
kéo dài thêm.
Theo quy tắc Hamburg: thời hạn là 2 năm, kể từ ngày giao hàng hoặc kể từ
ngày hàng hóa đáng lẽ phải giao. Bên kiện cũng có thể dề nghị kéo dài thời hạn
khiếu nại.
 Nơi kiện:

Thông qua tòa án hay trọng tài
 Hồ sơ khiếu nại:
Gồm các giấy tờ, chứng từ… chứng minh cho lợi ích của người khiếu nại đối
với hàng hóa, chứng minh cho thiệt hại xảy ra và mức độ của thiệt hại, chứng minh
do lỗi của người chuyên chở,… và thường gồm các giấy tờ, chứng từ sau đây:
 Vận đơn đường biền
 Hóa đơn thương mại
 Phiếu đóng gói
 Biên bản kết toán nhận hàng với tàu
 Bản kết toán lần thứ hai
 Giấy chứng nhận hàng thiếu
CÂU HỎI KIỂM TRA:
Công ty A xuất khẩu hàng nông sản. Anh chị hãy liệt kê các điều kiện cơ sở
giao hàng của Incoterms 2000 cho phép công ty A giành được quyền thuê tàu.
Các điều kiện thuộc nhóm C và nhóm D
Công ty A nhập khẩu hàng thiết bị. Anh/Chị hãy liệt kê các điều kiện cơ sở
giao hàng cho của Incoterms 2000 cho phép công ty A giành quyền vận tải?
EXW, nhóm F

×