Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Nghiên cứu khoa học Nhận thức của người dân ven biển về thu gom và xử lý rác thải (huyện Quảng Xương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 53 trang )

CUỘC THI KHKT DÀNH CHO HỌC SINH TH CẤP TỈNH
Tên đề tài:
NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN
VỀ THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI
(Nghiên cứu tại địa bàn 03 xã Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Vinh
huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa)
Tác giả: Dương Thị Lan Anh - Trần Thị Lan
Giáo viên HD: Lê Trọng Việt
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Xuân
Nguyên
Page 1 of 53
Tóm tắt đề tài
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã
ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý,
răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường, đồng
thời phát triển các công nghệ xử lý rác thải, nhằm giảm thiểu những tác động
đến môi trường. Có hành vi tham gia tích cực trong việc bảo vệ môi trường,
chúng ta sẽ được tận hưởng một môi trường trong sạch và phát triển bền
vững.
Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là mối
quan tâm của toàn xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường; đặc biệt là ô nhiễm môi trường ven biển; Trong đó, rác
thải sinh hoạt chưa được phân loại, thu gom và xử lý thích hợp của người dân
và chính quyền địa phương là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
ô nhiễm môi trường.
Nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dân quan tâm đến vấn đề môi
trường và nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống
hàng ngày. Tuy nhiên, đa số người dân tại ba xã Quảng Hùng, Quảng Đại và
Quảng Vinh chưa thật sự chú ý đến việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt
và việc xử lý rác của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền,
phổ biến và tập huấn cho người dân vẫn chưa được các cơ quan quản lý địa


phương chú trọng.
Cần thiết phải có các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn nhằm nâng
cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc phân loại, thu gom
và xử lý rác thải sinh hoạt từ đó thay đổi hành vi của người dân trong việc
bảo vệ môi trường. Rác thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng mỹ quan của địa
phương. Việc giải quyết rác thải sinh hoạt là một yêu cầu bức thiết, quan
Page 2 of 53
trọng cần sự tham gia của tất cả mọi người, đồng thời cần sự phối hợp của cơ
quan chức năng (sở giao thông công chánh, sở tài nguyên môi trường…).
Page 3 of 53
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường THPT Nguyễn
Xuân Nguyên đã hỗ trợ kinh phí và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhóm
hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Chúng tôi xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn Lê Trọng Việt và các thầy cô đã tận
tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình triển khai và thực hiện đề tài.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn UBND và người dân xã Quảng Hùng,
Quảng Đại, Quảng Vinh đã tích cực hợp tác trong suốt thời gian triển khai các
hoạt động nghiên cứu tại cộng đồng .
Nhóm tác giả cũng chân thành cảm ơn các bạn trong lớp đã nhiệt tình trao
đổi kinh nghiệm và góp ý kiến giúp cho đề tài của nhóm được hoàn thiện hơn.
Nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Page 4 of 53
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
6

1.2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
1.3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
1.4. Mô tả mẫu nghiên cứu
1.5. Mô tả địa bàn nghiên cứu
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.8. Kế hoạch triển khai nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2. Lý thuyết áp dụng
1.3. Khung phân tích và giả thuyết
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng bảo vệ môi trường của người dân
2.1. Thực trạng việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt của người dân
2.2. Thực trạng việc xử lý rác thải sinh hoạt của người dân
Chương 3: Đánh giá nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi
trường
3.1. N
hận thức của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt
Chương 3: Kết luận
PHẦN III: GIẢI PHÁP THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI
Page 5 of 53
1. Công tác tập huấn và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng
2.1. Rác thải sinh hoạt
2.2. Tác hại của xử lý rác thải không hợp vệ sinh
2.3. Phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
2.4. Hướng dẫn thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hộ gia đình

2. Xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải nông thôn hiện nay
Page 6 of 53
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Thực tế cho chúng ta thấy, khí hậu đang ngày càng khắc nghiệt và khó
dự báo hơn, mưa bão, lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm
nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra trên diện
rộng đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của con người.
Một khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại
học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, Việt Nam có
gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu,
phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý. Kết quả
khảo sát tại 40 xã tại khu vực ven Hà Nội cho kết quả 60% số xã bị ô nhiễm
nặng từ các hoạt động sản xuất
i
. Điều này cho thấy, ngoài tình trạng ô nhiễm
môi trường do rác thải từ các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất thì một
vấn đề đáng báo động hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải
sinh hoạt chưa được phân loại, thu gom và xử lý theo đúng quy định. Đây là
một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi
trường ở các khu dân cư, khu đô thị.
Đã đến lúc chúng ta cần phải có sự can thiệp mạnh mẽ nhằm nâng cao
hiểu biết cho người dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn về ý thức và sự
tham gia bảo vệ môi trường. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo
nên vẻ mỹ quan cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con
người.
Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn thực hiện một
nghiên cứu, đánh giá nhận thức và mức độ tham gia của người dân tại ba xã
giáp biển, bao gồm: xã Quảng Hùng, xã Quảng Đại và xã Quảng Vinh thuộc
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, từ kết quả nghiên cứu chúng tôi sẽ đề

xuất một số giải pháp, kế hoạch hành động nhằm nâng cao ý thức, thúc đẩy sự
i Báo cáo kết quả khảo sát về tình trạng ô nhiễm môi trường của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường năm 2013.
Page 7 of 53
thma gia và thay đổi hành vi của người dân trong công cuộc chung tay bảo vệ
môi trường.
1.2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nhận thức của người dân ven biển trong việc phân loại, thu gom và xủ lý
rác thải sinh hoạt
Khách thể nghiên cứu:
Người dân đang sinh sống tại ba xã: Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng
Vinh thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ dừng lại ở việc khảo sát và đánh giá nhận thức của người dân
tại xã Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Vinh trong việc phân loại, thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt.
Qua đó nhóm tác giả muốn chứng minh việc nâng cao nhận thức của
người dân đối với vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải là một điều rất
cần thiết và cấp bách. Xây dựng những giải pháp nhằm cải thiện vấn đề.
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nhóm tác giả chưa thể nghiên
cứu sâu vào nhiều khía cạnh của ô nhiễm môi trường mà chỉ có thể nghiên
cứu một mảng nhỏ. Với mong muốn đề tài này sẽ được mở rộng hơn trong
tương lai.
1.3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
 Đề tài tập trung chủ yếu vào việc đánh giá nhận thức của người dân
trong vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
 Xây dựng mô hình xử lý rác thải phù hợp với điều kiện địa phương,
cung cấp phân bón hữu cơ cho phát triển nông nghiệp tại chỗ.
Page 8 of 53

Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu 1: Đánh giá nhận thức của người dân trong việc phân loại, thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
 Mục tiêu 2: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc phân loại,
thu gom và xử lý rác thải của người dân.
 Mục tiêu 3: Xây dựng chương trình, nội dung giáo dục nhằm nâng cao
nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong việc phân loại, thu gom
và xử lý rác thải sinh hoạt ba xã Quảng Hùng, Quảng Vinh, Quảng Đại.
 Mục tiêu 4: Xây dựng mô hình xử lý rác thải phù hợp với địa phương,
cung cấp phân bón hữu cơ tại chỗ cho việc phát triển nông nghiệp tại
địa phương.
1.4. Mô tả về mẫu
Nguyên tắc chọn mẫu định lượng
Biến số độc lập: Tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo của người trả
lời và thu nhập gia đình.
Biến số phụ thuộc: Những biểu hiện về nhận thức, mức độ tham gia về tình
hình phân loại, thu gom rác trong gia đình của người trả lời thể hiện trong
nội dung nghiên cứu.
Nguyên tắc chọn mẫu định tính : Chọn mẫu phi xác suất theo chỉ tiêu.
Từ đó các mẫu được chọn như sau:
∗ Mẫu chính: 60 hộ gia đình
∗ Mẫu phụ: 15 hộ gia đình
∗ Đề tài khảo sát 03 xã ven biển: Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Vinh
thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Page 9 of 53
∗ Mỗi xã chọn 20 hộ gia đình (trong đó 20 hộ thuộc mẫu chính và 05
hộ thuộc mẫu phụ)
Theo các tiêu chí sau:
∗ Gia đình công nhân viên chức (làm trong các công ty, tổ chức nhà
nước…) 05 hộ

∗ Gia đình trí thức: 05 hộ
∗ Gia đình làm nghề tự do: 05 hộ
∗ Gia đình hưu trí: 05 hộ
∗ Về phỏng vấn sâu: Chọn ngẫu nhiên trong 03 xã:
- 02 cán bộ môi trường;
- 02 nhân viên vệ sinh môi trường (là nhân viên thu gom rác do
xã thuê);
- 06 hộ gia đình trong đó: 02 hộ là công nhân viên chức (trí
thức), 02 hộ làm kinh tế tự do, 02 hộ gia đình công nhân.
- 03 chủ tịch xã.
Như vậy số lượng mẫu được khảo sát trong ba xã Quảng Hùng, Quảng Đại,
Quảng Vinh là 75 mẫu; phỏng vấn sâu: 13 mẫu
Để đánh giá nhận thức, sự tham gia của người dân về việc phân loại, thu gom
và xử lý rác thải sinh hoạt tại 03 xã ven biển, bao gồm: Quảng Hùng, Quảng
Đại, Quảng Vinh thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa Trong đó, tác
giả đề tài chọn ngẫu nhiên 60 hộ gia đình để làm mẫu nghiên cứu, mẫu
nghiên cứu được lựa chọn dựa trên các đặc điểm về nghề nghiệp.
Số liệu trong bảng dưới đây là đặc điểm của mẫu nghiên cứu trong đề tài của
nhóm tác giả:
Bảng 1.1 : Giới tính của người tham gia phỏng vấn
Giới tính N Tỷ lệ
Nam 30 50
Nữ 30 50
Tổng 60 100
Page 10 of 53
Bảng 1.2: Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn
Độ tuổi N Tỷ lệ %
Từ 20- 30 12 20,0
Từ 31 – 40 16 26,7
Từ 41 – 50 19 31,7

Từ 51 – 60 13 21,7
Tổng 60 100.0
Bảng 1.3: Trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn
Trình độ học vấn N Tỷ lệ %
Biết đọc, biết viết 8 13,3
Tiểu học 8 13,3
Trung học cơ sở 15 25,0
Trung học phổ thông 12 20,0
Trung cấp/ cao đẳng 8 13,3
Đại học/ trên đại học 9 15,0
Tổng 60 100.0
Bảng 1.4: Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn
Nghề nghiệp N Tỷ lệ %
Cán bộ, công viên chức nhà nước 19 31,7
Tiểu thủ công nghiệp 2 3,3
Nghề tự do 20 33,3
Đi biển 11 18,3
về hưu, già yếu, không làm việc 8 13,3
Tổng 60 100.0
(Kết quả điều tra của nhóm tác giả , thực hiện tháng 10/2014)
1.5. Mô tả địa bàn nghiên cứu
- Xã Quảng Hùng
Xã Quảng Hùng nằm ở phía đông của huyện Quảng Xương, ven Vịnh Bắc
Bộ với chiều dài 1,26 km bờ biển.
Page 11 of 53
∗ Phía đông giáp xã Quảng Vinh và biển Đông.
∗ Phía nam giáp xã Quảng Đại.
∗ Phía tây giáp các xã Quảng Đại và Quảng Giao.
∗ Phía bắc giáp xã Quảng Minh.
∗ Diện tích: 3,9 km2

∗ Dân số: 5.277 người
Xã Quảng Hùng gồm các làng:
Làng Bến: thời Trần là làng Kênh; đầu thế kỉ 19 là thôn Bến thuộc xã
Chàng Xá, tổng Thủ Hộ; thời Minh Mạng đổi thành thôn Trường Tân, xã
Lương Xá; thời Đồng Khánh (cuối thế kỉ 19) đổi tổng Thủ Hộ thành tổng Thủ
Chính. Từ năm 1954, gồm bốn xóm là Tân Tiến, Tân Hưng, Tân Đức và Tân
Thọ; từ năm 1960 lập thành các xóm: Hùng Tiến, Hùng Hưng và Hùng Đức.
Làng Thủ Phú: đầu thế kỉ 19 là xã Phú Xá thuộc tổng Thủ Hộ. Đầu thế kỉ
20 tách một phần lãnh thổ để lập các thôn Yên Nam và Hải Nhuận (nay thuộc
xã Quảng Hải), phần còn lại đổi thành thôn Thủ Phú. Từ năm 1954, các xóm
thuộc làng Thủ Phú được chia về hai xã là Quảng Đại và Quảng Hùng, trong
đó phần thuộc về Quảng Hùng gọi là làng Trường Thái, gồm các xóm: Thái
Học, Thái Nguyên, Thái Sơn, Thái Bình, Thái Hòa và Thái Thịnh; từ năm 1960
lập thành các xóm: Hùng Học, Hùng Nguyên và Hùng Sơn.
Làng Nang: Từ năm 1954, gồm các xóm: Tân Khang, Tân Phúc, Tân Bắc,
Tân Nam, Tân Hùng và Tân Thắng; từ năm 1960 lập thành các xóm: Hùng
Khang, Hùng Phúc, Giang Bắc và Giang Nam.
Page 12 of 53
- Xã Quảng Vinh
Xã Quảng Vinh nằm ở phía đông bắc của huyện Quảng Xương, ven Vịnh Bắc
Bộ với chiều dài 3 km bờ biển.
∗ Phía đông giáp phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn và biển Đông.
∗ Phía nam giáp biển Đông.
∗ Phía tây giáp các xã Quảng Hùng, Quảng Minh, huyện Quảng Xương và
xã Quảng Cát, thành phố Thanh Hóa.
∗ Phía bắc giáp các xã Quảng Thọ và Quảng Châu, huyện Quảng Xương.
∗ Diện tích: 4,7 km2
∗ Dân số: 8.301 người
Xã Quảng Vinh gồm các làng:
Làng Trường Lệ: trước là Kẻ Trường rồi đổi thành Trường La; đầu thế kỉ

19 là xã Trường Lộc, tổng Giặc Thượng; cuối thế kỉ 19 là xã Trường Lệ, tổng
Cung Thượng; năm 1964 là hợp tác xã Thanh Minh, gồm 6 xóm là Quang,
Minh, Thanh, Hùng, Hải và Sơn; năm 1981 xóm Sơn chuyển về thị xã Sầm Sơn
mới thành lập.
Làng Du Vịnh: thành lập từ thời Lý-Trần, đến thời Hồng Đức (thế kỉ 15)
là sở Du Vịnh; đầu thế kỉ 19 là xã Du Vịnh (gồm thôn Du Vịnh của người Kinh
và sở Du Vịnh là cư dânhọ Dư, gốc Chiêm Thành), tổng Giặc Thượng; cuối thế
kỉ 19 là xã Du Vịnh, tổng Cung Thượng; năm 1964 sáp nhập với làng Nho
Quan thành hợp tác xã Thống Nhất.
Làng Nho Quan: trước là làng Văn; giữa thế kỉ18 là làng Nho Quan; năm
1963 là hợp tác xã Đông Bắc; năm 1964 thuộc hợp tác xã Thống Nhất.
Hiện nay xã Quảng Vinh gồm có 15 thôn.
- Xã Quảng Đại
Xã Quảng Đại nằm ở phía đông của huyện Quảng Xương, ven Vịnh Bắc
Bộ với chiều dài 0,5 km bờ biển.
∗ Phía đông giáp xã Quảng Hùng và biển Đông.
Page 13 of 53
∗ Phía nam giáp xã Quảng Hải.
∗ Phía tây giáp các xã Quảng Hải và Quảng Giao.
∗ Phía bắc giáp các xã Quảng Giao và Quảng Hùng.
∗ Diện tích: 2,4 km2
∗ Dân số: 5.587 người
Xã Quảng Đại gồm các làng:
Làng Mỹ Lâm: đầu thế kỉ 19 là thôn Mả thuộc xã Chàng Xá, tổng Thủ Hộ;
thời Minh Mạng đổi thành thôn Mỹ Lâm, xã Lương Xá; thời Đồng Khánh (cuối
thế kỉ 19) đổi tổng Thủ Hộ thành tổng Thủ Chính. Cả làng có một xóm.
Làng Thủ Phú: đầu thế kỉ 19 là xã Phú Xá thuộc tổng Thủ Hộ. Đầu thế kỉ
20 tách một phần lãnh thổ để lập các thôn Yên Nam và Hải Nhuận (nay thuộc
xã Quảng Hải), phần còn lại đổi thành thôn Thủ Phú. Từ năm 1954, các xóm
thuộc làng Thủ Phú được chia về hai xã là Quảng Hùng và Quảng Đại, trong

đó phần lớn thuộc về Quảng Đại, nay là các thôn 7, 8, 9.
Làng Nghiêm: đầu thế kỉ 19 là thôn Uy thuộc xã Chàng Xá, tổng Thủ Hộ;
thời Minh Mạng đổi xã Chàng Xá thành xã Lương Xá. Từ năm 1946 thuộc xã
Tây Hồ, năm 1948 thuộc xã Quảng Hải. Năm 1954, các xóm thuộc làng
Nghiêm được chia về ba xã Quảng Nhân, Quảng Đại và Quảng Giao, trong đó
xóm Nghiêm Kênh và Nghiêm Phùng thuộc về Quảng Đại.
Làng Bùi: đầu thế kỉ 19 là thôn Bùi thuộc xã Chàng Xá, tổng Thủ Hộ. Đầu
thế kỉ 20 gồm có năm xóm là Sau, Trước, Giữa, Mả và Chợ. Từ năm 1946 thuộc
xã Tây Hồ, năm 1948 thuộc xã Quảng Hải. Năm 1954, các xóm thuộc làng Bùi
được chia về hai xã là Quảng Đại và Quảng Giao, trong đó các xóm Bùi Huệ,
Bùi Hòa và Bùi Đông thuộc về Quảng Đại, nay tương ứng là các thôn 1, 3, 5.
Page 14 of 53
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xã hội học, cụ thể là: Phương pháp nghiên cứu
định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Đây là phương pháp sử dụng bảng
câu hỏi dưới dạng viết và các câu trả lời tương ứng.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 với 2 loại câu hỏi là câu hỏi mở
và câu hỏi đóng thể hiện qua hai dạng bảng chủ yếu là bảng mô tả và bảng
kết hợp
Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu định tính là phương
pháp phỏng vấn sâu, phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi mang tính chất
gợi mở. Nhấn vào mức độ tham gia và thực trạng của việc phân loại, thu gom
và xử lý rác thải sinh hoạt, bối cảnh nghiên cứu cho thấy được đặc trưng của
cộng đồng mà nhóm nghiên cứu quan tâm.
Nhóm tiến hành phỏng vấn một số đối tượng là cán bộ và người dân
trong 03 xã nhằm tìm hiểu về thực trạng phân loại, thu gom và xử lý rác của
người dân.

Phương pháp phỏng vấn sâu được kết hợp với phương pháp điều tra
bằng bảng hỏi trong nghiên cứu định lượng để bổ sung và lý giải cho những
con số mà phương pháp điều tra bằng bảng hỏi thu thập được, từ đó thấy
được thực trạng xử lý và phân loại rác thải sinh hoạt để đưa ra những đề xuất
phù hợp.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Page 15 of 53
Nghiên cứu và phân tích các tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài. Dữ liệu
thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau: Các báo cáo về rác thải của ba
xã, những bài báo viết về tình hình rác thải của địa phương.
Phương pháp quan sát
Quan sát địa bàn ba xã nhằm tìm hiểu về mức độ tham gia phân loại, thu
gom và xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình.
1.7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lí luận
Việc nghiên cứu “Nhận thức của người dân ven biển về bảo vệ môi
trường trong việc thu gom và xử lý rác thải”. Trường hợp nghiên cứu ba xã
Quảng Vinh, Quảng Đại và Quảng Hùng, trong bối cảnh kinh tế cũng như xã
hội ngày càng phát triển, mong muốn của nhóm sinh viên thực hiện:
Học được phương pháp nghiên cứu, cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
theo cách hiểu. Thông qua những khía cạnh nghiên cứu việc thực hiện đề tài
nhằm thu thập những thông tin định tính và định lượng về nhận thức và thái
độ của người dân trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
Đóng góp một phần nào đó cho hệ thống lí luận và phương pháp luận về nhận
thức, mức độ tham gia trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác của người
dân đối với môi trường.
Qua các số liệu thu thập từ cuộc khảo sát thực tế của nhóm tác giả thông
qua việc sử dụng các công cụ như: Bảng hỏi, phỏng vấn sâu…Thông qua việc
xử lý và phân tích dựa trên số liệu thu thập được cho thấy thực trạng việc xử
lý, thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt của người dân hiện nay. Từ đó phát

huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của người dân trong
việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Cho thấy được ý thức cộng
Page 16 of 53
đồng của người dân hiện nay qua nhận thức và mức độ tham gia của người
dân về việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu đề tài là một cơ hội để nhóm tác giả được thực tập và
hiểu rõ hơn về phương pháp nghiên cứu xã hội học. Đề tài này cho thấy rõ
thái độ, nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường thông qua
việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải. Cung cấp những thông tin và giải
pháp nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi
trường.
Đề tài mang tính chất đánh giá nhận thức và mức độ tham gia của người
dân về vấn đề bảo vệ môi trường thông qua việc phân loại, thu gom rác thải
sinh hoạt hàng ngày và qua công tác xử lý rác thải sinh hoạt.
Qua đề tài nhóm tác giả cũng đề ra những biện pháp giúp địa phương
tham khảo trong việc quản lý và hướng dẫn người dân trong việc phân loại,
thu gom và xử lý rác thải. Và điều quan trọng nhất là thông qua đề tài này
nhóm tác giả có thêm được nhiều kinh nghiệm cho mình để phục vụ cho các
cuộc nghiên cứu sau.
Qua đó cũng đề xuất một số khuyến nghị để địa phương tạo điều kiện và
cung cấp một số kiến thức về môi trường giúp cho người dân nâng cao nhận
thức, có trách nhiệm với môi trường qua những hành động cụ thể. Đặc biệt
nhóm tác giả muốn xây dựng một mô hình và xử lý rác thải hiệu quả, tận
dụng nguồn tài nguyên này cho phát triển nông nghiệp.
Page 17 of 53
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Lĩnh vực môi trường

Trong những năm vừa qua, môi trường luôn là vấn đề được nhiều cá
nhân, tổ chức quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu; nhiều cuộc hội thảo và nhiều
công trình khoa học được công bố. Cho đến thời điểm này có thể kể một số
công trình sau:
Tác giả Nguyễn Thị Phương, Khoa Phụ nữ học đại học mở TPHCM.khoá 3
năm 1994-1998, trong đề tài “Môi trường TP Quy Nhơn và các hoạt động bảo
vệ môi trường của phụ nữ Quy Nhơn”
Các vấn đề môi trường (báo cáo khoa học tại hội thảo các vấn đề môi
trường năm 1982)
Tác giả Lê Văn Khoa trong tác phẩm “Môi Trường và Ô Nhiễm”, Nhà xuất
bản giáo dục, năm 1995.
Tác phẩm “Ô nhiễm môi trường - sự cảnh báo”, Nhà xuất bản phụ nữ.
Tác giả Hoàng Hưng và tác giả Nguyễn Thị Kim Loan trong tác phẩm
“Con người Môi trường”, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí
Minh.
1.1.2. Lĩnh vực thu gom và xử lý rác thải
Tác giả Bàng Anh Tuấn trong đề tài “Sự tham gia của lực lượng thu gom
rác dân lập và hệ thống quản lí rác thải ở Tp.HCM”, năm 2002. Bằng phương
pháp phương pháp quan sát, nghiên cứu tư liệu, báo cáo, phân tích tổng hợp.
Nghiên cứu này đã tập trung vào các điểm chính sau: Những thuận lợi và khó
khăn của hệ thống thu gom rác dân lập, quá trình tổ chức thu gom rác dân
lập tại một số quận, phường ở Tp.HCM, cải thiện điều kiện việc làm và sức
Page 18 of 53
khoẻ của lực lượng thu gom rác dân lập. Xử lý thành phần hữu cơ của rác
sinh hoạt theo hướng sản xuất phân loại.
Tác giả Tăng Thị Chính trong đề tài “Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt
nông thôn tại Hà Tây”, Viện công nghệ môi trường, Viện KH&CN Việt Nam.
Trong đề tài, tác giả đề xuất mô hình xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Kim
Chung, tỉnh Hà Tây, bằng phương pháp đồng tham gia, tác giả kết hợp với
chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động cho người dân từ khâu phân

loại, bỏ rác vào thùng đến thói quen đổ rác như ở các thành phố và đóng góp
kinh phí xây dựng trạm xử lý rác cho nông thôn theo quy trình công nghệ của
các nhà khoa học Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.
Tác giả Vũ Thế Long trong bài viết “ Về tập quán xử lý rác thải sinh hoạt
người Việt”, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, trên trang
PCDA.ORG.VN, cho rằng tại xã hội nông thôn truyền thống rác thải sinh hoạt
được người dân xử lý bằng cách tận dụng tối đa vào sinh hoạt hằng ngày, cụ
thể như: Thức ăn thừa thì cho gia súc gia cầm, rác thực vật ủ phân bón cho
cây, chai lọ, vỏ đồ hộp như lon sữa bò tận dụng làm đồ đong, gáo múc…Người
Việt vốn có một tập quán xử lý rác hợp lý, tiết kiệm giữ môi trường sạch sẽ,
phân loại và tìm cách tái sử dụng rác một cách hợp lý. Cùng với sự phát triển
kinh tế và quá trình đô thị hóa nhanh, nảy sinh ra những mâu thuẫn cần giải
quyết giữa lối sống nông nghiệp chuyển sang lối sống công nghiệp, giữa lối
sống trong môi trường thành thị và lối sống trong môi trường nông thôn. Việc
thu gom rác hợp lý và sự tự giác tham gia của cộng đồng trong các khâu thải
rác và thu gom rác là những vấn đề cần đặt ra cho tất cả mọi hệ thống xã hội
ở mọi nơi trong cả nước.
Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đã tìm được một đề tài nghiên cứu một cách
khá cụ thể về nhận thức của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường:
Page 19 of 53
TS. Nguyễn Văn Đúng trong đề tài “ Giải pháp nâng cao nhận thức cộng
đồng trong việc bảo vệ môi trường”, liên hiệp các khoa học và kỹ thuật tỉnh
Đồng Tháp. Tham luận tại “Hội nghị thông báo kết quả nghiên cứu Khoa học
Xã hội Nam Bộ 2008”. Đề tài đưa ra tình trạng ô nhiễm môi trường do khâu
xử lý rác thải chưa hợp lý của cơ quan phụ trách. Hầu hết rác được thu gom
về đều được mang ra các bãi rác lộ thiên, không được quy hoạch thiết kế hợp
vệ sinh gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Tác
giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp nghiên cứu tổng
hợp, liên ngành; Phỏng vấn theo phiếu khảo sát đã soạn sẵn, với số lượng
mẫu 3050 phiếu tại phường 1 và 2 thành phố Cao Lãnh và xử lý thông tin

bằng phần mềm Microsoft Excel, tác giả đã đưa ra những kết quả định lượng
nhằm đánh giá sự quan tâm của người dân Tp.Cao Lãnh đối với vấn đề môi
trường, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi
trường của người dân nơi đây.
Nhìn chung, các đề tài trên đã đi sâu vào nghiên cứu, tập trung vào các
hoạt động, chính sách liên quan đến lực lượng thu gom, phân loại rác thải
sinh hoạt, đồng thời đã phần nào đề cập đến nhận thức của người dân trong
việc phân loại thu gom và xử lý rác thải hàng ngày. Tuy nhiên các đề tài trên
chỉ đi sâu vào nghiên cứu về lực lượng thu gom rác, các chính sách thể chế
hoá hay môi trường xanh đô thị nên đóng góp của các đề tài về nghiên cứu
nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường chỉ ở mức
độ tổng quát và sơ bộ.
Như vậy trong nghiên cứu này nhóm tác giả sẽ kế thừa những thành quả
khoa học từ các cuộc nghiên cứu trước; Đồng thời trong nghiên cứu sẽ cố
gắng đi sâu vào thực trạng thái độ, nhận thức và hành vi của người dân về ô
nhiễm môi trường hiện nay với các phương pháp và cách tiếp cận lý thuyết
khác hơn
1.2. Lý thuyết áp dụng
Page 20 of 53
Hoàn cảnh
Nhu cầu
Động cơ
Chủ thể
Phương ện chủ thể
Mục đích
Đề tài nghiên cứu áp dụng 3 lý thuyết: Lý thuyết hành động xã hội; Lý thuyết
lối sống và lý thuyết kiểm soát xã hội.
1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội
Hành động xã hội mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định. Trong
hành ộng xã hội bao giờ cũng phải có sự tham gia của ý thức. Theo M.Werber

đó là ý nghĩa chủ quan và sự định hướng mục đích.
Khởi điểm của hành động xã hội là nhu cầu và lợi ích cá nhân, đó là
những động cơ thúc đẩy hành động hay nói cách khác mọi người hành động
đều có mục đích. Sự tác động của môi trường, hoàn cảnh tới hành động tùy
theo hoàn cảnh hoạt động mà các chủ thể hành động sẽ lựa chọn phương án
tối ưu nhất đối với mình.
Sơ đồ thể hiện:

Lý thuyết này cho rằng ở xã hội phát triển, hành động của con người sẽ
tuân theo hành động hợp lý về giá trị và hợp lý về mục đích, thay vì hành động
theo truyền thống hay theo cảm xúc.
Lý thuyết hành động xã hội thể hiện, một người dân bỏ rác ra khỏi nhà
mình mà không quan tâm bỏ có đúng nơi quy định hay không với những suy
Page 21 of 53
nghĩ chỉ cần trong nhà sạch sẽ và không có rác là được nhưng gia đình họ vẫn
có thể bị ô nhiễm bởi mùi hôi thối từ rác thải họ bỏ không đúng nơi quy định
bay vào nhà và làm cho gia đình họ cũng phải chịu ô nhiễm. Hay đó là một
hành động tuân theo khi thấy mọi người xung quanh ai cũng vứt rác bừa bãi,
không đúng nơi quy định hay không bao giờ phân loại rác thì họ không bao
giờ tự mình thực hiện mà làm theo đám đông.
Qua lý thuyết hành động xã hội cho ta biết được để giảm bớt những hậu
quả không chủ định thì cần tăng cường hiểu biết về bản thân đồng thời cần
phải biết chú ý hơn về hoàn cảnh, điều kiện, môi trường hành động, chỉ có như
vậy chúng ta mối giảm bớt được tính duy ý chí trong hành động người dân
nhờ đó sẽ tăng cường sự phù hợp giữa chủ thể hoan cảnh và hoàn cảnh và
hoàn cảnh trên thực tế.
1.2.2. Lý thuyết lối sống
Lối sống là một khái niệm có tính đồng bộ và tổng hợp. Nó gồm quan hệ
kinh tế, xã hội, tư tưởng, tâm lý, đạo đức, văn hóa và quan hệ khác, đặc trưng
sinh học của họ trong những điều kiện của một hình thái kinh tế xã hội nhất

định (theo PGS. Lê Như Hoa)
Lối sống được qui định bởi các điều kiện khách quan và chủ quan.
Điều kiện khách quan: Điều kiện kinh tế xã hội, chính trị xã hội, tư tưởng
và văn hóa, điều kiện về nhân khẩu, điều kiện về sinh thái.
Lối sống là phương thức hoạt động của con người bao gồm: Nếp sống,
thói quen, phong tục, tập quán, cách sống, cách làm, cách ăn, cách mặc, cách
ở, cách sinh hoạt
Điều kiện chủ quan: Điều kiện tâm lý xã hội, tình trạng chung của ý thức
con người, thái độ của họ đối với môi trường xung quanh trực tiếp.
Page 22 of 53
NHẬN THỨC RÁC THẢI
NHẬN THỨC RÁC THẢI
HÀNH VI
Phân loại rác thải
Tác hại rác thải
Thu gom rác thải
Xử lý rác thải
Hoạt động sống của con người là tổng thể các khối cơ bản: Lao động,
sinh hoạt, văn hóa xã hội, chính trị xã hội. Khi xem xét một mảng trong tổng
thể các khối cơ bản thì không thể bỏ qua các khối khác. Bởi vì, giữa các khối
có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng chịu sự tác động qua lại lẫn nhau,
bổ sung và hoàn thiện cho nhau.
Khi tìm hiểu các hoạt động về vệ sinh môi trường trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài, thì cần xem xét các hoạt động sống khác có liên quan. Đồng
thời, phân tích các điều kiện khách quan, chủ quan để thấy được vì sao người
dân có nhận thức, thái độ và hành vi như vậy trong việc phân loại, thu gom và
xử lý rác thải sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường.
1.2.3 Lý thuyết kiểm soát xã hội
Kiểm soát xã hội có thể là sự bố trí chuẩn mực, các giá trị cùng những
chế tài ép buộc việc thực hiện chúng. Sự kiểm soát sẽ quy định hành vi của cá

nhân, các nhóm vào các chuẩn mực đã được xã hội thừa nhận là đúng, cần
phải làm theo để đảm bảo xã hội luôn phát triển và bền vững.
Áp dụng lý thuyết này thể hiện việc áp dụng các hệ thống chính sách của
nhà nước cho người dân về vấn đề phân loại, thu gom và xử lý rác thải nhằm
đảm bảo vệ sinh môi trường. Bằng sự thuyết phục và áp dụng các chế tài như
mức hình phạt về hành chính để nâng cao nhận thức của người dân và đẩy
những hành động lệch lạc vào khuôn mẫu, đồng thời giúp xem xét việc thực
hiện chính sách của nhà nước đã hợp lý và hiệu quả chưa để góp phần bổ
sung chính sách .
1.3. Khung phân tích và giả thuyết
1.4.1. Mô hình khung phân tích
Page 23 of 53
1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng nhận thức về rác thải sinh hoạt của nhân dân tại
ba xã nghiên cứu ở mức độ nào?
- Rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý như thế nào?
- Giải pháp nào nhằm hạn chế và giải quyết hiện trạng
1.4.3. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhận thức của người dân về việc phân loại, thu gom và xử lý
rác thải của người dân còn nhiều hạn chế.
- Hiện trạng rác thải sinh hoạt chưa được phân loại và giải
quyết triệt để.
- Công tác quản lý chưa tốt, tuyên truyền về vệ sinh môi trường
tại địa phương chưa hiệu quả dẫn đến lượng rác thải chưa
được thu gom, phân loại và xử lý hiệu quả.
- Lượng rác thải không được thu gom sẽ nhiều hơn, gây ô
nhiễm môi trường hơn nếu không có sự can thiệp và giải
quyết kịp thời.
Page 24 of 53
Chương 2: Thực trạng việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh

hoạt của người dân
2.3. Thực trạng việc thu gom rác thải sinh hoạt của người dân
Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn mang lại lợi ích rất lớn giúp
cho việc thu gom dễ hơn, tái sử dụng và tái chế lại những loại rác có thể sử
dụng được. Phân loại rác thải tại nguồn sẽ tiết kiệm được ngân sách trong
việc thu gom, xử lý, giảm diện tích bãi rác đồng thời giảm ô nhiễm môi trường
không khí, môi trường đất và nước ngầm, việc làm phân bón hữu cơ sẽ hiệu
quả hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên, chi phí khai thác nhiên liệu. Ngoài ra
phân loại rác tại nguồn giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm
môi trường do rác thải sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường sống.
Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng
đồng trong việc bảo vệ môi trường. Để công tác phân loại này đạt được hiệu
quả như mong đợi, các ngành các cấp phải triệt để thực hiện công tác tuyên
truyền hướng dẫn cho cộng đồng. Lâu dần, mỗi người dân sẽ hiểu được tầm
quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cũng như tác động của
nó đối với môi trường sống.
Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn
mang lại chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường
sống.
Kết quả khảo sát về thực trạng phân loại rác thải sinh hoạt của người
dân cho thấy, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ quan
tâm trong cộng đồng có khác nhau theo tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và
trình độ học vấn.
Page 25 of 53

×