Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu Luận Một số vấn đề về định hướng tiếp cận giải quyết nghèo đói ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.61 KB, 13 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN GIẢI
QUYẾT NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM
Trong những năm qua, Việt Nam được thế giới chú ý bởi
những thành tựu trong công tác xóa đói, giảm nghèo và nâng cao
mức sống của người dân. Chương trình quốc gia về xóa đói giảm
nghèo và việc làm là hoàn thành việc phát triển kết cấu hạ tầng cho
các xã nghèo vào năm 2010; nâng cao mức thu nhập và mức sống
của người nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10%-11% vào
năm 2010, góp phần đạt được mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Theo tổng kết của Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc
(UNDP), trong điều kiện kinh tế - xã hội của mình, so với các nước
có cùng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Việt Nam đã sử dụng
những nguồn lực có được một cách hiệu quả vào công tác nâng cao
mức sống người dân, trình độ dân trí, tuổi thọ,…Tuy vậy, bên cạnh
đó, công tác xóa đói, giảm nghèo vẫn còn nhiều bất cập làm ảnh
hưởng không nhỏ tới mục tiêu công bằng xã hội trong tiến trình
phát triển bền vững của Việt Nam. Trong bản báo cáo, “Chính
sách và tăng trưởng vì người nghèo”, UNDP khẳng định quan
điểm: Theo đuổi tăng trưởng phải đi kèm với nỗ lực tăng trưởng vì
người nghèo thông qua việc tái phân bổ tài sản và thu nhập trong
nền kinh tế. UNDP cũng cảnh báo, sự gia tăng bất bình đẳng ở
Việt Nam là trở ngại lớn nhất cho tiến trình xóa đói giảm nghèo và
có lẽ cũng kìm hãm sự ổn định chính trị và xã hội.

Trung tâm TTTL-CIEM
1- Tình trạng nghèo ở Việt Nam
a- Việc xác định chuẩn nghèo
Về việc xác định như thế nào là người nghèo, hiện có nhiều
phương pháp khác nhau. Một phương pháp quốc tế để xây dựng
các chỉ số nhất quán giữa các năm là so sánh mức chi tiêu hộ gia
đình trên đầu người với ngưỡng nghèo. Ngưỡng nghèo được định


nghĩa là chi phí cho một rổ hàng tiêu dùng thực phẩm và phi thực
phẩm cần thiết cho một cuộc sống khỏe mạnh. Trong trường hợp
Việt Nam, ngưỡng nghèo thông dụng là chi phí cho một rổ hàng
hóa cung cấp 2.100 đơn vị calo cho một người trong một ngày.
Các chỉ số khác thường được sử dụng là nghèo lương thực và chỉ
số khoảng cách nghèo. Một hộ gia đình được coi là nghèo lương
thực khi chi tiêu của hộ đó thấp đến nỗi dù họ có chi tất cả tiền cho
việc mua lương thực thì cũng không đủ để có 2.100 đơn vị calo
mỗi ngày. Bên cạnh đó, là ngay cả các hộ gia đình nghèo nhất thì
họ vẫn phải có nhu cầu đối với các khoản chi phi lương thực khác.
Chỉ số khoảng cách nghèo là “mức chênh lệch” trung bình giữa chi
tiêu của những người nghèo và mức chi tiêu tại ngưỡng nghèo.
Thước đo này được sử dụng để mô tả mức độ nghèo là nông hay
sâu. Ở Việt Nam, từ năm 1993 đến 2005, chuẩn nghèo được điều
chỉnh 4 lần và được áp dụng cho mọi thành phần trong xã hội
1
.
1
Xem thêm “Trợ giúp người nghèo, người cận nghèo và người dễ bị tổn thương trong công cuộc chống lạm
phát và ổn định kinh tế vĩ mô”, Thông tin Chuyên đề, 2008 Trung tâm TTTL-CIEM.

Trung tâm TTTL-CIEM
b- Một số thành tựu trong công tác xóa đói, giảm nghèo
Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam là đi
đôi với tăng trưởng kinh tế phải đẩy mạnh giảm nghèo, bảo đảm
công bằng và tiến bộ xã hội trong quá trình phát triển giữa các
vùng, miền trong cả nước, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách
giàu, nghèo. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm vừa qua,
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác xóa
đói, giảm nghèo. Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam 2008, số liệu

điều tra hộ gia đình năm 2006 khẳng định xu hướng giảm nghèo ở
Việt Nam đang tiếp tục diễn ra, với tỷ lệ hộ gia đình sống dưới
ngưỡng nghèo chỉ còn 16%, so với 28,9% năm 2002, và 58,1%
năm 1993. Dựa vào thước đo theo chi phí cho một rổ hàng hóa như
đã đề cập ở trên, theo ước tính, trong hơn một thập kỷ qua, Việt
Nam đã giảm nghèo cho hơn 42% dân số, tương đương với 35
triệu người.
Tuy nhiên, tiến bộ đạt được trong xóa đói, giảm nghèo là
không đồng đều. Tỷ lệ nghèo ở các nhóm dân tộc ít người vẫn cao
hơn nhiều so với mức nghèo của các nhóm người Kinh và Hoa. Số
liệu cho thấy, hầu hết những người nghèo đều sống ở các vùng
nông thôn, với tỷ lệ nghèo đang tiếp tục giảm. Điều này trái ngược
với mức nghèo hầu như vẫn giữ nguyên ở thành thị. Về tỷ lệ người
nghèo thành thị không giảm, có nhiều nguyên nhân có thể giải

Trung tâm TTTL-CIEM
thích hiện tượng này. Đó là do giá cả ngày càng tăng cao ở khu
vực thành thị. Sự bùng nổ giá bất động sản làm tăng chi phí bán lẻ
và các dịch vụ khác trong thành phố. Giá cả leo thang ở khu vực
thành thị có thể dẫn đến mức sống thấp hơn cho những người mà
thu nhập của họ không tăng theo một cách tương ứng. Ngoài ra,
giá cả tăng có thể khiến cho những người cận nghèo bị tái nghèo.
Sự kết hợp giữa tốc độ giảm nghèo nhanh ở những vùng
nghèo hơn của Việt Nam và giảm nghèo chậm hơn ở các tỉnh giầu
hơn đã giúp thu hẹp khoảng cách giữa các vùng. Số liệu thống kê
cho thấy tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh chóng ở những vùng mà tỷ lệ
ban đầu là cao nhất. Bức tranh nghèo giữa các tỉnh cũng tương tự
như giữa các vùng. Vẫn còn những khoảng cách lớn những tỉnh
giàu nhất và tỉnh nghèo nhất. Tuy nhiên, ngay cả ở những vùng cao
nguyên nghèo nhất, một số tỉnh cũng đang giảm nghèo tốt hơn và

bắt đầu theo kịp các tỉnh giàu hơn ở vùng đồng bằng. Điều đó là do
đối với các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Chính
phủ đã có những chính sách ưu tiên như Chương trình 135, ổn định
dân di cư tự do, chính sách trợ giá, trợ cước, Chương trình 173,
Chương trình 186 Những chính sách đó đã giúp người nghèo,
người dân tộc xóa đói, giảm nghèo, lĩnh hội được các thành quả
của quá trình phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển
giữa các vùng. Tuy chưa theo kịp tốc độ của vùng đồng bằng, vùng
đô thị, song đời sống của người dân nơi đây đã có những thay đổi

Trung tâm TTTL-CIEM
tích cực, kết cấu hạ tầng phát triển, thị trường hàng hóa đã bắt đầu
hình thành, dần dần thay thế nền kinh tế tự cung, tự cấp trước đây.
c- Một số bất cập trong việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm
nghèo
Thành tựu về xóa đói giảm nghèo trong những năm qua là
không thể phủ nhận. Tuy nhiên, những hạn chế và bất cập trong
tiến trình này là không nhỏ, thể hiện ở sự chênh lệch giàu nghèo
quá lớn giữa các vùng, các tầng lớp xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo ở các
vùng sâu, vùng xa vẫn cao gấp 4-5 lần so với mức bình quân của
cả nước. Đa số người nghèo ít có điều kiện tiếp cận với dịch vụ xã
hội cơ bản. Bên cạnh đó, những thành tựu xóa đói giảm nghèo đã
đạt được còn thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Nguy
cơ dễ bị tổn thương của người nghèo trước những rủi ro của cuộc
sống (ốm đau, thiên tai, mất mùa, biến động thị trường, môi trường
ô nhiễm, mất đi người trụ cột của gia đình, thất nghiệp ) cũng vẫn
rất lớn. Hệ thống an sinh xã hội chưa phát huy tác dụng ở vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt nước ta nằm trong vùng
thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt và 80% người nghèo làm
việc trong nông nghiệp có thể dẫn đến nguy cơ tái nghèo đói cao.

Mặt khác, có không ít hộ tuy không thuộc diện nghèo đói nhưng
mức thu nhập không ổn định nằm giáp ranh chuẩn nghèo đói cũng
có nguy cơ tái đói nghèo. Ngoài ra, nghèo đói có mối liên quan
mật thiết với tình trạng suy thoái môi trường. Nghèo đói có thể

Trung tâm TTTL-CIEM
khiến cho nông dân khai thác quá mức nguồn tài nguyên vốn đã
hạn hẹp và càng làm cho nghèo đói trở nên trầm trọng hơn.
Theo Báo cáo của Dự án VIE, công tác xóa đói giảm nghèo
ở Việt Nam sẽ còn gặp nhiều khó khăn do nguồn lực xóa đói,
giảm nghèo hạn chế; số lượng cán bộ làm công tác xóa đói, giảm
nghèo còn thiếu, yếu về năng lực. Bên cạnh đó, cơ chế xác định
hộ nghèo chưa được thực hiện thống nhất ở các địa phương và
chất lượng giám sát theo dõi báo cáo về xóa đói, giảm nghèo
chưa cao Một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến những bất cập
trong công tác xóa đói, giảm nghèo có thể lý giải như sau:
Thứ nhất, nguồn kinh phí do trung ương bố trí còn rất hạn
chế, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Với nguồn kinh phí hằng
năm bố trí cho xóa đói, giảm nghèo khoảng 600 - 700 tỉ đồng
(bình quân khoảng 100.000 đ/người) khó có thể giúp người
nghèo thoát nghèo trong thời gian ngắn. Trong điều kiện nguồn
kinh phí hỗ trợ từ trung ương còn hạn hẹp thì nguồn huy động tại
chỗ đóng vai trò hết sức quan trọng. Song, nhiều tỉnh gặp khó
khăn, không chủ động được việc huy động nguồn lực tại chỗ do
không biết chính xác nguồn kinh phí được hỗ trợ từ trung ương là
bao nhiêu và thông thường tiêu chí phân bổ kinh phí không được
thông tin rõ ràng.
Thứ hai, một số chính sách hỗ trợ chưa thật sự phù hợp với
người nghèo ảnh hưởng đến hiệu quả của các chương trình. Ví


Trung tâm TTTL-CIEM
dụ, như chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo là rất
có ý nghĩa, song mức hỗ trợ tối đa tại trạm y tế xã là 10.000 đ/lần
khám chữa bệnh, tuyến huyện là 147.000 đ/lần khám chữa bệnh
là quá thấp (trong khi các chi phí đi lại, thuốc thang mà người
bệnh tự chi trả có thể cao hơn nhiều). Các thủ tục rườm rà khi
vay vốn kết hợp với đội ngũ cán bộ tín dụng tại cơ sở thiếu trầm
trọng là những lý do khiến người nghèo khó tiếp cận được dịch
vụ này. Hệ thống cơ chế, chính sách mang tính bao cấp kéo dài
phần nào đã tạo ra tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của
Nhà nước và cộng đồng của một bộ phận người nghèo, xã nghèo
cũng ảnh hưởng đến tính bền vững của công cuộc xóa đói, giảm
nghèo.
Thứ ba, hệ thống theo dõi, giám sát chương trình chưa được
tổ chức một cách có hệ thống và đồng bộ. Thông thường công tác
sơ kết, tổng kết chương trình chủ yếu dựa trên báo cáo của các bộ
và các tỉnh gửi về, song tình trạng một số chỉ tiêu trong báo cáo
không có số liệu hoặc không gửi báo cáo về vẫn xảy ra thường
xuyên. Trong khi đó, các chỉ tiêu được sử dụng để báo cáo, nhìn
chung mang tính liệt kê, chưa phân biệt rõ giữa chỉ tiêu đầu vào,
đầu ra và vai trò tác động. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn
cho công tác theo dõi, đánh giá chính xác hiệu quả và tác động
của chương trình.

Trung tâm TTTL-CIEM
Thứ tư, thiếu đội ngũ cán bộ xóa đói, giảm nghèo có đủ năng lực
để thực hiện chương trình. Hiện nay, phần lớn đội ngũ cán bộ
làm công tác xóa đói, giảm nghèo ở xã vẫn kiêm nhiệm, trong khi
chủ yếu các hoạt động của chương trình được triển khai tại xã.
Chưa được đào tạo có hệ thống, khối lượng công việc nhiều là

những lý do khiến họ khó thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Năng lực chuyên môn của cán bộ cấp huyện, xã còn yếu, nhiều
cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo chưa tốt nghiệp phổ
thông trung học.
Hơn nữa công tác xóa đói, giảm nghèo đòi hỏi
cán bộ ngoài chuyên môn nghiệp vụ còn phải nhiệt tình, nhạy
bén, sáng tạo để nắm chắc tình hình đói nghèo trên địa bàn.
2- Quan điểm và một số biện pháp đẩy mạnh hiệu quả của
công tác xoá đói, giảm nghèo
a- Quan điểm tiếp cận vấn đề nghèo đói và xoá đói, giảm nghèo
Trong cách tiếp cận vấn đề nghèo đói và xóa đói giảm
nghèo, phải có sự nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của
công tác xoá đói, giảm nghèo. Như chúng ta đã biết, đói nghèo là
một hiện tượng mang tính toàn cầu; nó không chỉ tồn tại ở những
nước nghèo có thu nhập thấp, mà vẫn có ở ngay trong những
nước phát triển. Do vậy, xoá đói, giảm nghèo đã được đưa vào
chương trình nghị sự của Liên Hiệp quốc. Có thể nói, xoá đói,
giảm nghèo là chiến lược của các quốc gia, nhưng đối với Việt

Trung tâm TTTL-CIEM
Nam, nó càng có ý nghĩa đặc biệt vì đó là mục tiêu hàng đầu của
con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, giải quyết vấn đề nghèo đói không chỉ dựa vào kinh
nghiệm trong nước mà đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận giải
quyết một cách khoa học - đó là gắn kết tăng trưởng với giảm
nghèo, giảm nghèo đói phải bảo đảm tính toàn diện, công bằng,
bền vững và hội nhập.
Bên cạnh đó, cần phân tích một cách khách quan và khoa
học nguyên nhân của nghèo đói để từ đó có những giải pháp hữu
hiệu xoá đói, giảm nghèo. Thực tế cho thấy, nghèo đói xuất phát

từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các nguyên nhân
khách quan từ điều kiện và môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội,
…nhưng bên cạnh đó cần chú ý tới các nguyên nhân chủ quan
của bản thân người nghèo. Ngoài ra cần phải chú ý tới một
nguyên nhân vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan
đối với đói nghèo; đó chính là sự lãnh đạo của Đảng và quản lý
của chính quyền các cấp.
Một điều quan trọng là, xóa đói, giảm nghèo cần phải thu
hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp dân cư bởi vì xóa
đói, giảm nghèo không phải là vấn đề riêng của người nghèo, hay
của Chính phủ, mà là vấn đề chung của cả nước, của toàn xã hội.
Các phong trào "Ngày vì người nghèo", các chương trình truyền
hình "Những tấm lòng từ thiện" đã thu hút đông đảo sự quan

Trung tâm TTTL-CIEM
tâm và giúp đỡ của các cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ
chức xã hội trong nước và quốc tế. Do nguồn lực hỗ trợ từ trung
ương hạn hẹp, việc bổ sung ngân sách cho chương trình bằng
nguồn ngân sách địa phương và huy động đóng góp của cộng
đồng đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện
chương trình. Bên cạnh các hỗ trợ bằng tiền, phải kể đến những
đóng góp bằng ngày công lao động và thông qua việc xây dựng
các mô hình và kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo. Đây thực sự là
những đóng góp rất quý báu góp phần thực hiện thành công và
hiệu quả chương trình xóa đói, giảm nghèo.
b- Một số biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh có hiệu quả công tác
xóa đói, giảm nghèo
Giải pháp cơ bản và tổng thể về xoá đói, giảm nghèo là sớm
hình thành đồng bộ và thực hiện tốt hệ thống thể chế kinh tế, xã
hội để thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, để khắc phục những
hạn chế trên, cần đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục phân cấp triệt để cho địa phương trong
thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm sự hài
hòa giữa trách nhiệm đi đôi với quyền hạn; các bộ, ngành tập
trung vào xây dựng cơ chế, chính sách, xây dựng tiêu chí, tạo
nguồn lực, đào tạo cán bộ, hướng dẫn và giám sát đánh giá; việc

Trung tâm TTTL-CIEM
huy động nguồn lực tại chỗ và tổ chức thực hiện là trách nhiệm
của xã, huyện và tỉnh. Phát huy sáng kiến, năng động của địa
phương, vai trò của các đoàn thể và người dân trong quá trình
thực hiện.
Thứ hai, đối với 35 huyện miền núi nghèo nhất cần đưa vào
kế hoạch đầu tư tập trung. Kinh nghiệm của Trung Quốc giải quyết
vấn đề này rất thành công. Ở nước ta, thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Yên Bái cũng đang có xu hướng giải quyết như trên.
Đối với vùng đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, vận động và giao
nhiệm vụ cho các lâm, nông trường quốc doanh; các đơn vị kinh tế
của quân đội; làng kinh tế thanh niên giúp đồng bào với các hình
thức phù hợp.
Cần phát huy được vai trò của người dân địa phương
tham gia vào quá trình thực hiện dự án, tạo nên sự liên kết vững
chắc giữa chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và người
dân Đây là cơ sở quan trọng để giảm thiểu tình trạng tái nghèo
đang diễn ra tại nhiều địa phương.
Thứ ba, cải tiến cơ chế huy động, phân bổ và quản lý nguồn
lực theo hướng đa nguồn, coi trọng tại chỗ của từng địa phương;
có chính sách phù hợp để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào
miền núi, nhất là ưu đãi về đất, thuế; kêu gọi sự hỗ trợ của các

nước và các tổ chức quốc tế, tạo lực mạnh về tài chính cho các
vùng nghèo.

Trung tâm TTTL-CIEM
Thứ tư, đổi mới hệ thống cơ chế quản lý theo hướng phân
định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành trung ương, các
địa phương. Tăng cường năng lực và thẩm quyền trong quản lý
và điều hành thực hiện chương trình cho tỉnh; làm rõ quyền và
trách nhiệm của người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, khắc phục tư
tưởng ỷ lại. Xây dựng cơ chế khuyến khích hộ, xã tự lực vươn lên
thoát nghèo và huy động, sử dụng vốn có hiệu quả. Để xoá đói,
giảm nghèo có hiệu quả, cần khuyến khích làm giàu, tạo điều
kiện cho mọi người có khả năng đều hăng hái đầu tư, sản xuất,
kinh doanh, làm giàu một cách chính đáng
Thứ năm, tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao
nhận thức của người dân; Coi trọng công tác cán bộ trong xoá
đói, giảm nghèo. Trong công tác này, công tác cán bộ, nhất là
những cán bộ trực tiếp lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo có
vai trò quyết định; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp,
nhất là ở cơ sở, cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo,
cán bộ khuyến nông; tiếp tục duy trì cán bộ chuyên trách làm
công tác xóa đói, giảm nghèo, cán bộ khuyến nông ở xã nghèo.
Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá ở cả 4 cấp, bảo
đảm tính khách quan, khoa học, góp phần chỉ đạo chương trình
có hiệu quả hơn.
Thứ sáu, kiên quyết chống bệnh hình thức và bệnh thành tích
trong xoá đói, giảm nghèo. Chúng ta đều biết xoá đói, giảm

Trung tâm TTTL-CIEM
nghèo phải đi liền với tiết kiệm, chống lãng phí; nhưng trên thực

tế do bệnh hình thức và bệnh thành tích nên những người tổ chức
lại thích phô trương, gây lãng phí về công sức và tiền của.



Trung tâm TTTL-CIEM

×