Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Hoàn thiện hạch toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.03 KB, 22 trang )

Lời mở đầu
Nền kinh tế nước ta chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang
kinh tế thị trường với sự đa dạng hoá về thành phần kinh tế.Song song với
việc chuyển đổi đó, vai trò quản lý kinh tế nhà nước cũng thay đổi, nhà
nước không can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế mà quản lý, điều tiết vĩ mô
nhằm tác động đến cung, cầu, giá cả,việc làm... nhằm mục đích tạo môi
trường kinh doanh ổn định và phát triển
Thuế được coi là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết vĩ
mô nền kinh tế.Sự ra đời của Luật thuế TNDN đánh dấu bước phát triển
mới của hệ thống thuế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung.Luật
thuế TNDN được áp dụng cũng làm cho công tác kế toán tại các doanh
nghiệp, các đơn vị kinh tế ( đối tượng nộp thuế ) có nhiều thay đổi,không
chỉ trong vấn đề hạch toán các nghiệp vụ tính và nộp thuế mà còn trong các
vấn đề hạch toán các yếu tố cấu thành thu nhập chịu thuế của doanh
nghiệp.
Tuy nhiên , bên cạnh các thành tựu đã đạt được, việc áp dụng Luật
thuế TNDN vẫn còn bộc lộ những tồn tại cần được giải quyết triệt để như
những vấn đề trong quản lý và thu thuế của nhà nước, hay những mâu
thuẫn giữa Luật thuế TNDN, các chế độ tài chính, chế độ kế toán doanh
nghiệp...
Khắc phục những tồn tại này là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với sự
phát triển kinh tế xã hội nói chung, sự phát triển của doanh nghiệp và sự
hoàn thiện chế độ kế toán, tài chính doanh nghiệp nói riêng.Vì vậy,em đã
chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp ở
Việt Nam” cho bài tiểu luận của mình
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bài viết được kết cấu thành 2 phần sau:
Phần 1: Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp
1
Phần 2: Một số kiến nghị hoàn thiện hạch toán thuế TNDN trong các
doanh nghiệp Việt Nam.
PHẦN 1: NHỮNG VẦN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ THU NHẬP


DOANH NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ
1.1.1. Khái niệm và vai trò của thuế
1.1.1.1 Khái niệm
Thuế là một khoản thu của Nhà nước đối với các tổ chức và mọi thành
viên trong xã hội, khoản thu đó mang tính bắt buộc, không hoàn trả trực
tiếp và được quy định theo pháp luật.
Thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN, Nhà nước dùng thuế để phân
phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, điều tiết thu nhập của tổ
chức, cá nhân. Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ
yếu tạo khả năng và nguồn thu để thuế tồn tại và phát triển. Như vậy, thuế
là một phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan xuất phát từ
nhu cầu đáp ứng chức năng của nhà nước. Thuế được Nhà nước sử dụng
như là một công cụ quản lý kinh tế quan trọng nhằm huy động nguồn thu
cho NSNN, góp phần điều chỉnh kinh tế và điều hoà thu nhập. Nhiệm vụ
của mỗi Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử, đặc điểm của phương thức
sản xuất, kết cấu giai cấp là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến vai trò,
nội dung và đặc điểm của thuế. Do đó, cơ cấu, nội dung của cả hệ thống,
của từng chính sách thuế phải được nghiên cứu, sửa đổi, cải tiến và đổi mới
phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của từng giai đoạn. Đồng thời phải giải
quyết tổ chức phù hợp, đủ sức đảm bảo thực hiện các quy định về thuế đó
được Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ.
2
Thuế mang tính bắt buộc theo Pháp luật, không mang tính hoàn trả
trực tiếp ngang giá. Một phần số thuế đó nộp cho NSNN được hoàn trả cho
dân một cách gián tiếp dưới hình thức trợ cấp xã hội, quỹ phúc lợi xã hội,
xây dựng hạ tầng xã hội…
1.1.1.2. Vai trò của thuế với nền KTQD
Thứ nhất thuế là một khoản đóng góp mang tính bắt buộc và không
mang tính hoàn trả trực tiếp. Có nghĩa là khoản đóng góp của nhân dân

bằng hình thức thuế không đòi hỏi hoàn trả đóng bằng số lượng và khoản
thu của Nhà nước thu từ công dân đó. Nó sẽ được hoàn trả lại cho người
nộp thuế thông qua cơ chế đầu tư của NSNN cho việc sản xuất chung, cung
cấp dịch vụ công cộng.
Thứ hai thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính bắt
buộc. Song sự bắt buộc đó luôn được xây dựng trên nền tảng của các vấn
đề kinh tế xã hội của người làm nghĩa vụ đóng thuế. Do đó, thuế bao giờ
cũng chứa đựng các vấn đề thuộc kinh tế, xã hội. Việc xác lập một hệ thống
thuế với các loại thuế khác nhau trước hết bắt nguồn từ nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước. Song, trên thực tế mức độ động viên qua thuế cũng chịu sự ràng
buộc bởi các yếu tố kinh tế xã hội của một quốc gia trong một giai đoạn
lịch sử.
Thứ ba thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính quyền
lực, pháp lý và cưỡng chế cao, khi thực hiện thì có thể thay đổi quyền sở
hữu về tài sản. Đặc điểm này đó được thể chế hoá trong hiến pháp của mỗi
quốc gia.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế
Nếu một doanh nghiệp, một đơn vị kinh tế được coi là đối tượng nộp
thuế hay chịu thuế ,doanh nghiệp đó phải quan tâm tới các vấn đề về thuế
trong các chính sách tài chính, hạch toán kinh tế, cũng như tổ chức hạch
toán,kế toán ..v.v...của mình.
3
“Đối tượng nộp thuế” như là một tiêu thức định tính để doanh nghiệp
xác định các chính sách tài chính, kế toán của mình có bị ảnh hưởng hay
không? Còn thuế suất và căn cứ tính thuế mang tính định lượng để xác định
mức độ ảnh hưởng cụ thể đến quyết định cách ứng xử, phạm vi thay đổi
chính sách tài chính kế toán
Đối với 1 quốc gia thì các hoạt động kinh tế xã hội là đa dạng và khác
nhau.Hệ thống thuế của một quốc gia gồm nhiều sắc thuế khác nhau. Mỗi
sắc thuế điều tiết một lĩnh vực khác nhau, mang những đặc điểm riêng

nhưng chúng vẫn chứa đựng các yếu tố cơ bản sau:
Về tên gọi của sắc thuế
Mỗi sắc thuế đều có tên gọi khác nhau, nó xác định đối tượng tính
thuế hoặc nội dung chủ yếu của sắc thuế đó: thuế TNDN, thuế Tài nguyên,
thuế XNK…
Về đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế là những pháp nhân, thế nhân được Nhà nước
công nhận về mặt pháp lý, có các hoạt động, tài sản hoặc thu nhập thuộc
phạm vi điều chỉnh của thuế.
Về căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế là cơ sở mà dựa vào đó Nhà nước (cơ quan quản lý
Nhà nước về thuế) có thể xác định số thuế mà đối tượng nộp thuế phải thực
hiện nghĩa vụ đối với NSNN. Đó chính là đối tượng mà Nhà nước muốn
điều chỉnh. Ví dụ: đối tượng tính thuế TNDN là một phần thu nhập chịu
thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.
Về thuế suất
Thuế suất là 1 yếu tố cơ bản cấu thành nên căn cứ tính thuế . Thuế
suất là tỷ lệ thuế ( thuế tương đối) được luật định.Tuy nhiên với những sắc
thuế khác nhau,căn cứ tính thuế có thể khác nhau và thuế suất cũng khác
4
nhau.Mặt khác,trong 1 sắc thuế ,với những hoạt động kinh tế xã hội và mục
tiêu quản lý khác nhau thì thuế suất cũng khác nhau.Sự thay đổi thuế suất
có thể ảnh hưởng đến tâm lý đối tượng nộp thuế và ảnh hưởng đến hoạt
động của đối tượng nộp thuế cũng như tác động đến khả năng thu NSNN
và ảnh hưởng nhất định đến các chính sách kinh tế khác của Nhà nước.Mức
thuế suất thống nhất và ít sẽ giúp cho việc quản lý và thu thuế có hiệu quả
hơn, nâng cao tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người
nộp thuế thông qua việc để cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tự tính thuế, tự kê
khai và nộp thuế.
Về chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế

Đặt ra chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế không làm giảm nhẹ tính cưỡng
chế của thuế. Hơn nữa, nó cho thấy tính linh hoạt của Nhà nước khi dựng
thuế. Các tổ chức, cá nhân sẽ được Nhà nước để lại một phần hay toàn bộ
số thuế đó để sử dụng trong thời gian nhất định nhằm mục đích khuyến
khích các chủ thể kinh tế hoạt động. Chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế được
quy định cụ thể trong văn bản Pháp luật.
Về thủ tục nộp thuế
Bao gồm các quy định về trách nhiệm, cách thức để nộp thuế vào
NSNN của đối tượng nộp thuế trước cơ quan thuế và cơ quan hữu quan
(căn cứ vào lệnh thu ngân, thông báo thuế, thời gian nộp thuế và nơi
nộp…). Đồng thời đó cũng là căn cứ pháp lý giúp cho việc giải quyết và
thực hiện tốt công tác nộp thuế đóng, đủ và kịp thời cũng như việc xử lý
đối với các trường hợp chậm nộp, cố tình dây dưa về thuế.
5
1.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm
Xét về ảnh hưởng đến thu nhập của đối tượng nộp thuế, thuế nói
chung bao gồm 2 loại : Thuế trực thu và thuế gián thu
Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của các tổ chức
cá nhân.Người nộp thuế đồng thời cũng là người chịu thuế.
Thuế gián thu là loại thuế đánh vào hàng hoá và dịch vụ,tức là chỉ
đánh gián tiếp vào các cá nhân.
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập mà DN
đã đạt được sau 1 kỳ kinh doanh nhất định
Trong quá trình hội nhập quốc tế ,Việt Nam sẽ phải cắt giảm mạnh
một số thuế như thuế xuất nhập khẩu... nên chủ trương của Nhà nước là
phải tăng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng thu từ thuế trong NSNN để đảm
bảo cho các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước.Với những lý do trên

thuế TNDN có vai trò rất to lớn trong qúa trình hội nhập và phát triển của
đất nước.
1.2.1.2. Đặc điểm
Thuế TNDN là loại thuế trực thu tức là người nộp thuế và người chịu
thuế là một. Ở đây doanh nghiệp chính là đơn vị trực tiếp chịu thuế TNDN,
phần thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế TNDN sẽ hình thành
thu nhập sau thuế và doanh nghiệp được phép tiến hành phân phối, trích lập
các quỹ ở doanh nghiệp.
Nhà nước sử dụng thuế trực thu như một công cụ sắc bén nhằm điều
tiết thu nhập xã hội và tạo nên nguồn tài chính để phân phối lại nhằm đạt
mục tiêu công bằng xã hội. Bởi vì thuế TNDN đánh trực tiếp vào thu nhập
6
của các đối tượng cần điều tiết và đối tượng này phải chịu thuế mà không
có cơ hội chuyển gánh nặng thuế cho chủ thể khác.
1.2.2. Đối tượng nộp thuế TNDN
Đối tượng nộp thuế TNDN:
Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức, cá nhân sản
xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ có thu nhập phải nộp thuế TNDN.
Cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam hoặc có thu nhập phát
sinh ở Việt Nam như: cho thuê tài sản, cho vay vốn, chuyển giao công
nghệ, có thu nhập phải nộp thuế TNDN.
Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN:
Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có
thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trừ hộ gia
đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn có thu nhập cao theo quy
định của chính phủ.
Sở dĩ như vậy vì có thể thấy rằng Việt Nam là một nước nông nghiệp,
phần đông dân cư làm việc trong khu vực nông nghiệp và tỷ trọng đóng
góp của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân là lớn.Vì vậy chính phủ
xếp những đối tượng trên vào diện không phải nộp thuế TNDN để khuyến

khích những thành phần này đầu tư phát triển.
1.2.3. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập chịu thuế và thuế suất
1.2.3.1. Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế được xác định trên cơ
sở kết quả kinh doanh thực đạt được trong một kỳ tính thuế
Ta có thể định nghĩa thu nhập như sau : Thu nhập là tổng các giá trị mà một
chủ thể nào đó trong nền kinh tế,xã hội nhận được, thu được thông qua túa
trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời hạn nhất định,không phân
biệt nguồn hình thành từ lao động,từ tài sản hay đầu tư.
7
Thu nhập Doanh thu để Chi phí Thu nhập
chịu thuế = tớnh thu nhập - hợp lý + chịu thuế
trong kỳ chịu thuế trong trong kỳ khỏc trong kỳ
tớnh thuế kỳ tớnh thuế tớnh thuế tớnh thuế
Về doanh thu để tính thu nhập chịu thuế:
Theo quy định tại điểm II, phần B, thông tư số 128/2003/TT-BTC
ngày 22/12/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành nghị định
164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật thuế TNDN thì doanh thu để tính thu nhập được quy định như
sau:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền
cung cấp dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh
được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu tiền.Quan điểm
xác định doanh thu và thu nhập chịu thuế theo quyết định này dựa trên cơ
sở nguyên tắc “ Doanh thu thực hiện” trong kế toán và kế toán trên cơ sở
dồn tích.
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định cụ thể đối với cơ
sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo các phương pháp khác nhau.
Phương pháp khấu trừ trong tính thuế GTGT là một phương pháp đã
loại trừ được hoàn toàn tính trùng lặp trong luật thuế Doanh thu trước đây.

Do đó trong tương lai các cơ sở kinh doanh cần phải được thực hiện hạch
toán thuế GTGT theo phương pháp này.
Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.
Để thực hiện được điều này thì cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo
phưnơg pháp trực tiếp phải sử dụng hoá đơn GTGT trực tiếp (Ký hiệu là
GTTT).
8

×