Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.67 KB, 15 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ
24-36 THÁNG”

A/ PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ để giao
tiếp với mọi người và để nhận thức thế giới xung quanh. Ngôn ngữ chính là phương tiện
giao tiếp giữa con người với con người, là phương tiện cho việc dạy và học. Ngôn ngữ
nói, đọc, viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nhân cách của trẻ mầm
non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Lứa tuổi mầm non là thời kỳ phát triển
ngôn ngữ tốt nhất. Là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn
ngữ nói và các kỹ năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ. Phát triển ngôn ngữ và giao
tiếp có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực phát triển khác của trẻ. Ngôn ngữ chính là công
cụ để tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đến việc phát triển nhận thức. giải
quyết vấn đề … của trẻ. Đối với trẻ 24-36 tháng thì ngôn ngữ, nhận thức của trẻ còn rất
nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp để phát triển ngôn
ngữ cho trẻ 24-36 tháng”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng”
nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi một cách có logich, có trình
tự, chính xác.
- Giúp trẻ mạnh dạn tự tin trước mọi người.
- Làm phong phú vốn từ cho trẻ.
- Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ đó có
những kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trong phạm vi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 -36 tháng
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Tìm ra những giải pháp tốt nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp quan sát các hoạt động trong ngày của trẻ.
- Phương pháp quan sát các hoạt động dạy và học.
- Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài.
6. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
- Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu về thực trạng của đề tài.
- Đề ra các biện pháp giải pháp.
B/ NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở pháp lí:
Chương trình giáo dục mầm non đựoc biên soạn trên cơ sở quy định của luật giáo
dục và đã được bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo kí ban hành theo thông tư số
17/2009/TT-BGDDT ngày 25/7/2009.Chương trình giáo dục mầm non được tiến hành
nghiên cứu xây dựng từ năm 2002 theo quy định khoa học với sự tham gia của các nhà
khoa học, nhà sư phạm. cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên mầm non với mục tiêu là: giúp
trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố ban đầu
của nhân cách.
Với yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non là: phù hợp với sự phát triẻn tâm sinh lí
ở trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Giúp trẻ em phát triển cơ thể
cân đối, khỏe mạnh,nhanh nhẹn. Cung cấp kĩ năng sống phù hợp lứa tuổi. Giúp trẻ em
biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, cô giáo. Yêu quý anh, chị, em, bạn
bè. Thật thà, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết thích đi học.
Với yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non là: Đối với nhà trẻ phương pháp giáo
dục phải chú trọng sự giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương , gắn bó của người
lớn đối với trẻ. Chú ý đặc điểm cá nhân của trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù
hợp. Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động, giao lưu cảm xúc
2. Cơ sở lí luận:
Trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ dể giao tiếp với mọi
người xung quanh và ngôn ngữ chính là phương tiện cho việc dạy và học. Đối với trẻ

mầm non thì qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và tư duy trẻ thu được các kinh nghiệm sống
làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ.cụ thể trẻ nhà trẻ thì nhận thức và ngôn ngữ của
trẻ còn hạn chế, trẻ mới đang tập nói, có trẻ mới nói được câu 2-3 từ ,có trẻ thì đã nói
được câu 4-6 từ, có trẻ nói chưa trọn vẹn được câu, trẻ chưa diễn đạt được ý muốn của
mình bằng những câu đơn giản… chính vì vậy mà phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm
cần thiết. Đối với trẻ nhà trẻ phát triển ngôn ngữ chính là việc phát triển các khả năng
nghe, hiểu, nói của trẻ. Để phát triển các khả năng này thì việc dạy trẻ đọc thơ, kể
chuyện, tập nói, trò chuyện, giao tiếp với trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong
ngày chính là việc làm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
3. Cơ sở thực tiễn:
Căn cứ vào thực tế, kết quả các tiết dạy thơ, chuyện, tập nói.
Căn cứ vào nhu cầu cần được giao tiếp, trò chuyện của trẻ.
Căn cứ vào sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình CSGD trẻ.
ChươngII: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI.
1. Khái quát phạm vi:
Ngành giáo dục huyện Sông Hinh trong những năm gần đây đã quan tâm nhiều hơn với
bậc học mầm non. Để hòa nhập cùng với sự đổi mới của các bậc học khác thì bậc học
mầm non cũng đã tiến hành đổi mới để phù hợp với sự đổi mới chung của giáo dục cả
nước, cũng như của thế giới. Trường mầm non Hoa Mai được sự chỉ đạo của sở giáo dục
đào tạo tỉnh Phú Yên đã và đang thực hiện chương trình mầm non mới.
2. Thực trạng:
Trường mầm non hoa mai là trường điểm của huyện Sông Hinh và là một trong những
trường dẫn đầu trong khối mầm non của tỉnh, của huyện nhà. Đã đạt trường chuẩn quốc
gia mức độ 1- năm 2011.
*Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tương đối đầy đủ.
- Giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn 100%. Nhiệt tình công tác, đoàn kết giúp
đỡ nhau trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
*Khó khăn.

- Trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp
- Vốn từ của trẻ còn rất ít .
- Trình độ nhận thức của trẻ trong một lớp không đồng đều.
- Trí nhớ của trẻ còn hạn chế chính vì vậy mà trẻ chưa biết cách sắp xếp trật tự các từ
trong câu nên khi phát âm trẻ thường bỏ bớt từ. Cách diễn đạt lời nói của trẻ chưa tốt .
3. Nguyên nhân thực trạng:
- Trình độ nhận thức của trẻ trong một lớp không đồng đều( vì có trẻ trong lớp sinh tháng
1-2 nhưng có trẻ trong lớp sinh tháng 10 -11-12). Tháng tuổi của trẻ chênh lệch nhau về
tháng sinh quá xa ở lứa tuổi này sẽ dẫn đến sự chênh lệch về trình độ nhận thức, sự hiểu
biết, ngôn ngữ
- Đặc điểm của trẻ nhà trẻ lứa tuổi 24-36 tháng rất thích được trò chuyện, giao tiếp, thích
được nói, nhưng ngôn ngữ, vốn từ của trẻ còn rất hạn chế, còn sử dụng ngôn ngữ thụ
động nhiều.
- Chưa được tác động, kích thích kịp thời để trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
Chương III: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. Cơ sở để đề xuất giải pháp:
- Qua tìm hiểu tâm sinh lí trẻ ở lứa tuổi 24/36 tháng tuổi.
- Qua thực tế giảng dạy, quan sát những giờ hoạt động học và các hoạt động khác của trẻ
trong ngày.
Tôi có đưa ra một số biện pháp, giải pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24/36 tháng tuổi.
II. Các biện pháp, giải pháp chủ yếu:
Trẻ ở lứa tuổi 24/36 tháng tuổi còn nhỏ rất hiếu động, thích tìm tòi, khám phá mọi
thứ xung quanh.Trẻ thường có những thắc mắc trước những đồ vật.hiện tượng mà trẻ
nhìn thấy, nghe thấy, trẻ thường đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Ai đây? Cái gì đây? Con gì
đây? …
Để giải đáp được những thắc mắc hàng ngày người lớn cần trả lời những câu hỏi của trẻ
rõ ràng, ngắn gọn đồng thời cần cung cấp cho trẻ thêm hiểu biết về thế giới xung quanh
bằng ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc. Chính vì vậy mà mỗi giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ
cần trú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ , đó là nhịêm vụ quan trọng hàng đầu .
Bởi ngôn ngữ là phương tiện để trẻ tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh được dễ

dàng và hiệu quả nhất:
1. Giáo viên cần hiểu tâm sinh lý của trẻ:
*Đặc điểm phát âm:
Trẻ đã phát âm đượccác âm khác nhau. Phát âm được các âm của lời nói nhưng vẫn
còn ê a. Trẻ hay phát âm sai ở những từ khó, những từ có 2/ 3 âm tiết như: Lựu/ lịu,
hươu/ hiu, hoa sen / hoa xem, thuyền buồm/ thiền bồm….
*Đặc điểm vốn từ:
Vốn từ của trẻ còn rất ít. Danh từ và động từ ở trẻ chiếm ưu thế.
Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ đồ vật con vật, hành động trong giao tiếp quen thuộc
hàng ngày. Những các từ chỉ khái niệm tương đối như: Hôm qua, hôm nay, ngày
mai……trẻ sử dụng chưa chính xác. Một số trẻ đã biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như:
màu xanh, màu đỏ ,màu vàng…. Đã biết sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép với người
lớn trong giao tiếp như: Cảm ơn cô, vâng ,dạ…
*Sắp xếp cấu trúc lời nói:
Cách diễn đạt nội dung, sự liên kết các câu nói lại với nhau tạo thành chuỗi lời nói
nhằm diễn tả trọn vẹn một ý, một nội dung ngắn gọn nào đó để giúp người nghe hiểu
được, đối với một số trẻ là đơn giản- Nhưng đối với một số trẻ khác nhỏ tháng hơn lại là
rất khó.
Nếu yêu cầu trẻ kể lại một câu chuyện hay tả lại một sự kiện, hiện tượng xảy ra đối với
trẻ thì trẻ găp khó khăn. Cần phải tập luyện dần dần.
*Diễn đạt nội dung nói:
- Cách diễn đạt nội dung của trẻ ở lứa tuổi này còn ê a, ậm ừ . Đôi khi chưa diễn đạt được
ý muốn của mình bằng những câu đơn giản.
- Còn rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin trong khi giao tiếp.
*Đặc điểm ngữ pháp:
Trẻ nói được 1 số câu đơn giản, biết thể hiện nhu cầu mong muốn và hiểu biết của mình
bằng 1 hay 2 câu.
VD: Cô ơi ! Con uống nước, con ăn kẹo…
Trẻ đọc được các bài thơ, hát được các bài hát có 3 đến 5 câu ngắn. Trẻ có thể kể lại 1
đoạn truyện được nghe nhiều lần, có sự gợi ý. Tuy nhiên, đôi khi sự sắp xếp các từ trong

câu còn chưa hợp lý.
Trẻ thường sử dụng câu cụt.VD: Nước, uống nước,… Trong 1 số trường hợp trẻ dùng từ
trong câu còn chưa chính xác, chủ yếu trẻ sử dụng câu đơn mở rộng.
2.Giáo viên cần giúp trẻ phát triển vốn từ, mạnh dạn, tự tin :
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ chính là phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả
năng trình bày có logic có trình tự, chính xác một nội dung nhất định.
Để trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với mọi người với ngôn ngữ mạch lạc, giúp người
nghe dễ hiểu thì trước hết cần:
* làm phong phú vốn từ cho trẻ: Trẻ phải có vốn từ nhất định để giao tiếp với mọi người
xung quanh, vì vậy giáo viên phải là người cung cấp vốn từ cho trẻ.
VD: Qua môn NBTN cô cung cấp cho trẻ từ chỉ đồ vật: cái bàn, cái ghế, cái áo ,cái
mũ, từ chỉ con vật : con bò, con chó, con mèo…., màu sắc xanh, đỏ, vàng…
Qua môn thơ, chuyện cung cấp tên bài thơ , tên câu chuyện, tên nhân vật, những vần thơ
hay, lời đối thoại của nhân vật….
* Lựa chọn nội dung nói:
Trẻ ở lứa tuổi 25/36 tháng tuổi còn nhỏ nên chưa có khả năng lựa chọn nội dung diễn
đạt vì vậy giáo viên cần phải hướng dẫn giúp trẻ.
-Xác định nội dung cần nói của trẻ có nội dung thông báo ngắn gọn, rõ ràng. Xác định
sự việc chính trong nhiều sự việc, xác định đặc điểm nổi bật, cơ bản của con vật, của cây,
của đồ vật, của bức tranh, nội dung chính trong tác phẩm văn học…
VD: Về đồ vật: Tên gọi, hình dáng, công dụng, cách sử dụng.
Về con vật: Tên gọi, hình dáng, tiếng kêu, lợi ích .
Về cây: Tên gọi, hình dáng, màu sắc, công dụng.
- Sắp xếp nội dung đã lựa chọn cho lời nói của trẻ được đầy đủ, hợp lí và logich
VD: Cho trẻ nhận biết gọi tên:Từ tổng quát đến chi tiết- Từ đầu đến chân, từ ngoài vào
trong, từ trên xuống dưới,từ trái qua phải…
*Lựa chọn từ:
Sau khi đã lựa chọn nội dung rồi thì trẻ cần lựa chọn từ để diễn tả chính xác nội dung
mình cần thông báo. Chọn từ giúp cho lời nói của trẻ rõ ràng, chính xác và mang sắc thái
biểu cảm. Sự liên kết cái câu nói lại với nhau tạo thành chuỗi lời nói nhằm diễn tả trọn

vẹn một ý, một nội dung nào đó giúp người ta hiểu được đây là sự sản xuất toàn bộ nội
dung thông báo một cách có logic.
Để diển tả một ý, một nội dung ngắn ngọn nào đó thì việc sắp xếp cấu trúc lời nói là
đơn giản đối với một số trẻ, nhưng khó khăn với một số trẻ còn ít tháng . Nhưng yêu cầu
kể lại truyện hay những hiện tượng, sự kiện xảy ra trong đời sống thì trẻ gặp khó khăn.
Chính vì vậy mà giáo viên phải rèn cho trẻ dần dần chứ không phải là việc làm có thể
khắc phục ngay được.
3. Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng tháng xuyên suốt 1
năm học:
* Tháng 9, 10: Phát triển khả năng nghe hiểu cho trẻ:
Chọn những bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác, cho trẻ nghe
những bài hát, những câu truyện, những bài đồng dao,… Tạo điều kiện để trẻ tập chung
chú ý luyện khả năng chú ý thính giác cho trẻ thông qua các bài tập, trò chơi: Tai ai
thính ? Ai đoán giỏi? Cố gắng phát âm đúng, không phát âm sai vì trẻ hay bắt trước.
Sửa lỗi phát âm cho trẻ khi trẻ phát âm sai ở mọi lúc mọi nơi trong cái hoạt động hàng
ngày.
*Tháng 11, 12: Nghe, nhắc lại các âm, tiếng và câu nhằm phong phú vốn từ cho trẻ:
Giáo viên cần nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó giúp cho trẻ hiểu, nhớ và
vận dụng được các từ để đặt câu. Để đẩy mạnh sự phát triển, khả năng vận động của cơ
quan phát âm, cần tập cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp:
VD: Con có cái ca, cô cắt quả cà, con cầm cái ca, cùng cười ha ha
Có con Ba Ba, đội nhà đi trốn, bì bà bì bõm, bé bắt BaBa.
Bà bảo bé, bé bế búp bê, bé bồng, bé bế, búp bê ngoan nào.
Cô tổ chức những trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ:
VD: trò chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật, ai nhanh hơn, thi xem ai giỏi hơn.
*Tháng 1, 2: Vẫn xuyên suốt 2 nhiệm vụ trên nhưng đào sâu vấn đề luyện trí nhớ cho trẻ
qua cái bài thơ, đồng dao, bài đồng dao được phổ nhạc như bài: “Con kiến mà leo cành
đa, leo phải cành cụt, leo vào leo ra” , đặc biệt là những câu chuyện kể đầy hấp dẫn và
lôi cuốn. Gợi ý cho trẻ sử dụng những loại câu đơn giản đủ nghĩa.
*Tháng 3, 4, 5: Xây dựng những trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc.

VD: Trẻ nói theo mẫu câu của 1 câu truyện nào đó:< Chiếp chiếp cứu tôi với. con xin
lỗi mẹ …>. cho trẻ chơi từ dễ đến khó, các mẫu câu phức tạp gần lên. Để củng cố kĩ năng
nói đúng ngữ pháp, pháp triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.
Một khi đã có một số lượng vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin giao tiếp với mọi người một
cách hứng thú hơn.
4. Trang trí lớp học, các góc chơi, làm đô dùng đồ chơi theo từng chủ để nhánh
phong phú, bắt mắt, hấp dẫn trẻ:
. Tận dụng tất cả những nguyên vật liệu có thế sử dụng làm đồ dùng đồ chơi như lịch
cũ, ống lon, chai nhựa cô khuyến khích trẻ cùng làm với cô, vừa làm vừa trò chuyện,
qua đó cung cấp vốn từ thêm cho trẻ.
Dựa vào từng chủ đề lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi một cách cụ thể. Mỗi chủ đề đều
có bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc học, vui chơi của trẻ.
5. Phối hợp với phụ huynh:
- Trao đổi với phụ huynh cố gắng dành thời gian để trò chuyện, tâm sự với trẻ và lắng
nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng, mạnh lạc, tốc độ vừa nghe để trẻ
nghe cho dễ.
- Cha mẹ, người thân cố gắng phát âm đúng, không nên bắt trước những từ trẻ nói ngọng
mà cần phải sửa sai ngay những từ trẻ nói sai cho trẻ để trẻ bắt chước được cho đúng.
- Khuyến khích hoặc tuyên truyền với phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ.
Tránh không nói tiếng địa phương, tập cho trẻ nói ở mọi lúc mọi nơi, cần tránh cho trẻ
nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác
- Thường xuyên trò chuyện cùng trẻ như: Hôm nay con đi học cô cho con ăn gi? Đén lớp
con có ngoan không?
6. Biện Pháp, giải pháp khác giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
- Tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi
trường học thoải mái cho trẻ.
VD: |Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học tận dụng không gian lớp học để bày
dụng cụ kể chuyện, thơ: mô hình, rối, tranh ảnh…cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt
động tích cực hơn.
- Chú ý đến khả năng phát âm của từng trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai, rèn luyện khả

năng ngôn ngữ cho trẻ.
- Cần luyện cho trẻ khi diễn đạt phải ngắt nghỉ đúng giọng, luyện cho trẻ có tác phong
khi nói thoải mái, tự nhiên. Khi nói nhìn thẳng vào mặt người nghe.
- Luyện ngôn ngữ mạch lạc thể hiện qua việc thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ đối thoại qua trò
chơi, qua môn thơ, truyện, nhận biết tập nói và nhiệm vụ luyện trẻ phát triển ngôn ngữ
mạch lạc phải được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi sinh hoạt hàng ngày của
trẻ.tiếp tục dạy trẻ cách nghe. hiểu, trả lời câu hỏi của người lớn, biết trò chuyện với
những người xung quanh.dạy trẻ kể chuyện về đồ chơi đồ vật xung quanh trẻ, theo tranh
vẽ …có trình tự , diễn cảm .
III. Tổ chức triển khai thực hiện:
Sáng kiến này được tổ chức và triển khai thực hiện trong năm học 2011-2012. với
sự hợp tác của 9 giáo viên của 3 lớp 25-36 tháng để thực hiện, bằng cách thực hiện theo
kế hoạch đã lên, phối hợp với phụ huynh, dạy mẫu, dự giờ, đánh giá góp ý rút kinh
nghiệm của các giáo viên trong tổ.
C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN SAU MỘT NĂM
Qua một năm thực hiện đã đạt được những kết quả sau :
*Đối với giáo viên:
- Giáo viên đã hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ đó có kế
hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
*Đối với trẻ:
- 90 % số trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp với cô và các bạn trong lớp, với mọi
người xung quanh.
- Vốn từ của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều so với đầu năm học.Trẻ đã có thể tự đề nghị
với cô điều trẻ muốn. Đã có trẻ tự kể lại được với cô một sự việc, hiện tượng vừa xảy ra,
có trẻ đã kể lại được một câu chuyện ngắn với sự giúp đỡ của cô cho cô và các bạn nghe.
- Trẻ đã biết cách sắp xếp trật tự các từ trong câu nên khi trẻ nói trẻ không bớt từ. Trẻ đã
phát âm được cả câu trọn vẹn.
- Khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của cô đã tốt hơn rất nhiều. Trẻ đã biết cách trình
bày có trình tự, chính xác một nôi dung nhất định với cô. Cách diễn đạt lời nói của trẻ đã
lưu loát hơn nhiều so với đầu năm học, có trẻ đã có thể kể lại một sự việc mới xảy ra, có

trẻ đã kể lại được câu chuyện ngắn với sự giúp đỡ của cô.
- Khả năng nghe, hiểu, trả lời câu hỏi của trẻ đã tiến bộ rõ rệt.
D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận :
Trên đây là SKKN : “Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng”
nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt, giúp giáo viên có kế hoạch và cách tổ chức tốt
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
2 . Kiến nghị:
Tôi rất mong sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo đối với viêc chăm sóc và
giáo dục trẻ

×