Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú vụ Đông Xuân của xã Vinh Hiền huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.23 KB, 32 trang )

Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, nhất là năm 2008 và đầu năm 2009 nền kinh
tế đã gặp không ít khó khăn, do lũ lụt gây ra và do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng thế giới, đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho bà con nông
dân trong xã, cũng như người dân trong nước. Xã Vinh Hiền là một trong
những xã ven biển của huyện Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế do đó mà
đời sống và thu nhập của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nuôi trồng và
đánh bắt thuỷ hải sản.
Nuôi tôm sú là nghề mang lại thu nhập cao cho người dân trong xã,
tuy nhiên sự phát triển của nghề nuôi tôm sú của địa phương mang tính tự
phát thiếu sự hỗ trợ tư vấn của ban ngành liên quan. Và phần lớn những ao
nuôi đều chưa đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật, việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật công nghệ vào sản xuất còn thấp, nhiều hộ quy trình sản xuất còn lạc
hậu và phần lớn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản địa. Hơn nữa nguồn vốn
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đúng mức, thiếu quy hoạch hoặc nếu
có thì chỉ mang tính chấp vá, tạm thời nên khả năng cung cấp nước và thoát
nước kém dẫn đến ô nhiễm môi trường dễ gây dịch bệnh ở tôm nuôi.
Do đó, năng suất và chất lượng tôm còn thấp, thu nhập từ nghề nuôi
tôm sú mang lại chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Nghề nuôi tôm sú
còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên mức độ rủi ro cao hiệu quả
kinh tế chưa cao. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú vụ
Đông Xuân và từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế có
ý nghĩa quan trọng của nghề nuôi tôm của xã Vinh Hiền nói riêng và huyện
Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó và chúng tôi chọn đề tài:
"Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú vụ Đông Xuân của xã Vinh Hiền
huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế"
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích chung: Nghiên cứu hiệu quả nuôi tôm sú của các hộ nông dân


xã Vinh Hiền huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế từ đó đưa ra những giải
pháp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi tôm sú của các hộ.
Mục đích cụ thể:
Đánh giá hiệu quả nuôi tôm sú trên địa bàn xã Vinh Hiền qua 2 năm
2007- 2008 và vụ Đông Xuân năm 2009.
Xem xét mức độ đầu tư nuôi tôm sú của các hộ nuôi
Xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả nuôi
Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao năng suất
nuôi tôm sú trên địa bàn xã Vinh Hiền.
1
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Phương pháp thống kê kinh tế: Từ những số liệu thu thập, xây dựng hệ
thống bảng biểu để phân tích hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú của xã.
Phương pháp xây dựng bảng hỏi: dùng để điều tra thu thập số liệu của
các năm, từ hộ nuôi.
Phương pháp so sánh: so sánh kết quả số liệu qua các năm của các
nhóm đã được phân tổ.
Phương pháp phân tổ thống kê: Được dùng để chọn mẫu điều tra.
Phương pháp hoạch toán chi phí và kết quả của các hộ nuôi.
Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Là tìm hiểu thông tin, số liệu từ
các chuyên gia, các nhà chuyên môn
Giới hạn nghiên cứu đề tài:
Về mặt không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu ở hai thôn Hiền Vân 1 và
Hiền Vân 2 của xã Vinh Hiền huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Về mặt thời gian: Đề tài chỉ nghiên cứu hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
trong vụ Đông Xuân của xã Vinh Hiền trong năm 2009
Nội dung đề tài: chỉ nghiên cứu đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú vụ
Đông Xuân của hai thôn Hiền Vân 1 và Hiền Vân 2 ở xã Vinh Hiền.
2

Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Cở sở lý luận
1.1.1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế
Một chính sách đạt hiệu quả thì nó phải đạt được.
- Hiệu quả về mặt xã hội.
- Hiệu quả về mặt kinh tế.
- Hiệu quả về mặt môi trường.
Vậy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ
lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã xác định. Có thể hiểu
đơn giản hiệu quả kinh tế là giá trị tăng thêm (VA)
VA = GO - IC
Trong đó:
GO: giá trị sản xuất.
IC : Chi phí trung gian.
Hay có thể hiểu hiệu quả kinh tế là đạt được tổng doanh thu cao nhất và
tổng chi phí thất nhất

1.1.1.2 Khái niện về bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan
hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó.
Hiệu quả kinh tế = kết quả sản xuất - chi phi sản xuất.
Hiệu quả kinh tế =
C
K



Trong đó:
∆K: Phần tăng thêm của kết quả sản xuất.
∆C: Phần tăng thêm của chi phí sản xuất.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội
và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn
đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã
hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu
của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa và chi phi nhất định
hoặc ngược lại, đạt hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây
được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng
thời bao gồm cả chi phí cơ hội.
3
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
1.1.1.3 Các hình thức nuôi tôm
Hình thức nuôi thâm canh: là hình thức nuôi mà nguồn giống và thức
ăn hoàn toàn dựa vào nhân tạo.
Hình thức nuôi bán thâm canh: là hình thức dùng phân bón để tăng
thức ăn tự nhiên trong ao hồ và bổ sung thức ăn từ bên ngoài.
Hình thức nuôi quảng canh: là hình thức nuôi hoàn toàn dựa vào
nguồn giống và thức ăn tự nhiên.
Hình thức nuôi quảng canh cải tiến: là hình thức nuôi dựa trên hình
thức nuôi quảng canh nhưng bổ sung thên về nguồn giống nhân tạo hoặc
chủ động thu gom nguồn giống ngoài tự nhiên.
1.1.1.4 Đặc điểm kỹ thuật nuôi tôm sú:
* Chọn địa điểm và xây dựng ao nuôi:
+ Chọn địa điểm làm ao nuôi:
- Khu vực được chọn làm ao nuôi tôm nằm gần bờ biển, sau rừng
ngập mặn, gần cửa sông đổ ra biển để thuận tiện lấy nước biển vào ao và
thải nước từ ao ra biển ( sau khi xử lý ô nhiễm).

- Đất làm ao là đất thịt, đất thịt pha cát không chua, không kiềm
quá.
- Nước biển độ mặn ổn định từ 15 -30‰, độ PH từ 7.5 - 8.5, nhiệt
độ nước từ 28 - 30
0
C, biên độ thuỷ triều từ 1 - 3m.
- Ao nuôi nên ở nơi thuận tiện đường giao thông, gần nguồn cung cấp
điện.
+ Xây dựng ao mới:
- Ao nuôi bao gồm hệ thống: Ao nuôi, ao lắng lọc, mương cấp
nước, mương thoát nước, bờ, Cống cấp và thoát nước.
- Chuẩn bị địa điểm làm ao.
- Ao nuôi hình chứ nhật diện tích từ 0,5-1ha, đáy ao phẳng, hệ
thống mương cấp thoát nước xây dựng vững chắc.
+ Cải tạo ao cũ:
- Những ao, đầm đã nuôi tuỳ theo mặt bằng thực tế mà tiến hành
các bước cải tạo để đạt được các yêu cầu đã nêu trên của ao nuôi.
* Chuẩn bị ao trước lúc thả tôm giống:
+ Ao được tát cạn, vét bớt lớp bùn cũ lên bờ, lấp hết hang hốc, trác
phẳng xung quanh bờ và đáy.
+ Bón vôi cho ao theo chỉ số PH đã kiểm tra 300-500 kg/ ha, nếu PH
thấp thì tăng lượng vôi lên, Vôi phải được rải khắp đáy ao.
+ Để phơi nắng 7- 10 ngày cho các chất hữu cơ được phân huỷ và
diệt các sinh vật gây hại cho tôm.
+ Tu sửa lại bờ, cống để không bị rò rỉ, cá tạp không theo vào.
* Con giống và mật độ nuôi:
4
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
Mật độ nuôi ảnh hưởng rất lớn đến kết quả vụ nuôi, mật độ thả phải
đảm bảo không quá cao, tức là duy trì ở hình thức nuôi Quảng canh cải tiến

từ 2-6 con/m
2
, Bán thâm canh từ 7-15 con/m
2
.
Con giống phải đảm bảo tốt, không chứa mầm bệnh. Hay nói cách
khác giống trước khi thả phải kiểm dịch bệnh.
*Chăm sóc và quản lý:
Tôm là đối tượng nuôi có yêu cầu rất cao trong chăm sóc và quản lý.
Hộ nuôi tôm phải thường xuyên túc trực bên cạnh hồ tôm để kiểm tra tôm,
phát hiện các dấu hiệu không tốt để kịp thời xử lý.
Quản lý môi trường nước trong ao nuôi đóng vai trò rất quan trọng.
Thực chất của công tác này là điều khiển sao cho những thông số: PH, độ
kiềm, độ trong, độ mặn, nhiệt độ, hàm lượng oxy hoà tan, H
2
S, NH
3
nằm
trong khoảng thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển.
1.1.1.5 Vai trò của nghề nuôi tôm sú.
Nuôi trồng thuỷ sản có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với việc gia
tăng sản lượng thuỷ sản, mang lại nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời
sống của người dân mà còn giúp bảo vệ và tái tạo nguồn gen và môi trường
sinh thái.Việc chuyển đổi diện tích các loại mặt nước các vùng làm muối có
hiệu quả thấp, các vùng đất cát, đất hoang hoá để quy hoạch chuyển đổi và
triển khai các dự án nuôi trồng thuỷ sản, nhờ đó đã giúp cho tiềm năng đất
đai được khai thác hiệu quả hơn, đồng thời tạo ra đựoc nhiều công ăn việc
làm cho người nông dân.
Nghành nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn
khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong

sản xuất.
Việt nam có tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền
đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003,
nước ta đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để
nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích
580.835 ha. Sự xuất hiện các trang trại nuôi chuyên canh, chuyển đổi
phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và
thâm canh đã góp phần quan trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp và nông thôn. Ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so
với các ngành kinh tế khác.
-Về vai trò của ngành nuôi trồng thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ
thương mại quốc tế: từ đầu những năm 1880, ngành thuỷ sản đã di đầu
trong cả nước về quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới
trên thế giới. Năm 1996 ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ với 30 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng
ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003, là 75 nước và vùng lãnh thổ.
Ngành thuỷ sản đã tạo được uy tín lớn đối với những nước có quan hệ hợp
tác, những nước phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã
chấp nhận làm bạn lớn và thường xuyên của ngành.
5
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
- Vai trò của ngành thuỷ sản Việt Nam trong an ninh lương thực
quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo:
Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình thuỷ sản của mỗi người dân Việt
Nam là 19.4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình đối với các sản phẩm thịt
lợn và thịt gia cầm. Có thể nói, ngành thuỷ sản đã đóng góp không nhỏ
trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt
việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả
các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm

vi cả nước. Số lao động của ngành thuỷ sản tăng liên tục từ 3,12 triệu người
năm 1996 lên khoảng 3,8 triệu ngưòi năm 2001. Như vậy, mỗi năm tăng
thêm 100 nghìn người. Tỷ lệ tăng bình quân của ngành thuỷ sản là 2,4
%/năm cao hơn mức bình quân cả nước là 2%/năm.
1.1.1.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả nuôi tôm.
Năng suất nuôi tôm ( N): phản ánh trung bình vụ Đông - Xuân. Đơn
vị diện tích mặt nước sản xuất được bao nhiêu lượng nuôi tôm.
N =
S
Q
Trong đó: Q là tổng sản lượng trong vụ Đông - Xuân
S là diện tích mặt nước nuôi tôm sú
Tổng giá trị sản xuất ( GO): là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ kết quả đã
mang lại cho bà con nông dân trong một thời gian nhất định
GO =

PiQi.
Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm thứ i
Pi là giá cả sản phẩm thứ i
Giá trị gia tăng ( VA): chỉ tiêu này là hiệu số giữa giá trị sản xuất
và chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích nhất định.
VA = GO - IC
Trong đó: GO là giá trị sản xuât
IC là giá trị trung gian
Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian ( GO/IC): chỉ tiêu này
phản ánh một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị
sản xuất.
Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian ( VA/IC): chỉ tiêu này
phản ánh một đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị
gia tăng.

6
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
1.1.2 Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1 Tình hình nuôi tôm sú tỉnh T.T-Huế
Bảng 1: Tình hình nuôi tôm sú của tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm
(2006-2008)
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2008/2006
+/- %
1. Diện tích ha 3.869 3.632,1 3.567,3 -301,7 7,79
2. Sản lượng tấn 3.861 3.771,3 3.761,2 -99,8 2,58
3. Năng suất tấn/ha 0,99 1,03 1,05 0,06 6,06
(Nguồn : niên giám thống kê 2007 và báo cáo tổng kết nuôi trồng thuýy
sản 2008 của tỉnh thừa thiên huế)
Qua bảng số liệu trên ta thấy :
Về diện tích: so với năm 2006 thì diện tích nuôi tôm của tỉnh Thừa
Thiên Huế giảm 239,6 ha vào năm 2007, đến năm 2008 thì diện tích giảm
xuống còn 3.567,3 ha tức là giảm 64,8 ha so với năm 2007. So sánh giai
đoạn trong 3 năm (2006-2008) thì diện tích giảm xuống một lượng là 301,7
tương đương giảm 7,79 % so với năm 2006.
Về sản lượng và năng suất: diện tích nuôi có sự biến động qua các
năm dẫn đến sự biến động về năng suất và sản lượng tôm của cả tỉnh. Qua
bảng số liệu ta thấy sản lượng tôm năm 2007 giảm 89,7 tấn và đến năm
2008 thì sản lượng lại giảm 10,1 tấn so với năm 2007, và giảm 99,8 tấn so
với năm 2006, sự sụt giảm này không đồng đều giữa các huyện mà trong
đó Phú Lộc là huyện có sản lượng giảm nhiều nhất vì tôm bị bệnh đốm
trắng bùng phát trên địa bàn toàn huyện với quy mô lớn. Tuy diện tích và
sản lượng giảm nhưng năng suất qua 3 năm tăng 0,06 tấn/ha, tương đương
tăng 6,06%. Ta thấy rằng diện tích và sản lượng giảm nhưng năng suất lại
tăng điều đó cho thấy tỉnh đã biết chú trọng đầu tư theo chiều sâu.
1.1.2.2 Tình hình nuôi tôm sú ở Huyện Phú Lộc qua 3 năm 2006-2008

Phú Lộc là một trong 5 huyện ven biển của Thừa Thiên Huế, có 2
đầm lớn trong hệ thống đầm phá Thừa Thiên Huế là Cầu Hai và Lăng Cô
với diện tích 1100 ha. Đây là điều kiện khá lý tưởng cho sự sinh trưởng và
phát triển của các loài thuỷ sản có giá trị cao như tôm, cua, cá kình Nhờ
những điều kiện sẳn có của đầm phá Cầu Hai, Lăng Cô nghề NTTS mà chủ
yếu là nuôi tôm sú phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây của
huyện. Tình hình nuôi tôm qua những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2:
- Về diện tích: diện tích nuôi tôm chiếm phần lớn trong diện tích
NTTS toàn huyện bởi đây được xem là đối tượg chính của huyện. Giai
đoạn 2006-2008 diện tích nuôi tôm có xu hướng giảm liên tục, năm 2008,
diện tích nuôi tôm đạt 895 ha giảm 35 ha so với năm 2006 tương đương với
3,76 %. Nguyên nhân là do giai đoạn này có chủ trương giảm diện tích
7
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
nuôi tôm chắn sáo gây ô nhiễm môi trường và giảm hơn 55 ha ao hồ xây
dựng không đảm bảo kỹ thuật, thiếu nguồn nước cấp và kém hiệu quả
Bảng 2: Tình hình nuôi tôm sú của huyện Phú Lộc qua 3 năm (2006-
2008)
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
2008/2006
+/-
%
Diện
tích
ha 930 900 895 -35 3,76
Sản
lượng
tấn 931 605 596 -335 36,00
Năng
suất

tấn/ha 1,00 0,67 0,67 -0,33 33,00
(Nguồn: Báo cáo tổng kết NTTS qua các năm của huyện Phú Lộc)
- Về sản lượng: việc diện tích giảm dẫn đến sản lượng thuỷ sản giảm
liên tục qua các năm năm 2007, sản lượng tôm giảm 326 tấn, nhưng so với
năm 2006 thì năm 2008 sản lượng giảm là 335, tương đương với 36%,
trong khi đó sản lượng thuỷ sản khác tăng lên một cách liên tục. Sản lượng
tôm giảm như vậy là do năm 2007 thiên tai, thời tiết phức tạp, làm ảnh
hưởng tới môi trường sống của tôm.
- Về năng suất: So với năm 2006 thì năm 2007 và năm 2008, thời tiết bất
ổn, kết hợp với một số động thái chán nản của người nuôi tôm dẫn đến năng suất
giảm từ sấp xỉ 1 tấn/ha xuông còn 0,67 tấn/ha, tương đương với 33%.
1.2. Tình hình cơ bản của địa phương nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý:
Vinh hiền là một xã ven biển của huyện Phú Lộc, cách QL 1A 25km và
cách TP Huế 45km.
Phía bắc giáp xã Vinh Giang, Vinh Hưng
Phía nam giáp xã Lộc Bình
Phía đông giáp biển
Phía tây giáp với đầm phá Cầu Hai
Với vị trí địa lý của xã Vinh Hiền với hai mặt giáp biển và đầm phá vì
vậy thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, ngoài đường bộ xã
còn khai thác giao thông trên biển cũng như trên đầm phá, có thể giao lưu,
học hỏi kinh nghiệm của các cư dân vùng ngư khác.
Tuy nhiên, điều kiện đi lại của người dân cũng gặp không ít khó khăn
vì vậy việc vận chuyển giống cũng như tiêu thụ sản phẩm phải chi phí lớn.
1.2.2 Điều kiện tự nhiên:
1.2.2.1 Địa hình, đất đai:
- Địa hình của xã thu hẹp dần theo hướng nam, có hai mặt giáp biển và
vùng đầm phá do đó mà ở vùng đồng bằng ven đầm phá có hệ thống ngăn
mặn, ở đây chỉ trồng lúa được một vụ còn lại là nuôi trồng và khai thác

thuỷ sản.
8
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
- Đất đai: theo số liệu khảo sát của các nhà chuyên môn thì đất đai chủ yếu
của xã là đất cát, khi đào sâu từ 20-40cm ở vùng ven đầm phá thì đất chủ
yếu là đất sét pha bùn, do đó rất thích hợp cho xây dựng ao nuôi và chất
đáy cũng thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản nói chung và tôm sú nói
riêng.
1.2.2.2 Khí hậu thuỷ văn.
- Khí hậu:
Xã Vinh Hiền là địa phương nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng
chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng nóng mưa nhiều là nơi tiếp giáp
hai vùng khí hậu Nam Bắc nên chịu ảnh hưởng hỗn hợp khí hậu biển và lục
địa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,4
0
C, nhiệt độ thấp nhất là 10
-11
0
C, nhiệt độ cao nhất là 38 -39
0
C, được chia làm 2 mùa, mùa nắng từ
tháng 3- 8, mùa mưa thi vào tháng 9 -12 trong năm.
- Chế độ gió:
Các hướng gió vào mùa hè chủ yếu là gió Nam và Tây Nam, về mùa
đông hướng gió chủ yếu là hướng Bắc và Đông Bắc.
1.2.2.3 Nguồn nước và thuỷ văn.
-Nguồn nước: Độ nặm của nước ở đầm phá biến động theo mùa, vào mùa
mưa, đặc biệt vào tháng 10,11,12 độ nặm có thể xuống 2- 5 ‰, gây ngọt
hoá nguồn nước, từ tháng 4 đến tháng 8 độ nặm tăng dần từ 8 -10 ‰, từ
tháng 8 đến tháng 10 độ nặm từ khoảng 10 -20 ‰.

Qua phân tích ở trên vùng đầm phá xã Vinh Hiền có môi trường sinh
thái phù hợp với việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, do nằm
trong vùng ít thuận lợi về khí hậu và thời tiết, sự phân mùa sâu sắc cùng
với bão gió và mưa lớn lũ quét đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nuôi
trồng thuỷ sản nói chung và nuôi tôm sú nói riêng.
- Thuỷ văn: Lượng mưa bình quân từ 600 - 800mm, các tháng ít
mưa nhất là tháng 2,3,4, lượng mưa trung bình các tháng từ 47,1 -
62mm/tháng. Đây là thời gian có độ nặm cao nhất rất thích hợp cho việc
nuôi tôm sú. Nước của vùng đầm phá hình thành từ 2 nguồn sông và biển,
khả năng trao đổi nước không lớn lắm.
1.2.3 Điều kiện kinh tế, xã hội
1.2.3.1 Tình hình đất đai
Đất đai là yếu tố đầu vào cần thiết cho bất kỳ ngành sản xuất vật chất
nào. Song ở mỗi ngành khác nhau tầm quan trọng của đất đai được thể hiện
khác nhau.
Trong lĩnh vực nông nghiệp tầm quan trọng này được thể hiện rất rõ rệt,
đất đai ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất, quyết định quy mô, hình
thức sản xuất. Từ xa xưa ông cha ta đã rất xem trọng giá trị của đất đai "tấc
đất tấc vàng" và ngày nay giá trị đó còn được tăng lên gấp bội. Song việc
sử dụng đất như thế nào để khai thác tốt tài nguyên đất, lại đang là vấn đề
đặt ra đối với rất nhiều nơi nói chung và xã Vinh Hiền nói riêng.
9
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
Để hiểu rõ điều này ta đi vào nghiên cứu tình hình cơ cấu sử dụng
đất đai của xã năm 2008. Số liệu được thể hiện ở bảng 3.
10
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
Bảng 3: Tình hình cơ cấu sử dụng đất đai của xã của năm 2008
Chỉ Tiêu
2008

DT
(Ha)
Cơ Cấu
(%)
Tổng DT tự nhiên 2227,00 100
1.Đất NN 1538,10 69,07
- Đất SXNN
- Đất LN
- Đất NTTS
734,00 47,72
782,00 50,54
42,10 2,74
2. Đất phi NN 151,90 6,82
3. Đất bỏ hoang 537,00 24,11
(Nguồn: Báo cáo phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc)
Ta có thể thấy rất rõ Vinh Hiền là một xã có quy mô diện tích tương
đối lớn, cũng như nhiều xã khác của huyện Phú Lộc với lợi thế diện tích
đất tự nhiên lớn 2227,00 ha sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành đóng vai trò
chủ chốt của xã với tổng diện tích đất nông nghiệp 1538,10 ha chiếm tới
69,07% tổng diện tích đất tự nhiên.
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì phần lớn là đất SXNN và đất LN,
với diện tích đất SXNN là 734,00 ha chiếm tới 47,72% trong tống diện tích
đất SXNN, diện tích đất LN là 782,00ha chiếm tới 50,54% trong tổng diện
tích đất SXNN. Trong khi đó diện tích của một ngành được xem là thế
mạnh của xã với sự ưu đãi của tự nhiên là việc sở hữu một diện tích rộng
của đầm phá Tam Giang đó là ngành NTTS, diện tích đất NTTS chỉ 42,10
ha chiếm 2,74% trong tổng diện tích đất NN của xã. Vấn đề đặt ra cho xã
bây giờ và trong tương lai là phải làm sao tận dụng tối đa lợi thế so sánh
của xã với việc tăng dần diện tích đất NTTS làm bước đệm cho việc phát
triển để khẳng định vị thế của ngành.

Qua bảng ta còn thấy diện tích đất phi NN của xã không lớn 151,90 ha
tương đương với 6,82% tổng diện tích đất tự nhiên. Cùng với xu thế Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước để phát triển theo kịp với đất nước
thì xã cần phải có chủ trương đầu tư cho việc phát triển các ngành nghề
dịch vụ này bắt đầu bằng việc tăng diện tích đất dành cho các ngành phi
nông nghiệp.
Một điều đáng phải quan tâm ở đây là diện tích đất bỏ hoang lớn
537,00 ha chiếm 24,11% trong tổng diện tích đất tự nhiên cho thấy tiềm
năng đất đai là rất lớn. Vì thế trong thời gian tới xã cần có những giải pháp
cụ thể để khai thác triệt để diện tích này phục vụ tốt cho quá trình phát triển
kinh tế -xã hội.
1.2.3.2 Tình hình dân số và lao động
Lao động là một trong những nhân tố quyết định đến quá trình sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, phát triển của bất kỳ một đơn vị tổ chức nào thì
nguồn lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu. Nhưng vấn đề ở chỗ là
việc làm thế nào để sử dụng hợp lý nguồn lao động đặc biệt là trong tình
11
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
hình như nước ta hiện nay. Lao động cũng được xem như là một thế mạnh
của Vinh Hiền, và cũng gặp phải vấn đề như nhiều vùng khác cái được xem
là thế mạnh về lao động này chỉ là về mặt số lượng, còn về trình độ chuyên
môn tay nghề của lao động thì lại còn rất thấp.

Bảng 4 :Tình hình cơ cấu dân số và lao động của xã Vinh Hiền từ năm
2008
Chỉ Tiêu ĐVT
2008
SL Cơ Cấu
(%)
1. Tổng số hộ Hộ 1141 100

Hộ NN Hộ 534 46,80
Hộ phi NN Hộ 607 53,20
2. Tổng DS Người 9063 100
LĐ NN Người 1253 13,86
LĐ phi NN Người 1758 19,40
3. Mật độ Người/Km2 406
(Nguồn: Phòng LĐTBXH Huyện Phú Lộc)
Qua bảng số liệu có thể thấy, số độ tuổi lao động trong sản xuất NN
là 1253 nguời, chiếm 13,86% trong tổng dân số của xã. Với lượng lao động
dồi dào như vậy nhưng do sản xuất NN mang tính mùa vụ vì vậy mà việc
sử dụng lao động không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đã có tình trạng dư
thừa lao động trong NN vì vậy họ phải đi tìm những công việc ở nơi khác
dẫn đến tình trạng lao động trong NN là những người già, đó là vấn đề mà
được Đảng và nhà nước đã và đang tìm hướng giải quyết.
1.2.3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng, vật chất của xã
- Về giao thông: Giao thông phát triển nhanh chóng, góp phần phá
thế cô lập giữa các xóm làng. Toàn xã có 8,4km đường bê tông trong tổng
số 32km đường liên thông liên xã, với tuyến đường nhựa đi qua xã rất
thuận tiện cho việc trao đổi giao lưu.
- Về thuỷ lợi: Nhận thấy vai trò quan trọng của thuỷ lợi vì vậy trong
những năm gần đây công tác thuỷ lợi đã được chú trọng đầu tư và bước đầu
phát huy được tác dụng. Đến nay hệ thống thuỷ lợi đã được đầu tư hoàn
chỉnh đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp.
- Về điện: Đến nay toàn thôn trên địa bàn đều có điện, toàn xã có 8
trạm biến áp, mạng lưới với lưới điện chung, điện cao thế, 14km hạ thế, tỷ
lệ hộ dùng điện đã đạt 92,2 %, ước tính năm 2009 đạt 96 %.
- Về y tế: Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ của người dân được
quan tâm như các chương y tế cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi
trường, nước sạch. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân phòng dịch,
kiểm soát dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo, đã

thực hiện từ các chương trình quốc gia như phòng chống uốn ván, chương
trình uống vitamin A ,Công tác chăm sức khoẻ cho trẻ em được chú trọng,
12
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi và các em có hoàn cảnh khó khăn nhờ vậy mà
tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm xuống còn 16,93 %.
- Về giáo dục: Nhìn chung năm học 2007- 2008 chất lượng giáo dục
đã có chuyển biến tốt, kết quả xét tuyển các lớp hàng năm đạt kết quả cao.
Công tác xã hội hoá giáo dục được mọi cấp, mọi ngành quan tâm, công tác
phổ cập tiểu học, trung học cơ sở được duy trì và được trên công nhận xã
đạt chuẩn công tác phổ cập
1.2.3.4 Tình hình cơ cấu kinh tế của xã
Ngành thuỷ sản nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng ra đời và
phát triển rất sớm ở xã Vinh Hiền, cùng với sự phát triển kinh tế của xã vai
trò vị trí của ngành ngày càng được khẳng định. Song do mấy năm gần đây
sự tác động bất lợi của thiên tai đã làm cho các hộ NTTS có tâm lý chán
nản muốn bỏ nghề NTTS điều này được thể hiện tổng diện tích NTTS năm
2008 giảm so với năm 2007 từ 44,50 ha xuống còn 42,10 ha, giảm 2,40 ha
tương đương với 5,40% .
Bảng 5: Diện tích và cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ sản
Chỉ tiêu
2007 2008 Tốc độ tăng
Số
lượng
(ha)

cấu
(%)
Số
lượng

(ha)
Cơ cấu
(%)
08/07
+/-
%
Tổng 44,50 100 42,10 100 -2,40 -5,40
Nuôi tôm sú 40,00 89,90 35,60 84,56 -4,40 -11,00
Nuôi cá lồng 2,00 4,49 3,00 7,13 1,00 50,00
Nuôi khác 2,50 5,61 3,50 8,31 1,00 40,00
(Nguồm: Niêm giám TK huyện Phú Lộc)
Qua bảng ta thấy nuôi tôm là nghề chủ lực trong nuôi trồng thuỷ sản
với diện tích 40,00 ha chiếm 89,90% năm 2007 và 35,60 ha chiếm 84,56%
năm 2008. Tỷ lệ thuận với NTTS thì diện tích nuôi tôm giảm từ 40,00 ha
năm 2007 xuống còn 35,60 ha năm 2008, giảm 4,40 ha tương đương với
giảm 11,00% .
Điều này nói lên một thực tế rằng nghề nuôi tôm rất nhạy cảm khi
chịu tác động của điều kiện tự nhiên nó có sự phản ứng lại rất rõ rệt. Hơn
nữa với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong nuôi trồng phải cần một
lượng vốn khá lớn do đó người dân đã thu hẹp diện tích nuôi tôm, và mở
rộng các diện tích nuôi khác là một điều cần thiết.
Cụ thể, diện tích nuôi cá lồng tăng từ 2,00 ha năm 2007 lên 3,00 ha
năm 2008 tăng 1,00 ha tương ứng với tăng 50,00%. Diện tích nuôi khác
cũng tăng từ 2,50 ha năm 2007 lên 3,50 ha năm 2008 tăng 1,00 ha tương
đương với 40,00%. Với việc chuyển đổi thế này bước đầu đã đem lại hiệu
quả cho bà con nông dân, họ đã tận dụng được diện tích để đầu tư nuôi con
khác đồng thời có thể ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật dần
chuyển từ nuôi QCCT sang nuôi BTC và xa hơn nữa là nuôi TC hay CN.
13
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú

1.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
1.2.1 Thuận lợi
Qua phân tích các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở trên
cho ta thấy rằng: Địa bàn xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế có môi trường sinh thái tự nhiên, có điều kiện thuận lợi cho việc nuôi
tôm sú.
- Được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của thường vụ huyện
uỷ, thường trực hội đồng nhân dân huyện, các ban ngành cấp tỉnh và địa
phương, nhờ vậy mà công tác thuỷ sản của xã Vinh Hiền trong năm 2008
tiếp tục ổn định.
- Nhờ có lực lượng lao động nhàn rỗi nhiều tháng trong năm lớn,
nghề nuôi tôm sú phát triển trong những năm gần đây đã tạo nên nghề mới
thu nhập cao và thu hút nhiều hộ gia đình tham gia.
- Người lao động của xã cần cù, chịu thương chịu khó, nhận thức
được hiệu quả của nghề nuôi tôm, thu nhập từ nghề tương đối cao nên
người dân yên tâm sản xuất.
- Cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật đã và đang được đầu tư, được hỗ trợ
bằng các nguồn vốn khác nhau đảm bảo phục vị tốt cho hoạt động nuôi tôm.
- Các hoạt động khuyến ngư, tập huấn nuôi trồng thuỷ sản được chú
trọng nên kinh nghiệm cũng như năng lực sản xuất ngày càng được nâng lên.
1.2.2 Khó khăn
- Thời tiết qua các năm biến đổi phức tạp khó lường. Đầu năm 2008
có nhiều đợt rét đậm kéo dài, giữa năm nắng nóng nhiệt độ cao xen kẻ, rồi
các đợt mưa lớn làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng thuỷ sản.
- Công tác kiểm dịch tôm giống chưa đảm bảo nên đã làm thiệt hại
lớn cho người nuôi tôm.
- Chưa có một nguồn quỹ dự phòng nào khi gặp rủi ro về dịch bệnh
để xử lý, môi trường nước ngày càng ô nhiễm là điều kiện để các loại dịch
bệnh lây lan và phát triển.
- Việc quy hoạch các vùng kênh, lạch ở vùng nuôi chưa được thông

thoáng để lưu thông nguồn chảy, việc đào ao đắp đập của các hộ nuôi tôm
còn khá tuỳ tiện.
- Vốn đần tư trong nuôi tôm có nhu cầu lớn, nhưng cơ chế tín dụng
còn nhiều hạn chế do chưa có chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, dẫn đến việc đầu tư chưa được mạnh dạn của các hộ nuôi.
Nhìn chung bên cạnh những thuận lợi để phát triển nghề nuôi tôm
của xã thì vẫn còn tồn tại không ít khó khăn chưa được khắc phục. Do đó,
hiện nay các ban ngành chức năng các cấp đã và đang có những biện pháp
để dần khắc phục những tồn tại đó để đưa nghề nuôi tôm của xã ngày một
phát triển hơn.
14
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
Chương 2: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú của xã Vinh Hiền huyện Phú Lộc
tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1. Tình hình nuôi tôm sú của xã
Nuôi tôm là nghề hình thành tư lâu đời ở xã. Nhưng với đặc điểm
của khí hậu đặc trưng của xã hàng năm đều chịu sự tác động của lũ lụt nên
từ lâu bà con chỉ nuôi tôm sú với 2 vụ /năm. Và cũng có sự chênh lệch
trong quy mô nuôi, diện tích nuôi giữa các vụ với nhau. Điều này được thể
hiện trong bảng 6.
Bảng 6: Tình hình nuôi tôm sú của xã năm 2007-2008
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008
2008/2007
+/- %
1. Vụ ĐX
- Diện tích
ha 40,00 35,60 -4,40 -11,00
tạ 190,00 165,90 -24,10 -12,68
tạ/ha 4,75 4,66 -0,09 -1,89
2. Vụ HT

Diện tích
ha 36,70 33,20 -3,50 -9,54
tạ 92,30 85,21 -7,09 -7,68
tạ/ha 2,51 2,57 0,06 2,39
(Nguồn: Phòng TK xã Vinh Hiền)
Qua bảng số liệu ta thấy do chịu tác động của thời tiết bất lợi, lũ lụt,
sản xuất thua lỗ. Dẫn đến diện tích nuôi tôm sú của xã đối với vụ đông
xuân giảm từ 40 ha năm 2007 xuống còn 35,6 ha năm 2008 giảm 4,4 ha
tương đương với giảm 11%. Điều này khiến cho sản lượng và năng suất
đều giảm. Sản lượng giảm từ 190 tạ năm 2007 xuống còn 165,9 tạ năm
2008, giảm 24,1 tạ tương đương với giảm 12,68%. Năng suất cũng có hiện
tượng giảm do người nuôi giảm bớt đầu tư hơn khi sợ thua lỗ, cụ thể năng
suất giảm từ 4,75 tạ/ha năm 2007 xuống còn 4,66 tạ/ha , giảm 0,09 tạ/ha
tương đương với giảm 1,89%. Đối với vụ hè thu diện tích giảm 3,5 ha
xuống còn 33,2 ha năm 2008 tương đương giảm 9,54%, sản lượng giảm
92,30 tạ xuống còn 85,21 tạ năm 2008 tương đương giảm 7,68%, năng suất
tăng 2,51 tạ/ha lên 2,57 tạ/ha tương đương tăng 2,39%. Ở đây ta thấy được
một điều là năng suất và sản lượng giảm là do diện tích giảm, nhưng việc
năng suất giảm không đáng kể hoặc có lúc còn tăng như ở vụ hè thu năm
2008, do vậy vấn đề không nằm ở môi trường nuôi mà nằm ở yếu tố con
người như chưa có chính sách, thiếu quy hoạch, thiếu tính ổn định. Vấn đề
đặt ra cho các nhà quản lý là phải quy hoạch lại diện tích nuôi tạo sự gắn
kết người nuôi với nghề.
Diện tích nuôi qua hai vụ đông xuân và hè thu cũng có sự thay đổi.
Vụ đông xuân thường được xem là vụ chính và diện tích nuôi của vụ là lớn
hơn so với vụ hè thu. Năm 2007 diên tích nuôi tôm vụ đông xuân là 40,00
15
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
ha còn hè thu là 36,70 ha giảm 3,3ha. Sản lượng và năng suất của hai vụ có
sự chênh lệch nhau đáng kể, vụ đông xuân sản lượng và năng suất gần gấp

đôi vụ hè thu. Sản lượng vụ đông xuân của xã năm 2007 là 190 tạ còn sản
lượng vụ hè thu là 92,3 tạ, năng suất vụ đông xuân là 4,75 tạ/ha còn vụ hè
thu là 2,51 tạ/ha. Tương tự năm 2008 diện tích vụ đông xuân là 35,60 ha,
vụ hè thu là 33,20 ha giảm 2,4ha. Sản lượng vụ hè thu của năm cũng giảm
so với vụ đông xuân. Sản lượng vụ đồng xuân của năm là 165,90 tạ và vụ
hè thu của năm là 85,21. Năng suất vụ đông xuân của năm là 4,66 tạ/ha còn
vụ hè thu là 2,57 tạ/ha. Ta có thể thấy vụ hè thu diện tích giảm không đáng
kể so với vụ đông xuân nhưng sản lượng và năng suất lại lại có sự chênh
lệch rất lớn ( giảm gần gấp đôi). Có thể nói lên một điều rằng vụ đông xuân
cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên thì cũng là vụ mà hộ nuôi của xã đầu tư
mạnh hơn và xem đây là vụ chính của năm.
Vậy cần phải làm gì để tận dụng khai thác tối đa lợi ích vụ đông xuân mang
lại? điều nay liên quan tới kinh nghiệm người dân bản địa cũng như chính
sách hỗ trợ của chính quyền địa phương.
2.2 Giới thiệu phương pháp điều tra
- Địa bàn điều tra ở xã Vinh Hiền. Vinh Hiền là xã có điều kiện
thuận lợi để phát triển nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vậy hình thức nôi chủ yếu của người dân là gì?
Theo điều tra thực tế cho thấy hiện nay, các hộ nuôi trong xã thường sử
dụng 2 hình thức nuôi là QCCT và BTC, nhưng phần lớn là nuôi theo hình
thức QCCT. Với hình thức nuôi này người dân vẫn dựa vào tự nhiên nhưng
đã có sự đầu tư đáng kể nhằm khai thác tối đa lợi thế mà thiên nhiên ban
tặng. Trong khi đó cũng có những hộ mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật vào nuôi
tôm bước đầu đang mang lại hiệu quả.
- Số lượng hộ điều tra là 30 hộ trong đó 20 hộ thôn Hiền Vân 1 và 10
hộ thôn Hiền Vân 2.
- Chỉ tiêu phân nhóm hộ: Đề tài của chúng tôi nghiên cứu về những hộ
chuyên nuôi tôm sú tại xã Vinh Hiền huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.3 Nguồn lực của các hộ nuôi tôm sú vụ đông xuân điều tra năm 2009
2.3.1 Năng lực của chủ hộ


16
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
Bảng 7: năng lực chủ hộ điều tra
Chỉ tiêu QCCT BTC
số hộ % Số hộ %
1.Tuổi của chủ hộ 21 9
<30 tuổi 0 0,00 0 0,00
30-50 tuổi 11 52,38 6 66,67
>50 tuổi 8 47,62 3 33,33
2.trình độ văn hoá
Cấp 1 13 68,42 5 55,56
Cấp 2 6 31,58 4 44,44
Cấp 3 0 0,00 0 0,00
3. Năm kinh nghiệm
<5 năm 0 0,00 0
5-10 năm 17 89,47 7 77,78
>10 năm 2 10,53 2 22,22
4. Tập huấn chuyên môn
Chưa tham gia 0 0,00 0 0,00
1-2 lần 0 0,00 0 0,00
>2 lần 21 100,00 9 100,00
(Nguồn: số liệu điều tra)
Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy cả 2 hình thức QCCT và BTC
tuổi của chủ hộ là tương đối lớn nằm ở mức tuổi từ khoảng 30-50, cụ thể là
55,38 % đối với hình thức nuôi QCCT, và 66,67 % đối với hình thức nuôi
BTC. Điều này cho ta thấy rằng về kinh nghiệm cũng như thời gian tham
gia sản xuất của các hộ nuôi tôm là khá lâu, ở độ tuổi này là lúc độ chín của
sự trưởng thành đồng thời là lúc khả năng cũng như năng lực đạt độ chuẩn.
Không phải ngẫu nhiên mà ta nói vậy bởi qua thực tế ta thấy độ tuổi <=30

hầu như tuổi đời còn khá trẻ họ dường như không chịu bó mình trên mảnh
đất chôn rau cắt rốn mà chủ yếu tìm con đường làm ăn khác như: vào Nam,
xuất khẩu lao động Còn với độ tuổi >=50 đây là giai đoạn không còn sung
sức, tuy có kinh nghiệm nhưng sức khoẻ giới hạn. Nói thế nhưng nó vẫn
chiếm một tỷ lệ tương đối cao chỉ là so với độ tuổi trong lao động nó ít hơn
cụ thể là chiếm khoảng 47,62% đối với hình thức nuôi QCCT và 33,33%
đối với hình thức nuôi BTC. Như vậy nhìn chung độ tuổi tham gia hoạt
động nuôi tôm của xã thuộc loại khá, tức là độ tuổi trong thời kỳ lao động
chiếm tỷ lệ lớn đây là một thuận lợi rất lớn bởi độ tuổi này năng lực đạt cao
nhất, và độ tuổi này hội tụ nhiều ưu điểm lớn mà sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
bình quân chung của xã.
17
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
Độ tuổi tham gia sản xuất của xã tuy cao, nhưng trình độ của các chủ
hộ còn hạn chế cụ thể là trình độ văn hoá của chủ hộ tương đối thấp, trình
độ văn hoá cấp 1 chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 68,42 % đối với hình thức
nuôi QCCT, và 55,56 % đối với hình thức nuôi BTC, trình độ cấp 2 chiếm
tỷ lệ tương đối lớn khoảng 31,58% đối với hình thức nuôi QCCT và 44,44
% đối với hình thức nuôi BTC, còn trình độ cấp 3 là không có.Có thể do
những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên trình độ văn hoá của chủ hộ
không cao, tuy nhiên nếu biết khắc phục bằng kinh nghiệm hoặc tích cực
tham gia tập huấn sẽ cải thiện được những yếu điểm đó.
Mặc dù trình độ học vấn của chủ hộ không cao nhưng số năm kinh
nghiệm của chủ hộ là rất cao. Điều này phản ảnh đúng với thực trạng về độ
tuổi của chủ hộ. Hay nói cách khác là các hộ nuôi ở đây, nuôi tôm từ rất
sớm và số năm kinh nghiệm cao. Cụ thể là kinh nghiệm của hộ từ 5-10 năm
chiếm 89,47% đối với hình thức nuôi QCCT và 77,78% đối với hình thức
nuôi BTC. Kinh nghiệm trên 10 năm cũng không phải là ít chiếm khoảng
10,52% đối vơí hình thức QCCT và 22,22%. Nhìn vào ta thấy kinh nghiệm
dưới 5 năm là không có chính điều này nó ảnh hưởng đến khả năng sản

xuất của hộ mà ở đây là ảnh hưởng tích cực, số năm kinh nghiệm càng
nhiều càng chứng tỏ khả năng hiểu biết, xử lý các vướng mắc trong quá
trình sản xuất là khá tốt.
Với số năm kinh nghiệm lớn như vậy, với độ tuổi lao động của chủ hộ
cao nó phản ánh khá rõ số lần tham gia tập huấn, với số lần tập huấn >2
chiếm tỷ lệ 100 % ta có thể thấy rõ khả năng, trình độ của chủ hộ được
nâng rất nhiều, bởi sau mỗi lần tập huấn là một lần đúc kết được rất nhiều
kinh nghiệm cũng như nhận thức về quá trình nuôi tôm, đây là một thuận
lợi lớn nữa của chủ hộ trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh.
2.3.2 Tình hình đầu tư của các hộ điều tra
Bảng 8: Mức đầu tư ban đầu của các hộ điều tra vụ ĐX năm 2009
Chỉ tiêu ĐVT QCCT BTC
1. Số hộ điều tra Hộ 21 9
2. DT nuôi Ha 26,64 8,96
DT BQ/Hộ Ha/Hộ 1,27 1,00
3. Vốn đầu tư thiết bị
BQ/Hộ 1000đ/Hộ 29019,05 48755,56
BQ/Ha 1000đ/Ha 22875,38 48973,21
4. Vốn XDBĐ
BQ/Hộ 1000đ/Hộ 18452,38 24444,44
BQ/Ha 1000đ/Ha 14545,80 24553.57
5. Vốn ĐT
Vốn GĐ 1000đ/Hộ 39166,67 46611,11
Vốn vay 1000đ/Hộ 4857,14 9111,11
(Nguồn: Số liệu điều tra)
18
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
Có thể thấy, hình thức nuôi QCCT có tới 21 hộ nuôi trong tổng số 30
hộ điều tra chiếm 70%, với diện tích bình quân là 1,27 ha/hộ, do đó mà
việc ứng dụng kỹ thuật vào nuôi là rất khó khăn và tốn kém, đây chính là

hạn chế rất lớn đối với hình thức nuôi này. Ở hình thức nuôi BTC chỉ có
30% người dân lựa chọn nuôi, với đặc điểm dễ ứng dụng kỹ thuật vào trong
chăn nuôi do diện tích nhỏ hơn chỉ có bình quân gần 1 ha/hộ, hình thức
nuôi này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn.
Mức độ đầu tư của hình thức nuôi BTC rất lớn, thể hiện qua vốn đầu tư
thiết bị BQ/hộ là: 48755,56 (ng.đ) trong khi đó ở hình thức nuôi QCCT chỉ
là: 29019,05 (ng.đ), mức độ đầu tư BQ/ha ở nuôi BTC là: 4897,21 (ng.đ)
trong khi ở nuôi QCCT là: 22875,38 (ng.đ). Mức vốn xây dựng ban đầu
BQ/hộ là: 18452,38 (ng.đ), BQ/ha là: 14545,80 (ng.đ) đối với nuôi QCCT
trong khi ở hình thức nuôi BTC thì BQ/hộ là: 24444,44 (ng.đ) và BQ/ ha
là: 24553.57 (ng.đ).
Trong vốn đầu tư cũng vậy, khi nuôi BTC thì vốn gia đình bỏ ra cũng như
vốn đi vay cũng nhiều hơn ở nuôi QCCT. Cụ thể mức vốn gia đình BQ/hộ
là: 46611,11 (ng.đ) và vốn vay là: 9111,11 (ng.đ) đối với nuôi BTC trong
khi ở nuôi QCCT thì vốn gia đình BQ/hộ là: 39166,67 (ng.đ) và vốn vay là:
4857,14 (ng.đ).
Như vậy với mức đầu tư lớn có nên khuyến khích người dân chuyển đổi
hình thức nuôi??
2.4 Kết quả và hiệu quả nuôi tôm của hộ điều tra
2.4.1 Chi phí sản xuất của các hộ điều tra
2.4.1.1 Chi phí về giống của các hộ điều tra
Bảng 9: Chi phí giống của các hộ điều tra vụ ĐX năm 2009
Chỉ tiêu
QCCT BTC
1000đ/Hộ 1000đ/Ha 1000đ/Hộ 1000đ/Ha
Tôm POST 4420,00 3570,92 5450,00 5777,39
Tôm 1/2 5836,00 4595,28 7875,00 6847,83
Tôm khác 4900,00 3500,00 7770,00 8633,33
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Trong nuôi tôm giống là yếu tố quan trọng quyết định tới sản lượng

cũng như năng suất nuôi. Tuy nhiên ở mỗi hình thức nuôi thì việc đầu tư
con giống lại hoàn toàn khác nhau.
Qua bảng điều tra cho thấy, việc đầu tư con giống ở nuôi QCCT thấp hơn
so với mức đầu tư con giống ở nuôi BTC.
Với giống tôm POST ở nuôi QCCT thì BQ/hộ là: 4420.00 (ng.đ) và BQ/ha
là: 3570,92 (ng.đ) còn ở nuôi BTC thì BQ/hộ là: 5450,00 (ng.đ) và BQ/ha
là: 5777,39 (ng.đ).
Với giống tôm 1/2 thì BQ/hộ là: 5836,00 (ng.đ) và BQ/ha là:
4595,28 (ng.đ) đối với nuôi QCCT trong khi nuôi BTC là: 7875,00 (ng.đ)
của BQ/hộ và 6847,83 (ng.đ) của BQ/ha.
19
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
Với loại giống khác thì BQ/hộ là: 4900,00 (ng.đ) và BQ/ha là:
3500,00 (ng.đ) với nuôi QCCT còn nuôi BTC thì BQ/hộ là: 7770,00 (ng.đ)
và 8633,33 (ng.đ) là BQ/ha.
Qua đó cho thấy rằng với diện tích nhỏ việc áp dụng kỹ thuật vào nuôi tôm
với mật độ lớn đã nâng cao được sản lượng tôm nuôi.
2.4.1.2 Chi phí thức ăn
Bảng 10: Chi phí thức ăn của các hộ điều tra vụ ĐX năm 2009

Chỉ tiêu
QCCT BTC
1000đ/Hộ 1000đ/Ha 1000đ/Hộ 1000đ/Ha
TĂ Tươi 5979,76 4713,77 6494,44 6523,44
TĂ CN 8442,86 6655,41 14983,33 15050,22
TĂ Khác 144,05 113,55 92,33 92,75
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Thức ăn có vai trò không nhỏ trong quá trình nuôi tôm, nó quyết
định tới năng suất cũng như chất lượng tôm. Với vai trò không thể thiếu đó,
người dân biết tận dụng các nguồn thức ăn tự có hay đầu tư thức ăn công

nghiệp với mục đích thu lợi mà nghề nuôi tôm đem lại. Tuy nhiên, mức đầu
tư thức ăn của người nuôi như thế nào lại phụ thuộc vào hình thức nuôi.
Có sự khác nhau giữa mức đầu tư thức ăn tính BQ/hộ ở nuôi BTC thì là:
6494,44 (ng.đ) còn ở QCCT là: 5979,76 (ng.đ) đối với thức ăn tươi. Ở thức
ăn CN thì 8442,86 (ng.đ) là nuôi QCCT, còn BTC là: 14983,33 (ng.đ).
Ngoài ra các hộ còn tận dụng nguồn thức ăn khác và ở nuôi BTC là 92,33
(ng.đ) trong khi nuôi QCCT là 144,05 (ng.đ).
Mức đầu tư thức ăn trên tính BQ/ha ở hai hình thức cũng khác nhau cụ thể
như nuôi BTC về thức ăn tươi là: 6523,44 (ng.đ), thức ăn CN là: 15050,22
(ng.đ), và về thức ăn khác là: 92,75 (ng.đ). Trong khi đó ở nuôi QCCT thì
thức ăn tươi là: 4713,77 (ng.đ), thức ăn CN là: 6655,41 (ng.đ), về thức ăn
khác thi là: 113,55 (ng.đ).
Qua phân tích bảng số liệu thấy rằng trong nuôi BTC phần lớn thức ăn là
thức ăn CN, trong khi mức đầu tư thức ăn CN ở hình thức nuôi QCCT thấp
hơn rất nhiều.
2.4.1.3 Chi phí về công lao động của các hộ điều tra
Lao động là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của bất kỳ quá trình
sản xuất vật chất nào. Nuôi tôm cũng vậy chi phí lao động là một khoản rất
lớn từ lúc chuẩn bị nuôi đến lúc thu hoạch. Để hiểu kỹ hơn ta đi vào nghiên
cứu chi tiết khoản chi phí về lao động của một vụ nuôi tôm được thể hiện ở
bảng 11.
20
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
Bảng11 Chi phí lao động của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
QCCT BTC
1000đ/Hộ 1000đ/Ha 1000đ/Hộ 1000đ/Ha
1. Công nạo vét 3056,67 2409,53 3694,44 3710,94
Công GĐ 1461,43 1152,03 2108,33 2117,75
Công thuê 1595,24 1257,51 1586,11 1593,19

2. Công vệ sinh
ao nuôi
1944,29 1532,66 2648,89 2660,71
Công GĐ 1072,38 84,35 1326,67 1332,59
Công thuê 871,90 68,31 1322,22 1328,13
3. Công chăm sóc 7641,19 6023,46 8577,78 8616,07
Công GĐ 5390,71 4249,44 4594,44 4614,96
Công thuê 2250,48 1774,02 3983,33 4001,12
4. Công thu
hoạch
1979,05 1560,06 2410,56 2421,32
Công GĐ 1059,05 83,83 1038,33 1042,97
Công thuê 920,00 725,23 1372,22 1378,35
(Nguồn : Số liệu điều tra)
Trước một vụ nuôi mới thì để đảm cho một vụ nuôi mới có kết quả
cao thì khâu đầu tiên là phải nạo vét ao nuôi, đây là một khâu quan trọng và
nó cũng đòi hỏi phải đầu tư nhiều cả về công sức lẫn tiền bạc. Và tuỳ thuộc
vào hình thức nuôi mà mức độ đầu tư chi phí cho khâu này là khác nhau.
Ta cũng có thể thấy nuôi theo hình thức BTC đòi hỏi chi phí cho nạo vét ao
hồ là lớn hơn so với chi phí nạo vét ao với hình thức nuôi QCCT. Nuôi
theo hình thức BTC công nạo vét BQ/hộ là 3694,44 nghìn đồng và BQ/ha
là 3710,94 nghìn đồng, lớn hơn so với hình thức nuôi QCCT chỉ tốn
3056,67 nghìn đồng/hộ, 2409,53 nghìn đồng/ha. Trong đó công lao động
gia đình có và lao động thuê cũng khác nhau ở các hình thức. Nhìn chung
nuôi theo hình thức BTC chi phí công lao động lớn hơn do phải chú trọng
cẩn thận hơn trong việc nạo vét ao.
Chi phí cho công vệ sinh ao nuôi cũng rất lớn ở nuôi QCCT thì
BQ/hộ là1944,29nghìn đồng và BQ/ha là 1532,66 nghìn đồng, nuôi theo
hình thức BTC thì BQ/hộ là 2648,89 nghìn đồng và BQ/ha là 2660,71
nghìn đồng. Với nuôi theo hình thức BTC tuy diện tích nhỏ hơn nhưng chi

phí đầu tư vệ sinh ao lớn hơn.
Tương tự chi phí cho thức ăn và công thu hoạch thì việc nuôi theo
hình thức BTC đòi hỏi phải chi phí lớn hơn thể hiện khoản chi tiêu BQ/hộ
và BQ/ha. Đặc biệt nuôi theo hình thức BTC do phải đầu tư nhiều thức ăn
công nghiêp nên chi phí công lao động cho ăn cũng lớn hơn.
Qua bảng số liệu còn thấy được trong cả hai hình thức nuôi thì công
lao động gia đình là lớn hơn so với công lao động thuê điều này thể hiện
một điều là các hộ nuôi ở xã, nuôi chủ yếu dựa vào nguồn lao động của gia
21
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
đình, khi đến mùa vụ gấp rút thì có thể thuê thêm lao động ngoài. Ở đây
tính thời vụ của lao động ở nông thôn thể hiện rất rõ.
Trong các khoản chi phí về công lao động thì việc các hộ nuôi theo
hình thức BTC, tuy diện tích nuôi nhỏ hơn nhưng chi phí cho công lao
động lại lớn hơn, nên đôi khi bà con cũng e ngại hơn trong việc chuyển đổi
hình thức nuôi.
Bảng 12 tổng chi phí sản xuất của các hình thức nuôi (Tính cho 1Ha)
Chỉ tiêu
QCCT BTC
Giá tri (1000đ) %
Giá trị
(1000đ)
%
Tổng chi phí
43407,57
100,0
0
70344,46 100,00
I. Chí phí trung
gian

33519,89 77,22 55579,91 79,01
1. Giống 4051,80 12,09 6274,55 11,29
2. Thức ăn 11482,73 34,26 21666,41 38,98
3. Thuê LĐ 4444,07 13,26 8300,78 14,93
4. Phòng bệnh 1400,15 4,18 3750,00 6,75
5. Chi phí tu bổ 3716,22 11,09 3292,41 5,92
6. Chi phí nhiên
liệu
2235,36 6,67 2120,54 3,82
7. Trả lãi vay 70,95 0,21 130,58 0,23
8. Chí phí khác 6118,62 18,25 10044,64 18,07
II. Chi phí tự có 7081,64 16,31 9108,26 12,95
III. KHTSCĐ 2806,03 6,46 5656,29 8,04
(Nguồn : Số liệu điều tra)
Trong những năm gần đây, kết quả nuôi tôm của các hộ trong xã
theo chiều hướng đi xuống. Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao chúng ta đi
tìm hiểu chi phi sản xuất của các hộ điều tra.
Qua bảng số liệu ta thấy chi phí sản xuất của 2 hình thức có sự chênh
lệch nhưng không đáng kể, nhưng xét về tổng thể thì có sự chênh lệch khá
lớn. Ở hình thức BTC, diện tích chỉ là 8,96 ha nhưng chi phí sản xuất của
các hộ nuôi đầu tư lên tới 70344,91 nghìn đồng/ha. Chi phí sản xuất của
hình thức QCCT là 43407,57 nghìn đồng/ha, trong đó diện tích là 26,64 ha.
Trong chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại chi phí như chi phí trung
gian, chi phí tự có, chi phí KHTSCĐ. Ở 2 hình thức nuôi, chi phí trung gian
chiếm tỷ trọng cao nhất. Hình thức QCCT, chi phí trung gian chiếm
77,22% trong tổng chi phí sản xuất và ở hình thức BTC là 79,01%. Như
vậy việc sử dụng chi phí trung gian hợp lý góp phần không nhỏ trong việc
nâng cao hiệu quả nuôi tôm và phân tích chi phí trung gian của từng hình
thức, so sánh chi phí trung gian giữa 2 hình thức sẽ góp phần trả lời chính
22

Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
xác những câu hỏi đặt ra về hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi tôm tại địa
bàn xã Vinh Hiền.
Chi phí trung gian của hình thức QCCT gồm: Chi phí về giống là
4051,80 nghìn đồng, chiếm 12,09%; Chi phi thức ăn là 11482,73 nghìn
đồng, chiếm 34,26%, thức ăn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí trung
gian. Chi lao động cũng chiếm tỷ trọng khá trong tổng chi phí, cụ thể chiếm
13,26% trong tổng chi phí trung gian, tương ứng là 4444,07 nghìn đồng.
Chi phí phòng bệnh cũng được quan tâm, chiếm 4,18% tương ứng với mức
chi là 1400,15 nghìn đồng. Việc tu bổ cũng được người dân ở đây chú ý,
chiếm 11,09% tương ứng với mức chi ra là 3716,22 nghìn đồng. Điều này
cho thấy các hộ nuôi tôm theo hình thức QCCT đã phần nào chú trọng tới
đầu tư thức ăn, xử lý ao hồ và phòng bệnh cho đối tượng nuôi song so với
hình thức nuôi BTC thì đây vẫn là mức đầu tư thấp; Ngoài ra còn một số
khoản chi khác trong quá trình nuôi như chi phí nhiên liệu, song khoản chi
này cũng không chiếm tỷ trọng lớn chỉ 6,67% trong tổng chi phí trung gian,
tương ứng là 2235,36 nghìn đồng. Chi trả lãi vay chiếm 0,21% trong tổng
chi phí trung gian, tương ứng 70,95 nghìn đồng. Còn chi phí khác trong quá
trình nuôi cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí trung gian chiếm
18,25%, tương ứng là 6118,62 nghìn đồng.
Do diện tích của hình thức BTC nhỏ hơn nhiều (8,96 ha) so với diện
tích của hình thức QCCT (26,64 ha). Nên có sự khác biệt lớn về mức đầu
tư các khoản mục trong chi phí trung gian thể hiện:
Chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất là 38,98% tương ứng với
21666,41 nghìn đồng. Qua đó cho thấy ở hình thức BTC các hộ thực sự đã
chú trọng tới đầu tư thức ăn đặc biệt là thức ăn công nghiệp, đây là loại
thức ăn tổng hợp cung cấp đủ nhu cầu cần thiết cho tôm, giúp tôm mau lớn,
ít bệnh và đặc biệt là môi trường nước ao ít bị ô nhiễm.
Chi phí về giống chiếm 11,29% trong tổng chi phí trung gian tương
ứng 6274.55 nghìn đồng. Về chi phí thuê lao động ở hình thức BTC là

8300,78 nghìn đồng, chiếm 14,93% trong tổng chi phí trung gian cao hơn
QCCT là 3856,71 nghìn đồng. Điều này cho thấy các hộ BTC đã chú trọng
hơn trong đầu tư công lao động chăm sóc nuôi tôm.
Chi phí phòng bệnh của hình thức BTC là 3750,00 nghìn đồng chiếm
6,75% trong tổng chi phí trung gian, cao hơn hình thức QCCT, hình thức
này chỉ chiếm 4,18%. Điều này cho thấy ở hình thức BTC hộ nuôi đã chú
trọng đến phòng dịch bệnh cho tôm hơn. Chi phí tu bổ ao hồ ở hình thức
BTC là 3292,41 nghìn đồng, chiếm 5,92% trong tổng chi phí trung gian. So
với hình thức QCCT (11,09%) thì thấp nhưng số tiền bỏ ra so với QCCT
cũng gần bằng nhau. Chi phí nhiên liệu là 2120,54 nghìn đồng, chiếm
3,82% trong tổng chi phí trung gian. Trả lãi vay 130,58 nghìn đồng chiếm
0,23% trong tổng chi phí trung gian. Chi phí khác cũng chiếm tỷ trọng khá
trong tổng chi phí trung gian chiếm 18,07% tương ứng 10044,64 nghìn
đồng.
23
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
Chi phí tự có qua bảng số liệu ta thấy ở hình thức QCCT chiếm
16,31% trong tổng chi phí tương ứng 7081,64 nghìn đồng, chiếm tỷ lệ
trong tổng chi phí cao hơn so với hình thức BTC. Hình thức BTC là
12,95% trong tổng chi phí tương ứng 9108,26 nghìn đồng.
Về chỉ tiêu KHTSCĐ qua bảng số liệu ta thấy: Chi phí KHTSCĐ của
các hộ nuôi BTC chiếm 8,04% trong tổng chi phí ứng với 5656,29 nghìn
đồng cao hơn QCCT, ở hình thức này chỉ chiếm 6,64% ứng với 2806,03
nghìn đồng. Điều này có thể giải thích do ở hình thức nuôi BTC các hộ đã
chú trọng tới đầu tư máy móc thiết bị như: máy bơm nước, máy sục khí
( chiếm tỷ lệ không lớn) và các ngư cụ khác đồng thời công tác chuẩn bị ao
trong vụ đầu tương đối tốt.
Nhìn chung qua phân tích chi phí sản xuất và chi phí trung gian của
các hộ ở 2 hình thức cho thấy, các hộ nuôi BTC mức đầu tư cao hơn so với
QCCT. Sự chênh lệch mức đầu tư giữa 2 hình thức này hoàn toàn phù hợp

với xu thế chung hiện nay.
2.4.2 kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ nuôi tôm
2.4.2.1 Năng suất và sản lượng tôm
Bảng 13: NS và SL các hộ điều tra vụ ĐX năm2009

DT Ha 26,64 8,96
SL Kg 11261,00 5351,00
NS Kg/Ha 422,71 597,21
(Nguồn : Số liệu điều tra)
Trong sản xuất kinh doanh nói chung cũng như trong NTTS nói riêng mục
tiêu của họ là lợi nhuận, để làm sao có lợi nhuận lại là một quá trình.
Trên đây là bảng nói về kết quả nuôi của các hộ thể hiện ở hai hình thức
nuôi. Nếu chỉ xét về sản lượng thì rất khó biết được là hình thức nuôi nào
có hiệu quả hơn, trong bảng trên ta thấy nuôi theo hình thức QCCT sản
lượng là: 11261,00kg, trong khi đó nuôi theo hình thức BTC là: 5351,00kg,
nhưng ở hai hình thức nuôi thì diện tích nuôi lại hoàn toàn khác nhau điều
đó dẫn tới năng suất của hai hình thức lại hoàn toàn khác nhau. Diện tích
nuôi của QCCT là: 26,64 ha và năng suất là: 422,71 kg/ha, ở hình thức nuôi
BTC diện tích nuôi là: 8,96 ha và năng suất là: 597,21kg/ha.
Qua bảng ta thấy năng suất ở nuôi BTC nhiều hơn nuôi QCCT là:
174,5(kh/ha), gấp 1,4(lần). Vậy tại sao lại có sự chênh lệch như vậy? Như
đã nói ở trên kết quả nuôi phụ thuộc vào mức độ đầu tư của các hộ nuôi. Ở
hình thức BTC hộ gia đình đã đầu tư nhiều hơn ở nuôi theo QCCT.

24
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú
2.4.2.2 Giá tôm
Bảng 14: Giá tôm thị trường địa phương điều tra vụ ĐX năm 2009
Loại Tôm (Con/kg) Giá Tôm (1000đ/kg)
<25 170

26 - 35 150
36 - 45 120
46 - 60 100
>60 75
(Nguôn : Thu thập số liệu địa phương)
Giá là một trong những nhân tố quyết định tới hiệu quả của các hộ
nuôi tôm, trong vụ đông xuân năm 2009 giá tôm rất được giá đó là điều
kiện rất thuận lợi cho hộ nuôi tôm có thể tăng mức đầu tư để có hiệu quả
nhất.
Qua bảng chúng ta có thể thấy với lượng <25(con/kg) giá tôm lên tới
170(ng.đ/kg) tuy nhiên sản lượng của các hộ nuôi là không nhiều. Ở mức
>60(con/kg) ở những năm trước thì giá chỉ là 45-50(ng.đ/kg) trong khi năm
nay lại là 75(ng.đ/kg). Ở các mức sản lượng khác giá cũng khá cao so với
các năm trước.
Tại sao lại có hiện tượng này?
Đây chính là điều bất cập trong khâu tiêu thụ tôm, khi mất mùa thì giá tôm
lên rất cao trong khi năm được mùa thì các tư thương lại ép giá làm cho giá
tôm thấp xuống làm ảnh hưởng tới hiệu quả nuôi của các hộ. Vấn đề đặt ra
ở đây là có lên có một chính sách hỗ trợ giá cho các hộ nuôi tôm?
2.4.2.3 Kết quả và hiệu của nuôi tôm của các hộ điều tra
Bảng 15: Kết quả & hiệu quả nuôi (Tính cho 1Ha)
chỉ tiêu ĐVT QCCT BTC
Năng suất kg/ha 422,71 597,21
Tổng giá trị sản
xuất (GO) 1000đ/ha 43095,91 70697,54
Giá trị gia tăng
(VA) 1000đ/ha 9576,02 15117,63
Thu nhập hỗn hợp
(MI) 1000đ/ha 6769,98 9461,35
Lợi nhuận kinh tế

(Pr) 1000đ/ha -311,66 353,09
GO/IC Lần 1,29 1,27
VA/IC Lần 0,29 0,27
VA/GO Lần 0,22 0,21
(Nguồn : Số liệu điều tra)
Qua bảng thống kê cho thấy, năng suất của nuôi theo hình thức BTC
cao hơn hình thức QCCT gấp 1,4 lần. Với tổng giá trị sản xuất (GO) tính
trên 1ha ở nuôi BTC là: 70697,54(ng.đ) còn ở hình thức QCCT là:
25

×