Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Luận Văn Động thái phát triển nông nghiệp và một số đề xuất phát triển chăn nuôi ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 53 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đánh giá thực trạng, tiềm năng và các giải pháp phát triển ngành chăn
nuôi của huyện Cẩm Xuyên là vấn đề mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu.
Thật vậy, tỷ trọng ngành chăn nuôi của huyện Cẩm Xuyên còn thấp so với
ngành trồng trọt. Theo thống kê của huyện tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm
35,1% (năm 2007).
Vấn đề đặt ra là phải làm gì, làm như thế nào để đưa tỷ trọng của
ngành chăn nuôi tăng lên, đồng thời khai thác các tiềm năng, lợi thế sẵn có
như đất đai, lao động để khắc phục những khó khăn, đề ra các giải pháp phát
triển ngành chăn nuôi của huyện một cách có hiệu quả và giải quyết công ăn
việc làm và đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân.
Đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi trước hết cần có bức tranh
về thực trạng và xác định được tiềm năng. Từ bức tranh thực trạng đó để có
hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý, cần có kiến thức khoa
học kỹ thuật để áp dụng rộng rãi vào sản xuất làm tăng năng suất, chất lượng
cây trồng, vật nuôi.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài :
”Động thái phát triển nông nghiệp và một số đề xuất phát triển chăn nuôi
ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.”


1
PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tình hình cơ bản của huyện Cẩm Xuyên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh là một huyện đồng bằng ven biển
thuộc vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ, nằm phía Đông Nam của tĩnh Hà
Tĩnh, có toạ độ địa lý từ 18002’18” đến 18020’51” vĩ độ Bắc và từ


105051’17” đến 106009’13” kinh độ Đông. Phía Tây Bắc giáp thành phố Hà
Tĩnh và huyện Thạch Hà, phía Đông Bắc giáp biển Đông, phía Tây, Tây
Nam giáp huyện Hương Khê , phía Đông Nam giáp huyện Kỳ Anh.
Thị trấn Cẩm Xuyên là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của
huyện, cách trung tâm tĩnh lỵ-thành phố Hà Tĩnh 10km về phía Đông Nam.
Trên địa bàn có tuyến quốc lộ 1A, tĩnh lộ 4 chạy qua va nhiều tuyến đường
liên huyện , liên xã khác; có 18km bờ biển trong đó bãi biển Thiên Cầm có
điều kiện thuận lợi để xây dựng một khu du lịch nghỉ mát lý tưởng.Ngoài ra
Cửa Nhượng là nơi thuận lợi cho tàu thuyền ra vào trao đổi, lưu thông hàng
hoá và neo đậu trú bão.Vị trí của huyện hội tụ nhiều điều kiện và cơ hội để
giao lưu, thu hút vốn đầu tư cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã
hội như nông lâm nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch - dịch vụ.
2.1.1.2. Địa hình, đất đai.
Cẩm Xuyên với tổng diện tích tự nhiên là 63554,37 ha . Trong đó:
-Đất nông nghiệp: 13065,37 ha chiếm 20,6%
-Đất lâm nghiệp: 30239,05 ha chiếm 47,6%
-Đất chuyên dùng: 10701,51 ha chiếm 16,8%
-Đất khu dân cư: 866,45 ha chiếm 1,4%
-Đất chưa sử dụng: 8681,99 ha chiếm 13,6%
Tài nguyên đất của huyện được chia thành 5 nhóm đất sau:
-Nhóm đất cồn cát và đát cát biển
-Nhóm đất mặn.
-Nhóm đất phù sa.
-Nhóm đất đỏ vàng.
-Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá.
2
Tài nguyên đất của huyện rất đa dạng phù hợp cho việc trồng nhiều
loại cây: cây lâm nghiệp, cây ăn quả cây lương thực như lúa, ngô, cây công
nghiệp như lạc, đậu, cây thực phẩm và một số loại cây khác.
2.1.1.3. Thời tiết khí hậu:

Cũng như toàn Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên năm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa và chịu ảnh hưởng lớn của gió nóng Tây Nam (gió Lào), nhưng
nhìn chung khí hậu khá khắc nghiệt và được phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa
nắng từ tháng 4 đến tháng 8 mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Trong
năm chủ yếu có 3 hướng gió chính đó là:
+ Gió đông bắc vào mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
+ Gió đông nam (gió nồm) vào các tháng 9 đến tháng 10 và xen lén
vào các tháng trong năm.
+ Gió tây nam vào mùa nắng từ tháng 4 đến tháng 8.
Tổng lượng mưa bình quân tương đối lớn trên 2000 mm, phân bố
không đều giữa các tháng trong năm, Độ ẩm bình quân năm là 86 %.
2.1.1.4. Chế độ thuỷ văn:
Huyện có hệ thống sông, suối khá dày đặc, nhưng nhìn chung, chiều
dài của các con sông ngắn, lưu vực nhỏ, suối có độ dốc nhỏ và tốc độ dòng
chảy lớn, chủ yếu về mùa mưa lũ gây xói mòn, rữa trôi đất. Cẩm Xuyên có
nguồn nước mặt khá dồi dào nhờ hệ thống sông, suối, kênh mương dày đặc
và nhiều hồ đập. Đặc biệt phải kể đến các hồ như hồ Kẻ Gỗ, hồ sông Rác, hồ
Bộc Nguyên, hồ Thượng Tuy. Chỉ tính riêng hồ Kẻ Gỗ với dung tích 450
triệu m
3
nước, không những đủ cung cấp nguồn nước sinh hoạt và sản xuất
cho huyện mà còn cung cấp nước tưới cho một số vùng lân cận như thị xã
Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà.
2.1.1.5. Quản lý đất đai:
Đến năm 2007 huyện Cẩm Xuyên đã hoàn thành việc lập QH-KH sử
dụng đất đến năm 2010 cho 26/27 xã, thị trấn ( đạt 96,3 %, QHSD đất cấp
xã) đưa vào công bố QH-KH sử dụng đất đai đảm bảo theo QH-KH đã được
phê duyệt.
Hiện nay, huyện đang tập trung tổ chức lập QHSD đất đến năm 2015
và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 cho đơn vị thị trấn Cẩm Xuyên.

3
2.1.2. Tình Hình Kinh Tế Xã hội:
2.1.2.1. Tình hình kinh tế
Trong những năm gần đây huyện Cẩm Xuyên đã đạt được những
thành tựu đáng kể như sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8 %.
- Thu thập bình quân đầu người đạt 5,05 triệu đồng/ năm.
- Tổng thu nhập toàn huyện 723.789 triệu đồng toàn huyện (theo giá
thực tế hiện hành).
- Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất lương thực quy thóc cả năm đạt
91.394 tấn, trong đó lúa 83.641 tấn, bằng 104 % so năm 2005, người nông
dân đã chuyển dần sang sản xuất hàng hoá.
- Về chăn nuôi: Tổng đàn trâu bò 35.936 con, bằng 108 % so năm
2005, trong đó đàn bò 21.736 con bằng 130 % so với cùng kỳ. UBND huyện
đã ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển như chương trình cải tạo đàn bò,
mô hình chăn nuôi lợn tập trung, mô hình lợn nái siêu nạc Đức Cần tại thị
trấn Cẩm Xuyên.
- Về thú y: Huyện đã phối hợp với xã, thôn, chi cục thú y áp dụng triệt
để các biện pháp ngăn chặn dịch nên đã không chế được dịch lây lan.
- Về lâm nghiệp: Trong năm đã trồng được 580 ha rừng tập trung và 3
triệu cây phân tán đạt 100 % kế hoạch.
- Về thuỷ sản: Sản lượng thuỷ hải sản đạt 5036 tấn. Trong đó sản
lượng khai thác đạt 4115 tấn, trong đó sản lượng tôm sú 320 tấn.
* Về sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch.
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 101.207
triệu đồng, đạt 113,5 % so năm 2005. Huyện đã thu hút các đơn vị đầu tư mở
thêm tại Sơn Thịnh - Cẩm Thịnh, Công ty cổ phần gạch ngói Cầu Họ mở
rộng quy mô sản xuất ở Cẩm Quang, Thành lập được hai làng nghề chế biến
nước mắm tại xã Cẩm Nhượng, Cẩm Dương, tổ hợp mây đan lát xuất khẩu
tại xã Cẩm Sơn. Đẩy mạnh các hoạt động thu mua, chế biến hải sản, mây

xuất khẩu.
Tổng mức bán lẽ hàng hoá và dịch vụ ước đạt 230.683 triệu đồng, đạt
110,5 so với cùng kỳ.
4
2.1.2.2.Tình hình xã hội:
* Dân số
Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2007 thì dân số của huyện là
157.506 người với 36.682 hộ; năm 2006 dân số huyện là 154.645 người. Tỷ
lệ phát triển dân số đang có xu hướng giảm dần đến 1 %/năm, bình quân mỗi
năm từ 2,5 - 3 %. Năm 2007 tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm xuống 0,62
% ( năm 2006 là 0,65 %) .
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đã có xu hướng giảm. Tuy nhiên tỷ lệ
đó còn cao, số lượng người năm trước so với năm sau chênh lệch còn quá
lớn.
* Lao động và việc làm:
Đến năm 2007 huyện có 68.334 lao động chiếm 43,38 % dân số.
Trong đó, lao động nông nghiệp có 57.316 người chiếm 83,87 % trong tổng
số lao động; còn lại 16,13 % là lao động tham gia trong các lĩnh vực khác.
2.1.3. Tình hình cải tạo chất lượng đàn giống của huyện Cẩm Xuyên
những năm qua
2.1.3. 1 Đối với đại gia súc Trâu Bò
Những năm qua huyện Cẩm Xuyên đã được sự quan tâm của nhà
nước, của tỉnh nhà, song thực chất kết quả đạt được chưa cao, chưa tương
xứng với tiềm năng của huyện. Đó là do nhiều yếu tố quan trọng tác động.
- Chuyển dịch kinh tế thấp, tiềm năng để phát triển chăn nuôi còn lớn
nhưng chưa khai thác đúng mức.
- Nhận thức của cán bộ và nhân dân về kinh tế thị trường còn hạn chế,
thiếu thông tin về thị trường nên công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi còn chậm và nhỏ lẻ, tư duy làm kinh tế còn mang tính bảo thủ, chưa
mạnh dạn đầu tư lớn, hiệu quả đạt được còn thấp.

- Đội ngũ thú y viên từ huyện đến cơ sở còn thiếu và yếu về trình độ
chuyên môn, tay nghề.
Tuy nhiên trong những năm qua ngành chăn nuôi đã có những bước
phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước chuyển dịch từ nuôi kiêm
dụng sang nuôi chuyên dụng, từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi hàng
hoá.
+ Đối với bò: Theo thống kê của huyện năm 2007 tổng đàn bò là
21564 con. Trong 4 năm đã lai sind hoá được 6026 con bò lai chiếm 28%
5
đàn bằng hình thức phối trực tiếp và dẩn tinh viên. Toàn huyện đã xây dựng
được 120 trang trại chăn nuôi lớn nhỏ theo quy mô hộ gia đình và chăn nuôi
bò thịt chất lượng cao.
Đồng thời phát triển chăn nuôi bò theo cả hai hướng chăn nuôi trang
trại và khuyến khích các nông hộ chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Coi việc
đẩy mạnh phát triển đàn bò là mũi nhọn trong ngành chăn nuôi. Đảm bảo độ
tăng trưởng đàn bò đạt 7% năm. Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn bò đạt
41564 tăng 20000 con, tạo tầm vóc và chất lượng đàn bò bằng giống bò lai
sind để đến năm 2015 tỷ lệ đàn bò lai sind chiếm 50-60% tỉ lệ bò nái lai
chiếm 45-50% tổng đàn. Tập trung xây dựng các trang trại chăn nuôi bò thịt
chất lượng cao từ bò cái lai sind, phấn đấu toàn huyện có 60 điểm tập trung
phối giống.
+ Đàn trâu: Đang chủ yếu là tập trung khuyến khích phát triển đàn
trâu hiện có. Còn việc chú ý cải tạo tầm vóc thì trâu Việt Nam không thua
kém trâu trên thế giới mà chỉ có nhược điểm sản lượng sữa thấp. Do đó,
trong thời gian qua nước ta đã nhập loại giống trâu MuRah từ Ấn Độ về lai
cấp tiến nhưng đạt thấp.
2.1.3.2 Về lợn
Việc phát triển đàn lợn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận đó là
việc sau khi ta nhập vào các con đực cao sản như Yorshire, Landrace ,
Duroc đã đem cho lai với con móng cái của ta cho con lai F1 và lợn nái có tỷ

lệ nạc cao, tăng trọng nhanh, đã được đưa vào chăn nuôi thu hiệu quả kinh tế
cao. Hiện nay, trước cơ chế thị trường việc tiến tới nạc hoá đàn lợn đang
được chú ý, việc lai tạo cho ra con lai 3/4 máu ngoại đang được quan tâm
nhiều.Trong mục tiêu chiến lược đến năm 2015 Huyện Cẩm Xuyên có
hướng chuyển đổi đàn lợn như sau:
Đưa quy mô đàn lợn lên 145.000 con, trong đó đàn lợn siêu nạc đạt
70% tổng đàn lợn thịt. Đàn lợn nái là 30.000 con chủ yếu là nái ngoại và lai
máu ngoại để thực hiện nạc hoá đàn lợn. Sản lương thịt xô lọc đạt trên
67.000 tấn.
Tập trung phát triển các cơ sở chăn nuôi lợn quy mô lớn từ 100 con trở
lên.
Tăng cường hình thức liên doanh liên kết trong chăn nuôi nhằm tranh
thủ nguồn vốn , kỹ thuật sản xuất và bảo đảm đầu ra cho sản phẩm
6
Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo, giải quyết tốt công tác phòng trừ
dịch bệnh vệ sinh thú y, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với
việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến theo tiêu chuẩn.
2.1.3.3 Về gia cầm
+ Đàn gà: do nguồn gốc gà ta có nhiều ưu điểm như trứng, thịt thơm
ngon, khéo nuôi con nhưng tầm vóc nhỏ bé. Thì hiện nay, ta đã lai tạo thành
công một số giống gà như:
- Từ dòng 433 x dòng 488 sau hai thế hệ cho ra con lai 3 máu 791 chất
lượng, hiệu quả cao.
- Từ dòng V3 xV5 sau hai thế hệ cho ra con lai 3 máu V1, V3, V5,
chất lượng tốt, năng suất hiệu quả kinh tế cao.
Trong các năm gần đây huyện đã nhập về một số giống có năng suất
cao gia cầm lai, gà Tam Hoàng, giống gà Lương Phượng. Hiện nay, giống gà
lai giữa gà địa phương với Tam Hoàng hoặc gà Lương Phượng có mức tăng
trọng nhanh hơn, được người tiêu dùng ưa chuộng đang được nuôi phổ biến.
Phấn đấu đến năm 2015 có quy mô đàn gia cầm là: 920.000 con. Phát

triển nhanh giống gà địa phương và trang trại nuôi gà theo hình thức công
nghiệp và bán công nghiệp, kết hợp với nuôi gà thả vườn. Đồng thời, đẩy
mạnh giống gia cầm lai như gà 882, gà Lương Phượng, vịt siêu trứng để lai
với giống địa phương nhằm tạo ra đối tượng nuôi vừa có năng suất cao,
chống chịu tốt, vừa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
+ Đàn vịt: Ta mang về một số giống vịt siêu trứng, siêu thịt như vịt
Bắc Kinh ( Trung Quốc), vịt Anh Đào (Anh) SuPer-maer về để phát triển
đàn và cũng nhằm mục đích lâu dài lai cải tạo đàn vịt bầu, vịt cỏ trong nước.
Tóm lại: Chương trình cải tạo đàn giống gia cầm của nước ta nói
chung và huyện Cẩm Xuyên nói riêng trong mấy năm qua đã thu được nhiều
kết quả tạo niềm tin cho nhân dân nhất là đối với người chăn nuôi. Ngoài các
đối tượng nuôi chính, khuyến khích phát triển đàn dê .
Qua đây ta thấy tình hình chăn nuôi của huyện Cẩm Xuyên đang từng
bước thay đổi đi lên có nhiều chuyển biến tích cực. Vì vậy, song song với
việc cải tạo đàn gia súc phải bảo tồn vốn gen quý hiếm của Việt Nam là một
chủ trương đúng đắn của nhà nước nhằm từng bước nâng cao tỷ trọng của
ngành chăn nuôi, không ngừng hướng tới xuất khẩu để thu ngoại tệ cho đất
nước.
7
2.1.4. Nhận xét chung
Năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế của huyện
vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10% tăng hơn so với năm trước.
Chất lượng tăng trưởng đã có sự chuyển biến đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tích cực.
Các lĩnh vực đã có bước chuyển dịch khá trong cơ cấu kinh tế. Giá trị
sản xuất nông lâm ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển và
duy trì ở mức cao. Đầu tư cơ sở hạ tầng luôn được chú trọng, thu ngân sách
trên địa bàn vượt chỉ tiêu đề ra. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, chăm sóc
sức khỏe nhân dân xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm được quan tâm
đúng mức. Bên cạnh đó cho ta thấy huyện có tiềm năng lớn về chăn nuôi. Số

lượng đàn trâu, bò khá lớn tính thích nghi cao, nguồn sản phẩm phụ nông
nghiệp dồi dào, có nhiều bãi chăn thả lớn. Đây chính là những thuận lợi để
phát triển ngành chăn nuôi.
Diện tích gieo trồng cây lương thực và hoa màu lớn, tạo nên lượng lớn
các sản phẩm phụ và phế phụ phẩm. Nếu được chế biến bảo quản tốt thì đây
là nguồn thức ăn dồi dào cho gia súc, gia cầm trong những tháng mưa rét.
Bên cạnh đó huyện có nhiều cơ hội, được nhiều dự án hỗ trợ cho phát
triển chăn nuôi, có một thị trường rộng lớn đó là khu vực phụ cận của thành
phố Hà Tĩnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kinh tế xã hội mà đã đạt được.
Huyện nhà vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: quy mô phát triển kinh tế
còn nhỏ lẻ , nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp người dân xử lý chế biến chưa
khoa học, chưa đảm bảo với yêu cầu chất lượng thức ăn và để dự trữ lâu dài.
Hệ thống dịch vụ chăn nuôi thú y còn hạn chế, chưa đáp ứng với nhu
cầu của người dân.
Hệ thống chuồng trại chưa được đầu tư thích đáng, người dân chưa
dám mạnh dạn đầu tư lớn cho chăn nuôi theo hướng công nghiệp sản xuất
hàng hóa.
2.2. Các hệ thống chăn nuôi
2.2.1 Hệ thống chăn nuôi trâu bò
+ Hệ thống quảng canh
Là hệ thống phù hợp với vùng gò đồi, có diện tích đồng cỏ rộng, số
đầu gia súc ít, gia súc chủ yếu tự thu nhặt thức ăn trên đồng cỏ ít được bổ
8
sung thêm các loại thức ăn tinh bột. Với hệ thống chăn nuôi này đem lại
năng suất và lợi nhuận thấp.
Hệ thống chăn nuôi kết hợp với trồng trọt
Hệ thống chăn nuôi này hiện nay đang được áp dụng nhiều. ở đây mùa
vụ được bố trí quanh năm, vai trò của kiểu chăn nuôi này là tận dụng các sản
phẩm dư thừa trong ngành trồng trọt nhưng phải đảm bảo không xâm hại đến

cây trồng chính và nó có các kiểu mô hình được trình bày sau đây.
+ Chăn thả trâu, bò ở những bãi, cánh đồng mới thu hoạch xong, ven
các trục đường đi, bờ đê, mương nước, hay các nơi công cộng.
+ Chăn dắt ở những nơi đầu bờ ruộng di động trong phạm vi cây trồng
nhưng đòi hỏi phải có người canh giữ thường xuyên.
+ Nhốt tại chuồng cắt cỏ đem về chăm, bổ sung cho ăn thêm các loại
rơm rạ, cây chuối thái nhỏ độn với cám các loại.
Hình thức này được áp dụng ở những nơi hạn chế đất canh tác mà số
đầu gia súc nhiều, ý thức đầu tư thâm canh của người dân khá, đặc điểm này
giúp cho người chăn nuôi luôn quan tâm theo dõi được tình trạng sức khỏe
của con vật, và chăn nuôi theo kiểu này tuy tốn công sức và chi phí đầu vào
tương đối cao nhưng mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể và rõ ràng hơn.
+ Hệ thống chăn nuôi - Nông - Lâm kết hợp
Là một hình chăn nuôi kết hợp với trồng rừng, trồng cây phân tán,
được áp dụng ở những vùng gò, đồi, núi. Hệ thống này trâu bò vừa lợi dụng
các loại thức ăn mục dưới tán cây, vừa làm tăng độ phì cho đất như phân,
nước tiểu do trâu, bò thải ra giúp cây trồng phát triển. Lợi ích của hệ thống
chăn nuôi này được thể hiện ở các khía cạnh dưới đây.
- Bớt được công làm cỏ, phát gốc cây.
- Gia súc vừa được ăn no vừa tránh nóng vào những ngày nắng nóng.
- Mô hình này có thể được xem là mô hình tương đối bền vững, thúc
đẩy chăn nuôi phát triển và đồng thời góp phần tăng độ che phủ cho đất.
Với mô hình này làm tăng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích
nhiều sản phẩm hiệu quả tăng lên rõ rệt.
+ Chăn nuôi kết hợp trồng cây chống xói mòn, cây che phủ
Là mô hình vừa trồng cây chống xói mòn đất, cải tạo đất tăng độ phì
cho đất, nó có thể trồng trong vườn nhà, ven các lối đi, xung quanh bìa
9
rừng .v.v làm cân bằng môi trường sinh thái, kiểu chăn nuôi này dễ phổ
biến vì các cây họ đậu sẵn có ở địa phương, đồng thời là nguồn cung cấp

protein, chất dinh dưỡng, chất khoáng cho vật nuôi, góp phần làm giảm
lượng nhu cầu tinh bột trong khẩu phần thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế, hạ giá
thành sản phẩm.
+ Chăn nuôi kết hợp chăn dắt, bổ sung thức ăn
Các chất dinh dưỡng hằng ngày động vật đưa vào cơ thể từ thức ăn
trên đồng cỏ như như protein, tinh bột, khoáng, vitamine không đủ so với
nhu cầu và cần được bổ sung hàng ngày nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi.
Mô hình này đã trở thành biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng suất sản
phẩm và phẩm chất của thịt gia súc.
Theo Preston và Leng (1986) thì việc bổ sung thức ăn nhằm tạo ra một
hệ thống sinh thái (Ecosystem) hữu hiệu giúp cho sự lên men tiêu hóa chất
xơ trong dạ cỏ, để từ đó các sản phẩm đã được tạo ra từ sự lên men với các
chất dinh dưỡng thoát qua (ByPass) trong khẩu phần để tạo ra sản phẩm cần
thiết.
Việc bổ sung thức ăn hằng ngày điều chú ý nhất là thức ăn đa dinh
dưỡng. Vì trong cơ thể khi được cung cấp đầy đủ thức ăn đa dinh dưỡng thì
nó làm cân bằng hệ sinh thái đường ruột, thúc đẩy mạnh quá trình tiêu hóa,
giúp cho con vật ăn được nhiều, tỷ lệ tiêu hóa cao. Bên cạnh đó, việc bổ sung
các loại thức ăn thô xanh đã phần nào được chú ý, nhưng biện pháp bổ sung
thức ăn thô xơ khô đã được chế biến từ các sản phẩm phụ của ngành trồng
trọt chưa được quan tâm và chú ý đến nhiều còn đang quá lãng phí.
2.2.2. Hệ thống chăn nuôi lợn
+ Hệ thống chăn nuôi kiêm dụng
Mục đích của nghề nuôi lợn là sử dụng các sản phẩm dư thừa của
trồng trọt, các phụ phế phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như
rau khoai, sắn, bã mắm, bột cá, đầu tôm, cua, bã bia, rượu.v.v. và chuyển
chúng thành các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao cho con người, đồng
thời lại cung cấp cho ngành trồng trọt một lượng phân hữu cơ có giá trị cho
cây trồng phát triển. Bên cạnh đó tận dụng một cách tối đa sức lao động dư
thừa của ngành nông nghiệp và có thể tận dụng cả sức lao động người già và

trẻ em. Hiện nay nước ta đang có trên 80% là lao động nông nghiệp nên
10
nghề chăn nuôi lợn vẫn được coi trọng, đó là vì chăn nuôi lợn nâng cao được
thu nhập cho nông dân và tận dụng được lao động phụ trong nông thôn.
+ Hệ thống chăn nuôi công nghiệp
Là mô hình chăn nuôi có tính khoa học, tập trung tại các trang trại,
chăn nuôi có tính chất hàng hóa, để cung cấp thịt cho công nghiệp chế biến,
như đồ hộp. Với mức độ đầu tư cao, hiệu quả kinh tế rõ nét đối với các hộ có
điều kiện kinh tế ở nông thôn. Đây cũng là mô hình tiếp cận với hội nhập để
có đủ sức cạnh tranh với hàng hóa nông sản từ các nước đến Việt Nam sau
khi ta là thành viên chính thức của WTO.
2.2.3 Hệ thống chăn nuôi gia cầm
+ Chăn nuôi gà kiêm dụng
Hiện nay hầu hết nông dân đang phát triển mạnh mô hình chăn nuôi gà
kiêm dụng này, cơ bản vừa tận dụng các loại sản phẩm rơi vãi của ngành
trồng trọt, tự tìm kiếm thức ăn xung quanh vườn nhà là chủ yếu, với mục tiêu
để cung cấp một phần thực phẩm hàng ngày cho con người như trứng, thịt
tăng thêm thu nhập một phần cho người dân. Nhưng với mô hình này thường
cho thu nhập thấp, hay bị dịch bệnh xẩy ra nên hiệu quả kinh tế chưa cao.
11
+ Chăn nuôi gà kết hợp giữa nuôi nhốt - thả vườn
Mô hình này gà tự tìm kiếm thức ăn sẵn có trong vườn như giun, dế,
kiến, mối, mặt khác lại được con người bổ sung dinh dưỡng, thức ăn hàng
ngày, hiệu quả kinh tế cao hơn, nhưng tính chuyên dụng vẫn còn thấp. Gà
thả vườn tuy năng suất không cao bằng gà công nghiệp nhưng đầu tư thấp
hơn và giá bán lại cao gấp rưỡi đến gấp đôi (đối với gà ri) gà công nghiệp.
Lợi thế giá của gà thả vườn là do thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam cho
rằng gà thả vườn thịt thơm và vị đậm đà hơn gà công nghiệp.
+ Nuôi gà chuyên dụng bao gồm
+ Nuôi gà chuyên cho trứng: tập trung theo hướng tăng sản lượng bình

quân trứng/mái/năm, giữ nguyên hoặc giảm đầu gà mái, khai thác trứng đến
75 - 78 tuần tuổi, sản lượng trứng đạt 290 - 315 quả/con/năm.
- Loại mô hình này tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, nên chú ý đến việc
hạn chế , việc phát triển trọng lượng gà.
- Điều kiện gà mái đạt 50% tỷ lệ đẻ ở tuổi sớm hơn trước là từ 150 -
155 ngày tuổi (Loman, Dekalb) .
- Chất lượng trứng tốt, tỷ lệ dập vỡ không quá 2%, muốn đạt được
theo hướng này thì cần chọn lọc, lai tạo để tạo ra giòng tốt.
+ Nuôi gà hướng thịt: là mô hình chăn nuôi công nghiệp phát triển
theo xu thế công nghiệp hóa nhằm vào thị trường để phát triển và cung cấp
thịt cho tiêu dùng và cho xuất khẩu. Việc tạo ra các giống có thể trọng lớn,
tốc độ sinh trưởng nhanh, sử dụng thức ăn tốt, có lông màu trắng, rút ngắn
thời gian nuôi, chất lượng thức ăn cao, đảm bảo tỷ lệ Protein thô từ 24 -
26%. Phải tìm cách giảm chi phí thức ăn trên một đơn vị sản phẩm, tìm các
nguồn thức ăn mới, tận dụng tối đa các phế phụ phẩm của công nghiệp chế
biến để phát triển.
2.2.4 Hệ thống chăn nuôi vịt
Bên cạnh việc phát triển gia súc, gia cầm thì các mô hình chăn nuôi vịt
nói riêng và thủy cầm nói chung đã có nhiều hướng phát triển tốt trên thế
giới và trong nước nó cũng tồn tại và phát triển theo các xu hướng sau.
+ Nuôi với hình thức kiêm dụng có tính chất chăn thả tự nhiên trên các
cánh đồng, ao hồ, đập, tự tìm kiếm các loại thức ăn rơi vãi chủ yếu với mục
đích nuôi để cải thiện đời sống, có tính nhỏ lẻ, một hộ nuôi từ 10 - 15 con
12
nhằm cung cấp một phần thực phẩm hằng ngày cho con người. Do vậy tính
chất hàng hóa của kiểu mô hình này thấp, tính chuyên nghiệp chưa cao,
không thể trở thành chăn nuôi hàng hóa.
+ Chăn nuôi kết hợp với sản xuất lúa nước đây là mô hình được áp
dụng ở các vùng đồng bằng hay còn gọi là mô hình " Vịt - Lúa". Đối với mô
hình này vịt (ngan) có thể tự tìm kiếm thức ăn ở trên các cánh đồng và đồng

thời giúp người dân đỡ được công làm cỏ và hiệu quả cao nhất là vịt (ngan)
là những thiên địch góp phần tiêu diệt các loại côn trùng sâu hại lúa, nhưng
năng suất và hiệu quả kinh tế không cao, nhưng lại giúp việc giảm chi phí
đầu vào cho nông dân.
+ Chăn nuôi kết hợp chăn thả và bổ sung thức ăn có tính chuyên
nghiệp đây là kiểu chăn nuôi kết hợp đã chú trọng đến khâu đầu tư, thâm
canh. Ngoài việc vịt (ngan) tự tìm kiếm thức ăn, thì được con người hàng
ngày cung cấp thêm thức ăn, trong khẩu phần đã chú ý đến dinh dưỡng, giúp
cho nó phát triển tốt hơn , đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao hơn.
+ Ngoài các mô hình chăn nuôi trên ta có thể thấy đã xuất hiện nhiều
trang trại chăn nuôi có tính qui mô được đầu tư xứng đáng chủ yếu là nuôi
kiểu công nghiệp sản xuất hàng hóa như cung cấp khối lượng thịt, trứng lớn
cho thị trường trong nước, cho xuất khẩu và công nghiệp chế biến đã đem lại
hiệu quả kinh tế cao.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi
2.3.1 Công tác giống
+ Công tác giống trâu, bò
Yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi gia súc trước hết phải kể đến công
tác giống. Các con vật có nguồn gốc khác nhau thì năng suất, phẩm chất, khả
năng sinh trưởng,
Khả năng sản xuất thịt, sữa và sinh sản của các giống nhập ngoại về
Việt Nam có xu thế giảm, ngược lại trâu bò Việt Nam lại thích nghi với điều
kiện nóng ẩm và môi trường dinh dưỡng hạn chế.
* Bò: Chủ yếu là bò vàng hoặc diễn biến của vàng và nó được đặt tên
là bò vàng Việt Nam (Yellow Cattle) có tầm vóc và hình dạng nhỏ bé, trọng
lượng từ 180 - 250kg. Năng suất thịt sữa đều rất thấp, đó là nhược điểm cần
khắc phục, nhưng lại có đặc điểm mang tính ưu việt đó là.
13
+ Mắn đẻ, đẻ dày đều 1 năm một lứa.
+ Thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

+ Có khả năng thích nghi cao, chống chịu bệnh khá, đặc biệt như bệnh
ký sinh trùng và các bệnh khác.
+ Khả năng sử dụng thức ăn thô cao, phù hợp với điều kiện phát triển,
hiện nay đó là (trồng trọt, chăn nuôi).
Giống bò Zebu : Đây là nhóm bò thuộc gốc nhiệt đới như Ấn Độ
Pakistand, nó bao gồm các giống như: Redsindhi - Sahiwal - Guzerat
-Ongole.
Hiện nay các nước nhiệt đới ẩm trên thế giới đang dùng bò Zebu để
cải tạo đàn giống bò cao sản, chủ yếu là về sức chịu đựng. Mặt khác do tính
năng các giống bò này tốt và hợp với điều kiện ở Việt nam.
Ngoài ra hiện nay đã có một số giống đã và đang nuôi tại Việt Nam
như: Holstein nó được nhập vào Việt Nam những năm 1959 qua con đường
Trung Quốc, lúc đầu nuôi ở Ba Vì song do điều kiện thích nghi không tốt
đàn bò bị giảm xuống thì năm 1962 được đưa lên nuôi ở Mộc Châu, Sơn La
thì dần dần phát triển trở lại bình thường.
Những năm sau này nó được đưa vào Việt nam qua con đường từ
Cuba vào Mộc Châu, Lâm Đồng và hiện nay phát triển khá, sản lượng sữa
cho từ 4000 - 5000 kg/chu kỳ.
+ Công tác giống lợn
Lợn là loại được con người thuần hóa từ rất lâu đời, nó có nguồn gốc
chủ yếu là từ lợn rừng châu Âu và châu á. (Susscrofa và Susvitatus,
Susorientalis.). Lợn Móng Cái hiện là giống nội có tầm ảnh hưởng lớn nhất
trong cả nước và nó đang được làm nền trong công tác lai tạo giống.
Lợn Móng cái có nguồn gốc tại huyện Đầm Hà, Hà Cối, Tiên Yên (Quảng
Ninh).
Ngoại hình có đầu đen, giữa trán có chấm trắng, hình tam giác hoặc
hình thoi, vai và cổ có vành trắng vắt qua tạo thành hình yên ngựa.
Đặc điểm sinh sản, thành thục về tính tương đối sớm, lợn con sơ sinh
có trọng lượng từ 0,5 - 0,6kg/con. Tăng trọng trung bình 3 - 10kg/tháng. Thịt
ngon thơm. Về ưu điểm có ngoại hình đồng nhất, bụng gọn vú nhiều, phát

dục sớm, mắn đẻ, nuôi con khéo, tiết sữa cao. Khả năng sử dụng thức ăn thô
14
xanh cao. Ngoài ra còn có các giống lợn khác như Mường Khương, Thuộc
Nhiêu.
Bên cạnh các giống trong nước thì nước ta đã nhập nội một số giống
như Berkshise, Yorkshire, Lan drace v.v để vào nhằm mục đích thuần chủng
cải tạo đàn giống trong nước, kết quả thu được đáng khả quan.
Ngày nay do nhu cầu của cơ chế thị trường và thị hiếu cả người tiêu
thụ do vậy việc đưa và phát triển lợn hướng nạc là vấn đề được quan tâm và
hiệu quả kinh tế của nó trong việc đầu tư của người chăn nuôi đạt kết quả
cao.
+ Công tác giống gia cầm
Giống gia cầm là một quần thể vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị về
mặt gây giống trong điều kiện nhất định nhưng đòi hỏi phải đảm bảo tính di
truyền. Với đặc điểm và điều kiện phát triển của nền khoa học, trước nhu cầu
đòi hỏi của con người thì quần thể giống gia cầm tương đối phong phú, dựa
vào mục tiêu kinh tế mà ta có thể chia gia cầm theo các mục tiêu sau đây:
+ Giống kiêm dụng.
+ Giống chuyên trứng.
+ Giống chuyên thịt.
Gà ri địa phương: nó được phân bố rộng rãi trong cả nước, có tầm vóc
nhỏ chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh đẻ sớm mỗi năm đẻ 5 -6 lứa ,
mỗi lứa 12 - 15 quả. Trọng lượng con trống trưởng thành đạt 1,5 - 1,8 kg,
con mái 1,1,- 1,6 kg thịt thơm ngon.
Vịt cỏ là giống vịt sống từng đàn, chịu khó tìm kiếm thức ăn khi chăn
thả tự do, chi phí thức ăn trên một con vịt tương đối cao, số trứng bình quân /
lứa 160 -170 quả thích ứng chăn nuôi quảng canh.
2.3.2 Yếu tố ngoại cảnh
Trong ngành chăn nuôi ngoài công tác giống thì vấn đề điều kiện tự
nhiên như khí hậu, đồng cỏ, bệnh dịch v.v. nó có ảnh hưởng không nhỏ đến

việc phát triển chăn nuôi vì qua nhiều đề tài nghiên cứu của nhiều nhóm
khoa học và nhất là việc đưa bò sữa nuôi ở Việt nam năm 1959 tại Ba Vì đã
cho thấy. Mặc dầu giống bò sữa Holsteinfriz là giống tốt nhưng khi đến Ba
Vì do điều kiện không thích hợp nên năng suất giảm rõ rệt, sau đó đưa lên
Mộc Châu nó lại phát triển bình thường.
15
Ví dụ: Điều kiện dịch bệnh nếu xẩy ra sẽ làm cho quá trình phát triển
của gia súc chậm lại. Trong mùa hè khí hậu nóng làm con vật phải tăng
cường hô hấp vừa phải tiêu hao nhiều năng lượng, lượng ăn vào giảm lại bị
mệt mỏi dẫn đến gầy yếu, trọng lượng cơ thể và các sản phẩm thịt, sữa, sức
cày kéo đều giảm.
Các yếu tố hạn hán, giá rét, mùa vụ cũng làm ảnh hưởng đến vật nuôi,
thông qua việc đáp ứng đầy đủ, hay thiếu thức ăn, dinh dưỡng cho gia súc ,
đặc biệt trâu, bò yếu tố mùa vụ có ảnh hưởng lớn nhất. Vì quá trình sinh
trưởng của nó hầu như phụ thuộc cơ bản vào thức ăn thực vật, cây cỏ và các
loại thức ăn thô xanh, khác.
Để giải quyết vấn đề trên, đồng thời khắc phục tình trạng thường vẫn
xẩy ra là mất cân đối thức ăn giữa các mùa trong năm, cần làm tốt các giải
pháp sau đây.
Cần có kế hoạch và biện pháp tác động kỹ thuật vào việc sơ chế, chế
biến bảo quản các phụ phế phẩm của ngành trồng trọt như rơm, rạ, lá sắn,
đậu đỗ.
2.3.3 Điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc
Ngoài các yếu tố trên công tác nuôi dưỡng chăm sóc phải có tính khoa
học, đầu tư chăm sóc hợp lý thì đem lại hiệu quả kinh tế cao và rõ nét hơn.
Ví dụ: Giống bò: HereFord lúc 12 tháng tuổi, nếu chăn thả tự nhiên không
bổ sung thêm các thức ăn giàu dinh dưỡng thì trọng lượng chỉ đạt khoảng
120 - 130kg.
Ngược lại nuôi theo mô hình công nghiệp thức ăn đảm bảo thì trọng
lượng cơ thể đạt từ 230 - 260kg , hoặc như bò vàng Việt Nam nếu có chế độ

chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì 1 tuổi đã phát dục. Nhưng nếu chăm sóc kém
thì ít nhất phải mất 18 - 24 tháng có khi 36 tháng mới phát dục, các hiện
tượng điển hình có thể chứng minh cho việc ảnh hưởng trực tiếp của điều
kiện chăm sóc đó là:
Phôi tử và trạng thái ấu tử nó được biểu hiện cụ thể khi phôi tử trong
những thời gian mang thai được cơ thể mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng,
phát triển khá, nhưng khi sinh ra không được chăm sóc, nuôi dưỡng kém thì
phát triển kém v.v.
16
Vì vậy nếu chúng ta nắm chắc các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh
trưởng và phát triển thì có thể chống lại các yếu tố có hại, nhằm tác động tích
cực, các yếu tố có lợi nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển theo
yêu cầu mục đích mong muốn của con người.
2.3.4 Tính thích nghi
Thích nghi là quá trình phản xạ để phù hợp với điều kiện sống một
cách từ từ, vấn đề này đối với gia súc kể từ khi loài người bắt đầu thuần hóa
từ thú hoang để tạo thành thú nuôi, trong quá trình đó biểu hiện sự phản
ứng của cơ thể gia súc trước điều kiện môi trường mới để tồn tại và phát
triển, quá trình thích nghi lại kéo theo một loạt các sự biến đổi sinh lý, sinh
hóa trong cơ thể con vật có khi dẫn đến sự biến đổi về cấu trúc Gen. Nó có
thể làm cho con vật sống ở vùng nóng có thể dần dần thích nghi và phát
triển ở những vùng lạnh. Từ môi trường tự do trong tự nhiên có thể nuôi
dưỡng trong điều kiện nuôi nhốt.
Động vật là cơ thể hữu cơ do vậy để dần thích nghi với điều kiện sống
mới. Nhưng dù sao con người phải thuần dưỡng một cách từ từ nhất là điều
kiện khí hậu vì " Nó chỉ dễ thích nghi ở những vùng khí hậu nói chung
không khác xa bao nhiêu so với khí hậu vùng gốc của nó" (Proncx và
Oblanc -1938) hay tiểu vùng khí hậu cải tiến rất nhiều (Seathdm.Miller -
1947) . Qua một số nghiên cứu cho thấy:
Bò Holstein nếu khi nhiệt độ môi trường ở mức độ 27,3

o
C, thân nhiệt
bên trong lên đến 39,7
o
C, bên cạnh đó bò Jersey có thân nhiệt bên trong chỉ
39,3
o
C , từ đó ta thấy bò Holstein Hà Lan đã đi tìm chỗ bóng mát để nghỉ
còn bò Jersey vẫn đi lại gặm bình thường.
Qua nghiên cứu trên nhiều loài động vật thông qua điều tra
NA.Crapxco (1963) đã chia sự thích nghi ra thành 3 cấp độ khác nhau đó là
+ Nếu giống thích nghi thì sinh trưởng và phát triển bình thường.
+ Nếu giống chưa hoàn toàn thích nghi ngay với điều kiện mới thì sau
một vài đời nuôi thuần chủng nó có thể thích nghi bình thường.
+ Nếu giống không thích nghi thì sau một vài đời thoái hóa và diệt
vong.
17
Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn với sự thích nghi, do đó cần
phải chú ý khi nhập các loại con giống. Vì không dễ gì khi nhập một loại
giống vào để sử dụng mà nó thích nghi ngay với điều kiện mới.
Theo Hutte (1958) thông báo bò nhập từ vùng ôn đới vào nhiệt đới,
thường hay bị bệnh lao, bò gốc ôn đới khi nhập vào vùng nhiệt đới thì hay bị
ghẻ lở, các bệnh sinh dục.
Để tạo giống thích nghi con người đã biết cách vận dụng bằng cách
dùng chủ yếu là con đực ngoại có năng suất cao cho lai với con cái địa
phương, kết quả thu được khá hơn và có hiệu quả tốt hơn.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, một số nhóm nhà khoa học đã kết
luận: ở môi trường mới thì loại gia súc nhỏ dễ thích nghi hơn gia súc lớn.
2.3.5. Thị trường và mức độ tiêu thụ sản phẩm ngành chăn nuôi
Trong tất cả các ngành sản xuất, yếu tố thị trường là động lực thúc đẩy

và quyết định đến thành công hay thất bại trong sự hoạt động của từng ngành
trong đó với chăn nuôi là khâu rất quan trọng. Nếu giá bán của sản phẩm
chăn nuôi cao thì sẽ kích thích được người chăn nuôi vừa phát triển đàn vừa
nâng cao chất lượng và ngược lại.
Mức tiêu thụ của người dân cũng là vấn đề ảnh hưởng không nhỏ trong
khâu sản xuất, nếu mức tiêu thụ quá thấp hay sức mua thấp đều gây bất lợi
cho người sản xuất, chăn nuôi.
2.3.6 Các cơ chế chính sách
Cơ chế chính sách là động lực thúc đẩy và quyết định đến việc phát
triển. Không những giúp người dân tăng thêm thu nhập mà còn giúp cho nhà
nước tăng nguồn thu ngoại tệ, giải quyết công ăn việc làm nhất là lao động ở
nông thôn do đó Đảng và Nhà nước ta cần có cơ chế chính sách hợp lý hơn
cần có đầu tư thích đáng đến ngành chăn nuôi thể hiện ở các khía cạnh dưới
đây.
Trong 20 năm đổi mới vừa qua (1986 - 2005), Đảng và Nhà nước đã có
nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
theo hướng sản suất hàng hóa gắn với thị trường. Những chủ trương chính
sách đó là sự cụ thể hóa quan điểm, đường lối đổi mới theo tinh thần đại hội
VI của Đảng (1986), nhất là nghị quyết 10 của bộ chính trị về đổi mới quản
lý nông nghiệp (5/4/1998 ).
18
Bước vào thập niên 90, đại hội VII của Đảng đã đề ra đường lối và
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2000 theo
phương châm tiếp tục kiên trì sự nghiệp đổi mới, trong đó nông nghiệp, kinh
tế nông thôn được xác định là mặt trận hàng đầu. Cụ thể hóa đường lối đại
hội VII, hội nghị BCHTW lần 5 ( 0/6/1993) đã ra nghị quyết tiếp tục đổi mới
và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn với trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Mục tiêu của NQTW5 là trên cơ sở phát triển nhanh và vững chắc nông,
lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn,

nâng cao chất lượng sản phẩn và hiệu quả kinh doanh mà thu hút được đại bộ
phận lao động dư thừa, tăng năng suất lao động xã hội, giải quyết việc làm,
tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân. Trên cơ sở xúc tiến công
nghiệp hóa (CNH) nói chung, CNH nông nghiệp, nông thôn nói riêng mà
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển mạnh,
vững chắc, có hiệu quả.
Đối với công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, phương hướng chung là tăng
nhanh tỷ trọng những ngành này trong cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn,
đa dạng hóa ngành nghề và dịch vụ phi nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2000
đạt cơ cấu 50% nông nghiệp, 25% công nghiệp và 25% dịch vụ.
Về chích sách tài chính, NQTW5 chỉ rõ : Nhà nước dành phần đầu tư từ
ngân sách thỏa đáng đồng thời có chính sách và hình thức huy động nguồn
đầu tư của các thành phần kinh tế khác cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông
thôn như thủy lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, các cơ sở văn hóa, y
tế, giáo dục. Thay thuế nông nghiệp bằng thuế sử dụng đất, dành toàn bộ
nguồn thu từ thuế sử dụng đất đầu tư trở lại cho nông nghiệp và kết cấu hạ
tầng nông thôn, giảm giá thủy lợi phí và giá điện nông thôn.
Trong tình hình thị trường và giá cả không ổn định, Đảng và Nhà nước
đã có nhiều chủ trương, chính sách kinh tế, tài chính để hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển nhanh và vững chắc. Chủ trương trợ
giá xuất khẩu cà phê, mua lúa tạm trữ 2 triệu tấn trong vụ đông xuân năm
2000 ở đồng băng sông Cửu Long, ổn định giá phân bón là rất đúng đắn và
kịp thờ . Đặc biệt, nghi quyết 09/NQ - CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của
Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
19
đã tạo cơ sở pháp lý để phát triển nông nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ rõ nét và cụ thể hơn.
Bước sang thế kỷ XXI , Đại hội IX của Đảng - Đại hội của trí tuệ, dân
chủ, đoàn kết, đổi mới là mốc son lịch sử đánh dấu thời kỳ phát triển mới
của Việt Nam với nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH

HĐH vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Đại hội đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
nước ta trong 10 năm (2001 - 2010), trong đó nông nghiệp, nông thôn được
quan tâm đặc biệt. "Đẩy mạnh CNH HĐH nông nghiệp nông thôn theo
hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị
trường và điều kiện sinh thái của từng vùng , chuyển dịch cơ cấu ngành
nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động nông thôn. Đưa
nhanh tiến bộ về khoa học và công nghệ vào sản xuất, xây dựng hợp lý cơ sở
sản xuất nông nghiệp. Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Giá trị tăng nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,0 - 4,5%”.
Để cụ thể hóa nghị quyết Đại hội IX, NQTW5 (khóa IX) đã ra hai nghị
quyết quan trọng về nông nghiệp và nông thôn, đó là : CNH HDH nông
nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế hợp tác, HTX. Về CNH HĐH nông
nghiệp, nông thôn, nghị quyết khẳng định "CNH HĐH nông nghiệp, nông
thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH HĐH đất
nước ".
Đường lối đối mới nông nghiệp, nông thôn được Đảng ta đề xướng và
lãnh đạo là đúng đắn, hợp lòng dân. Để cụ thể đường lối đó, từ 1986 đến nay
Bộ chính trị, Ban chấp hành TW các khóa đã ra nhiều nghị quyết chuyên đề
rất quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế, chính sách. Nhà nước,
Quốc hội, Chính phủ đã ban hành hàng loạt nghị quyết, luật pháp, cơ chế,
chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng
CNH, HĐH.
Kết quả của những chủ trương, chính sách đó đã được chứng minh qua
thực trạng phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn 20 năm đổi mới.
2.3.7. Những thành tựu trong phát triển nông nghiệp, nông thôn
Thành tựu nổi bật nhất và thắng lợi ngoạn mục nhất của nông nghiệp
nước ta là sản xuất lương thực phát triển toàn diện, tăng trưởng nhanh và
vượt xa mục tiêu đề ra.
20

Lương thực hàng hóa tăng nhanh đảm bảo thỏa mãn mọi nhu cầu tiêu
dùng của dân cư với mức độ tăng dân số trên 1,3 triệu người/năm, bổ sung
nguồn thức ăn cho chăn nuôi và đáp ứng đầy đủ nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến với số lượng ngày càng tăng, sản phẩm ngày càng đa dạng.
Nhờ vậy mà an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm vững chắc kể cả
trong tình huống phức tạp của thời tiết. Nhiều năm qua trên phạm vi cả nước
không xẩy ra cơn sốt thị trường về giá cả lương thực, kể cả những năm thiên
tai lũ lụt lớn, hạn hán. Nạn đói giáp hạt cơ bản bị đẩy lùi và không có khả
năng tái diễn trên phạp vi rộng lớn. Hiện nay Việt Nam vẫn giữ vững vị trí
thứ 2 về xuất khẩu gạo của thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan, thành tựu này
được cả thế giới công nhận.
Đa dạng hóa cây trồng, xóa dần thế độc canh lúa. Đó là nét mới, nét tiến
bộ khá rõ hiện nay. Sự phát triển của các cây cà phê, cao su, chè trong những
năm gần đây đã bước đầu xóa bỏ được tình trạng tự túc lương thực theo
phương hướng tự cung tự cấp ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Phương thức canh tác " đất nào cây nấy " lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu
đã được thực hiện ở nhiều vùng, nhiều địa phương từ miền núi đến đồng
bằng. ở những vùng có truyền thống độc canh cây lúa như đồng bằng Sông
Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long cũng đã có chuyển biến tích cực về đa
dạng hóa cây trồng.
Chăn nuôi phát triển nhanh và toàn diện theo hướng hàng hóa. Năm
2000, đàn lợn đạt 19,52 triệu con, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 1,4
triệu tấn, tăng 67% và gấp 2,3 lần so với năm 1986. Đặc biệt đàn bò sữa tăng
khá, năm 2000 đạt gần 50 ngàn con , trong đó có 11951 con cho sữa, sản
lượng 37 ngàn tấn sữa tươi. Nét đổi mới của chăn nuôi bò sữa kỳ này là hình
thành và phát triển mô hình trang trại, nhập giống bò ngoại có năng suất cho
sữa cao, mở rộng phạm vi nuôi bò sữa ra nhiêu vùng. Cùng với bò sữa nhiều
ngành chăn nuôi mới tiếp tục phát triển theo hướng hàng hóa như nuôi cừu,
nuôi ong mật, nuôi gà công nghiệp, vịt siêu thịt, siêu trứng, ngan giống
ngoại, lợn hướng nạc. Đã góp phần đa dạng hóa vật nuôi và làm phong phú

hơn thực phẩm trên thị trường. Chăn nuôi theo mô hình trang trại phát triển
mạnh, đến năm 2000 cả nước có 1634 trang trại chăn nuôi. Nhờ ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, thức ăn và thú y nên chăn nuôi gia
21
súc , gia cầm phát triển khá ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, góp phần tích
cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
2.4. Xu hướng phát triển chăn nuôi nông hộ nhỏ ở Miền Trung
2.4.1 Vai Trò của chăn nuôi trong việc nâng cao thu nhập cho
người dân
Cùng với sự phát triển của sản xuất trồng trọt, những năm qua các cấp,
các ngành ở các địa phương đã chú ý đầu tư thích đáng và hợp lý nhằm phát
triển chăn nuôi trên địa bàn nông thôn với những chương trình như lai tạo
gia súc nhằm nâng cao tầm vóc và năng xuất các giống vật nuôi như sind hóa
đàn bò, nạc hoá đàn lợn để có sản lượng và chất lượng thịt phù hợp với nhu
cầu tiêu thụ của thị trường chung.
Những năm qua, chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế thu hút sự
tham gia sản xuất của phần lớn hộ gia đình trong nông thôn. Bên cạnh sản
xuất lúa, rau màu các loại, chăn nuôi được xác định là ngành mang lại hiệu
quả kinh tế ổn định, góp phần cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân. Đây là
một ngành kinh tế mà hầu hết người nông dân đều có những kiến thức từ
thực tiễn sản xuất và có khả năng tài chính đầu tư với những qui mô khác
nhau.
2.4.2 Thực trạng và những thách đố
Tuy nhiên thực trạng hiện nay, tình hình chăn nuôi của các địa phương
là tự phát, chưa ổn định. Chăn nuôi chưa được xác định là một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn và thiếu những đầu tư thích đáng cũng như những
chính sách phù hợp để thúc đẩy ngành này phát triển. Việc đầu tư có lúc
chưa phù hợp với từng vùng sinh thái, nên người nông dân chưa mạnh dạn
đầu tư chiều sâu, hơn nữa giá cả còn bấp bênh, dịch bệnh gia súc liên tục xảy
ra làm cho người sản xuất thiếu yên tâm.

Thực tế sản xuất ở các địa phương cho thấy vào những năm sản xuất
trồng trọt ổn định, tỷ trọng giá trị chăn nuôi chiếm trong nông nghiệp còn
thấp, mối tương quan về tăng trưởng chưa tương xứng. Theo số liệu thống kê
ở huyện Triệu Phong Quảng Trị riêng năm 1998 tỷ trọng giá trị chăn nuôi
đạt 31,8% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, cao nhất trong cả thời kỳ
22
1996 -2000 nhưng không phải do sự phát triển tăng đột biến mà do năm
1998 ngành trồng trọt bị mất mùa nặng do thiên tai.
Tốc độ tăng tưởng ngành chăn nuôi ở các địa phương còn thấp, hiệu quả
kinh tế mang lại chưa cao. Thu nhập bình quân ước tính đầu người/năm từ
sản xuất chăn nuôi ở các tỉnh miền Trung là: 0,34 triệu đồng, chiếm 13,2 %
trong tổng thu nhập của nông hộ.
- Cơ cấu đàn chăn nuôi hiện nay chủ yếu là: Trâu, Bò, Lợn, Gà, Vịt đây
là những vật nuôi truyền thống từ lâu, chất lượng đàn thấp: trọng lượng xuất
chuồng bình quân: Trâu 200 kg, Bò 160 kg, lợn: 50 đến 55 kg. Mức tăng
trưởng sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân hiện thời của các huyện là
khoảng 200 tấn, mức này còn thấp. Sản phẩm chăn nuôi chưa đa dạng và chủ
yếu là thịt và trứng.
Hệ thống sản suất nông nghiệp của các làng xã là trồng trọt và chăn
nuôi kết hợp để phục vụ cho nhu cầu lương thực thực phẩm của con người và
phần dư thừa được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi. Các sản phẩm heo,
trâu, bò và gia cầm và một phần dư của sản phẩm trồng trọt như lạc và đậu
đỗ được bán để phục vụ cho các nhu cầu khác của gia đình nông dân. Hệ
thống sản xuất trên đã bộc lộ những điểm yếu chính sau:
- Tính chuyên nghiệp trong sản xuất thấp nên hàng hóa chưa đủ tiêu
chuẩn để xuất khẩu.
- Tạo ra tình trạng “cung lớn hơn cầu” và giá mua sản phẩm hạ làm
cho thu nhập của nông dân bị thấp đi.
Hơn thế nữa, nông dân Miền Trung lại bị bão lụt đe dọa thường xuyên
gây ra những hậu quả xấu cho sản xuất chăn nuôi như số đầu gia súc giảm,

dịch bệnh gia tăng đã gây ra tâm lý thiếu tự tin khi đầu tư cho chăn nuôi.
Hệ thống chăn nuôi hiện hành là chăn nuôi hỗn hợp nhiều loại gia súc
trong một hộ gia đình với nhiều mục đích khác nhau như lấy thịt, sức kéo và
lấy phân. Đa số các hộ nông dân muốn mở rộng chăn nuôi kết hợp với phát
triển trồng trọt để nâng cao thu nhập.
Nguồn lực đầu tư chưa cao, phân vùng sản xuất chưa hợp lý, nhiều nơi
có ảnh hưởng xấu của lũ lụt, hạn hán. Tiềm năng chưa được khai thác đúng
23
mức còn lãng phí, đặc biệt là trong các sản phẩm phụ sản xuất từ các ngành
trồng trọt và thuỷ sản.
2.4.3 Các vật nuôi chính ở nông hộ
+ Nuôi trâu ở nông hộ
Nuôi trâu có xu hướng giảm dần và nguyên nhân chính là do từ năm
1995 trở về trước việc chăn nuôi trâu chủ yếu dùng làm sức kéo. Nhưng thời
gian gần đây, với hai mục đích chính mà người nông dân địa phương đang
khai thác là lấy sức kéo và lấy thịt, nhưng với sự cơ giới hoá trong nông
nghiệp hiện nay đã từng bước giải phóng sức lao động của con người cũng
như sức kéo của trâu bò, các hộ nông dân ngày càng chuyển đàn của mình từ
giống đực sang giống cái sinh sản và do vậy rất ít trâu đực được nuôi, trâu
đực và cái gặp nhau trên bãi chăn thả hạn chế dẫn đến sinh sản của đàn trâu
rất thấp.
Hơn nữa đồng cỏ dùng cho việc chăn thả ở vùng đồng bằng bị thu hẹp
do quá trình khai hoang phục hóa đất đai, việc chăn nuôi trâu ở vùng đồng
bằng xét thấy không hiệu quả. Do đó đàn trâu ở vùng đồng bằng bị giảm
nhưng các xã vùng gò đồi đã duy trì và phát triển nghề nuôi trâu truyền
thống. Theo số liệu thống kê của tỉnh Quảng Trị thì năm 1994, tổng đàn trâu
ở vùng gò đồi gần 800 con, nhưng qua các năm 1996-1998 đã tăng lên xấp xỉ
1200 con. Thực tế này cho thấy các xã gò đồi có tiềm năng để phát triển đàn
trâu.
Tuy nhiên hiện nay, giống trâu địa phương có tầm vóc nhỏ, lại bố trí

vùng chăn nuôi chưa hợp lý nên thể trọng không tăng và có xu hướng giảm,
tỷ lệ đực mất cân đối nên thời gian sinh trưởng kéo dài, hầu hết trâu được
nuôi rải rác với qui mô đàn nhỏ, không có khả năng gia tăng tổng đàn.
Từ năm 1995 đến năm 1998, đàn trâu có xu hướng giảm nhưng từ năm 1999
đến nay trâu có xu hướng tăng trưởng trở lại do nhu cầu phát triển thực phẩm
hàng hóa. Đây là một xu hướng tất yếu, tuy nhiên việc phát triển đàn trâu
còn tùy thuộc vào thái độ của những nhà hoạch định chính sách và sự hỗ trợ
dân cho duy trì và phát triển đàn trâu của các địa phương.
+ Nuôi bò ở nông hộ
24
Tổng đàn bò ở các địa phương có xu thế tăng nhanh trong những năm
vừa qua. Tuy vậy có thể nói tốc độ tăng này chưa tương xứng với tiềm năng
của một địa bàn có nhiều đồng cỏ tự nhiên ở vùng gò đồi.
Lai bò Sind là cách để nâng cao trọng lượng nhưng nhiều chương trình
bò lai bị thất bại vì lý do sinh sản thấp (kĩ thuật thụ tinh nhân tạo bằng tinh
đông viên). Bãi chăn tự nhiên là khẩu phần chính của trâu bò và thường
xuyên bị ăn trụi nhất là vào mùa khô. Mùa này được gọi là giai đoạn khan
hiếm thức ăn xanh.
Còn có những hạn chế khác đến năng suất chăn nuôi trâu bò đó là theo
cách chăn nuôi truyền thống trâu bò nhốt tại chuồng vào ban đêm nhưng
không được ăn thêm. Hạn chế này đã làm giảm thời gian ăn, hơn thế nữa do
sự khan hiếm thức ăn và thức ăn cỏ, lá kém dinh dưỡng đã gây cho gia súc
những Stress dinh dưỡng. Vì vậy có thể nhận định rằng năng xuất chăn nuôi
trâu bò thấp là do mất cân bằng về dinh dưỡng hơn là giống trâu bò nội chưa
tốt.
Theo số liệu thống kê ở Triệu Phong, Quảng trị là một ví dụ trong
những năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò trên địa bàn có xu hướng chững lại,
nhất là ở vùng gò đồi. Nguyên nhân chính ở đây là do tập quán chăn thả tự
nhiên thiếu sự kiểm tra, quản lý, hơn nữa chất lượng đàn bò ở trên địa bàn
còn thấp, giống đàn chủ yếu hiện nay là Bò vàng Việt Nam, thể trạng thấp,

có khả năng chịu nóng tốt nhưng thể trọng bé (trọng lượng khoảng 160 kg và
chiều cao 100 cm). Để thúc đẩy chăn nuôi bò phát triển thì chương trình Lai
sind đàn bò bước đâu có hiệu quả vì với 50 % máu ngoại, đã dần dần cải tạo
tầm vóc đàn bò điạ phương vốn nhỏ bé.
Tuy nhiên, với sự qui hoạch phát triển lâm nghiệp và sự hình thành các
mô hình nông - lâm kết hợt qui mô đàn có xu hướng gia tăng trong những
năm đến. Các hộ gia đình đã tiến hành thanh lý đàn bò cóc để thay thế dần
đàn bò có chất lượng cao hơn. Trong những năm qua được sự hỗ trợ của các
ngành các cấp về kỹ thuật cũng như về vốn trong việc lai tạo đàn bò giống
địa phương với giống bò ngoại xu thế nuôi bò lai đang phát triển mạnh trong
nông thôn.
Người ta đã khuyến cáo rằng cải thiện giống bò vàng địa phương bằng
việc sử dụng tinh bò Sind chỉ nên thực hiện khi mà đã có đủ thức ăn trên
25

×