Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

bao cáo phát triển cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.61 KB, 27 trang )

Lời cảm ơn!
Tính đến thời điểm này đã hơn một năm em được học tập, hoạt động và rèn
luyện tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam – Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng,
cung cấp đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội các cấp cho cả nước. Ngôi trường có bề
dày lịch sử 55 năm xây dựng và trưởng thành. 55 năm qua cả thầy và trò nhà
trường đã và đang thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ dành tặng Trường Huấn luyện
cán bộ – Tiền thân của Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam hiện nay “Phải học
tập tốt, lao động tốt, cố gắng mãi, tiến bộ mãi.”. Dưới sự quản lý, chỉ đạo của Ban
Giám đốc Học viện, Phòng Quản lý - đào tạo – tổ chức và sự quan tâm giảng dạy
về chuyên môn của các thầy cô giáo giảng viên Khoa Xã hội học Thanh niên. Trải
qua ba học kỳ được các thầy cô giáo giảng viên Khoa Xã hội học thanh niên trang
bị kiến thức về nghề Công tác xã hội đến nay chúng em đã hoàn thành đợt thực tập
thứ hai về nghề Công tác xã hội – Thực tập Phát triển cộng đồng một cách tốt đẹp.
Với thời gian hai tháng thực tập trong đó có một tháng rưỡi thực tập tại địa
bàn xã Tam Sơn – huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An, nhờ sự quan tâm tạo điều kiện
giúp đỡ của Ban giám đốc Học viện, Phòng Quản lý - đào tạo – tổ chức và đặc biệt
là sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo giảng viên Khoa Xã hội học thanh
niên, kiểm huấn viên Nguyễn Mai Tú – Đảng uỷ viên - Bí thư đoàn xã Tam Sơn
đến nay em đã hoàn thành bản Báo cáo thực tập Công tác xã hội đợt 2.
Để có được thành quả hôm nay, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo
điều kiện giúp đỡ của Ban giám đốc Học viện, Phòng Quản lý- đào tạo – tổ chức.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình về chuyên
môn của các thầy cô giáo giảng viên Khoa Xã hội học thanh niên mà trực tiếp là
thầy Nguyễn Trọng Tiến – Trưởng Khoa Xã hội học thanh niên, cô giáo Trần Thị
Ánh Tuyết – giảng viên bộ môn Công tác xã hội, giáo viên chủ nhiệm lớp và thầy
Nguyễn Ngọc Tùng – giảng viên bộ môn Công tác xã hội. Em cũng xin gửi lời cảm
ơn chân thành tới các cô, các bác lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ xã
Tam Sơn, anh Nguyễn Mai Tú – Đảng uỷ viên – Bí thư đoàn xã Tam Sơn, kiểm
huấn viên đang trực tiếp sinh hoạt, làm việc tại xã Tam Sơn đã tạo điều kiện giúp
em được tiếp cận, làm việc với chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các thiết chế,
các tổ chức chính trị - xã hội, bà con nhân dân địa phương để thực hiện thành công


đợt thực tập.
Mặc dù có nhiều cố gắng song do đây là đợt thực tập với nhiều nội dung mới
và khó, bên cạnh đó lại phải tiếp cận, làm việc với một cộng đồng dân cư có nhiều
vấn đề, nhiều nhu cầu, nhiều đặc trưng, nhiều trình độ khác nhau nên không thể
tránh khỏi thiếu sót cả về nội dung lẫn hình thức. Kính mong Ban giám đốc Học
viện, Khoa Xã hội học thanh niên, các thầy cô giáo giảng viên chỉ bảo, đóng góp ý
kiến để những bản Báo cáo thực tập sau của em được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lò Văn Bích
LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội càng phát triển, sự tham gia của người dân vào việc xây dựng và phát
triển các cộng đồng lại càng trở nên thiết yếu. Do đó trên thế giới đã hình thành bộ
môn khoa học xã hội ứng dụng có tên là Phát triển cộng đồng. Ở Việt Nam, lần đầu
tiên khái niệm“phát triển cộng đồng” được giới thiệu như một phương pháp công
tác xã hội chuyên nghiệp vào giữa thập niên 1950 thông qua một trường tiểu học
cộng đồng ở miền Nam. Ngày nay phát triển cộng đồng đã được sử dụng phổ biến
ở nhiều nước trên thế giới và cả ở Việt Nam.
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm
qua đã chứng minh cho điều đó. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống muôn màu muôn vẻ
đã cho chúng ta thấy rằng. Không phải lúc nào và ở đâu, sức mạnh của quần chúng
nhân dân cũng được phát huy một cách thực sự có hiệu quả. Để vừa thúc đẩy vai
trò vừa nâng cao năng lực của quần chúng, chúng ta không chỉ cần phải thay đổi tư
duy mà còn cần cả những cách tiếp cận mới. Trong đó, phát triển cộng đồng là một
trong những phương pháp tiếp cận mới giúp nâng cao và phát huy năng lực của
mỗi người dân trong cộng đồng.
Là một nước đang phát triển, đời sống nhân dân nhiều nơi còn nghèo đói,
song với những ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, trong những năm qua Đảng và
Nhà nước ta đã rất chú ý và quan tâm đến đời sống mọi mặt của nhân dân khắp

mọi miền đất nước. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều cộng đồng dân cư gặp
những vấn đề khó khăn mà tự bản thân người dân ở đó không giải quyết được. Đối
với một nước đang phát triển như Việt Nam thì nghèo đói là vấn đề quan trọng
nhất, theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đến cuối
năm 2006 cả nước có 61 huyện (gồm 797 xã, thị trấn) thuộc 20 tỉnh có tỉ lệ hộ
nghèo trên 50%. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và dành nhiều nguồn
lực để ưu tiên phát triển vùng này nhưng mức độ còn chậm, đời sống bà con nơi
đây vẫn còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao gấp 3,5 lần bình quân cả nước. Và
cộng đồng dân cư xã miền núi Tam Sơn – huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An là một
trong những cộng đồng như thế. Nhận thấy những khó khăn, trở ngại mà người dân
ở đây gặp phải, em đã đăng kí về thực tập phát triển cộng đồng tại địa bàn xã.
Trong quá trình thực tập tại cộng đồng, thông qua việc tiếp cận với các cấp
chính quyền, các tổ chức đoàn thể quần chúng, các thiết chế, các tổ chức chính trị
xã hội, các tầng lớp nhân dân đang sinh sống tại xã Tam Sơn cũng như thông qua
quá trình làm việc tại Dự án Đầu tư trồng rừng sản xuất hộ gia đình theo quyết
định 147/CP huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An, em đã tìm hiểu, nghiên cứu và cụ thể
hoá bằng báo cáo thực tập dưới đây. Báo cáo gồm 4 phần chính:
I. Tổng quan về cộng đồng.
II. Các hoạt động trong dự án.
III. Cảm nghĩ của bản thân.
IV. Đề xuất, kiến nghị với địa phương.
Do hạn chế về thời gian học tập và thực hành ở lớp, thời gian thực tập tại cơ
sở và trải nghiệm thực tế chưa nhiều nên báo cáo không khỏi vấp phải những thiếu
sót không đáng có. Kính mong các thầy cô giáo cùng các bạn đóng góp xây dựng
để báo cáo được đầy đủ và sâu sắc hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2011
Sinh viên
Lò Văn Bích
CÁC TỪ VIẾT TẮT

CCB Cựu chiến binh
CĐ Cao đẳng
CNV Công nhân viên
ĐH Đại học
ĐTN Đoàn Thanh niên
HĐND Hội đồng nhân dân
HND Hội Nông dân
NCT Người cao tuổi
NĐ Nghị định
NH CSXH Ngân hàng Chính sách xã hội
NQ Nghị quyết
NVXH Nhân viên xã hội
PN Phụ nữ
PTCĐ Phát triển cộng đồng
QĐ Quyết định
TH Tiểu học
THCN Trung học chuyên nghiệp
THCS Trung học cơ sở
TV PTCĐ Tác viên phát triển cộng đồng
UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tổ quốc
UBND Uỷ ban nhân dân
VLXD Vật liệu xây dựng
XKLĐ Xuất khẩu lao động
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG
I. Đặc điểm địa lí, địa hình và các tiềm năng của cộng đồng:
1. Vị trí địa lí:
Tam Sơn là một xã miền tây của huyện Anh Sơn được thành lập từ năm 1963
sau khi tách ra từ xã Nhân Hoà cũ, là xã tiếp giáp với huyện Con Cuông. Vị trí địa
lí của xã như sau:
- Phía Bắc giáp: Xã Thạch Ngàn – huyện Con Cuông;

- Phía Nam giáp: Xã Đỉnh Sơn – huyện Anh Sơn;
- Phía Tây giáp: Bản Khe Rạn – huyện Con Cuông;
- Phía Đông giáp: Xóm 6 – xã Đỉnh Sơn.
2. Đặc điểm địa hình:
Xã nằm ở phía tả ngạn sông Lam. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là
1.463,4 ha, bao gồm: Diện tích đất rừng là 846,2 ha trong đó đã trồng được 696,2
ha cây nguyên liệu giấy còn lại 150 ha chưa được khoanh nuôi, tu bổ; diện tích đất
nông nghiệp 365 ha; đất thổ cư 104,7 ha; đất công cộng 3,5 ha; diện tích ao hồ,
sông suối 144 ha. Là địa phương nằm bên bờ sông Lam nên đất đai tương đối màu
mỡ do đó địa phương có cơ cấu cây trồng nông – lâm nghiệp tương đối đa dạng
với nhiều loại cây như: keo, mét, sắn, ngô, lúa, lạc, cây ăn quả, rau màu, tuy
nhiên, diện tích các loại cây trồng này không đồng đều. Đất chủ yếu dành cho
trồng ngô và cây nguyên liệu giấy. Theo báo cáo tổng kết các hoạt động kinh tế –
xã hội năm 2010 của UBND xã thì tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp năm
2010 của địa phương là 365 ha (trong đó: ngô là 304 ha, lúa: 36 ha, lạc: 25 ha).
Diện tích trồng cây nguyên liệu giấy là 102 ha trên chỉ tiêu huyện giao là 50 ha,
vượt chỉ tiêu 204%, trong đó, trồng theo chương trình của nhà máy Tân Hồng là 73
ha, theo chương trình 147 của Chính phủ là 29 ha.
Dưới đây là sơ đồ mặt cắt địa hình xã Tam Sơn do nhóm sinh viên thực tập
phối hợp cùng một số người dân địa phương có hiểu biết về cộng đồng khảo sát tại
thôn 7.
SƠ ĐỐ MẶT CẮT TẠI THÔN 7, XÃ TAM SƠN
5 Km về phía tây 1 Km về phía đông
Đồi Ruộng, ao Đồi Đất thổ cư Đường Bãi ngô Sông Lam
BẢNG KẾT QUẢ THẢO LUẬN VỀ VẤN ĐỀ, CƠ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG
Loại đất
Feralit
vàng nâu
Sỏi, cát pha, thịt Phù sa Mặt nước
Mục đích

sử dụng
- Rừng nguyên
liệu giấy.
- Cây nguyên liệu
thức ăn chăn nuôi.
Nhà ở, các công trình
công cộng, vườn rau,
vườn cây ăn quả, ao hồ,
ruộng lúa.
Cây
nguyên liệu
thức ăn
chăn nuôi.
Đánh bắt,
nuôi trồng
thuỷ sản.
Loại cây
trồng, vật
nuôi
- Keo, mét, mỡ,
- Sắn
- Nhãn, vải, cam, bưởi,
chuối,
- Cải, su hào, bắp cải,
đỗ,
- Cá chép, mè, trắm,
Ngô Cá nước
ngọt.
Vấn đề
Xói mòn, rửa trôi,

cháy rừng, hạn
hán.
Hạn hán, giảm độ màu
mỡ, rét đậm, rét hại.
Sâu hại,
ngập lụt,
mất mùa.
Ngập lụt,
dịch bệnh,
giảm sản
lượng.
Cơ hội
Củi, gỗ, nguyên
liệu giấy, nguyên
liệu thức ăn chăn
nuôi, VLXD,
- Rau quả tươi, thực
phẩm, lương thực.
- Chợ, giao thông, thông
tin liên lạc, nước sạch, y
tế,
Thức ăn
chăn nuôi.
Thuỷ sản.
3. Tiềm năng của cộng đồng:
Cộng đồng có những tiềm năng, thuận lợi sau:
- Vị trí đất canh tác tương đối thuận lợi, bao gồm đầy đủ các loại đất đồi rừng, đất
bãi màu, đất ruộng, đất phù sa. Vị trí canh tác gần sông, nhiều ao hồ, nên có thể
xây dựng một cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng và phong phú.
- Lực lượng lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động là 1.537

người, chiếm tỉ lệ 69,8% dân số toàn xã. Đây chính là lực lượng chủ yếu tạo nên
của cải cho địa phương và đóng góp cho xã hội.
- Nhân dân có truyền thống cần cù lao động, chăm chỉ làm ăn, có ý chí, khát vọng
làm giàu, xây dựng quê hương.
- Người dân trong cộng đồng có tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết gắn bó
giúp đỡ nhau làm ăn, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
- Bà con tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong
công cuộc xoá đói nghèo, phát triển kinh tế.
- Chính trị ổn định và an ninh quốc phòng được giữ vững.
- Cộng đồng được thụ hưởng các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước dành
cho các địa bàn đặc biệt khó khăn; các tổ chức chính quyền địa phương phối hợp
hoạt động hiệu quả, thống nhất, đoàn kết.
Bên cạnh đó, cộng đồng cũng còn gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại:
- Cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi phục vụ sản xuất và dân sinh còn yếu
kém, thiếu thốn về nhiều mặt. Một số công trình công cộng đã xuống cấp, số còn
lại chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh.
- Thu ngân sách trên địa bàn không đủ chi thường xuyên, ngân sách của địa
phương chủ yếu do các nguồn vốn từ trung ương, tỉnh và huyện hỗ trợ.
- Cộng đồng luôn gặp phải thiên tai, khí hậu khắc nghiệt vào tất cả các mùa trong
năm, mùa hè thì nóng nực và hạn hán kéo dài, mùa đông thì khí hậu rét đậm, rét
hại. Điển hình, ngày 07.5.2010, lốc xoáy và mưa đá đã làm tốc mái 79 ngôi nhà
của dân, trụ sở làm việc của UBND xã và các công trình phúc lợi như trường học,
trạm y tế.
- Giá cả hàng hoá tăng cao trong những năm qua đã làm cho đời sống bà con đã
khó khăn nay lại thêm phần khó khăn.
II. Các đặc điểm về kinh tế, xã hội của cộng đồng:
1. Về Kinh tế:
Tam Sơn là một xã nghèo, tỉ lệ số hộ nghèo theo chuẩn mới (thu nhập dưới
400.000đ/người/tháng) tính đến hết năm 2010 là 362/560 hộ (64,7%). Xã đang thụ
hưởng các ưu đãi của chương trình 135 giai đoạn hai và chương trình 30a của

Chính phủ.
Cơ cấu kinh tế địa phương như sau: 73,7% nông nghiệp; 20% lâm nghiệp;
4,3% nuôi trồng thuỷ sản và còn lại 2% các loại hình thương mại dịch vụ, tiểu thủ
công nghiệp.
Cơ cấu nông nghiệp – lâm nghiệp – dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn
năm 2010 như sau:
1.1. Về Nông nghiệp:
Với diện tích canh tác có hạn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhưng nhờ có
đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ xã, sự chỉ đạo kịp thời của HĐND,
UBND xã và chính quyền các thôn nên hoạt động trồng trọt, chăn nuôi thu được
một số kết quả trong năm 2010 như sau:
1.1.1. Trồng trọt:
- Diện tích, năng suất và sản lượng nông nghiệp của xã trong năm 2010 theo Báo
cáo Tổng kết hoạt động kinh tế - xã hội xã Tam Sơn năm 2010 của UBND xã như
sau:
Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Ngô 304 60 182,4
Lúa 36 50 18
Lạc 25 20 5
- Tổng sản lượng lương thực toàn xã năm 2010 là 205,4 tấn, đạt 100% so với kế
hoạch.
1.1.2. Chăn nuôi:
Xã có cơ cấu vật nuôi khá đa dạng với đủ các loại đại gia súc, gia súc và gia
cầm. Tuy nhiên tình trạng dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong những năm qua
phần nào làm ảnh hưởng đến số lượng đàn vật nuôi. Năm 2010, theo báo cáo của
UBND xã, số lượng các loại gia súc, gia cầm như sau:
Vật nuôi Chỉ tiêu (con) Tổng đàn hiện có (con) % vượt so với kế hoạch
Trâu, bò 1.550 1.650 106,45
Dê 500 600 120
Lợn 500 1.200 240

Gia cầm 25.000 27.000 108
1.1.3. Nuôi trồng thuỷ sản:
Là một xã nằm bên bờ sông Lam, địa bàn xã lại có nhiều ao hồ tự nhiên nên
đó là điều kiện thuận lợi để người dân trong cộng đồng tiến hành nuôi trồng, đánh
bắt các loại cá nước ngọt: mè, trắm, chép, trôi, rô lai, Đó là một nguồn thu nhập
lớn của nhiều hộ dân trong cộng đồng. Năm 2010, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ
sản là 35 ha, đạt 100% so với kế hoạch năm. Ngoài ra, 6 hộ dân xóm vạn thuộc
thôn 5 đang nuôi 6 lồng cá trên sông.
Tuy nhiên, bên cạnh việc người dân đã được tập huấn và hết sức chăm sóc
nhưng nhiều trường hợp cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân khiến bà con thiệt
hại rất lớn về kinh tế. Điển hình là nhà chị Phan Thị Nhung – thôn 3, tháng 9. 2010
cá trong ao chết vì dịch, thiệt hại 10 triệu đồng.
1.1.4. Lâm nghiệp:
Tổng diện tích đồi rừng của xã là 846,2 ha, hiện cả xã có 20 hộ gia đình trồng
rừng theo chương trình 147 của Chính phủ. Do được sự quan tâm của các cấp từ
huyện đến xã nên bà con đã triển khai trồng cây nguyên liệu giấy cho nhà máy bột
giấy Tân Hồng (huyện Con Cuông) với 2 loại cây chủ yếu là keo và mét. Thời gian
cho thu nhập trung bình 5 năm. Trung bình mỗi hộ thu nhập hàng chục triệu đồng
khi đến vụ thu hoạch. Năm 2010, xã đã triển khai quy hoạch và trồng 102 ha, vượt
204% so với chỉ tiêu 50 ha rừng nguyên liệu giấy. Trong đó, trồng theo chương
trình của Nhà máy giấy Tân Hồng là 73 ha và theo dự án chương trình 147 của
Chính phủ là 29 ha.
1.2. Về Thương mại, dịch vụ và xây dựng cơ bản:
Do nằm gần thị trấn huyện Con Cuông nhưng lại bị cách li bởi sông Lam,
chưa có cầu nối liền với quốc lộ 7 nên việc thông thương, buôn bán với các địa
phương khác gặp khó khăn. Tuy nhiên, trên địa bàn xã đã hình thành một số mô
hình kinh tế hộ gia đình mang tính chất thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công
nghiệp như: Làm cửa nhôm kính, sửa chữa xe máy, vận tải, xây dựng, mộc, nề, và
gần đây đã tiến hành xuất khẩu lao động đi các nước Đài Loan, Malaysia, Năm
2010, toàn xã có 25 người đi XKLĐ. Tổng giá trị thu nhập từ các hoạt động tiểu

thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ năm 2010 toàn xã là 2,5 tỉ đồng (tăng 0,92%
so với năm 2009)
1.3. Về thu – chi ngân sách trên địa bàn:
Là một xã nghèo đang được thụ hưởng chương trình 135 của Chính phủ giai
đoạnhai nên xã thường xuyên thu không đủ chi. Ngân sách chủ yếu được hỗ
trợ bằng nguồn của ngân sách nhà nước, vốn cân đối ngân sách địa phương và hỗ
trợ của các chương trình, dự án đang được thực hiện ở địa phương.
- Thu ngân sách: 1.568.098.000 đ, đạt 100% so với kế hoạch.
- Chi ngân sách: 1.568.098.000 đ, đạt 100% so với kế hoạch.
Trong đó, chi xây dựng cơ bản là 300 triệu đồng.
2. Về Văn hoá – xã hội:
2.1. Văn hoá:
Là một địa phương miền núi của huyện Anh Sơn, lại tiếp giáp với huyện Con
Cuông nên xã có một truyền thống văn hoá khá đa dạng. Xã có 1 bản bà con dân
tộc Thái sinh sống (57 hộ). Do đó, có sự đan xen văn hoá giữa người Thái và người
Kinh. Người dân trong cộng đồng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, cộng
đồng còn tồn tại một số hủ tục lạc hậu trong cưới xin, ma chay, đặc biệt tỉ lệ
người dân sử dụng rượu ở đây rất cao (78%). Đây là một trở ngại lớn trong quá
trình xây dựng cộng đồng trở thành cộng đồng vững mạnh về mọi mặt.
Trong cộng đồng không có nhà thờ, chùa chiền, miếu mạo và toàn xã hiện
nay không có người theo tôn giáo.
Trong những năm qua, các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm chăm lo
đến đời sống tinh thần mọi mặt cho bà con nhân dân. Các hoạt động văn hóa văn
nghệ, thể dục thể thao được tổ chức đều đặn vào các dịp Tết Nguyên đán, Trung
thu, Quốc khánh, Ngày Quốc tế phụ nữ,… Đã thu hút đông đảo bà con tham gia.
Đây là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn động viên, an ủi người dân trong cộng
đồng tích cực lao động sản xuất, làm giàu cho quê hương, đồng thời giúp bà con
giải trí vào những ngày nhàn rỗi và lôi kéo người dân trong cộng đồng đặc biệt là
thanh niên, học sinh không sa vào các tệ nạn xã hội.
2.2. Giáo dục:

Địa bàn xã hiện có 2 trường học bao gồm 01 trường mầm non và 01 trường
liên cấp (TH & THCS). Năm học 2010 – 2011, tổng số học sinh, giáo viên và công
nhân viên các cấp học như sau:
- Học sinh:
+ Mầm non: 98 em (nhà trẻ: 22 em + mầm non: 76 em), 100% các em đều học bán
trú.
+ TH & THCS: 237 em (TH: 106 em + THCS: 131 em)
- Giáo viên và công nhân viên:
+ Mầm non: 12 GV + CNV (Cán bộ quản lí: 02 + GV: 08 + CNV: 02 trong đó, xét
về trình độ: ĐH: 01 + CĐ: 05 + THCN: 06)
+ TH & THCS: 29 GV + CNV (Cán bộ quản lí: 04 + GV: 23 + CNV: 02 trong đó,
xét về trình độ: ĐH: 19 + CĐ: 09 + THCN: 01)
Năm 2008, Trường Mầm non đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Hiện
đang phấn đấu xây dựng Trường TH & THCS đạt chuẩn quốc gia. Về cơ sở vật
chất, cả hai trường học đã được xây dựng kiên cố bằng nguồn vốn của chương
trình 135 từ năm 2008. Tuy nhiên, trang thiết bị phục vụ dạy và học tại cả hai
trường đều đã cũ và thiếu. Hiện các trường chưa xây được cổng, tường rào, sân
chơi, hệ thống nhà vệ sinh cho học sinh và giáo viên cũng như hệ thống phòng học
bộ môn (lí, hoá, nhạc, )
Theo đánh giá của thầy giáo Hoàng Văn Thảo – Hiệu trưởng Trường TH &
THCS và cô Nguyễn Thị Thu Hà – Hiệu trưởng Trường Mầm non, chất lượng dạy
và học cả hai trường đều đảm bảo, cơ sở vật chất các trường học trước mắt nhìn
chung đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Nhưng trong
thời gian tới cần xây dựng mới sân chơi, phòng học bộ môn cũng như bổ sung
thêm trang thiết bị dạy và học, đặc biệt là cho trường TH & THCS.
Tỉ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi trường TH & THCS là 94,5%. Tỉ lệ huy
động trẻTrường Mầm non là 34% đối với nhà trẻ và 100% đối với mẫu giáo.
Hiện toàn xã có 120 con em đang đi học tại các trường ĐH, CĐ, THCN trên
cả nước, trong đó ĐH: 55, CĐ: 46, THCN: 19.
Là xã 135 nên học sinh đi học tại trường TH & THCS được giảm 50% học

phí, học sinh tại trường Mầm non được Nhà nước hỗ trợ thêm 70.000đ/cháu/tháng
đối với các cháu là con hộ nghèo (43 cháu), các cháu còn lại gia đình phải đóng
6.000đ/cháu/ngày (55 cháu)
2.3. Y tế:
Trạm y tế xã hiện có 4 y tá có trình độ trung cấp đang làm việc. Tủ
thuốc có 80 loại thuốc chất lượng khá đảm bảo. Trạm đã đạt chuẩn quốc gia từ
2008 nhưng đến nay chưa có bác sỹ trình độ ĐH. Tại 9 thôn có 9 nhân viên y tế
thôn bản. Hai trường học tuy có phòng y tế học đường song chưa có nhân viên y tế
trực. Hàng năm trạm phối hợp với Hội PN, Ban Dân số tiến hành các hoạt động
chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đạt tỉ lệ 100%. Tỉ
lệ suy dinh dưỡng trẻ em năm 2010 là 14,56% (22/151 em).
Bên cạnh đó, hàng năm Trạm y tế xã cũng tổ chức vận động bà con nhân dân
vệ sinh thôn xóm, tiến hành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (2 lần/năm), tiến
hành diệt muỗi (3 lần/năm, mỗi lần 1 thôn), khám sức khoẻ định kì cho học sinh
hai trường học, tiêm AT cho nữ sinh lớp 8 (2 lần/năm). Tuy nhiên các hoạt động
này chủ yếu do y tế tuyến trên chỉ định xuống và khi có đợt công tác của y tế tuyến
trên xuống địa bàn thì mới tổ chức được.
Nhìn chung trong những năm gần đây, cộng đồng ít xảy ra dịch bệnh nghiêm
trọng.
2.4. Dân số – Kế hoạch hoá gia đình:
Tổng số dân toàn xã tính đến tháng 1 năm 2011 là 2.202 người với 560 hộ, cơ
cấu dân số của xã như sau:
Số dân
(người)
Tỉ lệ phần trăm so với tổng số dân
(%)
Tổng dân số toàn xã 2.202 100
Nam 1.112 50,5
Nữ 1.090 49,5
Trong độ tuổi lao động 1.537 69,8

Ngoài độ tuổi lao động 665 30,2
Tỉ lệ sinh bình quân năm 2010 theo báo cáo của UBND xã là 14,4%. Tốc độ
tăng dân số bình quân năm 2010 là 0,98%. Năm 2010, xã có 3 trường hợp sinh con
ngoài kế hoạch. Nguyên nhân là do các gia đình này muốn có con trai nối dõi.
3. Quốc phòng – an ninh:
Do vị trí xã nằm bên kia bờ sông Lam so với Quốc lộ 7, chưa có cầu đi lại và
nằm ở khá xa biên giới Việt – Lào nên tình hình an ninh trên địa bàn đảm bảo ổn
định. Tình hình quốc phòng an ninh trên địa bàn trong những năm qua, theo đánh
giá của người dân trong cộng đồng là tương đối ổn định, không có vụ việc đáng
tiếc xảy ra trong cộng đồng.
Người dân trong cộng đồng chấp hành nghiêm chỉnh các đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương,
hương ước của làng.
Các tệ nạn như: Ma tuý, cờ bạc, mại dâm,…hầu như chưa xuất hiện ở cộng
đồng. Tuy nhiên, tình trạng uống rượu say dẫn đến cãi vã, đánh lộn thỉnh thoảng
xảy ra trong đối tượng thanh thiếu niên. Các vụ việc đó đều được giải quyết kịp
thời không để lại hậu quả lớn trong cộng đồng.
4. Cơ sở hạ tầng của cộng đồng:
Là một xã thuộc diện 135 giai đoạn hai từ năm 2006 nên cơ sở hạ tầng của
cộng đồng được đầu tư xây dựng tương đối đảm bảo từ nguồn vốn của chương
trình 135 và ngân sách của tỉnh, của huyện hỗ trợ các xã thuộc vùng kinh tế đặc
biệt khó khăn.
- Về hệ thống điện sản xuất và sinh hoạt: Xã có điện sinh hoạt từ năm 1993, trên
địa bàn xã hiện có 3 trạm biến áp cung cấp điện sản xuất và sinh hoạt cho nhân
dân. Trạm trung tâm có công suất 320 KW và hai trạm ở hai đầu xã có công suất
100 KW mỗi trạm. Các trạm điện, hệ thống đường dây tải điện được xây dựng dựa
trên nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình 135 của Chính phủ và hỗ trợ từ nguồn vốn
ngân sách của tỉnh. Trước đây, hai đầu xã thường xuyên xảy ra tình trạng điện yếu,
không đáp ứng nhu cầu của bà con. Hiện nay, nhờ hỗ trợ của chương trình 135 và
ngân sách của tỉnh xây mới 02 trạm điện công suất 100 KW mỗi trạm nên nguồn

điện đủ cung cấp và phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu sinh
hoạt của nhân dân trong xã.
- Về hệ thống đường giao thông: Nhìn chung hệ thống đường giao thông đi lại
trong xã còn nhiều bất cập. Mặc dù trên địa bàn xã có một tuyến đường giao thông
liên xã chạy qua dài 7,5 km đã được đổ nhựa từ năm 2008, đến nay chưa nghiệm
thu xong nhưng tuyến đường đã xuống cấp, có chỗ đã hư hỏng. Ngoài ra, bằng
nguồn vốn hỗ trợ của chương trình 135 và ngân sách của tỉnh nên một số đoạn
đường liên thôn trong xã đã được bê tông hoá Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tuyến
đường đất cấp phối, chưa được nhựa hoá, bê tông hoá. Tỉ lệ đường nhựa hoá, bê
tông hoá toàn xã mới chỉ đạt 23,45%. Việc đi lại giữa nhân dân trong xã với các xã
bên kia bờ sông Lam gặp khó khăn do chưa có cầu, người dân đi lại bằng thuyền,
vào mùa mưa lũ, nước sông lên cao, việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm
đến tính mạng người dân. Đây là điểm yếu kém nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng
của cộng đồng.
- Hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi: Địa bàn xã nằm bên bờ sông Lam, thuận lợi trong
tưới tiêu, hơn nữa diện tích đất trồng lúa ít nên hệ thống kênh mương dẫn nước
chưa được xây dựng bê tông. Chỉ có một vài đoạn mương dẫn nước được xây dựng
bằng bê tông. Hiện xã đang triển khai dự án xây dựng, nâng cấp hồ đập thuỷ lợi
Khe Cơi để phục vụ tưới tiêu.
- Về hệ thống các công trình phúc lợi phục vụ dân sinh khác: Toàn xã hiện có 2
trường học và 1 trạm y tế. Cơ sở vật chất của hai trường học và trạm y tế đã được
xây dựng kiên cố bằng nguồn vốn 135 từ các năm 2008, 2009. Đến nay, nhìn
chung khá hoàn chỉnh chỉ còn một số hạng mục như: tường rào, cổng, sân
chơi, Tại 9 thôn mới chỉ có 3 nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng thuộc các
thôn 1,4,6. Trong đó nhà sinh hoạt cộng đồng thôn 6 đang xây dựng. Nguồn vốn
xây dựng các nhà sinh hoạt cộng đồng này được hỗ trợ từ chương trình 135 và từ
vốn cân đối ngân sách của địa phương.
5. Môi trường:
Thông qua quan sát thực tế ở các thôn xóm và các hộ gia đình cũng như
phỏng vấn người dân trong cộng đồng, nhóm sinh viên nhận thấy điều kiện môi

trường ở địa phương chưa đảm bảo. Đường sá còn bẩn, chỗ ở của bà con còn chưa
đảm bảo vệ sinh, đa số các hộ gia đình chưa có hố xí hợp vệ sinh, nguồn nước sinh
hoạt các hộ gia đình lấy từ giếng đào. Chất thải từ chăn nuôi bò, lợn còn gây ô
nhiễm. Một phần được bà con tận dụng làm phân bón, phần còn lại chưa sử
dụng được chất thành đống không qua xử lí nên ruồi nhặng khá nhiều. Toàn xã
không có chỗ chứa rác thải chung, rác thải sinh hoạt các hộ gia đình đổ ra xung
quanh nhà, nước thải đổ thẳng xuống sông hoặc ao hồ. Đặc biệt 6 hộ dân xóm vạn
sinh hoạt, tắm giặt bằng nguồn nước sông không đảm bảo vệ sinh.Hơn nữa, Nhà
máy đường Sông Lam phía bên kia bờ sông Lam hàng ngày thải xuống sông một
lượng lớn nước thải không qua xử lí, và đây cũng là một trong những nguyên nhân
làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
III. Các vấn đề và nhu cầu cơ bản của cộng đồng:
Để xác định được vấn đề mà cộng đồng đang phải đối mặt cũng như nhu
cầu cộng đồng mong muốn được đáp ứng, nhóm tác viên PTCĐ tiến hành sử dụng
nhiều phương pháp xác định khác nhau. Nó bao gồm tổng hợp các biện pháp như:
- Lân la với người dân trong cộng đồng;
- Tiến hành điều tra thực địa;
- Phỏng vấn lãnh đạo cộng đồng cũng như phỏng vấn một số người dân trong
cộng đồng;
- Lắng nghe và quan sát sinh hoạt của người dân trong cộng đồng;
- Dự các cuộc họp của các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng;
- Tham khảo kiến nghị của cử tri xã Tam Sơn đối với đại biểu Quốc hội, đại
biểu HĐND các cấp;
- Lập bảng hỏi khảo sát vấn đề và nhu cầu của cộng đồng.
(Mẫu bảng khảo sát được đính kèm ở phần phụ lục cuối báo cáo.)
1. Vấn đề của cộng đồng:
Bằng quan sát trực quan, lắng nghe người dân trong cộng đồng, phỏng vấn
lãnh đạo cộng đồng, nhóm tác viên PTCĐ xác định được một số vấn đề cộng
đồng đang phải đối mặt như: Đói nghèo, ô nhiễm môi trường, trẻ em thất học, hủ
tục lạc hậu còn tồn tại trong cộng đồng, Tuy nhiên, các vấn đề này chỉ biểu hiện

ở một vài lĩnh vực, khía cạnh khác nhau mà không thực sự biểu hiện rõ rệt xét trên
bình diện cả cộng đồng. Sau khi xác định các vấn đề nổi bật đó, nhóm tác viên
PTCĐ sử dụng công cụ phân hạng ưu tiên (Preference Ranking) bằng cách lập
bảng khảo sát và tiến hành điều tra trên một số cán bộ đại diện cho chính quyền địa
phương, một số người dân có uy tín trong cộng đồng, một số người dân tộc, hộ
nghèo (có cân đối tỉ lệ nam – nữ), Trong quá trình tác nghiệp, tác viên PTCĐ
hướng dẫn nhóm người dân đại diện cho cộng đồng đánh giá, cho điểm các tiêu chí
trong bảng khảo sát theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp và bổ sung nếu những
người tham gia khảo sát thấy cần thiết.
(Kết quả xác định vấn đề của cộng đồng được trình bày ở Bảng tổng hợp kết quả
tham khảo ý kiến - Phụ lục 2)
Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát và kết quả thảo luận với nhóm nòng cốt.
Nghèo đói được xác định là vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của cộng đồng.
2. Nhu cầu của cộng đồng:
Cũng bằng cách kết hợp nhiều phương pháp như: Quan sát, lắng nghe, phỏng
vấn và dùng bảng hỏi, nhóm tác viên PTCĐ sử dụng công cụ phân hạng ưu tiên
và tiến hành điều tra trên nhóm người đại diện cho cộng đồng đã nói ở trên. Kết
quả cho thấy, trong cộng đồng hiện đang tồn tại nhiều nhu cầu khác nhau như: Xây
dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tạo việc làm, hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, chăm
sóc sức khoẻ nhân dân, Ngoài những nhu cầu đã được liệt kê, nhóm người đại
diện cho cộng đồng cũng tiến hành đề xuất thêm một vài nhu cầu khác mà bản thân
họ cho là cần thiết như: Xây dựng chợ tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hoá của
người dân trong cộng đồng (2 ý kiến), nhu cầu bình đẳng giới trong việc tham gia
các hoạt động quản lý xã hội trên địa bàn (1 ý kiến), nhu cầu cấp đất ở cho 6 hộ
dân xóm vạn thuộc thôn 5 chưa có đất làm nhà hiện đang sống trên thuyền bè nuôi
trồng, đánh bắt cá trên sông Lam (2 ý kiến). Trong số những nhu cầu đó thì nhu
cầu về hỗ trợ tạo việc làm, nâng cao thu nhập được xác định là nhu cầu cấp bách và
quan trọng nhất.
(Kết quả xác định nhu cầu của cộng đồng được trình bày ở Bảng tổng hợp kết quả
tham khảo ý kiến - Phụ lục 2).

IV. Về các tổ chức trong cộng đồng:
1. Tổ chức trong hệ thống chính trị:
Hệ thống chính trị của địa phương bao gồm Đảng bộ xã, HĐND xã, UBND
xã, UBMTTQ xã, các đoàn thể nhân dân như: Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Hội
Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Công đoàn.
Tam Sơn là một cộng đồng ổn định về chính trị, người dân trong cộng đồng
luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước.
Hệ thống chính trị địa phương hoạt động tỏ ra hiệu quả từ xã đến tận các thôn
xóm. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
được tuyên truyền đến tận mỗi người dân trong cộng đồng và được bà con chấp
hành nghiêm chỉnh.
Cơ cấu hệ thống chính trị của cộng đồng như sau:
a. Đảng bộ xã là một Đảng bộ cấp cơ sở trực thuộc huyện uỷ Anh Sơn. Hiện toàn
Đảng bộ có 147 đảng viên đang sinh hoạt tại 12 Chi bộ (9 Chi bộ thôn, 2 Chi bộ
trường học và Chi bộ trạm y tế). Trong những năm qua, Đảng bộ xã đã thực hiện
tốt vai trò của mình trong việc đề ra các đường lối, chủ trương thực hiện các nhiệm
vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương và lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị địa
phương thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của tổ chức, đoàn thể mình. Năm 2010,
Đảng bộ được Huyện uỷ Anh Sơn công nhận đạt tiêu chuẩn Đảng bộ trong sạch
vững mạnh.
b. HĐND, UBND xã hoạt động hiệu quả trong việc giám sát, quản lí các hoạt động
kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn.
c. Hoạt động của các đoàn thể nhân dân và MTTQ:
MTTQ cùng các đoàn thể nhân dân từ xã đến thôn, xóm hoạt động có nề nếp,
chất lượng tương đối đồng đều. Các đoàn thể nhân dân luôn thực hiện tốt mọi chủ
trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước, nội quy, quy ước
nông thôn. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân.
Các tổ chức đoàn thể nhân dân: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến
binh, Hội Nông dân, Công đoàn, từ xã đến các thôn phối hợp hoạt động hiệu quả.

MTTQ phối hợp ăn ý với HĐND, UBND xã trong thực hiện chức năng giám sát
các hoạt động kinh tế xã hội ở địa phương.
Kết quả hoạt động, theo Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2010 của Đảng bộ
xã, MTTQ cùng các đoàn thể Hội Nông dân và Hội Phụ nữ được công nhận hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ.
2. Các tổ chức dịch vụ:
2.1. Dịch vụ Bưu chính, viễn thông:
Hiện cộng đồng có 01 điểm bưu điện văn hoá xã là nơi cung cấp các dịch vụ
bưu chính, viễn thông cho người dân trong cộng đồng. Điểm bưu điện văn hoá xã
được xây dựng từ năm 2003, hiện có 1 nhân viên phục vụ. Xã hiện có 373/560 hộ
dân sử dụng máy điện thoại cố định, chiếm tỉ lệ 66,6%. Điểm bưu điện này cũng là
nơi cung cấp 19 đầu báo cho các cơ quan, đoàn thể cấp xã, các trường học, trạm y
tế và một số hộ dân. Điểm bưu điện cũng được trang bị 03 buồng máy điện thoại
và 04 máy vi tính kết nối INTERNET. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn 01 buồng máy
điện thoại đang hoạt động và các máy vi tính đều đã hỏng. Ngoài ra các nhà cung
cấp dịch vụ viễn thông VIETTEL, VINAPHONE đã triển khai lắp hai cột thu phát
sóng điện thoại trên địa bàn. Chất lượng sóng điện thoại đảm bảo phục vụ nhu cầu
của người dân trong cộng đồng. Địa bàn xãkhông có địa điểm kinh doanh dịch vụ
INTERNET khác. Về tỉ lệ người dân biết sử dụng INTERNET, hiện ở cộng đồng
số người biết sử dụng INTERNET không nhiều, chủ yếu là thanh niên, học sinh và
một số cán bộ, công chức. Số đông còn lại bà con đều chưa biết đến INTERNET.
Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho việc tiếp cận với các nguồn thông tin và
tri thức của người dân trong cộng đồng gặp khó khăn và do đó họ không học được
cách thức tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế dẫn đến vòng đói nghèo luẩn quẩn. Vì
vậy trong quá trình xây dựng cộng đồng thành một cộng đồng phát triển cần phải
chú ý đầu tư nâng cấp hệ thống thông tin, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với
các dịch vụ bưu chính, viễn thông để họ được tiếp cận với các nguồn thông tin tri
thức hiện đại, học cách thoát nghèo.
2.2. Dịch vụ bảo hiểm:
Hiện toàn xã có 180 người mua bảo hiểm các loại, chiếm tỉ lệ gần 8,2% dân

số toàn xã. Các dịch vụ bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, đều
được người dân trong cộng đồng mua. Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An
hằng năm đều tiến hành cấp phát thẻ BHYT miễn phí cho các đối tượng thuộc diện
hộ nghèo, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, Qua đó ta thấy rằng tỉ lệ người
dân ở địa phương tham gia mua bảo hiểm các loại còn thấp, nguyên nhân chủ yếu
do điều kiện kinh tế không cho phép và nhận thức của người dân nói chung về ý
nghĩa của việc mua bảo hiểm còn thấp. Sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa
phương, của ngành bảo hiểm đối với người dân ở đây là rất cần thiết. Bên cạnh đó,
nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm cần thường xuyên tuyên truyền, giải thích cho bà
con về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm đối với bản thân và xã hội.
V. Các dự án phát triển cộng đồng đã được thực hiện tại địa phương:
Là một địa phương thụ hưởng chương trình 135 của Chính phủ giai đoạn
hai (2006 - 2010) và hiện nay đang được hưởng các ưu đãi của Chương trình hỗ trợ
giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27.12.2008 nên trên địa bàn cộng
đồng có khá nhiều dự án phát triển cộng đồng đã được thực hiện trong nhiều lĩnh
vực như: Xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng cơ sở hạ
tầng phục vụ cộng đồng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dự án cho vay vốn sản
xuất kinh doanh của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An, dự án trồng cây
nguyên liệu giấy theo chương trình 147 của Chính phủ, Dưới đây là một vài dự
án đã được triển khai ở địa phương:
- Dự án trồng 5 triệu ha rừng của Chính phủ. Mục đích dự án hướng tới là phát
triển kinh tế hộ gia đình ở các địa bàn triển khai dự án, tăng tỉ lệ che phủ rừng tự
nhiên, chống rửa trôi, xói mòn đất.
- Dự án Đầu tư trồng rừng sản xuất hộ gia đình theo quyết định 147 của Chính
phủ.Mục đích cũng hướng tới việc phát triển kinh tế hộ gia đình tại các xã có triển
khai dự án, huy động người dân cùng các cấp chính quyền tham gia công tác trồng,
chăm sóc và bảo vệ rừng.
- Dự án xây dựng nhà cho hộ nghèo theo quyết định 167 của Chính phủ. Mục
đích hỗ trợ hộ gia đình nghèo có nhà ở kiên cố, ổn định chỗ ở để vươn lên xóa đói,

giảm nghèo, phát triển kinh tế.
- Dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn theo
chương trình 135 của Chính phủ. Mục đích chính của dự án là nhằm kiên cố hóa cơ
sở hạ tầng và các công trình phúc lợi nhằm phục vụ tốt hơn đời sống của người dân
tại các xã vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
- Dự án xây dựng nâng cấp hồ thuỷ lợi Khe Cơi của UBND tỉnh Nghệ An. Dự án
hướng tới việc tạo thuận lợi trong tưới tiêu thủy lợi phục vụ sản xuất nông – lâm -
ngư nghiệp của người dân trong xã.
- Dự án xây dựng, nâng cấp đường giao thông tả ngạn sông Lam của UBND tỉnh
Nghệ An. Đích đến cuối cùng của dự án là tạo thuận lợi trong giao lưu văn hóa,
buôn bán, lưu thông hàng hóa giữa các xã tả ngạn sông Lam với các địa phương
khác tiến tới phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội các xã khu vực tả ngạn sông Lam.
- Dự án kiên cố hoá trường lớp học huyện Anh Sơn. Mục đích nhằm phục vụ tốt
hơn hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh các trường học trên địa bàn
huyện.
- Dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Lam. Mục đích cuối cùng là hạn
chế ảnh hưởng, tác động xấu của thiên tai tới đời sống và sinh hoạt của người dân
sinh sống ven sông Lam.
- Chương trình cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Anh Sơn
dành cho các đối tượng hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Nhằm mục
đích hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vay vốn mở rộng
sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.
PHẦN II: HOẠT ĐỘNG TRONG DỰ ÁN
I. Thông tin chung về dự án:
1. Tên dự án:
Dự án Đầu tư trồng rừng sản xuất hộ gia đình theo quyết định 147/CP huyện
Anh Sơn – tỉnh Nghệ An.
2. Đơn vị tài trợ:
Đơn vị tài trợ dự án là UBND tỉnh Nghệ An. Theo quyết định số 6844/QĐ-
UBND ngày 24.12.2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc giao chỉ tiêu kế hoạch

chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135/CP, dự án trồng 5 triệu ha rừng
năm 2010 thì tổng nguồn vốn được UBND tỉnh đầu tư cho dự án là 849.550.000
đồng.
3. Đơn vị thực hiện:
Đơn vị thực hiện dự án là Hạt Kiểm lâm huyện Anh Sơn. Ban quản lí dự án
bao gồm các thành viên:
- Trưởng ban: Ông Đinh Nho Trọng – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Anh Sơn.
- Phó ban: Ông Nguyễn Hữu Lạc – Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Anh Sơn.
- Các ban viên:
+ Ông Lê Tiến Dũng – Kế toán Hạt Kiểm lâm Anh Sơn.
+ Ông Nguyễn Kim Hùng – Cán bộ Hạt Kiểm lâm Anh Sơn.
+ Ông Giản Tư Quang – Cán bộ Hạt Kiểm lâm Anh Sơn.
+ Ông Phạm Đức Thế – Cán bộ Hạt Kiểm lâm Anh Sơn.
Về cách làm của dự án: Dự án được thực hiện trong các năm từ 2008 đến
2015 dưới sự quản lí, điều hành của Ban Quản lí dự án. Tuy nhiên, dự án lại được
chia nhỏ thực hiện theo từng năm bằng hình thức cuốn chiếu. Mỗi năm, dự án
trải qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Khảo sát và quy hoạch.
- Giai đoạn 2: Thiết kế lô, thửa; thiết kế quy trình trồng rừng và tính toán khối
lượng.
- Giai đoạn 3: Kiểm tra quy hoạch và thiết kế lô, thửa. Làm phê duyệt dự án.
- Giai đoạn 4: Bàn giao hồ sơ chuẩn bị trồng cây và cấp các loại vật tư: giống
cây, phân bón,
- Giai đoạn 5: Các hộ dân tham gia dự án triển khai trồng rừng.
- Giai đoạn 6: Nghiệm thu sơ bộ và đánh giá kết quả lần 1, lần 2.
- Giai đoạn 7: Nghiệm thu dự án.
Sau khi kết thúc giai đoạn này, Ban quản lí dự án hoàn thành nhiệm vụ, bàn
giao việc quản lí, chăm sóc rừng cho các hộ gia đình tham gia dự án và rút lui.
UBND tỉnh Nghệ An là đơn vị tài trợ vốn cho dự án.
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Thiết kế

kĩ thuật và dự toán các hạng mục đầu tư của dự án.
UBND huyện Anh Sơn theo chức năng nhiệm vụ của mình, thành lập Ban
Quản lí dự án, giao chỉ tiêu trồng rừng cho các xã nằm trong địa bàn có dự án,
Kho bạc Nhà nước huyện, các phòng, ban, đơn vị liên quan trực thuộc huyện
phối hợp chủ dự án thực hiện các hạng mục của dự án.
Đơn vị tư vấn, thiết kế là Đoàn Điều tra quy hoạch lâm nghiệp Nghệ An.
UBND các xã có trách nhiệm phối hợp thực hiện quản lí đầu tư (Hồ sơ, chi
trả, thanh quyết toán, kiểm tra hiện trường, chỉ đạo đôn đốc các hộ dân nhận khoán
theo hợp đồng, ), thành lập Ban Phát triển rừng, cử cán bộ lâm nghiệp tham gia
dự án.
HĐND các xã phối hợp cùng UBMTTQ các xã thực hiện nhiệm vụ giám sát
việc quản lí nguồn vốn, việc chỉ đạo thực hiện dự án tại các xã.
Các hộ dân thuộc các xã có dự án nhận khoán theo hợp đồng, được cung cấp
giống, hỗ trợ vốn, hướng dẫn kĩ thuật, tự bỏ công lao động,
4. Loại hình và mục đích dự án:
4.1. Loại hình:
Đây là dự án hỗ trợ, đầu tư trồng rừng sản xuất quy mô hộ gia đình.
Năm 2010, dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn 11 xã thuộc huyện
Anh Sơn bao gồm: Thành Sơn, Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Hùng Sơn, Đức
Sơn, Hội Sơn, Hoa Sơn, Cao Sơn, Long Sơn, Khai Sơn. Chỉ tiêu huyện giao cho
các xã tham gia dự ántrong năm 2010 như sau:
STT Xã Diện tích (ha) Số hộ dân tham gia
1 Thành Sơn 33 20
2 Tam Sơn 29 20
3 Đỉnh Sơn 40 35
4 Cẩm Sơn 26 26
5 Hùng Sơn 72 46
6 Đức Sơn 82 37
7 Hội Sơn 27 20
8 Hoa Sơn 55 33

9 Cao Sơn 28 17
10 Long Sơn 29 7
11 Khai Sơn 29 30
TỔNG 450 291
4.2. Mục đích:
Dự án có các mục đích sau:
- Hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình tại các xã miền núi đặc biệt khó khăn;
- Giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương;
- Phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, rửa trôi;
- Trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy.
5. Thời gian thực hiện dự án:
Dự án được thực hiện trong thời gian từ 2008 đến 2015.
6. Về tiến độ thực hiện dự án:
Tại thời điểm sinh viên thực tập, dự án đã triển khai được 3 năm. Năm 2010,
dự án đã hoàn thành hồ sơ, chi trả, thanh quyết toán xong các hạng mục. Ban Quản
lí dự án đã rút lui và bàn giao việc chăm sóc, quản lí rừng cho các hộ dân tham gia
dự án. Đối với năm 2011, dự án đang ở giai đoạn khảo sát và quy hoạch.
7. Các tổ chức phối hợp thực hiện dự án tại cộng đồng:
Tại cộng đồng, các tổ chức phối hợp thực hiện dự án bao gồm:
- UBND xã Tam Sơn chịu trách nhiệm phối hợp thực hiện quản lí đầu tư (Hồ sơ,
chi trả, thanh quyết toán, kiểm tra hiện trường, chỉ đạo đôn đốc các hộ nhận khoán
thực hiện hợp đồng trong phạm vi xã), thành lập, quản lí và giám sát hoạt động của
Ban Phát triển rừng xã, cử cán bộ lâm nghiệp tham gia dự án.
- HĐND và UBMTTQ xã Tam Sơn thực hiện chức năng giám sát việc quản lí dự
án trên địa bàn xã.
8. Nguồn lợi người dân được hưởng từ dự án:
Đây là dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất nên người dân trên địa bàn các xã
thực hiện dự án được hưởng thụ các lợi ích sau:
- Mang lại thu nhập từ trồng rừng cho người dân địa phương;
- Được hỗ trợ vốn mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình;

- Tạo công ăn việc làm cho con em địa phương;
- Các hộ gia đình được cung cấp giống, phân bón miễn phí;
- Được tập huấn kiến thức, hướng dẫn, cung cấp kĩ thuật chăm sóc, bảo vệ cây
trồng.
Ngoài ra, cộng đồng được hưởng các lợi ích sau:
- Nâng cao tỉ lệ che phủ rừng của địa phương;
- Góp phần bảo vệ rừng đầu nguồn, chống xói mòn, rửa trôi;
- Phát triển kinh tế địa phương.
II. Công việc sinh viên tham gia trong dự án:
1. Công việc được giao:
Đây là một dự án trồng rừng do Hạt Kiểm lâm huyện Anh Sơn thực hiện dưới
sự tài trợ của UBND tỉnh Nghệ An nên việc tham gia vào dự án là rất khó khăn.
Hơn nữa, dự án năm 2010 đã hoàn thành, dự án năm 2011 đang giai đoạn triển khai
nên việc tiếp cận dự án càng thêm khó khăn. Đối với cộng đồng, UBND xã Tam
Sơn đã thành lập Ban Phát triển rừng của xã do đ/c Nguyễn Văn Quế - Phó Chủ
tịch UBND xã làm trưởng ban, đ/cNguyễn Như Hành - Cán bộ lâm nghiệp xã làm
phó ban và uỷ viên là đại diện các đoàn thể cấp xã, các đ/c trưởng thôn và cán bộ
địa chính xã. Xã cũng đã bố trí cán bộ lâm nghiệp làm nhiệm vụ hướng dẫn và
giám sát trồng rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng. Nắm bắt được thuận
lợi đó, em đã chủ động xin được tham gia cùng ông Nguyễn Như Hành – Cán bộ
lâm nghiệp xã Tam Sơn thực hiện các công việc mà ông được Ban Quản lí dự án
giao cho. Công việc cụ thể mà em được tham gia là cùng ông Nguyễn Như Hành đi
khảo sát diện tích đăng kí của các hộ dân tham gia dự án, đi kiểm tra thực địa của
từng hộ và hướng dẫn bà con nhân dân địa phương cách chăm sóc cây, đôn đốc và
theo dõi việc chăm sóc, quản lí, bảo vệ cây trồng của các hộ dân tham gia dự
án. Với công việc đó, em đã được cùng ông Nguyễn Như Hành đi khảo sát thực
địa, hướng dẫn các hộ gia đình tham gia dự án cách chăm sóc, bảo vệ cây trồng tại
các thôn: 2, 5, 7, 8 và 9.
2. Mức độ hoàn thành:
Do chưa được tập huấn kiến thức về trồng và chăm sóc rừng nên bản thân em

mới chỉ đang ở giai đoạn tìm hiểu cách làm của cán bộ lâm nghiệp xã. Bên cạnh
đó, em cũng đã chủ động nhờ cán bộ lâm nghiệp xã hướng dẫn qua nội dung, cách
thức khảo sát diện tích đăng kí, kiểm tra thực địa và cách chăm sóc cây. Sau
đó trở lại hướng dẫn cho bà con. Thỉnh thoảng cùng ông Nguyễn Như Hành đi đến
các lô rừng của một số hộ gia đìnhthuộc thôn 2, thôn 7 và thôn 5 theo dõi, kiểm tra
mức sinh trưởng của cây trồng, cách chăm sóc, bảo vệ và quản lí rừng của bà con.
Với công việc đó, em thấy mình đã có thể tự đi khảo sát, kiểm tra thực địa và phần
nào đã có thể hướng dẫn bà con cách chăm sóc, bảo vệ cây. Tuy nhiên, đây mới chỉ
là giai đoạn tìm hiểu cách làm việc của cán bộ lâm nghiệp xã nên theo đánh giá của
bản thân, em thấy mình chưa hoàn thành công việc được giao.
PHẦN 3: CẢM NGHĨ CỦA SINH VIÊN
I. Những cảm nhận của bản thân:
Quá trình sinh viên tiếp cận, tìm hiểu và “ba cùng: Cùng ăn, cùng ở, cùng
làm”với bà con nhân dân địa phương tuy chưa dài, nhưng với một tháng rưỡi đó,
bản thân em có một vài cảm nhận, suy nghĩ sau:
Thứ nhất: Về cộng đồng.
Đây là một xã nghèo, cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư xây dựng khá hoàn
chỉnh song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân
trong cộng đồng. Người dân địa phương đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng
làm ăn, xoá đói, giảm nghèo và tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của cấp uỷ đảng,
chính quyền địa phương. Người dân mến khách, chăm chỉ, cần cù. Đời sống bà con
nhân dân địa phương đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây nhờ được hưởng
lợi từ sự hỗ trợ của chương trình 135 và chương trình 30a của Chính phủ. Tuy
nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những nhóm nhỏ các hộ gia đình gặp khó khăn
trong cuộc sống mà cộng đồng chưa có biện pháp hỗ trợ thiết thực. Điển hình ở
đây là 6 hộ gia đình chưa có đất làm nhà đang sống trên thuyền dọc sông Lam,
nguyên do là từ vướng mắc của các chính sách, các quy định của Nhà nước trong
quản lí và sử dụng đất đai. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng khác nữa
phải kể đến là điều kiện kinh tế các hộ này quá khó khăn do đó không có tiền để
mua đất, làm nhà.

Thứ hai: Về quá trình làm việc tại cộng đồng.
Quá trình tiếp cận, tìm hiểu thông tin, làm việc với cộng đồng diễn ra rất
thuận lợi do lãnh đạo và người dân trong cộng đồng rất mến khách. Hơn nữa
sự tương đồng về các nét văn hoá đặc trưng trong tính cách, giọng nói, nếp sống,
nếp nghĩ,…với người dân trong cộng đồng đã là một lợi thế rất lớn giúp bản
thân em cũng như toàn nhóm thực tậptiếp cận và làm việc với người dân ở đây dễ
dàng, khai thác được nhiều thông tin bổ ích. Lúc đầu bản thân em cũng như cả
nhóm rất lo lắng vì nhiều lí do. Trước hết là mình chưa có bất cứ thông tin nào về
cộng đồng trước khi đến làm việc tại cộng đồng. Bên cạnh đó, lo lắng trong quá
trình làm việc phải tiếp cận với các vị lãnh đạo địa phương dày dạn kinh nghiệm,
lo lắng phải tiếp cận với một cộng đồng nhiều vấn đề, nhiều nhu cầu khác
nhau, Nhưng khi bước vào những ngày làm việc thực tế với lãnh đạo địa phương,
tiếp cận với người dân trong cộng đồng thì dần dần những lo lắng đó đã biến mất
và thay vào đó là sự tự tin, mạnh dạn hơn khi tiếp xúc với lãnh đạo địa phương
cũng như người dân trong cộng đồng. Qua những buổi đi đến các thôn, “lân
la” với bà con nhân dân, với đoàn viên, hội viên địa phương, Em đã nghe thấy,
nhìn thấy tận mắt những điều hết sức thú vị và bổ ích mà có lẽ chỉ khi xâm nhập
thực tế như vậy chúng ta mới có thể biết được. Đó là những buổi đi giúp bà con
nhận gạo hỗ trợ của Nhà nước để đón Xuân Tân Mão, đó là những buổi xuống
thuyền tìm hiểu thông tin, thăm bà con, Chỉ có trong những buổi đó, em mới biết
rằng gạo Nhà nước hỗ trợ bà con ăn Tết bà con bảo không ngon rồi mang về nấu
rượu và có một điều lạ nữa là mỗi người khi được nhận 8 Kg gạo hỗ trợ của Nhà
nước thì phải nộp lại 3000 đồng cho trưởng thôn để trả tiền vận chuyển, mới biết
rằng đời sống của người dân xóm vạn đò rất bấp bênh vì họ chưa có một chỗ để
làm nhà ở. Và chính vì chưa có chỗ “An cư” nên họ khó có thể “Lạc
nghiệp”. Thực tế trước đây cho thấy, mặc dù họ đã được hỗ trợ cấp cho mỗi hộ
một con bò để phát triển kinh tế nhưng vì thu nhập từ đánh cá trên sông không đáp
ứng được nhu cầu của gia đình, hơn nữa không có người “cắt cỏ, chăn bò” nên kết
quả là họ bán bò đi để lấy tiền sửa lại thuyền bè, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ
đánh bắt cá,

II. Về những điều học được qua những việc mình thực hiện:
Qua quá trình làm việc, cọ xát với thực tế trong công việc tại dự án cũng như
trong việc tiếp cận, hoà nhập với cộng đồng, em đã rút ra được một số bài học bổ
ích.
Một là: Cộng đồng chỉ có thể giải quyết được vấn đề khó khăn của mình một
cách bền vững khi nó thực sự có sự tham gia một cách tích cực, chủ động của
người dân. Chính quyền và người dân biết cách tận dụng, khơi dậy và phát huy
tiềm năng của cộng đồng mà nguồn lực quan trọng nhất chính là nguồn lực con
người sẽ giúp cộng đồng vượt ra khỏi hoàn cảnh hiện tại, hướng tới một tương lai
tốt đẹp hơn đối với mỗi người dân trong cộng đồng nói riêng cũng như cả cộng
đồng nói chung. Chính điều đó sẽ giúp cộng đồng từ yếu kém thành cộng đồng tự
lực, phát triển bền vững.
Hai là: Để tiến hành một dự án phát triển cộng đồng nói riêng cũng như một
dự án nói chung thì điều quan trọng nhất là phải thực sự xuất phát từ nhu cầu của
người dân trong cộng đồng và nhu cầu đó là do người dân trong cộng đồng, đặc
biệt là những người nghèo, những người gặp khó khăn trong cuộc sống tự nói
lên. Suy cho cùng, mọi thứ đều gắn với lợi ích và do lợi ích quyết định. Chỉ khi
người dân trong cộng đồng thấy rằng họ thực sự có lợi ích khi triển khai dự
án nào đó thì họ mới tham gia tích cực, gắn bó và có trách nhiệm với dự án, và do
đó dự án mới mang lại hiệu quả thực sự cho cộng đồng.
Ba là: Khi hỗ trợ nhân dân dù bằng tiền, gạo hay vật nuôi, hàng hoá cụ thể
nào đó thì tổ chức, cơ quan, cá nhân hỗ trợ đó phải có kiểm tra chất lượng sản
phẩm hỗ trợ, tính hiệu quả, cách thức phân phối, sử dụng, khai thác của người dân
trong cộng đồng như thế nào. Hạn chế tình trạng cấp bò cho người dân mà không
cho họ nơi để chăn bò, cấp gạo cho dân mà không biết người dân dùng gạo đó để
ăn hay để làm gì. Nói đến đây, chúng ta lại nhớ đến một phương châm chủ đạo,
xuyên suốt trong quá trình can thiệp của người nhân viên xã hội giúp cá nhân, gia
đình, nhóm và cộng đồng giải quyết khó khăn là“Cho cần câu chứ không cho
xâu cá”. Điều này có nghĩa là người tác viên PTCĐ chỉ có thể trợ giúp người dân
trong cộng đồng tăng năng lực bằng cách hướng dẫn bà con cách thức làm như thế

nào để họ có thể tồn tại và vươn lên có cuộc sống tốt đẹp hơn chứ không giải quyết
vấn đề thay cho họ. Và với cách làm đó, người tác viên PTCĐ giúp cho mỗi cá
nhân, mỗi gia đình, mỗi nhóm và cả cộng đồng vươn lên trở thành những cá nhân,
những gia đình, những nhóm, những cộng đồng tự lực bằng việc họ tự phát huy,
khơi dậy tiềm năng, nội lực vốn có của chính mình, không trông chờ, ỷ lại vào sự
giúp đỡ của những người khác.
Bốn là: Khi tiến hành tiếp cận, tìm hiểu thông tin từ lãnh đạo trong cộng
đồng và người dân trong cộng đồng bản thân cần thể hiện sự tôn trọng của mình
đối với đối tác như: Lãnh đạo cộng đồng, gia đình các hộ dân tộc thiểu số, các hộ
gia đình nghèo, các hộ gia đình xóm vạn, Tránh thái độ chế giễu, xem thường.
Năm là: Phải biết lắng nghe cộng đồng, không áp đặt suy nghĩ và hành
động chủ quan của người tác viên PTCĐ cho người dân trong cộng đồng. Người
tác viên PTCĐ phải thực sự xuất phát từ vấn đề, nhu cầu của cộng đồng chứ
không được phép áp đặt suy nghĩ của cá nhân mình lên cộng đồng.
Sáu là: Đối với bản thân, em tự rút ra cho mình một bài học quan trọng đó là
để có được những hiểu biết sâu sắc và toàn diện về cộng đồng, mình cần phải có
phương pháp thiết lập mối quan hệ gần gũi với lãnh đạo cộng đồng, người tác viên
PTCĐ phải thực sự gần gũi với người dân và những người có uy tín trong cộng
đồng. Không ngại khó, ngại khổ khi “ba cùng” với người dân. Qua đó, chúng ta
lại khám phá ra những điều thú vị. Đặc biệt cần phải biết quan sát một cách toàn
diện, trong đó lưu ý quan sát có trọng điểm. Khi phát hiện ra điều gì khác lạ mình
phải tìm hiểu ngay và phải tìm hiểu thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau.
Không nên sử dụng thông tin từ một nguồn mà phải biết kết hợp nhiều nguồn
thông tin khác nhau từ hồ sơ, tài liệu, từ phỏng vấn lãnh đạo cộng đồng đến phỏng
vấn người dân, từ quan sát đến nói chuyện lân la với người dân,
Bảy là: Trong quá trình thực tập, bản thân em đã biết cách nối kết lí thuyết
với thực tiễn, biết vận dụng các kiến thức được học để tìm hiểu thông tin về cộng
đồng. Cũng từ các thông tin mà mình thu thập được, bản thân em đã có được
những nhận định về các vấn đề, nhu cầu của cộng đồng và đồng thời đã tìm ra
được một số nguyên nhân cũng như đề xuất được một số giải pháp khắc phục với

mục đích cuối cùng là giúp cộng đồng thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại. Qua quá trình
làm việc, tìm hiểu dự án đầu tư trồng rừng sản xuất hộ gia đình theo quyết định
147/CP – huyện Anh Sơn, em cũng đã hiểu được phần nào các công việc thực tế
của một dự án, nắm được quy trình triển khai dự án và bản thân bước đầu đã có
những đánh giá cũng như đề xuất một số ý kiến để cải tiến công việc được giao.
Thông qua quá trình thực tập tại cộng đồng, bản thân em đã dần hình thành được kĩ
năng làm việc với cộng đồng. Bản thân cũng đã dần nâng cao được khả năng làm
việc độc lập, khả năng tạo lập mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, các tổ
chức và các thiết chế tại cộng đồng.
III. Về khó khăn:
So với lí thuyết, bản thân em thấy trong quá trình thực tập xuất hiện một số
khó khăn sau:
Sự cách biệt giữa lí thuyết và thực tiễn luôn là một khoảng cách lớn. Có thể
bản thân nắm lí thuyết rất tốt nhưng nếu không biết cách vận dụng hợp lí, nhuần
nhuyễn và kết hợp giữa các yếu tố kiến thức, kĩ năng và thái độ thì quá trình thực
tập sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Tuy nhiên, nếu không nắm vững lí
thuyết thì chúng ta sẽ không có được những kiến thức cơ bản nhất. Nhận thức được
điều đó, trong quá trình thực tập, bên cạnhnhững giờ làm việc ban ngày thì những
lúc ngoài giờ bản thân em đọc thêm tài liệu, giáo trình để vừa bổ sung kiến thức
cho mình vừa có thể vận dụng vào thực tiễn.
Lí thuyết được học ở trường thì có hạn còn trên thực tế, những nhu cầu, vấn
đề của cộng đồng luôn luôn đa dạng, phong phú, muôn màu muôn vẻ và đó là khó
khăn chungmà mỗi người nhân viên CTXH làm việc trong lĩnh vực PTCĐ đều gặp
phải trong quá trình làm việc với cộng đồng. Để tiếp cận với cộng đồng, sinh viên
phải có kiến thức tổng hợp, toàn diện về tất cả các lĩnh vực của đời sống. Bên cạnh
đó phải tạo dựng được mối quan hệ tốt với các cấp chính quyền và người dân trong
cộng đồng. Mà những điều đó sinh viên chỉ có được khi va chạm thực tế nhiều, trải
nghiệm nhiều chứ không có trong sách vở. Ngay cả những phương pháp, công cụ,
kĩ năng được trang bị trong quá trình học tại trường khi vận dụng cũng không thể
áp dụng một cách máy móc mà người sử dụng phải biết linh hoạt vận dụng tuỳ

trường hợp và hoàn cảnh cụ thể.
IV. Những gì làm được cho cộng đồng:
Với thời gian thực tập 6 tuần ngắn ngủi tại cộng đồng, những gì em làm được
cho cộng đồng là không nhiều. Người dân trong cộng đồng chưa kịp thay đổi cách
suy nghĩ, cách thức sản xuất thì thời gian thực tập đã hết. Trong thời gian đó, em
cùng với nhóm thực tập mới chỉ giúp người dân 6 hộ dân xóm vạn thuộc thôn 5
được tham gia một buổi tập huấn kiến thức nuôi cá lồng bè, được tham quan tìm
hiểu mô hình sản xuất kinh doanh của 4 hộ gia đình trong xã. Các hộ dân xóm vạn
cũng được cấp miễn phí thẻ BHYT và đã được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí với
thời gian 01 buổi. Nhóm thực tập cũng đã huy động được các tổ chức đoàn thể cấp
xã: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, MTTQ xã trao 10 suất quà
cho các cháu con em 6 hộ dân xóm vạn nhân dịp kỉ niệm 80 năm thành lập Đoàn
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Gia đình anh Trần Văn Sỹ cũng đã được cấp hộ
khẩu.
Thông qua kết quả của những hoạt động đó, 6 hộ dân xóm vạn đã được cung
cấp kiến thức cơ bản về nuôi và chăm sóc cá lồng. Người dân không chỉ 6 hộ xóm
vạn mà còn cả những người dân thôn 5 và xã Tam Sơn phấn khởi, yên tâm và tin
tưởng vào sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương về đường lối xóa đói,
giảm nghèo và phát triển kinh tế. Mỗi thành viên ở trong 6 hộ gia đình xóm vạn đã
quyết tâm hơn trong việc tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập cho bản thân, phát
triển kinh tế gia đình. Người dân trong cộng đồng đã gắn bó, đoàn kết với nhau
hơn trong làm ăn và sinh hoạt cộng đồng.
V. Đánh giá về hiệu quả của dự án:
Để có một đánh giá chuẩn xác về hiệu quả của dự án thì cần phải có thời gian,
phải đầu tư công sức nghiên cứu, tìm hiểu kĩ lưỡng về dự án và phải có nhận định,
ý kiến của các chuyên gia. Với thời gian tìm hiểu, tiếp cận dự án có hạn, trình độ
hiểu biết còn hạn chế nên bản thân em có nhận xét về dự án như sau: Dự án Đầu tư
trồng rừng sản xuất hộ gia đình theo quyết định 147/CP tỏ ra có hiệu quả đối với
tình hình địa phương hiện nay bởi vì bản thân dự án đã đáp ứng được các việc sau:
- Dự án đã giúp cho 20 hộ dân xã Tam Sơn nói riêng, 291 hộ dân thuộc 11 xã của

huyện Anh Sơn nói chung thoát khỏi nghèo đói, vươn lên làm giàu chính đáng
bằng chính sức lực của mỗi người dân, mỗi gia đình trong cộng đồng.
- Góp phần nâng cao tỉ lệ che phủ rừng của địa phương lên đáng kể.
- Giải quyết tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
- Dự án đã huy động được nguồn lực cả về con người cũng như tài nguyên đất
đai, khí hậu, thuỷ lợi của cộng đồng vào việc phát triển kinh tế, nâng cao điều kiện
sống cho người dân trong cộng đồng.
- Huy động được các tổ chức chính quyền, đoàn thể tham gia quản lí, giám sát
các hoạt động của dự án.
VI. Nếu tiếp tục làm việc tại dự án:
Để cải tiến công việc được giao, nếu tiếp tục được làm việc tại dự án thì em
sẽ thực hiện một số hoạt động sau đây:
- Hoạt động 1: Trước tiên, để có thêm kiến thức và kinh nghiệm em sẽ xin được
tham gia một lớp tập huấn kiến thức về trồng và chăm sóc các loại cây nguyên liệu
giấy. Đồng thời sẽ tìm hiểu thêm các thông tin về quy trình trồng và chăm sóc cây
rừng từ các nguồn thông tin khác như: INTERNET, sách báo, truyền hình,
- Hoạt động 2: Đề nghị UBND xã cho mời giảng viên và mở một lớp tập huấn
kiến thức trồng và chăm sóc cây cho các hộ dân tham gia dự án.
- Hoạt động 3: Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc chăm sóc, quản lí,
bảo vệ rừng của các hộ gia đình. Nắm bắt kịp thời các thắc mắc, nhu cầu, nguyện
vọng của bà con trong quá trình thực hiện dự án. Kịp thời phản ánh các thắc mắc,
nhu cầu của bà con với chính quyền địa phương và Ban Quản lí dự án.
- Ngoài ra, với những kiến thức mình học và thu thập được, em sẽ chia sẻ và hướng
dẫn bà con khi họ cần.
PHẦN 4: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI ĐỊA PHƯƠNG
Đối với địa phương xã Tam Sơn - nơi đang hưởng thụ dự án, qua thời gian
tìm hiểu về các hoạt động kinh tế, xã hội của địa phương, phong tục tập quán sản
xuất của người dân, cũng như tìm hiểu về dự án. Bản thân em xin có một số đề
xuất, khuyến nghị với địa phương như sau:
- Địa phương cần có văn bản đề nghị với UBND huyện, Ban quản lí dự án cho

mở rộng diện tích đất thực hiện dự án cũng như số hộ dân tham gia dự án tại địa
phương mình trong các năm tới.
- Trong quản lí hồ sơ, chi trả, thanh quyết toán cần minh bạch, công khai với
người dân.
- Cần phối hợp chặt chẽ, ăn ý với các bên liên quan, nhất là với Ban Quản lí dự
án.
- HĐND xã, UBMTTQ xã cần thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát
hoạt động của dự án.
- Cũng cần có cơ chế phối hợp rõ ràng, hiệu quả giữa HĐND, UBND và
UBMTTQ xã trong việc giám sát, quản lí dự án trên địa bàn mình phụ trách.
- Địa phương nên thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình nhận
khoán thực hiện hợp đồng của dự án một cách nghiêm túc, có trách nhiệm.
- Nên có biện pháp hỗ trợ, động viên kịp thời, khuyến khích các hộ dân tham gia
thực hiện dự án.

×