Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH sản XUẤT NGÔ ở xã TRÀ GIANG HUYỆN bắc TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.87 KB, 48 trang )

TR¦êNG §¹I HäC N¤NG L¢M HUÕ
KHOA N¤NG HäC
BÁO CÁO
TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ Ở
XÃ TRÀ GIANG - HUYỆN BẮC TRÀ MY - TỈNH QUẢNG NAM
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĨNH SƠN
Lớp: Nông học 41C Bắc Trà My
Giảng viên hướng dẫn: ThS. TRẦN ĐĂNG KHOA
Bộ môn: Hoa Viên – Cây Cảnh
Năm 2012
1
TR¦êNG §¹I HäC N¤NG L¢M HUÕ
KHOA N¤NG HäC
BÁO CÁO
TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ Ở
XÃ TRÀ GIANG - HUYỆN BẮC TRÀ MY - TỈNH QUẢNG NAM
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĨNH SƠN
Lớp: Nông học 41C Bắc Trà My
Địa điểm thực tập: Xã Trà Giang - Huyện Bắc Trà My - Tỉnh
Quảng Nam
Giáo viên hướng dẫn: ThS. TRẦN ĐĂNG KHOA
Bộ môn: Hoa viên cây cảnh
Năm 2012
2
LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian dài phấn đấu học tập và rèn luyện dưới giảng đường
của Trường Đại học Nông Lâm Huế, cùng với quá trình thực tập tại UBND xã
Trà Giang - huyện Bắc Trà My, tôi đã lĩnh hội được nhiều kiến thức bổ ích
cho công tác chuyên môn. Trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo, tôi


nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học
Nông Lâm Huế, cùng các tập thể, cá nhân và gia đình.
Qua đây cho phép tôi được gửi đến Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy
cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Huế lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản. Đặc biệt là thầy giáo Trần
Đăng Khoa người trực tiếp hướng dẫn thực tập đã tận tình truyền đạt kiến
thức để tôi có thể hoàn thành được chuyên đề này .
Xin cảm ơn Chi cục Thống Kê huyện Bắc Trà My, Phòng Nông nghiệp
và PTNT huyện Bắc Trà My, Trạm Dịch vụ Kỹ thuật Tổng hợp Nông nghiệp
huyện Bắc Trà My, UBND xã Trà Giang đã tạo điều kiện và cung cấp nguồn
số liệu để tôi được học tập, nghiên cứu thêm trong suốt thời gian thực tập.
Do thời gian thực tập có hạn, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế,
kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, nên báo cáo của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong được sự góp ý của các thầy - cô giáo và
các bạn sinh viên. Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Trà Giang, ngày tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực tập
Nguyễn Vĩnh Sơn
3
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ngô (Zea mays L.) còn có tên khác là bắp hay bẹ, thuộc chi
Maydeae, họ Granmineae, bộ Poales [1] là một loại cây lương thực được
thuần canh tại Trung Mỹ [5]. Ngô là cây lương thực quan trọng trên toàn thế
giới bên cạnh lúa mì và lúa gạo, là cây đứng thứ 3 về diện tích, thứ 2 về sản
lượng và thứ nhất về năng suất.
Trên thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho con
người, 66% sản lượng ngô được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, trong đó
các nước phát triển là 76% và các nước đang phát triển là 57%. Ở các nước

thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng ngô làm lương thực
chính với phương thức rất đa dạng theo vùng địa lý và tập quán từng nơi. Như
ở ấn Độ có tới 90%, ở Philippin 66%, Tây – Trung Phi 85% sản lượng ngô
được làm lương thực cho con người [4]. Trong những năm đầu thập kỷ 80 thế
kỷ XX đã có trên 800 sản phẩm được sản xuất từ ngô [10].
Ngô là thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay: 70% chất tinh trong
thức ăn tổng hợp của gia súc là từ ngô [6]. Ngô còn là thức ăn xanh ủ chua lý
tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa. Những năm gần đây người ta dùng
bắp ngô bao tử làm thành một thứ rau cao cấp vì nó cung cấp hàm lượng dinh
dưỡng cao. Các loại ngô nếp, ngô ngọt dùng làm thức ăn tươi, luộc, nướng
hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu.
Ở Việt Nam trong khoảng 15 năm gần đây tỷ lệ diện tích trồng ngô lai
tăng lên hơn 80%, một tốc độ phát triển rất nhanh trong lịch sử ngô lai thế
giới. Ngô lai đã làm thay đổi tận gốc rễ những tập quán canh tác lạc hậu, góp
4
phần đưa nghề trồng ngô nước ta đứng trong hàng những nước tiên tiến về
sản xuất ngô ở Châu Á [7].
Trong những năm trở lại đây, đất sản xuất bị thu hẹp do sự bùng nổ về
dân số diễn ra trên toàn cầu, làm cho dân số tăng nhanh, nhu cầu về xây dựng
nhà ở và các công trình phúc lợi khác cũng tăng lên. Cùng với sự phát triển về
kinh tế, nền công nghiệp cũng phát triển mạnh, đất nông nghiệp bị chuyển
sang đô thị hoá, xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy cũng tăng lên nhiều.
Từ đó dẫn đến đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp theo, đồng thời một
phần là do lũ lụt, xói mòn Vì vậy, đây là một động lực thúc đẩy các nhà
khoa học nghiên cứu về nông nghiệp trên toàn thế giới, nghiên cứu lai tạo ra
những giống có năng xuất cao, chất lượng tốt, ổn định và có tính chống chịu
cao, khả năng thích nghi rộng. Nghiên cứu, sử dụng các biện pháp kỹ thuật để
làm tăng năng xuất và sản lượng ngô.
Nhìn chung, nhiều nông dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của
khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chưa áp dụng một cách triệt để

các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nhất là ở miền núi,
vùng sâu vùng xa, còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn cơ cấu cây
trồng cho phù hợp, kỹ thuật thâm canh còn lạc hậu, còn làm theo kinh nghiệm
đơn giản. Do đó, năng xuất ngô chưa cao, chưa khai thác được hết tiềm năng
của các giống nhô. Vì vậy việc điều tra, nghiên cứu, tìm hiểu những thuận lợi,
khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao
năng xuất và hiệu quả kinh tế trên một diện tích sản xuất ngô ở địa phương.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Điều tra tình hình sản xuất ngô ở Xã Trà Giang – Huyện Bắc Trà My –
Tỉnh Quảng Nam ”.
1.2. Mục đích của đề tài
5
- Điều tra các giống ngô, kỹ thuật gieo trồng các giống ngô ở Xã Trà
Giang – Huyện Bắc Trà My – Tỉnh Quảng Nam .
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của xã về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội ảnh hưởng đến tình hình sản xuất ngô của huyện Bắc Trà My và có
những đề xuất tích cực về sản xuất ngô ở địa phương có hiệu quả hơn.
- Từ những kết quả đã điều tra rút ra những ưu khuyết điểm về tình
hình sản xuất ngô ở Xã Trà Giang – Huyện Bắc Trà My – Tỉnh Quảng Nam .
6
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Nguồn gốc và phân bố của cây ngô
2.1.1. Nguồn gốc
Những nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng của Vavilov (1926) đã cho
rằng Mêhicô và Pêru là những trung tâm phát sinh và đa dạng di truyền của
ngô. Mêhicô là trung tâm thứ nhất (trung tâm phát sinh), vùng Andet (Pêru) là
trung tâm thứ hai, nơi mà cây ngô đã trải qua quá trình tiến hoá nhanh chóng.
Nhận định này của Vavilov được nhiều nhà khoa học chia sẻ (Galinat, 1997;
Wilkess, 1980; Kato, 1984, 1988).

Theo Wilkess (1988) ngô bắt nguồn từ cây hoang dại ở Miền Trung
Mêhicô trên độ cao 1.500 m ở vùng bán hạn có mưa mùa hè khoảng 350 mm.
Người ta đã tìm thấy hóa thạch phấn ngô, Teosinte và Tripsacum trong khi
khai quật ở Bellas Artes - thành phố Mêhicô. Mẫu phấn ngô cổ nhất được tìm
thấy ở độ sâu 70m và xác định vào niên đại sông băng, ít nhất cách đây
khoảng 60.000 năm. Hạt phấn của Tripsacum được tìm thấy ở độ sâu 74m còn
của Teosinte khoảng 3-6 m. Những khai quật ở hang động Bat (Bat Caves)
của Mêhicô đã tìm thấy lõi ngô dài 2-3cm và xác định tuổi khoảng 3.600 năm
trước công nguyên. Những bằng chứng trên tỏ Mêhicô là trung tâm phát sinh
cây ngô.
Ngày nay, các nhà khoa học trên thế giới hầu như đã công nhận và
thống nhất Mehico là trung tâm phát sinh cây ngô, thậm chí người ta còn cho
rằng cái nôi đầu tiên là thung lũng Tehuacan - nằm ở Bang Puebla Đông Nam
Mehico. Bằng chứng thuyết phục cho nhận định này là các di tích về cây ngô
được tìm thấy ở đây là cổ nhất và biểu hiện chuỗi tiến hóa rõ rệt nhất. Mặt
khác, vùng này cũng là nơi duy nhất còn tồn tại cây Teosinte-một cây họ hàng
gần và được coi là thuỷ tổ của cây ngô trồng hiện nay. [6 ]
Ở Việt Nam, nhiều tài liệu cho thấy ngô vào nước ta theo hai hướng là
từ Trung Quốc xuống và Inđônêxia, Miến Điện qua. Theo nhà bác học Lê
Quý Đôn nêu trong “Vân đài loại ngữ” thì vào thời kỳ đầu Khang Hi (1682 -
1723), Trần Thế Vinh người ở Sơn Tây đi sứ sang Trung Quốc thấy loại cây
mới này đã mang về trồng và gọi nó là “Ngô - ngọc mễ”. Một số tư liệu cho
7
rằng người Bồ Đào Nha đã nhập ngô vào Java năm 1946 có thể trực tiếp từ
Nam Mỹ. Sau đó từ Inđônêxia ngô được chuyển qua Đông Dương và
Mianma. Tập quán trồng ngô của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên là chọc lỗ,
tra hạt còn đồng bào vùng núi phía Bắc lại gieo hàng, điều này cho thấy hai
khuynh hướng trồng ngô khác nhau phải chăng do hai con đường vào nước ta
đã mang theo tập quán trồng ngô khác nhau.[10]
Riêng với ngô nếp thì Trung tâm phát sinh lại là Miến Điện. Do ngô là

cây trồng ít kén đất đã được hoan nghênh ở Miến Điện và trở thành cây trồng
bổ sung khi thiếu gạo. Người ta trồng ngô ở những vùng đất xấu nhất. Ở đây
đã phát sinh một đột biến làm xuất hiện một thành phần tinh bột mới trong hạt
ngô và những dạng có loại tinh bột đó được gọi là ngô nếp. Từ Miến Điện,
ngô nếp phổ biến ra khắp vùng Đông Nam Á, sau đó được đem sang châu Mĩ
và châu Âu.
2.1.2. Sự phân bố
Việc trồng ngô đã có từ lâu đời ở Mêxicô cổ và Pêru. Cây ngô đã gắn
bó chặt chẽ với cuộc sống người bản xứ Trung Mỹ, ngô được kính trọng ở
mức độ thần thánh, ngô là biểu tượng của nền văn minh “Mayca”. Từ
Trung Mỹ cây ngô đã lan xuống Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Người châu Âu biết
đến ngô sau khi tìm ra châu Mỹ, nhưng đã đóng góp rất lớn vào sự phát
triển tiếp theo của nó. Vào những năm đầu của thế kỷ XVI bằng đường
thuỷ các tàu biển của các nước châu Âu đã đưa dần cây ngô lan ra hầu hết
khắp các lục địa trên thế giới.
Ở các trung tâm nông nghiệp sơ khai, bản địa cách biệt, các bộ lạc cổ
xưa của nhân loại đã thuần hoá được một số đáng kể các loại cây cốc. Nhiều
cây cổ này hầu như không vượt qua ngoài giới hạn định cư của những dân tộc
trồng chúng lần đầu tiên (cây Hắc mạch, cây Chenopodium quinoa). Một số
cây cổ khác có diện phân bố là những vùng nông nghiệp, nhân chủng và văn
hoá rất rộng và tiến hoá trong những giới hạn đó (Lúa miến, Kê, Kiều mạch).
Chỉ ba trong số các cây cốc đó là lúa nước (ở Đông Nam Á, Ấn Độ), lúa mì (ở
Trung Á) và ngô (ở Trung Mỹ) trở thành những cây trồng của thế giới. Hiện
nay diện phân bố của các cây trồng gần toàn bộ trái đất.
Ngô là cây nhiệt đới nhưng là cây hàng năm tránh được mùa đông nên
đã được phổ biến rất xa ngoài vùng nhiệt đới và xâm nhập vào cả những nơi
8
thuộc vùng ôn đới có mùa hè dài và khá ấm dịu. Đặc biệt ngô đã xâm nhập
sâu vào vùng Bắc bán cầu, ở đây khí hậu lục địa nên nhiệt độ khá cao trong
các tháng hè. Ngô là cây tương đối ưa nước và thích nghi với những vùng khá

ẩm và có nước tưới. Ở Bắc bán cầu, giới hạn vùng trồng ngô lên đến 52
0

bắc để lấy hạt, còn để lấy thân xanh có thể trồng đến vĩ tuyến 60
0
. Ở Nam bán
cầu vùng trồng ngô dừng lại ở vĩ tuyến 46
0
vĩ nam. Về độ cao so với mặt biển,
ở châu Âu ngô được trồng trên dãy Cacpat tới độ cao 700m, ở châu Á tới
2000m, ở vùng nhiệt đới châu Mỹ ngô trồng được ở độ cao 3500m. Tính đa
dạng về khả năng thích nghi của ngô có lẽ không có cây trồng nào sánh kịp.
2.2. Giá trị kinh tế của cây ngô
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng
Bảng 2.1. Thành phần trung bình của các hạt cốc chính của nhân loại (%)
Loại cây cốc Tinh bột Prôtêin Lipit Xenlulo
Lúa mì 75 15 2 3
Ngô 68 10 5 2
Lúa nước( hạt gạo) 68 7 2 10
Đại mạch ( cả vỏ) 68 10 2 5
Yến mạch( cả vỏ) 60 10 5 10
Hắc mạch 68 13 2 2
Lúa miến 71 12 3 3
Kê 61 11 4 8
Kiều mạch 59 11 3 11
(Nguồn: Kupzow A.J. 1968)
Ngô là cây lương thực có giá trị dinh dưỡng cao. Trong hạt ngô chứa
khá đầy đủ các chất dinh dưỡng cho người và gia súc. Bột ngô chiếm 65-83%
khối lượng hạt là nguyên liệu quan trọng trong công nghệ gia công bột. Cứ
100 kg ngô hạt cho khoảng 20-21 kg gluten, 73-75 kg bột (có thể chế được

63kg tinh bột hoặc 71kg dextrin), tách mầm và ép được 1,8- 2,7 kg dầu ăn và
gần 4 kg khô dầu. Phôi ngô chiếm khoảng 10% khối lượng hạt, trong phôi có
các loại khoáng, vitamin và khoảng 30-45% dầu.
9
Một số thành phần hóa học của hạt ngô (chất béo, một số sinh tố khác)
còn cao hơn so với gạo. Giá trị sử dụng rộng rãi của ngô được chứng minh
bằng 670 mặt hàng khác nhau của các ngành lương thực, công nghiệp thực
phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ.[11]
Trong hạt ngô có nhiều thành phần hóa học quan trọng đối với cơ thể con người:
Bảng 2.2. Thành phần hóa học của hạt ngô so với gạo (phân tích trên 100 gam).
Thành phần hóa học Gạo trắng Ngô vàng
Tinh bột (gam) 65,00 68,20
Chất đạm (gam) 8,00 9,60
Chất béo (gam) 2,50 5,20
Vitamin A (mg) 0,00 0,03
Vitamin B
1
(mg) 0,20 0,28
Vitamin B
2
(mg) 0,00 0,18
Vitamin C (mg) 0,00 7,70
Nhiệt lượng (calo) 340,00 350,00
(Nguồn: Cao Đắc Điểm, 1988)
2.2.2. Giá trị kinh tế
- Ngô làm lương thực cho con người:
Ngô là cây lương thực nuôi sống gần 1/3 dân số trên toàn thế giới, tất
cả các nước trồng ngô nói chung đều ăn ngô ở mức độ khác nhau. Toàn thế
giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho người. Các nước ở
Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi sử dụng ngô làm lương thực chính. Các nước

Đông Nam Phi sử dụng 85% sản lượng ngô làm lương thực cho người, Tây
Trung Phi 80%, Bắc Phi 42%, Tây Á 27%, Nam Á 75%, Đông Nam Á và
Thái Bình Dương 39%
Nếu như ở châu Âu khẩu phần ăn cơ bản là: bánh mì, khoai tây, sữa;
châu Á: cơm (gạo), cá, rau xanh thì ở châu Mỹ La Tinh là bánh ngô, đậu đỗ
và ớt. Vì vậy trên phạm vi thế giới ngô vẫn còn là cây lương thực rất quan
trọng vì ngô rất phong phú về các chất dinh dưỡng hơn lúa mì và gạo.
- Ngô làm thức ăn gia súc:
Ngô là thức ăn giàu năng lượng, là thành phần quan trọng trong thức ăn
hỗn hợp cho gia súc và gia cầm. Ngô là cây thức ăn gia súc quan trọng nhất
10
hiện nay. 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô. Ngoài việc cung cấp
chất tinh cây ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc, đặc
biệt là bò sữa. Thực tiễn sản xuất chăn nuôi đã xác nhận hiệu quả cao của ngô.
Thông thường để sản xuất 1 kg sữa bò cần 5kg thức ăn ủ tươi bằng ngô, 1 kg
thịt bò tươi cần 2,5 kg ngô hạt, 1kg thịt lợn hơi cần 3kg ngô hạt; 1 kg ngô hạt
tương đương 1,3-1,4 kg đơn vị thức ăn.
- Ngô làm thực phẩm:
Trong những năm gần đây cây ngô còn là cây thực phẩm, người ta sử
dụng bắp ngô bao tử làm rau cao cấp. Ngô rau là sản phẩm bắp ngô được thu
hoạch khi còn non, trước lúc phun râu thụ phấn. Ngô rau là loại rau sạch dùng
làm thực phẩm khi còn tươi hay đã đóng hộp. Sở dĩ ngô rau được ưa dùng vì
nó sạch và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trên thế giới, nhu cầu của mặt hàng
này ngày càng tăng nên nhiều nước đã chú trọng phát triển ngô rau vì nó đem
lại lợi tức cao.
Ngoài ngô rau thì ngô nếp, ngô ngọt còn được dùng để ăn tươi hoặc cung
cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu.
- Ngô cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp:
Ngoài việc ngô là nguyên liệu chính cho các nhà máy thức ăn gia súc
tổng hợp, ngô còn là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh

bột, dầu, glucoza, bánh kẹo. Bột ngô chiếm tỷ lệ 65- 83% khối lượng hạt, là
nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp gia công bột. Tinh bột ngô sử dụng
trong công nghiệp chế biến các loại đường : sản xuất glucoza dùng trong công
nghiệp bánh kẹo, dextrin dùng trong công nghiệp đúc, công nghiệp làm keo
dán. Từ hơn 25 năm nay xirô đường, đường ngô sản xuất trên quy mô lớn
ngày càng nhiều, giá thành đường ngô có sức cạnh tranh đáng kể với đường
mía, đường củ cải. Tinh bột ngô còn được sử dụng trong công nghiệp rượu,
bia, đồ giải khát …
Ngô non, ngô đường đóng hộp để xuất khẩu. Thân, lõi bắp dùng làm
giấy, làm sợi, làm nhiên liệu trong sinh hoạt hay đốt lò sấy nông sản. Lá bi
làm giấy cuốn thuốc lá, làm thảm, làm chiếu bẹ ngô. Lá bắp dùng làm giá thể
nuôi nấm công nghiệp hoặc tách chiết nguyên liệu chế tạo nilon, cao su nhân
tạo …Từ ngô người ta đã sản xuất ra 670 mặt hàng khác nhau của các ngành
công nghiệp lương thực, thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ.
11
- Ngô là nguồn hàng xuất khẩu:
Trên thế giới hàng năm lượng ngô xuất nhập khẩu khoảng 70 triệu tấn.
Đó là một nguồn lợi lớn của các nước xuất khẩu ngô. Các nước xuất khẩu
chính là Mỹ, Pháp, Achentina, Trung Quốc, Thái Lan. Các nước nhập chính
là: Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Phi, Mêhicô …[11]
2.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và trong nước
2.3.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Cây ngô là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới: Ngô
(Zea mays L.), lúa nước (Oryza sativa L.), lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu
mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz, tên khác: khoai mì) và khoai tây
(Solanum tuberosum L.). Trong đó, ba loại cây gồm ngô, lúa gạo và lúa mì
chiếm khoảng 87% sản lượng lương thực toàn cầu và khoảng 43% calori từ
tất cả mọi lương thực, thực phẩm. Trong ba loại cây này, ngô là cây trồng có
sự tăng trưởng mạnh cả về diện tích, năng suất, sản lượng và là cây có năng
suất cao nhất. Vào năm 1961, năng suất ngô trung bình của thế giới chỉ xấp xỉ

20 tạ/ha, thì năm 2009 tăng gấp hơn 2,5 lần (đạt 51 tạ/ha), sản lượng đã tăng
từ 204 triệu tấn lên 822,712 triệu tấn (gấp 4 lần), diện tích tăng từ 104 triệu
lên 161 triệu hecta. (FAO 2009). Trong đó Mỹ, Trung Quốc, Braxin là những
nước đứng đầu về diện tích và sản lượng.
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thế giới năm
1961, 2004 đến 2008
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1961 104,8 2,00 204,2
2004 145,0 4,90 714,8
2005 145,6 4,80 696,3
2006 148,6 4,70 704,2
2007 157,85 4,97 784,65
2008 161,01 5,10 822,712
(nguồn: )
Trong sản xuất ngô của thế giới, Hoa Kỳ là nước sản xuất gần 50%
tổng sản lượng, còn lại là do các nước khác sản xuất. Sản lượng ngô xuất
khẩu trên thế giới trung bình hàng năm khoảng trên 80 triệu tấn. Trong đó,
12
Hoa Kỳ luôn là nước xuất khẩu chiếm trên 50%. Năm 2009 Hoa Kỳ xuất 53,5
triệu tấn trong tổng số 85 triệu tấn ngô xuất khẩu trên thế giới (chiếm 63%).
Giá ngô trên thị trường thế giới trong thời gian qua đã có sự biến động
đáng kể, bình quân thời kỳ 1994-1999 là 138-142 USD/tấn; hiện nay là 300-
305 USD/tấn.
Các nước xuất khẩu ngô chính vẫn là Mỹ, Achentina, Pháp… các nước

nhập khẩu ngô chính gồm Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Malaysia, Đài Loan…
Nguyên nhân chính làm cho năng suất ngô của nhiều nước trên thế tăng
nhanh là do sử dụng giống ngô lai có năng suất cao vào sản xuất đồng thời
không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Cùng với những thành
tựu mới trong chọn tạo giống lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống với
công nghệ sinh học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngô
đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt trên lúa mỳ và lúa nước. So với
lúa mỳ và lúa nước, ngô là cây trội hơn về ưu thế lai trong chọn tạo giống.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngoài những thành tựu mới trong chọn
tạo giống lai bằng phương pháp truyền thống, việc ứng dụng công nghệ sinh
học tạo ra các giống ngô chuyển gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh
(năng suất ngô bình quân của thế giới trong năm 2009 đã vượt qua ngưỡng 50
tạ/ ha lên 51 tạ /ha, sản lượng đạt 822,713 triệu tấn), cao hơn cả lúa mì và lúa
nước.
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm
2007-2008.
Quốc gia
2007 2008
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)

Thế giới
158,607 4,969 788,112 161,017 5,109 822,713
Mỹ
35,015 9,458 311,175 31,826 9,658 307,384
Achentina
2,838 7,666 21,755 3,412 6,452 22,017
Brazin
13,767 3,785 52,112 14,445 4,086 59,018
Canada
1,369 8,511 11,649 1,169 9,062 10,592
13
Mêhicô
7,333 3,206 23,513 7,354 3,307 24,320
Trung Quốc
29,497 5,167 152,419 29,883 5,556 166,035
Inđônêxia
3,630 3,660 13,289 4,003 4,078 16,324
Ấn Độ
8,117 2,335 18,955 8,300 2,324 19,290
Philippin
2,648 2,544 6,737 2,661 2,604 6,928
Thái lan
0,928 3,948 3,661 0,955 3,931 3,753
Ai Cập
0,776 8,046 6,243 0,820 7,977 6,544
Nigieria
3,944 1,705 6,724 3,845 1,957 7,525
Nam Phi
2,552 2,792 7,125 2,799 4,143 11,597
Nga

1,296 2,930 3,798 1,732 3,859 6,682
Australia
0,049 4,898 0,240 0,068 5,691 0,387
(Nguồn: faostat.fao.org 2010)
Đến năm 2008, đã có 16 nước chấp nhận trồng cây ngô chuyển gen,
nước trồng ngô chuyển gen nhiều nhất là Hoa Kỳ, chiếm tới trên 50%. Theo
Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ thì năm 2009 năng suất ngô của nước này đạt 11,43
tấn/ha, trong đó bang Washington và Oregon đạt năng suất bình quân 14,87
tấn/ha. Theo số liệu của FAO, 2004 Ixraen là nước có năng suất ngô tới 16
tấn/ha (cao nhất thế giới), cũng là nhờ ứng dụng công nghệ cao.
2.3.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là
cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa
dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Cây ngô không chỉ cung cấp
lương thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại
các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn. Sản xuất ngô cả nước qua các năm
không ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản lượng: năm 2000 tổng diện tích
ngô là 730.200 ha, đến năm 2005 đã tăng trên 1.052.600 ha; năm 2009, diện
14
tích ngô cả nước 1.170.000 ha (trong đó trên 90% diện tích trồng ngô lai),
năng suất 40,9 tạ/ha, sản lượng trên 4,6 triệu tấn (theo cục trồng trọt) .Tuy
vậy, cho đến nay sản xuất ngô ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm
năng, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm nước ta
vẫn phải nhập khẩu từ trên dới 1 triệu tấn ngô hạt.
Trong khoảng thời gian trước đây (1975 – 1990) mặc dù ngô được
trồng rất phổ biến ở nước ta nhưng năng suất vẫn rất thấp, nằm trong khoảng
1,47 – 1,56 tấn /ha, năng suất này còn thấp hơn trung bình các nước đang phát
triển (2,4 tấn/ha); diện tích ít khi vượt quá 400 nghìn ha [11]. Nguyên nhân
chính là do trồng các giống ngô địa phương năng suất thấp. Nhưng từ năm
1991 thì nghề trồng ngô đã có những bước chuyển biến quan trọng đó là việc

chuyển từ trồng các giống ngô địa phương , giống thụ phấn tự do cải tiến sang
trồng ngô lai. Đồng thời, các thí nghiệm khảo nghiệm giống ngô nhập nội
cũng như chọn tạo các giống lai quy ước phát triển mạnh mẽ [13]. Chính vì
vậy, tốc độ phát triển ngô lai ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được
những bước tiến lớn. Nếu năm 1990, diện tích cây ngô lai của cả nước chỉ với
vài chục ha trồng thử thì cho đến năm 2010 khoảng gần 90% diện tích ngô
của cả nước, được trồng bằng các giống ngô lai. Trong đó giống do các cơ
quan nghiên cứu trong nước chọn tạo và sản xuất chiếm từ 58-60% thị phần
trong nước, số còn lại là của các công ty liên doanh với nước ngoài. Trong
đó, giống ngô lai do Viện nghiên cứu ngô (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam) tạo ra chiếm tới 90% lượng giống lai của Việt Nam. Một số giống khá
nổi bật như: LVN10, LVN99, LVN4, LVN9, VN8960, LVN885, LVN66…
Các giống ngô này có năng suất và chất lượng tương đương các giống ngô
của các công ty liên doanh với nước ngoài nhưng giá bán chỉ bằng 65-70%,
góp phần tiết kiệm chi phí cho người trồng 80-90 tỷ đồng/năm. Nhờ vậy,
người trồng cũng đã chủ động được hạt giống cho sản xuất, không lệ thuộc
vào giống nhập khẩu của nước ngoài như những năm trước. Chính điều đó đã
thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của ngành sản xuất ngô nước ta trong thời
gian qua.
Những năm qua nhà nước cũng đã hết sức quan tâm đầu tư cho việc
nghiên cứu phát triển cây ngô: 2 dự án phát triển giống ngô lai đã được đầu
15
tư: Dự án phát triển giống ngô lai giai đoạn 2006-2010 (đã kết thúc) và dự án
phát triển sản xuất giống ngô lai giai đoạn 2011-2015 (đang triển khai).
Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ giống đã khuyến khích các
doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, cung cấp giống, giới thiệu các
giống mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, nhiều tiến bộ khoa học
kỹ thuật về sản xuất ngô đã được chuyển giao đến người nông dân. Tuy nhiên
việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, với địa
hình phức tạp, trên 70% diện tích ngô được trồng trên đất có độ cao, phụ

thuộc vào nước trời, ít đầu tư thâm canh nên năng suất ngô vẫn còn thấp so
với tiềm năng của giống. Năm 2010, năng suất bình quân cả nước đạt 40,9
tạ/ha, sản lượng trên 4,6 triệu tấn so với năng suất ngô có thâm canh là 70 - 80
tạ/ha. Bên cạnh đó các giống ngô có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời
tiết bất thuận như hạn hán và mưa lũ vẫn còn thiếu.
Bảng 2.5. Sản xuất ngô Việt Nam từ 2000-2011
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng Suất
(tạ/ha)
Sản Lượng
(nghìn tấn)
2000 730,2
2
7,5
2
005,9
2001 729,5
2
9,6
2
161,7
2002 816,0
3
0,8
2
511,2
2003 912,7
3

4,4
3
136,3
2004 991,1
3
4,6
3
430,9
2005 1052,6
3
6,0
3
787,1
2006 1033,1
3
7,3
3
854,6
2007 1096,1
3
9,3
4
303,2
16
2008 1140,2
4
0,1
4
573,1
2009 1089,2

4
0,1
4
371,7
2010 1125,7
4
1,1
4
625,7
Sơ bộ 2011 1081,5
4
3,0
4
646,3
(Nguồn: , tóm tắt niên giám thống kê 2011)
2.3.3. Tình hình sản xuất ngô ở Tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt
Nam, Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 10.438,37 km
2
, trong đó: đất
nông nghiệp là 7.987,90 km
2
, đất phi nông nghiệp là 877,65 km
2
, đất chưa
qua sử dụng là 1.572,82 km
2
(theo: www.qso.gov.vn, niên giám thống kê
Quảng Nam 2010). Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ
Tây sang Đông, hình thành 3 vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du,

vùng đồng bằng và ven biển.
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình đạt 25,4
0
C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2.000-2.500 mm, tập
trung vào các tháng 9-10-11. Hệ thống sông ngòi tự nhiên dài khoảng 900 km,
phân bố khá đều trong toàn tỉnh với 2 hệ thống sông chính là sông Thu Bồn
và sông Tam Kỳ. Đường bờ biển dài 125 km. Quảng Nam là vùng có khí hậu
khắc nghiệt, mùa khô kéo dài, gây ra hạn hán; mùa mưa ngắn, lại thường xuất
hiện bão lũ gây ra tình trạng sa bồi, thủy phá nghiêm trọng. Đó chính là
những trở lực thường gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Ở Quảng Nam cây ngô được trồng nhiều nơi từ đồng bằng đến miền
núi và có thể trồng nhiều vụ trong năm đối với giống ngô lai và giống ngô địa
phương.
Về giống, tập trung chú ý tập đoàn giống Ngô lai có tiềm năng cho
năng suất cao, có thời gian sinh trưởng phù hợp gieo trồng: LVN10, VN2,
LVN8960, C919….
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất ngô tỉnh Quảng Nam từ 2006-2010
17
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng xuất
(tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2006 11.623 41,53 48.276
2007 11.723 43,65 51.176
2008 12.259 44,11 54.074
2009 12.481 40,17 50.142

2010 13.117 42,44 55.674
(Nguồn: www.qso.gov.vn, niên giám thống kê Quảng Nam 2010)
Qua bảng trên 2.6 ta thấy, diện tích trồng ngô của tỉnh Quảng Nam có
chiều hướng tăng theo các năm. Diện tích trồng ngô tăng là do tỉnh có chủ
chương phát triển cây ngô, còn các loại cây trồng khác cũng được chú trọng
phát triển, nhưng chủ yếu vẫn là cây lúa và cây ngô, ngoài ra trên địa bàn tỉnh
chưa có nhiều các khu công nghiệp phát triển nên diện tích gieo trồng ít bị
xâm lấn
2.3.4. Tình hình sản xuất ngô ở huyện Bắc Trà My
Trước đây, do điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ sản xuất kém, khả
năng thâm canh thấp nên chủ yếu sử dụng các giống ngô địa phương. Trong
những năm gần đây, Bắc Trà My đã tập trung mọi nguồn lực để tạo bước đột
phá trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều quan tâm nhất của huyện là làm sao để
nông dân “sống được” với những diện tích đất sản xuất nông nghiệp của
mình. Hàng loạt vấn đề như thủy lợi, giống, kỹ thuật, đặc biệt là việc bố trí lại
cơ cấu mùa vụ đặt ra, buộc địa phương phải tìm phương án giải quyết. Nhờ
có cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật của Nhà nước thông qua các
chương trình: Giảm nghèo, chương trình 135, trợ cước, trợ giá v.v nên việc
sản xuất nông nghiệp đã đem lại hiệu quả, nâng cao được năng suất, góp phần
giảm tỷ được lệ đói, nghèo. Với chủ trương của huyện đưa các giống ngô có
năng suất cao, phẩm chất tốt như: giống ngô Bioseed, ngô lai VN, ngô
18
Pacific, ngô nếp vào sản xuất thay thế cho các giống ngô địa phương được
trồng ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bắc Trà My.
Tuy nhiên, là một một huyện miền núi nghèo, có hơn 50% là người dân
tộc thiểu số sinh sống, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, cũng là vùng
có khí hậu đặc thù, vụ Hè Thu thường gặp hạn hán kéo dài, vụ Đông Xuân
thường gặp mưa lũ lụt nhiều do đó sản xuất nông nghiệp nói chung và phát
triển cây ngô nói riêng còn gặp rất không ít khó khăn.
Bảng 2.7. Tình hình sản xuất ngô ở huyện Bắc Trà My 2007-2010

Chỉ tiêu
Năm
2007 2008 2009 2010
Diện tích (ha) 503,0 518,0 504.1 518,8
Năng suất (tạ/ha) 14,78 16,20 18,35 20,9
Sản lượng (tấn) 743,7 839,3 925,2 1.042,3
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Bắc Trà My)
Diện tích, năng suất và sản lượng ngô tại huyện Bắc Trà My không
ngừng tăng lên. Diện tích năm 2007 là 503,0 ha và sản lượng là 743,7 tấn
nhưng đến năm 2010 diện tích tăng lên 518 ha và sản lượng đạt 1.042,3 tấn.
Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng sản xuất ngô ở huyện
vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra như: Năng suất vẫn còn thấp và rất thấp so với
năng suất bình quân cả nước, giá thành sản xuất còn cao, sản lượng chưa đáp
ứng đủ nhu cầu trong huyện.
19
20
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu điều tra trên 30 hộ đại diện trồng ngô
và tài liệu thống kê quá trình sản xuất những năm gần đây, qua đó biết được
tình hình sản xuất ngô của Xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My, Tỉnh Quảng
Nam .
3.2. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình sản xuất ngô Xã Trà Giang với các nội dung chủ yếu
sau:
- Điều kiện tự nhiên.
- Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Đất đai và tình hình sử dụng đất.
- Diện tích, năng suất, sản lượng ngô qua một số năm.

- Cơ cấu giống, phân bón, tình hình sâu bệnh.
- Tìm hiểu ngành nghề khác.
- Định hướng của Huyện và Thị Trấn cũng như hộ dân.
3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Các chỉ tiêu điều tra
- Điều kiện tự nhiên: thu thập số liệu một số yếu tố chính về thời tiết,
đất đai và tình hình sử dụng đất, nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Thu thập số liệu về dân số, số lao động nông thôn.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ cấu kinh tế và thu nhập của Xã Trà Giang .
+ Tập quán trồng ngô.
+ Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
nói chung và sản xuất ngô nói riêng.
21
- Diện tích, năng suất, sản lượng ngô qua các năm.
- Mùa vụ gieo trồng.
- Khả năng đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngô.
- Tình hình sâu bệnh hại ngô và các biện pháp bảo vệ thực vật.
- Việc chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất ngô.
- Tình hình chăn nuôi trên địa bàn xã.
- Các chủ trương, chính sách của địa phương trong sản xuất ngô trong
những năm qua.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra thu thập thông tin thứ cấp tại huyện, xã, các cơ quan có liên
quan, sử dụng các thông tin liên quan, sử dụng số liệu chính thức hoặc kết quả
nghiên cứu đã được công bố.
- Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Lập phiếu điều tra, chọn địa điểm điều tra và tiến
hành điều tra tại 30 hộ sản xuất ngô ngẫu nhiên (hộ khá, trung bình, nghèo).

3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Đánh số thứ tự tất cả các phiếu điều tra đã thu thập
- Lập danh mục các chỉ tiêu đã thu thập, các dữ liệu nói lên các vấn đề
nghiên cứu trên địa bàn.
- Tính toán số liệu trung bình và tỷ lệ % tất cả các chỉ tiêu thu được, để
từ đó rút ra hệ thống kết quả thể hiện vấn đề cần nghiên cứu

PHẦN 4
22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên của Xã Trà Giang
4.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Trà Giang là một xã miền núi của huyện Bắc Trà My, cách trung huyện
khoảng 4km về phía Đông Nam. Có diện tích đất tự nhiên là 37,69 km
2
, được
chia thành 6 thôn, có 2.961 nhân khẩu, gồm 10 dân tộc anh em sinh sống như
( Kinh, Kor, Kadong, Tày, Nùng, Mường, CaTu, Thái, … ) .
Ranh giới địa chính của Xã Trà Giang được định:
- Phía Bắc giáp xã Trà Dương.
- Phía Nam giáp xã Trà Giác.
- Phía Đông giáp xã Trà Nú.
- Phía Tây giáp xã Trà Sơn.
Là một xã miền có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt bởi hệ
thống thuỷ văn. Khu vực núi cao tập trung ở phía Nam của xã giáp chân núi
Hòn Bà với độ cao là 1.347 m, và có hướng thấp dần về phía Đông Bắc.
Với đặc điểm và địa hình như trên nên rất khó khăn cho việc xây dựng
cơ sở hạ tầng, bố trí dân cư và sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ
đến việc phát triển kinh tế xã hội.
4.1.2. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Xã Trà Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ

rệt. Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 7 và mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng
1 của năm sau.
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25
0
C. Nhiệt độ thấp nhất các tháng
qua các năm vẫn nằm trong quy luật chung, đó là các tháng 12,1,2 có nhiệt độ
23
thấp nhất trong năm, trong đó nhiệt độ từ 13,9
0
C đến 14,4
0
C. Những tháng này,
thường thời tiết lạnh, khi gieo ngô thường tỷ lệ nẩy mầm thấp. Các tháng 3,4
có nhiệt độ có chiều hướng ấm dần, đến tháng 5,6,7 là nhiệt độ cao nhất, các tháng
này thường xảy ra hạn hán nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Nhiệt độ trung bình trong vụ Đông Xuân tương đối thấp, vì thế cần có
những biện pháp khắc phục để cây ngô sinh trưởng, phát triển thuận lợi tránh
gặp rét. Trong khi đó nhiệt độ trung bình ở vụ Hè thu lại cao; cần phải có
những biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước cho cây ngô.
Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình các năm 2008-2010
Năm 2008 2009 2010
Nhiệt độ (
0
C) 23,9 24,5 24,9
(Nguồn: niên giám thống kê Bắc Trà My 2010)
* Chế độ ẩm:
Độ ẩm trung bình hằng năm 88%. Độ ẩm cao nhất thường rơi vào các
tháng 9 đến tháng 1 của năm sau, đây là thời gian chịu ảnh hưởng không khí
lạnh của gió mùa Đông bắc kèm theo mưa, độ ẩm cao nhất lên tới 97%. Độ

ẩm thấp nhất 79% rơi vào tháng 5.
Bảng 4.2. Độ ẩm trung bình các năm 2008-2010
Năm 2008 2009 2010
Ẩm độ (%) 89 88 88
(Nguồn: niên giám thống kê Bắc Trà My 2010)
Do đó quá trình sản xuất ngô vụ đông xuân phải thường xuyên đề
phòng xảy ra sâu bệnh hại, vụ hè thu cần phải cơ cấu giống lúa chịu nóng
nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.
* Chế độ mưa:
24
Lượng mưa bình quân là 4.300 mm/năm. Lượng mưa tập trung nhiều
nhất vào tháng 8, 9, 10, 11 chiếm hơn 60% tổng lượng mưa hằng năm, giai
đoạn này thường xảy ra lũ lụt, nên rất khó bố trí thời vụ.
Bảng 4.3. Lượng mưa các năm 2008-2010
Năm 2008 2009 2010
Lượng mưa
(mm)
4.549 4.662 3.678
(Nguồn: niên giám thống kê Bắc Trà My 2010)
* Số giờ nắng:
Số giờ nắng ngày càng tăng qua các năm. Các tháng 2,3,5,6,7 là có số giờ nắng
cao nhất và các tháng 1 và 8,9,10,11,12 có số giờ nắng thấp nhất.
Bảng 4.4. Giờ nắng các năm 2008-2010
Năm 2008 2009 2010
Giờ nắng (giờ)
1.697 1.825 1.874
(Nguồn: niên giám thống kê Bắc Trà My 2010)
Nhìn chung thời tiết khí hậu vụ đông xuân và hè thu 2008 - 2010 ở Xã
Trà Giang diễn biến khá phức tạp làm hạn chế sinh trưởng và phát triển của
cây ngô với điều kiện như vậy trong quá trình sản xuất đòi hỏi phải điều chỉnh

thời vụ kịp thời hợp lý và sử dụng cơ cấu giống có đặc trưng đặc tính tốt nhất
là giống cứng cây, kháng bệnh tốt, chịu rét vào vụ đông xuân và chịu hạn vào
vụ hè thu.
* Nguồn nước
Hiện trên địa bàn xã có tổng cộng 30 đập lớn nhỏ (trong đó có 13 đập
bê tông kiên cố) đáp ứng tưới tiêu trên 50% diện tích đất nông nghiệp. Ngoài
ra diện tích đất nông nghiệp ở gần những sông, suối nhân dân tận dụng nguồn
25

×