Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tổng quan về ngân hangf thương mại cổ phần sài gòn thương tín.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.19 KB, 18 trang )

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
1.1.1 NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
Tên Ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn
Tên giao dịch đối ngoại : Saigon Commercial Bank
Tên viết tắt : SCB
Địa chỉ trụ sở chính :193 – 203 Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang,
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại : (848) 920 6501
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô) được thành
lập vào năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH – GP, Giấy phép thành
lậpsố: 308/GP – UB, Đăng ký kinh doanh số: 4103001562.
Trải qua 10 năm hoạt động không hiệu quả, đến cuối năm 2002, Ngân hàng
Quế Đô hoạt động trong hiện trạng tài chính thua lỗ trên 20 tỷ chưa có nguồn bù
đắp,bộ máy quản trị điều hành suy sụp hoàn toàn, khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ
quá hạn hơn 20 tỷ không có khả năng thu hồi; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trì
chế độ thanh tra – giám sát thường xuyên và quy định hạn mức huy động chỉ 160 tỷ
đồng, hoạt động kinh doanh nghèo nàn, không có hệ thống quy trình quy chế hoạt
động nghiệp vụ, đội ngũ nhân sự yếu về trình độ chuyên môn…Nhận thức rõ những
khó khăn đó, khi tiếp nhận Ngân hàng, các cổ đông mới đã tin tưởng giao phó cho Hội
đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc tiến hành các biệnpháp cải cách toàn diện để giải
quyết những mâu thuẫn nội tại, kiện toàn bộ máytổ chức, làm cơ sở để tháo gỡ những
khó khăn trong hoạt động. Nhờ đó, Ngân hàng TMCP Quế Đô chính thức được Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên gọi, đi vào hoạt động với thương hiệu mới:
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB kể từ ngày 08/04/2003. Thương hiệu này đã dần
SVTH: PHAN THỊ QUỲNH DAO
3
định hình và ngày càng chiếm đượcsự tin tưởng của người dân và doanh nghiệp khắp
cả nước.
Với quyết tâm đưa Ngân hàng đi lên, từ sự cố gắng phát triển kinh doanh đầy
hiệu quả trong năm 2003 (SCB bắt đầu có lãi từ quý II/2003), SCB đã có những giải


pháp rất thực tế, mang ý nghĩa đột phá, nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của
SCB, củng cố hệ thống quy trình, quy chế chuyên môn nghiệp vụ trong toàn hàng. Kết
thúc năm 2006, SCB được NHNN đánh giá xếp thứ 6 trong hệ thống các NHTM trên
địa bàn TP.HCM. Đến thời điểm 30/09/2007, tổng tài sản của SCB đạt 20.134,7 tỷ
đồng, gấp hơn 1,8 lần so với năm 2006; Tổng nguồn vốn huy động đạt 18.107,6 tỷ
đồng, tăng 8.172,2 tỷ đồng tương ứng 82,2% so với đầu năm; Tổng dư nợ tín dụng -
đầu tư là 17.323 tỷ đồng, tăng 8.533 tỷ đồng tương ứng 97% so với cả năm 2006.
Mạng lưới hoạt động từ 7 điểm năm 2002 tăng lên 32 điểm bao gồm Hội sở, Sở giao
dịch, các chi nhánh và các phòng giao dịch tại khu vực Hà Nội, miền Trung, Tp.HCM,
Miền Tây Nam Bộ.
Trong quá trình hoạt động, SCB đã vinh dự đón nhận các giải thưởng:
* Cúp vàng thương hiệu Việt năm 2005 và 2006
* Cúp vàng thương hiệu Mạnh năm 2006
* Ba Cúp vàng Sản phẩm uy tín chất lượng năm 2006 dành cho 3 sản phẩm:
“Tiết kiệm tích lũy, tặng thêm lãi suất cho khách hàng từ 50 tuổi”; “Tín dụng dành cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ”; “Tín dụng tiêu dùng”.
* Danh hiệu “ Doanh nghiệp Việt Nam uy tín, chất lượng năm 2006”
* Bằng khen do Hiệp hội Ngân hàng trao tặng năm 2005 và 2006
* Kỷ lục Việt Nam là “Ngân hàng TMCP lần đầu tiên phát hành trái phiếu
chuyển đổi năm 2007”
SVTH: PHAN THỊ QUỲNH DAO
4
* “Cúp Cầu Vàng Việt Nam năm 2007” trong ngành Ngân hàng do NHNN VN,
Hiệp hội DN vừa và nhỏ VN, Hiệp hội Bảo hiểm VN và Hiệp hội kinh doanh chứng
khoán VN trao tặng.
Xuất thân từ Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, sau 5 năm
đổi tên thương hiệu và phát triển, từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn –
SCB đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua sự
tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày
càng được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng .

1.1.2 NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN_ PGD ĐIỆN BIÊN PHỦ
Ngày 25/07/2006 Hội Đồng Quản Trị ngân hàng TMCP Sài Gòn đã ký quyết
định số 554/QĐ-SCB-HĐQT.06 thành lập Phòng giao dịch Điện Biên Phủ nằm ở số
261 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh. Theo quyết định này thì Phòng
Giao Dịch Điện Biên Phủ trực thuộc Sở Giao Dịch. Kể từ ngày 01/01/2007 PGD Điện
Biên Phủ sẽ do Chi nhánh Gia Định quản lý. Và ngày 15/01/2007 Hội Đồng Quản Trị
đã ra quyết định giao cho Chi nhánh Tân Định trực tiếp quản lý PGD Điên Biên Phủ
đến nay..
1.2 BỘ MÁY TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1.2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN : HÌNH 1
* DIỄN GIẢI SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
* Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của SCB, quyết
định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và điều lệ SCB quy
định.
* Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh Ngân hàng
để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông.
SVTH: PHAN THỊ QUỲNH DAO
5
* Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan có trách nhiệm
kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch
toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng SCB.
* Ban Tư Vấn: là bộ phận có trách nhiệm tham mưu cho Hộ đồng quản trị
các vấn đề liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh, quản lý và điều hành ngân hàng.
* Ban Thư ký Hội đồng quản trị: là bộ phận thực hiện chức năng thư ký của
Hội đồng quản trị, quản lý cổ đông, cổ phần, cổ phiếu
* Ban Thư ký Ban Điều hành: là bộ phận thực hiện chức năng thư ký của Ban
Điều hành bao gồm: Tổng hợp chương trình, kế hoạch công tác của toàn hệ thống
SCB; Đôn đốc, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch và nhiệm vụ do Ban
Điều hành giao cho các cá nhân, đơn vị; Hỗ trợ, tham mưu tư vấn pháp luật cho Ban

Điều hành.
* Tổng Giám đốc: là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động
của Ngân hàng theo đúng pháp luật Nhà nước, các quy định của ngành, điều lệ, quy
chế, quy định của Ngân hàng, đồng thời là người tham mưu cho Hội đồng quản trị về
mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách.
* Ban điều hành còn bao gồm các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và các
bộ máy chuyên môn nghiệp vụ là những người hỗ trợ Tổng Giám đốc về mặt điều
hành.
* Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối: là người có trách nhiệm điều hành tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ của khối được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về mọi mặt hoạt đông của khối được phân
công phụ trách.
* Phòng tổ chức nhân sự: quản lý hiệu quả chức năng nhân sự nhằm thu hút,
duy trì và phát triển một đội ngũ nhân viên chất lượng cao cho ngân hàng.Phát triển
SVTH: PHAN THỊ QUỲNH DAO
6
nguồn nhân lực và quản lý nhân sự.Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các lĩnh vực
trong công tác lao động tiền lương, công tác đào tạo.
* Phòng Kiểm soát nội bộ: tham mưu cho Tổng Giám Đốc xây dựng và ban
hành các cơ chế-chính sách, các quy chế-quy trình làm cơ sở pháp lý trong quá trình
hoạt động, tham mưu trong công tác quản trị điều hành hoạt động của SCB trong mọi
lúc-mọi nơi đều thông suốt, tuân thủ đúng pháp luật, kiểm soát rủi ro, phát triển an
toàn-hiệu quả.
* Sở giao dịch/Chi nhánh: là đơn vị trực thuộc ngân hàng, có con dấu riêng,
thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ-ngân hàng theo quy định của pháp luật và của
Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
* Phòng Giao dịch: là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng, được phép
thực hiện một phần các nội dung hoạt động của Sở giao dịch/Chi nhánh theo ủy quyền
của Giám đốc Sở Giao dịch/Chi nhánh theo các quy định của pháp luật, của Ngân
hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Hình 1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Sài Gòn
SVTH: PHAN THỊ QUỲNH DAO
7
1.2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA PGD
Hình 2: Cơ cấu tổ chức quản lý của PGD
SVTH: PHAN THỊ QUỲNH DAO
PHĨ
TGĐ
KẾ TĨAN
TRƯỞNG
PHỊNG TỔ
CHỨC NS
PHỊNG KIỂM
SĨAT
SỞ GD, CN
PHỊNG
GIAO DỊCH
8
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐƠNG
BAN KIỂM SỐT
BAN TƯ VẤN BAN THƯ
KÝ HĐQT
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN THƯ KÝ ĐIỀU
HÀNH
Trưởng và phó phòng PGD: có nhiệm vụ tiếp nhận và triển khai kịp thời đầy
đủ những thơng tin, văn bản chế độ đến từng Cán bộ nhân viên trong phòng giao dịch.
Theo dõi, giám sát mọi hoạt động của phòng giao dịch, của nhân viên trực tiếp để kịp

thời xử lý những khó khăn, vướng mắt phát sinh trong phạm vi quyền hạn của mình.
Tổ tín dụng: có chức năng cho vay món nhỏ (khơng q 500 triệu, phục vụ tiêu
dùng, kinh doanh nhỏ) và cầm cố sổ tiết kiệm, kỳ phiếu.
Trong đó đối với các món vay nhỏ, PGD làm nhiệm vụ quan hệ khách hàng và
phân tích tín dụng, lập tờ trình tín dụng và chuyển về Phòng quản lý rủi ro của Chi
nhánh thẩm định. Sau khi được duyệt tái thẩm định, món vay được chuyển về PGD
thực hiện phê duyệt và làm các thủ tục giải ngân, quản lý nợ.
Các món vay trên 500 triệu: PGD làm nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu khách hàng,
giới thiệu sản phẩm cho khách hàng và báo về phòng kinh doanh của Chi nhánh để nơi
đó đến trực tiếp làm việc với khách hàng.
Tổ kế tốn: giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, quảng bá hình ảnh, sản
phẩm SCB đến với khách hàng. Đồng thời thực hiện các giao dịch với khách hàng
như: mở tài khoản, thực hiện nghiệp vụ giao dịch Western Union, các giao dịch
chuyển tiền trong nước, quản lý hạch tốn và theo dõi các tài khoản của khách hàng.
SVTH: PHAN THỊ QUỲNH DAO
Tổ Tín Dụng Tổ Kế Toán Tổ Ngân Quỹ
9
Phó Phòng
Trưởng Phòng

×