Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đổi mới phương pháp dạy môn tập đọc hướng dẫn học sinh tự đọc đúng đến đọc diễn cảm một bài tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.6 KB, 12 trang )

Đổi mới phương pháp dạy môn tập đọc.
Hướng dẫn học sinh tự đọc đúng đến đọc diễn
cảm một bài tập đọc
A.Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Đã từ lâu chúng ta quan tâm đến việc bảo vệ và gìn giữ sự trong
sáng của tiếng Việt. Muốn làm được điều đó, trước tiên phải nói và
viết cho đúng. Chính vì vậy, việc dạy tiếng Việt cho học sinh , nhất là
học sinh tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đây là bậc học đầu
tiên, đặt nền móng cho hình thành và phát triển về ngôn ngữ của trẻ
sau này.
Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tôi thấy học sinh muốn nói hay
viết hay, trước hết phải biết cách đọc tốt. Vậy đọc như thế nào là tốt?
theo tôi, ngoài yêu cầu đọc đúng chữ, đọc rõ ràng, lưu loát còn phải
đọc diễn cảm. Tức là phải thể hiện được nội dung, sắc thái của bài tập
đọc để thấy rõ cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Vì vậy, ngay từ những
tiết dạy đầu tiên của năm học, tôi thường chú ý nghe các đối tượng học
sinh đọc bài và nhận thấy, ngay cả những em mà các bạn cho là đọc tốt
khi đọc, cũng thiếu cảm xúc, do chưa biết cách làm thế nào để có cảm
xúc. Trong khi điều này, nếu được giáo viên giúp đỡ, các em hoàn toàn
có thể làm được.
Xuất phát từ suy nghĩ đó, đã nhiều năm nay, tôi rất coi trọng việc rèn
đọc diễn cảm cho học sinh và bước đầu đã thu được kết quả mong
muốn.
2.Cơ sở thực tiễn:
2.1. Thuận lợi, khó khăn:
a.Thuận lợi :
Học sinh có đủ sách học, đa số phụ huynh quan tâm tới việc học
của em. Trường lớp khang trang, sạch sẽ. giáo viên có trách nhiệm và
dạy nhiều năm. Yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với học sinh,


b. Khó khăn:
Vẫn còn một số phụ huynh cho rằng chỉ cần biết đọc đúng là được
không cần đọc hay. Học sinh đã biết đọc nhưng các em chưa biết cách
đọc diễn cảm để cảm thụ hết cái hay của bài tập đọc. Một lớp chỉ có 1,
2 em đọc diễn cảm.
2.2. Những việc đã làm
Ở trường tiểu học, phân môn tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc
cho học sinh trước tiên là rèn yêu cầu đọc thành tiếng với mức độ tăng
dần từ đọc thông thạo, lưu loát, đọc đúng đến đọc diễn cảm. Vì vậy đối
với phân môn tập đọc, tuỳ từng bài, tôi chọn phương pháp dạy cho phù
hợp.
Ví dụ: Đối với những bài thơ, ngôn ngữ thường chắt lọc, giàu hình
ảnh, nhạc điệu lại gợi cảm, dễ gây hứng thú đọc, vì vậy tôi thường
chọn cách hướng dẫn cho học sinh cảm thụ từ nghệ thuật đến nội dung
để đọc diễn cảm. Còn với các bài văn xuôi trong chương trình, đều có
nội dung sâu sắc và có tính nghệ thuật cao, có bố cục rõ ràng. Tôi lại
chọn phương pháp tìm hiểu bài theo dàn ý để học sinh dễ cảm nhận và
dễ thể hiện nội dung từng đoạn qua cách đọc.
Qua thực tiễn nhiều năm áp dụng phương pháp này, cùng với việc vận
dụng một cách linh hoạt những đổi mới trong việc dạy môn tập đọc do
phòng giáo dục triển khai, tôi thấy học sinh rất hứng thú tiết học này
và nhiều em đã thành kĩ năng, kĩ xảo khi đọc bất cứ một bài văn nào.
* Đặc điểm tình hình của lóp:
Năm học 2010- 2011 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3 và dạy môn
tiếng việt, toán . Sĩ số lớp 31 em. Nam : 17 em; Nữ : 14 em ; có 3 em
dọc chậm còn lại các em đọc tương đối thành thạo và tốt.Trong đó có
5, 6 em đọc lưu loát, to rõ ràng, nhưng các em chưa thể hiện giọng
đọc diễn cảm.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
1. Mục đích:

Đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn HS tự đọc đúng,
đến đọc diễn cảm bài tập đọc. Có hứng thú khi học tập đọc.
2.Phương pháp:
Sữ dụng tranh ảnh để gợi mở từ khó nội dung bài. Đọc theo
nhóm; đóng vai. Kết hợp nhiều phương pháp, tổ chức nhiều hình
thức và linh hoạt.
III. Giới hạn đề tài:
Rèn cho học sinh lớp 3 đến lớp 5.
IV. Kế hoạch thực hiện:
Chủ yếu rèn trong các tiết tập đọc ,tiết ôn luyện.
B.Nội dung
I, Thực trạng và mâu thuẫn:
*Đối chứng giữa cách dạy cũ và cách dạy mới cùng với những kinh
nghiệm của bản thân để thấy rõ sự ưu việt của nó.
1) Dạy theo phương pháp cũ: với môn tập đọc dạy gần như một
tiết giảng văn, chủ yếu giáo viên phân tích bài tập đọc và hướng dẫn
học sinh tìm hiểu bài với một số lượng câu hỏi khai thác bài rất nhiều,
thiên về hướng cảm thụ văn chương, do đó, học sinh không hiểu được
mối quan hệ giữa nghệ thuật và nội dung văn bản. Hơn nữa thời gian
luyện đọc lại ít, nên sau tiết học khả năng đọc của học sinh không
được nâng cao, không hình thành được kĩ năng đọc đúng, đọc hay cho
học sinh, hạn chế việc cảm thụ văn học.
2) Dạy theo phương pháp mới: Với mục đích là nâng cao
chất lượng đọc của học sinh nên yêu cầu luyện đọc thầm và đọc
thành tiếng trên cơ sở hiểu văn bản tiến tới đọc diễn cảm một cách
sáng tạo.
II:Các biện pháp giải quyết vấn đề:
1) Đối với giáo viên: Phải chủ động lập kế hoạch giảng dạy
trên lớp.
* Khâu soạn bài: Phải tìm hiểu kĩ văn bản trên cơ sở phân tích, tổng

hợp và hệ thống hoá văn bản để đánh giá đúng nội dung nghệ thuật của
bài. Trong trường hợp cần thiết, giáo viên có thể điều chỉnh hoặc thêm
các câu hỏi khác về nội dụng, nghệ thuật để gợi mở và gây hứng thú
cho học sinh.
* Khâu tập đọc mẫu của giáo viên: Giáo viên phải luyện đọc thành
tiếng đúng và diễn cảm một cách sáng tạo bài văn, phải nắm vững cách
đọc (giọng đọc, ngắt nghỉ, nhấn giọng, kéo dài giọng ) như thế nào để
thể hiện được sắc thái của bài.
* Khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học: Đây là khâu quan trọng để hỗ trợ
cho bài giảng, giáo viên phải chịu khó sưu tầm (có thể yêu cầu học
sinh cùng tham gia) những tranh ảnh, bài bình luận, tác giả, xuất
xứ của tác phẩm có liên quan đến bài học, suy nghĩ (ghi vào giáo án)
đưa ra lúc nào để phục vụ cho mục đích tiết dạy một cách hiệu quả
nhất.
2) Đối với học sinh: Việc đầu tiên là phải có sự chuẩn bị bài trước ở
nhà. Ngay từ đầu năm học tôi đã hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị bài
từng môn và ghi vào trang đầu cuốn vở gọi là (phương pháp học bộ
môn). Riêng với môn tập đọc các em ghi “cách chuẩn bị bài” để hình
thành phương pháp học tập môn này. Phân công học sinh khá, giỏi
giúp đỡ hs trung bình, yếu vào 15 phút truy bài dầu giờ học.
Bước 1: Đọc thầm bài tập đọc để làm quen mặt chữ và cảm nhận ban
đầu bài văn.
Bước 2: Đọc thành tiếng 2 lần: đầu tiên đọc đúng sau đọc hay tiến tới
đọc diễn cảm theo ý mình.
Bước 3: Đọc kĩ phần chú giải và tra từ điển những từ nào chưa hiểu.
Bước 4: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa. Trước khi trả lời nên đọc toàn
bộ cacá câu hỏi một lần, suy nghĩ, động não trả lời từng câu sao cho
gọn gàng, chính xác, (cũng có thể sau khi trả lời các em có thể đối
chiếu với phần hướng dẫn, gợi ý của sách “học tốt môn tiếng việt”
xem đúng, sai thế nào mà rút kinh nghiệm).

Bước 5: Tìm ý chính của đoạn, ý nghỉa của bài.
Bước 6: Đọc thành tiếng 2 lần cuối, yêu cầu đọc đúng và diễn cảm có
sáng tạo trên cơ sở đã hiểu nội dung bài.
Cuối cùng: Tôi lưu ý học sinh có ý thức cùng cô giáo sưu tầm tranh
ảnh, tư liệu phục vụ cho bài.
* Để học sinh nắm vững cách chuẩn bị bài tôi phải soạn một bài
tập đọc mẫu giới thiệu với các em cách chuẩn bị từng bước.
3) Hướng dẫn học sinh tập đọc: Đa số học sinh bây giờ ham đọc
nhưng chủ yếu cácc em đọc thầm để nhận biết câu truyện chứ không
nghiền ngẫm, suy nghĩ để đọc thế nào cho có hiệu quả tức là phải biết
cách đọc đúng, đọc hay (diễn cảm).
* Trước khi đọc diễn cảm yêu cầu đầu tiên là phải đọc rõ ràng, mạch
lạc và đọc đúng. Đọc đúng ở đây bao hàm cả phát âm đúng, phân biệt
được các cặp phụ âm L – N; Ch – Tr; R – D; S – X và các thanh, các
dấu câu theo mục đích nói. Để làm được điều này, tôi luôn chú ý xem
em nào mắc lỗi kiểu nào tìm ra nguyên nhân và sửa. Ví dụ với những
em phát âm sai cặp phụ âm (L – N) đa số là do các em phân biệt được
từ đó viết với “L” hay “N” nên đọc sai, tôi phân tích cho em thấy đọc
sai thường làm sai hẳn ý nghĩa của từ. Ví dụ như để nói về tác dụng
của tập thể dục đều đặn người ta viết “tập đều cho ngực nở nang”, đọc
sai “tập đều cho ngực lở lang” ai dám tập? Tôi hướng dẫn sửa bằng
cách em phải chủ động tra từ điển các từ viết với L và N. Đánh dáu
mục L – N lại vì thường xuyên phải mở ra. Sau đó ghi vào 2 cột những
từ viết với L và N thường gặp, dán vào những nơi dễ nhận biết như:
góc học tập, nắp hộp bút để làm quen với những từ đó, viết đúng
chính tả, sẽ phát âm đúng. Kết quả chỉ 2, 3 tháng đa số học sinh lớp tôi
sửa được tật này. Điều đó làm các em rất tự tin và phấn khởi vì không
những bây giờ em đọc đúng mà viết cũng đúng.
Ngoài ra đọc đúng còn bao gồm cả cách lên giọng, xuống giọng, ngắt
hơi, nhấn giọng, nhịp độ, cường độ sao cho phù hợp với nội dung bài

văn nữa. Thực tế học sinh tự mình khó làm được điều này mà giáo
viên phải là người hướng dẫn gợi ý và làm mẫu cho học sinh. Tuỳ vào
từng bài, từng thể loại mà giáo viên khai thác để học sinh hiểu ý tứ về
nội dung và nghệ thuật của bài mà đọc cho đúng. Ví dụ: với những bài
có nhiều câu đối thoại, phải luyện đọc các dấu câu cho đúng ngữ điệu
vì dấu câu là hình thức văn tự, ghi lại các kiểu câu, phân loại theo mục
đích nói, có thể phân vai để học sinh thể hiện sinh động hơn (còn cách
đọc các dấu câu thế nào cho đúng, học sinh đã nắm được khi học ngữ
pháp).
* Sau khi đọc đúng học sinh phải được nâng cao hơn một bước là đọc
diễn cảm. Đọc diễn cảm không có nghĩa là giọng đọc uốn éo, không
gắn với nội dung và không thể hiện đúng cảm xúc. vậy muốn đọc diễn
cảm một cách sáng tạo, việc đầu tiên là học sinh phải có năng lực cảm
thụ văn học, giáo viên có trách nhiệm giúp học sinh điều này trong khi
dạy học, để học sinh được nâng cao cảm xúc thẩm mĩ và hiểu được cái
hay cái đẹp của văn chương vì thế đọc diễn cảm chính là hình thức tái
sinh tác phẩm, khám phá ra những gì bí ẩn dưới những dòng chữ để
chúng được vang lên. Chẳng hạn với bài “Tiếng ru – tập đọc lớp 3”.
Học sinh phải hiểu được cả bài thơ là cảm xúc sâu lắng thiết tha của
tác giả về lời ru của mẹ. Bằng những lời ru tác giả đã cho người đọc
thấy được cuộc sống của con người, vật sống giữa cộng đồng phải yêu
thương nhân loại, con người cũng như vật sống một mình cô đơn
không làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn. Nhưng muốn thấy hết được cái
hay của bài thơ thì khi đọc cần đọc bài với giọng thiết tha, tình cảm;
biết lên giọng ở cuối các câu hỏi và hạ thấp giọng ở cuối câu cảm. nghỉ
hơi hợp lý.
Con ong làm mật,/ yêu hoa/
Con cá bơi, yêu nước;// con chim ca, yêu trời/
Con người muốn sóng,/ con ơi/
Phải yêu đồng chí,/ yêu người anh em.//

Đọc khổ thơ này đọc giọng thiết tha tình cảm; nghỉ hơi hợp lý.
Sang khổ thơ 2, 3 ngoài nghỉ hơi hợp lý còn lên giọng ở cuối câu hỏi,
hạ thấp giọng ở cuối câu cảm.
Đọc như vậy mới cảm thụ được cái hay của bài thơ.
*Để làm được điều này khi soạn, giảng giáo viên phải chủ động đưa ra
hệ thống câu hỏi trật tự phong phú, gợi sự liên tưởng, óc tưởng tượng
về ý nghĩa của câu thơ bài thơ, dùng tranh ảnh giúp hs quan sát so
sánh dễ hiểu ý nghĩa của từng câu thơ trong khổ thơ những từ ngữ hình
ảnh gây ấn tượng của bài thơ và những câu hỏi xác định kĩ thuật đọc
thành tiếng về giọng đọc, tốc độ, cường độ, nhấn giọng
Ví dụ: Trong bài “Đối đáp với vua - tập đọc lớp 3 tập 2” để học sinh
tháy được trí thông minh của Cao Bá Quát.
Bước đầu rèn cho các em đọc đúng sau đó rèn cho các em đọc diễn
cảm, thể hiện lời nhân vật.
Đoạn 1: Đọc giọng trang nghiêm. Đoạn 2: Đọc giọng tinh nghịch thể
hiện tính cách của Cao Bá Quát. Đoạn 3 thể hiện sự hồi hộp. Đoạn 4:
Đọc với cảm xúc ca ngợi, khâm phục.
Luyện Đọc đoạn 3 giọng đọc thể hiện hồi hộp nghỉ hơi hợp lý và
nhấn giọng một số từ ngữ: hạ lênh,leo lẻo, cá đớp cá, đối lại luôn,
chang chang, người với người.
Thấy nói là học trò,/ vua ra lệnh cho cậu phài dối lại được vế đối / thì
mới tha. / Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau /
vua tức cảnh đọc vế đối như sau:
Nước trong leo lẻo/ cá đớp cá. //
Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì,/Cao bá quát lấy cảnh mình dang bị
trói, đối lại luôn:
Trời nắng chang chang /người với người.//
- Phải đọc như thế nào đẻ thể hiện được sự thông minh
của Cao bá Quát rồi luyện cho học sinh đọc theo yêu cầu. Cuối
cùng ở bài tập đọc nào học sinh cũng phải được đọc nhiều cho đến

khi bài văn, bài thơ thắm đượm vào các em để các em được bay lên
với chiều cao, trải ra với chiều rộng và lắng sâu với chiều dài của
tác phẩm.
III.Hiệu quả áp dụng:
*Qua thực tế giảng dạy ở các tiết tập đọc tôi nhận thấy:
Ở những tiết học đầu nhiều học sinh chưa quen, chưa tự tìm ra được
cách đọc và còn ngại đọc diễn cảm. Nhưng dần các em đều hứng thú
và mong muốn được đọc thể hiện.
- Trong giờ tập đọc tôi quan sát thấy nhiều em khi chưa được gọi
đọc cũng từ đọc nhẩm trong mồm và thể hiện rõ sắc thái biểu hiện
trên mặt. Điều đó chứng tỏ các em thích đọc và hiểu nội dung nghệ
thuật của bài.
- Đa số các em đều sửa được các lỗi sai khi đọc do phương ngữ
của từng địa phương. Không những thế, nhiều em còn giúp anh chị
em trong gia đình cũng như bạn bè sửa được.
- Học sinh được nâng cao rõ rệt về đọc diễn cảm. Hình thành kĩ
năng, kĩ xảo khi đọc tất cả các văn bản khác.
*Tôi thấy áp dụng phương pháp dạy mới là phù hợp với mục tiêu của
giáo dục tiểu học về môn tập đọc và thực hiện được mục đích của
mình đề ra trong tiết dạy. Tuy nhiên, khi dạy giáo viên chúng tôi cũng
gặp không ít khó khăn do thiếu tài liệu về tiết dạy và một số câu hỏi
tìm hiểu bài ở sách giáo khoa nhiều khi không phục vụ cho yêu cầu
đọc của học sinh.
* Những mặt còn hạn chế:
Học sinh còn nhỏ, còn ham chơi, chưa có ý thức trong việc rèn đọc,
ngại rèn đọc diễn cảm và nghĩ biết đọc bài là được. Một số phụ huynh
chưa quan tâm tới việc học của con Do vậy mà chưa đạt được 100%
học sinh đọc hay, đọc đúng.
C . Kết luận
Muốn rèn cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm thì gv phải đọc đúng

và thể hiện cảm xúc của mình trong giọng đọc. muốn đọc được như
vậy gv phải soạn bài trước và lyện đọc trước một vài lần ở nhà. Biết
cách hướng dẫn hs đọc, gây hứng thú cho hs thích đọc diễn cảm và
cảm thụ bài văn không gây sự nhàm chán khi luyện đọc. gv áp dụng
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phải phù hợp với từng
bài.Câu hỏi gợi mở dễ hiểu tránh xa vời với bài học. Sử dụng tranh,
ảnh gợi mở nội dung giúp cho hs cảm thụ bài dễ dàng hơn. Khuyến
khích và động viên kip thời giúp hs thi đua nhau học tập. Phân công
đôi bạn cùng tiến để các em giúp đỡ lẫn nhau.
Trên đây là một số biện pháp và phương pháp tôi áp dụng dạy tập đọc
rèn cho hs đọc đúng, đọc diễn cảm, mong các bạn đồng nghiệp góp ý
kiến thêm.
* Đề xuất:
Tôi luôn mong mỏi có sự chỉ đạo thường xuyên thống nhất và có
các văn bản cụ thể, rõ ràng về mọi mặt để làm tốt công việc "trồng
người" của người giáo viên nhân dân.
* Tài liệu tham khảo: đây là kinh nghiệm của bản thân tôi đúc kết
được sau nhiều năm dạy học.

×