Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Phát triển nguồn nhân lực nữ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Miền núi phía Bắc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 210 trang )


ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
i
MỤC LỤC
ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
x
PHẦN MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ
CỦA NGUỒN NHÂN LỰC NỮ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
17
1.1/ Nguồn nhân lực nữ và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
nguồn nhân lực nữ miền núi.
17
1.1.1. Quan niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
17
1.1.1.1. Quan niệm nguồn nhân lực
17
1.1.1.2. Quan niệm về phát triển nguồn nhân lực
22
1.1.2. Quan niệm về nguồn nhân lực nữ và nội dung phát triển nguồn nhân
lực nữ miền núi.


23
1.1.2.1. Quan niệm về nguồn nhân lực nữ và phát triển nguồn nhân lực nữ
23
1.1.2.2. Nội dung cơ bản phát triển nguồn nhân lực nữ.
26
1.1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực nữ miền núi và những nhân tố ảnh hưởng
đến phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi.
29
1.1.3.1. Đặc điểm nguồn nhân lực nữ miền núi
29
1.1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi.
32
1.2./ Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực nữ đối với tăng
trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội
38
1.2.1. Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực đối với tăng trưởng
kinh tế và thực hiện công bằng xã hội
38
1.2.1.1 Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
38
1.2.1.2 Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH
39
1.2.1.3 Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố nâng cao năng suất lao động và tăng thu
nhập cho người lao động
41
1.2.1.4. Phát triển nguồn nhân lực tạo cơ hội công bằng
42
1.2.1.5. Phát triển nguồn nhân lực góp phần tạo nên sự bền vững xã hội
42

1.2.2. Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực nữ đối với tăng
trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội
43
1.2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực nữ là yếu tố cơ bản đảm bảo CBXH và TTKT bền
vững
43

iii
1.2.2.2. Phát triển nhân lực nữ sẽ thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội
46
1.2.2.3. Không phát triển nguồn nhân lực nữ gây thiệt hại phúc lợi và làm chậm tiến
trình phát triển
53
1.2.2.4. Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam
55
1.3. Kinh nghiệm của môt số quốc gia trên thế giới về vấn đề phát triển
nguồn nhân lực nữ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
và bài học rút ra cho Việt Nam
59
1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề phát triển
nguồn nhân lực nữ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
59
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
59
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Singapo
63
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Bănglađet
65
1.3.2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực nữ gắn với

tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội cho Việt Nam

66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
70

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NỮ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
71
2.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực nữ ở miền núi phía Bắc

71
2.1.1. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực nữ ở MNPB
71
2.1.1.1. Thuận lợi
72
2.1.1.2. Khó khăn, tồn tại
73
2.1.2 Thực trạng nguồn nhân lực nữ ở MNPB
80
2.1.2.1. Qui mô và sự phân bố nguồn nhân lực nữ ở MNPB
80
2.1.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực nữ ở MNPB
82
2.2. Ảnh hưởng phát triển nguồn nhân lực nữ đến tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội ở MNPB từ giai đoạn 2001- 2011
96
2.2.1. Ảnh hưởng của phát triển nguồn nhân lực nữ ở MNPB tới tăng
trưởng kinh tế

97
2.2.1.1. Phát triển nguồn nhân lực nữ trong giáo dục ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
97
2.2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực nữ trong giáo dục ảnh hưởng tích cực tới nguồn
lực tương lai
100
2.2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực nữ trong giáo dục ảnh hưởng gián tiếp tới tăng
trưởng kinh tế qua các ảnh hưởng tới dân số
101
2.2.1.4. Phát triển nguồn nhân lực nữ trong giáo dục ảnh hưởng tới vị thế của họ
trong xã hội
102
2.2.2. Ảnh hưởng của phát triển nguồn nhân lực nữ ở MNPB tác động tới
công bằng xã hội
103
2.2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực nữ trong giáo dục với việc tiếp cận các nguồn lực
sản xuất
103

iv
2.2.2.2. Phát triển nguồn nhân lực nữ với cơ hội tiếp cận việc làm
107
2.2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực nữ trong giáo dục làm tăng quyền quyết định
trong gia đình
112
2.2.2.4. Nguồn nhân lực nữ trong việc tạo thu nhập
115
2.2.2.5. Nguồn nhân lực nữ trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng, tham
gia bộ máy lãnh đạo Nhà nước các cấp
116

2.2.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của phát triển nguồn nhân lực nữ ở
MNPB đối với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội thời gian qua
117
2.2.3.1. Thành tựu
117
2.2.3.2. Hạn chế
122
2.2.4. Nguyên nhân
127
2.2.4.1. Nguyên nhân khách quan
127
2.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
133
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
138

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ
ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THỰC HIỆN
CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2020
139
3.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với
phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi phía Bắc
139
3.1.1. Cơ hội đối với phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi phía Bắc
141
3.1.2. Thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi phía Bắc
143
3.2. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi phía Bắc
146

3.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi phía Bắc
151
3.4.
Giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực nữ để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở miền núi phía bắc Việt Nam

154
3.4.1. Những giải pháp vĩ mô từ phía Chính phủ
155
3.4.1.1.Đổi mới nhận thức lãnh đạo về phát triển và sử dụng nhân lực nữ
155
3.4.1.2. Tập trung xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm
156
3.4.1.3. Phát triển trí lực nguồn nhân lực nữ miền núi phía Bắc
157
3.4.1.4. Nâng cao thể lực nguồn nhân lực nữ miền núi phía Bắc
158
3.4.1.5. Phát triển các giá trị văn hóa dân tộc của phụ nữ miền núi phía Bắc
160
3.4.1.6. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển nhân lực nữ
160
3.4.2. Những giải pháp từ phía địa phương để phát triển nguồn nhân lực
nữ nhằm tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội
161

v
3.4.2.1. Cùng Chính phủ rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp
luật, chính sách về phát triển nhân lực nữ
161
3.4.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nguồn nhân lực nữ, nâng cao năng lực,

hiệu quả và hiệu lực của bộ máy quản lý
162
3.4.2.3. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật về y tế; và công tác dinh
dưỡng và chăm sóc sức khoẻ sinh sản – kế hoạch hoá gia đình
163
3.4.2.4. Tăng cường giáo dục - đào tạo và nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ ở
miền núi phía Bắc
165
3.4.2.5. Hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập
168
3.4.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phát triển
phụ nữ
170
3.4.2.7. Nâng cao vị thế xã hội trong việc ra quyết định, tạo điều kiện và cơ hội cho
nhân lực nữ tham gia các hoạt động xã hội
171
3.4.2.8. Hỗ trợ phụ nữ xây dựng, tổ chức cuộc sống gia đình, đẩy mạnh và phát huy
hơn nữa vai trò của dịch vụ gia đình
172
3.4.2.9. Đánh giá đủ, đúng, trung thực, khách quan, thực chất những đóng góp về
tinh thần và vật chất của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội
173
3.4.3. Những giải pháp từ phía các tổ chức Hội, đoàn thể
173
3.4.3.1. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
174
3.4.3.2. Hội Nông dân Việt Nam
175
3.4.3.3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh
176

3.4.4. Các giải pháp đối với bản thân người phụ nữ miền núi phía Bắc
177
3.4.4.1. Phụ nữ miền núi phía Bắc cần có sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên
177
3.4.4.2. Phụ nữ miền núi phía Bắc phải có bản lĩnh và khả năng tổ chức
180
3.4.4.3. Nguồn nhân lực nữ cần nâng cao tính tích cực xã hội của mình
180
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
183
KẾT LUẬN
184
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC



vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Viết tắt tiếng Việt
Từ viết tắt

Nguyên văn tiếng Việt
BPTT

Biện pháp tránh thai
BQĐN


Bình quân đầu người
CBXH

Công bằng xã hội
CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNKT

Công nhân kỹ thuật
DTTS

Dân tộc thiểu số
ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam
HLHPNVN

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam
KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình
MNPB

Miền núi phía Bắc
NNL

Nguồn nhân lực

PT NNL

Phát triển nguồn nhân lực
SKSS

Sức khỏe sinh sản
TKQĐ

Thời kỳ quá độ
TTKT

Tăng trưởng kinh tế
XĐGN

Xóa đói giảm nghèo
XHCN

Xã hội chủ nghĩa


vii
2. Viết tắt tiếng Anh

Từ viết tắt
Nguyên văn tiếng Anh
Dịch sang tiếng Việt
GB
Grameen Bank
Ngân hàng Grameen
GDI

Gender relation
Development Index
Chỉ số đánh giá sự bình đẳng về cơ hội
phát triển giữa phụ nữ và nam giới.
GDP
Genneral Domestics Product
Giá trị tổng sản phẩm xã hội
HDI
Human Development Index
Chỉ số phát triển con người
ILO
International Labour
Organization
Tổ chức lao động quốc tế
MDG
Millenium Development
Goals
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
UNDP
United Nations
Development Programme
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
UNESCO
United Nations Educational
Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Văn hóa-Khoa học-Giáo dục
Liên hợp quốc
VHLSS
Vietnam Household Living

Standards Survey
Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt
Nam
VLSS
Vietnam Living Standards
Survey
Khảo sát mức sống Việt Nam

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Nội dung
Trang

Bảng 2.1:
Tỷ lệ nghèo ở MNPB trong tương quan với cả nước từ 1998-
2011
75
Bảng 2.2:
Chi tiêu cho đời sống BQĐN/tháng ở Miền núi phía Bắc
75
Bảng 2.3:
M
M


t
t



s
s




t
t


n
n
h
h


c
c
ó
ó


t
t




l
l





k
k
ế
ế
t
t


h
h
ô
ô
n
n


d
d
ư
ư


i
i



2
2
0
0


t
t
u
u


i
i


v
v
à
à


d
d
ư
ư


i
i



1
1
8
8


t
t
u
u


i
i


c
c
a
a
o
o


n
n
h
h



t
t


c
c




n
n
ư
ư


c
c


n
n
ă
ă
m
m



2
2
0
0
0
0
9
9


79
Bảng 2.4:
Sự gia tăng của nguồn nhân lực nữ ở MNPB
81
Bảng 2.5:
Cơ cấu nguồn nhân lực nữ theo độ tuổi ở MNPB năm 2010
84
Bảng 2.6:
Tổng số con đã sinh, số con hiện còn sống, số con đã chết của
phụ nữ từ 15-49 tuổi
81
Bảng 2.7:
Tỷ số nữ/nam đang học tiểu học, THCS, THPT và tỷ số nữ/nam
15-24 tuổi biết đọc biết viết MNPB so với cả nước, 2009
90
Bảng 2.8:
Trình độ học vấn của lao động nữ MNPB năm 2010
91
Bảng 2.9:
Tỷ lệ dân số nữ MNPB từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết so

sánh với nam và các vùng kinh tế - xã hội, 2009
91
Bảng 2.10:
Cơ cấu theo trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực nữ MNPB
1997-2009
93
Bảng 2.11:
Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được của dân số nữ
từ 15 tuổi trở lên ở MNPB
94
Bảng 2.12:
Chỉ số HDI các tỉnh MNPB qua các năm
95
Bảng 2.13:
Mối quan hệ giữa giáo dục với tăng trưởng kinh tế ở MNPB
97
Bảng 2.14:
Một số chỉ tiêu phát triển nguồn nhân lực nữ MNPB năm 2008
98
Bảng 2.15:
Tỷ lệ tham gia tập huấn kỹ thuật của nhân lực nữ MNPB
103
Bảng 2.16:
Thu nhập của phụ nữ theo trình độ văn hóa ở hai huyện điều tra,
107

ix
tháng 5/2011
Bảng 2.17:
Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng ở các tỉnh

110
Bảng 2.18:
Tỷ lệ tham gia các công việc trong gia đình ở hai huyện điều tra,
2011
110
Bảng 2.19:
Tỷ lệ tham gia hoạt động chăm sóc người ốm ở hai huyện điều
tra, 2011
111
Bảng 2.20:
Tỷ lệ tham gia quyết định sản xuất, kinh doanh ở hai huyện điều
tra, 2011
112


x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng
Nội dung
Trang

Biểu đồ 2.1:
Tỷ lệ kết hôn của nữ từ 15-19 tuổi, ở MNPB so với các vùng
khác ở Việt Nam, 2009
78
Biểu đồ 2.1:
Tỷ lệ % thiếu máu ở trẻ em và phụ nữ MNPB so với khu vực
khác và cả nước
86
Biểu đồ 2.2:

Phụ nữ MNPB từ 15-49 tuổi có chồng với các biện pháp tránh
thai, MNPB năm 2010
87
Biểu đồ 2.3:
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới năm tuổi của MNPB 1999-2009
88
Biểu đồ 2.4:
Tỷ lệ người lớn nữ biết chữ so với nam ở MNPB 1999 – 2008
89
Biểu đồ 2.5:
Tỷ lệ người lớn nữ biết chữ ở MNPB so với cả nước 1999-2008
90
Biểu đồ 2.6:
Thay đổi chỉ số GDI ở các tỉnh thuộc vùng MNPB từ 1999- 2008
99
Biểu đồ 2.7:
GDI ở các tỉnh MNPB so với các vùng khác 1999
100
Biểu đồ 2.8:
Mối quan hệ giữa học vấn của mẹ và tỷ lệ chết của con năm
2009 ở MNPB
101
Biểu đồ 2.9:
Mối quan hệ giữa học vấn của NNL nữ MNPB với việc có tên
trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2011
104
Biểu đồ 2.10:
Tỷ lệ đứng tên trên giấy sở hữu nhà, đất năm 2011 ở hai huyện
điều tra
105

Biểu đồ 2.11:
Giới tính chủ hộ ở MNPB năm 2009
105
Biểu đồ 2.12:
Tỷ lệ tham gia dạy dỗ con cái qua điều tra hai huyện năm 2011
114
Hình vẽ 1.1:
Phát triển nguồn nhân lực nữ miền núi : Đặc điểm, mối quan hệ
và các nhân tố tác động
58
Hình vẽ 2.1:
M
M


i
i


l
l
i
i
ê
ê
n
n


h

h




g
g
i
i


a
a


t
t
u
u


i
i


k
k
ế
ế
t

t


h
h
ô
ô
n
n


t
t
r
r
u
u
n
n
g
g


b
b
ì
ì
n
n
h

h


l
l


n
n


đ
đ


u
u


c
c


a
a


n
n





v
v


i
i


t
t




l
l




d
d
â
â
n
n



s
s




t
t




1
1
5
5


t
t
u
u


i
i


t

t
r
r




l
l
ê
ê
n
n


c
c
ó
ó


t
t
r
r
ì
ì
n
n
h

h


đ
đ




t
t




c
c
a
a
o
o


đ
đ


n
n
g

g


t
t
r
r




l
l
ê
ê
n
n
.
.


P
P
h
h




l

l


c
c

xi





1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phát triển nguồn lực nữ đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà
khoa học cũng như các nhà quản lý trên thế giới. Tiến trình phát triển của lịch
sử nhân loại đã chứng minh vai trò quan trọng của phụ nữ trong quá trình sản
xuất vật chất, tinh thần cũng như tái sản xuất con người. Tuy nhiên, việc đánh
giá đúng vai trò, vị thế và tiềm năng của phụ nữ ở mỗi quốc gia ở từng giai
đoạn lịch sử lại có những sự khác biệt. Hàng ngàn năm nay, ở nhiều nơi trên
thế giới, so với nam giới, phụ nữ vẫn phải chịu những thiệt thòi về vai trò, vị
thế cả trong gia đình và ngoài xã hội.
Những năm vừa qua trên quy mô toàn cầu, loài người đã đạt được nhiều
thành quả đáng khích lệ về phát triển phụ nữ. Trên bình diện xã hội, phụ nữ
ngày càng được thu hút vào các hoạt động của xã hội, trong phạm vi gia đình,
người phụ nữ cũng đã nhận được sự chia sẻ trách nhiệm của nam giới. Tuy
nhiên, sự phân biệt đối xử, tư tưởng trọng nam khinh nữ, áp lực công việc gia

đình, những định kiến có tính bất công đối với phụ nữ vẫn đang tồn tại ở những
mức độ khác nhau trong các vùng miền của quốc gia. Đặc biệt đối với các vùng
chưa phát triển thì khoảng cách phát triển giữa phụ nữ và nam giới đang còn
khá lớn. Chính vấn đề này đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững, hạn
chế khả năng đóng góp của phụ nữ vào quá trình tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội nói chung.
Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nước và ngày càng thể
hiện vị trí và vai trò của mình trong phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức
được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển nguồn lực nữ, Đảng và
Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhằm đảm bảo phát triển
nguồn nhân lực nữ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công




2


bằng xã hội. Thực tế cho thấy, phụ nữ ngày càng được quan tâm nhiều hơn
trong mọi lĩnh vực của đời sống. Ngoài xã hội, phụ nữ từng bước khẳng định
được vị thế của mình. Tỷ lệ Đại biểu Quốc hội là nữ khoá XI chiếm tới 27,3%
và có rất nhiều phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành; tỷ
lệ nữ trí thức tăng đều qua các năm; tỷ lệ trẻ em gái bỏ học giảm xuống qua
các năm. Bình đẳng giới trong gia đình, các công việc nội trợ, chăm sóc sức
khoẻ, giáo dục được cải thiện đáng kể. Những tư tưởng định kiến về phụ nữ
đang từng bước được khắc phục. Tuy nhiên bất bình đẳng trong gia đình ở
mỗi vùng miền, mỗi nhóm xã hội diễn ra khá khác nhau. Đặc biệt đối với
những vùng điều kiện kinh tế khó khăn như vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa do điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn; các dịch vụ xã hội chưa
phát triển thì địa vị của người phụ nữ chưa được cải thiện thậm chí ở một số

nơi có nguy cơ suy giảm.
Miền núi phía Bắc là vùng còn nghèo so với cả nước, đây là địa bàn
sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, với 50,79% dân số là phụ nữ [45]. Lực
lượng này đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế- xã
hội của toàn vùng. Tuy nhiên, sự đóng góp của nhân lực nữ lại chưa tương
xứng với vị
trí, vai trò của họ trong nền kinh tế.
Một trong những nguyên
nhân hạn chế sự tăng trưởng kinh tế khu vực này là chưa khai thác hết tiềm
năng nguồn nhân lực nữ, chưa thực hiện công bằng cả về giới lẫn thu nhập
trong xã hội. Trong bối cảnh đó, việc đánh gía thực trạng phát triển nguồn
nhân lực nữ miền núi phía Bắc chỉ ra những nguyên nhân tác động, đưa ra
phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực này, tạo điều kiện
và cơ hội cho họ góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng và đất
nước là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “ Phát triển nguồn nhân lực nữ nhằm thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Miền núi phía




3


Bắc Việt Nam” được lựa chọn làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế
phát triển.
2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước
Thực tiễn cho thấy, vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, phát
triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực nữ luôn thu hút
sự quan tâm nghiên cứu của các nhà kinh tế học cũng như các nhà quản lý và

hoạch định chính sách. Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu sắc về phát triển
nguồn nhân lực nữ trong tăng trưởng kinh tế nói chung, gắn với công bằng xã
hội nói riêng, đặc biệt ở khu vực miền núi phía Bắc còn thiếu vắng.
1. “Các mô hình tăng trưởng kinh tế” của PGS.TS Trần Thọ Đạt chủ
biên (2005), đề cập tới các mô hình khác nhau tác động tới tăng trưởng kinh
tế các quốc gia và quyết định phúc lợi kinh tế người dân, từ mô hình Cổ điển
với việc đề cao vai trò của vốn tới mô hình tăng trưởng nội sinh mà người đi
đầu là Arrow với khái niệm “Learning by doing” – Học thông qua làm hay
kinh nghiệm trong sản xuất , Romer với mô hình R&D… đã đưa ra kết luận
rằng chính hiệu ứng lan tỏa công nghệ sẽ đảm bảo một quá trình tăng trưởng
tự thân trong nền kinh tế. Kế tiếp Lucas, Mankiw, Romer và Weil …đã đưa
vốn con người trở thành một đầu vào trong sản xuất, một yếu tố quan trọng
quyết định tăng trưởng kinh tế. Nó cũng cho rằng chính phủ có vai trò quan
trọng thúc đẩy tăng trưởng bởi vì lợi tức xã hội từ việc chi tiêu vào giáo dục
đào tạo và R&D có thể lớn hơn lợi tức tư nhân, nên chính phủ cần can thiệp
để thúc đẩy hoạt động này. Tuy nhiên đề tài này quan tâm tới các nguồn lực,
nguồn vốn con người nói chung chứ chưa đề cập đến vai trò nguồn nhân lực
nữ đến tăng trưởng kinh tế, nhất là nguồn nhân lực nữ Việt Nam nói chung và
Miền núi phía Bắc nói riêng.
2. “Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” của tác
giả Cù Chí Lợi chủ biên (2009). Trình bày các nguồn lực tăng trưởng (bao




4


gồm các nguồn vốn đầu tư, nhân lực và các nguồn lực khác); Thực trạng tăng
trưởng kinh tế; Đánh giá và luận giải tăng trưởng ở Việt Nam (bao gồm các

đánh giá chung và trình bày một số nguyên nhân về tình trạng hiệu quả thấp
của nền kinh tế; Tăng trưởng kinh tế và vấn đề chất lượng sống (việc làm, thu
nhập, đói nghèo, giáo dục, y tế, chỉ số phát triển con người và một số vấn đề
cần được cải thiện). Nghiên cứu cũng trình bày các nhân tố tác động tới tăng
trưởng ở Việt Nam, dự báo tăng trưởng trong thời gian tới…Theo các tác giả,
Việt Nam trong những năm qua đã không tận dụng được lợi thế của thời đại
trong việc đẩy cao năng suất thông qua tác động vào nguồn vốn con người,
mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu là tăng trưởng qua số
lượng của các yếu tố đầu vào. Nếu chúng ta không có sự điều chỉnh về mô
hình tăng và chất lượng tăng trưởng thì nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có
khả năng đối diện với nguy cơ giảm tăng trưởng. Tuy nhiên đề tài còn mờ
nhạt vai trò nguồn nhân lực nữ đối với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội.
3.‘Tác động của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh
thành phố Việt Nam”, do PGS.TS Trần Thọ Đạt- Th.S Đỗ Tuyết Nhung
nghiên cứu (2008). Tác phẩm đã phân tích các tác động của vốn con người
đến quá trình tăng trưởng kinh tế thông qua việc xem xét các nền kinh tế cấp
tỉnh, thành phố của Việt Nam . Mặc dù vốn con người bao gồm cả giáo dục
sức khỏe cũng như nhiều khía cạnh khác của vốn xã hội nhưng nghiên cứu
này chỉ tập trung vào giáo dục coi nó như là nhân tố cơ bản nhất của vốn con
người. Tác phẩm cũng cho thấy vốn con người là nhân tố quan trọng khi giải
thích sự tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố ở Việt Nam cũng như giải
thích khoảng cách chênh lệch giữa các vùng kinh tế ở Việt Nam. Tác giả cũng
đưa ra những kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển
kinh tế trong đó nhấn mạnh sự gia tăng đầu tư vào giáo dục đồng thời chú ý




5



tới tác động khác nhau của vốn con người ở những vùng kinh tế khác nhau.
Trong tài liệu này ảnh hưởng của nguồn nhân lực nữ chưa được đề cập nhiều,
đặc biệt chưa đề cập đến một vùng như Miền núi phía Bắc.
4. “Phát triển con người Việt Nam 1999- 2004 những thay đổi và xu
hướng chủ yếu” do GS. TS Đỗ Hoài Nam, TS Võ Trí Thành chủ biên (2006)
là môt báo cáo cấp nhà nước với sự tham gia của nhiều học giả. Đề tài đề cập
tới việc xây dựng các chỉ số HDI, PDI, GDI ở cấp quốc gia, cấp vùng, cấp
tỉnh, đề tài cũng đề cập tới những vấn đề và thách thức đối với phát triển con
người ở Việt Nam. Tuy nhiên phát triển nguồn nhân lực nữ đặc biệt là ở Miền
núi phía Bắc chưa được đề cập nhiều trong tài liệu này.
5. “Bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của TS Nguyễn
Thị Tuệ Anh (Chủ biên, 2004), đã đi sâu tìm hiểu và phân tích mối quan hệ
giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam góp phần trả lời câu hỏi
bất bình đẳng có lợi hay có hại cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trong
nghiên cứu này, vai trò nguồn nhân lực nữ với tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội nói chung chưa được đề cập đến.
6. "Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn “thần
kỳ” và Việt nam thời kỳ “đổi mới””, của tác giả Lê Văn Sang, Kim Ngọc
(Đồng chủ biên, 1999) đã làm rõ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội. Các tác giả cho rằng lý thuyết mới về tăng trưởng kinh tế
chú ý nhiều đến phát triển nhân lực, tập trung nâng cao trình độ học vấn kỹ
năng nghề nghiệp để có nhiều cơ hội việc làm mới và thu nhập cao hơn. Khi
giải quyết một loạt các khía cạnh khác nhau của công bằng xã hội sẽ tạo được
tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao hơn và ngược lại, khi đó tăng trưởng mới
thực sự giải quyết được những mục tiêu công bằng xã hội. Cụ thể là tỷ lệ
nghèo đói giảm nhanh và phân hóa giàu nghèo giảm bớt. Nhật Bản là ví dụ
điển hình, những nghiên cứu về kỷ nguyên tăng trưởng hay “giai đoạn thần





6


kỳ” của Nhật Bản đã chứng minh điều đó. Từ đó tác giả đưa ra hướng giải
quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam.
Tuy nhiên vai trò nguồn nhân lực nữ ở đề tài này chưa thực sự được nhấn
mạnh trong tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, đề tài cũng
chưa quan tâm tới một vùng cụ thể là Miền núi phía Bắc Việt Nam.
7. “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” của GS.VS Phạm Minh Hạc, (2001), đã làm rõ những khái
niệm về nguồn nhân lực và quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Trên cơ sở
đánh giá tác động nguồn nhân lực nước ta trong quá trình CNH,HĐH tác giả
đã đưa ra giải pháp để phát triển nguồn nhân lực này thúc đẩy tiến trình CNH,
HĐH ở Việt Nam. Tuy nhiên đề tài chưa đề cập đến phát triển nguồn nhân lực
nữ ở Việt Nam nói chung và Miền núi phía Bắc nói riêng.
8. Nghiên cứu: "Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của
người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá" do Trung
tâm Nghiên cứu gia đình và phụ nữ tiến hành năm 1998 – 2000 đã chỉ ra sự
biến đổi các mối quan hệ cơ bản trong gia đình như quan hệ vợ chồng, cha
mẹ, con cái. Những mối quan hệ này đã có sự thay đổi căn bản dưới sự tác
động của biến đổi về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ phân tích bình
đẳng giới trong gia đình và khẳng định vị thế của người phụ nữ đã được nâng
lên so với trước đây.
9. Luận án tiến sỹ Xã hội học của Hoàng Bá Thịnh (2001) về đề tài "Vai
trò của người phụ nữ trong công nghiệp hoá nông thôn" đã đề cập tới vai trò
của người phụ nữ nông thôn trong lịch sử và trong thời kỳ đổi mới, qua đó đề
xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ và tạo

điều kiện thuận lợi cho phụ nữ nông thôn phát huy được những tiềm năng để
họ có thể đảm nhận tốt vai trò trong quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn.
Trong đề tài này tác giả chưa đề cập đến phát triển nguồn nhân lực nữ nhằm




7


tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam nói chung và
Miền núi phía Bắc nói riêng.
10. “Những qui định về lao động và tiền lương ở Việt Nam trong chương
trình giảm nghèo” (Brassard, 2004). Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của
những qui định về lao động và tiền lương hiện hành ảnh hưởng đến việc giảm
nghèo ở việt Nam thông qua việc sử dụng số liệu cấp xã về lương năm 1998.
Nghiên cứu này cũng xác định mức chênh lệch về lương giữa các khu vực và
giới, và ảnh hưởng tiềm năng của các qui định về lương và lao động đến
người nghèo. Nghiên cứu này không đánh giá các yếu tố tác động đến sự phát
triển nguồn nhân lực nữ về thu nhập trong bối cảnh kinh tế hội nhập và tự do
hóa thương mại. Đặc biệt việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế
đến phát triển nguồn nhân lực nữ còn yếu. Hơn nữa, các nghiên cứu chưa đưa
ra được đánh giá so sánh theo các vùng.
11. “Bất bình đẳng giới trong thu nhập theo khu vực ở Việt Nam” Amy
Y.C.Liu (2004) nghiên cứu các nhân tố tác động bất bình đẳng giới về thu
nhập theo khu vực ở Việt Nam dựa trên phương pháp tiếp cận của Appleton
(1999) và sử dụng số liệu VLSS năm 1992-1993 và 1997-1998. Nghiên cứu
chỉ ra vai trò nhân lực nữ trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Bên cạnh những tác động tích cực thì người phụ nữ cũng phải đối mặt với
những áp lực công việc trong gia đình và xã hội, những bất bình đẳng có tính

truyền thống đang tồn tại ở nhiều gia đình, nhiều vùng miền trên phạm vi cả
nước.
Trên cơ sở kế thừa một số kết quả các công trình nghiên cứu trên, vận
dụng cơ sở lý luận và căn cứ điều kiện thực tiễn cho thấy luận án nghiên cứu
về phát triển nguồn nhân lực nữ ở Miền núi phía Bắc nhằm tăng trưởng kinh
tế và thực hiện công bằng xã hội là rất cần thiết. Qua nghiên cứu này cũng có
thể mở rộng phạm vi đến nhiều vùng khác trong cả nước.




8


Nội dung của các lĩnh vực nghiên cứu mà các tài liệu đề cập ở trên vẫn
còn thiếu vắng những mảng nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nguồn lực nữ
trong tăng trưởng kinh tế nói chung, gắn với công bằng xã hội nói riêng, đặc
biệt ở khu vực miền núi phía Bắc. Chẳng hạn, như về phân công lao động dựa
trên số thời gian lao động trong gia đình của nguồn nhân lực nữ; ảnh hưởng
của giáo dục nguồn nhân lực nữ với quá trình gia tăng thu nhập cho gia đình
và xã hội; sự tiếp cận và kiểm soát nguồn lực đất đai, tín dụng…
Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và
hệ thống về phát triển nguồn nhân lực nữ ở Miền núi phía Bắc, đưa ra các giải
pháp đồng bộ nhằm tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội vùng
này. Do đó luận án góp phần vận dụng những cơ sở lý luận để nghiên cứu giải
quyết những vấn đề thực tiễn đối với phát triển nguồn nhân lực nữ nhằm tăng
trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Miền núi phía Bắc Việt Nam
là cần thiết.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu của luận án
3.1 Mục tiêu

Mục tiêu của đề tài là phân tích tìm ra các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến
phát triển nguồn nhân lực nữ MNPB trong tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội trong những năm gần đây, thời kỳ chịu tác động lớn của quá trình hội
nhập và CNH. So sánh kết quả giữa các vùng trong khu vực MNPB. Dự đoán
xu hướng biến động và gợi ý chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ nhằm
thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở vùng này.
Đề tài tập trung đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực nữ ở vùng
miền núi phía Bắc hiện nay với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội và đề
xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực nữ
ở khu vực này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu




9


Đề tài luận án nhằm thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Hệ thống hóa và luận giải những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực nữ,
phát triển nguồn nhân lực nữ. Phân tích vai trò phát triển nguồn nhân lực nữ
đối với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Bổ sung lý luận cho việc
phân tích đánh giá tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực nữ với tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
- Mô tả và phân tích thực trạng vai trò nguồn nhân lực nữ với tăng
trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở MNPB Việt Nam. Đánh giá
ảnh hưởng của phát triển nguồn nhân lực nữ đối với tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội ở MNPB từ năm 2000 – 2011.
- Chỉ ra các yếu tố, điều kiện ảnh hưởng, đề xuất một số kiến nghị, giải
pháp phát triển nguồn nhân lực nữ ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

3.3. Câu hỏi nghiên cứu của luận án:
Trên cơ sở những nhiệm vụ của luận án, việc hoàn thành luận án sẽ trả
lời các câu hỏi sau:
(1) Nội dung của phát triển nguồn nhân lực nữ ở Miền núi phía Bắc là
gì?
(2) Những nhân tố nào ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực nữ ở
Miền núi phía Bắc?
(3) Tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực nữ ở Miền núi phía
Bắc tới tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở vùng này?
(4) Phát triển nguồn nhân lực nữ ở Miền núi phía Bắc Việt Nam có lợi
thế và bất lợi gì so với các vùng khác trong cả nước?
(5) Phát triển nguồn nhân lực nữ ở Miền núi phía Bắc Việt Nam đã đạt
được những thành tựu gì, có hạn chế gì và nguyên nhân của chúng?




10


(6) Giải pháp nào để phát triển nguồn nhân lực nữ ở Miền núi phía Bắc
Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
i) Phát triển nguồn nhân lực nữ ở miền núi phía Bắc là một đề tài rộng,
đánh giá rất nhiều khía cạnh khác nhau khi nghiên cứu. Đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng phát triển thể lực và trí lực của nhân lực nữ
thông qua giáo dục đào tạo và y tế đến tăng trưởng kinh tế và thực hiện công
bằng xã hội mà không đi sâu nghiên cứu tất cả các phương diện.
ii) Đối tượng nghiên cứu của luận án là nguồn nhân lực nữ ở miền núi

phía Bắc Việt Nam. Những người trực tiếp lao động trong ngành nông lâm
nghiệp đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số. Vì ở miền núi phía Bắc lao động
trong nông lâm nghiệp chiếm 78% tổng số lực lượng lao động và nhóm người
dân tộc thiểu số cũng chiếm 80% dân số cả vùng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
i) Không gian: Đề tài chọn địa bàn nghiên cứu là 14 tỉnh thuộc miền núi
phía Bắc. Gồm có: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai,
Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.
Luận án trực tiếp điều tra tại hai huyện miền núi tiêu biểu là huyện Mù
Cang Chải (Yên Bái) đại diện cho vùng cao và huyện Phú Lương (Thái
Nguyên) đại diện cho vùng thấp.
ii) Thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2011.
iii) Nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực nữ đối
với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội của Miền núi phía Bắc Việt Nam.
Riêng tác động của tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đối với phát triển
nguồn nhân lực nữ, trong luận án chỉ đề cập đến mà không đi sâu phân tích.




11


5. Giả thuyết nghiên cứu.
i) Mặt bằng dân trí và trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp, những
đặc trưng về văn hoá - xã hội đặc thù (vùng) cùng với các đặc điểm hộ gia
đình và cá nhân là những nhân tố chính ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân
lực nữ ở miền núi phía Bắc nước ta.
ii) Phát triển nguồn lực nữ ở miền núi phía Bắc nhìn chung có sự tiến
bộ đáng kể song vẫn ở mức thấp. Lao động nữ còn bị hạn chế trong tiếp cận

với đất đai, tín dụng, dịch vụ khuyến nông, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức
khoẻ- KHHGĐ, do đó cũng ảnh hưởng tới đóng góp của họ vào tăng trưởng
kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.
iii) Trong các yếu tố góp phần phát triển nguồn lực nữ ở các tỉnh miền
núi phía Bắc thì giáo dục đào tạo, y tế, phát triển hạ tầng sản xuất có vai trò
đặc biệt quan trọng.
6. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, luận án vận dụng các phương pháp:
duy vật biện chứng, suy luận logic, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế,
phương pháp diễn dịch, phương pháp qui nạp, phương pháp định lượng và
định tính, thống kê mô tả, điều tra tổng hợp… để làm sáng tỏ các nội dung
nghiên cứu.
i) Phương pháp duy vật biện chứng: có tác dụng cung cấp thế giới quan
khoa học, yêu cầu xem xét sự vật hiện tượng trên quan điểm toàn diện, phát
triển, liên hệ phổ biến, lịch sử, cụ thể … nên có thể coi phương pháp duy vật
biện chứng là cơ sở phương pháp luận khoa học cho các phương pháp cụ thể
mà tác giả ứng dụng trong nghiên cứu đề tài luận án. Theo đó việc nghiên cứu
nguồn nhân lực nữ MNPB được xem xét toàn diện cả về số và chất lượng
trong cả giai đoạn từ 2000 đến 2011. Quá trình phát triển chất lượng nguồn




12


nhân lực được xem xét trên cả ba mặt thể lực, trí lực, tâm lực thông qua kênh
tác động chủ yếu là giáo dục đào tạo và y tế chăm sóc sức khỏe. Luận án phân
tích vai trò nguồn nhân lực nữ đối với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
của địa phương dựa trên cơ sở phủ định biện chứng. Khi xem xét ảnh hưởng

của nguồn lực này tới tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở MNPB luận
án cũng đã đặt trong điều kiện cụ thể của vùng và nghiên cứu nó trong các
không gian, thời gian, điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau của
MNPB.
ii) Phương pháp diễn dịch trong suy luận: Luận án tiếp cận, nghiên cứu
từ những vấn đề khái quát đến những vấn đề cụ thể. Trên cơ sở đó, Luận án
nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực nữ ở MNPB, phân tích những
nguyên nhân chủ quan và khách quan của thực trạng trong điều kiện cụ thể
của MNPB, có so sánh với các vùng khác trong cả nước.
iii) Phương pháp qui nạp trong suy luận: Luận án tiếp cận nghiên cứu từ
vấn đề cụ thể đến vấn đề khái quát. Theo đó, khi nghiên cứu nguồn nhân lực
nữ với tăng trưởng kinh tế, luận án sử dụng cách tiếp cận từ những vấn đề cụ
thể thực tiễn về tình hình phát triển nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội ở MNPB để đưa ra những đánh giá khái quát thành
những kết luận có tính qui luật và hệ thống.
iv) Phương pháp định lượng và định tính: Luận án có sử dụng việc
lượng hóa các ảnh hưởng của phát triển nguồn nhân lực nữ tới tăng trưởng
kinh tế và công bằng xã hội ở MNPB bằng các chỉ số từ đó đưa ra những nhận
định và những kết luận có tính định tính cho các vấn đề liên quan.
v) Phương pháp đồ thị và phương pháp bảng thống kê: Luận án sử dụng
hệ thống các đồ thị toán học và các bảng thống kê số liệu mô tả thực trạng
nguồn nhân lực nữ và ảnh hưởng của nguồn nhân lực nữ tới tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội của MNPB theo thời gian từ 2000 – 2011, từ đó tổng




13



hợp, đánh giá ảnh hưởng của phát triển nguồn nhân lực nữ tới tăng trưởng
kinh tế và công bằng xã hội.
vi) Phương pháp logic: Dựa trên cơ sở lý luận về kinh nghiệm của các
nước được hệ thống hóa luận án phân tích thực trạng nguồn nhân lực nữ, ảnh
hưởng của nguồn nhân lực nữ tới tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở
MNPB từ đó rút ra những đánh giá cụ thể. Luận án đưa ra những quan điểm
và đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển nguồn nhân lực nữ thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở MNPB Việt Nam.
vii) Phương pháp điều tra xã hội học: Miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh rất
rộng lớn, do đó, đề tài không thể điều tra hết các tỉnh, huyện mà đề tài chỉ tập
trung vào hai huyện trên địa bàn là Huyện Mù Cang Chải (Tỉnh Yên Bái) -
huyện miền núi vùng cao và Huyện Phú Lương (Thái Nguyên) - huyện miền
núi vùng thấp; Vì đây là hai huyện đại diện cho bức tranh phát triển nguồn
nhân lực nữ ở miền núi phía Bắc : một huyện nguồn nhân lực nữ còn kém
phát triển cả về thể lực và trí lực tỷ lệ nghèo đói cao, thu nhập bình quân đầu
người thấp, bất bình đẳng trong xã hội rõ nét, một huyện có sự phát triển nhân
lực nữ khá hơn, thu nhập bình quân đầu người cao hơn, tỷ lệ nghèo đói thấp,
bất bình đẳng trong xã hội được cải thiện.
Huyện Mù Cang Chải (Tỉnh Yên Bái) - huyện miền núi vùng cao. Đây là
huyện có 90% dân số là người Mông, tỷ lệ đói nghèo trên 60%, tỷ lệ mù chữ
khoảng 20% và tỷ lệ trẻ bỏ học 1,95% cao nhất miền núi phía Bắc.
Huyện Phú Lương (Thái Nguyên) là một huyện miền núi vùng thấp có 9
dân tộc anh em chung sống; trong đó người Tày chiếm 21,1%, người Nùng
chiếm 4,5%, người Sán Chay chiếm 8,5%, người Dao 4,4%, người Sán Dìu
3,29%. Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Kinh, Thái, Hoa, H, Mông
Đây là huyện có nhiều con em được đào tạo tại các trường dạy nghề, cao
đẳng, đại học và trên đại học. Ở đây kinh tế phát triển chủ yếu dựa trên sản





14


xuất nông, lâm nghiệp như trồng chè và nghề mây tre đan, mành cọ, sản xuất
gạch ngói, nuôi cá giống
Tại mỗi địa bàn nghiên cứu cụ thể, tác giả đã chọn một số mẫu nhất
định đại diện để điều tra phục vụ cho nghiên cứu so sánh. Việc lựa chọn hai
huyện nhìn chung không đại diện cho cả vùng, nhưng có thể tham khảo.
viii) Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập và phân tích các tài liệu bao gồm: Các công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài; Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê hàng năm của 14
tỉnh miền núi phía Bắc. Niên giám thống kê Quốc gia, tỉnh, huyện ở địa bàn
nghiên cứu; Các báo cáo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Báo
cáo hàng năm của tỉnh, huyện năm 2000-2011 về kinh tế, xã hội.…
Số liệu thứ cấp bao gồm những thông tin như: dân số; dân số trong độ
tuổi lao động; lao động trong các ngành kinh tế; số lượng lao động nữ ở các
địa phương, trình độ lao động nữ… được lấy từ số liệu nghiên cứu điều tra
mức sống dân cư qui mô quốc gia VLSS kết hợp số liệu thống kê và các
nguồn khác được sử dụng trong gian phù hợp với thời điểm nghiên cứu đề tài.
Số liệu sơ cấp để phục vụ đề tài thực hiện trong thời gian từ tháng 3 đến
tháng 5 năm 2011, được thu thập thông qua các mẫu điều tra thực tế bằng
bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp.
7. Những đóng góp mới của luận án
Là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách hệ thống, toàn diện và sâu
sắc vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ ở Miền núi phía Bắc, luận án có
những đóng góp sau:
Một là, hệ thống hóa và phân tích các vấn đề lý luận về nguồn nhân lực
và phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực nữ và phát triển nguồn nhân lực
nữ, nội dung phát triển nguồn nhân lực nữ. Luận án đã làm rõ hơn về đặc





15


điểm nguồn nhân lực nữ miền núi với nguồn nhân lực nữ nói chung. Luận án
đã làm rõ những nhân tố cơ bản tác động đến phát triển nguồn nhân lực nữ.
Quá trình phát triển nguồn nhân lực nữ chịu tác động 6 nhóm nhân tố trong đó
nhân tố về giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng.
Hai là, luận án đã đánh giá tầm quan trọng vai trò nguồn nhân lực nữ đối
với tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Đây là cơ sở để đưa ra
các giải pháp phát triển nguồn nhân lực nữ nhằm tăng trưởng kinh tế ở Miền
núi phía Bắc Việt Nam.
Ba là, khi đi tìm hiểu kinh nghiệm của các nước khác luận án giới thiệu
cách làm của bạn, để từ đó nhận xét, kết luận và rút ra bài học cho Việt Nam.
Luận án tìm hiểu xem các nước giải quyết vấn đề đó như thế nào và mức độ
thành công của họ đến đâu, để vận dụng vào thực tiễn ở Miền núi phía Bắc
trong quá trình tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội và coi đây
là những đóng góp có giá trị thực tiễn của luận án.
Bốn là, đánh giá được thực trạng nguồn nhân lực nữ, chỉ ra những kết
quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân khách quan, chủ quan trong quá
trình phát triển nhân lực nữ Miền núi phía Bắc;
Năm là, đánh giá ảnh hưởng của phát triển nguồn nhân lực nữ chủ yếu
qua phát triển giáo dục đào tạo đối với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội ở Miền núi phía Bắc. Luận án đã phân tích, nêu lên được những thành
công, các mặt tồn tại của việc phát triển nguồn nhân lực nữ ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội vùng này. Đây được coi là
cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực nữ thúc đẩy

quá trình tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Miền núi phía
Bắc Việt Nam.
Sáu là, từ những phân tích về thực trạng nguồn nhân lực nữ Miền núi
phía Bắc, luận án đã đưa ra các quan điểm, định hướng và đề xuất các giải

×