Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của một số giống lạc có triển vọng trong vụ xuân 2009 tại Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.2 KB, 37 trang )

MỤC LỤC Trang
Phần 1: Đặt vấn đề 3




















1.1. Tính cấp thiết của đề tài 3
1.2. Mục đích 4
Phần 2: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 5
2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới 5
2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 5
2.1.2. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới 6
2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam 6
2.2.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu lạc ở Việt Nam 8


2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế 9
2.4. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 10
2.4.1. Cơ sở khoa học 10
2.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 11
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 12
3.1. Đối tượng nghiên cứu 12
1
3.2. Điều kiện thí nghiệm 12
3.2.1. Đất thí nghiệm 12
3.2.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu 12
3.3. Nội dung nghiên cứu 13
3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 13
3.5. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 14
3.5.1. Làm đất 14
3.5.2. Bón phân 14
3.5.3. Phương pháp gieo và mật độ gieo 14
3.5.4. Chăm sóc 14
3.5.5. Phòng trừ sâu bệnh 14
3.5.6. Thu hoạch 14
3.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 14
3.6.1. Các chỉ tiêu theo dõi 14
3.6.1.1 Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn (ngày) 14
3.6.1.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển 15
3.6.1.3. Một số chỉ tiêu về cấu thành năng suất 15
3.6.1.5. Theo dõi diễn biến sâu bệnh 16
3.6.2. Phương pháp theo dõi 16
3.7. Xử lý số liệu 16
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 17
4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng 17
4.1.1. Khả năng nảy mầm của các giống lạc 17

4.1.2. Thời gian sinh trưởng của các giống 18
4.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống 20
4.2.1. Sự tăng trưởng chiều cao thân chính 20
4.2.2. Sự ra lá trên thân chính 23
4.2.3. Sự phát triển cành của các giống lạc 25
4.2.4. Sự ra hoa của các giống lạc 27
4.3. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống 30
4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 32
Phần 5: Kết luận và đề nghị 36
5.1. Kết luận 36
2
5.1.1.Thời gian sinh trưởng 36
5.1.2. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng 36
5.1.3. Các chỉ tiêu về sự ra hoa 36
5.1.4. Sâu bệnh hại 37
5.1.5. Năng suất của các giống 37
5.2. Đề nghị 37
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Lạc (Arachis hypogaea. L) là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế
và dinh dưỡng cao, trước hết được dùng làm thực phẩm cho người. Hạt lạc
chứa hàm lượng dầu trung bình 40 – 60%, 26 – 34% protein, một số vitamin
và chất khoáng. Dầu lạc là một loại lipit dễ tiêu là loại thực phẩm tốt cho con
người. Protein của lạc chứa nhiều axit amin quý, lạc là nguồn bổ sung quan
trọng các chất đạm, chất béo cho con người .
Lạc là cây cải tạo đất, chống xói mòn phủ xanh đất trống đồi trọc. Bên
cạnh đó, sản phẩm phụ của lạc đóng vai trò khá quan trọng như: Thân lá, khô
dầu lạc có thành phần dinh dưỡng cao dùng để chế biến thức ăn cho gia súc,
đồng thời sử dụng làm phân bón.

Trong sản xuất nông nghiệp, giống là yếu tố đầu tiên tác động đến năng
suất cây trồng, mặc dù có các yếu tố khác như: đất đai, canh tác, phân bón…
nhưng chất lượng nông sản do giống chi phối là rất lớn. Như ông cha ta đã nói
3
“có công không bằng giống tốt”. Việc nghiên cứu tạo ra giống mới có năng
suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu với sâu bệnh…là một yêu cầu cấp thiết
trong sản xuất lạc ở nước ta hiện nay.
Ở các tỉnh miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng thì cây lạc
được xem là cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp. Là cây có chiến
lựơc của vùng nhưng so với một số cây trồng khác như lúa, ngô thì năng suất
lạc thấp hơn và không ổn định. Nguyên nhân là do sản xuất lạc ở đây chủ yếu
theo kinh nghiệm truyền thống, chưa chú trọng đưa các giống mới vào sản
xuất. Các giống đang sử dụng rộng rãi hiện nay chủ yếu là giống địa phương
có từ lâu hoặc những giống đã sử dụng qua nhiều vụ sản xuất do bà con tự
chọn lọc, cất giữ nên hạt giống thường có sức nảy mầm kém, lẫn cơ giới và có
hiện tượng thoái hóa giống.
Để có năng suất cao, phẩm chất tốt, tăng giá trị hàng hóa thì công tác
chọn tạo, nhân giống phải đặt lên hàng đầu. Trước yêu cầu thực tiễn đó,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “So sánh khả năng sinh trưởng, phát
triển và cho năng suất của một số giống lạc có triển vọng trong vụ xuân
2009 tại Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục đích
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất của các giống trên
địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá khả năng chống chịu các yếu tố ngoại cảnh và sâu bệnh hại.
- So sánh năng suất của các giống mới với giống đối chứng.
Trên cơ sở đó xác định, chọn lọc các giống có triển vọng về năng suất,
phẩm chất, phù hợp với điều kiện sinh thái để đưa vào sản xuất.
4
Phần 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới
2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Cây lạc xếp thứ 13 trong các cây thực phẩm trên thế giới. Nó có nguồn
gốc từ Nam Mỹ nhưng hiện tại được trồng từ 40
0
vĩ Bắc đến 40
0
vĩ Nam thuộc
vùng nhiệt đới và các vùng ấm áp trên thế giới [3, 41].
Theo số liệu của FAO trên thế giới hiện có trên 100 nước trồng lạc, với
tổng diện tích ít biến động ở các vụ trong năm. Tuy nhiên, sự phân bố về diện
tích, năng suất, sản lượng lại tập trung không đều giữa các khu vực trồng lạc
khác nhau trên thế giới, tập trung chủ yếu ở 3 châu lục là châu Á, châu Phi và
châu Mỹ. Trong đó, khoảng 90% diện tích lạc tập trung ở lục địa Á Phi. Ở các
nước châu Á chiếm 63,17% tổng diện tích, châu Phi 31,81%, châu Mỹ 5,8%,
châu Âu 0,22%. Châu Á bao giờ cũng đứng đầu thế giới về sản lượng lạc.

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới.
Chỉ tiêu Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Năm
Tên nước
200
5
200

6
200
7
200
5
200
6
200
7
200
5
200
6
200
7
Thế giới
23,61 22,23 23,39 1,61 1,55 1,49 38,09 34,47 34,85
Trung Quốc
4,68 4,72 5,06 3,07 3,12 2,65 14,39 14,72 13,09
Ấn Độ
6,74 5,80 8,00 1,19 0,86 0,96 7,99 4,98 6,60
Nigieria
2,18 2,22 2,23 1,59 1,72 2,23 3,48 3,82 3,83
Indonexia
0,72 0,70 0,70 2,04 2,08 1,61 1,47 1,47 1,47
Mỹ
0,65 0,49 0,53 3,31 2,96 3,54 2,18 1,48 1,69
5
Xêngan
0,77 0,59 0,60 0,91 0,77 0,79 0,70 0,46 0,43

Xu Đăng
0,96 0,94 0,92 0,54 0,58 0,50 0,52 0,54 0,46
Myanma
0,65 0,65 0,66 1,40 1,40 1,50 0,91 0,91 1,00
Camơrun
0,31 0,31 0,30 0,76 0,53 0,53 0,23 0,16 0,16
Việt Nam
0,27 0,25 0,25 1,81 1,09 1,96 0,49 0,46 0,49
(Nguồn: www.faostat.org.vn, 2009) [24].
2.1.2. Tình hình nghiên cứu lạc trên thế giới
Cùng với các nhân tố khác, giống là một nhân tố rất quan trọng quyết định
đến năng suất cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Công tác chọn tạo giống
cây trồng nhằm các mục tiêu:
- Chọn tạo giống cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt.
- Chọn tạo giống cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và chống
chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận: mặn, rét, hạn…
- Chọn tạo giống có đặc tính nông sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu của sản
xuất và tiêu dùng như: Chiều cao cây, thời gian sinh trưởng, khả năng cơ giới
hóa khi thu hoạch và bảo quản, chế biến nông sản phẩm .
Bằng nhiều phương pháp khác nhau, các nhà khoa học trên thế giới đã có
những công trình nghiên cứu về các yếu tố hạn chế năng suất lạc như: các
công trình nghiên cứu về giống (lai tạo, đột biến, chuyển gen…), các biện
pháp phòng trừ sâu bệnh, biện pháp canh tác…đã tạo ra được những giống
mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh và thích ứng với
điều kiện sinh thái. Đó là nhân tố dẫn đến năng suất và sản lượng lạc có sự
vượt trội trong những năm gần đây.
2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có những
điều kiện rất thích hợp cho cây lạc phát triển. Cây lạc đã được nhân dân ta

trồng từ lâu đời và đã trở thành thực phẩm thông dụng trong bữa ăn hàng
ngày của người dân.
6
Trong phạm vi toàn quốc, lạc được phân bố chủ yếu ở 4 vùng lớn là đồng
bằng và trung du Bắc Bộ, đồng bằng Sông Hồng, Khu IV cũ và miền Đông
Nam Bộ. Cả 4 vùng này chiếm trên 3/4 diện tích và sản lượng lạc, số còn lại
nằm rải rác ở các tỉnh .
Vùng trung du Bắc Bộ, cây lạc chủ yếu được trồng trên đất bạc màu như ở
Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…vụ lạc chính từ tháng 2 đến tháng 6.
Vùng đồng bằng Bắc Bộ thì trồng trên chân đất bãi ven sông, chân đất
bạc màu…
Vùng duyên hải Bắc Miền Trung trồng trên vùng đất cát ven biển là
chính.Vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thường lạc được trồng trên chân
đất cát ven sông suối, đất đỏ, đất đen.
Vùng Đông Nam Bộ trồng trên các loại đất đỏ bazan, đất đen…
Trong các vùng, diện tích lạc tập trung nhiều nhất ở vùng duyên hải Bắc
Miền Trung. Với phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp là nền sản
xuất hàng hóa, phát huy các lợi thế của vùng chuyển dịch cơ cấu mùa vụ hợp
lý để né tránh thiên tai, tập trung phát triển cây màu, cây công nghiệp, cây ăn
quả. Trong đó, cây lạc là thế mạnh của vùng. Dự kiến đến 2010, diện tích lạc
toàn vùng đạt 93.000 ha, tập trung ở các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà
Tĩnh… Mở rộng diện tích lạc chủ yếu bằng phương pháp tăng vụ, thay đổi
công thức luân canh, chuyển một phần diện tích khoai lang xuân, đất cát ven
biển để trồng lạc .
Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam trong 10 năm
qua được thể hiện ở bảng 2.2
7
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam
Chỉ tiêu
Năm

Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
1998 269,4 14,3 386,0
1999 247,6 12,8 318,1
2000 244,9 14,5 355,3
2001 244,6 14,8 363,1
2002 246,7 16,2 400,4
2003 243,8 16,6 406,2
2004 263,7 17,8 469,0
2005 269,6 18,1 489,3
2006 249,3 18,6 464,9
2007 250,0 19,6 490,0
Sơ bộ năm 2008 256,0 20,9 533,8
(Nguồn: www.faostat.org.vn, 2009)
2.2.2. Tình hình nghiên cứu lạc ở Việt Nam
Lạc là cây khó dự đoán về năng suất vì bộ phận thu hoạch chính – quả lạc
nằm dưới mặt đất (P.S Reddy 95). Do đó, trong công tác chọn giống gặp rất
nhiều khó khăn so với các cây trồng khác. Tuy nhiên, trong những năm vừa
qua công tác chọn tạo giống đã thu được nhiều thắng lợi; Các nghiên cứu về
lạc tập trung ở các viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, viện di
truyền nông nghiệp, viện Cây có dầu và Hương liệu Việt Nam… các trường
Đại học Nông Nghiệp I, Trường Đai học Nông Lâm Huế, Đại học Nông Lâm
Thủ Đức và một số Trung tâm nghiên cứu khác trong nước; Bước đầu đã thu
8
được nhiều kết quả tốt như nhiều giống mới đã được chọn tạo ra và đưa vào
sản xuất góp phần tăng năng suất và sản lượng lạc trong cả nước .

2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Đây là tỉnh có
nhiều tiềm năng để phát triển cây lạc. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh đến 2010 đã xác định diện tích trồng lạc là 8.000 ha và sản
lượng dự kiến là 16.000 tấn.
Trong những năm gần đây, ở một số vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh
Thừa Thiên Huế, cây lạc được xem là cây trồng chính và là cây chủ lực có
hiệu quả cao so với các cây trồng khác. Nông dân đã từng bước thay thế các
cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp bằng cây lạc. Vì vậy, đã góp phần làm cho
diện tích lạc ở Thừa Thiên Huế ngày càng tăng. Diện tích, năng suất, sản
lượng lạc ở Thừa Thiên Huế được thể hiện ở bảng 2.3.
Qua bảng 2.3 ta thấy: Diện tích lạc không ổn định mà tăng giảm khác
nhau qua các năm. Tuy năng suất tăng nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với
tiềm năng của các giống. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ thâm canh chưa
cao, sản xuất chưa tập trung, chưa có quy trình kỹ thuật phù hợp cho từng địa
phương, nông dân sử dụng giống cũ…Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu khắc
nghiệt cũng ảnh hưởng đến năng suất lạc ở Thừa Thiên Huế.
9
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lạc ở Thừa Thiên Huế
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
1998 4300 13,5 5800
1999 4100 14,1 5800
2000 3900 14,1 5500

2001 4800 12,3 5900
2002 4880 14,9 7300
2003 4500 15,9 7300
2004 4670 17,0 7520
2005 4830 17,6 8400
2006 4720 18,6 8800
2007 4763 20,0 9549
Sơ bộ năm 2008 4100 6300
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2007).
2.4. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
2.4.1. Cơ sở khoa học
Như chúng ta đã biết, giống cây trồng là tài sản quốc gia, là tư liệu đặc
biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Vì nếu không có giống thì không
thể sản xuất ra nông sản phẩm. Giống là biện pháp kỹ thuật quan trọng, là yếu
tố hàng đầu quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của các cây
trồng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lạc nói riêng. Bằng nhiều
10
phương pháp khác nhau như: lai hữu tính, xử lý đột biến, công nghệ sinh học,
nhập nội, chọn lọc…các nhà tạo giống đã chọn ra được các giống mới có
năng suất cao và ổn định đáp ứng yêu cầu sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh
tế cho người dân.
Tuy nhiên, mỗi giống mới tạo ra lại có những đặc trưng về tính di truyền
riêng, chỉ thích hợp trong điều kiện sinh thái nhất định. Mặt khác, các giống
tốt mới được tạo ra sau một thời gian sẽ bị thoái hóa và nhiễm sâu bệnh nhiều
hơn. Vì vậy, việc tuyển chọn các giống lạc có năng suất cao, phẩm chất tốt,
chống chịu sâu bệnh, phù hợp với từng vùng sinh thái nhất định là yêu cầu
cấp thiết đang được đặt ra.
2.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đánh giá và tuyển chọn một số giống có đặc tính tốt thích hợp với điều
kiện sinh thái của Thừa Thiên Huế, góp phần nâng cao sản lượng lạc, tạo

nguyên liệu tốt phục vụ cho công tác xuất khẩu và ép dầu. Góp phần làm
phong phú số lượng và chủng loại giống lạc phẩm chất tốt vào cơ cấu lạc của
địa phương.
11
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành trên các giống mới được tuyển chọn qua các
hệ đột biến của các liều lượng khác nhau, xử lý bằng tia gamma ở bộ môn di
truyền giống cây trồng, khoa Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm Huế.
Các giống tham gia thí nghiệm: NH
2
, NH
3
, LDH 01, NH
1
, NH
4
và DT
2
làm đối chứng.
3.2. Điều kiện thí nghiệm
3.2.1. Đất thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trên đất thịt nhẹ hợp tác xã Hương Long - TP Huế.
3.2.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu
Thí nghiệm được tiến hành vào vụ Xuân 2009.
Ngày gieo: 09/02/2009.
Diễn biến thời tiết, khí hậu trong thời gian tiến hành thí nghiệm từ tháng
02/2009 đến tháng 05/2009 diễn ra phức tạp,được thể hiện ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Diễn biến khí hậu, thời tiết ở Thừa Thiên Huế

trong vụ Đông Xuân 2008 - 2009
Tháng
Nhiệt độ (
0
C) Mưa (mm)
Ẩm độ không
khí (%)
Số giờ
nắng
(giờ)
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
Số
ngày
Lượng
mưa
Trung
bình
Tối
thấp
2 23,1 34,5 15,5 5 24,1 90 50 166
3 24,3 35,8 15,6 12 86,8 90 50 130
4 25,5 37,5 19,6 14 149,0 89 44 127
5* 25,5 33,2 21,0 7 108,5 88 63 56
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế
Ghi chú: *. 10 ngày đầu tháng 5/2009

12
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi sự sinh trưởng, phát triển, khả năng chống sâu bệnh của một số
giống lạc đem nghiên cứu.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và cho năng suất của các giống
lạc.
3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm công thức được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu
nhiên RCB với 3 lần nhắc lại.
Diện tích toàn bộ thí nghiệm: 200m
2
Diện tích bảo vệ: 56m
2
Diện tích làm thí nghiệm: 144m
2
Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 4m x 2m =8m
2
Sơ đồ thí nghiệm:
BẢO VỆ
IV
1
III
1
II
1
VI
1
V
1
I

1(đ/c)
V
2
I
2(đ/c)
IV
2
II
2
III
2
IV
2
VI
3
V
3
III
3
I
3(đ/c)
IV
3
II
3

BẢO VỆ
Ghi chú:
Công thức I: DT
2

(Đối chứng)
Công thức II: NH
3
Công thức III: NH
2
Công thức IV: NH
1
Công thức V: LDH 01
Công thức VI: NH
4
Các lần nhắc lại là 1, 2, 3.
3.5. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm
3.5.1. Làm đất
13
Sau khi làm đất lần 1, chúng tôi tiến hành xới xáo làm kỹ lần 2, làm cho
đất sạch cỏ dại, tơi xốp, thoáng khí. Sau khi san phẳng tiến hành lên luống
rộng 2m, dài 4m, rãnh rộng 25cm.
3.5.2. Bón phân
- Lượng bón cho 1ha trồng lạc:
10 tấn phân chuồng + 45 kg N + 90 kg P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O + 500kg Vôi.
Cách bón:
Bón lót 100% (phân chuồng + P
2
O

5
) + 1/2 Vôi.
Bón thúc:
Lần 1: 2/3N + 1/2 K
2
O, Bón vào lúc lạc có 3 lá thật.
Lần 2: 1/3 N + 1/2K
2
O +1/2 Vôi, bón khi lạc tàn lứa hoa đầu.
3.5.3. Phương pháp gieo và mật độ gieo
- Phương pháp gieo: Lạc được gieo theo hàng.
- Khoảng cách: 30 x 10 cm/cây.
- Mật đô: 33 cây/m
2
.
Mỗi ô thí nghiệm 6 hàng, mỗi hàng 36 cây. Tổng số cây/ô là 216 cây.
3.5.4. Chăm sóc
Xới xáo, làm cỏ, vun gốc 2 đợt:
Đợt 1: Trùng với bón phân đợt 1, xới xáo toàn bộ mặt luống, xới nhẹ tay,
xới nông 2-3cm, xa gốc.
Đợt 2: Trùng với bón phân đợt 2, xới tất cả mặt luống, xới sâu 5-7 cm,
vun đất vào gốc cao 3-5cm. Mục đích của vun gốc là tạo điều kiện bóng tối
cho tia lạc phát triển thành quả.
3.5.5. Phòng trừ sâu bệnh
Chỉ phòng trừ sâu bệnh khi đến ngưỡng phòng trừ.
3.5.6. Thu hoạch
Tiến hành thu hoạch khi có 80% số quả già.
3.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.6.1. Các chỉ tiêu theo dõi.
3.6.1.1 Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn (ngày)

- Thời gian từ khi gieo đến khi mọc mầm (10% số cây/ô có lá mầm mọc
trồi khỏi mặt đất)
14
- Thời gian từ khi gieo đến khi nảy mầm tối đa (70% số cây/ô có lá mầm
trồi lên khỏi mặt đất).
- Thời gian từ khi gieo đến khi phân cành cấp 1 đầu tiên (chiều dài cành
cấp 1dài 1cm ở nách lá mầm).
- Thời gian từ khi gieo đến khi nở hoa rộ (số cây/hoa/ngày > 4).
- Thời gian từ khi gieo đến khi làm quả.
- Thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch.
3.6.1.2. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển
- Chiều cao cây qua các thời kỳ: Bắt đầu theo dõi khi lạc có 3 lá thật. Đo
từ chỗ phân cành cấp 1 đầu tiên dọc theo thân chính (10 ngày theo dõi 1 lần).
- Theo dõi sự ra lá: Bắt đầu theo khi cây có 3 lá thật. (Định kỳ theo dõi 10
ngày 1 lần cho đến khi thu hoạch để xác định tốc độ ra lá).
- Đếm tổng số lá trên thân chính.
- Theo dõi số lá xanh còn lại trên thân chính khi thu hoạch.
- Tổng số cành/cây, số cành cấp 1/cây, số cành cấp 2/cây (theo định kỳ 10
ngày 1 lần và lúc thu hoạch).
- Xác định chiều dài cành cấp 1 đầu tiên.
- Tổng thời gian ra hoa của lạc (khi có 10% số cây/ô ra hoa đến khi số hoa
bình quân/cây/ngày < 1hoa liên tiếp trong 3 ngày).
- Xác định tổng số hoa/cây.
- Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%):
Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) =
3.6.1.3. Một số chỉ tiêu về cấu thành năng suất
- Tổng số quả/cây.
- Tổng số quả chắc/cây.
- Tính khối lượng 100 quả khô (P
100

quả).
- Tính khối lượng 100 hạt (P
100
hạt).
- Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha):
NSLT =
- Năng suất thực thu (NSTT) (tạ/ha).
15
Tổng số quả chắc/cây
x 100
Số quả chắc/cây x Số cây/m
2
x P
100
quả x 7500 m
2
10
7
Tổng số hoa/cây
3.6.1.5. Theo dõi diễn biến sâu bệnh
- Sâu hại tiến hành theo dõi trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển
của cây.
Mật độ (con/m
2
) =
- Theo dõi bệnh: Chủ yếu là các bệnh nguy hiểm: đốm lá, đốm đen và gỉ sắt.
Tỷ lệ bệnh (%) =
Phương pháp theo dõi: Điều tra 5 điểm/ô, mỗi điểm điều tra 20 lá ngẫu nhiên
3.6.2. Phương pháp theo dõi
- Theo dõi trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, mỗi ô

theo dõi 10 cây, theo dõi được đánh số và cắm cọc để tránh sự nhầm lẫn.
- Theo dõi bằng quan sát, cân đo, đong đếm ở ngoài đồng ruộng .
- Tính hệ số biến động (Cv%) một số tính trạng chủ yếu như: Chiều cao
cây, số lá/thân chính, số cành cấp 1, số quả chắc/cây.
3.7. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê sinh học bằng phần mềm Excel và Statitix.
16
Tổng số sâu hại thu được
Tổng diện tích điều tra
x 100
Tổng số lá (quả) bị hại
Tổng số lá (quả) điều tra
x 100
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng
4.1.1. Khả năng nảy mầm của các giống lạc
Quá trình nảy mầm nhanh hay chậm, tỷ lệ mọc cao hay thấp có ý nghĩa
quan trọng trong đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây sau này.
Thời kỳ nảy mầm phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh và chất lượng
của hạt giống.
Chất lượng hạt giống không chỉ phụ thuộc vào quá trình cất giữ, bảo quản
mà còn phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch và đặc tính của các giống lạc.
Nhiệt độ, ẩm độ đất và không khí là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới
quá trình nảy mầm. Nhiệt độ thích hợp cho lạc nảy mầm là 30 - 32
0
C và ẩm
độ đất là 70 - 75%. Nếu gieo gặp nhiệt độ quá cao (>41
0
C) hoặc quá thấp

(<15
0
C) thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng nảy mầm của hạt giống. Vì vậy, việc
xác định thời vụ gieo trồng là hết sức quan trọng.
Kết quả theo dõi quá trình nảy mầm của các giống được thể hiện qua
bảng 4.1
Bảng 4.1: Tỷ lệ nảy mầm của các giống
Chỉ tiêu
Giống
Tổng số hạt
gieo/công thức
Tổng số hạt nảy
mầm/công thức
Tỷ lệ nảy mầm
(%)
DT
2
(đ/c) 648 625 96,45
NH
3
648 535 82,56
NH
2
648 520 80,26
NH
1
648 615 94,91
LDH 01 648 583 90,02
NH
4

648 573 88,46
Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy: Khả năng nảy mầm của các giống lạc tương
đối cao đạt 80.26 – 96,45%. Trong đó, giống có tỷ lệ nảy mầm cao nhất là
17
giống đối chứng DT
2
đạt 96,45%. Các giống còn lại đều có tỷ lệ nảy mầm
thấp hơn giống đối chứng.
4.1.2. Thời gian sinh trưởng của các giống
Thời gian sinh trưởng, thời gian hoàn thành giai đoạn sinh trưởng – phát
triển của các giống cho biết đặc tính, đặc trưng của giống chín sớm, trung
bình hay chín muộn. Đó là cơ sở để xác định thời vụ gieo trồng và biện pháp
kỹ thuật tác động hợp lý cho từng vùng sinh thái nhất định nhằm đem lại hiệu
quả cao trong sản xuất.
Thời gian sinh trưởng và phát triển là khoảng thời gian từ khi gieo đến khi
thu hoạch. Trong nghiên cứu khoa học, người ta chia thời gian sinh trưởng,
phát triển của lạc ra các giai đoạn sau: Giai đoạn từ khi gieo đến nảy mầm,
giai đoạn có 3 lá thật, giai đoạn bắt đầu ra hoa, ra hoa rộ, kết thúc ra hoa và
thu hoạch.
Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thu được bảng số liệu về thời gian sinh
trưởng và phát triển của các giống ở bảng 4.2
Bảng 4.2: Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống
Đơn vị tính: ngày.
Chỉ tiêu
Giống
Từ khi gieo đến…
Mọc mầm Phân
cặp cành
đầu tiên
Bắt

đầu
ra
hoa
Ra
hoa
rộ
Kết
thúc
ra
hoa
Thu
hoạch
10% 70%
DT
2
(đ/c) 6 8 10 29 34 54 102
NH
3
8 10 12 30 34 52 97
NH
2
9 11 14 30 35 53 101
NH
1
8 10 12 31 33 52 96
LDH 01 9 10 13 31 33 53 96
NH
4
8 11 13 30 35 52 99
Qua bảng 4.2 chúng tôi có nhận xét:

- Thời gian từ khi gieo đến khi lạc bắt đầu nảy mầm dao động từ 6 - 9
ngày. Trong đó, giống có thời gian bắt đầu nảy mầm sớm nhất là giống đối
18
chứng DT
2
, giống có thời gian nảy mầm muộn nhất là NH
2
và LDH 01. Các
giống còn lại là NH
1
, NH
3
, NH
4
có thời gian bắt đầu nảy mầm muộn hơn
giống đối chứng 2 ngày .
- Thời gian từ khi gieo đến kết thúc nảy mầm ở các giống dao động từ 8 -
11 ngày. Trong đó, giống đối chứng DT
2
có thời gian kết thúc nảy mầm sớm
nhất, giống NH
2
, NH
4
có thời gian kết thúc nảy mầm muộn nhất, giống NH
1
,
NH
3
, LDH 01 có thời gian kết thúc nảy mầm muộn hơn giống đối chứng 2

ngày.
Tóm lại, sự nảy mầm giữa các giống thí nghiệm có sự chênh lệch nhau
nhưng không lớn, đây là bước khởi đầu tốt cho sự sinh trưởng và phát triển ở
giai đoạn sau của cây lạc.
- Thời gian từ gieo đến phân cành: Sự xuất hiện sớm của cặp cành cấp 1
đầu tiên và cành phát triển mạnh là cơ sở cho năng suất sau này của các
giống. Vì có 80 - 90% tổng số hoa hữu hiệu nằm trên cặp cành cấp 1 đầu tiên.
Vì vậy, việc tác động nhiều biện pháp kỹ thuật hợp lý trong giai đoạn này là
rất cần thiết.
Trong quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy: Thời gian từ khi
gieo đến phân cặp cành cấp 1 đầu tiên của các giống dao động trong khoảng
10 - 14 ngày. Đây là yếu tố thuận lợi cho quá trình ra hoa của lạc sau này.
Trong đó, giống có thời gian từ khi gieo đến phân cặp cành cấp 1 đầu tiên
sớm nhất là giống đối chứng DT
2
. Các giống còn lại có thời gian từ gieo đến
phân cặp cành cấp 1 đầu tiên muộn hơn giống đối chứng.
- Thời gian từ khi gieo đến bắt đầu ra hoa: Đây là thời kỳ biểu hiện hoạt
động sinh lý mạnh mẽ nhất. Thời kỳ này cây đồng thời diễn ra 2 quá trình
sinh lý đó là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Lúc này, cây
phát triển nhanh về chiều cao, chất khô tích lũy cao, diện tích lá đạt lớn nhất.
Bên cạnh đó sinh trưởng sinh thực cũng phát triển khá mạnh, tạo điều kiện
cho việc hình thành năng suất về sau.
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, thời gian từ gieo đến bắt đầu ra hoa
của các giống có sự chênh lệch không lớn lắm (1 - 3 ngày). Giống ra hoa sớm
19
nhất là giống đối chứng DT
2
với thời gian 29 ngày, giống có thời gian ra hoa
muộn nhất là LDH 01 và NH

1
với thời gian 31 ngày.
- Thời gian từ khi gieo đến khi ra hoa rộ: Đây là giai đoạn quan trọng
quyết định tỷ lệ đậu quả, tỷ lệ quả chắc và năng suất sau này. Nhìn chung,
thời gian từ khi gieo đến khi ra hoa rộ giữa các giống chênh lệch nhau không
nhiều (1- 2 ngày). Qua theo dõi chúng tôi thấy, thời gian từ gieo đến ra hoa rộ
biến động từ 33 - 35 ngày. Giống LDH 01 và NH
1
có thời gian từ gieo đến ra
hoa rộ sớm nhất, giống có thời gian ra hoa rộ muộn nhất là NH
2
, NH
4
, còn
giống NH
3
có thời gian từ khi gieo đến ra hoa rộ tương đương với giống đối
chứng: 34 ngày.
- Thời gian từ khi gieo đến kết thúc ra hoa: Đây là khoảng thời gian mà
lượng chất khô được tích lũy chiếm 40% tổng lượng chất khô tối đa nên là
thời kỳ quan trọng trong chu kỳ sống của cây. Qua theo dõi chúng tôi nhận
thấy, thời gian từ khi gieo đến kết thúc ra hoa của các giống dao động từ 52 -
54 ngày. Giống kết thúc ra hoa muộn nhất là LDH 01, NH
2
, giống đối chứng
DT
2
có thời gian kết thúc ra hoa là 54 ngày, 3 giống còn lại có thời gian kết
thúc ra hoa sớm hơn giống đối chứng 2 ngày (52 ngày) kể từ khi gieo.
- Thời gian từ khi gieo đến thu hoạch: Đây là khoảng thời gian để cây lạc

hoàn thành các quá trình sinh trưởng, phát triển đồng thời cũng là khoảng thời
gian đánh giá chu kỳ sống của cây, là cơ sở để bố trí thời vụ, chế độ luân
canh, xen canh trong cơ cấu sản xuất. Thời gian này dài hay ngắn tùy thuộc
vào nhiều yếu tố như đất đai, khí hậu, điều kiện canh tác và đặc điểm di
truyền của giống. Qua theo dõi thí nghiệm, các giống có tổng thời gian từ gieo
đến thu hoạch dao động trong khoảng 96 - 102 ngày, giống chín muộn nhất là
giống đối chứng DT
2
(102 ngày), các giống còn lại chín sớm hơn giống đối
chứng và sớm nhất là LDH01 và NH
1
(96 ngày), sớm hơn so với giống đối
chứng 6 ngày.
4.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống
4.2.1. Sự tăng trưởng chiều cao thân chính
Sự tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc là một trong những
chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc. Sự
20
tăng trưởng này phụ thuộc vào từng thời kỳ và đặc điểm của từng giống, đồng
thời chịu tác động của các yếu tố kỹ thuật trồng trọt và điều kiện ngoại cảnh.
Sự tăng trưởng chiều cao thân chính của lạc tăng theo một tiến trình nhất
định: Lúc đầu tốc độ tăng trưởng chậm rồi tăng nhanh, sau đó chậm lại và
dừng hẳn trước lúc thu hoạch.
Qua theo dõi và đo đếm trực tiếp, chúng tôi thu được số liệu ở bảng 4.3 và
biểu đồ 4.1.
Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống lạc
Đơn vị tính: cm
Giống
Ngày DT
2

(đ/c)
NH
3
NH
2
NH
1
LDH
01
NH
4
23/02/2009 4,91 3,81 4,42 3,88 3,65 3,67
04/03/2009 9,06 6,50 7,75 6,98 6,64 6,49
14/03/2009 11,31 10,83 9,65 11,28 10,76 9,60
24/03/2009 16,33 17,65 13,68 20,75 17,78 16,24
04/04/2009 26,54 29,31 22,93 30,46 26,81 24,15
14/04/2009 31,79 35,10 27,43 37,15 33,66 31,41
24/04/2009 38,49 42,82 36,43 44,55 40,94 37,44
04/05/2009 43,23 46,78 39,76 48,06 45,24 41,50
14/05/2009 44,26 48,55 41,86 49,93 47,64 43,63
Thu hoạch 45,13 49,54 43,05 51,11 49,55 44,56
Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.1 chúng tôi nhận thấy:
- Ngày 23/02/2009 sau khi gieo 14 ngày (giai đoạn lạc 3 lá thật): Giai
đoạn này các giống có sự tăng trưởng chiều cao tương đối chậm, sự chênh
lệch chiều cao là không lớn lắm. Chiều cao cây của các giống dao động trong
khoảng 3,65 - 4,91 cm. Trong đó, cao nhất là giống đối chứng DT
2
(4,91cm),
21
giống có chiều cao thấp nhất là LDH 01 (3,65 cm), thấp hơn giống đối chứng

1,62 cm.
- Ngày 04/03/2009 (giai đoạn trước ra hoa): Chiều cao cây giữa các
giống tăng dần, dao động từ 6,49 - 9,06 cm, cao nhất là giống đối chứng
DT
2
(9,06 cm), thấp nhất là giống NH
4
(6,49 cm), thấp hơn giống đối
chứng 2,57 cm.
- Sau khi gieo 34 - 64 ngày (từ ngày 14/03/2009 đến 14/04/2009), tương
ứng với thời kỳ từ lúc bắt đầu ra hoa đến kết thúc ra hoa. Vì trong giai đoạn
này cây tập trung nhiều chất dinh dưỡng nên vươn cao rất nhanh. Trong đó,
giống có chiều cao cây tăng mạnh nhất là NH
1
, từ 11,28 - 37,15 cm (tăng
25,87 cm), giống có chiều cao cây thấp nhất là NH
2
, từ 9,65 - 27,43cm (tăng
17,78 cm).
- Sau khi gieo 75 ngày (24/04/2009) đến thu hoạch: Sự tăng trưởng chiều
cao cây chậm dần do thân lá đã phát triển đầy đủ. Qua theo dõi chúng tôi
thấy, chiều cao cây lúc thu hoạch của giống đối chứng DT
2
là 45,13 cm, giống
NH
2
, NH
4
có chiều cao thấp hơn giống đối chứng, thấp nhất là NH
2

(43,05
cm), thấp hơn giống đối chứng 2,05 cm, các giống còn lại có chiều cao cây
cao hơn giống đối chứng và cao nhất là NH
1
(51,06 cm), cao hơn so với giống
đối chứng 5,98 cm.
Biểu đồ 4.1: Sự tăng trưởng chiều cao cây của các giống lạc
4.2.2. Sự ra lá trên thân chính
22
Chiều cao cây (cm)
Lạc cũng như những cây trồng khác, lá là bộ phận rất quan trọng của cây,
là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho quá
trình sinh trưởng của cây. Đồng thời là bộ phận chủ yếu để thoát hơi nước
làm cân bằng nhiệt độ cho cây và là nơi xảy ra các quá trình sinh lý, sinh hóa
trong cơ thể thực vật. Việc nghiên cứu các chỉ tiêu về lá là không thể xem nhẹ
ở bất kỳ loại cây trồng nào và mọi thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.
Số lá nhiều hay ít là do đặc tính di truyền của các giống quy định, do ảnh
hưởng của điều kiện canh tác, mật độ, thời vụ. Số lá trên thân chính càng
nhiều thì khả năng tích lũy chất hữu cơ về các bộ phận được duy trì, góp phần
nâng cao năng suất, đặc biệt ảnh hưởng đến khối lượng quả và hạt khi thu
hoạch. Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.4 và biểu đồ 4.2
Qua bảng số liệu 4.4 và biểu đồ 4.2 chúng tôi thấy:
- Sau khi gieo 14 - 24 ngày (từ 23/02/2009 đến 04/03/2009): Các giống có
tốc độ tăng số lá lớn dần. Giai đoạn trước ra hoa (23 ngày) số lá/thân chính
của các giống dao động từ 6,28 - 6,79 lá, cao nhất là giống NH
3
(6,79 lá), thấp
nhất là NH
4
(6,28 lá). Nhìn chung thì ở giai đoạn này số lá/thân chính của các

giống chênh lệch nhau rất ít.
- Giai đoạn từ khi bắt đầu ra hoa đến kết thúc ra hoa (từ 14/03/2009 đến
14/04/2009): Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chiều cao thì tốc độ ra lá
của các giống ở giai đoạn này cũng tăng lên. Đến khi kết thúc ra hoa, số
lá/thân chính của các giống dao động từ 16,05 - 18,48 lá. Trong đó, giống đối
chứng DT
2
có số lá/thân chính thấp nhất, các giống còn lại có số lá/thân chính
cao hơn hẳn giống đối chứng và cao nhất là giống NH
1
.
Bảng 4.4: Động thái ra lá trên thân chính của các giống lạc
23
Đơn vị tính: lá/thân chính.
Giống
Ngày
DT
2
(đ/c)
NH
3
NH
2
NH
1
LDH 01 NH
4
23/02/2009 3,69 3,52 3,69 3,35 3,42 3,25
04/03/2009 6,69 6,79 6,65 6,58 6,52 6,28
14/03/2009 9,45 9,68 9,42 9,55 9,38 9,22

24/03/2009 11,52 12,72 11,55 12,45 12,58 11,68
04/04/2009 13,85 15,13 15,58 15,65 15,65 14,38
14/04/2009 16,05 18,12 16,38 18,48 18,35 17,25
24/04/2009 18,05 20,98 18,52 21,25 21,22 19,45
04/05/2009 19,22 22,32 19,68 22,52 22,62 20,78
14/05/2009 20,22 23,28 20,68 23,35 23,58 21,75
Thu hoạch 20,68 23,68 21,18 23,92 24,12 22,05
Số lá xanh
còn lại/thân
chính khi thu
hoạch
4,62 6,85 4,08 6,22 7,65 7,12
- Từ ngày 24/04/2009 đến thu hoạch: Tốc độ ra lá của các giống vẫn tiếp
tục tăng và dần dần ổn định ở giai đạn cuối. Qua theo dõi số lá/thân chính vào
lúc thu hoạch chúng tôi thấy các giống đều có số lá/thân chính tương đối cao.
Điều này chứng tỏ sức sống của các giống tốt. Số lá/thân chính giữa các giống
dao động từ 20,68 - 24,12 lá, giống đối chứng DT
2
có số lá/thân chính thấp
nhất, các giống còn lại có số lá/thân chính cao hơn giống đối chứng và cao
nhất là giống LDH 01.
+ Số lá xanh trên thân chính còn lại khi thu hoạch: Đây là chỉ tiêu rất quan
trọng phản ánh sức sống cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng trong cây, khả
năng cung cấp dinh dưỡng cho quả trong quá trình chín. Số lá xanh còn lại
24
trên thân chính là chỉ tiêu phản ánh khả năng quang hợp trong giai đoạn cuối
vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố cấu thành năng suất sau này. Đây cũng
là chỉ tiêu xác định khả năng kháng sâu bệnh của lạc.
Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy số lá xanh trên thân chính lúc thu hoạch
của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 4,08 - 7,65 lá. Trong đó,

số lá xanh còn lại của giống đối chứng DT
2
là 4,62 lá, giống thấp nhất là NH
2
,
các giống còn lại có số lá xanh còn lại cao hơn đối chứng và cao nhất là giống
LDH01.
Biểu đồ 4.2: Sự ra lá trên thân chính của các giống lạc
4.2.3. Sự phát triển cành của các giống lạc
Quá trình phân cành của cây lạc có liên quan chặt chẽ đến số hoa và năng
suất sau này. Sự xuất hiện đầy đủ các cành ở phần gốc thân sớm và các cành
sinh trưởng khỏe là cơ sở để tạo năng suất cao trong thời kỳ sau. Cặp cành
cấp 1 đầu tiên là nơi mang nhiều hoa hữu hiệu nhất trong tổng số các cành
trên cây. Theo dõi các chỉ tiêu chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.5
Số liệu ở bảng 4.5 cho thấy:
- Số cành cấp 1 : Là chỉ tiêu rất quan trọng vì trên thân lạc có thể có rất
nhiều cành nhưng không phải cành nào cũng hình thành quả mà chỉ tập trung
25
Ngày theo dõi
Số lá/thân chính

×