Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.48 KB, 26 trang )

Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Vấn đề chuyển từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam hiện
nay không phải là đề tài mới nhưng có ý nghĩa thực tiễn cao, đang là vấn đế đáng quan
tâm của các địa phương trong phạm vi cả nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, diện
tích đất nông nghiệp đang giảm dần do quá trình đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng. Vì
vậy, nhóm quyết định chọn đề tài này nhằm đưa ra một số thực trạng gần đây của vấn đề
chuyển đổi cơ cấu đất và tác động của việc chuyển đổi cơ cấu đất đến hoạt động sản xuất
1
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
nông nghiệp ở Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách
chuyển đổi cơ cấu đất.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Tóm tắt những vấn đề chung về đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
- Đánh giá mức độ tác động của sự chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp đã làm ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất nông
nghiệp nói riêng, và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu .
Thông tin cần thu thập.
3.1 Thông tin thứ cấp.
- Thông tin có sẵn từ Tổng cục thống kê về diện tích đất nông nghiệp và phi nông
trong giai đoạn gần đây.
- Thông tin về Luật đất đai Việt Nam và vấn đề về quản lý và sử dụng.
- Thông tin từ các sách báo và tạp chí.
3.2 Phương pháp thu thập thông tin.


- Số liệu từ Tổng cục thống kê.
- Các bảng biểu từ Internet phản ánh hiện trạng sử dụng đất.
- Tham khảo từ sách, báo chí và Internet.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu trong phạm vi cả nước, giai đoạn từ năm 2005 – 2012.
- Các vấn đề chung về đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Trong đó, đề cập
thực trạng sử dụng và quản lý đất giai đoạn hiện nay ở Việt Nam .
- Thực trạng chuyển đổi cơ cấu đất từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp giai
đoạn từ năm 2005 – 2012 và ảnh hưởng của việc chuyển đổi đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
2
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
- Giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của việc chuyển đổi cơ cấu đất
đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
5. Nguồn số liệu.
Số liệu lấy từ tổng cục thống kê, Thông tin về Luật đất đai Việt Nam và vấn đề về
quản lý và sử dụng cũng như một số sách báo và tạp chí.
6. Kết cấu đề tài.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát một số vấn đề về đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
1.1 Khái niệm về đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
1.2 Thực trạng về sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp trong giai đoạn hiện
nay ở nước ta (diện tích, phân bổ, )
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trong giai
đoạn 2005 – 2012 ở nước ta.
2.1 Tình hình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất qua từng giai đoạn.
2.2 Sự tác động của chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đến sự phát triển kinh tế nông
nghiệp và nông thôn.

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu đất.
2.4 Đánh giá chung về tác động của sự chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp Việt Nam.
2.4.1 Tác động tích cực.
2.4.2 Tác động tiêu cực.
Chương III: Giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của sự chuyển dịch cơ
cấu đất đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
3
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐẤT PHI
NÔNG NGHIỆP
1.1 Khái niệm về đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp
1.1.1 Đất nông nghiệp.
a) Khái niệm.
Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là những vùng
đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn
4
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính trong nông nghiệp. Đất nông nghiệp bao
gồm đất canh tác cây trồng hằng năm, đất cây trồng lâu năm, đồng cỏ dùng cho chăn
nuôi, diện tích mặt nước dung cho sản xuất nông nghiệp.
b) Vai trò
Là tư liệu sản xuất chưa thể thay thế được. Hiện loài người chưa có tư liệu sản
xuất nào có thể thay thế ruộng đất trên quy mô rộng.
Đối với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp

chất dinh dưỡng cho cây trồng. Do đó, đất ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất
lượng sản phẩm. Mà sinh vật là đối tượng chủ yếu của sản xuất nông nghiệp.
1.1.2 Đất phi nông nghiệp.
a) Khái niệm
Đất phi nông nghiệp là đất dung cho các mục đích ngoài trồng trọt hay chăn nuôi,
bao gồm đất chuyên dung (khu dân cư, công nghiệp, nghĩa trang, diện tích dùng cho giao
thông), sông suối và các loại đất khác (sa mạc, đầm lầy, )
b) Vai trò
- Là nơi cư trú của con người. Trên mặt đất, con người xây dựng nhà ở, thành phố, làng
mạc, khu dân cư và sinh sống trên đó.
- Là nơi con người xây dựng các công trình trên mặt đất, trong lòng đất để phục vụ cho
cuộc sống của con người như: xây dựng khu quân sự, doanh trại quân đội, kho lương, đạn
dược…sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng trụ sở cơ quan, tổ chức
sự nghiệp để phục vụ mục đích quản lý hành chính; xây dựng các công trình giao thông,
đường xá, trạm, bến để phục vụ nhu cầu đi lại; xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất, khu
công nghiệp để sử dụng vào sản xuất hàng hoá, cung cấp đồ dùng, vật dụng; xây dựng
trung tâm thương mại, chợ, siêu thị để phục vụ hoạt động trao đổi hàng hoá, giao thương;
5
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
xây dựng công viên, khu vui chơi, giải trí, khu luyện tập thể dục, thể thao để đáp ứng nhu
cầu thư giãn, vui chơi, rèn luyện sức khoẻ; đất để xây dựng trường học, bệnh viện, nghĩa
trang, …
Hiện nay, mọi hoạt động của con người đều dựa vào đất và đều tiến hành trên mặt
đất. Nếu không có đất, chúng ta không có chỗ để xây nhà, không có chỗ để thực hiện các
sinh hoạt thiết yếu của con người, không có chỗ để sản xuất, kinh doanh… và con người
sẽ không thể tồn tại.
- Là nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá đối với cho con người, cung cấp các loại
quặng, than, kim loại và phi kim, đất để sản xuất vật liệu xây dựng (cát, sỏi, đá, gạch, làm

đồ gốm)…
Như vậy, đất phi nông nghiệp tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của đời
sống kinh tế, phục vụ xã hội loài người. Đất phi nông nghiệp và cùng với các điều kiện tự
nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng nhất để hình thành các vùng kinh tế
trọng điểm của đất nước, là nguồn lực cơ bản để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nền kinh tế, đưa nước ta trở thành nước có nền công nghiệp phát triển.
1.2 Thực trạng về sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp trong giai đoạn hiện
nay ở nước ta.
Theo Quyết định số 2282/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường, hiện trạng sử dụng đất của nước ta được thể hiện dưới bảng
sau:
Nghìn ha
Tổng diện Chia ra:
6
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
tích
Đất đã giao
cho các đối
tượng sử
dụng
Đất đã giao
cho các đối
tượng quản lý

CẢ NƯỚC 33095,7 25070,4 8025,3
Đất nông nghiệp 26226,4 22812,6 3413,8
Đất sản xuất nông nghiệp 10126,1 10006,9 119,2
Đất trồng cây hàng năm 6437,6 6384,7 52,9

Đất trồng lúa 4120,2 4106,8 13,4
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 44,4 33,0 11,4
Đất trồng cây hàng năm khác 2273,0 2244,9 28,1
Đất trồng cây lâu năm 3688,5 3622,2 66,3
Đất lâm nghiệp 15366,5 12084,2 3282,3
Rừng sản xuất 7431,9 5975,9 1456,0
Rừng phòng hộ 5795,5 4112,1 1683,4
Rừng đặc dụng 2139,1 1996,2 142,9
Đất nuôi trồng thuỷ sản 689,8 678,6 11,2
Đất làm muối 17,9 17,2 0,7
Đất nông nghiệp khác 26,1 25,7 0,4
Đất phi nông nghiệp 3705,0 1737,5 1967,5
Đất ở 683,9 678,7 5,2
Đất ở đô thị 133,7 131,5 2,2
Đất ở nông thôn 550,2 547,2 3,0
Đất chuyên dùng 1823,8 870,1 953,7
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp 19,2 18,9 0,3
Đất quốc phòng, an ninh 337,9 337,6 0,3
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp 260,1 249,6 10,5
Đất có mục đích công cộng 1206,6 264,0 942,6
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 14,7 14,5 0,2
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 101,1 93,9 7,2
Đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng 1077,5 77,6 999,9
Đất phi nông nghiệp khác 4,0 2,7 1,3
Đất chưa sử dụng 3164,3 520,3 2644,0
Đất bằng chưa sử dụng 237,7 8,4 229,3
7

Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
Đất đồi núi chưa sử dụng 2632,7 504,2 2128,5
Núi đá không có rừng cây 293,9 7,7 286,2

(*)
Theo Quyết định số 2282/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở
NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2010.
2.1 Tình hình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất qua từng giai đoạn.
2.1.1 Giai đoạn từ năm 1995-2005.
Bảng: Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp từ 1995 – 2005.
TT
Diện tích
(ha)
Tỷ
lệ
I
Chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục

đích phi nông nghiệp
414.526 100
1
Đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào các
mục đích phi nông nghiệp
298.342 72,0
1.1

Chuyển sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở 172.559
69,8
1.2
Chuyển sang đất ở 125.783
30,2
2
Chuyển đất lâm nghiệp sang các mục đích phi nông

nghiệp
87.913
21,2
2.1
Chuyển đất lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp không phải
đất ở
68.163
77,5
8
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
2.2
Chuyển đất lâm nghiệp sang đất ở 19.750
22,5
3
Chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang phi nông nghiệp 27.533 6,6
3.1
Chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp

không phải đất ở
20.832 75,7

3.2
Chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở 6.701
24,3
4
Chuyển các loại đất nông nghiệp khác sang phi nông

nghiệp
1007 0,2
II Chu chuyển nội bộ giữa các loại đất nông nghiệp 1.066.094
Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai các năm 1995, 2000, 2005 của các tỉnh đã được chuyển
đổi thống nhất chỉ tiêu theo Luật đất đai 2003.
Cả nước đã chuyển 414.526 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, chủ yếu
sang đất ở và đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, cụ thể :
- Chuyển sang đất ở : 152.234 ha, chiếm 36,7% diện tích đất nông nghiệp chuyển
sang đất phi nông nghiệp. Đó là do từ năm 1995 đến 2005, cùng với quá trình tăng dân số là
quá trình phát triển mạnh các đô thị và đô thị hoá khu vực nông thôn nên nhu cầu diện tích các loại
đất ở của cả nước trong giai đoạn này tăng liên tục với mức gia tăng rất lớn.
- Chuyển sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở : 265.292 ha
Việc chuyển đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp diễn ra không đồng
đều tại các vùng. Diễn biến chuyển mục đích đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp tại
các vùng trong 10 năm qua như sau :
Vùng Miền núi và Trung du phía bắc: 48.186 ha, chiếm 11,6%
Vùng Đồng bằng sông Hồng: 161.735 ha, chiếm 39,0%
Vùng Bắc Trung Bộ và
Duyên hải Trung bộ: 70.389 ha, chiếm 17,0%
9
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
Vùng Tây Nguyên: 32.800 ha, chiếm 7,9%

Vùng Đông Nam bộ: 32.363 ha, chiếm 7,8%
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 69.053 ha, chiếm 16,7%
+ Đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp : cả nước chuyển sang
đất phi nông nghiệp 298.342 ha, trong đó chuyển sang đất ở chiếm 30,2% và chuyển sang
đất phi nông nghiệp không phải đất ở chiếm 69,8%. Diễn biến chuyển mục đích đất sản xuất
nông nghiệp sang phi nông nghiệp tại các vùng 10 năm qua như sau :
Vùng Miền núi và Trung du phía bắc: 30.465 ha, chiếm 10,2%
Vùng Đồng bằng sông Hồng: 116.721 ha, chiếm 39,1%
Vùng Bắc Trung Bộ và
Duyên hải Trung bộ: 50.006 ha, chiếm 16,8%
Vùng Tây Nguyên: 18.314 ha, chiếm 6,1%
Vùng Đông Nam bộ: 21.398 ha, chiếm 7,2%
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 60.437 ha, chiếm 20,3%.
+ Đất lâm nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp : 87.913 ha, trong đó chuyển sang đất
ở chiếm 22,5% diện tích, chuyển sang đất phi nông nghiệp không phải đất ở 77,5%, trong
đó riêng cho đất chuyên dùng là 41.256 ha, chiếm 46,9%.
+ Đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang phi nông nghiệp
Trong 10 năm từ năm 1996 đến năm 2005, cả nước đã chuyển 27.533 ha đất nuôi
trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp, trong đó : chuyển sang đất ở 24,3% , chuyển sang
đất phi nông nghiệp không phải đất ở 75,7%, trong đó riêng cho đất chuyên dùng là
15.908 ha, chiếm 57,8%.
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang phi nông nghiệp theo vùng lớn nhất
là vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đất nông nghiệp khác chuyển sang đất phi nông nghiệp : không đáng kể, trong 10
10
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
năm khoảng 1007 ha chuyển sang phi nông nghiệp, chủ yếu sang đất ở và đất chuyên dùng.
2.1.2 Giai đoạn từ năm 2005-2010.

Đất ở tăng ở mức trên 24.000 ha mỗi năm, trong đó trung bình đất ở tại nông thôn
tăng gần 18.000 ha mỗi năm, đất ở tại đô thị tăng hơn 6.000 ha mỗi năm. Đất ở nông thôn
tăng do đáp ứng nhu cầu phát triển gia đình ở nông thôn, đất ở tại đô thị tăng chủ yếu do
giao đất cho cho các dự án xây dựng kinh doanh nhà ở và do chuyển các khu dân cư nông
thôn sang đô thị theo quy hoạch. Diện tích đất xây dựng đô thị của cả nước tăng nhanh,
năm 2010 tăng gấp gần 2 lần so với năm 2000. Năm 2000, chúng ta có 629 đô thị với
diện tích 990.276 ha đất với cư dân chiếm 24% dân số cả nước; năm 2010, số lượng đô
thị tăng lên 752 với 1.372.038 ha đất và 30% dân số cả nước; quy hoạch đến năm 2020 sẽ
có 1.000 đô thị với khoảng 2.000.000 ha đất và 50% dân số cả nước.
Đất làm cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tăng lên khoảng 19.000 ha
mỗi năm. Đất khu công nghiệp tăng 77 nghìn ha và đất làm mặt bằng sản xuất, kinh
doanh riêng lẻ cũng tăng tới 78 nghìn ha.
Từ khi bắt đầu thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư (năm 1991) cho tới cuối
tháng 12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập 267 khu công nghiệp,
chiếm 72 nghìn ha đất, trong đó 46 nghìn ha làm mặt bằng sản xuất đã lấp đầy được 46%.
Hệ thống các cụm công nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập gồm
khoảng 650 cụm đã có quyết định thành lập với 28 nghìn ha đất, tỷ lệ lấp đầy đạt 44%.
Theo quy hoạch đến năm 2020, cả nước sẽ có 558 khu công nghiệp với diện tích 200
nghìn ha, tăng 128 nghìn ha so với năm 2010. Theo quy hoạch của các tỉnh, đến năm
2020 cả nước sẽ có 1.872 cụm công nghiệp, sử dụng 76.520 ha đất.
Đất sử dụng vào mục đích công cộng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
tăng lên khoảng 41.000 ha mỗi năm, trong đó đất giao thông tăng khoảng 16.000 ha mỗi
năm. Sự thực, hạ tầng kỹ thuật nước ta đã đóng góp nhiều vào tạo cơ hội phát triển nhưng
đầu tư còn thiếu trọng tâm. Tỉnh nào cũng muốn có sân bay, tỉnh ven biển nào cũng muốn
có vài cảng nước sâu.
11
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
Về tổng diện tích đất đã thu hồi, theo báo cáo của 49 đơn vị hành chính cấp tỉnh,

trong giai đoạn từ 2004 tới 2009, đã thu hồi khoảng 750.000 ha để giao hoặc cho thuê
cho khoảng 29.000 dự án đầu tư, trong đó khoảng 600.000 ha là đất nông nghiệp,
300.000 ha là đất chuyên lúa thuộc 2 vùng kinh tế trọng điểm gắn với Hà Nội và tp. Hồ
Chí Minh. Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn này Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quyết
định thu hồi trung bình mỗi năm khoảng 100.000 ha đất nông nghiệp để sử dụng vào mục
đích công nghiệp hóa và đô thị hóa. Quá trình phát triển các khu đô thị và các dự án bất
động sản, các khu công nghiệp, các khu kinh tế ở Việt Nam được khắc họa như dưới đây.
Con số về diện tích đất bị thu hồi ở đây có vẻ nhiều hơn con số chuyển dịch đất đai ở trên
ghi nhận theo kết quả kiểm kê đất đai.
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất.
2.2.1 Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên.
a) Vị trí địa lý: Những vùng có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình bằng phẳng, gần các trục
giao thông, cảng biển thường quỹ đất được sử dụng tối đa, có nhiều biến động trong
chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp, điều này thể hiện rất rõ ở vùng Đồng bằng Sông Hồng hoặc vùng Đông Nam bộ.
Những khu vực có địa hình phức tạp không thuận lợi, quỹ đất được ưu tiên cho phát triển
lâm nghiệp, trừ những trường hợp cần xây dựng các công trình thuỷ điện hoặc khai
khoáng, như một số vùng của các tỉnh miền núi phía Bắc.
b) Khí hậu: Là tác nhân ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố và phát triển các ngành kinh tế
quốc dân, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chịu tác động rất lớn
của yếu tố khí hậu. Ở Việt Nam sự phân hoá của khí hậu khá rõ theo lãnh thổ là nguyên
nhân hình thành những tiểu vùng khí hậu, tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất để
phát triển vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi một cách đa dạng với năng suất khác
nhau và chi phí khác nhau.
c) Điều kiện đất đai: Sự sai biệt giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ
dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn thường dẫn tới sự khác nhau
12
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013

về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp,
lâm nghiệp, hình thành sự phân dị địa giới theo chiều thẳng đứng đối với nông nghiệp.
Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, đặt ra yêu cầu
xây dựng đồng ruộng để thuỷ lợi hoá và cơ giới hoá. Đối với đất phi nông nghiệp, địa
hình phức tạp sẽ ảnh hưởng tới giá trị công trình, gây khó khăn cho thi công.
2.3.2 Nhóm các yếu tố kinh tế.
a) Các định hướng, mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế: Được coi là yếu tố “gốc”,
là nòng cốt không những của tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn là
nòng cốt của chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Các định hướng, mục tiêu và chính sách
phát triển kinh tế có quan hệ chặt chẽ với việc phân bổ các nguồn lực của Nhà nước và
thu hút vốn đầu tư trong và ngoài lãnh thổ, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và qua đó chuyển dịch mục đích sử dụng đất. Như vậy, phương hướng
sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời
kỳ nhất định.
b) Sức sản xuất và trình độ phát triển của nền kinh tế: Cũng là một yếu tố tác động đến
chuyển mục đích sử dụng đất. Đây là yếu tố ảnh hưởng có tính quyết định, bởi vì trình độ
phát triển của nền kinh tế là nhân tố chứng tỏ khả năng về phương tiện vật chất cho tổ
chức của không gian lãnh thổ đó được tốt nhất và cũng có điều kiện tạo ra nhu cầu sử
dụng đất mới lớn hơn, cao hơn, do đó tác động đến chuyển mục đích sử dụng đất của
lãnh thổ đó.
c) Tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ: Tác động của tiến bộ khoa học và công
nghệ đến phát triển kinh tế là vô cùng to lớn. Có thể kể ra rất nhiều ví dụ về tác động của
tiến bộ khoa học - công nghệ đến mọi ngành, mọi lĩnh vực của kinh tế - xã hội. Với tiến
bộ của công nghệ sinh học đã tạo ra các bộ giống cây, con mới có năng suất cao, chất
lượng tốt hơn hẳn mà diện tích nuôi cấy, gieo trồng không phải tăng thêm. Áp dụng
phương pháp luân canh, tăng vụ, sự hỗ trợ của phân bón, thuốc trừ sâu, hệ thống tưới tiêu
13
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013

hợp lý….cũng góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác so với trước đây
mà không phải tăng thêm diện tích canh tác.
Như vậy, tiến bộ khoa học - công nghệ không chỉ làm tăng tổng sản lượng kinh tế,
nâng cao năng suất lao động, đa dạng ngành nghề mà còn tạo ra những tiền đề cho
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo đó là thay đổi mục đích sử dụng đất, có thể sẽ làm cho
diện tích đất cần chuyển mục đích sử dụng tăng hoặc giảm.
2.3.3 Nhóm các yếu tố về xã hội - môi trường.
a) Dân số và lao động, nguồn nhân lực: Dân số và lao động - nguồn nhân lực là một yếu
tố quan trọng hàng đầu của mục đích sử dụng đất. Sự biến động dân số trong từng thời kỳ
ở mỗi vùng lãnh thổ đều tác động sâu sắc và toàn diện đến tất cả mọi lĩnh vực hoạt động,
trước hết là hoạt động kinh tế và sử dụng đất. Quy mô, chất lượng dân số có ý nghĩa lớn
đối với sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế. Dân số càng đông, chất lượng dân số
càng cao thì càng có điều kiện tốt để hình thành, phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, có
chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. Nhưng mặt khác, dân số đông cũng
kéo theo nhu cầu sử dụng đất tăng lên nhằm thỏa mãn những nhu cầu của người dân về
mọi mặt xã hội như nhà ở, giao thông, giáo dục, y tế. Việc chuyển mục đích sử dụng đất
từ các loại đất khác sang đất ở và đất phục vụ cho nhu cầu dân sinh tất yếu sẽ diễn ra.
b)Chính sách đất đai: Là một trong những yếu tố tác động đến chuyển mục đích sử dụng
đất. Tương ứng với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế sẽ có chính sách đất đai phù
hợp với định hướng đó để tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong định
hướng phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Việt Nam sau khi vượt qua khó khăn và trở
thành nước xuất khẩu lương thực có tầm cỡ trên thế giới, với mục tiêu đã chọn là phát
triển công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, do yêu cầu phát triển kinh
tế và xã hội, nhu cầu sử dụng đất cho sản xuất công nghiệp, hạ tầng, xây dựng đô thị và
các hạ tầng xã hội khác ngày càng tăng. Nhà nước đã có thay đổi chính sách đối với đất
phi nông nghiệp theo xu hướng tạo điều kiện thuận lợi mở đường cho công nghiệp và
dịch vụ phát triển, khuyến khích hình thức đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ
14
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

2013
tầng. Chính sách đất ở, nhà ở cũng thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng do sự gia
tăng dân số chung và gia tăng dân số đô thị trong quá trình phát triển. Như vậy dẫn đến
tiến trình tất yếu là đất phi nông nghiệp tăng lên, quá trình chuyển mục đích sử dụng đất
từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nhiều hơn.
c)Môi trường: Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển là quá
trình cải tạo và cải thiện điều kiện đó. Môi trường là địa bàn, là đối tượng của sự phát
triển, vì vậy môi trường có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, sử dụng đất và
chuyển mục đích sử dụng đất.
Từ các vấn đề nêu trên cho thấy, các yếu tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế
- xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ
vị trí và có vai trò tác động khác nhau. Trong đó điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ bản để
xác định công dụng của đất đai có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc, nhất là đối với
sản xuất nông nghiệp. Điều kiện kinh tế sẽ kiềm chế tác dụng của con người trong việc sử
dụng đất. Điều kiện xã hội tạo ra khả năng khác nhau cho các yếu tố kinh tế và tự nhiên
tác động tới việc sử dụng đất. Vì vậy cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh
tế - xã hội để nghiên cứu, xử lý mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội
trong lĩnh vực sử dụng đất đai. Căn cứ vào yêu cầu của thị trường và của xã hội, xác định
mục đích sử dụng đất, kết hợp chặt chẽ yêu cầu sử dụng đất với ưu thế tài nguyên của
đất, để đạt tới cơ cấu tổng thể hợp lý nhất, với diện tích đất đai có hạn sẽ mang lại hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội ngày càng cao và sử dụng đất đai được bền vững.
2.3 Sự tác động của chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đến sự phát triển kinh tế nông
nghiệp và nông thôn.
Để tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước phát triển theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp - xây dựng và dịch vụ, vốn đầu tư cho các lĩnh vực này luôn chiếm trên 90% trong
tổng vốn đầu tư toàn xã hội và do vậy đặt ra nhu cầu cần thiết phải tăng diện tích đất phi
nông nghiệp để hấp thụ nguồn vốn đó. Một diện tích lớn đất nông nghiệp chuyển sang đất
15
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động

của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
phi nông nghiệp, từ đó có tác động đến cơ cấu sử dụng đất. Đất phi nông nghiệp cả nước
tăng từ 7,8% năm 1995 lên 9,7% năm 2005 trong tổng diện tích đất tự nhiên, tương ứng
tốc độ tăng đất phi nông nghiệp từ 1,2% lên 2,5%. Việc tăng diện tích đất phi nông
nghiệp đã thúc đẩy kinh tế nói chung và ngành sản xuất phi nông nghiệp nói riêng phát
triển nhanh chóng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng của khu vực phi
nông nghiệp cả nước. Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực nêu trên, cũng phải đề
cập đến những ảnh hưởng tiêu cực có những tác động không nhỏ lên hoạt động sản xuất
kinh tế.
2.3.1 Tác động tích cực.
a) Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Mặc dù phải chuyển một diện tích đáng kể đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục
đích phi nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,
phát triển công nghiệp và dịch vụ, nhưng chính sách khuyến khích khai hoang, cải tạo đất
chưa sử dụng để đưa vào sử dụng đã làm tăng đáng kể diện tích đất sản xuất nông nghiệp,
bảo đảm tăng sản lượng nông nghiệp, làm tăng tỷ lệ phủ rừng, môi trường sinh thái ngày
càng được cải thiện.
Trong toàn bộ diện tích đất đã được giao cho các đối tượng sử dụng, hộ gia đình,
cá nhân sử dụng lên đến 40,93% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước và chiếm 57,19%
diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng, trong đó hơn 81% số hộ gia đình, cá
nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho người
sử dụng đất an tâm đầu tư phát triển sản xuất. Mặt khác, chính sách khuyến khích thực
hiện dồn điền, đổi thửa, phát triển kinh tế trang trại đã tạo thuận lợi cho người sản xuất
nông nghiệp vay vốn đầu tư, hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp tăng lên làm cho người
nông dân năng động hơn, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chủ động tìm kiếm
phương thức sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Từ đó, hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp tăng đáng kể, đưa sản lượng lương thực bình quân mỗi năm tăng
thêm, lương thực bình quân đầu người đạt mức 480 kg/người vào năm 2005. Đặc biệt,
16

Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
năm 2012 nước ta đã đạt kỷ lục mới về sản lượng lúa (43,7 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so
với năm 2011) và lượng gạo xuất khẩu (trên 8 triệu tấn), đảm bảo vững chắc an ninh
lương thực quốc gia.
Hình: Tốc độ tăng diện tích lúa và sản lượng lúa nước ta từ năm 1996 - 2005
Từ đồ thị, cho thấy tốc độ tăng trưởng diện tích tương đối đồng nhất với tốc độ
tăng sản lượng. Những năm sau 2000, diện tích tuy giảm đi, nhưng sản lượng lúa vẫn
tăng, đó là do đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Hình: Diện tích và năng suất lúa cả năm của nước ta từ năm 2000 – 2008.
17
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đang dịch chuyển theo xu hướng tích cực, đất
trồng cây ăn quả năm 2005 tăng 158.381 ha so với năm 2000, tập trung chủ yếu vào đất
trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Một số địa phương đã hình thành những vùng cây
ăn quả đặc sản kết hợp du lịch xanh, tạo ra giá trị mới đối với ngành nông nghiệp, qua đó
cho thấy hiệu quả sử dụng đất của người nông dân ngày càng được nâng cao.
Sau 15 năm triển khai, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã tạo việc làm cho 4,6
triệu lao động, trồng mới 2,45 triệu ha rừng và mang lại hiệu quả lớn về kinh tế, môi
trường.tỷ lệ che phủ rừng của cả nước từ 32% năm 1998 đã tăng lên 39,5% cuối năm
2010. Đến nay tỷ lệ đất có rừng đã nâng lên mức 41,46% tổng diện tích đất tự nhiên cả
nước, góp phần tích cực cải thiện môi trường, chống xói mòn đất và hạn chế tác hại của
lũ lụt. Bộ NN & PTNT; cho biết, tính đến hết năm 2011, diện tích rừng trồng mới tập
trung đạt 211.000ha, bằng 80% so với cùng kỳ năm trước nhưng vượt 6% so với mục tiêu
kế hoạch đề ra.
Phần lớn đất sử dụng vào mục đích công cộng đã giao cho các tổ chức sử dụng,
quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển và quản lý kết cấu hạ tầng của

các địa phương. Diện tích đất giao thông, thủy lợi tăng cao hơn cho thấy các địa phương
đã chú trọng đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn, các công trình thủy lợi
phục vụ nông nghiệp. Đặc biệt, với sự phát triển mạng lưới giao thông nông thôn đã tạo
18
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
ra sự tiến bộ đáng kể trong xã hội nông thôn, nâng cao đời sống của người nông dân, rút
ngắn được khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tăng lên đáng kể đã chứng tỏ nhu cầu sử
dụng đất cho các dự án đầu tư công nghiệp, dịch vụ được đáp ứng đầy đủ. Hầu hết các
tỉnh đã tạo được bước đi rất rõ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông
nghiệp là chủ đạo sang kinh tế công nghiệp, dịch vụ là chủ đạo, góp phần tạo mức tăng
trưởng gdp hằng năm của cả nước đạt khoảng 8%.
Đất ở tại đô thị cũng như nông thôn tăng cao, chứng tỏ vấn đề nhà ở cho người
dân đã được giải quyết ở mức độ nhất định. Các dự án chỉnh trang, phát triển khu đô thị
và khu dân cư nông thôn ngày càng nhiều hơn, đúng quy hoạch hơn, đồng bộ hơn và có
chất lượng cao hơn.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển khu công nghiệp
góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tăng tỉ trọng về công nghiệp,
dịch vụ, tăng lượng hàng hoá được sản xuất trong nước, giảm nhập khẩu những mặt hàng
thiết yếu thoả mãn nhu cầu hàng hoá của người dân, xây dựng được các khu công nghiệp,
thu hút được hàng trăm dự án đầu tư ở trong và ngoài nước với hàng chục tỷ usd và hàng
ngàn tỷ đồng cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Hình: Tốc độ tăng diện tích và tốc độ tăng GTSX các khu công nghiệp từ năm 1996
đến năm 2005.
19
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013

2.3.2 Tác động tiêu cực.
Việc chuyển một bộ phận đất chuyên trồng lúa cho mục đích phát triển công
nghiệp và dịch vụ chưa được cân nhắc một cách tổng thể đang là vấn đề cần chấn chỉnh.
Cần cân nhắc hiệu quả đầu tư cả về hiệu quả kinh tế lẫn xã hội và môi trường, khuyến
khích đầu tư kết cấu hạ tầng cơ sở để chuyển đất nông nghiệp kém hiệu quả sang sử dụng
vào mục đích phi nông nghiệp, hạn chế việc tận dụng hạ tầng hiện có tại các vùng đất
nông nghiệp có năng suất cao để đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện các dự án đầu tư phi
nông nghiệp chưa giải quyết được quyền lợi, việc làm, ổn định tại khu vực nông thôn.
Nhiều nơi trao cho người nông dân tiền bồi thường, hỗ trợ về đất khá cao nhưng không
định hướng được phương thức sử dụng nên đã dẫn đến tình trạng tiêu cực trong sử dụng.
Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nói chung đã bảo đảm tính phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng hiệu quả còn chưa cao. Hiện tượng chuyển đổi mục
đích sử dụng đất tự phát, chạy theo lợi ích riêng vẫn chưa được khắc phục. Nhiều tỉnh để
dự trữ quỹ đất phi nông nghiệp nhiều hơn khả năng đầu tư nên dẫn tới hoặc là tình trạng
20
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
"quy hoạch treo" do không triển khai được hoặc là tình trạng "dự án treo" do giao đất cho
các chủ đầu tư thiếu năng lực.
Từ năm 1986 đến nay nước ta tiến hành công nghiệp hóa kéo theo quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do vậy, cơ cấu sử dụng đất cũng chuyển dịch cho phù hợp
với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và hàng năm diện tích đất phải chuyển mục đích
sử dụng đất cũng khá lớn. Thực tế cho thấy, việc tăng diện tích nhóm đất nông nghiệp,
đất phi nông nghiệp do chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã tác động đến tăng giá trị sản
xuất của các ngành, tạo điều kiện cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Như
vậy, chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều tất
yếu xảy ra.
Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào đất đai. Nhất là khi phát triển kinh tế theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đất nông nghiệp sẽ bị tiêu hao dần bởi phải
chuyển một phần đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Nhưng nếu chuyển quá
nhiều, phá vỡ cân bằng thì cần phải khống chế một cách nghiêm ngặt quá trình chuyển
mục đích sử dụng đất, để việc chuyển mục đích sử dụng đất không xâm lấn quá nhiều
vào đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa) làm giảm diện tích đất canh tác, giảm tăng
trưởng của ngành nông nghiệp. Khi diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông
nghiệp quá lớn, dễ dẫn đến thiếu hụt lương thực thực phẩm, từ đó sẽ dẫn đến lạm phát,
tăng trưởng kinh tế sẽ đi xuống.
Quá trình chuyển dịch chưa bền vững cả về việc làm, thu nhập, vị thế, điều kiện
làm việc và an sinh xã hội; hầu hết lao động nông nghiệp, nông thôn (trên 90%) vẫn
thuộc khu vực phi chính thức chịu nhiều rủi ro và dễ bị tổn thương, đặc biệt lao động di
cư gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và hội nhập với dân bản
địa trong quá trình di cư nông thôn- thành thị.
Đất đai với nhiều vai trò khác nhau, là một đầu vào của hoạt động kinh tế, là tài
sản để tạo vốn đầu tư, là địa bàn để con người sinh sống và hoạt động, là nơi hứng chịu
21
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
hậu quả cuối cùng của các tai biến thiên nhiên cũng như các thảm họa môi trường do con
người gây ra. Nếu chỉ tính đến việc có đất để đầu tư phát triển phi nông nghiệp mà không
nghĩ tới những hậu quả về xã hội và môi trường thì sự phát triển đó là thiếu bền vững.
Lâu dài kinh tế sẽ sụp đổ nếu được xây trên một nền đất không bền vững.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SỰ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU ĐẤT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT
NAM.
3.1 Công tác quản lý đất đai.
Tổ chức phổ biến, tuyên truyền về chính sách đất đai, chính sách phát triển bền
vững cho cán bộ và nhân dân địa phương đồng thời, vận động sự ủng hộ và tham gia tích

cực của họ để thực hiện các chương trình hành động quản lý sử dụng bền vững tài
nguyên đất.
Tăng cường năng lực quản lý đất đai cho cán bộ cấp huyện, xã, hoàn thiện định
mức sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất, xây dựng khung giá đất cho thuê hợp lý.
Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, áp dụng đồng bộ chính sách về đất đai, cụ thể hoá các
điều khoản về luật, các văn bản dưới luật cho phù hợp với tình hình thực tế của địa
22
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
phương trên cơ sở sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả cao phù hợp với quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất.
Thiết lập cơ chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham vấn và trao đổi hợp
tác đa chiều giữa các cơ quan chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nghiên
cứu khoa học và cộng đồng dân cư nhằm giải quyết các vấn đề ưu tiên đặc thù của địa
phương, có ảnh hưởng đến phát triển bền vững.
3.2 Thu hút đầu tư từ bên ngoài vào, thực hiện chính sách tín dụng.
Huy động tổng lực toàn bộ khả năng nguồn vốn bên trong, bên ngoài, tư nhân, địa
phương, TW và các nguồn vốn khác, khai thác nguồn quỹ tạo nguồn vốn xây dựng hạ
tầng, theo quy hoạch đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
3.3 Phát triển đa ngành, đa lĩnh vực.
Trên cơ sở khai thác tiềm năng sẵn có, phát triển các ngành, các nghề đa dạng.
Thúc đẩy sự nghiệp CNH, đồng thời hạn chế việc di chuyển quá mức dân cư và lao động
nông thôn vào các đô thị, khu công nghiệp để đảm bảo phát triển đa mục đích một cách
bền vững cần có quản lý đa ngành và đa lĩnh vực.
3.4 Về cơ chế chính sách phát triển kinh tế.
Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính cho các nông hộ phát huy thực hiện
các quyền của người sử dụng, cần chia nhỏ (càng nhiều càng tốt) giai đoạn chuyển dịch
đất NN sang đất công nghiệp và đất ở để tránh bị sốt đột ngột về tác động giá đất, sốc về
kinh tế, xã hội, hạn chế quyết liệt đối với các đối tượng có hành vi đầu cơ, kinh doanh

nhà ở, đất ở.
23
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
3.5 Về cơ chế, chính sách xã hội.
Thường xuyên quan tâm tâm đến quan hệ xã hội của gia đình nông hộ: sức khoẻ,
kiến thức xã hội, mối quan hệ làng xóm, sinh hoạt cộng đồng, người mắc tệ nạn xã hội
trong làng xóm và môi trường thiên nhiên.
3.6 Chính sách phân công lại lao động, giải quyết việc làm cho người dân bị mất đất.
Phân công lại lao động nông thôn, đào tạo lại lao động các ngành liên quan đến sử
dụng đất bền vững. Ký kết các ràng buộc với doanh nghiệp khi thuê đất với bảo vệ quyền
lợi củacon em địa phương. Thực hiện chính sách đền bù thoả đáng, đúng pháp luật trong
giải phóng mặt bằng, đồng thời hỗ trợ sinh kế cho người dân có đất bị thu hồi. Tăng
cường các lớp đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực để người lao động có đủ trình độ làm
việc và thực hiện các dự án xuất khẩu lao động.
3.7 Giải pháp về mặt kỹ thuật.
Quy hoạch vùng sản xuất NN tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng
hoá. Có giải pháp để cải tạo và nâng cao chất lượng đất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất. Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật nông dân . Ổn định diện tích trồng lúa,
khai thác hợp lý diện tích đất chưa sử dụng vào sản xuất NN và phát triển các ngành hàng
NN.
24
Thực trạng chuyển dịch đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và tác động
của việc chuyển dịch đến hoạt động sản xuất nông nghiệp Việt Nam.
2013
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế là một việc làm khó, ở Việt Nam hầu như chưa có tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về
vấn đề này. Các phương pháp phân tích và dự báo nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất

trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà đề tài nghiên cứu mới chỉ là những bước đầu
tiên, cần được nghiên cứu tiếp, chỉnh sửa, bổ sung kinh nghiệm qua thực tế công tác lập quy
hoạch sử dụng đất cả nước và các vùng trong thời gian tới để phương pháp ngày càng được
hoàn thiện hơn.
Cần tiếp tục nghiên cứu thêm về mối liên hệ và tác động lẫn nhau giữa chuyển mục
đích sử dụng đất với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất nông
nghiệp nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế, trong tác động mạnh
mẽ của tiến bộ khoa học, công nghệ để có cách nhìn tổng thể, toàn diện hơn về nhu cầu sử
dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất, nhất là đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp,
đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp, giúp các nhà hoạch định kinh tế vĩ mô xác
định chính sách phù hợp trong việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với việc sử dụng có
hiệu quả tài nguyên đất đai.
25

×