Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Tìm hiểu về công nghệ điện toán đám mây ứng dụng với công cụ mã nguồn mở OpenNebula

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.46 KB, 44 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu để hoàn thành bài thu hoạch, tôi gặp không
ít khó khăn, nhưng những lúc như vậy, tôi luôn nhận được sự động viên, khích lệ
của thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Phi Khứ. Thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình nghiên cứu, hướng dẫn tận tình trong cách thức và phương pháp nghiên cứu
khoa học cũng như hỗ trợ tôi trong việc tìm tài liệu.
Để có được những kết quả trong bài thu hoạch này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Phi Khứ trường Đại học Công Nghệ Thông Tin
ĐH Quốc Gia Hồ Chí Minh.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đồng nghiệp, gia đình và các bạn của tôi những
người đã luôn bên cạnh, động viên và khích lệ tôi để có được kết quả như ngày hôm nay.
Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Học viên
Lê Xuân Tùng
i
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY 2
Hình 1.01 Mô hình chung Điện toán đám mây 3
Hình 1.02 Mô hình Điện toán lưới 5
Hình 1.03 Các thành phần chính của Điện toán đám mây 12
Hình 1.04 Các dịch vụ Điện toán đám mây 14
Hình 1.05 Một số nhà cung cấp Điện toán đám mây 17
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ OPENNEBULA 19
Hình 2.01 Lịch sử phát triển OpenNebula 19
Hình 2.02 Nền tảng OpenNebula 20
Hình 2.03 Các thành phần OpenNebula 22
Hình 2.04 Thành phần cơ bản của đám mây nguồn mở 23
2.3Cấu trúc đám mây nguồn mở OpenNebula 25
Hình 2.05 Cấu trúc đám mây nguồn mở OpenNebula 25
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM 27


3.1Mô hình cài đặt 27
Hình 3.01 Mô hình cài đặt OpenNebula 27
3.2Cấu hình và cài đặt 28
3.2.1.Cấu hình Host01 28
3.2.2.Cấu hình Host02 và Host03 28
3.2.3.Cài đặt OpenNebula 29
Hình 3.02 Kiểm tra dịch vụ OpenNebula 31
Hình 3.03 Cấu trúc thư mục OpenNebula sau khi cài đặt 32
3.3Xây dựng đám mây dùng riêng 32
3.3.1Thêm host vào đám mây 32
Hình 3.04 Thêm host vào đám mây 33
Hình 3.05 Thông tin chi tiết về Host02 (1) 33
Hình 3.06 Thông tin chi tiết về Host02 (2) 34
3.3.2Thêm mạng ảo (virtual network) vào đám mây 34
Hình 3.07 Thêm mạng ảo vào đám mây 34
Hình 3.08 Thông tin chi tiết về mạng ảo 35
3.3.3Thêm VM vào đám mây 35
Hình 3.09 Thêm VM vào đám mây 36
Hình 3.10 Thông tin chi tiết về VM(1) 36
37
Hình 3.11 Thông tin chi tiết về VM(2) 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.01 Mô hình chung Điện toán đám mây 3
Hình 1.02 Mô hình Điện toán lưới 5
Hình 1.03 Các thành phần chính của Điện toán đám mây 12
Hình 1.04 Các dịch vụ Điện toán đám mây 14
Hình 1.05 Một số nhà cung cấp Điện toán đám mây 17
Hình 2.01 Lịch sử phát triển OpenNebula 19

Hình 2.02 Nền tảng OpenNebula 20
Hình 2.03 Các thành phần OpenNebula 22
Hình 2.04 Thành phần cơ bản của đám mây nguồn mở 23
Hình 2.05 Cấu trúc đám mây nguồn mở OpenNebula 25
Hình 3.01 Mô hình cài đặt OpenNebula 27
Hình 3.02 Kiểm tra dịch vụ OpenNebula 31
Hình 3.03 Cấu trúc thư mục OpenNebula sau khi cài đặt 32
Hình 3.04 Thêm host vào đám mây 33
Hình 3.05 Thông tin chi tiết về Host02 (1) 33
Hình 3.06 Thông tin chi tiết về Host02 (2) 34
Hình 3.07 Thêm mạng ảo vào đám mây 34
Hình 3.08 Thông tin chi tiết về mạng ảo 35
Hình 3.09 Thêm VM vào đám mây 36
Hình 3.10 Thông tin chi tiết về VM(1) 36
37
Hình 3.11 Thông tin chi tiết về VM(2) 37
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu/chữ viết tắt Diễn giải
iii
1 CNTT Công nghệ thông tin
2 CSDL Cơ sở dữ liệu
3 API Application Program Interface: giao diện lập trình ứng
dụng
4 VM Virtual Machine: máy ảo
5 VMM Virtual Machine Monitoring: giám sát máy ảo
iv
BẢNG THUẬT NGỮ
STT Thuật ngữ Diễn giải
1 Framework Nền tảng
2 Front-end Giao diện tương tác

3 Host Máy tính vật lý
4 Server Máy chủ
5 Web browser Trình duyệt web
v
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, đối với các công ty, doanh nghiệp, việc quản lý tốt, hiệu quả dữ liệu của
riêng công ty cũng như dữ liệu khách hàng, đối tác là một trong những bài toán được ưu
tiên hàng đầu và đang không ngừng gây khó khăn cho họ. Để có thể quản lý được nguồn
dữ liệu đó, ban đầu các doanh nghiệp phải đầu tư, tính toán rất nhiều loại chi phí như chi
phí cho phần cứng, phần mềm, mạng, chi phí cho quản trị viên, chi phí bảo trì, sửa chữa,
… Ngoài ra họ còn phải tính toán khả năng mở rộng, nâng cấp thiết bị; phải kiểm soát
việc bảo mật dữ liệu cũng như tính sẵn sàng cao của dữ liệu.
Thuật ngữ “Điện toán đám mây” ra đời bắt nguồn từ một trong những hoàn cảnh
như vậy. Thuật ngữ “Điện toán đám mây” còn được bắt nguồn từ ý tưởng đưa tất cả mọi
thứ như dữ liệu, phần mềm, … lên Internet. Chúng ta sẽ không còn trông thấy các máy
PC, máy chủ của riêng các doanh nghiệp để lưu trữ dữ liệu, phần mềm nữa mà chỉ còn
một số các “máy chủ ảo” tập trung ở trên mạng. Các “máy chủ ảo” sẽ cung cấp các dịch
vụ giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý dữ liệu dễ dàng hơn, họ sẽ chỉ trả chi phí cho
lượng sử dụng dịch vụ của họ, mà không cần phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng cũng
như quan tâm nhiều đến công nghệ. Xu hướng này sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp
vừa và nhỏ mà không có cơ sở hạ tầng mạng, máy chủ để lưu trữ, quản lý dữ liệu tốt.
Điện toán đám mây IaaS là bước tiếp theo trong sự phát triển của các trung tâm dữ
liệu. Việc xác định một kích thước phù hợp cho tất cả các đám mây là không thể, và cũng
không thể cung cấp một giải pháp áp đặt các yêu cầu về cơ sở hạ tầng cho trung tâm dữ
liệu. Công nghệ OpenNebula là một chuẩn công nghiệp mã nguồn mở có khả năng tương
tác làm cho đám mây tiến hóa bằng cách tận dụng cơ sở hạ tầng CNTT sẵn có, bảo vệ đầu
tư cho khách hang, và tránh cung cấp khóa. OpenNebula được tạo ra nhằm cung cấp một
lớp quản lý cởi mở, linh hoạt và toàn diện để tự động hóa và phối hợp các hoạt động ảo
hóa của trung tâm dữ liệu bằng cách tận dụng và tích hợp các giải pháp cho mạng, kho
lưu trữ, máy giám sát, ảo hóa, quản trị người dùng.

Vì vậy, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu về công nghệ điện toán đám mây ứng dụng với công
cụ mã nguồn mở OpenNebula” với hi vọng nắm bắt được công nghệ này, để có thể xây
dựng được những đám mây.
1
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
CHƯƠNG 1: ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
1.1 Lịch sử Điện toán đám mây
Thành ngữ đám mây được sử dụng như một ẩn dụ cho Internet, để mô tả Internet
trong những lược đồ mạng máy tính, và là một sự ảo hóa cho kiến trúc phức tạp mà nó
che dấu.
Đám mây là một thuật ngữ mượn từ ngành điện thoại. Trước những năm 90 các
mạch vòng dữ liệu được nối cứng giữa các điểm. Trong những năm 90 những công ty
điện thoại đường dài bắt đầu cung cấp dịch vụ VPN cho truyền thông dữ liệu. Các công ty
điện thoại có thể cung cấp những dịch vụ dựa trên VPN với cùng một băng thông đảm
bảo như những mạch vòng cố định ở một giá thành thấp bởi vì chúng duy trì khả năng
chuyển mạch để cân bằng việc sử dụng khi chúng thấy đã đủ, do đó sử dụng băng thông
một cách hiệu quả hơn. Kết quả là không thể xác định chính xác đường đi của dữ liệu.
Thành ngữ đám mây telecom được sử dụng để mô tả kiểu mạng này. Điện toán đám mây
cũng tương tự như vậy. Điện toán đám mây nhận dựa chủ yếu trên những máy ảo được
tạo ra để đáp ứng những yêu cầu của người dùng.
Các thể hiện ảo được tạo ra theo yêu cầu, do đó không thể xác định có bao nhiêu
máy ảo sẽ chạy ở một thời điểm. Khi những máy ảo có thể được tạo ra trên bất cứ máy
tính nào như yêu cầu, chúng hình thành một mạng mây. Một sự thể hiện thông thường
trong biểu đồ mạng là một đường viền đám mây.
Lịch sử khái niệm quay lại những năm 1960 khi John McCarthy phát biểu rằng “sự
tính toán một ngày nào đó được tổ chức như một tiện ích công cộng”; thực chất nó chia sẻ
những đặc tính với các công ty dịch vụ. Thuật ngữ đám mây đã đến từ việc sử dụng
thương mại đầu những năm 1990 để tham chiếu đến những mạng ATM lớn. Đến thế kỷ
21, thuật ngữ điện toán đám mây đã bắt đầu xuất hiện, hầu hết sự tập trung ở thời điểm
này là vào phần mềm như một dịch vụ (SaaS).

Vào những năm 1999, Salesforce.com được thành lập bởi Marc Benioff, Parker
Harris và các đồng nghiệp. Họ áp dụng nhiều kỹ thuật của những web site khách hàng khá
lớn như Google và Yahoo đối với những ứng dụng thương mại. Họ cũng cung cấp khái
niệm “Theo yêu cầu” và “Phần mềm như một dịch vụ” (SaaS – Software as a Service) với
việc kinh doanh của họ và những khách hàng thành công. Chìa khóa cho SaaS là khả năng
2
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
tự cấu hình của khách hàng hay với một sự trợ giúp nhỏ. Những người dùng kinh doanh
đã đón nhận một cách nồng nhiệt dich vụ này.
Amazon.com đóng vai trò chính trong sự phát triển của điện toán đám mây bằng
việc hiện đại hóa trung tâm dữ liệu của họ và thấy rằng kiến trúc đám mây mới đạt được
những sự cải tiến hiệu quả bên trong, cung cấp tiếp cận tới các hệ thông bằng cách của
các dịch vụ web Amazon trong năm 2005 dựa trên một cơ sở tính toán tiện ích.
1.2 Mô hình Điện toán đám mây
Ngày nay Điện toán đám mây đang trở thành chủ đề được bàn luận sôi nổi. Điện
toán đám mây đã thu hút rất nhiều sự quan tâm từ phía các nhà nghiên cứu, những người
phát triển và người sử dụng. Trong phần này chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu mô hình điện
toán đám mây đang được ứng dụng hiện nay.
Hình 1.01 Mô hình chung Điện toán đám mây
Điện toán đám mây là sự phát triển mạnh mẽ trên Internet và sử dụng kỹ thuật máy
tính. Đây là một kiểu tính toán trong đó các tài nguyên ảo và có thể mở rộng được cung
3
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
cấp như một dịch vụ trên Internet. Người dùng không cần hiểu sâu về kiến trúc kỹ thuật
trong đám mây cung cấp cho họ.
Khái niệm điện toán đám mây kết hợp chặt chẽ kiến trúc như một dịch vụ (IaaS),
nền tảng như một dịch vụ (PaaS) và phần mềm như một dịch vụ (SaaS) cũng như Web2.0
và những kỹ thuật khác hướng tới những lĩnh vực cơ bản của sự tin tưởng dựa trên
Internet để thỏa mãn những sự cần thiết tính toán của người dùng. Các ví dụ bao gồm
Saleforece.com và Google Apps cung cấp những ứng dụng thương mại online thông

thường có thể tiếp cận từ một web browser, trong khi phần mềm và dữ liệu được để trên
các server.
 Lợi ích của điện toán đám mây:
- Khi khách hàng không làm chủ kiến trúc, họ đơn giản chỉ tiếp cận hay thuê, và do
đó có thể tránh các chi phí mua sắm và sử dụng các tài nguyên như một dịch vụ, trả tiền
cho những gì họ sử dụng.
- Chia sẻ sức mạnh tính toán giữa các thành phần có thể cải tiến tốc độ tối ưu cho
ứng dụng.
- Điều này đặc biệt quan trọng với những nơi mà sự quản lý yếu kém đối với
những hệ thống lớn, đối với những ứng dụng tải trọng lớn.
- Tiếp cận ngay lập tức tới sự phân phối rộng lớn, dễ dàng mở rộng hay thu hẹp
phạm vi sử dụng.
- Những người dùng có thể kết thúc hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào (do đó tránh
rủi ro lãi suất và tình trạng không chắc chắn) và những dịch vụ thường được kèm theo bởi
những thỏa thuận mức độ dịch vụ với hình phạt về kinh tế.
- Sự độc lập thiết bị và vị trí: cho phép người dùng tiếp cận hệ thống sử dụng một
trình duyệt không quan tâm vị trí của nó hay thiết bị nào nó sử dụng. Khi hạ tầng ở vị trí
khác (đặc biệt được cung cấp bởi bên thứ 3) và tiếp cận thông qua Internet người dùng có
thể tiếp cận bất cứ khi nào.
 Nhược điểm: khả năng bảo mật và an toàn dữ liệu là một vấn đề nổi lên đối với
điện toán đám mây. Lỗi lo về việc bị chiếm quyền điều khiển ứng dụng và việc xâm phạm
dữ liệu riêng tư để trên đám mây luôn là rào cản đối với điện toán đám mây
4
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
1.3 Phân tích, so sánh với các mô hình điện toán khác
Điện toán đám mây xuất hiện bắt nguồn từ ứng dụng điện điện lưới (grid
computing) trong thập niên 1980, tiếp theo là điện toán theo nhu cầu (utility computing)
và phần mềm dịch vụ (SaaS).
1.3.1 Điện toán lưới (grid computing)
Điện toán mạng lưới hoặc điện toán lưới (grid computing) là một loại hệ thống phân

tán, bố trí song song, cho phép linh hoạt chia sẻ, tuyển lựa và tập hợp các nguồn tài
nguyên độc lập và rải rác về địa lý, tùy theo khả năng sẵn có, công suất, hoạt động, chi
phí và yêu cầu về chất lượng dịch vụ của người sử dụng.
Hình 1.02 Mô hình Điện toán lưới
Điện toán lưới có nghĩa là tất cả hoặc một phần của một nhóm máy tính, máy chủ và
thiết bị lưu trữ trong mạng doanh nghiệp, được “ảo hóa” thành một cỗ máy tính lớn. Vì
điện toán lưới giải phóng những khả năng tính toán không được sử dụng vào một thời
điểm bất kỳ, chúng có thể cho phép các doanh nghiệp tăng cường rất nhiều về tốc độ, sức
mạnh xử lý thông tin và sự liên kết, thúc đẩy các quy trình tính toán mật độ cao. Trong
5
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
khi đó, chi phí vẫn sẽ được giữ ở mức thấp vì tính toán lưới có thể được xây dựng từ
chính hạ tầng hiện có, góp phần đảm bảo sự huy động tối ưu các khả năng tính toán.
Điện toán lưới cho phép ảo hóa các chức năng tính toán phân tán cũng như các
nguồn xử lý, băng thông mạng và khả năng lưu trữ, để từ đó tạo ra một hệ thống đơn đồng
nhất, cho phép người sử dụng và các ứng dụng truy cập thông suốt vào các tính năng điện
toán rộng lớn. Giống như người lướt web xem một nội dung thống nhất qua web, người
sử dụng tính toán lưới cũng nhìn thấy một máy tính ảo cực lớn duy nhất.
Giả dụ, khi một người có chiếc máy tính cá nhân tham gia đóng góp sức mạnh xử lý
trong một mạng lưới tính toán muốn chạy một ứng dụng đòi hỏi thêm sức mạnh xử lý thì
công việc đang được giải quyết trên chiếc máy đó sẽ được tự động tái phân bổ tới một
máy khác trong lưới đang rảnh rỗi và không bị trưng dụng sức mạnh tính toán vào công
việc nào.
So với khái niệm bó (cluster) và điện toán phân tán khác, tính toán lưới có điểm
chung là đem gộp các sức mạnh tính toán lại thành một nhưng khác ở chỗ là nó không cần
có sự giới hạn về không gian địa lý hay sự đồng nhất về hệ điều hành. Khác biệt cơ bản
giữa khái niệm cluster và grid chủ yếu nằm ở phương thức quản lý các nguồn tài nguyên.
Đối với cluster, việc phân bổ tài nguyên được thực hiện bởi một đối tượng quản lý tài
nguyên trung tâm và tất cả các nút mạng hoạt động phối hợp với nhau như một nguồn đơn
thống nhất. Đối với điện toán lưới, mỗi nút có đối tượng quản lý tài nguyên riêng và các

nguồn tài nguyên độc lập trong lưới có thể trải rộng khắp một hoặc nhiều tổ chức.
Tóm lại, điện toán lưới đặt trọng tâm vào việc chuyển tải một khối công việc đến địa
điểm của các tài nguyên điện toán cần thiết để sử dụng và thực hiện tính toán. Một lưới là
một nhóm máy chủ mà trên đó nhiệm vụ lớn được chia thành những tác vụ nhỏ để chạy
song song, thực hiện đồng thời, được xem là một máy chủ ảo. Đó là một dạng của điện
toán phân tán trong đó tồn tại một ‘siêu máy tính ảo’, là sự bao gồm một cụm mạng máy
tính, những máy tính liên kết mềm, hoạt động phối hợp để thực thi những tác vụ cực lớn.
1.3.2 Phần mềm hoạt động như dịch vụ (SaaS – Software as a Service)
Phần mềm hoạt động hướng dịch vụ hoặc gọi tắt là Phần mềm dịch vụ, là mô hình
triển khai phần mềm, một nhánh của điện toán đám mây, theo đó các nhà cung cấp phần
mềm như là các dịch vụ theo yêu cầu cho khách hàng. Theo dịnh nghĩa của hãng nghiên
6
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
cứu toàn cầu IDC là: “Phần mềm hoạt động trên web, được quản lý bởi nhà cung cấp và
cho phép người sử dụng truy cập từ xa”.
SaaS có các đặc tính sau:
- Truy cập và quản lý phần mềm thương mại dựa trên mạng (network-based).
- Các hoạt động được quản lý từ trung tâm thay cho mỗi vị trí của khách hàng, cho
phép khách hàng truy cập vào các ứng dụng từ xa thông qua web.
- Việc phân phối phần mềm ứng dụng được thực hiện theo mô hình một-nhiều (một
đối tượng-nhiều người thuê) khác với mô hình một-một, kể cả kiến trúc, giá cả, bạn hàng,
và sự quản lý.
- Các nhà cung cấp SaaS xác định chi phí của phần mềm dựa theo yêu cầu người
sử dụng (per-user basis), trường hợp số người sử dụng chỉ đạt con số cực tiểu thì thường
phải cộng thêm phí tổn cho băng thông và không gian lưu trữ dữ liệu.
- Cộng đồng người sử dụng luôn có được những tính năng, chức năng mới nhất của
các phần mềm dịch vụ được cung cấp. Đây là một đặc điểm nổi bật và rất quan trọng vì
giúp cho những người phát triển có thể thu hút được sự quan tâm chú ý của người dùng.
- Cộng đồng người sử dụng luôn được đáp ứng với những sản phẩm tốt nhất trong
thực tế với giá thành hạ thấp nhất có thể. Giá thành của việc phân phối sản phẩm luôn ở

mức thấp do không có những chi phí khác khi phân phối.
1.3.3 Điện toán theo yêu cầu (Utility Computing)
Điện toán theo yêu cầu đặt trọng tâm vào mô hình nghiệp vụ và dựa vào đó để cung
cấp các dịch vụ tính toán. Nói một cách đơn giản, dịch vụ tính toán là những gì mà người
sử dụng nhận được các tài nguyên tính toán từ các nhà cung cấp dịch vụ (bao gồm phần
cứng và phần mềm) và thanh toán cho những phần đã dùng (pay by the drink), giống như
việc sử dụng dịch vụ điện dân dụng trong các gia đình.
Tất cả các tài nguyên tính toán được cung cấp cho khách hàng đều dưới dạng các
dịch vụ theo yêu cầu, bao gồm phần cứng (HaaS – Hardware as a Service), cơ sở hạ tầng
(IaaS – Infrastructure as a service) và nền tảng (PaaS – Platform as a Service) tất cả đều
được cung cấp như là các dịch vụ.
7
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
Điện toán theo yêu cầu đem lại lợi ích về mặt kinh tế khi chi phí được giảm bớt. Các
trung tâm tích hợp dữ liệu thường sử dụng không hết công suất, nhiều tài nguyên, như
máy chủ thường chỉ dùng 85% thời gian vận hành. Điện toán theo yêu cầu cho phép các
công ty chỉ phải trả cho những tài nguyên tính toán thực mà họ sử dụng.
Điện toán theo yêu cầu có những ưu điểm:
- Quản trị đơn giản: Giảm thiểu được thời gian sử dụng các tài nguyên và giảm
được độ phức tạp trong quản trị hệ thống. Điện toán theo yêu cầu cần những tài nguyên
tính toán ở phạm vi rộng, được chuẩn hóa, đa dạng và không phụ thuộc nhiều vào phần
cứng và phần mềm khi thực hiện công việc.
- Khả năng tính toán phù hợp với nhu cầu nghiệp vụ: các nhà quản trị quản lý được
sự tăng trưởng về nhu cầu tính toán cũng như các tài nguyên xử lý nghiệp vụ, tránh được
thời gian chết của các tài nguyên (downtime) và hiện tượng bị trễ do thay đổi các nhu cầu.
- Chi phí thấp: chi phí cho cơ sở hạ tầng tính toán đáp ứng các yêu cầu thay đổi
nghiệp vụ là thấp, mặc dù yêu cầu nghiệp vụ tăng.
Dịch vụ web (web services)
Dịch vụ web là sự kết hợp các máy tính cá nhân với các thiết bị khác, các cơ sở dữ
liệu và các mạng máy tính để tạo thành một cơ cấu tính toán ảo mà người sử dụng có thể

làm việc thông qua các trình duyệt. Bản thân các dịch vụ này sẽ chạy trên các máy phục
vụ trên nền Internet chứ không phải là các máy tính cá nhân, do đó có thể chuyển các
chức năng từ máy tính cá nhân lên Internet.
Người sử dụng phần mềm yêu cầu các dịch vụ (Service Requester) thông qua SOAP
(Simple Object Access Protocol) và chuyển các yêu cầu đó cho bộ phận môi giới Service
Broker thông qua WSDL (Web Service Description Language).
Người sử dụng có thể làm việc với các dịch vụ thông qua bất kỳ loại máy nào có hỗ
trợ dịch vụ web và có truy cập Internet, kể cả các thiết bị cầm tay. Do đó các dịch vụ web
sẽ làm Internet biến đổi thành một nơi làm việc chứ không phải là một phương tiện để
xem và tải nội dung về theo yêu cầu. Điều này cho phép đưa các ứng dụng và dữ liệu từ
máy tính cá nhân tới các máy phục vụ của một nhà cung cấp dịch vụ web. Các máy phục
vụ này cũng cần trở thành nguồn cung cấp cho người sử dụng cả về độ an toàn, tính cá
nhân và khả năng truy cập.
8
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
 Các máy phục vụ ứng dụng sẽ là một phần quan trọng của các dịch vụ web bởi
thông thường thì các máy phục vụ này thực hiện các hoạt động ứng dụng phức tạp dựa
trên sự chuyển giao giữa người sử dụng và các chương trình kinh doanh hoặc các cơ sở
dữ liệu của một tổ chức nào đó.
 Một số chuyên gia trong ngành cho rằng dịch vụ web không thực sự là một khái
niệm mới và phản ánh một phần không nhỏ khái niệm mạng máy tính vốn có đã trở nên
quen thuộc trong nhiều năm qua. Dịch vụ web chủ yếu dựa trên một lời gọi thủ tục từ xa
không chặt chẽ để có thể thay thế các lời gọi thủ tục từ xa chặt chẽ, đòi hỏi các kết nối
API phù hợp đang phổ biến hiện nay. Dịch vụ web sử dụng XML chứ không phải C hay
C++ để gọi các quy trình.
 Tuy nhiên, các chuyên gia khác lại cho rằng dịch vụ web là một dạng API dựa
trên phần mềm trung gian, có sử dụng XML để tạo phần giao diện trên nền Java2 (IEEE)
hay các server ứng dụng .NET. Giống như các phần mềm trung gian, dịch vụ web sẽ kết
nối server ứng dụng với các chương trình của khách hàng.
 Dịch vụ web là sự kết hợp các máy tính cá nhân với các thiết bị khác, các cơ sở

dữ liệu và các mạng máy tính để tạo thành một cơ cấu tính toán ảo mà người sử dụng có
thể làm việc thông qua các trình duyệt mạng.
 Bản thân các dịch vụ này sẽ chạy trên các máy chủ trên nền Internet chứ không
phải là các máy tính cá nhân, do vậy có thể chuyển các chức năng từ máy tính cá nhân
lên Internet. Người sử dụng có thể làm việc với các dịch vụ thông qua bất kỳ loại máy nào
có hỗ trợ dịch vụ web và có kết nối Internet, kể cả các thiết bị cầm tay. Do đó các dịch vụ
web sẽ làm Internet biến đổi thành một nơi làm việc chứ không phải là một phương tiện
để xem và tải nội dung.
Nền tảng như một dịch vụ (PaaS – Plastform as a Service)
Đây cũng là một biến thể của SaaS nhưng mô hình này là một nhánh của Điện toán
đám mây, mang đến môi trường phát triển như một dịch vụ: người sử dụng xây dựng ứng
dụng chạy trên cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp và phân phối tới người sử dụng thông qua
máy chủ của nhà cung cấp đó. Người sử dụng sẽ không hoàn toàn được tự do bị ràng
buộc về mặt thiết kế và công nghệ. Một số ví dụ điển hình về PaaS là Force.com của
Salesforce.com, Google App Engine, Yahoo Pipes.
9
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
Cung cấp dịch vụ quản lý (MSP – Managed Service Provider)
MSP là hình thức tính toán theo kiểu điện toán đám mây lâu đời nhất – là ứng dụng
chủ yếu dành cho giới chuyên môn hơn là người sử dụng cuối, chẳng hạn dịch vụ quét
virus cho e-mail hay chương trình quản lý desktop. Một số nhà cung cấp nổi tiếng là
Secure Works, IBM, Verizon hay Everdream.
1.4 Kiến trúc tổng thể
Kiến trúc đám mây, kiến trúc hệ thống của những hệ thống phần mềm bao gồm sự
phân phối của điện toán đám mây, gồm phần cứng và phần mềm thiết kế bởi một kiến
trúc sư làm việc ho một nơi tích hợp đám mây. Nó bao gồm nhiều thành phần đám mây
kết nối với nhau thông qua các giao diện lập trình ứng dụng, thông thường là các web
service.
Nó gần giống với triết lý Unix bao gồm nhiều chương trình làm một công việc cùng
nhau và kết nối với nhau thông qua các giao diện chung. Kiến trúc đám mây mở rộng tới

máy khách, nơi những trình duyệt và/hoặc ứng dụng phầnmềm tiếp cận các ứng dụng đám
mây.
Kiến trúc lưu trữ đám mây không chặt chẽ, nơi mà các hoạt động siêu dữ liệu được
tập trung cho phép các node dữ liệu mở rộng thành hàng trăm, mỗi cái phân phối dữ liệu
độc lập tới các ứng dụng hoặc người dùng.
1.4.1 Mô hình kiến trúc tổng quát
Phần lớn hạ tầng cơ sở của điện toán đám mây hiện nay là sự kết hợp của những
dịch vụ đáng tin cậy được phân phối thông qua các trung tâm dữ liệu được xây dựng trên
những máy chủ với những cấp độ khác nhau của các công nghệ ảo hóa. Những dịch vụ
này có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trên thế giới, trong đó có đám mây là một điểm
truy cập duy nhất cho tất cả các máy tính có nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ thương
mại cần đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ từ phía khách hàng và thông thường đều đưa
ra các mức thỏa thuẩn dịch vụ (Service level agreement). Các tiêu chuẩn mở và phần
mềm mã nguồn mở cũng góp phần phát triển điện toán đám mây.
Tất cả các tài nguyên tính toán (phần cứng, phần mềm) được tổ chức thành danh
mục các dịch vụ (service catalog). Các dịch vụ này được cung cấp lên mạng Internet ở các
server trong các đám mây thông qua các công cụ cung cấp dịch vụ. Các dịch vụ tương tác
10
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
với người sử dụng thông qua các phần giao diện tương tác người sử dụng và được theo
dõi bởi hệ thống giám sát.
Theo kiến trúc của điện toán đám mây, có thể xử lý theo lô nhiều công việc theo
truyền thống được tải xuống kết hợp với điện toán lưới.
- Lưu trữ đám mây (cloud storage): Mô hình lưu trữ dữ liệu trên mạng và các máy
tính, trong đó dữ liệu được lưu trữ ở nhiều server ảo.
- Được đưa lên bởi các bên thứ ba.
- Các hãng Hosting thao tác các trung tâm CSDL lớn.
- Các dịch vụ đám mây: các dịch vụ web được cung cấp thông qua điện toán đám
mây.
1.4.2 Các thành phần của điện toán đám mây

Điện toán đám mây là cách thức chuyển đổi các chương trình ứng dụng diện rộng
theo kiến trúc và phân phối các dịch vụ. Trong nhiều thập kỷ qua, các hãng CNTT đã tập
hợp nhiều công sức, thời gian và các tài nguyên để xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp
chúng để dành thế cạnh tranh. Phần lớn các trường hợp theo cách tiếp cận đó dẫn đến kết
quả:
- Những vùng lớn các khả năng tính toán không được sử dụng hết công suất.
- Trong nhiều trường hợp phải tận dụng những máy tính không đủ mạnh để làm
các máy chủ, trong khi rất nhiều máy chủ lại không được sử dụng hết công suất.
- Chi phí cho các ứng dụng giải quyết các bài toán đặt ra trong thực tế là rất cao,
tốn kém (toàn bộ chi phí là của chủ nhân).
- Với điện toán đám mây, những khả năng tính toán vượt trội được cung cấp cho
khách hàng đúng theo yêu cầu với một chi phí thấp nhất có thể.
Điện toán đám mây được phát triển để khắc phục những nhược điểm trên. Điện toán
đám mây gồm 6 thành phần chính liên quan với nhau:
11
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
Hình 1.03 Các thành phần chính của Điện toán đám mây
- Infrastructure: cơ sở hạ tầng của điện toán đám mây là phần cứng được cung cấp
như là các dịch vụ, nghĩa là được chia sẻ và có thể sử dụng lại dễ dàng. Các tài nguyên
phần cứng được cung cấp theo các thời gian cụ thể theo yêu cầu. Dịch vụ kiểu này giúp
cho việc giảm chi phí bảo hành, chi phí sử dụng…
- Storage: lưu trữ đám mây (cloud storage) là khái niệm tách dữ liệu khỏi quá trình
xử lý và chúng được lưu trữ ở những vị trí từ xa. Lưu trữ đám mây cũng bao gồm cả các
dịch vụ CSDL, ví dụ như BigTable của Google, SimpletDB của Amazon…
- Platform: là dịch vụ cho việc phát triển phần mềm ứng dụng và quản lý các yêu
cầu phần cứng, nhu cầu phần mềm. Ví dụ nền dịch vụ như Khung ứng web (web
application frameworks), web hosting, …
- Application: ứng dụng đám mây là một đề xuất về kiến trúc phần mềm sẵn sàng
phục vụ, nhằm loại bỏ sự cần thiết phải mua phần mềm, cài đặt, vận hành và duy trì ứng
dụng tại máy bàn/thiết bị (desktop/device) của người sử dụng. Ứng dụng đám mây loại bỏ

được các chi phí/tài nguyên để bảo trì và vận hành các chươn trình ứng dụng.
- Services: dịch vụ đám mây là một phần độc lập của phần mềm có thể kết hợp với
các dịch vụ khác để thực hiện tương tác, kết hợp giữa các máy tính với nhau để thực thi
12
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
chương trình ứng dụng theo yêu cầu trên mạng. Ví dụ các dịch vụ hiện nay như: Simple
Queue Service, Google maps, các dịch vụ thanh toán linh hoạt trên mạng của Amazon.
- Client: khách hàng đám mây là những yêu cầu phần mềm hoặc phần cứng để tận
dụng các dịch vụ điện toán đám mây trên mạng. Thiết bị cung cấp cho khách hàng có thể
là trình duyệt web, máy để bàn, máy xách tay hoặc điện thoại di động.
1.4.3 Các tầng kiến trúc của điện toán đám mây
Cơ sở hạ tầng của điện toán đám mây gồm 6 tầng kiến trúc:
- Các server thực (Physical Servers)
- Server ảo
- Hệ điều hành
- Phần mềm trung gian (Middleware)
- Các chương trình ứng dụng.
- Các dịch vụ có thể chia thành 3 lớp chính: phần mềm dịch vụ (software as a
service), nền dịch vụ (platform as a service), và cơ sở hạ tầng dịch vụ (infrastructure as a
service). Các lớp này có thể tập hợp thành các tầng kiến trúc khác nhau, có thể chồng
chéo, gối nhau.
13
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
Hình 1.04 Các dịch vụ Điện toán đám mây
 Software as a service (SaaS): tương tự như dịch vụ theo yêu cầu. Một phần mềm
có thể thực hiện trên nền đám mây và làm dịch vụ cho nhiều người sử dụng đầu cuối,
nhiều khách hàng (các tổ chức) khác nhau. Ví dụ, salesforce.com là SaaS điển hình, ngoài
ra phải kể đến Google Apps dịch vụ thư điện tử, xử lý văn bản, … hay force.com là
những dịch vụ có thể được xem là nền dịch vụ.
 Platform as a service (PaaS): nền dịch vụ đóng gói tầng kiến trúc phần mềm và

cung cấp nó như là một dịch vụ để xây dựng những dịch vụ ở mức cao hơn. Ở đây, PaaS
phụ thuộc vào người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Có thể thực hiện các
dịch vụ PaaS phụ thuộc vào các phương tiện dịch vụ của người sản xuất hoặc khách hàng:
• Một số người có thể tạo ra môi trường tích hợp hệ điều hành OS, các phần mềm
trung gian, phần mềm ứng dụng, hoặc phát triển những môi trường cung cấp cho khách
hàng phát triển phần mềm giống như một dịch vụ. Ví dụ NetBeans
TM
Web stack hỗ trợ
cho các ngôn ngữ lập trình giống như Perl hoặc Ruby.
• Một số người có thể sử dụng PaaS như là các dịch vụ đóng gói thông qua một
API. Dịch vụ thương mại của PaaS phải kể đên như Google Apps Engine, cung cấp các
ứng dụng trên nền cơ sở hạ tầng của Google’s infrastructure.
14
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
 Infrastructure as a service (IaaS): cung cấp các khả năng lưu trữ cơ sở và tính
toán như là các dịch vụ chuẩn. Servers, các hệ thống lưu trữ (storage systems), switch,
routers, và nhiều hệ thống phụ trợ khác giúp cho việc xử lý tải công việc từ các thành
phần ứng dụng tới các ứng dụng tính toán hiệu năng cao. Dịch vụ thương mại của loại
dịch vụ này có thể kể ra là Joyent, sản phẩm chính là dòng các máy chủ ảo sẵn sàng dịch
vụ theo yêu cầu.
1.5 Các loại hình Điện toán đám mây
Đám mây công cộng: đám mây công cộng mô tả điện toán đám mây theo cảm nhận
truyền thống, trong đó các tài nguyên được cung cấp tự động, cơ sở tự phục vụ trên
Internet, thông qua các ứng dụng web, Web service, từ một nhà cung cấp thứ 3 khác, chia
sẻ các tài nguyên và tính phí dựa trên tính toán tiện ích.
Đám mây dùng riêng: đám mây dùng riêng là những từ mới mà nhà sản xuất đang
sử dụng để mô tả sự cung cấp mà cạnh tranh điện toán đám mây trên mạng dành riêng.
Những sản phẩm này đòi hỏi phân phối một số lợi ích của điện toán đám mây mà không
có những lỗ hổng, lợi dụng tính bảo mật dữ liệu, quản lý phối hợp, và mối quan tâm có cơ
sở. Chúng đã được phê phán dựa trên cơ sở rằng những người dùng “vẫn phải mua, xây

dựng, và quản lý chúng” và theo nghĩa thông thường không thể đạt được lợi ích từ vốn tư
bản trả trước thấp và sự quản lý ít phải dùng tay, mà về bản chất mô hình kinh tế tạo cho
điện toán đám mây như một khái niệm hấp dẫn.
Đám mây lai (hybrid cloud): đám mây lai là sự giao thoa của hai hay nhiều mô hình
đám mây, như kết hợp giữa đám mây công cộng và đám mây dùng riêng nghĩa là kết hợp
giữa các dịch vụ đám mây được cung cấp cho mọi người sử dụng rộng rãi và cơ sở hạ
tầng, các dịch vụ được xây dựng để phục vụ cho một tổ chức, doanh nghiệp duy nhất.
Môi trường đám mây lai bao gồm nhiều nhà cung cấp bên trong/bên ngoài sẽ trở thành
điển hình cho hầu hết các doanh nghiệp.
1.6 Các tác nhân tham gia điện toán đám mây
Nhà cung cấp dịch vụ (provider): một nhà cung cấp điện toán đám mây hay nhà
cung cấp dịch vụ điện toán đám mây làm chủ và điều chỉnh hoạt động những hệ thống
điện toán đám mây đang tồn tại để phân phối dịch vụ tới các hãng thứ ba. Thông thường
điều này đòi hỏi các tài nguyên quan trọng và tính toán chuyên gia trong xây dựng và
quản lý các trung tâm dữ liệu trong thế hệ tiếp theo. Rào cản đối với đầu vào khá cao với
15
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
chi phí xây dựng yêu cầu và việc tính phí cộng với sự quản lý tạo một số phức tạp. Tuy
nhiên, hiệu năng hoạt động quan trọng và lợi thế tính sẵn sàng có thể được nhận ra, thậm
chí bởi những tổ chức nhỏ. Amazon.com là nhà cung cấp đầu tiên như thế, hiện đại hóa
các trung tâm dữ liệu, giống như hầu hết các mạng máy tính, đang sử dụng chỉ khoảng
10% khả năng chứa đựng ở một thời điểm bất kỳ. Điều này cho phép những nhóm nhỏ có
nhiều thay đổi thêm những đặc trưng mới nhanh hơn và dễ dàng hơn, và họ tiếp tục mở
rộng thêm ra như các dịch vụ web của Amazon năm 2002 dựa trên cơ sở tính toán tiện
ích.
Người dùng (User): một người dùng là một người sử dụng của điện toán đám mây.
Tính riêng tư của những người dùng trong điện toán đám mây đã và đang trở thành mối
quan tâm lớn. Quyền của những người dùng cũng là một vấn đề đang được tập trung
thông qua một nỗ lực cộng đồng để tạo một bản dự thảo về quyền.
Đại lý cung cấp (vendor): một số nhà sản xuất bán hay đưa sản phẩm và các dịch v ụ

làm tăng tính thuận lợi của sự phân phối, sự chấp nhận và sử dụng của điện toán đám
mây. Các dịch vụ có thể là cung cấp phần cứng (thiết bị lưu trữ, hạ tầng), phần mềm hay
hệ điều hành.
1.7 Xu hướng phát triển Điện toán đám mây
Thuật ngữ “Điện toán đám mây” ra đời từ giữa năm 2007, cho đến nay đã không
ngừng phát triển mạnh mẽ và được hiện thực bởi nhiều công ty lớn trên thế giới như IBM,
Sun, Amazon, Google, Microsoft, Yahoo, SalesForce, …
Với mục tiêu giải quyết các bài toán về dữ liệu, tính toán, dịch vụ, … cho khách
hàng, cloud computing đã và đang mang lại lợi nhuận lớn, đem đến một sân chơi, một thị
trường rộng lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ, nên sự phát triển nhanh chóng của nó có
thể được tính bằng từng ngày. Trong khi đó, thuật ngữ ban đầu của “grid computing”
không mang tính kinh tế, lợi nhuận cao nên sự phát triển của nó đang ngày càng giảm sút,
và chỉ đang được áp dụng vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
"Điện toán đám mây là xu thế hiện đại. Xu hướng này được cả thế giới đón nhận và
đang chuyển dần về dịch vụ này nhằm tồn tại, bắt kịp và phát triển bền vững. Các doanh
nghiệp phần mềm, hòa nhịp với xu hướng toàn cầu hóa, cần đầu tư và chuyển đổi theo xu
thế hiện đại, phát triển dịch vụ điện toán đám mây", chuyên gia Lữ Thành Long nhận định
tại sự kiện Tech.Days 2011 được Microsoft tổ chức tại Hà Nội và TP HCM cuối tháng
16
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
10-2011. Cũng tại đây, các chuyên gia cho rằng, đám mây sẽ không còn là khái niệm bó
hẹp trong giới công nghệ mà là mắt xích quan trọng của cuộc sống hiện đại.
Hình 1.05 Một số nhà cung cấp Điện toán đám mây
Một số xu hướng phát triển của điện toán đám mây:
Sự phát triển của đám mây di động (mobile cloud): Apple iCloud, Amazon Cloud và
dịch cụ điện toán đám mây trên Windows Phone đang giúp công nghệ này trở nên đại trà.
Nhu cầu lưu trữ thông tin trên đám mây và khả năng truy cập bất cứ khi nào họ cần sẽ
giảm bớt "gánh nặng" cho thiết bị.Thông tin được tự động sao lưu lên đám mây và người
sử dụng có thể thoải mái xóa dữ liệu từ xa để tránh tình trạng dữ liệu bí mật, riêng tư rơi
vào tay kẻ xấu.

Sự nở rộ của đám mây lai (hybrid cloud): Điều này sẽ giúp khai thác những điểm
mạnh nhất của từng mô hình, mang đến khả năng bảo vệ dữ liệu an toàn hơn, nhưng cũng
linh động và gần gũi hơn với người sử dụng. Năm tới sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp
vừa và lớn sẽ chuyển sang mô hình này. Theo Gartner, tổng giá trị cho các dịch vụ đám
mây hiện thời là gần 2,4 tỷ USD và đến năm 2013 sẽ đạt gần 8,1 tỷ USD.
Sự tiến hóa của bảo mật đám mây: Bảo mật luôn là đề tài nóng và là một trong
những nguyên nhân chính khiến các tổ chức có liên quan đến các dữ liệu nhạy cảm lưỡng
lự trong việc đón nhận. Họ lo ngại hacker tìm cách xâm nhập vào kho thông tin nằm trên
17
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
đám mây, do đó việc liên tục tạo ra những phương pháp bảo mật kiểu mới, an toàn và
hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của các chuyên gia phát triển trong năm 2012.
Cuộc cách mạng môi trường làm việc di động: Tương tự e-mail thay đổi cách con
người liên lạc với bạn bè và đồng nghiệp, đám mây được cho là đang tạo ra con đường
gửi và lưu thông tin nhanh chóng và thông suốt hơn bao giờ hết. Với khả năng truy cập và
làm việc từ xa, công việc sẽ được giải quyết dễ dàng hơn mà không bị ngắt quãng.
Dịch vụ phần mềm (SaaS) mở rộng thành dịch vụ CNTT (ITaaS): SaaS sẽ không chỉ
giới hạn trong lĩnh vực CRM mà dần có tầm ảnh hưởng đến cả cơ sở hạ tầng CNTT. "Một
lĩnh vực mới đang nổi lên trên thị trường là IT as a Service (dịch vụ CNTT), trong đó các
doanh nghiệp sẽ 'tiêu thụ' CNTT, biến nó trở thành một dịch vụ trong doanh nghiệp. Bạn
có thể hình dung một thế giới mà ở đó việc triển khai các ứng dụng trên toàn cầu chỉ mất
2 tiếng thay vì 2 tháng, các chuyên gia phát triển sẽ sử dụng một nền tảng tự phục vụ (a
self-service platform) để cung cấp và triển khai ứng dụng thay vì phải thông qua một quá
trình thủ công tốn kém nào đó, hoặc một người có thể quản lý 10.000 server thay vì chỉ
100 server", ông Tyson Dowd, Giám đốc chiến lược thương mại của Microsoft thuộc khu
vực châu Á - Thái Bình Dương, nhấn mạnh.
18
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ OPENNEBULA
2.1 Tổng quan về OpenNebula

OpenNebula là tiêu chuẩn công nghiệp mã nguồn mở cho việc ảo hóa trung tâm dữ
liệu (theo giấy phép của Apache) được phát triển tại Đại học Complutense de Madrid.
OpenNebula cung cấp các giải pháp linh hoạt, nhiều tính năng nhất cho việc quản lý đầy
đủ toàn diện, trung tâm dữ liệu ảo hóa để cho phép những đám mây trên tiền đề IaaS cơ
sở hạ tầng hiện có. OpenNebula khả năng tương tác làm cho đám mây một sự tiến hóa
bằng cách tận dụng tài sản CNTT hiện có, bảo vệ đầu tư của bạn, và tránh nhà cung cấp
lock-in.
Hình 2.01 Lịch sử phát triển OpenNebula
OpenNebula có thể được sử dụng chủ yếu như một công cụ ảo hóa để quản lý cơ sở
hạ tầng ảo hóa của bạn trong trung tâm dữ liệu hoặc cụm, mà thường được gọi là đám
mây dùng riêng. Ngoài việc hỗ trợ xây dựng đám mây dùng riêng, OpenNebula ủng hộ ý
tưởng về các đám mây lai. Đám mây lai cho phép kết hợp một cơ sở hạ tầng đám mây
riêng tư với một cơ sở hạ tầng đám mây công cộng (như Amazon) để cho phép các mức
19
Bài thu hoạch: CGRID COMPUTING
độ mở rộng cao hơn về môi trường lưu trữ. OpenNebula cũng hỗ trợ các đám mây công
cộng bằng cách cung cấp giao diện đám mây để lộ chức năng của nó cho việc lưu trữ ảo,
máy tính và quản lý mạng.
OpenNebula cung cấp một nền tảng mạnh mẽ, mở rộng và bảo mật:
Hình 2.02 Nền tảng OpenNebula
- Kho lưu trữ hình ảnh (Repository Images): hệ thống cho phép thiết lập và chia sẻ
hình ảnh, có thể là các hệ thống hoặc dữ liệu thực tế, được sử dụng trong các VM một
cách dễ dàng.
- Hệ thống kho lưu trữ mẫu (Template Repository) cho phép đăng kí các định
nghĩa VM trong hệ thống, được khởi tạo sau đó như là một ví dụ về VM.
- Mạng ảo (Virtual Networing) được cung cấp để kết nối các VM. Mạng ảo được
định nghĩa là các mạng cố định (fixed) hoặc dao động (ranged).
- Khi một mẫu (Template) được khởi tạo tới một VM, vòng đời của VM được điều
khiển như có thể di chuyển, dừng lại, tiếp tục, hủy bỏ, … Các hoạt động điều khiển này
có thể thực hiện từ giao diện dòng lệnh - CLI hoặc giao diện Sunstone.

20

×