Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Tài liệu Báo cáo: Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 40 trang )



















Báo cáo: Phát triển nghề nuôi ngao nhằm
cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng
đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung
Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Hợp tác về Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(CARD)









027/05VIE

Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa
dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo
ven biển miền Trung Việt Nam






















MS04: Báo cáo 6 tháng lần thứ 4







10/2007 – 04/2008


1
Mục lục
1. Thông tin về Viện nghiên cứu 3
3. Tóm tắt dự án 4
3. Tiến độ thực hiện dự án 5
3.1. Các kết quả nổi bật 5
3.2. Kết quả chính đạt được 5
4. Bối cảnh và giới thiệu 5
4.1. Các mục tiêu cụ thể 6
4.2. Các kết quả đạt được 6
5. Tiến độ thực hiện 6
Các kết quả thực hiện nổi bật 6
5.1.1 Hội thảo bàn về sự hợp tác thực hiện mô hình trình diễn ‘on farm’ trials 6
5.1.2 Bày tỏ quan tâm và phản hồi từ nông hộ 14
5.1.3. Tham quan học tập thực địa 17
5. 2. Thí nghiệm ương nuôi ấu trùng 20
5.2.1. Thí nghiệm 1: 20
5.2.2 Thí nghiệm 2 23
5.2.3 Thí nghiệm 3 25

5.2.4 Thảo luận 27
5.3 Sự phổ biến của công nghệ (thử nghiệm ở cấp nông hộ) 28
5.4 Các lợi ích riêng 28
5.4.1 Cơ hội để sử dụng các ao nước lợ vào việc nuôi ngao thương phẩm 28
5.4.2 Tăng sản phẩm và lợi nhuận từ nuôi ngao trên các vùng bãi triều 29
5.5.3 Phù hợp với trình độ hiểu biết của người dân có thể áp dụng dễ dàng 29
5.4.4 Rủi ro về đầu tư thấp 29
5.4.5 Tiềm năng thương mại lớn thông qua trình độ nhận thức 29
5.5. Xây dựng năng lực 30
5.5.1. ARSINC 30
5.5.2. Người hưởng lợi cuối cùng 30
5.5.3. Sự nổi bật và mối quan hệ với các viện nghiên cứu và các đối tác khác 31
5.6. Sự quảng bá 31
5.7. Sự quản lý dự án 31
6. Báo cáo về các vấn đề nảy sinh 31
6.1. Môi trường 31
6.2. Giới và các vấn đề xã hội 31
7. Sự triển khai và các vần đề tồn tại 32
7.1. Các vấn đề và sự thách thức 32
7.2. Những sự lựa chọn 32
7.3. Tồn tại 32
8. Các bước nghiên cứu tiếp theo 32
9. Kết luận 32
10. Sự khai báo theo quy định 32

2

1. Thông tin về Viện nghiên cứu

Tên dự án

Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá
sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền
Trung Việt Nam (Dự án 027/05VIE)
Viện nghiên cứu ở Việt Nam
Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung
Bộ, Việt Nam (ARSINC)
Ban quản lý dự án ở Việt Nam
Mr. Chu Chí Thiết- Giám đốc dự án

Cơ quan phía Australia
Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Australia (SARDI)
Nhân sự Australia
Dr Martin S Kumar -Lãnh đạo dự án
Dr Bennan Chen- Nghiên cứu viên chính khoa học
Ngày tiến hành dự án
Tháng 3 năm 2006
Ngày kết thúc dự án (ban đầu)
Tháng 3 năm 2009
Ngày kết thúc dự án (điều chỉnh)

Thời gian viết báo cáo
Tháng 10/2007 – Tháng 4/2008

2. Cơ quan liên lạc
Phía Australia: Ban Quản lý dự án
Họ tên
Dr Martin Kumar
Điện thọai:
08 82075 400
Chức vụ

Quản lý khoa học và chương
trình hệ thống sinh học kết hợp,
Công nghệ sinh học và quản lý
nguồn lợi kết hợp
Fax:
08 82075 481
Cơ quan
Viện Nghiên cứu và Phát triển
Nam Australia (SARDI)
Email:


Phía Australia: liên lạc hành chính
Họ tên:

Điện thoại

Chức vụ:

Fax:

Cơ quan

Email:

Ở Việt Nam
Họ tên:
Chu Chí Thiết
Điện thoại:
84 383 829 884

Chức vụ:
Giám đốc
Fax:
84 383 829 378
Cơ quan
Phân viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thuỷ sản Bắc Trung Bộ
Email:



3
3. Tóm tắt dự án









Last sixmont









4. Executive SuThe.


Mục tiêu chính của dự án là phát triển và mở rộng công nghệ nuôi ngao (bao gồm cả sản
xuất giống và nuôi thương phẩm) để duy trì sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ở các
tỉnh ven biển miền Trung và phát triển một chiến lược góp phần vào việc quản lý bền
vững môi trường thuỷ sinh thông qua việc nuôi ngao để cải thiện, tận dụng nước thải từ
ao nuôi tôm. Trong 6 tháng trước, dự án triển khai tập trung vào 2 nội dung dưới đây: (1)
chuẩn bị nội dung thảo thuận hợp tác với các bên tham gia và các viện nghiên cứu để thực
hiện mô hình trình diễn tại nông hộ ‘on farm’ trials. (2) Chỉnh sửa thí nghiệm ương nuôi
ấu trùng ngao để hoàn thiện quy trình sản xuất giống. Chi tiết các hoạt động đã được đề
cập trong báo cáo này.
Một quy trình sản xuất giống ngao đã được chuẩn bị và nộp cho ban quan lý chương trình.

Sự chuẩn bị cho việc hợp tác thực hiện mô hình trình diễn tại nông hộ là việc tổ chức
chương trình hội thảo và thăm quan thực địa cho cán bộ khuyến ngư các tỉnh và các hộ
dân tham gia. Chi tiết và chương trình hội thảo và thăm quan thực địa cũng đã được đề
cập ở trong báo cáo này. Thoả thuận với các bên tham gia đã được hoàn thành và tổ chức
thực hiện mô hình trình diễn bắt đầu từ tháng 5/2008





















4
3. Tiến độ thực hiện dự án
3.1. Các kết quả nổi bật
Dự án được triển khai theo đúng tiến độ phù hợp với mục tiêu đề ra. Vấn đề trọng tâm
của dự án trong 6 tháng qua là chuẩn bị cho các hộ dân và các bên tham gia vào thực hiện
mô hình trình diễn tại nông hộ “on farm” trials và bổ sung, điều chỉnh kỹ thuật ương nuôi
ấu trùng ngao. Các hoạt động bao gồm:

- Hội thảo về sự tham gia của nông dân vào việc thực hiện mô hình trình diễn.
- Phát triển quy trình vận hành mô hình trình diễn
- Sản xuất ngao giống cỡ spat theo yêu cầu: thí nghiệm để hoàn thiện quy trình sản
xuất giống và thực hiện mô hình nuôi trình diễn.
- Khuyến ngư và tập huấn bao gồm việc học tập, tham quan thực địa trong nước

3.2. Kết quả chính đạt được
Hội thảo đã thành công tốt đẹp bởi sự tham gia nhiệt tình của người dân, Trung tâo
khuyến ngư và các cơ quan địa phương trong vùng dự án và các bên liên quan khác liên
quan đến nghề nuôi ngao. Người dân bày tỏ ý sự thích thú của họ vào việc tham gia thuẹc
hiện mô hình trình diễn sẽ được triển khai trong 6 tỉnh vùng dự án. Dựa vào tiêu chuẩn
lựa chọn, 6 nông dân từ mỗi tỉnh đã được lựa chọn thực hiện mô hình. Tổng số có 36 hộ

nông dân được lựa chọn tham gia mô hình sẽ triển khai vào tháng 5/2008.

Có 3 thí nghiệm ương nuôi ấu trùng ngao được triển khai để chỉ ra sự khác nhau về tỷ lệ
sống, tốc độ tăng trưởng của ấu trùng. Kết quả sản xuất giống ngao spat đã được ghi nhận
có kết quả khả quan. Chi tiết được đề cập trong báo cáo này.

Thành công của tham quan thực địa đã giúp cho việc hiểu biết về các vùng ương nuôi con
giống tự nhiên (các vùng này được biết là nơi sinh sản và xuất hiện con giống ngao) của
ngao, cũng như các vùng thu con giống tự nhiên. Hôi thảo đã được tiến hành để giới thiệu
tới nông dân về thực hành nuôi ngao trong ao. Phương thức truyền thống là nông dân thu
gom ngao giống tự nhiên và ương nuôi trên các vùng bãi triều. Một thoả thuận chính thức
với Trung tâm Khuyến ngư, nông dân và Phân viện Bắc Trung Bộ (ARSINC) đã được
hoàn thành trong chuyến tham quan này.

4. Bối cảnh và giới thiệu
Mục tiêu chính là phát triển và mở rộng công nghệ nuôi ngao (bao gồm công nghệ sản
xuất giống và nuôi ngao thương phẩm) nhằm duy trì sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo
ở các tỉnh miền Trung; và phát triển một chiến lược góp phần vào việc quản lý bền vững
môi trường thuỷ sinh thông qua việc nuôi ngao để cải thiện và tận dụng nước thải từ ao
nuôi tôm. Mục tiêu của dự án là:

5
a) cung cấp cho cộng đồng cư dân nghèo một nguồn thu nhập khác, an ninh lương
thực;
b) cải tiến công nghệ và mở rộng năng lực cho các bên tham gia; và
c) giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của việc nuôi tôm thông qua việc thực hiện một
chiến lược quản lý môi trường và sử dụng các nguồn nước thải hợp lý.
4.1. Các mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu của dự án này (027/05VIE) bao gồm:
• phát triển và mở rộng công nghệ nuôi ngao (bao gồm cả công nghệ sản xuất giống và

nuôi thương phẩm);
• duy trì sinh kế bền vững cho cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam; và
• phát triển một chiến lược góp phần vào việc quản lý bền vững môi trường thuỷ sinh
thông qua việc nuôi tôm để cải thiện và tận dụng chất nước từ ao nuôi tôm.
4.2. Các kết quả đạt được
Phù hợp với mục tiêu của dự án đã nêu, 6 tháng qua dự án đã tập trung thực hiện các nội
dung liên quan sau đây:
- Tổ chức hội thảo bàn về sự tham gia của người dân vào thực hiện mô hình trình
diễn “on farm” trials.
- Xây dựng quy trình vận hành và thảo thuận với người dân và Trung tâm Khuyến
ngư địa phương để tổ chức thực hiện mô hình trình diễn tại nông hộ
- Sản xuất và cung cấp số lượng con giống spat theo yêu cầu
- Kết thúc thí nghiệm ương nuôi ấu trùng ngao để hoàn thiện quy trình sản xuất
giống.
- Triển khai tập huấn khuyến ngư bao gồm cả học tập, tham quan ngoài thực địa
Các cuộc viếng thăm của Cố vấn dự án Australia trong tháng 10/2007 và tháng 4/2008 đã
được tiến hành thuận lợi và tham gia với dự án trong việc:
• Lựa chọn nông hộ tham gia mô hình trình diễn
• Tổ chức hội thảo với các bên tham gia để chuyển giao công nghệ
• Các thử nghiệm ban đầu về nuôi và sản xuất giống ngao tại nông hộ
• Thiết lập các trại sản xuất giống mới về sản xuất giống ngao
• Đánh giá kết quả thí nghiệm ương nuôi ấu trùng đã được chỉnh sửa


5. Tiến độ thực hiện
Các kết quả thực hiện nổi bật
5.1.1 Hội thảo bàn về sự hợp tác thực hiện mô hình trình diễn ‘on farm’ trials.

Dựa vào sự tham gia triển khai mô hình trình diễn của nông dân, một cuộc hội thảo đã
được tổ chức tại khách sạn Giao Tế, thị xã Cửa Lò, Nghệ An từ 24 – 28 tháng 3/2008.


6

Chủ đề của hội thảo là giới thiệu về công nghệ nuôi ngao thương phẩm và hướng dẫn quy
trình vận hành mô hình trình diễn tại nông hộ. Các thành viên tham gia hội thảo bao gồm
ban quản lý dự án phí Australia và nhóm thực hiện dự án phía Việt Nam, Phân viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc Trung Bộ (ARSINC), các cán bộ kỹ thuật của các
Sở thuỷ sản, Trung tâm Khuyến ngư các tỉnh trong vùng dự án và nông dân có nguyện
vọng tham gia vào việc nuôi ngao từ 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.

Nội dung của hội thảo:
a. Giới thiệu:
i. Mục đích của cuộc hội thảo
ii. Kết quả mong đợi của hội thảo này
b. Giới thiệu về dự án và các yêu cầu về mô hình trình diễn
i. Giới thiệu dự án
ii. Cơ cấu của nông dân tham gia thử nghiệm
iii. Vai trò của nông dân
iv. Vai trò của ARSINC và các bên hợp tác
v. Tiêu chuẩn lựa chọn nông hộ
vi. Quy trình vận hành
vii. Các yêu cầu về báo cáo
viii. Những cơ hội được phản hồi
c. Bài giảng kỹ thuật
i. Kỹ thuật nuôi ngao vùng bãi triều
1. lựa chọn vị trí, con giống, kích cở con giống và mật độ thả
2. quản lý và chăm sóc
ii. Kỹ thuật nuôi ngao trong ao
1. lựa chọn vị trí và con giống
2. kích thước giống và mật độ nuôi thả

3. quản lý và chăm sóc
4. quản lý môi trường nước và ao nuôi
iii. Nuôi luận canh ngao trong ao nuôi tôm
1. kích cỡ con giống và mật độ thả
2. quản lý và chăm sóc
3. quản lý ao nuôi
iv. Thu thập số liệu
1. cấu trúc của bảng thu thập số liệu
2. các thông số được thu thập
3. tần suất thu thập số liệu
v. tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi và bảng thu thập số liệu
d. Thảo luận: người tham gia
e. Chương trình về nuôi thử nghiệm
f. Bế mạc hội thảo

Các nội dung chính được trình bày dưới đây:

1. Giới thiệu về hội thảo

7


8

2. Gới thiệu dự án và các yêu cầu về mô hình trình diễn









9






3. Bài giảng công ngệ nuôi ngao
- Nuôi ngao trong ao





10







11
- Nuôi ngao trên bãi triều








12





13




5.1 B

nhiều cơ hội cho vấn đề sinh kế của họ.
iống tự nhiên, chính quyền địa
phương cần phải phát triển một kế hoạch quản lý, bao gồm chiến lược khai thác
con giống hợp lý, bền vững.
xem xét việc nuôi ngao kết hợp với
các loài khác như cá ra rong biển trong ao.
.2 ày tỏ quan tâm và phản hồi từ nông hộ
Các nông hộ đã bày tỏ sự quan tâm trong việc nuôi ngao trong ao và ngoài bãi
triều. Họ thấy rằng, việc nuôi ngao trong ao sẽ tạo cho các nông dân nghèo ven
biển có thêm cơ hội tham gia, để tạo thêm
• Nông dân cũng muốn có con giống từ trại sản xuất và con giống từ các vùng ương
nuôi tự nhiên. Tuy nhiên, việc thu gom con g
• Nông dân khuyến cáo rằng, nghiên cứu nên


14
• Nông dân bày ối quan tâm về con giống, nguồn ung cấp bảo đảm là
một nhân tố quan trọng trong bất cưa hoạt động nuô ào. Trong hoạt động
n ống ch thế, các nhà
n uyền địa p c về sản xuất
c vùng nuôi có
N ng dự án CA ông nghệ nuôi
n cấp con giống


Bả 1: ông hộ đượ

tỏ m giống c
i trồng n
uôi ngao, giá trị con gi iếm 60-70% chi phí vận hành. Vì
ghiên cứu và chính q hương nên phát triển một chiến lượ
on giống cho các nhu cầu.
• ông dân bày tỏ rằ RD không chỉ cung cấp cho họ c
gao mà con cung có chất lượng.
ng Tên và địa chỉ các n c lựa chọn
TT Tên Địa chỉ
1 Bùi Mạnh Hùng Trung tâm Khuyến ngư Thanh Hoá
2 Nguyễn Xuân Hùng Trung tâm Khuyến ngư Thanh Hoá
3 Nguyễn Văn An Nông dân Thanh Hoá
4 Trương Hữu Thu Trung tâm Khuyến ngư Quảng trị
5 Nguyễn Văn Kỳ ng Trị Nông dân huyên Triệu Phong, Quả
6 Đặng Ngọc Thọ ình Cán bộ kỹ thuật Sở Thuỷ sản Quảng B
7 Hoàng Thị Hoa Nông dân huyện Ba Đồn, Quảng Bình
8 Nguyễn Thị Ngọc Nông dân huyện Ba Đồn, Quảng Bình

9 Nguyễn Thị Thuận Nông dân huyện Ba Đồn, Quảng Bình
10 Nguyễn Văn Tâm Nông dân huyện Ba Đồn, Quảng Bình
11 Lê Thanh Nhật Trung tâm Khuyến ngư Thừa thiên Huế
12 Nguyễn Ngọc Thuỷ ú Vang, Thừa thiên Huế Nông dân huyện Ph
13 Nguyễn Văn Thanh Nông dân huyện Phú Vang, Thừa thiên Huế
14 Lê Văn Hùng Nông dân huyện Phú Vang, Thừa thiên Huế
15 Trần Quốc Thanh Giám đốc Sở Thuỷ sản Nghệ An
16 Trần Văn Cao Cán bộ TT Khuyến ngư Nghệ An
17 Ngô Xuân Đại Nông dân huyện Diễn Châu, Nghệ An
18 Lê Thanh Tùng Nông dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
19 Trần Thị Vân Cán bộ phòng thuỷ sản huyện Nghi Lộc, Nghệ An
20 Phan Thị Thuận Cán bộ phòng thuỷ sản huyện Diễn Châu, Nghệ An
21 Pham Phú Hoà Cán bộ TT khuyến ngư Hà Tĩnh
22 Nguyễn Văn Hoa Cán bộ TT khuyến ngư Hà Tĩnh
23 Nguyễn Đức Long Nông dân Hà Tĩnh











15
Một số hình ảnh từ hội thảo



Dr. Martin S Kumar đang giới thiệu tới người tham gia về yêu cầu thực hiện mô hình trình diễn


Mr. Như Văn Cẩn, Giám đốc dự án giới thiệu về dự án và mục đích của hội thảo


16

Nông dân tham gia hội thảo; họ rất quan tâm vào việc nuôi ngao trong ao

5.1.3. Tham quan học tập thực địa

Tham quan thực địa đã được triển khai như một phần của chương trình tập huấn về việc
ực hiện mô hình trình diễn tại nông hộ, thông qua việc nông dân được viếng thăm các
ong Bảng 1
đến thăm trại sản xuất ngao giống tại xã
ý Nhân. Trại sản xuất được xây dựng với công suất 50 triệu ngao spat mỗi năm.
ARSINC hợp tác với Trường Cao đẳng Vạn Xuân trong việc xây dựng mô hình trại giống
với công nghệ được phát triển thông qua chương trình hoạt động của dự án CARD. Việc
xây dựng trại giống đặc biệt này không chỉ phục vụ cho hoạt động của dự án; tuy nhiên,
đây là kết quả thu được từ việc thực hiện dự án.

Nông dân đã được tham quan vùng ương giống, nơi mà hầu hết hoạt động khai thác con
giống đang được diễn ra. Nông dân địa phương chủ yếu dựa vào việc khai thác con giống
từ tự nhiên. Các điều kiện của các cửa sông được tạo ra bởi các con sông. Cửa sông Soài
Rạp đổ ra biển, cách biển 2 km, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sinh trưởng
của ngao. Phần lớn con giống tự nhiên được khai thác từ những nơi có điều kiện tương tự
như vùng này ở miền Nam.

Nông dân đang quan tâm đến việc nuôi ngao ngoài bãi triều cũng như tham mô hình nuôi

ngao trong ao đã được xây dựng bởi ARSINC.

th
vùng ương nuôi ngao tự nhiên và nơi xuất hiện của loài ngao Mertrix lyrata, được vận
chuyển tới miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Nông dân cũng được tham quan trại sản
xuất ngao giống mới được xây dựng tại xã Lý Nhân, huyện Cần Giờ. Trại sản xuất giống
đang được xây dựng thông qua chương trình hợp tác giữa ARSINC và Trường Cao đẳng
Vạn Xuân, thành phố Hồ Chí Minh. Danh sách nông dân tham gia vào mô hình trình diễn
tham quan thực địa được kê tr

10 nông dân từ 6 tỉnh vùng dự án tham gia vào chương trình tham quan thực địa bắt đầu
vào ngày 23 tháng 4 năm 2008, 8 giờ sáng đoàn
L

17


Hình 1. Đoàn tham quan thực địa




Hình 2. Tham quan trại sản xuất giống Hình 3. Tham quan khu nuôi cấy tảo

Bảng 2: Danh sách nông hộ tham gia vào chuyến tham quan thực tế tại thành phố Hồ Chí
Minh và quan tâm tới mô hình nuôi ngao tại nông hộ (22 – 25/5/2008)

TT Họ và tên Địa chỉ Mô hình đăng ký
trình diễn
1 Phùng Văn Dân Xã Hoàng Phụ, Hoàng Hoá,

Thanh Hoá
Mobile: 0913115955
Nuôi bãi triều
2 Lê Văn Hoành Xã Hoàng Phụ, Hoàng Hoá, Nuôi trong ao

18
Thanh Hoá
Mobile: 0913026168
3 Lê Thanh Tùng Xã Quỳnh Thuận, Quỳnh Lưu,
Nghệ An
Phone: 038865886;
Mobile: 01685114406
Nuôi trong ao
4 Lê Xuân Hùng Xã Mai Phụ, Mai Lộc, Hà Tĩnh
Phone: 039846217
Mobile: 0912487697
Nuôi trong ao / Nuôi
bãi triều
5 Phạm Ngoạc Lâm Xã Thạch Bằng, Lọc Hà, Hà
Tĩnh
Mobile: 0935809496
Nuôi trong ao/Nuôi
bãi triều
6 Nguyễn Đức Long Xã Thạc Bằng, Lộc Hà, Hà
Tĩnh
Mobile : 0986597840
Nuôi trong ao
7 Nguyễn Văn Tình Xã Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà
Tĩnh
Mobile : 0914442684

Culture in pond
8 Nguyễn Văn Tâm TT Ba Đồn, Quảng Trạch,
Quảng Bình
Phone: 052511466;
Mobile: 01684341624
Nuôi trong ao/Nuôi
bãi triều
9 Nguyễn Văn Kỳ Xã Triệu Ân, Triệu Phong,
Quảng Trị
Mobile: 0988171028
Nuôi trong ao
10 Trương Hữu Thư Xã Gio Việt, Gio Linh, Quảng
Trị
Mobile: 0914178447
Nuôi trong ao
11 Nguyễn Văn Thanh huyện Phú Vang, Thừa thiên
Huế
Nuôi trong ao
12 Lê Văn Hùng huyện Phú Lộc, Thừa thiên
Huế
Nuôi trong ao

Ngày 24/4/2008, một hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận, làm sáng tỏ các vấn đề liên
quan đến sự tham gia của người dân triển khai mô hình trình diễn. Thảo luận diễn ra
trong thời gian nửa ngày, với sự tham gia của 10 nông dân, Quản đốc dự án thuộc

19
ARSINC và Cố vấn dự án phía Australia. Nội dung chính của chương trình thảo luận bao
gồm:
• Nông dân mong rằng số lượng và chất lượng ngao giống sẽ được ARSINC quản

lý và kiểm soát. Quản đốc dự án khẳng định rằng, ARSINC sẽ phối hợp với các
trung tâm Khuyến ngư trong việc kiểm tra chất lượng và số lượng con giống
cung cấp cho các mô hình trình diễn.
• Cần thiết có một thoả thuận được ký kết giữa các bên tham gia (ARSINC, trung
tâm Khuyến ngư và nông dân) là điều rất quan trọng với người dân. Bản thoả
thuận này được phía ARSINC đề xuất và đã nhận được sự ủng hộ của các trung
tâm Khuyến ngư.
• Văn bản thoả thuận đã ghi nhận ARSINC sẽ cung cấp con giống theo yêu cầu với
diện tích ao khoảng 2000 - 5000 m
2
để thực hiện mô hình. Nông dân cần phải
mua thêm con giống để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của họ.
• ARSINC sẽ cung cấp kế hoạch, quy trình nuôi và cung cấp các thông tin cần thiết
cho nông dân. Cán bộ của ARSINC và trung tâm Khuyến ngư sẽ kiểm tra nông hộ
và cung cấp hướng dẫn kỹ thuật nuôi.
• Nông dân được yêu cầu báo cáo tiến độ và diễn biến nuôi theo quy định đã được
chuẩn bị. Cán bộ khuyến ngư sẽ xem xét việc báo cáo tiến độ của người dân trước
khi chuyển tới ARSINC.

Chương trình tham quan thực tế đã kết thúc trong không khí tự tin và háo hức triển khai
mô hình trình diễn.

5. 2. Thí nghiệm ương nuôi ấu trùng
Thí nghiệm ương nuôi ấu trùng đã được chỉnh sửa và thiết kế nhằm bổ sung vào kỹ thuật
ương nuôi ấu trùng. Việc chỉnh sửa được thảo luận với cố vấn dự án phía Australia, kết
quả thực hiện cũng đã được đề cập trong báo cáo này. Kết quả thí nghiệm trước đây đã
được đề cập trong báo cáo MS7. Mục tiêu của thí nghiệm lần này được đề cập dưới đây:

• Thu thập thông tin chính xác về mật độ ương nuôi ấu trùng ở giai đoạn bơi tự do
trong hệ thống nước chảy liên tục, nhằm nâng cao tỷ lệ sống.

• Xác định tần suất thay nước phù hợp trong quá trình ương; và
• Xác định nền đáy phù hợp cho ấu trùng ở giai đoạn xuống đáy.

5.2.1. Thí nghiệm 1:
Phương pháp

Thí nghiệm được tiến hành với 3 lần lặp theo 3 mật độ ương nuôi khác nhau (5, 10 và 15
ấu trùng/ml). Nước cung cấp cho hệ thống ương được chảy tự động từ bể 2000L, đặt cao
hơn bể thí nghiệm. Ấu trùng được ương trong bể 100 L, nước biển được lọc sạch, bảo
đảm chất lượng cho sự phát triển của chúng. Kích thước ấu trùng chữ “D” ban đầu tiền
hành thí nghiệm (n = 50) là 75.38 ± 3.82 µm. Ấu trùng được ương nuôi trong hệ thống
nước chảy liên tục ở nhiệt độ dao động từ 23 - 27
0
C; độ mặn 25
0
/
00,
sục

khí thường

20
xuyên trong quá trình ương. Ấu trùng được cho ăn với hỗn hợp 3 loài tảo: Isochrysis
galbana, Nanochloropsis oculata and Chaetoceros mulleri, được chia thành 4 lần/ngày
với mật độ 100.000 tế bào/ml nước. Thí nghiệm được tiến hành trong 9 ngày, khi ấu
trùng đạt đến giai đoạn biến thái (metamorphosis stage), chuyển xuống sống đáy. Trong
quá trình thí nghiệm, 15 ấu trùng được được đo để kiểm tra tốc độ tăng trưởng hàng ngày
dưới kính hiển vi. Tỷ lệ sống được xác định 3 ngày/lần cho tới khi ấu trùng xuất hiện
chân bò (setting stage). Các yếu tố môi trường trong hệ thống ương nuôi được theo dõi 2
lần/ngày để bảo đảm ấu trùng phát triển trong điều kiện môi trường tốt nhất. Số liệu thí

nghiệm được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học ANOVA, Tukey test bằng phần
mềm Graph-Pad Prism-4 Demo. Sô liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ
lệch chuẩn (Mean± SD).

Kết quả thí nghiệm

- Tốc độ tăng trưởng của ấu trùng

Bảng 3. Giá trị Mean ± SD chiều cao của ấu trùng ương ở các mật độ khác nhau: 5 ấu
trùng/ml, 10/ml và 15/ml.

Kích thước(μ)ở các mật độ ương khác nhau
Ngày nuôi
5 ấu trùng/ml 10 ấu trùng/ml 15 ấu trùng/ml
Ngày 3 123.7 ± 2.680
a
121.9 ± 2.160
a
118.7 ± 2.954
b
Ngày 6 142.9 ± 2.396
a
141.6 ± 2.714
a
138.8 ± 2.236
b
Ngày 9 174.4 ± 3.146
a
173.7 ± 1.951
a

171.2 ± 2.582
b

Chiều cao trung bình của ấu trùng M. lyrata và độ lệch chuẩn của chúng, ương nuôi ở các
mật độ khác nhau được trình bày ở bảng 3. Kết qủa phân tích chỉ ra rằng: ở ngày thứ 3,
ấu trùng ương ở mật độ thấp nhất cho kích thước lớn nhất. Tốc độ tăng trưởng của ấu
trùng khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở các mật độ 5/ml với 15/ml và 10/ml với
15/ml, nhưng không có ý nghĩa thống kế giữa 5/ml và 10/ml. Kết quả này giống nhau ở
các ngày nuôi tiếp theo (6 và 9, khi ấu trùng bắt đầu xuất hiện chân bò. Điều này có nghĩa
là mật độ ấu trùng 15/ml chưa phải là mật độ cao để có thể ảnh hưởng đến sự phát triển
của chúng trong quá trình ương nuôi.


21


Hình 4: Kích thước ấu trùng ở ngày 9 với các mật độ ương nuôi khác nhau (5/ml, 10/ml và 15/ml)

- Tỷ lệ sống của ấu trùng ở các mật độ ương nuôi khác nhau

Bảng 4. Mean ± SD tỷ lệ sống của ấu trùng M. lyrata ương ở các mật độ khác nhau (5/ml,
10/ml và 15/ml)

Tỷ lệ sống % của ấu trùng ở các mật độ khác nhau Ngày nuôi
5 ấu trùng/ml 10 ấu trùng/ml 15 ấu trùng/ml
Ngày 3 80.00 ± 7.7
a
65.67 ± 4.7
b
45.77 ± 6.1

c
Ngày 6 64.67 ± 10.9
a
38.33 ± 5.0
b
22.44 ± 5.2
c
Ngày 9 9.33 ± 8.4
a
8.00 ± 4.2
a
9.77 ± 3.2
a

Số liệu ấu trùng bảng 4 chỉ kết quả tỷ lệ sống của ấu trùng được ương nuôi ở các mật độ
khác nhau. Tỷ lệ sống của ấu trùng tăng-giảm tương đối giống nhau ở các nghiệm thức
của thí nghiệm. Ở ngày thứ 9, tỷ lệ sống của ấu trùng ở các mật độ khác nhau, sai khác
không có ý nghĩa thống kê. Kết quả về tỷ lệ sống trùng với kết quả nghiên cứu đã được
công bố của các tác giả khác.

Ở ngày thứ 3, tỷ lệ sống của ấu trùng ở các mật độ ương khác nhau là khác nhau có ý
nghĩa thống kê (P<0,05). Mật độ ấu trùng càng cao thì tỷ lệ sống thu được càng giảm
(Bảng 4). Kết quả được phân tích bằng Tukey test (P<0.005), với phần mềm thống kê
Graph-Pad Prism-4 Demo. Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ ương đã ảnh hưởng đến
tới tỷ lệ sống của ấu trùng ở ngày nuôi thứ 3 và thứ 6. Ở ngày thứ 9 không có sự sai khác
có ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu quy đổi ra số lượng ấu trùng ở giai đoạn biến thái, xuất hiện
chân bò (xem ngày 9- Bảng 4) thì số lượng ấu trùng ở mật độ cao nhất (15/ml) có số
lượng cao hơn so với các mật độ ương thấp hơn.



22



Hình 5: Tỷ lệ sống của ấu trùng ngao M. lyrata ở các mật độ ương nuôi khác nhau: 5/ml,
10/ml và 15/ml ở giai đoạn xuất hiện chân bò (metamorphosis).

5.2.2 Thí nghiệm 2

Mục tiêu của thí nghiệm là xác định tần suất thay nước phù hợp: 24 giờ/lần, 36 giờ/lần và
48 giờ/lần, nhằm đạt hiệu quả về tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ấu trùng ngao ương

Phương pháp

Ấu trùng lựa chọn được chuyển tới 9 bể thể tích 100 L, với nước biển đã lọc sạch và
ương ở mật độ 12 ấu trùng/ml. Mỗi nghiệm thức được bố trí lặp lại 3 lần. Kích thức ấu
trùng chữ “D” ban đầu (n = 50) là 75.42 ± 3.38 µm. Trong quá trình ương nuôi, bể nuôi
được thay nước với 3 tần suất khác nhau: 24 giờ, 36 giờ và 48 giờ. Nhiệt độ nước được
duy trì ở mức 23 - 26
0
C; độ mặn 24
0
/
00
, sục khí thường xuyên trong quá trình nuôi.
Thức ăn cho ấu trùng là hỗn hợp 3 loài tảo: Isochrysis galbana, Nanochloropsis oculata
and Chaetoceros mulleri, chia thành 4 lần/ngày, với mật độ 100.000 tế bào/ml. Trong quá
trình ương, ấu trùng được do kích thước hàng ngày (mầu 15 ấu trùng/bể), sau mỗi lần cho
ăn đầu tiên vào buổi sáng. Tỷ lệ sống của ấu trùng được kiểm tra 3 ngày/lần bằng việc
thu mầu 1ml từ mỗi bể thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành cho tới khi ấu trùng bắt

đầu chuyển sang giai đoạn xuất hiện chân bò (metamorphosis). Các nhân tố môi trường
được theo dõi 2 lần/ngày nhằm điều chỉnh cho ấu trùng sống trong điều kiện tốt nhất. Số
liệu thí nghiệm được phân tích theo phương pháp ANOVA, sử dụng Tukey test, phần
mềm Graph-Pad Prism-4 Demo. Số liệu được trình bày dưới dạng Mean ± SD.








23
Kết quả

- Tốc độ tăng trưởng của ấu trùng ở các tần suất thay nước khác nhau

Bảng 5. Giá trị Mean ± SD của kích thước ấu trùng ngao ở ngày nuôi thứ 3, 6 và 9 tại các
tần suất thay nước khác nhau.

Kích thước (μ)ở các tần suất thay nước khác nhau
Ngày nuôi
24 giờ 36 giờ 48 giờ
Ngày 3 118.9 ± 3.600
a
117.8 ± 1.917
a
117.8 ± 2.346
a
Ngày 6 137.9 ±3.477

a
140.0 ± 1.788
a
136.9 ± 1.876
a
Ngày 9 173.8 ± 2.848
a
172.0 ± 2.193
a
172.8 ± 2.084
a

Kích thước chiều cao trung bình (với độ lệch chuẩn) của ấu trùng ngao M. lyrata ở các
tần suất thay nước khác nhau, được trình bày tại Bảng 5. Đánh giá sự sai khác giữa các
nghiệm thức thí nghiệm được xác định bằng phương pháp Tukey test (P<0.005), sử dụng
phầm mềm Graph-Pad Prism-4 Demo. Kết quả phân tích chỉ ra rằng không có sai khác có
ý nghĩa giữa các tần suất thay nước: 24 giờ, 36 giờ và 48 giờ. Kết quả thí nghiệm đã chỉ
rằng: các tần suất thay nước trên không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ấu trùng
trong khi ương nuôi.



Hình 6. Kích thước ấu trùng ở ngày thứ 9 với các tần suất thay nước khác nhau

Bảng 6: Tỷ lệ sống của ấu trùng ngao M. lyrata ở các tần suất thay nước khác nhau: 24
giờ, 36 giờ và 48 giờ

Tỷ lệ sống (%)ở các tần suất thay nước khác nhau
Ngày nuôi
24 giờ 36 giờ 48 giò

Ngày 3 83.00 ± 4.48
a
79.57 ± 2.90
a
83.30 ± 3.98
a
Ngày 6 44.23 ±3.56
a
43.10 ± 3.82
a
51.67 ± 4.94
b
Ngày 9 8.47 ± 3.12
a
9.10 ± 3.30
a
16.10 ± 7.19
b

24

×