Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Nghiên cứu những vấn đề môi trường hiện nay ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.99 KB, 22 trang )

Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
TIỂU LUẬN
NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ
Môi trường của Việt Nam).
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục
các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản
lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường,
có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và
công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật
Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: "Bảo vệ môi trường là sự
nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường,
thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện,
tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường".
Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết
cho hoạt động sản xuất và cuộc sống như đất, nước, không khí, khoáng sản và
các dạng năng lượng như gỗ, củi, nắng, gió, Các sản phẩm công, nông, lâm,
ngư nghiệp và văn hoá, du lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật
chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất.
Phần lớn sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay dựa trên sự khai thác mạnh
mẽ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sử dụng đất tăng mạnh, tài nguyên nước
ngày càng bị lạm dụng, rừng tự nhiên bị khai thác lấy gỗ, trữ lượng cá cho hoạt
động đánh bắt bị cạn kiệt, và tài nguyên khoáng sản ngày càng bị khai thác
nhiều hơn.
Không có gì sai nếu sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tăng trưởng kinh tế.
Nhưng để phát triển bền vững, cần phải đảm bảo rằng các tài nguyên được khai


thác ở mức thích hợp và lợi nhuận thu được từ việc khai thác đó được đầu tư
vào các hình thức vốn khác.
Bên cạnh đó, sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, tăng trưởng dân số, đô thị
hóa và công nghiệp hóa đang kết hợp với nhau dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm
nước, ô nhiễm không khí đô thị và gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Ở một chừng mực nào đó, tình trạng này có thể được cân bằng thông qua tăng
cường hiệu quả sử dụng tài nguyên và áp dụng các tiến bộ công nghệ. Nhưng
cuối cùng, kết quả sẽ là sự gia tăng áp lực đối với dự trữ tài nguyên và ô nhiễm.
Trong nhiều trường hợp, chỉ có các lợi ích được ghi nhận vào quá trình tăng
trưởng kinh tế, còn “ẩn” sau đó là các hiện tượng như sức khỏe con người suy
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
yếu, tổn thất khả năng sản xuất của hệ sinh thái trong dài hạn và chất lượng môi
trường suy giảm.
Thêm nữa, với những tác động của biến đổi khí hậu như nhiệt độ tăng, mực
nước biển dâng, xâm nhập mặn, sự thay đổi lượng mưa làm cho hạn hán và lũ
lụt trở nên trầm trọng hơn, hay các sự kiện khí hậu cực đoan có thể xảy ra
thường xuyên hơn và khắc nghiệt hơn…, cần có biện pháp thích ứng kịp thời.
Việt Nam chúng ta đang phải đối mặt với Bảy vấn đề chính về môi trường
sau:
Thứ nhất,đấy là nạn phá rừng:
Không chỉ ở VN mà trên toàn thế giới, tài nguyên rừng ngày càng bị thu hẹp về
diện tích vì bị tàn phá nặng nề. Rừng bị thu hẹp kéo theo những hiểm họa khổng
lồ mang tính chất toàn cầu như làm biến dạng hệ sinh thái, tăng nguy cơ khan
hiếm nước, thay đổi khí hậu và gia tăng các tai họa thiên nhiên
Độ che phủ của rừng ở VN còn chưa đầy 40%
Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, hiện nước ta có tổng diện tích rừng là
13.118.773 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.348.591 ha và rừng trồng là
2.770.182 ha. Trong số đó, hơn một nửa diện tích rừng tự nhiên của nước ta
thuộc loại rừng nghèo hoặc tái sinh, trong khi rừng già và rừng tán kín chỉ chiếm
trên 9%.

Thống kê mới nhất của Cục Kiểm lâm thì đầu năm đến tháng 9/2010 có 1.553,68
ha rừng bị chặt phá và 5.364,85 ha rừng bị cháy. Diện tích rừng tự nhiên của
nước ta đang suy giảm với tốc độ chóng mặt và độ che phủ của rừng ở khu vực
miền Trung đã bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay độ che phủ của rừng chỉ còn
chưa đầy 40%, trong đó diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn 10%. Đây là vấn đề
Vấn đề
môi
trường ở
Việt
Nam
NẠN
PHÁ
RỪNG
SUY
GIẢM
TÀI
NGUYÊN
ĐẤT
SỬ DỤNG
TÀI
NGUYÊN
NƯỚC
KHÔNG
HỢP LÍ
SỬ DỤNG
TÀI
NGUYÊN
KHOÁNG
SẢN
KHÔNG

HỢP LÍ
SUY
THOÁI
ĐA
DẠNG
SINH
HỌC
Ô NHIỄM
MÔI
TRƯỜNG
TRÌNH
ĐỘ NHẬN
THỨC
CỦA
NGƯỜI
DÂN CÒN
KÉM
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
rất nghiêm trọng, bởi do biến đổi khí hậu, trong thời gian tới, VN nói chung và
miền Trung nói riêng sẽ tiếp tục phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai do các hiện
tượng thời tiết cực đoan như El Nino, La Nina gây ra với tần suất ngày càng
nhiều và khốc liệt.
Hậu quả của nạn phá rừng
Phá rừng là một trong những nguyên nhân gây ra nạn ô nhiễm môi sinh, hiện
tượng trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, lụt lội, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết
hại con người, phá hoại tài sản cũng như hủy hoại những lâm sản dưới tán
rừng đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, dẫn đến sự biến đổi
khí hậu thất thường, bão lụt, lũ quét, lở đất và phát sinh nhiều loại dịch bệnh.
Trên thế giới, nạn phá rừng gây thiệt hại tới 45 tỷ USD/năm. Theo số liệu thống
kê mới nhất của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng

33 triệu ha rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn
CO2 vào môi trường, chiếm đến 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà
kính làm nhiệt độ trái đất nóng lên.
Người ta ước tính với nạn phá rừng như hiện nay thì tới năm 2050, có tới hai tỷ
người, tức 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước. Hầu hết số người chịu cảnh
thiếu nước này sống tại các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra nguồn thực phẩm
cũng có nguy cơ bị đe dọa vì nước dùng để tưới tiêu cũng trở nên khan hiếm.
Tác hại của nạn phá rừng đầu nguồn ở VN
Theo báo cáo mới nhất của Chương trình Lương thực Thế giới (FAO), VN là một
trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão
và lũ lụt. Mưa bão xảy ra trên lãnh thổ VN ngày càng tăng cả về tần suất và sự
nguy hại, đang trở thành mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống của con người và
sự phát triển của nền kinh tế.
Bên cạnh những nguyên nhân như đặc điểm địa lý, biến đổi khí hậu khiến tình
trạng mưa lũ ở VN ngày càng trở nên khốc liệt, còn có nguyên nhân trực tiếp
của con người. Nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông
nghiệp, thủy điện… làm thảm thực vật trên lưu vực ngày càng giảm dẫn đến khả
năng cản dòng chảy kém, lũ tập trung nhanh hơn.
Trung tuần tháng 10 vừa qua, trên địa bàn nhiều tỉnh miền Trung đã diễn ra mưa
lụt nhiều ngày liên tiếp gây thiệt hại nặng nề về người và của. Đợt mưa lũ lần
này được các ngành chức năng đánh giá là trăm năm mới có một và đưa ra kết
luận, là do nạn chặt phá rừng đầu nguồn. Khi rừng đầu nguồn bị chặt phá,
cường độ của lũ lụt đi nhanh, làm cho nước dâng cao rất nhanh. Cây rừng ngăn
lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ
cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn, cây rừng
chắn gió và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Theo các nhà
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
khoa học, việc nhiều diện tích rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ở các tỉnh miền
Trung bị san bằng nhường chỗ cho thủy điện đang làm mất khả năng điều tiết
nước thượng nguồn khi mưa lớn, đây là một nguyên nhân chính khiến lũ lụt

ngày thêm trầm trọng.
Nước ta đang tích cực thực hiện 2 chương trình lớn đó là Chương trình Mục tiêu
quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và Chương trình quốc gia về Phòng chống
thiên tai. Mục tiêu trọng tâm của các chương trình này đó là trồng và bảo vệ
rừng. Từ mô hình thực hiện cho tới lúc đạt kết quả vẫn còn một khoảng cách khá
xa và không biết đến bao giờ khoảng cách này mới thu hẹp, để tránh hiểm họa
cho chính mình và thế hệ tương lai.
Phá rừng làm mất tài nguyên rừng,làm suy thoái đa dạng sinh học và tác động tiêu cực đến chế
độ thủy văn,khí hậu và cảnh quan.
Thứ 2,Sự suy giảm tài nguyên đất:
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên gần 33 triệu ha, trong đó diện tích đang sử
dụng là 22.226.830 ha, chiếm 68,83% tổng quỷ đất. Còn 10.667.577 ha đất chưa
sử dụng, chiếm 33,04% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp ít, chỉ có 8,146
triệu ha, chiếm 26,1% diện tích tự nhiên (Tổng cục Địa chính, 1999).
Với đặc điểm đất đồi núi chiếm 3/4 toàn lãnh thổ lại nằm trong vùng
nhiệt đới, mưa nhiều và tập trung, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng
hoá diễn ra rất mạnh trong đất nên dễ bị rữa trôi, xói mòn, nghèo chất hữu cơ và
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
chất dinh dưỡng dẫn đến thoái hoá đất. Đất đã bị thoái hoá rất khó có thể khôi
phục lại trạng thái màu mỡ ban đầu. Nguyên nhân của quá trình thoái hoá đất có
thể là:
- Quá trình rửa trôi và xói mòn đất: Đây là quá trình phổ biến vì 3/4 diện tích đất
tự nhiên là đồi núi, có độ dốc cao, lượng mưa lớn lại tập trung 4 - 5 tháng
trong mùa mưa, chiếm tới 80% tổng lượng mưa năm. Ngoài ra, quá trình
xói mòn, rửa trôi gia tăng do hoạt động của con người mà đặc trưng là: mất
rừng, đốt nương làm rẫy và canh tác không hợp lý trên đất dốc.
- Quá trình hoang mạc hoá: Theo định nghĩa của FAO thì hoang mạc hoá là quá
trình tự nhiên và xã hội phá vỡ cân bằng sinh thái của đất, thảm thực vật, không
khí và nước ở các vùng khô hạn và bán ẩm ướt Quá trình này xãy ra liên tục,
qua nhiều giai đoạn, dẫn đến giảm sút hoặc huỷ hoại hoàn toàn khả năng

dinh dưỡng của đất trồng, giảm thiểu các điều kiện sinh sống và làm gia
tăng sinh cảnh hoang tàn”. Chỉ tiêu quan trọng nhất để xác định độ hoang mạc
hoá là tỷ lệ lượng mưa hàng năm so với lượng bốc thoát hơi nước tiềm
năng trong giới hạn từ 0,05 - 0,65 (Công ước chống sa mạc hoá). Hiện nay
hiện tượng hoang mạc hoá thể hiện rõ nhất trên đất trống đồi núi trọc, không còn
lớp phủ thực vật, địa hình dốc, chia cắt mạnh, nơi có lượng mưa thấp (700
- 1500mm/năm), lượng bốc hơi tiềm năng đạt 1000 - 1800mm/năm (Ninh
Thuận, Bình Thuận, Cheo Reo, Sông Mã, Yên Châu). Ở Việt Nam, do hậu quả
của việc phá rừng, đốt rừng bừa bãi, sử dụng đất không bền vững qua nhiều thế
hệ (du canh, du cư, độc canh, quãng canh…) nên đất bị thoái hoá
nghiêm trọng, nhiều nơi mất khả năng sản xuất và khả năng hoang mạc hoá
ngày càng phát triển.
Suy giảm tài nguyên đất:làm xói mòn,làm suy giảm độ màu mỡ của đất.
Thứ 3,Sử dụng tài nguyên nước không hợp lí:
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
I. Việt Nam là một nước có nguồn Tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế
giới có nhiều yếu tố không bền vững.
1. Nước ta có khoảng 830 tỷ m3 nước mặt trong đó chỉ có 310 tỷ m3 được tạo
ra do mưa rơi trong lãnh thổ Việt Nam chiếm 37% còn 63% do lượng mưa ngoài
lãnh thổ chảy vào. Tổng trữ lượng tiềm tàng khả năng khai thác nước dưới đất
chưa kể phần hải đảo ước tính khoảng 60 tỷ m3/năm. Trữ lượng nước ở giai
đoạn tìm kiếm thăm dò sơ bộ mới đạt khoảng 8 tỷ m3/năm (khoảng 13% tổng trữ
lượng).
Nếu kể cả nước mặt và nước dưới đất trên phạm vi lãnh thổ thì bình quân đầu
người đạt 4400 m3/người, năm (Thế giới 7400m3/người, năm). Theo chỉ tiêu
đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế IWRA thì quốc gia nào dưới
4000m3/người, năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nước ta là một trong
những nước đang và sẽ thiếu nước trong một tương lai rất gần (Thực tế nếu kể
cả lượng nước từ các lãnh thổ nước ngoài chảy vào thì Việt Nam trung bình đạt
khoảng 10.600m3/người, năm).

2. Các yếu tố không bền vững của Tài nguyên nước Việt Nam.
1) Lượng nước sản sinh từ ngoài lãnh thổ chiếm xấp xỉ 2/3 tổng lượng nước
có được, rất khó chủ động, thậm chí không sử dụng được.
2) Sự phân bố của cả nước mặt lẫn nước dưới đất rất không đều. Theo
không gian, nơi có lượng mưa nhất là Bạch Mã 8000mm/năm, Bắc Quang, Bà
Nà đạt khoảng 5000mm/năm, trong khi Cửa Phan Rí chỉ đạt xấp xỉ 400mm/năm.
Theo thời gian, mùa lũ chỉ kéo dài từ 3- 5 tháng nhưng chiếm tới 70- 85% lượng
nước cả năm. Mùa lũ, lượng mưa một ngày lớn nhất đạt trên 1500mm/ngày
song mùa cạn tồn tại hàng nhiều tháng không có giọt mưa nào. Mưa, lũ đạt kỷ
lục trong vùng Đông Nam Á là ven biển Miền Trung. Hạn hán xảy ra nghiêm
trọng. Điều đó cần phải tích nước trong mùa lũ để điều tiết bổ sung mùa cạn là
giải pháp tích cực nhất, quan trọng nhất.
3) Sự không thuận lợi của Tài nguyên nước trong sử dụng và khai thác.
- Nước ta có khoảng 2360 con sông có chiều dài lớn hơn 10 km. Trong số
13 lưu vực sông chính và nhánh có diện tích lớn hơn 10.000 km2 thì có đến
10/13 sông có quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có 3/13 sông thượng
nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn chảy sang nước láng giềng, 7 sông thường nguồn
ở nước láng giềng, hạ nguồn ở Việt Nam. Điều này Việt Nam không những bị
rạng buộc nguồn lợi về nước của quốc gia thứ hai, thứ ba… chia sẻ, đồng thuận.
- Tổng lượng nước năm ứng với p = 75% khoảng 720 tỷ m3, tổng lượng
nước mùa cạn có khoảng 170 tỷ m3 (kể cả 30 tỷ m3 điều tiết từ các hồ chứa tính
đến năm 2010). Tổng nhu cầu nước năm 2010 là 110 tỷ m3, trong mùa cạn
khoảng 85 tỷ m3 (chưa kể đến lưu lượng nước đảm bảo môi trường sinh thái hạ
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
lưu). Nếu quản lý không tốt thì đến năm 2010 khả năng thiếu nước đã rõ ràng
vào từng nơi, từng thời kỳ, đặc biệt là các vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, Daklak,
Daknông, ĐBSCL, Trung du S. Thái Bình và sông Hồng và dải ven biển.
4) Sự cạn kiệt tài nguyên nước ngày càng tăng.
- Dân số tăng, chỉ số lượng nước trên đầu người giảm. Năm 1943 là
16.641 m3/người, nếu dân số nước ta tăng lên 150 triệu người thì chỉ còn đạt

2467 m3/người, năm xấp xỉ với những quốc gia hiếm nước.
- Do các Quốc gia ở thượng nguồn khai thác nước các sông ngày càng
nhiều và có chiều hướng bất lợi. Ví dụ: Trung Quốc đã và đang xây dựng hơn 10
hồ chứa lớn trên sông Mekong, sông Nguyên; Lào đã và đang xây dựng 35 công
trình thuỷ lợi- thủy điện trong đó có 27 hồ chứa trên sông nhánh và 8 đập dâng
trên sông chính. Ở Thái Lan, đã có 10 hồ chứa vừa và lớn và đang có kế hoạch
xây thêm. Ở Campuchia có dự kiến giữ mực nước Biển Hồ với một cao trình
nhất định để phát triển tưới…
- Nạn phá rừng ngày một tăng cao để trồng càphê ( khi được giá), phá
rừng để lấy gỗ, lấy củi, lấy đất làm nương rẫy… khó kiểm soát đã làm nguồn
nước về mùa cạn nhiều sông suối, khô kiệt, về mùa lũ làm tăng tốc độ xói mòn
đất, tăng tính trầm trọng của lũ lụt…Đó là chưa kể hậu quả gây giảm sút đáng kể
về Đa dạng sinh học.
- Ô nhiễm nước ngày một trầm trọng do tốc độ đô thị hoá, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ngày một tăng nhanh trong khi nước thải, rác thải chưa được
kiểm soát chặt chẽ. Đó là chưa kể ô nhiễm do sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật,
phân bón hoá học ngày một tăng khó kiểm soát, ô nhiễm nước do nước thải,
chất thải của các ao nuôi thuỷ sản xả trực tiếp không qua xử lý vào nguồn nước.
II. Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế suy thoái do phát triển và sử dụng thiếu
hợp lý, thiếu đồng bộ.
1. Các phát triển KTXH có liên quan đến phát triển nhà kính.
a. Sự phát triển dân số kéo theo sự phát triển diện tích trồng lúa và sản
lượng thóc.
Năm 2000 so với năm 1900: Dân số Việt Nam tăng gấp 1,6 lần Flúa tăng
gấp 2,56 lần, sản lượng thóc tăng 8,2 lần.
b. Phá và trồng rừng. Năm 1943 độ che phủ là 43%, đến nay độ che phủ
rừng còn đạt khoảng 35% song chất lượng rừng bị giảm nặng nề phần lớn là
rừng thứ sinh, rừng thoái hoá, rừng trông.
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
c. Xây dựng hồ chưa thuỷ lợi, thuỷ điện trước năm 1994 có tổng dung tích

khoảng 20 tỷ m3 nước, tổng dung tích hiệu ích khoảng 16 tỷ m3.
d. Sử dụng năng lượng bằng than, khí, quá trình công nghiệp, chất thải đã
phát thải khí nhà kính một tỷ trọng đáng kể.
2. Các phát triển và sử dụng Tài nguyên nước thiếu hợp lý, thiếu đồng bộ.
a. Bịt cửa các phân lưu để khai thác các bãi sông trong đê sử dụng cho mục
đích nông nghiệp. Ví dụ:
1) Năm 1900, bịt cửa sông Cà Lồ là phân lưu tự nhiên của sông Hồng-
sông Cà Lồ trở thành một nhánh của sông Cầu- sông chứa nước mưa, nước
thải ô nhiễm các chất hữu cơ, dầu mỡ.
2) Năm 1937 bịt sông Đáy bằng Đập Đáy, sông Đáy trở thành khúc sông chết
(từ Đập Đáy đến Ba Thá). Năm 1967, bịt cửa Đáy bằng cống Vân Cốc và Đê
Cửa Hát để khai thác bụng hồ từ Vân Cốc- Đập Đáy. Hiện nay sông Đáy- sông
Nhuệ trở thành con sông tiêu nước thải, nước bẩn từ các đô thị lớn Hà Nội, Hà
Tây, đang kêu cứu.
b. Các sông nhỏ trong nội đô của các Thành phố bị ô nhiễm nặng do nước
thải sinh hoạt, công nghiệp.
1) Suối Phượng Hoàng chảy trong Thành phố Thái Nguyên, bị ô nhiễm
chất hữu cơ nghiêm trọng do nước thải của nhà máy sản xuất Giấy Đế thải trực
tiếp.
2) Các sông Tô Lịch, sông Sét, Kim Ngưu… chảy trong nội thành Hà Nội
bị ô nhiễm rất nghiêm trọng trực tiếp đổ vào sông Nhuệ.
3) Các kênh nhiêu Lộc- Thị Nghè kênh Tàu Hũ, kênh Tân Hoà- Lò Gốm,
Kênh Tham Lương, Kênh Đôi- Tẻ và các kênh rạch khác chảy trong nội đô
Thành phố Hồ Chí Minh đổ trực tiếp vào sông Sài Gòn gây ô nhiễm nghiêm
trọng.
c. Các sông nói chung có thể phân đoạn ô nhiễm khi sông chảy qua các khu
đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, hay hoạt động nông nghiệp…
d. Xây dựng đập dâng sử dụng hết lượng nước cơ bản tạo ra khúc sông
“khô” dưới đập.
1) Các đập dâng thuỷ lợi như đập Thạch Nham trên sông Trà Khúc, đập

Lại Giang trên sông Đại Giang, đập Đồng Cam trên sông Đà Rằng, đập Nha
Trinh- Lâm Cấm trên sông Cái Nha Trang… 30 năm trước đây về mùa khô vẫn
có nước tràn qua đập. Vài chục năm gần đây do tăng diện tích tưới, tăng lượng
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp, mặt khác do rừng đầu nguồn bị phá nặng
nề nên mùa khô là hạ lưu hết nước có năm kéo dài vài ba tháng nếu không có
mưa- vùng hạ lưu các đập dâng này nhiều cư dân sinh sống ven sông và trên
sông, tác động này là rất đáng kể.
2) Các đập dâng thuỷ điện:
- Tạo ra khúc sông “chết” đoạn giữa hạ lưu đập và nhà máy. Tuy dân cư
ở vùng này thưa thớt song đối với đa dạng sinh học, hệ sinh thái thuỷ sinh, sự
tổn thất không thể không xét đến.
- Do điều tiết ngày đêm tạo ra nửa ngày ở hạ lưu không có nước xả.
Ảnh hưởng này là đáng kể không những đến hoạt động kinh tế xã hội liên quan
đến đường thuỷ mà ngay cả đối với các hoạt động của động vật, thực vật có liên
quan đến nước.
e. Trong qui hoạch, thiết kế các hồ chứa nước, trong một thời gian dài không
quan tâm đến hoặc quan tâm không đầy đủ đến dòng chảy môi trường phía hạ
lưu đập nên đã gây những khiếu tố của người dân, nhiều địa phương không
đáng có.
g. Khai thác nước quá mức, thiếu qui hoạch, kế hoạch đồng bộ.
1) Khai thác nước ngầm quá mức gây ô nhiễm trầm trọng ở Daklak, Ninh
Thuận và Bình Thuận, đòi hỏi phải có biện pháp bổ cập.
2) Theo qui hoạch về nguồn nước, đến năm 2010 đáp ứng yêu cầu cấp
nước tưới cho 5 tỉnh Tây Nguyên là 80.000 ha càphê. Đến năm 2000 riêng tỉnh
Daklak (cũ) đã trồng được 260.000 ha càphê. Hậu quả là không đủ nước tưới
hàng chục ngàn ha càphê bị chết.
h. Quản lý tài nguyên nước bị phân tán, tính ràng buộc không chặt chẽ, thiếu
thống nhất nên đã xảy ra tình trạng:
- Thiếu nước “nhân tạo” do không có qui trình vận hành hồ về mùa cạn

(nước sông Hồng không đáp ứng yêu cầu mực nước cần thiết trong các tháng II,
III hàng năm).
- Thiếu tập trung, thiếu nghiêm lệnh, nhiều cơ quan ban hành nhưng
không có cơ quan nào quyết định. Ví dụ: Trên sông Krong Ana đoạn cầu Giang
Sơn, Trạm Thuỷ văn Giang Sơn có 3 qui định của 3 Bộ: Bộ giao thông, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với ba biển cấm
cùng có 1 điều cấm: Cấm lấy cát trên đoạn sông. Thực tế không được chấp
hành: Trục cầu vẫn bị xói, tàu thuyền vẫn đậu kín khai thác cát gây xói lở bờ
sông, làm sai lệch số liệu quan trắc thuỷ văn.
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
III. Các giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý nguồn Tài nguyên nước Việt Nam
hay Các giải pháp phát triển bền vững Tài nguyên nước Việt Nam.
1. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do biến đổi khí hậu toàn
cầu.
a. Giảm nhẹ khí nhà kính theo kế hoạch hành động của Quốc gia.
b. Từ 1994- 2020, xây dựng thêm khoảng hơn 70 hồ chứa Thuỷ lợi, Thuỷ
điện có Vhi ≥ 10 triệu m3 với ∑Vtb > 50 tỷ m3, ∑Vhi > 33 tỷ m3, trong đó có 46
hồ chứa với Vhi ≥ 400 triệu m3.
c. Cải thiện, nâng cấp và mở rộng các hệ thống thoát lũ, tiêu úng.
1) Nâng cấp các hệ thống cũ.
2) Qui hoạch xây dựng bổ sung hệ thống mới, độc lập với tưới, cấp nước.
3) Thực hiện nghiêm chỉnh các Luật Tài nguyên nước, Bảo vệ môi trường,
Đê Điều…bảo đảm thoát lũ, bảo vệ bờ sông, chỉnh trị lòng sông, cửa sông thông
thoát lũ…
d. Nâng cấp đê biển, đê cửa sông.
e. Củng cố bồi trúc đê sông đảm bảo an toàn đê với mực nước thiết kế đã
qui định.
g. Khai thác hợp lý đất đai chưa sử dụng.
h. Thực hiện cơ chế sản xuất sạch.
2. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do Phát triển, sử dụng Tài

nguyên nước không hợp lý.
a. Giảm nhu cầu nước.
1) Tưới tiết kiệm nước.
2) Giảm tổn thất nước:
- Cứng hoá kênh mương
- Nâng cấp công trình đầu mối
- Nâng cao hiệu quả quản lý
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
* Quản lý theo nhu cầu dùng nước không phải quản lý theo khả năng
công trình.
* Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia quản lý của xã hội, công dân
và cộng đồng.
* Tăng cường năng lực quản lý.
3) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có nhu cầu sử dụng nước thấp.
4) Phòng chống ô nhiễm nước.
b. Công nghiệp.
1) Nâng cao hiệu quả tái sử dụng nước.
2) Xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
3) Phòng chông ô nhiễm nguồn nước.
c. Du lịch- Dịch vụ- Sinh hoạt.
1) Sử dụng nước tiết kiệm chống lãng phí.
2) Giảm nhu cầu nước một cách hợp lý, cải tiến thiết bị sử dụng nước.
3) Phòng chống ô nhiễm nguồn nước.
d. Khai thác sử dụng nguồn nước đi đôi với bảo vệ nguồn nước, bảo đảm
duy trì dòng chảy môi trường cho con sông khoẻ mạnh bảo vệ và phát triển hệ
sinh thái thuỷ sinh. Pháp lý hoá nội dung đảm bảo dòng chảy môi trường trong
qui hoạch, thiết kế vận hành các hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện và đập dâng.
Có kế hoạch biện pháp bổ cập nước ngầm những vùng khai thác quá mức,
phòng chống hoang mạc hoá.
e. Đầu tư nghiên cứu kiểm kê đánh giá và qui hoạch dự báo dài hạn Tài

nguyên nước. Dự báo theo mùa, năm và nhiều năm về nguồn nước, thiên tai lũ
lụt, hạn hán đi kèm với hiện tượng LaNina, ElNino… để có kế hoạch sử dụng
hợp lý và an toàn nguồn nước.
g. Quản lý tổng hợp Tài nguyên nước. Tổ chức Lưu vực sông có cơ chế
quản lý thích hợp, hiệu quả.
h. Bảo vệ môi trường nước, phòng chống và giảm thiểu ô nhiễm nước, thực
hiện đúng các Luật và các văn bản dưới Luật có liên quan.
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
1) Hiểu và thực hiện đầy đủ Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên
nước, Luật Đê Điều, Chiến lược quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020 và
các Nghị định, Qui định của Chính phủ có liên quan.
2) Thực hiện người gây ô nhiễm phải trả phí.
3) Tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội cộng đồng tham gia quản lý và bảo
vệ môi trường nước.
4) Cải tạo, cải thiện khôi phục có kiểm soát các dòng sông bị ô nhiễm, bị
tù như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Sài Gòn và các sông, kênh nội đô.
3. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do Quản lý, Tổ chức và
Luật pháp.
1) Nhà nước sớm ban hành đầy đủ đồng bộ những văn bản dưới Luật
hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các Luật có liên quan đến Tài
nguyên nước.
2) Nhà nước sớm sửa đổi Luật Tài nguyên nước cho phù hợp với điều kiện
phát triển kinh tế xã hội hiện nay (đã bộc lộ một số điều bất cập) và các văn bản
dưới Luật.
3) Nhà nước sớm tập trung thống nhất cơ quan quản lý Tài nguyên nước
thông suốt từ Trung ương đến Địa phương và sớm thành lập các Tổ chức quản
lý lưu vực sông thích hợp với nhiệm vụ chức năng rõ ràng, hoạt động có hiệu
quả thực sự do “người trong lưu vực sông” tự quản lý có sự hỗ trợ của Trung
ương (chứ không phải chỉ dừng lại ở quản lý qui hoạch, mà thực chất qui hoạch
chưa có. Lãnh đạo quản lý chủ yếu là “người của Trung ương” nên hoạt động

kém hiệu quả, hình thức).
4) Nhà nước nên có cơ chế, chính sách để người dân, các tổ chức cộng
động tham gia thực sự bảo vệ Tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước, tạo
điều kiện cho người dân tham gia ngay từ khi lập qui hoạch xây dựng đến khai
thác sử dụng và bảo vệ.
5) Nhà nước sớm ban hành văn bản qui định từng bước đảm bảo đủ dòng
chảy môi trường cho các con sông để con sông thực sự được sống, khoẻ và
lành mạnh làm cơ sở cho phát triển bền vững Tài nguyên nước.
Việt Nam là một nước có nguồn Tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế
giới có nhiều yếu tố không bền vững. Sự không bền vững đó ngày một tăng trầm
trọng do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, do sự phát triển và sử dụng
thiếu hợp lý kể cả khâu quản lý dẫn đến Tài nguyên nước Việt Nam có xu thế
ngày càng suy thoái, cạn kiệt, nghèo nước. Để ngăn chặn và phục hồi có hiệu
quả nguồn Tài nguyên nước, Báo cáo đề xuất những giải pháp phát triển và sử
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
dụng hợp lý (hay phát triển bền vững) cần được quan tâm thực hiện tích cực,
thống nhất, đồng bộ kịp thời.
Tiềm năng nước ở Việt Nam rất lớn,nhưng giữ nước kém hiệu quả,thiếu nước nghiêm trọng về
mùa khô,nước mặt nước ngầm đều bị nhiễm bẩn.
Thứ 4,Sử dụng tài nguyên khoáng sản không hợp lí.
Các nhà khoa học đã phát hiện, nước ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng
của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau, từ các khoáng sản năng lượng, kim loại
đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng. Nước ta có nhiều loại
khoáng sản, tuy vậy trữ lượng không nhiều. Khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên khoáng sản là việc làm cần thiết của các ngành trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HÐH đất nước.
Nhóm khoáng sản năng lượng nước ta có tiềm năng dầu khí đáng kể. Ðến ngày
2-9-2009, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã đạt mốc khai thác 300 triệu
tấn dầu quy đổi. Với sản lượng khai thác dầu khí hằng năm, hiện nay Việt Nam
đứng hàng thứ ba ở Ðông - Nam Á, sau In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a. Than biến

chất cao (anthracit) ở nước ta phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái
Nguyên, sông Ðà, Nông Sơn, với tổng tài nguyên đạt hơn 18 tỷ tấn. Bể than
Quảng Ninh là lớn nhất, với trữ lượng đạt hơn ba tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
được khai thác từ hơn 100 năm nay, phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và
xuất khẩu.
Các nhà khoa học địa chất đã phát hiện nhiều tụ khoáng u-ra-ni ở Ðông Bắc Bộ,
Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng tài nguyên u-ra-ni ở Việt Nam được dự
báo hơn 218 nghìn tấn U308, có thể là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà
máy điện hạt nhân trong tương lai. Việt Nam có nhiều nguồn nước nóng, ở phần
đất liền có 264 nguồn có nhiệt độ 300C trở lên. Các nguồn nước nóng chủ yếu
được phân bố ở Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ngoài ra nhờ khoan
thăm dò, khai thác dầu khí chúng ta cũng phát hiện được nhiều nguồn nước
nóng ở dưới sâu thuộc Bể Sông Hồng và Bể Cửu Long. Tiềm năng địa nhiệt của
Việt Nam không lớn nhưng có thể coi là nguồn năng lượng bổ sung cho các
nguồn năng lượng truyền thống, phục vụ nhu cầu CNH, HÐH đất nước.
Nhóm khoáng sản kim loại nước ta có nhiều loại như sắt, man-gan, crôm, ti-tan,
đồng, chì, kẽm, cô-ban, ni-ken, nhôm, thiếc, vàng, bạc, v.v. Trong số khoáng sản
kim loại kể trên có các loại tài nguyên trữ lượng lớn tầm cỡ thế giới như bô-xít
(quặng nhôm), đất hiếm, ti-tan, vôn-phram, crôm, v.v.
Nhóm khoáng chất công nghiệp nước ta có nhiều loại như a-pa-tit, phốt-pho-rít,
than bùn, sét gốm sứ, thạch anh tinh thể. Các khoáng chất công nghiệp ở Việt
Nam đã được đánh giá và nhiều mỏ đã được khai thác phục vụ các ngành nông
nghiệp, công nghiệp. Nhóm vật liệu xây dựng nước ta có nhiều mỏ vật liệu xây
dựng: sét gạch ngói, sét-xi măng, puzzolan, cát sỏi, đá vôi, đá hoa trắng, đá ốp
lát, đá ong. Các mỏ vật liệu xây dựng đã và đang được khai thác phục vụ cho
công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Ngoài các loại khoáng
sản kể trên, từ năm 1987 chúng ta đã phát hiện nhóm đá quý ruby, saphia,
peridot, nhưng trữ lượng không lớn. Riêng ruby ở Yên Bái và Nghệ An có chất
lượng cao, được thế giới đánh giá đạt chất lượng quốc tế, tương đương với ruby

nổi tiếng của Mi-an-ma.
Nếu so sánh với các nước ở trong khu vực Ðông - Nam Á và thế giới, thì thấy
rằng: Nước ta tuy có diện tích đất liền không lớn, nhưng có vị trí địa chất, địa lý
thuận lợi cho sự sinh thành và phát triển khoáng sản. Với nguồn tài nguyên
khoáng sản đó, có thể xếp nước ta vào hàng các nước có tiềm năng khoáng sản
đáng kể. Tuy nhiên cần phải chú ý bốn đặc điểm sau:
Thứ nhất, Việt Nam không có tiềm năng lớn về các khoáng sản năng lượng, với
sản lượng khai thác như hiện nay thì dầu khí chỉ bảo đảm khai thác được
khoảng 30 năm nữa, do vậy cần tăng cường tìm kiếm thăm dò để tăng trữ lượng
phục vụ lâu dài. Than biến chất cao (Anthracit) với trữ lượng đã được đánh giá
đạt nhiều tỷ tấn cần phải khai thác sâu hàng trăm mét mới bảo đảm cho nhu cầu
phát triển kinh tế của đất nước. Than biến chất thấp ở dưới sâu đồng bằng sông
Hồng tuy dự báo có tài nguyên lớn đến vài trăm tỷ tấn nhưng ở độ sâu hàng
nghìn mét dưới lòng đất, điều kiện khai thác cực kỳ khó khăn. Tiềm năng u-ra-ni
và địa nhiệt không đáng kể và chưa được thăm dò đánh giá trữ lượng.
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
Thứ hai, Việt Nam có nhiều khoáng sản kim loại nhưng trữ lượng không nhiều.
Rất nhiều khoáng sản kim loại (vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, thiếc, v.v.) thế giới rất
cần trong khi trữ lượng không có nhiều, chỉ khai thác mấy chục năm nữa sẽ cạn
kiệt.
Thứ ba, Việt Nam có nhiều loại khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng
phục vụ tốt cho phát triển kinh tế của đất nước và có thể xuất khẩu. Tuy nhiên
chúng không phải là khoáng sản có giá trị kinh tế cao và trên thế giới cũng có
nhiều, đủ dùng trong nhiều năm nữa.
Thứ tư, Việt Nam chưa phát hiện được kim cương - loại khoáng sản quý có giá
trị kinh tế kỹ thuật cao. Các nhà địa chất đã phát hiện ở Việt Nam có ru-bi chất
lượng cao, nhưng trữ lượng chưa rõ, các loại đá quý khác cũng chưa được phát
hiện nhiều. Thực tế nhóm đá quý được phát hiện ở Việt Nam chưa đóng góp gì
đáng kể cho phát triển kinh tế đất nước.
Phân tích sâu về đặc điểm tiềm năng tài nguyên khoáng sản của Việt Nam trong

bối cảnh chung về tài nguyên khoáng sản của khu vực và thế giới thấy rõ, tuy
Việt Nam là nước có nhiều loại khoáng sản nhưng trữ lượng hầu hết các loại
không nhiều. Một số loại khoáng sản như bô-xít, đất hiếm, ilmenit ta có tài
nguyên trữ lượng tầm cỡ thế giới thì thế giới cũng có nhiều và không có nhu
cầu tiêu thụ lớn. Ðây là điều cần phải được quan tâm nghiên cứu đánh giá khách
quan giữa cung và cầu để có chiến lược sử dụng tài nguyên khoáng sản đúng
đắn, hợp lý, phục vụ phát triển kinh tế của đất nước. Ðể thực hiện CNH, HÐH
đất nước trong những năm tới, các cấp có thẩm quyền cần đẩy mạnh điều tra,
khảo sát, đánh giá các loại khoáng sản mà thế giới và trong nước cần, trữ
lượng, bởi khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được và có số lượng hạn
chế trong lòng đất, do đó chúng ta cần có chiến lược quản lý, bảo vệ, khai thác
để sử dụng hợp lý, tiết kiệm để phục vụ hiệu quả, sự nghiệp xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
Tổn thất trong thăm dò và khai thác;Sử dụng không hợp lí sau khi khai thác,gây ô nhiễm môi
trường và hủy hoại cảnh quan.
Thứ 5,Suy thoái đa dạng sinh học:
Cho tới nay, nước ta thống kê được gần 13.000 loài thực vật và 12.000 loài động
vật. Nhiều nhóm sinh vật có tính đặc hữu cao, có giá trị khoa học và thực tiễn
lớn, nhiều loài thú mới đã được phát hiện. Việt Nam được xếp là một trong 16
nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới.
Tuy nhiên, do khai thác quá mức, con người đã làm suy thoái những tài sản quí
giá, không thể thay thế được mà thiên nhiên ban tặng. Trong vòng 50 năm trở lại
đây, diện tích che phủ rừng ở Việt Nam đã giảm đi hơn 30% rừng nguyên sinh
chỉ còn chưa đến 10%. Nhiều loài động vật quí hiếm như tê giác, bò rừng, trâu
rừng và những loài cây như gỗ đỏ, gụ mật, hoàng liên chân gà đang trong
nguy cơ tuyệt chủng.
Nguyên nhân chính gây suy thoái đa dạng sinh học do tác động trực tiếp và gián
tiếp của con người. Mở rộng đất canh tác nông nghiệp vào đất rừng là một trong
những nguyên nhân quan trọng nhất: hình thức du canh đã biến 13 triệu ha rừng

trước đây thành đất trống, đồi trọc. Vùng ven biển, nhân dân nhiều nơi phá rừng
ngập mặn quai đê lấn biển để trồng lúa, phá rừng làm ao nuôi tôm đã làm nhiều
rừng ngập mặn biến mất. Khai thác gỗ trái phép, khai thác củi phục vụ nhu cầu
sinh hoạt con người đã làm rừng bị cạn kiệt nhanh chóng, các loài gỗ quí còn lại
không đáng kể. Khai thác các lâm sản ngoài gỗ như song mây, tre nứa, lá, cây
dược liệu để bán trên thị trường trong nước và xuất khẩu, khu hệ động vật
hoang dại bị khai thác bừa bãi làm nghèo tính đa dạng. Hiện tượng cháy rừng
ngày càng phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau: riêng quí I/1998 đã có
1.116 vụ cháy rừng, huỷ hoại 16.059 ha rừng.
Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác như việc xây dựng đường sá, cầu
cống, đường dây điện, hồ chứa nước các nguyên nhân sâu xa từ hậu quả của
chiến tranh, sự tăng dân số đã gây ra những biến động lớn về phân bố dân cư.
Với gần 80% dân số sống ở nông thôn, đời sống phụ thuộc vào nông nghiệp và
tài nguyên thiên nhiên đã tạo nên thói quen xấu trong việc khai thác và sử dụng
tài nguyên cũng góp phần quan trọng làm suy thoái đa dạng sinh học.
Nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng kinh tế và văn hoá của đa dạng sinh học,
Đảng và Nhà nước đã có những cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường và
đa dạng sinh học: thành lập các vườn quốc gia, ban hành nhiều chính sách về
bảo vệ môi trường, phát triển bền vững Thành công nhất có lẽ là việc xây
dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm hầu hết các hệ sinh thái
trong phạm vi toàn quốc với 10 vườn quốc gia; 61 khu bảo tồn thiên nhiên và 34
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
khu bảo tồn di tích văn hoá và lịch sử. Một số khu bảo tồn được trang bị cơ sở
vật chất và bộ máy quản lý tốt song vẫn còn nhiều khu bị xuống cấp. Vấn đề bảo
vệ đa dạng sinh học đang được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh ô nhiễm môi
trường hiện nay.
Suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam là một thực tế. Hãy cùng góp sức để
ngăn lại quá trình suy thoái và bảo tồn sự phong phú đa dạng sinh học ở nước
ta vì đó là sự sống của tương lai chúng ta.
Nhiều động vật có giá trị có nguy cơ tuyệt chủng;Hệ thống bảo vệ khó khăn;Thiếu thốn trong

hoạt động quản lí.
Thứ 6,Ô nhiễm môi trường:
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm
trọng hơn ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày,
chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc môi
trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô
nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Điều này khiến ta phải suy nghĩ…
Từ đầu năm đến nay, đã có thêm không biết bao nhiêu thống kê mới về tình
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
trạng môi trường ở Việt Nam ta. Và đáng buồn thay, đó là những con số gây thất
vọng…
Theo bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường Liên Hợp
Quốc (UNEP) Hà Nội và Tp. HCM nằm trong danh sách 6 thành phố ô nhiễm
không khí nghiêm trọng nhất thế giới. Về nồng độ bụi, hai thành phố lớn nhất
Việt Nam này chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe
doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản trở quá trình phát triển hơn nữa của các
thành phố này. Cũng theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do
Trường Đại học Yale (Mỹ) thực hiện, Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong số
8 nước Đông Nam Á.
Vậy nguyên nhân của những sự việc trên là do đâu?
Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc
biệt là các bạn trẻ. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé,
không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi
trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của
mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng
nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì
tới mình nhiều Thấy vậy nhưng không phải vậy! Việc phá hoại môi trường của
một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách
nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần
lại là của người dân. Và những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện

giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều.
Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm
của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít
doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi
trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi
trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp
diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm
ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc
vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như,
ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra
những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày
càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu
không khí.
Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển
hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn
bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà
máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt
Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong
những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh
vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các
rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng
thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm
lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi
thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm
cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có
thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày
một nhiềù.

Lẽ nào ta lại nhắm mắt làm ngơ?
Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường
bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình
thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có
hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên
cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên
truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại
các đơn vị hành chính cấp phường, xã Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi
trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ
và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi
trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một
cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những
phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu
vực công cộng, làm sạch bãi biển
Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn
nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vì vậy,
chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai
một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của
các thế hệ sau!
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đang bức xúc của xã hội và cần giải quyết triệt để.
Thứ 7,Trình độ nhận thức của người dân còn kém:
Nhiều người dân đã có nhận thức đúng đắn về môi trường sống xung quanh
mình nhưng vẫn tồn tại nhiều cá nhân,tập thể vẫn làm ngơ trước sự xuống dốc
của môi trường hiện nay.Để thực hiện tốt những chủ trương chính sách của nhà
nước về bảo vệ môi trường cần có sự đồng lòng và suy nghĩ đúng đắn từ ý thức
của mỗi người dân.Sự thờ ơ trong ý thức,nhận thức cũng là 1 trong những lí do
đẩy môi trường sống ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn.Mỗi người dân Việt
Nam,cùng chung sức từ cái nhỏ nhất là ý thức của mình sẽ góp phần xây dựng
một môi trường sạch đẹp để sống tốt hơn.

Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả ô nhiễm môi trường, cần
thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó
những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình) phải thực sự đủ
mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng
bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi
trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi
trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát
môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những
hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi
trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt
động của các lực lượng này.
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp,
các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ
lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình
trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương
thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi
trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các
công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung
hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định
kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác
động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn
tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay
không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân

nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến
môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự
án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện
xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã
hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp
luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong
việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người
nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên -
con người - xã hội./
Phan Văn Quyết 08XN – www.congtrinhngam.org
DOWNLOAD NHIỀU TÀI LIỆU HƠN TẠI
WWW.CONGTRINHNGAM.ORG

×