Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.98 KB, 10 trang )

Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đông Anh


Phạm Hoàng Ngân


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Nghiên cứu hoạt động huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại
(NHTM). Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank Đông Anh từ
năm 2008 đến 2011. Chỉ ra hạn chế, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến hoạt động huy
động vốn và cho vay kém hiệu quả. Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt
động kinh doanh tại Agribank Đông Anh.

Keywords. Hoạt động kinh doanh; Ngân hàng; Huy động vốn; Hoạt động cho vay

Content
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân là mục tiêu hàng đầu
trong định hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam đã và đang thực thi, cải cách những chính sách phát triển
của mình để hòa hợp với cộng đồng quốc tế. Ngày 7/11/2006, ngày Việt Nam chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO cũng là ngày mở ra nhiều
thách thức với một quốc gia còn nhiều hệ lụy của thời kỳ kinh tế cũ – thời kỳ bao cấp. Làm


thế nào để hội nhập kinh tế thế giới, làm thế nào để bảo vệ nền sản xuất trong nước, phát triển
kinh tế trước những thách thức và đòi hỏi đặt gia khi ra nhập đấu trường quốc tế? Đó chính là
những mục tiêu cấp thiết cần nghiên cứu để đưa ra những chiến lược phát triển đúng đắn cho
quốc gia.
Tài chính là huyết mạch quốc gia, mọi hoạt động kinh tế đều liên quan đến tài chính.
Trong nền kinh tế hiện đại, hệ thống ngân hàng đóng vai trò trọng yếu. Thông qua hệ thống
Ngân hàng từ trung ương đến địa phương, nhà nước sử dụng các công cụ để điều tiết nền
kinh tế vĩ mô, nhằm ứng phó với các biến động trong nước và tác động quốc tế. Trong phạm
vi hẹp, Ngân hàng là đầu mối hoạt động giữa các doanh nghiệp, giúp lưu chuyển tiền tệ, điều
tiết vốn, cung ứng vốn, tạo tiền, tích trữ tư bản và các hoạt động liên quan đến tiền mặt của
tất cả các tầng lớp dân cư. Hoạt động ngân hàng phát triển, thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế quốc gia và gia tăng lợi ích cho các tầng lớp dân cư. Chính vì vậy, nâng cao kết quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng để phát triển hệ thống ngân hàng không chỉ là vấn đề
quan trọng nhất đặt ra với mọi ngân hàng mà còn là vấn đề thiết yếu cho sự phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống nhân dân.
Do đó đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Đông Anh” được chọn làm chủ đề nghiên cứu có ý nghĩa cả về mặt
khoa học và thực tiễn. Luận văn phân tích và chỉ rõ những thực trạng còn tồn tại trong hoạt
động kinh doanh của Agribank Đông Anh với trọng tâm là hai hoạt động quan trọng nhất của
mỗi ngân hàng: Hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay. Từ đó, đề tài đưa ra giải pháp
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của chi nhánh, xem chi nhánh Đông Anh như một điển hình
nghiên cứu có thể ứng dụng cho các chi nhánh Ngân hàng thương mại khác.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Ở Việt Nam đã có hai công trình nghiên cứu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn chi nhánh Đông Anh của Thạc sỹ Trần Văn Mậu – đề tài “Giải pháp nâng cao chất
lượng thẩm định tín dụng tại Agribank Đông Anh”, Thạc sỹ Trần Quang Hạnh – đề tài “Giải
pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Đông
Anh”. Hai công trình nghiên cứu trên đã đi vào phân tích rõ nét công tác thẩm định tín dụng
và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Đông Anh, đưa ra những giải pháp khắc
phục tồn tại, phát huy kết quả đạt được. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu của hai công trình

này là từ năm 2008 trở về trước nên trước sự biến động và phát triển của thị trường tài chính
Việt Nam và địa bàn huyện Đông Anh trong những năm gần đây, một số giải pháp đưa ra đã
không còn phù hợp. Hơn nữa hai công trình này chỉ nghiên cứu sâu về một vấn đề trong hoạt
động kinh doanh của Agribank Đông Anh là hoạt động thẩm định tín dụng và hoạt động cho
vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chưa đưa ra cái nhìn tổng quát về hoạt động cho vay cũng
như chưa đề cập đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh Đông Anh. Vì vậy đề tài muốn
đi sâu nghiên cứu và phân tích hai mảng hoạt động trọng yếu của Agribank Đông Anh là hoạt
động huy động vốn và cho vay, cũng như đưa ra phân tích mối tương quan giữa hai hoạt động
này nhằm tìm được một hệ thống giải pháp tổng thể, toàn diện cho hoạt động kinh doanh của
Agribank Đông Anh.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về Ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh
Ngân hàng. Trong đó đi sâu vào các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thương mại, nêu ra những thực trạng hiện nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động
cho vay và huy động vốn của Ngân hàng.
Nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động cho vay và huy động vốn của Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh nói riêng cũng như các Ngân hàng
thương mại nói chung.
Giúp cho nhà quản lý hoạt động Ngân hàng cũng như những cán bộ tham gia trực tiếp
vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại nhận thức được những điểm mấu chốt
và tồn tại chủ yếu hiện nay tại các Ngân hàng thương mại nhằm khắc phục nhược điểm, cải
thiện kết quả kinh doanh.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động huy động vốn
và hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Đông
Anh, Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Là hoạt động cho vay và huy động vốn của chi nhánh Đông Anh
từ năm 2008 đến 2011.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sẽ sử dụng những phương

pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, dự báo
6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Phân tích và đánh giá hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Đông Anh - một cấu trúc Ngân hàng tiêu biểu, phổ
biến nhất trong Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Định
chế tài chính lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Đề xuất hệ thống giải pháp tổng thể nhằm khắc phục tồn tại, phát huy thế mạnh trong
hoạt động huy động vốn và cho vay của chi nhánh Đông Anh. Đó cũng là những gợi ý giải
pháp cho các Ngân hàng thương mại có thực trạng tương tự.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và
các phụ lục. Nội dung của đề tài gồm ba chương như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại
Chƣơng 2: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank Đông Anh
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Agribank
Đông Anh
Trong quá trình thực hiện luận văn còn nhiều thiếu sót, hạn chế do thời gian, năng
lực nghiên cứu của tác giả có hạn. Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và những
người quan tâm để luận văn ngày càng hoàn thiện trong thời gian tới.

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM
1.1.1. Vị trí, vai trò của NHTM
“Ngân hàng thƣơng mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi

nhuận”. NHTM có 3 chức năng cơ bản là: chức năng trung gian tài chính, chức năng tạo tiền
và chức năng trung gian thanh toán.
Dựa vào hình thức sở hữu NHTM được chia thành ngân hàng thương mại Nhà nước,
ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dựa
vào chiến lược kinh doanh NHTM được chia thành ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ,
ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ. Là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tạo hệ thống thanh
toán không dùng tiền mặt, điều hòa vốn trong nền kinh tế.
1.1.2. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số
nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
Huy động vốn là hoạt động nhận tiền của tổ chức cá nhân dưới hình thức tiền gửi không
kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín
phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc và lãi
cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
Nghiệp vụ cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền,
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ
cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, và các nghiệp vụ
cấp tín dụng khác. Ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng đảm bảo được những nguyên tắc
sau đây. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và hoàn trả
gốc lãi đúng thời hạn.
1.2. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM
1.2.1. Phƣơng pháp đánh giá hoạt động huy động vốn
Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng là một chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của
ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm ổn định, đảm bảo thu nhập cho chi nhánh,
tỷ lệ nợ xấu các năm tiếp theo không tăng là tăng trưởng lành mạnh. Tốc độ tăng trưởng nóng
trong vài năm, kéo theo nhiều khoản nợ xấu, nợ rủi ro sau đó là tăng trưởng không bền vững.
Việc đánh giá tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh không chỉ nhìn trong khoảng thời
gian ngắn mà phải nhìn vào cả một chu kỳ hoạt động kinh doanh (thường từ 3 đến 5 năm)
mới có thể đánh giá được tăng trưởng là bền vững hay không. Chất lượng tín dụng là một
phạm trù rộng, bao hàm nhiều nội dung trong đó có nội dung quan trọng và có tính lượng hóa

nhất là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Theo quan điểm thông thường của các NHTM Việt
Nam và trong một số trường hợp theo nghĩa hẹp khi nói đến chất lượng tín dụng, người ta chỉ
nói đến tỷ lệ giữa nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ này càng cao có nghĩa là chất lượng tín
dụng kém và ngược lại. Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình quan hệ tín dụng của
khách hàng vay vốn đối với ngân hàng, quy mô hoạt động của ngân hàng, đóng góp của vốn
tín dụng cho nền kinh tế. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn chứng tỏ chu chuyển vốn tín dụng
nhanh, tình hình hoạt động tín dụng lành mạnh, ngân hàng thu phí được nhiều hơn. Chỉ tiêu
này được tính dựa trên tỉ lệ phần trăm giữa tổng dư nợ tín dụng và nguồn vốn huy động được
của Ngân hàng. Thông qua hệ số này mà ta biết được khả năng sử dụng nguồn vốn huy động
được để cho vay của Ngân hàng là cao hay thấp hay nó phản ánh hiệu quả đầu tư của một
đồng vốn bỏ ra của Ngân hàng.

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
AGRIBANK ĐÔNG ANH
2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK ĐÔNG ANH
Agribank Đông Anh thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh gồm nghiệp vụ huy động vốn
như nhận tiền gửi tổ chức, tiền tiết kiệm dân cư, bán giấy tờ có giá và đi vay của tổ chức tín
dụng khác, ngân hàng trung ương. Từ nguồn vốn huy động được, Agribank Đông Anh tiến
hành nghiệp vụ cấp tín dụng như cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán… Tuy nhiên, trong số các
hoạt động kinh doanh của Agribank Đông Anh thì hai hoạt động chiếm tỷ trọng cao và đem
lại lợi nhuận lớn nhất là hoạt động huy động vốn và cho vay.
Là chi nhánh Ngân hàng cấp I loại II của Agribank Việt Nam, Agribank Đông Anh trực
thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Agribank Đông Anh hạch
toán, kinh doanh phụ thuộc Agribank Việt Nam với các chỉ tiêu kinh doanh giao khoán hàng
năm. Đặc điểm là huyện ngoại thành thuần nông, nhu cầu vay vốn sản xuất nông nghiệp, chế
biên nông sản lớn, Agribank Đông Anh góp một phần quan trọng trong công tác chuyển giao
và cho vay vốn nông nghiệp nông thôn từ nguồn vốn huy động được của các quận nội thành
Hà Nội. Cùng với đó, hàng năm Agribank Đông Anh đóng góp phần không nhỏ vào kết quả
hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống.
2.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH AGRIBANK CỦA ĐÔNG ANH

2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Hội sở Agribank Đông Anh là đơn vị huy động vốn tốt nhất trong những năm qua.
Nguyên nhân, hội sở là đầu não hoạt động của Agribank Đông Anh, có đầy đủ phòng ban,
nghiệp vụ của cán bộ tốt, hội sở có kho tiền và 12 quầy giao dịch phục vụ đầy đủ nghiệp vụ
giao dịch ngân hàng, thanh khoản tốt, đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng. Vị trí hội sở là
vị trí trung tâm huyện Đông Anh, thuận lợi về giao thông, gần các cơ quan đoàn thể, địa điểm
giao dịch rộng, mặt tiền lớn có nhiều ưu thế trong hoạt động huy động vốn. Địa bàn Đông
Anh có đặc điểm tỷ trọng tiền gửi dân cư lớn, ở 8 PGD tỷ trọng này đều đạt trên 90% đến xấp
xỉ 100% trong cả 4 năm từ 2008 đến 2011, riêng Hội sở có quan hệ huy động vốn với một số
tổ chức như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi nên có tỷ trọng tiền gửi dân cư thấp hơn. Từ
năm 2008 đến năm nay nguồn vốn huy động của Agribank Đông Anh đạt mức tăng trưởng
khá. Chỉ riêng năm 2011 Agribank Đông Anh chưa đạt mức tăng trưởng kế hoạch, nguồn vốn
bị suy giảm do những rối loạn về lãi suất trong giai đoạn quý II, quý III năm 2011. Trong
những năm qua cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của Agribank Đông Anh điều chỉnh theo
hướng tăng tỷ trọng tiền gửi dưới 12 tháng. Lý do đây là kỳ hạn phù hợp với nhiều đối tượng
khách hàng, đặc biệt là khách hàng dân cư. Thời hạn gửi tiền ngắn giúp tăng khả năng thanh
khoản. Tuy nhiên, do khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn nên ngân hàng phải gia tăng dự
trữ thanh toán
2.2.2. Hoạt động cho vay
Mức dư nợ của Agribank Đông Anh trong những năm qua đều đạt mức tăng trưởng
khá, năm 2009 tăng trưởng 6,78% so với năm 2008. Năm 2010 tăng trưởng 17,92%, năm
2011 tăng trưởng 31,4%. Mức tăng trưởng trên là khả quan. Agribank Đông Anh tăng trưởng
dư nợ giúp chi nhánh tự sử dụng nguồn vốn huy động, tăng chênh lệch lãi suất thu về nhiều
lợi nhuận hơn.
Cơ cấu dư nợ theo loại tiền của Agribank Đông Anh chiếm tỷ lệ chủ yếu là nội tệ, ngoại
tệ chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ trọng cho vay ngoại tệ đạt 1,65% (2008), 4,63%(2009), 5,75%(2010),
4,21%(2011). Tỷ trọng cho vay ngoại tệ của Agriank Đông Anh phù hợp với cơ cấu huy động
bằng ngoại tệ. Nhìn chung, trên địa bàn huyện Đông Anh các doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu ít, quy mô hoạt động nhỏ nên dư nợ ngoại tệ của chi nhánh ở mức thấp. Dư nợ của
Agribank Đông Anh chủ yếu là ngắn hạn đạt 91,57% (2008), 94% (2009), 92% (2010),

91,96%(2011). Cơ cấu dư nợ phù hợp với nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn. Với cơ
cấu dư nợ ngắn hạn nhiều, Agriank Đông Anh chủ động được về mặt thanh khoản.
2.2.3. Tƣơng quan hoạt động huy động vốn - cho vay và phân tích kết quả kinh doanh
chủ yếu của Agribank Đông Anh
Chênh lệch lãi suất bình quân: Tình hình kinh tế nhiều biến động phức tạp trong bốn
năm 2008 – 2011, lãi suất đầu vào biến động liên tục, Agribank Đông Anh đã linh hoạt trong
công tác điều chỉnh lãi suất phù hợp với yêu cầu nền kinh tế, đảm bảo công bằng cho khách
hàng và lợi nhuận cho chi nhánh. Năm 2009, Agribank Đông Anh có mức chênh lệch lái suất
rất thấp chỉ đạt 0,3% cùng năm này chi nhánh bị lỗ kết quả hoạt động kinh doanh 61,34 tỷ
đồng cho thấy tầm quan trọng của chênh lệch lãi suất bình quân. Các năm còn lại mức chệnh
lệch lãi suất bình quân cũng tương ứng với lợi nhuận của chi nhánh.
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH AGRIBANK ĐÔNG ANH
2.3.1. Điểm mạnh, cơ hội
Điểm mạnh
Thương hiệu mạnh, uy tín lâu năm là điểm mạnh lớn nhất của Agribank Đông Anh,
hoạt động trên địa bàn huyện Đông Anh từ năm 1959 trải qua 53 năm kế thừa, xây dựng và
phát triển tại một huyện thuần nông như Đông Anh, Agribank Đông Anh là thương hiệu có
uy tín nhất với bà con nông dân, thành phần cơ bản và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu dân
số huyện Đông Anh. Mạng lưới các phòng điểm giao dịch lớn nhất huyện Đông Anh gồm 9
điểm giao dịch mang hoạt động tài chính ngân hàng đến từng xã của huyện Đông Anh đem
lại sự tiện lợi trong quá trình giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng. Hệ thống hạch toán kế
toán IPCAS của ngân hàng Nông nghiệp là hệ thống hạch toán kế toán ngân hàng hiện đại
bậc nhất Việt Nam hiện nay. Với phần mềm này, giao dịch tiền gửi được hạch toán nhanh
gọn chính xác, chỉ cần làm việc với một giao dịch viên cho toàn bộ các thủ tục gửi tiền giúp
tiết kiệm thời gian giao dịch cho khách hàng. Ngân hàng Nông nghiệp là đối tác của Bảo
hiểm xã hội huyện Đông Anh, thường xuyên giúp đỡ đơn vị này trong công tác chi trả tiền
hưu trí, tiền bảo hiểm đây cũng là cơ hội để tư vấn tiếp cận thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ
khách hàng của bảo hiểm xã hội. Cùng với việc duy trì mối quan hệ tương hỗ với hệ thống
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi, Agribank Đông Anh duy trì và tăng được nguồn vốn huy
động từ hai định chế tài chính lớn của Việt Nam.

Cơ hội bên ngoài:
Đông Anh là huyện có diện tích rộng, có nhiều sông hồ chảy qua như Sông Thiệp, sông
Hoàng Giang, sông Hồng… đất đai mầu mỡ bằng phẳng, thời tiết ôn hòa, dân số trong độ
tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao là nơi có tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, dịch vụ,
công nghiệp, là cửa ngõ giao lưu với thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Địa bàn huy

×