Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và quy hoạch cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông của xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.04 KB, 41 trang )

Phần 1.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giao thông nông thôn là một trong những mắt xích thiết yếu nối các vùng
nông thôn với hệ thống tỉnh lộ, quốc lộ, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế
xuất… thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa,
tạo điều kiện phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống cho
người dân khu vực nông thôn.
Xuất phát từ những nhu cầu đó, con người đã nhận ra tầm quan trọng của
việc phát triển hệ thống giao thông. Không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà
giao thông còn có vai trò quan trọng về ổn định chính trị, tăng cường sức mạnh
quân sự, an ninh quốc phòng, mở rộng giao lưu văn hóa du lịch và hợp tác
quốc tế.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn cơ bản đã thay đổi và đạt được những thành tựu rõ
rệt. Hệ thống đường trên cả nước đã từng bước được cải tạo, nâng cấp, góp
phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Đến nay đã có
mạng lưới giao thông với đủ các loại phù hợp với các phương thức vận tải,
phân bố tương đối hợp lí trên khắp mọi miền đất nước, tạo ra sự liên hoàn từ
quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện đến đường xã, thôn, bản góp phần thực hiện các
chương trình quốc gia và phát triển nông thôn. Việc vận chuyển hàng hóa phục
vụ sản xuất, giao lưu đi lại của nhân dân được dễ dàng hơn. Tuy nhiên những
thành tựu đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế, chưa đồng đều
giữa các vùng và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Việc vận chuyển ở
nhiều vùng nông thôn còn khó khăn, nhiều tuyến đường bị hư hỏng hoặc
không thể đi lại được trong mùa mưa mà điển hình là ở xã Quảng Châu, huyện
Quảng Trạch, một xã vùng núi nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu hiện trạng và quy hoạch cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông
của xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đến năm
2020”.
1


PHẦN 2
TỔNG QUAN, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Tầm quan trọng của giao thông nông thôn trong sự phát triển kinh tế -
xã hội ở Việt Nam
Hiện nay, ở nước ta trên 75% dân số sống ở nông thôn với 73% lực lượng
lao động làm việc, sinh sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp,
sản phẩm nông nghiệp trong nước là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm
cho tiêu dùng, tạo nguyên liệu cho nền sản xuất công nghiệp, cung cấp trực
tiếp và gián tiếp cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo sự ổn định, đảm bảo
sự bền vững cho xã hội phát triển.
Xây dựng nông thôn trong thời kỳ mới đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập
trung các nguồn lực của cả Nhà nước và nhân dân, giải quyết những vấn đề cấp
bách, đồng thời tạo ra tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo, trong đó có việc
phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn là nhiệm vụ
chính trị quan trọng hàng đầu.
Sự phát triển của hệ thống đường giao thông nông thôn giúp cho việc đi
lại, vận chuyển hàng hóa trong sản xuất và giao lưu buôn bán của người dân
nông thôn được thuận lợi, là nhân tố quan trọng trong phân bố sản xuất và dân
cư, thúc đẩy kinh tế, văn hóa ở những vùng xa xôi, bên cạnh đó góp phẩn tăng
cường an ninh quốc phòng…
2.1.2 Tình hình phát triển của giao thông nông thôn nước ta trong thời
gian qua.
Nông dân và nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã
hội. Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước chủ trương
xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời xây dựng nông
thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, lấy nông dân làm
vị trí then chốt trong sự thay đổi cần thiết, với ý nghĩa phát huy nhân tố con

người, khơi dậy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông
thôn mới.
2
Thực tiễn ghi nhận sự đột phá đầu tiên về chính sách của Đảng trong thời
kỳ đổi mới cũng được khởi đầu từ lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Tiếp sau đó, nhiều nghị quyết của Đảng và các nghị quyết, quyết định, kế
hoạch và chương trình hành động của Chính phủ đã trực tiếp triển khai thực
hiện vấn đề này, cụ thể như: Ngày 5-8-2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-TW "Về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn"; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung một số chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
Bằng Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16-4-2009, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đây là những mục tiêu và
tiêu chí đòi hỏi cần có sự phấn đấu cao độ trong giai đoạn tới. Bộ tiêu chí quốc
gia này bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành năm nhóm cụ thể: Nhóm tiêu
chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về
văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị. Theo đó, Bộ tiêu chí
đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng: Trung du
miền núi phía bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với đặc
điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng. Trong 19 tiêu chí đó, tiêu
chí về thực hiện quy hoạch và phát triển giao thông nông thôn được đặt lên
hàng đầu.
Theo số liệu thống kê, đến ngày 1-7-2011 cả nước có 8.940 xã, chiếm
98,6% tổng số xã cả nước đã có đường ô-tô đến trung tâm xã (tăng 2,3% so với
năm 2006), trong đó đi lại được bốn mùa là 8.803 xã, chiếm 97,1% (tăng 3,5%
so với năm 2006); xã có đường ô-tô đến trung tâm đã được nhựa hóa, bê-tông
hóa là 7.917 xã, chiếm 87,3% (tăng 17,2% so với năm 2006). Điều đáng chú ý
là không chỉ đường đến trung tâm huyện, xã được chú trọng mà đường đến các

thôn, bản miền núi cũng được các cấp chính quyền hết sức quan tâm, hiện có
89,5% số thôn, bản có đường ô-tô đến được. Điều đó góp phần thay đổi cuộc
sống của người dân nơi vùng cao vốn chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện thời
tiết, thổ nhưỡng cũng như văn hóa, xã hội; So với năm 2005, tổng số chiều dài
km đường giao thông nông thôn tăng thêm 34.811 km, trong đó số km đường
huyện tăng thêm 1.563 km, đường xã tăng 17.414 km và đường thôn, xóm tăng
15.835 km. Những nguồn vốn đầu tư cho giao thông nông thôn khá đa dạng,
được huy động từ nhiều nguồn: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương
(chiếm khoảng 50% phần dành cho cơ sở hạ tầng giao thông của các tỉnh); vốn
ODA (các chương trình hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng của WB,
3
Chương trình giảm nghèo miền Trung của ADB hay giao thông nông thôn của
Ngân hàng thế giới WB); vốn huy động của doanh nghiệp, tín dụng và của
cộng đồng nhân dân. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nguồn vốn đầu tư cho
giao thông nông thôn trong mười năm qua ước tính khoảng 170 nghìn đến 180
nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chiếm khoảng 70% tổng nguồn
vốn được huy động. Vốn huy động từ cộng đồng, doanh nghiệp chiếm khoảng
10 - 15% tổng nguồn vốn, kể cả việc huy động từ đóng góp của cộng đồng dân
cư để đầu tư. Ngoài ra các địa phương còn huy động từ các nguồn khác như thu
phí sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết Chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 2003 đến
năm 2010, cả nước đầu tư 749 dự án đường giao thông đến trung tâm xã trên
địa bàn các xã nông thôn, miền núi thuộc các vùng: Trung du và miền núi Bắc
Bộ; đồng bằng sông Hồng; duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long với tổng mức đầu tư các dự án đường ô-tô đến
trung tâm xã cả giai đoạn được các địa phương phân bổ vốn trái phiếu Chính
phủ là 32.951 tỷ đồng, các địa phương cũng đã chủ động lồng ghép các nguồn
vốn khác trên địa bàn để thực hiện.
Tuy có sự phát triển mạnh mẽ những năm vừa qua, song cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Hiện cả nước có hơn
295.046 km đường bộ, trong đó hệ thống giao thông nông thôn (đường huyện,

đường xã, đường thôn) chiếm tới 85%. Nếu xét trên diện rộng, mật độ giao
thông nông thôn trên cả nước còn thấp (0,59 km/km2); trong đó mật độ đường
huyện chỉ là 0,14 km/km2 với tỷ trọng 0,55km/1.000 dân; đường xã là 0,45
km/km2 và 1,72 km/1.000 dân. Tại khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng,
mật độ này có cao hơn (khoảng 1,16 km/km2) song còn xa mới đạt được tỷ lệ
hợp lý (trung bình ở các nước phát triển tỷ lệ chiều dài km đường nông thôn
trên diện tích khoảng 8,86 km/km2).
Có thể thấy hệ thống đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển
và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Hệ thống
đường giao thông nông thôn chưa được phủ kín và chưa có sự kết nối liên hoàn
từ hệ thống đường tỉnh, đường huyện xuống nông thôn; nhất là đối với vùng
sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo. Còn 149 xã chưa có đường ô-tô tới
trung tâm xã, trong đó khu vực Tây Nguyên chiếm phần lớn, thấp hơn bảy lần
so với khu vực đồng bằng. Tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp, chủ yếu là đường chỉ
có một làn xe. An toàn giao thông nông thôn vẫn còn nhiều bất cập như thiếu
hệ thống biển báo, tình trạng hành lang an toàn giao thông đường bộ bị lấn
chiếm, phơi rơm rạ, bề rộng mặt đường hẹp, tầm nhìn người lái xe ngắn, nhiều
dốc cao và nguy hiểm, chất lượng công trình còn thấp, tải trọng thấp, chưa
4
đồng bộ trong thiết kế cầu cống và đường. Chất lượng mặt đường giao thông
nông thôn chưa cao. Hiện tỷ lệ mặt đường là đất và cấp phối còn cao, gây khó
khăn cho đi lại và vận chuyển hàng hóa vào mùa mưa.
2.1.3 Tình hình phát triển của giao thông nông thôn huyện Quảng Trạch,
tỉnh Quảng Bình.
Thời gian qua trên địa bàn huyện Quảng Trạch các loại phương tiện giao
thông tăng lên cả về số lượng và chủng loại, số lượng xe máy tăng nhanh dần
dần thay thế xe đạp, đã xuất hiện nhiều xe vận tải vừa và nhỏ thay thế cho các
phương tiện thô sơ trước đây như xe công nông và xe súc vật kéo. Trong khi
đó các tuyến đường giao thông của huyện Quảng Trạch lại nằm trong tình trạng
xuống cấp, chiều rộng lưu thông còn hạn chế, chất lượng mặt đường kém ảnh

hưởng đến việc lưu thông trên địa bàn huyện kìm, hãm sự phát triển kinh tế -
văn hóa – xã hội.
Trong những năm gần đây, mạng lưới giao thông đường bộ của huyện
Quảng Trạch được phát triển rất mạnh mẽ nhờ sự lãnh đạo và đóng góp của
nhân dân. Nhiều tuyến đường mới được xây dựng và nâng cấp nhằm đáp ứng
cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Quảng Trạch. Nhiều chương trình và
dự án thực hiện việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ. Đáng ghi nhận,
trong quá trình triển khai xây dựng giao thông nông thôn ở Quảng Trạch,
phong trào hiến đất, hiến tài sản giải phóng mặt bằng của nhân dân đã thu được
kết quả tốt. Đến nay, đã có 22 xã thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, mở
rộng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng phục vụ cho xây dựng
nông thôn mới. Theo báo cáo của các xã, đã có 5.072 số hộ tham gia hiến đất
và hiến tài sản với tổng số diện tích đất hiến là 316.619 m2 (gồm đất ở 64.938
m2; đất ruộng 197.660 m2; đất vườn 44.625 m2; đất khác 9.396 m2), 29 cổng
nhà, 1.976m tường rào, 23 công trình phụ và hàng ngàn cây cối, tài sản khác.
Việc làm này của người dân đã tiếp thêm nguồn lực rất quan trọng để xây dựng
nông thôn mới. Đến nay mạng lưới giao thông đường bộ đã được cải tiến đáng
kể, 100% số phường, xă đã có đường ô tô về tận Ủy ban nhân dân xã. Huyện
đã xây mới và nâng cấp cải tạo 158 công trình, 313 tuyến đường các loại với
tổng chiều dài 113,21 km.
Tuy nhiên, với nguồn lực có hạn nên số lượng và chất lượng các tuyến
đường được đầu tư nâng cấp và xây mới còn khiêm tốn so với tốc độ phát triển
về kinh tế - xã hội của huyện và nhu cầu lưu thông người và hàng hóa trên địa
bàn. Vì vậy với sự phát triển trong tương lai nhu cầu về lưu thông người và
5
hàng hóa ngày càng cao do đó cần phải cải tạo nâng cấp và xây mới đường
giao thông để đáp ứng nhu cầu đó.
2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hiện trạng, nghiên cứu quy hoạch cải tạo nâng cấp hệ thống

đường giao thông của xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu giao lưu đi lại và vận chuyển hàng hóa cho
nhân dân trong vùng.
2.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương
- Khảo sát hiện trạng mạng lưới giao thông của xã Quảng Châu, huyện
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Xây dựng phương án quy hoạch cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao
thông của xã Quảng Châu.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lí và sử dụng.

6
PHẦN 3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp thu thập thông tin
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tìm tòi những tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Đây là
phương pháp hoàn toàn gián tiếp không tiếp xúc với đối tượng khảo sát. Để
thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu liên quan, cụ thể là:
- Các tài liệu về quy hoạch nông thôn
- Tài liệu về thiết kế đường giao thông nông thôn
- Các tài liệu lấy từ mạng Internet.
3.1.2.Phương pháp quan sát khách quan
Sử dụng phương pháp nghiên cứu này để quan sát và ghi lại hoạt động của
đối tượng được nghiên cứu.
3.1.3.Phương pháp điều tra khảo sát
Đây là phương pháp không thể thiếu trong việc cải tạo, quy hoạch nâng
cấp đường giao thông. Bằng phương pháp này, sẽ nắm được hiện trạng các
tuyến đường, địa hình, địa mạo nơi các tuyến đường đi qua và qua đây có thể
vạch tuyến và xác định các yếu tố kỹ thuật cuả tuyến đường.

Các số liệu điều tra thu thập được phải đảm bảo chính xác, trung thực.
3.1.4.Phương pháp chuyên gia
Trong thực tế, nhiều trường hợp ta không thể trực tiếp thu thập thông tin
trên đối tượng khảo sát. Khi đó ta phải thu thập thông tin gián tiếp qua những
chuyên gia bao gồm phỏng vấn những người có am hiểu hoặc có liên quan đến
đối tượng nghiên cứu.
3.1.5.Phương pháp dự báo
Dựa trên hiện trạng dự báo sự phát triển trong tương lai như về dân số,
số lượng xe lưu thông…vv
3.2 Phương pháp xử lý thông tin
Những thông tin thu thập được dưới dạng định lượng được xử lý bằng
toán thống kê xác suất.
Những thông tin thu thập được dưới dạng định tính được xử lý
bằng logic.
7
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Quảng Châu, huyện Quảng
Trạch, tỉnh Quảng Bình
4.1.1. Vị trí địa lý
Xã Quảng Châu nằm ở phía bắc huyện Quảng Trạch; với tổng diên tích tự
nhiên của xã là 4.172,98 ha. Toàn xã có 9 thôn gồm các thôn: Đất Đỏ, Hòa Lạc,
Tiền Tiến, Trung Minh, Sơn Tùng, Lý Nguyên, Tùng Giang, Hạ Lý, Tân Châu.
Nhân dân xã Quảng Châu hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và ngành
nghề nông thôn.
Về địa giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp xã Quảng Kim;
+ Phía Nam giáp các xã Quảng Tiến và Quảng Lưu;
+ Phía Tây giáp với xã Quảng Lưu và Quảng Hợp;
+ Phía Đông giáp với xã Quảng Tùng

4.1.2. Điều kiện tự nhiên
• Đặc điểm địa hình: xã Quảng Châu có 2 loại địa hình chủ yếu, đó là đồi núi
cao ở phía Tây Nam và đồng bằng trung du ven sông Loan thấp dần về phía
Đông Bắc.
+ Phía Tây Nam không được bằng phẳng, chủ yếu là đồi núi chỉ thuận lợi cho
việc phát triển rừng trồng, các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và
chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng quy mô trang trại
+ Phía Đông Bắc, địa hình tương đối bằng phẳng tạo nên vùng trồng lúa và trồng
màu. Hệ thống ao hồ, kênh mương tại đây tương đối thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
• Về khí hậu, xã Quảng Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với địa
hình phía Tây có dãy núi Trường Sơn, phía Đông là biển Đông do đó chịu ảnh
hưởng rất lớn của gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Khí hậu được phân
thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9, mùa nắng từ
tháng 3 đến tháng 6. Mùa đông ít lạnh hơn Bắc Bộ nhưng lại nhiều mưa. Mùa
hè gió Tây Nam (gió lào) gây ra hạn hán kéo dài hàng tháng.
8
Nhìn chung khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, có nhiều biến động so với
vùng Bắc Trung bộ. Nhiệt độ cao nhất khoảng 36 – 39
o
C, nhiệt độ thấp nhất
khoảng 9 – 12
o
C. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1000 – 3.500 mm.
• Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên có: 4.172,98 ha,
* Diện tích đất nông nghiệp: 3.027,30 ha, trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 535,25 ha
+ Đất lâm nghiệp: 2.477,29ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 27,5 ha

* Đất phi nông nghiệp: 757,24 ha,
+ Đất ở: 71,43 ha.
+ Đất chuyên dùng: 494,06 ha
+ Đất tôn giáo tín ngưỡng: 0,31 ha
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 23,43 ha
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 9,79ha
* Đất chưa sử dụng: 388,44 ha.
• Tài nguyên rừng: Xã có 2.546,76 ha đất rừng gò đồi, trong đó rừng phòng hộ
774,96 ha, rừng sản xuất 1.702,33 ha.
• Tài nguyên nước:
Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt sử dụng từ 2
kênh chính của hồ Vực Tròn. Kênh N1 phía Bắc cung cấp nước cho các thôn
Sơn Tùng, Lý Nguyên, Tùng Giang, Hạ Lý, Tân Châu; Kênh N1 phía Nam
cung cấp nước cho các thôn Trung Minh, Tiền Tiến, Đất Đỏ, Hòa Lạc. Hồ đập
Ổ Gà cung cấp nước cho thôn Tân Châu và thôn Trung Minh; Đập dân (trạm
bơm) thôn Tân Châu cung cấp cho khu vực phía Tây thôn Tân Châu. Ngoài ra
còn có sông Loan chạy ngang ở giữa chia địa hình ra làm 2 khu vực Đông Nam
và Tây Bắc tạo nên các cánh đồng chuyên sản xuất lúa nước, trồng hoa màu và
một số ao hồ nằm rải rác ven kênh mương, ven sông hói tạo điều kiện khá
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của nhân dân. Hiện tại
toàn xã có 12,5 ha mặt nước ao hồ nuôi cá nước ngọt và 15 ha mặt nước ao hồ
nuôi tôm.
9
Nguồn nước ngầm : Tùy theo điều kiện địa hình, mực nước dao động bình
quân từ 4 – 15 m, chất lượng nguồn nước trung bình.
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Xã Quảng Châu nằm ở phía Bắc huyện Quảng Trạch, cách quốc lộ 1A
khoảng 3,5 km về phía Tây, là xã vùng lân cận của khu công nghiệp cảng biển
Hòn La nên thuận lợi cho sự kiên kết phát triển kinh tế vùng, có nhiều tiềm
năng và lợi thế về đất đai, lao động và vị trí địa lý cho phát triển kinh tế xã hội

đặc biệt kinh tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn
gắn với thương mại dịch vụ. Những năm qua được sự quan tâm của Đảng và
nhà nước, các cấp, các ngành cùng với sự vươn lên của Đảng bộ và nhân lực
toàn xã, đoàn kết nhất trí huy động tối đa các nguồn lực với quan điểm “ lấy
sức dân lo cuộc sống cho dân “. Đội ngũ cán bộ xã được trẻ hóa, năng động,
sáng tạo, đoàn kết. Đảng bộ có bề dày thành tích, đặc biệt là trong công tác vận
động quần chúng nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, đảm
bảo quốc phòng - an ninh.
∗ Dân số - lao động:
Dân số của xã tính đến thời điểm 30/ 11/2011 là 9875 người, tổng số hộ là
2.222 hộ, 100% là nông nghiệp, trung bình mỗi hộ có 4,44 người. Thành phần
dân tộc: 100% dân số là dân tộc Kinh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,15%.
Số người trong độ tuổi lao động: 5480 người
- Cơ cấu lao động theo các ngành nông nghiệp 85%. Lao động phi nông nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp 10%. Lao động dịch vụ chiếm tỷ lệ 5%.
- Lao động phân theo kiến thức phổ thông:
+ Tiểu học 33%;
+ Trung học cơ sở 42%,
+ Trung học phổ thông 25%.
- Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động:
+ Lao động chưa qua đào tạo (lao động phổ thông): 4.550 người, chiếm 83,02%.
+ Sơ cấp (3 tháng trở lên): 266 người, chiếm 4,87%.
+ Trung cấp: 591 người, chiếm 10,78%.
+ Cao đẳng – Đại học: 73 người, chiếm 1,33%.
∗ Việc làm – thu nhập :
10
- Việc làm: Tỷ lệ số lao động sau khi đào tạo có việc làm/ Tổng số đào tạo
75,5%.
- Thu nhập:
Cơ cấu kinh tế: Mức độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 13,66%,

trong đó:
+ Giá trị sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp tăng 12%
+ Giá trị Tiểu thủ nông nghiệp ngành nghề nông thôn tăng 14%
+ Giá trị thương mại dịch vụ và thu nhập từ ngoài tỉnh chiếm 15%
Sản xuất nông nghiệp: Tuy diện tích đất nông nghiệp giảm dần do
chuyển sang các mục đích khác, nhưng tổng sản lượng lương thực có hạt năm
2011 đạt 3.026 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 307 kg/người/năm,
đảm bảo an ninh lương thực.
Trong những năm qua ngành chăn nuôi của xã phát triển khá nhanh,
nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn chậm hơn ngành trồng trọt. Năm 2011 tỷ trọng
chăn nuôi chiếm 43% trong ngành nông nghiệp. Tổng đàn gia súc có 11.932
con, tăng 712 con so với năm 2010. Tổng đàn gia cầm có 34.575 con. Tổng sản
lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản đạt 195 tấn. Giá trị tiểu thủ công nghiệp
ngành nghề dịch vụ nông thôn đạt 19.050.000 đồng, tăng 1.550.000 đồng so
với cùng kì năm trước.
Thu nhập bình quân đầu người/ năm là 5.500000 đồng.
Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã trên các lĩnh vực sản
xuất cây lương thực và các loại cây hàng hoá chủ yếu, chăn nuôi, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ vv
∗ Văn hóa – giáo dục – y tế:
- Văn hóa:
+ Đến năm 2012 có 3/9 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa cấp huyện, chiếm tỷ lệ
27%.
+ Có 1250 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá chiếm tỷ lệ 56,2% so với tổng
số hộ toàn xã.
+ Cơ sở vật chất văn hóa:
Số trung tâm văn hóa đã có: 4/10 trung tâm. Trong đó 1 trung tâm văn hóa
đat chuẩn, số chưa đạt chuẩn là 3 trung tâm ( là nhà văn hóa thôn Hòa Lạc,
11
thôn Tiền Tiến và thôn Lý Nguyên).

-Giáo dục:
Trên địa bàn xã có :
+ Trường Mầm non: Có 5 điểm trường gồm một khu trung tâm có diện tích 8012
m2, có 5 phòng học và 2 phòng công vụ được xây dựng kiên cố đạt chuẩn cú 4
điểm lẻ, gồm điểm thôn Hòa Lạc có diện tích 461 m2, điểm thôn Sơn Tùng có
diện tích 1679 m2, điểm thôn Tân Châu diện tích 2106 m2 có 2 phòng học kiên
cố và điểm thôn Trung Minh diện tích 390 m2 có 2 phòng học và một phòng
công vụ bán kiên cố.
+ Trường tiểu học: có 2 trường.
Trường tiểu học số 1 Quảng Châu: Vị trí nằm ở thôn Trung Minh với
diện tích 11.300 m2. Trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn
1 năm 2009. Diện tích phòng chức năng, sân chơi bãi tập cho học sinh đã đủ và
đạt chuẩn.
Trường tiểu học số 2 Quảng Châu:
Nằm tại thôn Lý Nguyên với diện tích khuôn viên 8346 m2, cơ sở vật chất
(phòng học, bàn ghế, máy vi tính, trang thiết bị thư viện) chưa đạt chuẩn, đặc
biệt thiếu 2 phòng chức năng, 1 công trình vệ sinh và sân thể dục thể thao.
Trường trung học cơ sở Quảng Châu: có vị trí tại thôn Tiền Tiến với diện
tích 8779 m2, cơ sở vật chất của trường có 2 dãy nhà 2 tầng, các phòng công
vụ, phòng chức năng, nhà vệ sinh, sân chơi bãi tập, trang thiết bị phục vụ cho
học sinh và giáo viên đều đạt chuẩn, hiện tại trường có 21 lớp học với 801 học
sinh, đạt 98% em học sinh trong độ tuổi đến trường và đang xây dựng nhà
công vụ 2 tầng 6 phòng với tổng diện tích 288 m2. Trường đã được công nhận
đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 năm 2011.
- Năm 2011, tỷ lệ phổ cập giáo dục Trung học cở sở đạt 98,46%
Học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học cơ sở tiếp tục học Trung học phổ thông,
Trung học bổ túc, học nghề là 192/197 em, đạt 98,3% (trong đó phổ thông 110
em, bổ túc 0 em, học nghề 82 em).
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 23%.
- Y tế:

12
Trạm y tế xã có tổng diện tích khuôn viên 2000 m2, gồm 2 phòng
khám có 4 giường bệnh, có 8 cán bộ y tế trong đó có 1 bác sỹ. Hằng năm khám
chữa bệnh cho nhân dân từ 5.450 đến 5.910 lượt người.
∗ Công tác văn nghệ - thể dục, thể thao:
Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và ngày càng
phát triển. Mỗi thôn đều có sân bóng đá, bóng chuyền, đội tuyển bóng chuyền,
bống đá và đội văn nghệ của xóm mình. Trên địa bàn xã có 1 sân vận động đạt
tiêu chuẩn của huyện. Vào các dịp lễ tết, xã đều tổ chức biểu diễn văn nghệ
chào mừng và tổ chức thi đấu bóng chuyền, bóng đá và một số trò chơi như
kéo co, đánh cờ ngươi…đã khơi dậy truyền thống của quê hương và được đông
đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng nhiệt tình.
∗ Công tác xóa nghèo:
Công tác xóa nghèo là một nhiệm vụ rất khó khăn, tuy nhiên dưới
sự lãnh đạo của Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã Quảng Châu đã bàn biện pháp
giao chỉ tiêu cho các thôn, các hội đoàn để giúp đỡ hội viên mình. Tạo điều
kiện cho các hộ có nhu cầu được vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để đầu tư
phát triển sản xuất chăn nuôi. Bằng việc làm thiết thực này đã đem lại một số
kết quả đáng khích lệ: Năm 2011 đã xóa được 259/1221 hộ, đưa tỷ lệ nghèo từ
55% (đầu năm 2011) xuống còn 43,3%. Như vậy tổng số hộ nghèo trên toàn
xã đến cuối năm 2011 là 962 hộ.
∗ Công tác an ninh – quốc phòng:
Những năm qua xã đã thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư
tưởng, sẵn sàng chiến đấu, tổ chức xây dựng lực lượng, tuyển quân gọi thanh
niên nhập ngũ. Bên cạnh việc động viên thanh niên nhập ngũ theo chỉ tiêu hằng
năm, lực lượng dân quân tự vệ được duy trì tập luyện định kỳ hằng năm và
luôn săn sàng chiến đấu.
Những năm gần đây, tình hình an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội, văn
hóa tư tưởng được giữ vững và ổn định. Tình trạng phạm tội và các tệ nạn xã
hội được hạn chế,các sự việc xẩy ra trên địa bàn được giải quyết kịp thời. Số

vụ viêc trong năm có giảm về tính chất nghiêm trọng và số vụ vi phạm, tập
trung chủ yếu vào các đối tượng trộm cắp, cờ bạc, gây rối đánh nhau, say rượu
làm mất trật tự công cộng,buôn lậu, tai nạn giao thông.
Nhận xét chung.
-Thuận lợi:
13
Được sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng của cấp trên, phần nào đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ở địa phương mang lại hiệu quả
thiết thực cho người dân.
Có tiềm năng về tài nguyên; Đất đai màu mỡ; Hệ thống kênh thủy lợi nội
đồng cơ bản hoàn thiện đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho toàn bộ diện tích, mang
lại hiệu quả trong sản xuất và nguồn lao động dồi dào.
- Khó khăn:
Là 1 trong 4 xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn của huyện Quảng
Trạch, (đang hưởng Chương trình 135). Phần lớn lao động chưa qua đào tạo,
tập trung chủ yếu là lực lượng lao động nông thôn, hiệu quả lao động năng suất
thấp.Việc sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản mang tính tự phát, thiếu
ý thức bảo vệ môi trường, có nguy cơ hủy hoại nguồn lợi thiên nhiên, phương
pháp khai thác tiềm năng lợi thế của xã chưa được quy hoạch đúng mức.
Trình độ năng lực, quản lý dự án của cán bộ xã còn nhiều hạn chế,
người dân còn nghèo nên việc đóng góp để xây dựng các công trình còn gặp
khó khăn.
4.1.4. Phương hướng chung và mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội
của xã Quảng Châu
Phương hướng chung:
Tập trung phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành nghề dịch vụ,
giảm tỷ trọng nông nghiệp, phấn đấu mức độ phát triển năm sau cao hơn năm
trước. Phát triển các thành phần kinh tế, các tổ hợp tác, kinh tế hộ, quản lý các
thành phần kinh tế cá thể trên địa bàn.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên môi trường

trên địa bàn xã.
Huy động tối đa các nguồn lực bên ngoài, đồng thời phát huy nội lực tranh
thủ các nguồn vốn để đầu tư phát triển, tiếp tục xây dựng nâng cấp kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội của địa phương, xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông
thủy lợi, trường học, trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia.
Đẩy mạnh công tác thu ngân sách, khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu
nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền
14
thanh, thể dục thể thao, giải quyết tốt việc làm, tích cực xóa đói giảm nghèo
nâng cao đời sống nhân dân. Thực hiện tốt nhiệm vụ an ninh – quốc phòng, giữ
vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của Đảng bộ và hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền.
Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận, các đoàn thể và các tổ chức chính trị
xã hội, tăng cường kỷ luật trong Đảng và toàn hệ thống chính trị.
Mục tiêu tổng quát:
Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, cần cù trong lao động sản
xuất của quê hương, tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân, tiếp tục công
cuộc hiện đại hóa đất nước. Huy động và khai thác tối đa tiềm năng nội lực và
các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài, tranh thủ sự đầu tư giúp đỡ của cấp trên để phục
vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cải thiện nâng
cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế hợp ký và ổn định theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ
nông thôn, nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giữ vững ổn định quốc phòng – an ninh, nâng
cao hiệu lực quản lí nhà nước, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Phấn đấu
đến năm 2020 xã Quảng Châu trở thành địa phương xuất sắc toàn diện.
4.2. Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã Quảng Châu
4.2.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông của xã (bản vẽ 01).

a) Đánh giá mạng lưới đường giao thông ở xã Quảng Châu
∗ Giao thông đường sắt:
Trên địa bàn xã Quảng Châu không có đường sắt đi qua, cho nên ở đây
không có đường sắt.
∗ Giao thông đường thủy:
Không có tuyến đường thủy nào đi qua địa bàn xã.
∗ Giao thông đường bộ:
Mạng lưới giao thông đường bộ của xã Quảng Châu phân bố chưa hợp lý.
Số lượng đường tập trung nhiều ở khu vực trung tâm xã. Các mạng lưới đường
khá dày nhưng các tuyến có tình trạng sử dụng chưa tốt, số lượng cầu cống
chưa đảm bảo và chưa đồng bộ, còn có tuyến đường cụt. Tính đến năm 2011,
toàn xã có 126,5 km đường bộ các loại. Trong đó:
15
- Đường liên xã có chiều dài 8,5 km, là trục đường chính của xã nhưng hiện nay
mới chỉ có 4,5 km được nhựa hóa và bê tông hóa, còn lai là đường cấp phối,
tình trạng kỹ thuật còn rất kém, mặt đường nhỏ và có một số đoạn đi qua các
xóm còn bị cây cối che khuất tầm nhìn làm ảnh hưởng rất lớn đến người tham
gia giao thông
- Đường liên thôn, xóm: Với bề mặt sử dụng không được rộng còn xuất hiện
nhiều ổ gà, nhiều đoạn cong queo, nhiều khúc cua nguy hiểm, các cống rãnh
hỏng nhiều, tình trạng lấn chiếm đất của một số hộ dân, về ngày mùa còn xuất
hiện nhiều rơm rạ của dân phơi trên đường làm ảnh hưởng rất lớn đến giao
thông và chất lượng đường.
- Đường nội thôn, xóm: Đường được sử dụng bởi các phương tiện xe máy, xe
đạp và người đi bộ là chính, chưa được cứng hóa chủ yếu là đường đất nên vào
mùa mưa nhiều tuyến đường còn lầy lội, sạt lở gây khó khăn cho việc đi lại của
nhân dân.
- Đường nội đồng: Loại đường này chủ yếu dùng để vận tải và phục vụ cho ngày
mùa là chính nên tình trang kỹ thuật còn rất kém, đặc biệt vào mùa mưa đường
lầy lội, sụt lún rất khó khăn cho việc vận chuyển và đi lại.

Hệ thống đường giao thông của xã chủ yếu được đầu tư và nâng cấp trong
giai đoạn từ năm 1994 trở lại đây và được nhân dân sửa chữa tạm thời, với
mức đầu tư thấp, tải trọng thiết kế hầu hết là thấp chỉ ở mức H8 – H10. Các
tuyến đường thi công đều dựa trên nền đường cũ, yếu lại thường xuyên bị ngập
lut trong mùa mưa. Mặt khác do nền kinh tế đổi mới phát triển với tốc độ
nhanh, yêu cầu tải trọng lớn đã làm cho các tải trọng của các tuyến đường của
xã không còn phù hợp nữa, dẫn đến hư hỏng nhiều gây ảnh hưởng đến giao lưu
đi lại và tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn.
Hệ thống công trình trên các tuyến đường hầu hết được thi công đơn giản.
Thời gian qua do nguồn vốn đầu tư vào tuyến đường quá thấp cho nên các
công trình cống, rãnh thoát nước không được đầu tư cùng một lúc, nay bị
xuống cấp nghiêm trọng không còn phù hợp với tải trọng của đường đã ảnh
hưởng không nhỏ đến việc quản lý và lưu thông. Việc khắc phục và đầu tư tính
cho đến nay cũng chỉ mới bắt đầu.
Quảng Châu là xã đang có những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, hình
thành nên các khu dân cư mới, phát triển làng nghề truyền thống và vùng
sản xuất với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện được điều
đó thì giao thông vận tải phải đi trước một bước và phải được đầu tư nâng
16
cấp trong những năm tới. Vì vậy nhu cầu cấp thiết phải có một mạng lưới
quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ ở xã để phục vụ nhu
cầu trước mắt và lâu dài.
b) Khảo sát hiện trạng các tuyến đường bộ
Khi nền kinh tế phát triển và mức sống của mỗi người dân được nâng lên
thì nhu cầu lưu thông người và hàng hóa tăng lên, đòi hỏi các phương tiện lưu
thông trên các tuyến đường cũng phát triển theo.
Ở nước ta tỷ lệ xe 4 bánh tăng nhanh hơn tốc độ GDP đôi chút, từ
400.000 xe năm 1997 lên 600.000 xe năm 2002, tương ứng với 7,5
xe/1000 người.
Trong những năm gần đây trên địa bàn xã Quảng Châu, các loại phương

tiện giao thông tăng lên cả về số lượng và chủng loại, số lượng xe máy tăng
nhanh dần dần thay thế cho xe đạp, đã xuất hiện thêm nhiều loại xe vận tải nhỏ
thay thế cho súc vật kéo.
Bảng 1. Phương tiện giao thông xã Quảng Châu (năm 2011)
Loại
phương tiện
Hiện có Dự kiến sẽ mua
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Xe đạp
3515 45,00 82 20,60
Xe máy
4254 54,46 300 75,37
Ô tô các loại
14 0,18 6 1,50
Máy thi công
27 0,35 10 2,51
Tổng số hộ
2.222 2.222
(Nguồn UBND xã Quảng Châu)
Trong những năm qua, một số công trình giao thông được nhà nước
quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp nhưng do địa bàn rộng, cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội xuất phát điểm thấp, việc đầu tư còn dàn trải nên chưa đáp
17

ứng yêu cầu thực tiễn, còn nhiều tuyến đường giao thông liên thôn, xóm
chưa được đầu tư nâng cấp. Các tuyến đường nội đồng chưa được đầu tư xây
dựng mà chỉ mới dừng ở mức độ tu sửa hàng năm bằng ngày công lao động
của nhân dân. Cụ thể:
- Đường liên xã: Đường giao thông liên xã Quảng Châu có 2 tuyến:
+ Tuyến (Quảng Tùng – Quảng Châu – Quảng Hợp), đoạn qua xã Quảng Châu
có chiều dài 7,0 km, nền đường rộng 6m, bê tông mặt đường rộng 3,5m, đã
cứng hóa 3 km. Bắt đầu từ cuối xã Quảng Tùng đến cuối thôn Tân Châu.
+ Tuyến đường (Quảng Phú – Quảng Kim – Quảng Châu – Quảng Hợp), đoạn
qua địa phận xã Quảng Châu dài 1,5 km, nền đường rộng 6m, bê tông mặt
đường rông 3,5m, đã cứng hóa hoàn toàn. Đường bắt đầu từ cuối xxax Quảng
Kim chạy dọc qua thôn Tân Châu đến đầu xã Quảng Hợp.
Về mùa mưa nhiều chỗ bị xuống cấp đường thường bị trơn trượt, có chỗ
lầy lội gây cản trở giao thông thậm chí dễ gây tai nạn.
- Đường liên thôn, xóm: có tổng chiều dài 21 km, đã được cứng hóa 3,2 km còn
lại là đường đất với mặt đường rộng 3m và lề đường rộng 2 x 0,5m. Hầu hết
các tuyến đường này đều là đường đất, nhiều chỗ bị ổ gà, hệ thống thoát nước
kém, hai bên lề đường không thông thoáng nên hạn chế tầm nhìn. Vì vậy các
tuyến đường này chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại bằng xe đạp và xe máy, chưa lưu
thông được xe 4 bánh.
- Đường nội thôn, xóm: có tổng chiều dài 60 km, mặt đường rộng từ 2,5 – 3m, lề
đường rộng 2 x 0,5m.
- Đường nội đồng: Tổng số toàn xã có 37 km, mặt đường rộng 2,5 – 3m, chưa
được cứng hóa. Đường giao thông nội đồng mới chỉ tương đối đảm bảo, mặt
đường còn hẹp, nền đường yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông của các
phương tiện cơ giới nông nghiệp và việc đi lại vào mùa mưa. Điều này đòi hỏi
cần có quy hoạch cụ thể, khoa học để khắc phục những hạn chế nêu trên và đáp
ứng được nhu cầu cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Khi sản xuất phát triển thì nhu cầu cơ giới hóa vận tải ngày càng cao, số
phương tiện chuyên chở của các hộ gia đình sẽ ngày càng tăng. Do đó

đường nông thôn trong thời đại hiện nay phải phục vụ cho cơ giới hóa, hiện
đại hóa nông thôn. Đường làng phải được cải tạo phù hợp với chức năng
giao thông, hành lang cấp thoát nước, cấp điện, thông thoáng và làm đẹp cho
nông thôn mới.
18
Việc xác định chiều rộng lưu thông hợp lý cho các con đường nông thôn,
đặc biệt là đường làng xã sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đo thị hóa, giảm
lãng phí không đáng có khi phải phá dỡ nhà cửa khi mở rộng thêm đường, sao
cho việc lưu thông xe cơ giới tới tất cả các điểm dân cư nông thôn có thể thực
hiên được.
Thực tế thì các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Quảng Châu từ
trước tới nay mới chỉ đơn giản gồm 2 phần là lòng đường và vai đường. Bề
rộng lòng đường liên xã là 3,5m. Các tuyến đường thôn xóm có bề rộng mặt
đường trung bình là 2,7m, với lề đường hẹp. hệ thống thoát nước kém và
thường bị lấn chiếm, không có đất để mở rộng thêm đường khi cần thiết.
4.2.2. Nhu cầu về phát triển giao thông của xã đến năm 2020
Như chúng ta đã biết, mạng lưới giao thông đường bộ là cơ sở hạ tầng cơ
sở thiết yếu cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế - xã hội và giao lưu văn hóa.
Mặc dù trong những năm qua đã được chú ý phát triển, nâng cấp song hệ thống
đường đang còn trong tình trạng thiếu và yếu.
Mạng lưới giao thông nông thông phát triển không những tạo điều kiện
thuận lợi trong đi lại cho nhân dân mà còn góp phần thúc đẩy phát triển sản
xuất, giao lưu thương mại tại các xã đặc biệt khó khăn. Lâu nay, khi đề cập đến
những điều kiện để phát triển kinh tế-xã hội tại các xã đặc biệt khó khăn,
đường luôn được yêu cầu phải đi trước một bước. Thực tế cũng cho thấy, nhu
cầu làm đường chiếm tỷ trọng lớn và xếp ở vị trí ưu tiên hàng đầu trong nhóm
những yêu cầu của chính quyền địa phương và người dân về phát triển cơ sở hạ
tầng. Với kết quả đầu tư phát triển giao thông nông thôn tại các xã đặc biệt khó
khăn trong thời gian vừa qua đã chứng minh quyết tâm của các Bộ, ngành
Trung ương và các địa phương cũng như người dân sở tại trong việc cụ thể hóa

đòi hỏi yêu cầu đường đi trước một bước, tạo đà cho phát triển kinh tế-xã hội
tại những địa bàn vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ủy ban Dân tộc: hạn chế của việc phát triển
giao thông nông thôn tại các xã đặc biệt khó khăn thời gian qua là tải trọng
cầu, cống còn nhỏ so với tốc độ phát triển phương tiện vận tải và nhu cầu đi lại
ngày càng cao của nhân dân. Tỉ lệ đường giao thông nông thôn được nhựa hóa,
bê tông xi măng hóa chưa cao (mới đạt hơn 19%), bằng hơn 60% chỉ tiêu đặt ra
trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Tỉ lệ đường
đi lại được quanh năm đạt khoảng gần 50%, tỷ lệ đường đất còn rất lớn gây
khó khăn cho việc đi lại của nhân dân trong mùa mưa. Về quản lý kỹ thuật ở
nhiều địa phương, do chạy theo phong trào, thành tích nên đã coi nhẹ khâu
19
quản lý kỹ thuật dẫn tới một số công trình do dân tự làm không đảm bảo kỹ
thuật, gây mất an toàn và lãng phí. Công tác quản lý, khai thác, duy tu, bảo
dưỡng sau đầu tư chưa được chú trọng nên công trình nhanh xuống cấp.
Mặt khác, nhu cầu vận tải của nước ta ngày càng tăng trong khi đó
đường bộ vẫn là phương thức vận chuyển chủ đạo, chiếm khoảng 65% về số
tấn hàng hóa vận chuyển và 85% số hành khách vận chuyển trong năm. Cùng
với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa,
dự báo đến năm 2020 số lượng phương tiện giao thông vận tải tăng lên vì vậy
công tác quy hoạch đầu tư phát triển giao thông của xã phải giải quyết được
nhu cầu đi lại và vận chuyển trước mắt.
4.3. Xây dựng phương án quy hoạch cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao
thông của xã Quảng Châu đến năm 2020.
4.3.1. Cơ sở để xây dựng phương án quy hoạch
1. Tình hình quy hoạch nông thôn của cả nước.
Nông thôn Việt Nam đang khởi sắc từng ngày theo tiến trình phát triển
của đất nước. Có được điều này chúng ta phải kể đến sự đóng góp to lớn của
công tác quy hoạch nông thôn.
Quy hoạch nông thôn là việc sắp xếp, bố trí và sử dụng các nguồn lực,

tiềm năng ở khu vực lãnh thổ nông thôn nhằm tạo ra sự phát triển tốt nhất
trong những điều kiện cụ thể.
Trong những năm qua công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đem lại những thành tựu to lớn.
Bằng những chính sách về đổi mới kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế
- xã hội nông thôn mà đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và IX đề ra, chú
trọng phát triển kinh tế hộ gia đình trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ứng dụng những tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhăm tạo ra năng suất và nhiều hàng
hóa. Nghị quyết Trung ương 5 đã chỉ rõ: “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn là nhiêm vụ trọng tâm trong những năm trước mắt,
công nghiệp hóa nông thôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu nhằm nâng cao
đời sống nhân dân, ổn định xã hội.”
Tiếp tục tổ chức sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư
nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại.
20
Xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó quy hoạch phát triển giao thông nông thôn là
một yêu cầu cấp thiết nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - văn hóa và
xã hội ở từng địa phương, góp phần xây dựng thành công sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đưa đất nước tránh khỏi nguy
cơ tụt hậu và phát triển nhanh trong thế kỷ XXI, rút ngắn khoảng cách giữa
thành thị và nông thôn.
Nhằm làm tốt vai trò trung tâm hệ thống vật chất cở sở hạ tầng của toàn
xã hội, đáp ứng yêu cầu giao thông kịp thời, thông suốt và an toàn. Từ nay đến
năm 2020 cần cố gắng khắc phục tình trạng đứt quãng của hệ thống giao thông.
Tạo ra thế liên hoàn liên kết giữa các vùng kinh tế, giũa thành phố và nông
thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Cần ưu tiên các vùng trọng điểm như miền
núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng còn
nghèo ở miền Trung.

Riêng đối với ngành đường bộ, trong nhiều thập kỷ tới vẫn sẽ là ngành
vận tải mang tính chất xã hội phổ biến nhất đến được mọi vùng lãnh thổ. Là
loại hình giao thông chủ yếu ở nước ta, là mạch máu nối liền các thành phố với
nông thôn, tới từng huyện, từng xã và từng nhà, là con đường tham gia vào mọi
hoạt động kinh tế - xã hội. Không thể phát triển sản xuất và nâng cao đời sống
nếu thiếu các con đường thông suốt cả 4 mùa.
Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Giao thông vận tải, tương quan giũa sự
phát triển kinh tế và tăng trưởng GDP tương ứng với mức độ phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông vận tải. Các tính toán cho thấy với tốc độ tăng trưởng GDP
8% thì mức tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận tải đường bộ sẽ bằng từ 0,9 –
1,25 lần mức tăng GDP. Do đó có thể tính khối lượng hàng hóa vận chuyển;
trong giai đoạn 2010 – 2020 sẽ là 7 – 12%. Mục tiêu phấn đấu đến 2020 là phát
triển mạnh mẽ hơn nữa mạng lưới giao thông nông thôn, mở rộng lòng đường
để cho xe cơ giới đến được các làng xã và sử dụng được trong mọi thời tiết.
2. Tình hình quy hoạch nông thôn xã Quảng Châu.
Qua kinh nghiệm của các địa phương lân cận và kinh nghiệm thực tế, lãnh
đạo xã Quảng Châu đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của giao thông trong
việc phát triển kinh - tế xã hội. Vì vậy, từ nhiều năm nay cùng với sự lãnh đạo
đúng đắn, trách nhiệm của Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã với sự đóng góp
nhiều công sức của nhân dân xã nhà nên mạng lưới giao thông của xã đã đạt
được những kết quả nhất định, cụ thể là:
21
Đường liên xã có tổng chiều dài 8,5 km, chiều rộng trung bình 4m, đã
được nhựa hóa và bê tông hóa 4,5 km. Tuy vẫn còn 4 km là đường đất cấp phối
nhưng với sự giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân huyện Quảng Trạch và sự đóng góp
của nhân dân xã nhà nay tuyến đường này là trục đường chính của xã. Dự kiến
năm 2020 sẽ hoàn tất việc láng nhựa và đưa vào sử dụng. Đây là tuyến đường
chính của xã tạo nên huyết mạch thông thương cho xã.
Các tuyến đường liên thôn có tổng chiều dài là 21 km, chiều rộng mặt
đường là 3m. Ngoài 3.2 km đường đã được cứng hóa số còn lại nay vẫn là

đường đất tình trạng kỹ thuật tương đối thấp còn xuất hiện nhiều ổ gà, ổ trâu.
Đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc đổ bê tông .
Các tuyến đường nội đồng có tổng chiều dài 37 km, chiều rộng trung bình
la 2,75m là đường đất tình trạng kỹ thuật xấu. Xã đã chủ trương quy hoạch và
sớm đưa vào sử dụng.
4.3.2. Phương án quy hoạch hệ thống giao thông của xã đến năm 2020
a) Tình hình quy hoạch mạng lưới đường giao thông của huyện
Quảng Trạch nói chung và xã Quảng Châu nói riêng:
+ Tình hình quy hoạch mạng lưới đường giao thông của huyện Quảng Trạch,
nhằm đáp ứng yêu cầu giao thông kịp thời thông suốt và an toàn. Từ nay đến
năm 2020 huyện cần khắc phục tình trạng đứt quãng của hệ thống giao thông,
phải tạo được sự liên kết giao thông giữa các xã và với các huyện lân cận. Cần
ưu tiên phát triển giao thông các vùng trọng điểm kinh tế của huyện, hoàn
thành các tuyến đường giao thông ở các xã.
+ Tình hình quy hoạch giao thông của xã Quảng Châu:
∗ Tuyến đường giao thông liên xã (Tùng – Châu - Hợp) chiều dài 7 km và
đường liên xã ( Phú – Kim – Châu – Hợp) có chiều dài 1,5 km, đoạn đi qua
xã Quảng Châu cần đầu tư quy hoạch mở rộng 7,5m, bê tông mặt đường
rộng 5,5m.
∗ Cải tạo nâng cấp (cứng hóa): 19 km đường giao thông ,trong đó:
- Đường liên xã: 4 km (đạt tổng số 8,5/8,5 km = 100%)
- Đường trục thôn, liên thôn: 5 km (đạt tổng số 10/21 km = 47,6%)
- Đường nội thôn liên xóm : 9 km (đạt tổng số 16/60 km = 26,65 %)
∗ Cải tạo nâng cấp (cấp phối) đường đảm bảo không lầy lội
- Đường nội thôn: 27 km (đạt tổng số 27/37 km = 72,9 %)
22
∗ Nâng cấp, cải tạo đường dân sinh đảm bảo xe cơ giới đi lại thuận tiện:
- Đường dân sinh nội thôn: 6 km (đạt tổng số 6/15 km = 40%)
- Làm mới cầu qua kênh nam hồ Vực Tròn: 2 cầu.
Trong cơ chế thị trường quy hoạch phát triển giao thông của xã Quảng

Châu có sự phân chia hai chức năng:
- Chức năng Nhà nước tạo môi trường kinh tế, pháp lí hỗ trợ khuyến khích toàn
dân chăm lo xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông dưới mọi hình
thức.
- Chức năng tổ chức khai thác vận tải thuộc nhân dân cùng các nhà doanh
nghiệp vận tải thuộc các ngành kinh tế.
+ Yêu cầu:
- Giao thông phải đảm bảo tính liên thông, tính liên hệ trực tiếp giữa các đường
với nhau, giữa khu trung tâm xã với các thôn, giữa các khu dân cư với khu sản
xuất, giữa các khu dân cư với nhau.
- Các phương án quy hoạch phát triển giao thông của xã phải trên cơ sở tận dụng
tối đa hệ thống đường hiện có để phù hợp với quy luật đi lại và tiết kiệm chi
phí xây dựng, đáp ứng nhu cầu trước mắt và tương lai. Phải phù hợp với điều
kiện tự nhiên, địa hình, hạn chế xây dựng nhiều công trình trên đường.
- Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông của xã phải phù hợp với quy hoạch
chung, có sự kết hợp với quy hoạch dân cư, mạng lưới thủy lợi và các công
trình kiến thiết đồng ruộng phù hợp với các phương tiện vận tải của xã. Đảm
bảo sự liên kết với đường huyện, đường tỉnh thành hệ thống giao thông thống
nhất, các tuyến đường giao thông của xã được triển khai xây dựng phải nằm
trong quy hoạch phát triển chung.
- Kết cấu nền đường, mặt đường phù hợp với điều kiện phát triển của địa
phương , giai đoạn đầu cần có đường để đáp ứng nhu cầu phát triển rồi từng
bước nâng cao chất lượng đường. Kết cấu mặt đường đảm bảo cho xe cơ giới,
đảm bảo thoát nước tốt.
b) Các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã Quảng Châu
∗ Về phát triển kinh tế:
Phát triển theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng
ngành nghề dịch vụ.
∗ Phấn đấu đến năm 2020:
23

Tăng thu nhập của người dân năm 2015 lên 9,5 triệu đồng và đên năm
2020 là 16 triệu đồng, đạt chỉ tiêu 1,4 lần so với bình quân thu nhập của tỉnh.
Một số chỉ tiêu về sản xuất hàng hóa đến năm 2015:
- Cơ cấu kinh tế: mức độ tăng trưởng cơ cấu kinh tế hằng năm đạt từ 11,2% đến
12%; trong đó:
+ Gía trị sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp tăng 55%;
+ Gía trị tiểu thủ công nghiệp ngành nghề nông thôn tăng 20%;
+ Gía trị thương mại dịch vụ và thu nhập từ ngoài tỉnh chuyển về chiếm 25%.
∗ Về văn hóa – xã hội:
Bổ sung các quy ước về nếp sống văn hoá vào Hương ước; xây dựng làng
văn hóa ở 6 thôn còn lại .
- Các chỉ tiêu phấn đấu về đời sống văn hoá:
+ Tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hoá: 55,5% ( 5/9 thôn)
+ Tỷ lệ gia đình đạt gia đình văn hoá: 80%;
+ Tỷ lệ gia đình đạt gia đình văn hoá làm giàu từ sản xuất nông nghiệp:
17%;
+ Tỷ lệ người tham gia hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên: 40%;
+ Tỷ lệ người tham gia hoạt động văn nghệ: 25%;
+ Tỷ lệ đám cưới, đám tang thực hiện nếp sống văn hoá: 100%;
+ Tỷ lệ người dân được phổ biến pháp luật: 100%.
+ Tỷ lệ người dân được tập huấn khoa học kỹ thuật: 65%.
c) Nhu cầu dự báo giao thông về người và hàng hóa
Với đà tăng trưởng của tỉnh nhà nói chung và xã Quảng Châu nói riêng,
mức sống của người dân ngày càng được tăng cao nên nhu cầu của người dân
tăng lên dẫn đến các phương tiện giao thông cũng tăng lên. Trong các hình
thức giao thông vận tải thì hình thức giao thông đường bộ đóng vai trò chủ đạo
trong việc lưu thông người và hàng hóa. Dự báo các phương tiện giao thông đi
lại trong địa bàn xã sẽ tăng nhanh, với tốc độ gia tăng hiện nay vào các năm
tiếp theo số phương tiện giao thông sẽ tăng từ 7810 phương tiện vào năm 2011
đến năm 2020 sẽ lên đến 10.591 phương tiện.

24
Khi sản xuất phát triển thì số lượng hàng hóa được làm ra và nhu cầu lưu
thông sẽ tăng lên. Các sản phẩm, hàng hóa này cần được vận chuyển từ nơi này
đến nơi khác bằng các phương tiện vận tải. Đồng thời dân số của xã sẽ tăng lên
nhu cầu đi lại của người dân cũng tăng, theo dự báo nhu cầu lưu thông người
và hàng hóa sẽ tăng từ 11800 tấn (2011) lên 18500 tấn (2015) và sẽ tăng 30950
tấn (vào năm 2020).
Vấn đề đặt ra đòi hỏi hệ thống giao thông của xã Quảng Châu cần được
đầu tư phát triển tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương và phải đi trước một bước để mở đường, tạo điều kiện cho kinh tế - xã
hội phát triển.
d) Định hướng phát triển giao thông của xã Quảng Châu, huyện Quảng
Trạch.
Theo báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ xã Quảng Châu khóa
XI, đã định hướng phát triển giao thông vận tải như sau:
Tập trung đầu tư theo chiều sâu, nơi trọng yếu và cần thiết trên cơ sở
mạng lưới giao thông hiện có của xã. Đảm bảo đến năm 2020 việc đi lại giữa
các thôn trong xã bằng xe cơ giới thuận tiện 100%.
Hướng chính thức trước mắt là nâng cấp sửa chữa, bảo dưỡng các tuyến
đường đã có, đồng thời cải tạo sửa chữa mới các hệ thống cầu cống trên tuyến
để đảm bảo việc vận chuyển đi lại thông suốt trong mùa mưa. Hạn chế phát
triển các tuyến mới.
e) Các quan điểm phát triển giao thông vận tải
Quan điểm: Quán triệt cho cán bộ các cấp và nhân dân nhận thức được
mạng lưới giao thông đường bộ, phải đi trước một bước tạo tiền đề cho các
ngành kinh tế phát triển, nhằm nhanh chóng thay đổi bộ mặt xã theo hướng văn
minh và hiện đại.
Phát triển mạng lưới giao thông phải gắn bó hữu cơ với quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội với an ninh quốc phòng và hòa nhập mạng lưới
giao thông giữa các địa phương với mạng lưới giao thông của tỉnh.

Phát triển mạng lưới giao thông theo phương châm “Nhà nước và nhân
dân cùng làm”. Dân làm là chính, với sự hỗ trợ chính đáng của Nhà nước, đảm
bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, dân biết, dân làm, dân quản lý và sử dụng.
Kết hợp chặt chẽ giao thông với thủy lợi, định canh, định cư và các ngành kinh
tế khác. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng phù hợp với điều kiên tự nhiên
25

×