Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong việc học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.35 KB, 16 trang )


Ñeà taøi SKKN : 2006 -2007
MỤC LỤC
Nội dung đề tài Trang

L i c m nờ ả ơ 2
A. PH N M UẦ Ở ĐẦ 3
I. LÝ DO CH N TÀI :Ọ ĐỀ 3
II . M C ÍCH NGHIÊN C U : Ụ Đ Ứ 4
III. I T NG VÀ KHÁCH TH NGHIÊN C U :ĐỐ ƯỢ Ể Ứ 4
1. i t ng nghiên c u:Đố ượ ứ 4
2. Khách th nghiên c u:ể ứ 4
IV. NHI M V NGHIÊN C U :Ệ Ụ Ứ 4
V. PH M VI NGHIÊN C U :Ạ Ứ 4
VI. PH NG PHÁP NGHIÊN C U:ƯƠ Ứ 4
B. PH N N I DUNGẦ Ộ 6
I. C S LÝ LU N:Ơ Ở Ậ 6
1. C s lý lu n gi ng d y k thu t đ ng tác:ơ ở ậ ả ạ ĩ ậ ộ 6
2. C s lý lu n k thu t nh y cao ki u “B c qua”:ơ ở ậ ĩ ậ ả ể ướ 7
II. TH C TR NG H C SINH KHI H C K THU T NH Y CAO KI U Ự Ạ Ọ Ọ Ỹ Ậ Ả Ể
“B C QUA”:ƯỚ 9
III. KINH NGHI M V N D NG TÀI VÀO TH C TI N: Ệ Ậ Ụ ĐỀ Ự Ễ 11
C. BÀI H C KINH NGHI M VÀ K T QU T CỌ Ệ Ế Ả ĐẠ ĐƯỢ 14
I. K T QU T C :Ế Ả ĐẠ ĐƯỢ 14
II. BÀI H C KINH NGHI M :Ọ Ệ 14
Trong th i gian th c hi n đ tài t i tr ng THCS Chu V n An, tôi đã rút ra ờ ự ệ ề ạ ườ ă
đ c m t s kinh nghi m nh sau:ượ ộ ố ệ ư 14
D. K T LU N CHUNG:Ế Ậ 15
E. TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 16



Trang 1

Ñeà taøi SKKN : 2006 -2007
Lời cảm ơn
Để hoàn thành đề tài này một cách thuận lợi tôi được sự giúp đỡ của Ban
Giám Hiệu nhà trường, các đồng nghiệp và các em học sinh lớp 8.Do vậy tôi
xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và các
em học sinh. Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã cung cấp tài liệu
cho tôi tham khảo để hoàn thành đề tài này một cách thuận lợi nhất.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm của bản thân nên việc thực hiện đề tài
này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành của đồng
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Người thực hiện đề tài
Nguyễn Dũng



Trang 2

Ñeà taøi SKKN : 2006 -2007
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển rất mạnh mẽ về mọi mặt :
kinh tế, chính trị, xã hội … thì Thể dục, thể thao là một mảng không thể thiếu
được của đời sống con người hiện đại. Luyện tập Thể dục, thể thao thường
xuyên nhằm nâng cao sức khỏe, thể chất phát triển, thân thể cường tráng, cải
thiện giống nòi con người Việt Nam. Giúp chúng ta có lối sống lành mạnh tránh
xa vào các tệ nạn xã hội, từ đó học tập và lao động đạt kết quả cao . Mặc khác
Thể dục, thể thao có ý nghĩa về mặt chính trị hết sức sâu sắc làm cho các dân

tộc quốc gia trên thế giới đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển .
Nước ta sau cách mạng tháng tám thành công giành được chính quyền
tiến lên xã hội chủ nghĩa. Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng phát triển phong
trào thể thao rộng khắp để củng cố và tăng cường sức khỏe cho nhân dân. Báo
cáo ban chấp hành trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thư VI có
nêu : “ … con người là vốn quí nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và bồi
dưỡng sức khỏe cho con người là nghĩa vụ và mục tiêu cao quí của ngành y tế
và Thể dục, thể thao…”
Những năm gần đây Thể dục, thể thao nước nhà đã đạt được những thành
tích đáng khích lệ. Đặc biệt là thể thao thành tích cao như các môn Điền kinh,
võ, cờ vua, thể hình, bơi lội và gần đây nhất là môn cầu mây … nâng cao vị thế
thể thao Việt Nam trên đấu trường khu vực, Châu Lục và thế giới. Rất nhiều
vận động viên được tuyển chọn đào tạo để trở thành những tài năng thể thao từ
các hội khỏe phù đổng toàn quốc như : Duy Bằng ( nhảy cao ) Nguyễn Thị Tĩnh
( điền kinh ) , Nguyễn Ngọc Trường Sơn ( cờ vua ) …
Thể thao học đường được xem là tiền đề cho thể thao thành tích cao, là
nơi đầu tiên để những tài năng thể thao tỏa sáng.
Chính vì tầm quan trọng của giáo dục thể chất trường học, vừa qua UB
TDTT đã cùng với Bộ GD-ĐT vừa thống nhất ban hành thông tư liên tịch
hướng dẫn chỉ đạo công tác Thể dục, thể thao trường học 2006- 2010, nhằm đẩy
mạnh hơn nữa công tác Thể dục, thể thao trường học .
Trong hệ thống giáo dục thể chất trường học thì Điền kinh là môn thể
thao chủ yếu xuyên suốt mọi cấp học, bậc học. Bởi nó giữ vai trò quan trọng và
cơ bản làm nền tảng cho hầu hết các môn thể thao .
Với các môn như chạy, nhảy, ném, đẩy nhằm giúp cho học sinh, sinh
viên phát triển các tố chất vận động sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự mềm dẻo
khéo léo. Nhằm phát triển toàn diện thể chất , trí tuệ của học sinh. Góp phần
đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra .
Là một người thầy , là một huấn luyện viên thể thao làm công tác giáo
dục thể chất ở bậc trung học cơ sở. Trong quá trình giảng dạy các môn thể thao

trong chương trình thể dục chính khóa. Tôi nhận thấy môn nhảy cao kiểu


Trang 3

Ñeà taøi SKKN : 2006 -2007
“Bước qua” là một môn học rất khó ở lứa tuổi trung học cơ sở. Học sinh
thường mất tự tin sợ sệt dẫn đến những sai lầm mắc phải ảnh hưởng đến thành
tích của môn học. Để nâng cao thành tích môn học nhảy cao, tôi mạnh dạn tìm
hiểu đề tài : Một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường mắc trong
việc học kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” cho học sinh lớp 8 THCS.
II . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề này với mục đích tìm hiểu những
sai lầm thường mắc trong quá trình học kĩ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” từ
đó đề xuất một số biện pháp khắc phục những sai lầm đó cho học sinh lớp 8
.Trường trung học cơ sở Chu văn An nhằm nâng cao chất lượng học tập và
giảng dạy.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU :
1. Đối tượng nghiên cứu:
Tìm hiểu một số sai lầm thường mắc và đề xuất một số biện pháp khắc
phục những sai lầm đó trong quá trình học nhảy cao kiểu “ Bước qua” học sinh
lớp 8 THCS.
2. Khách thể nghiên cứu:
Môn thể dục lớp 8 trường trung học cơ sở Chu Văn An Đak Pơ, Gia Lai.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
- Tìm hiểu những sai lầm thường mắc trong học ki thuật nhảy cao kiểu “Bước
qua” .
- Đề xuất một số biện pháp khắc phục những sai lầm đó trong khi học nhảy cao
kiểu “ Bước qua”.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

Do thời gian có hạn nên đề tài này được vận dụng ở lớp 8 trường trung
học cơ sở Chu Văn An.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để giải quyết hai nhiệm vụ trên trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng
những phương pháp sau :
1. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm:
Để đảm bảo cho đề tài mang tính khoa học và thực tiễn , tôi đã sử dụng
phiếu hỏi để phỏng vấn các thầy cô bộ môn thể dục trong và ngoài huyện để
cho thấy những sai lầm mà học sinh mắc phải và ý kiến đề xuất khắc phục
những sai lầm đó .
2. Phương pháp khảo sát sư phạm:
Cùng với phiếu phỏng vấn , tôi đã khảo sát sư phạm các giờ lên lớp của
các em học sinh lớp 8A trườngTHCS Chu Văn An. Trên cơ sở đó tìm ra những
nguyên nhân sai lầm và đề xuất một số biện pháp khắc phục .


Trang 4

Ñeà taøi SKKN : 2006 -2007
3. Phương pháp toán học thống kê:
Để giải quyết các nhiệm vụ một cách chính xác và hoàn thiện tôi đã sử
dụng phương pháp toán học thống kê để sử lý các số liệu .



Trang 5

Ñeà taøi SKKN : 2006 -2007
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

1. Cơ sở lý luận giảng dạy kĩ thuật động tác:
Trong hoạt động Thể dục, thể thao nói chung và môn nhảy cao nói riêng,
việc thực hiện kĩ thuật động tác là một nhân tố quan trọng. Nếu biết phối hợp
chính xác, nhịp nhàng các yếu tố cấu thành động tác sẽ đem lại kết quả cao
trong quá trình tập luyện và thi đấu . Do đó , một bộ phận chính của huấn luyện
kĩ thuật thể thao phải hướng vào sự lãnh hội, nắm vững các kĩ thuật mà phần
nào sử dụng thành thạo trong hoạt động cho người học .
Quá trình này được tiến hành dựa trên những nguyên tắc giáo dục, giáo
dưỡng thể chất. Cho dù một hoạt động đơn giãn hay phức tạp nào của người
dạy và người học được diễn ra trong quá trình giảng dạy đều phải tuân thủ
nguyên tắc hình thành kĩ năng, kĩ xão vận động. Từ đơn giản đến phức tạp, từ
dễ đến khó, từ trực quan đến tư duy và từ cơ bản đến nâng cao. Từ đó giúp
người học chuyển từ việc nắm vững chắc có hệ thống sang thực hiện động tác
kĩ thuật một cách toàn vẹn và thành thạo .
Quá trình dạy học kĩ thuật động tác được chia làm 3 giai đoạn, tương ứng
với 3 giai đoạn quá trình hình thành kĩ năng kĩ xảo vận động đó là :
* Giai đoạn học ban đầu :
Ở giai đoạn này giáo viên, huấn luyện viên phải giúp người học nắm
vững nguyên lý kĩ thuật và năng lực cần thiết thực hiện động tác, hạn chế sự
chuyển đổi xấu của kĩ thuật, động tác trước đó .Trong giai đoạn này hưng phấn
thần kinh của người học bị lan tỏa và dễ khuếch tán sang vùng thần kinh khác,
phản ứng trả lời còn chưa được chọn lọc nhiều nhóm cơ thừa bị lôi cuốn vào
hoạt động và cơ thể chưa phân biệt được chính xác các kích thích có điều kiện
khác nhau. Do đó , khi thực hiện kĩ thuật động tác người học mắc phải sai lầm
bị động tác thừa và tốn nhiều sức lực .
* Giai đoạn sâu chi tiết :
Ở giai đoạn này người học hiểu sâu hơn các qui luật hoàn thiện kĩ năng
vận động, động tác được thực hiện chính xác hóa theo đặc điểm không gian và
thời gian. Trong giai đoạn này định hình động lực được hình thành trên võ não.
Song vẫn chưa đầy đủ và vững chắc sau vài lần lặp đi lặp lại động tác hiện

tượng khuếch tán của các quá trình thần kinh giảm dần đi, hưng phấn chỉ tập
trung vào những vùng nhất định. Hệ thống các cử động không phải thay đổi ở
tất cả các giai đoạn những động tác đó được tiếp thu đúng thì sẽ được lặp lại
đúng và dần dần tự động hóa, động tác phối hợp tốt hơn, các động tác thừa bị
ức chế. Tùy theo mức độ nắm vững kĩ thuật mà tự động hóa chuyển kĩ năng
thành kĩ xảo vận động nhanh hay chậm .
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện động tác vẫn còn đòi hỏi sự kiểm tra
của võ não và cơ quan thị giác .


Trang 6

Ñeà taøi SKKN : 2006 -2007
* Giai đoạn hoàn thiện kĩ thuật động tác :
Ở giai đoạn này định hình động lực trên võ não được xây dựng vững
chắc, hệ thống chức năng của động tác đã có tính chất ổn định .
Các cơ quan trong cơ thể phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, kĩ
thuật động tác được thực hiện một cách tự động hóa đạt đến mức hoàn thiện
Không cần đến sự kiểm tra của vỏ não và cơ quan thị giác, động tác
không bị rối loạn hoặc chuyển xấu khi các điều kiện khách quan thay đổi. Cuối
giai đoạn này kĩ xảo vận động đạt đến mức vững và có tính biến dạng. Trong
giai đoạn này công tác giảng dạy cần phải chú ý đến từng đặc điểm kĩ thuật để
tiến hành lựa chọn các phương tiện, phương pháp giảng dạy cho phù hợp, giáo
viên có thể sử dụng phương pháp tổng hợp hoặc phân đoạn để củng cố kĩ xão
và phát triển tính biến dạng của nó, hoặc cấu tạo lại phần kĩ thuật cho tương
ứng với sự phát triển các tố chất thể lực của người học nhằm nâng cao hiệu quả
trong quá trình thi đấu .
2. Cơ sở lý luận kĩ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”:
 Kĩ thuật nhảy cao gồm 4 giai đoạn :
( Chạy đà , giậm nhảy , trên không và tiếp đất )

* Giai đoạn chạy đà:
Chạy đà nhằm tạo ra tốc độ giúp cho giậm nhảy thuận lợi và hiệu quả
cao. Đối với học sinh THCS, cự ly chạy đà thường dài khoảng 5 đến 9 bước đà,
mỗi bước đà tương ứng độ dài 5 đến 7 bàn chân hoặc 2 bước đi thường. Góc độ
chạy đà chếch với xà khoảng 25 đến 40 độ. Nếu giậm nhảy bằng chân trái thì
đứng phía bên phải xà và ngược lại theo chiều nhìn vào xà. Kĩ thuật giai đoạn
chạy đà gồm có : Tư thế chuẩn bị trước khi chạy và kĩ thuật các bước chạy đà .
- Tư thế chuẩn bị trước khi chạy đà :
Có nhiều cách đứng chuẩn bị trước khi chạy đà, dưới đây giới thiệu cách
phổ biến nhất với học sinh THCS, đó là :
+ Đứng chân lăn phía trước, chạm đất bằng nữa trước bàn chân , mũi chân sát
vạch xuất phát, hơi khuỵu gối, trọng tâm dồn nhiều về phía chân trước. Chân
giậm nhảy phía sau khuỵu gối nhiều hơn, mũi chân chạm đất cách gót chân
trước 15 đến 20 cm, thân ngả ra trước, hai tay buông tự nhiên, tập trung chú ý,
mắt nhìn theo hướng chạy vào xà .
- Kĩ thuật chạy đà : Có hai phần ; Phần thứ nhất gồm một số bước đà đầu, phần
thứ hai gồm ba bước đà cuối trước khi giậm nhảy .
Ở phần thứ nhất của chạy đà cần tăng dần độ dài bước chạy và tốc độ
bằng cách tích cực đạp sau kết hợp nâng thân, sau đó duy trì tốc độ cho đến khi
giậm nhảy. Một số bước chạy ban đầu bằng chân chạm đất bằng nữa trước bàn
chân, riêng ba bước đà cuối đặt chân chạm đất bằng gót bàn chân .
 Ba bước đà cuối :
- Bước 1 : Đưa chân giậm nhảy ra trước dài hơn các bước trước và đặt gót chân
chạm đất phía trước .


Trang 7

Ñeà taøi SKKN : 2006 -2007
- Bước 2 : Đưa nhanh chân lăng ra trước để thực hiện bước 2. Đây là bước dài

nhất trong 3 bước đà cuối. Khi chân chạm đất hơi miết bàn chân xuống đất – ra
sau. Việc duy trì tốc độ đà đạt được lúc này rất quan trọng, vì vậy cần giữ thân
cho thẳng, không được ngả vai ra sau trước khi kết thúc thời kỳ chống .
- Bước 3 : Chủ động đưa chân giậm nhảy và hông cùng bên vươn nhanh về
trước để đặt gót bàn chân vào điểm giậm nhảy. Lúc này chân giậm nhảy gần
như thẳng, toàn bộ thân, hông, đùi và cẳng chân ngả chếch ra sau . Không phải
thân trên chủ động ngả ra sau, mà chủ yếu do đưa nhanh vùng hông và chân
giậm nhảy về trước tạo nên. Hai tay hơi co, khuỷu tay hướng ra sau, nhưng
không để hai khuỷu tay khép vào người , mà nâng cao gần ngang vai để sẵn
sàng đánh tay hổ trợ với giậm nhảy.
* Giai đoạn giậm nhảy:
Bàn chân giậm nhảy ở bước đà cuối cùng tiếp đất bằng gót, sau đó nhanh
chóng chuyển sang cả bàn, tiếp theo chùng gối để tạo thế co cơ khi giậm nhảy.
Khi giậm nhảy cần dùng hết sức của chân đạp thật mạnh , thật nhanh xuống đất
để bật người lên cao như sức bật của lò xo. Phối hợp với chân giậm nhảy khi
đạp đất, chân lăng đá mạnh từ sau – ra trước – lên cao, hai tay đánh từ sau ra
trước – lên cao hướng khuỷu tay sang hai bên và dừng đột ngột ở độ cao ngang
vai để tạo một lực nâng cơ thể lên cao. Động tác giậm nhảy tuy rất mạnh và
nhanh, nên phải phối hợp hết sức chính xác, ăn nhịp giữa chạy đà với giậm
nhảy góc độ hợp lý mới đạt thành tích cao .
Giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất trong các giai đoạn kĩ thuật nhảy
cao .
* Giai đoạn trên không ( qua xà ):
Giai đoạn trên không bắt đầu khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất, người
đang bay lên cao, chân đá lăng duỗi phía trước, chân giậm nhảy duỗi chếch
xuống phía sau. Khi bay đến điểm cao nhất, thì gập thân , tay cùng bên với chân
lăng duỗi về trước phối hợp với hất chân lăng theo một vòng cung qua xà. Cùng
với lúc chân lăng qua xà nhanh chóng co chân giậm nhảy, sau đó đá mạnh lên
cao – ra trước, tiếp theo hơi xoay người về phía xà hất mạnh chân giậm nhảy và
mông cùng bên đi theo một vòng cung qua xà. Hai tay phối hợp tự nhiên nhưng

hướng đi cao hơn tầm xà để không đập tay vào xà .
* Giai đoạn tiếp đất :
Sau khi qua xà, chân đá lăng chủ động tiếp đất trước bằng nữa trước bàn
chân hay cả bàn, sau đó đến giậm nhảy tiếp đất, cả hai chân cùng chùng gối để
giảm chấn động, khi nhảy ở mức xà cao, có thể tiếp đất bằng hai chân cùng một
lúc .


Trang 8

Ñeà taøi SKKN : 2006 -2007
II. THỰC TRẠNG HỌC SINH KHI HỌC KỸ THUẬT NHẢY CAO KIỂU
“BƯỚC QUA”:
1. Thực trạng chung:
Khi chuẩn bị thực hiện đề tai,năng lực thực hiện động tác kỹ thuật nhảy
cao kiểu “ Bưởc qua” của học sinh còn rất yếu. Đây là nội dung rất khó đối với
các em học sinh lớp 8, nên đa số các em thường mất tự tin sợ sệt dẫn đến những
sai lầm như: Chạy bị lỡ đà, đặt chân không đúng kiểu giậm nhảy,giảm tốc độ và
rối loạn nhịp chạy…Lý do dẫn đến học sinh không hứng thú học tập.Vì do điều
kiện tập luyện của học sinh còn quá ít, không có người hướng dẫn thường
xuyên và nội dung này là hoàn toàn mới đối với học sinh lớp 8.
2. Chuẩn bị thực hiện đề tài :
Để chuẩn bị thực hiện đề tài tôi đã thực hiện một số khâu quan trọng sau:
a. Xác định những sai lầm thường mắc phải bằng phương pháp sư
phạm:
Tôi đã quan sát quá trình lên lớp học sinh lớp 8A
3
Trường THCS Chu
Văn An, học kĩ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”. Ban đầu tôi đã xác định được
những sai lầm cơ bản và học sinh thường mắc phải đó là :

* Giảm tốc độ và rối lọan nhịp chạy đà ( Chạy đà ).
* Chạy bị “ lỡ đà” ( Chạy đà ).
* Đặt chân không đúng kiểu giậm nhảy . ( Chạy đà )
* Giậm chân gần hoặc xa xà quá, chân giậm nhảy làm việc không tích
cực. ( Giậm nhảy ).
* Góc độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ quá. ( Giậm nhảy ).
* Khi qua xà chân giậm nhảy co chậm ( Qua xà ).
* Tiếp đất không chùng gối để giảm chấn động ( Tiếp đất ) .
Trên đây là các sai lầm khi học sinh thực hiện kĩ thuật nhảy cao kiểu
“Bước qua”. Một vấn đề đặt ra là phải xác định được những sai lầm nào mang
tính phổ biến và cơ bản nhất mà học sinh trong quá trình học thường mắc phải.
Qua quá trình khảo sát sư phạm tôi đã lập bảng thống kê để ghi chép lại số
lượng các diễn biến sai lầm thường mắc. Thực tế khảo sát tôi đã thu được bảng
sau :
Bảng 1: Kết quả khảo sát 35 học sinh lớp 8A3
STT Nội dung sai lầm
Số
học sinh
Tỉ lệ
%
1
2
3
4
5
6
7
- Giảm tốc độ và rối loạn nhịp chạy đà ( Chạy đà ).
- Chạy bị “ lỡ đà” ( Chạy đà ).
- Đặt chân không đúng kiếu giậm nhảy . ( Chạy đà )

- Giậm chân gần hoặc xa xà quá , chân giậm nhảy làm việc không
tích cực ( giậm nhảy ).
- Góc độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ quá ( Giậm nhảy ).
- Khi qua xà chân giậm nhảy co chậm ( Qua xà ).
- Tiếp đất không chùng gối để giảm chấn động ( Tiếp đất ) .
25
27
30
35
10
26
21
71,4
77,1
85,7
100
28,6
74,3
60


Trang 9

Ñeà taøi SKKN : 2006 -2007
Qua bảng 1 tôi đã nhận thấy tỉ lệ học sinh mắc phải sai lầm chủ yếu
1,2,3,4,6,7. Vì vậy khi dạy kĩ thuật nhảy cao kiểu “bước qua”, giáo viên cần chú
ý các nội dung này để sửa chữa sai lầm và rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
b. Xác định những sai lầm thường mắc phải bằng phương pháp phỏng
vấn:
Trên cơ sở nghiên cứu tìm tòi những tài liệu liên quan và kinh nghiệm

thu được qua quá trình quan sát sư phạm. Nhằm khẳng định thêm căn cứ xác
định rõ mức chính xác của những sai lầm thường mắc trong khi học kĩ thuật
nhảy cao kiểu “Bước qua”. Tôi đã liệt kê những sai lầm đó vào phiếu phỏng vấn
nhằm lấy ý kiến trả lời đánh giá mức độ sai phạm của học sinh. Thông qua ý
kiến trả lời của các giáo viên bộ môn thể dục đã trải qua thực tiển giảng dạy
môn nhảy cao kiểu “Bước qua”. Kết quả :
Bảng 2 :Kết quả đánh giá mức độ sai lầm của học sinh bằng phương pháp phỏng
vấn 10 phiếu :

T
T
Những sai lầm thường mắc
SỐ PHIẾU
Đồng
ý
Tỉ lệ
%
Không
đồng ý
Tỉ lệ
%
1
2
3
4
5
6
7
-Giảm tốc độ và rối lọan nhịp chạy đà(Chạy đà ).
-Chạy bị “ lỡ đà” ( Chạy đà ).

-Đặt chân không đúng kiếu. ( Chạy đà )
-Giậm chân gần hoặc xa xà quá , chân giậm nhảy làm việc
không tích cực ( giậm nhảy ).
-Góc độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ quá ( Giậm nhảy ).
-Khi qua xà chân giậm nhảy co chậm ( Qua xà ).
-Tiếp đất không chùng gối để giảm chấn động ( Tiếp đất )
7
7
9
8
3
8
6
70
70
90
80
30
80
60
3
3
1
2
7
2
4
30
30
10

20
70
20
40
Từ bảng 2 kết quả của phương pháp phỏng vấn trên, chúng ta nhận thấy
rằng các sai lầm 1,2,3,4,6,7 vẫn chiếm tỉ lệ cao tương ứng với phương pháp
quan sát sư phạm .
Như vậy, kết quả thu được của phương pháp phỏng vấn, tôi nhận thấy các
sai lầm 1,2,3,4,6,7 đúng là sai lầm mà học sinh thường hay mắc phải trong quá
trình học nhảy cao kiểu “Bước qua”.
Nhằm khẳng định chính xác các sai lầm mà học sinh thường mắc phải
trong quá trình học nhảy cao kiểu“Bước qua”. Tôi đã tổng hợp so sánh kết quả
của hai lần quan sát sư phạm và phương pháp phỏng vấn như sau :


Trang 10

Ñeà taøi SKKN : 2006 -2007
Bảng 3 : Tổng hợp kết quả hai phương pháp khảo sát và phỏng vấn :

Tên sai lầm
Phương pháp thực hiện
1 2 3 4 5 6 7
Quan sát sư phạm ( % )
71,4 77,1 85,7 100 28,6 74,3 60

Phỏng vấn ( % ) 70 70 90 80 30 80 60
Qua bảng 3 . Tôi đã thấy kết quả thực tế của những phương pháp phù hợp
với nhau, các sai lầm 1,2,3,4,6,7 vẫn chiếm tỉ lệ cao .
Tôi xem đây là những sai lầm thường là học sinh mắc phải trong khi học

kĩ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”.
c. Xác định những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm thường mắc:
Dựa vào bảng 3 và cơ sở lý luận chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn tôi
xác định những nguyên nhân dẫn đến sai lầm là :
 Do học sinh lần đầu tiên học nhảy cao.
 Do học sinh tiếp thu kĩ thuật chậm.
 Do một số học sinh bước đầu mới học kĩ thuật nên thường mắc sai lầm.
 Do thể lực yếu .
III. KINH NGHIỆM VẬN DỤNG ĐỀ TÀI VÀO THỰC TIỄN:
Để khắc phục những sai lầm trong quá trình học kĩ thuật nhảy cao kiểu
“Bước qua”, tôi đi sâu và chú ý tới các vấn đề sau :
1. Hoàn thiện kĩ thuật :
Để hoàn thiện động tác tôi đưa ra một số biện pháp thực tiễn như sau :
* Biện pháp 01 : Nhảy qua xà với cự li đà và chiều cao xà tăng dần.
- Giáo viên : chia nhóm , làm động tác mẫu ( 1 lần ) và điều khiển học sinh tập
luyện động tác
- Học sinh : Luyện tập động tác theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Giáo viên : theo dõi, sửa động tác, cho học sinh đo đà và chạy đà nhiều lần để
điều chỉnh đà và kết hợp giậm nhảy đá lăng.
- Học sinh : tập lại động tác vào điểm giậm nhảy 2 → 3 lần ; duy chuyển 3 → 5
bước đà đặt chân vào điểm giậm nhảy và kết hợp giậm nhảy đá lăng; sau đó
tăng dần mức xà.
* Biện pháp 02 : Nhảy qua xà với chiều dài đà và nhịp điệu ổn định, góc
chạy đà thích hợp


Trang 11

Ñeà taøi SKKN : 2006 -2007
- Giáo viên: làm mẫu kỹ thuật động tác (1 lần)

- Học sinh: lần lượt từng em thực hiện động tác ( 3 → 4 lần )
- Giáo viên: quan sát, theo dõi và sửa sai động tác cho học sinh.
- Học sinh : đo và chỉnh lại cự ly, xác địng hướng chạy đà ( góc) đến điểm giậm
nhảy; tập đặt chân vào điểm giậm nhảy và đá lăng; kết hợp tập luyện động tác
để nâng cao.
* Biện pháp 03 : Nhảy toàn đà với kỹ thuật hoàn chỉnh
- Giáo viên: cho học sinh ôn tập một số động tác bổ trợ theo sự điều khiển của
lớp trưởng:
 Đá lăng trước : 4 lần x 8 nhịp
 Đá lăng trước – sau : 4 lần x 8 nhịp
 Đá lăng sang ngang : 4 lần x 8 nhịp
- Học sinh : Tập luyện theo yêu cầu của giáo viên. Sau đó thực hiện chạy đà,
nhảy cao qua xà ( do giáo viên điều khiển ) .
- Giáo viên: cho học sinh thực hiện theo nhóm, theo dõi, uốn nắn động tác :
chỉnh lại góc độ chạy đà; chỉnh lại góc độ giậm nhảy.
- Học sinh: Tiếp tục hoàn thiện động tác (nhiều lần) và nâng cao thành tích.
2. Phát triển thể lực :
Để giúp học sinh có đủ thể lực tập luyện nâng cao các động tác kĩ thuật
tôi đã thực hiện một số bài tập thể lực như sau :
Bài tập 01 : Bài tập làm dẻo khớp hông
- Giáo viên: chia nhóm cho học sinh thực hiện theo 4 hàng ngang thực hiện
động tác tay hông 4 lần x 8 nhịp; tập động tác nằm ngửa gập thân (20 → 30
lần ) và theo dõi qua các lần tập nhắc nhở và sửa sai cho học sinh.
- Học sinh: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Bài tập 02 : Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân, bằng 1 chân 4 đến 8 lần
- Giáo viên: chia lớp thành 2 nhóm theo đội hình 2 hàng ngang.
- Học sinh : Nam: thực hiện động tác đứng lên ngồi xuống (20 lần x 2), nữ thực
hiện động tác đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân (15 lần x 2 ) sau dó đổi nhóm
cho học sinh tập luyện.
- Giáo viên: theo dõi qua các lần tập nhắc nhở và sửa sai .

Bái tập 03 : Bật nhảy tại chỗ bằng 2 chân
- Giáo viên: làm mẫu một lần các lần còn lại lớp trưởng điều khiển giáo viên
theo dõi nhắc nhở học sinh tập cho đúng.
- Học sinh; tập hợp thành 2 hàng dọc để nhảy bằng 2 chân kết hợp đánh đầu
bằng vật treo trên cao ( 20 lần)
Bài tập 04 : Ngồi xổm trên một chân giậm nhảy, chân lăng dũi thảng phía
trước
- Giáo viên: chia 2 nhóm nam nữ riêng, 1 em đứng trụ em kia vịn vai thực hiện
động tác. Sau đó đổi vị trí.
- Học sinh : Tập luyện ( 20 lần × 2 )


Trang 12

Ñeà taøi SKKN : 2006 -2007
Bài tập 05 : Nhảy dây cá nhân
- Giáo viên: chia nhóm học sinh thực hiện động tác nhảy 2 chân nhịp đơn.
- Học sinh : tập hợp theo 4 nhóm thực hiện động tác (2 phút × 2 lần).
( Lưu ý : thời gian giữa các lần nghỉ không quá 30 giây )


Trang 13

Ñeà taøi SKKN : 2006 -2007
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Những kinh nghiệm nêu trong đề tài đã phát huy rất tốt khả năng
tập luyện, hoàn thiện và nâng cao động tác của học sinh trong việc học
tập kĩ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” nói riêng và học tập bộ môn điền
kinh. Qua đề tài này, học sinh được rèn luyện củng cố các kĩ thuật một

cách vững chắc, kết quả học tập luôn được nâng cao. Từ chỗ học sinh
không thích, hoặc sợ sệt khi học Nhảy cao “ Bước qua”, lúng túng trong
việc thực hiện các động tác, thì nay hầu hết học sinh rất tự tin, yêu thích
học tập bộ môn, biết thực hiện động tác thành thạo. Đặc biệt có nhiều học
sinh đạt được thành tích cao trong các kỳ “Hội khoẻ Phù đổng” do
trường, xã và huyện tổ chức.
Kết quả sau khi áp dụng đề tài 35 học sinh lớp 8A3 như sau :
Số
TT
Nội dung sai lầm
Số
HS
sai
Số
HS
đúng
Tỉ lệ
(%)
1
2
3
4
5
6
7
- Giảm tốc độ và rối loạn nhịp chạy đà ( Chạy đà ).
- Chạy bị “ lỡ đà” ( Chạy đà ).
- Đặt chân không đúng kiếu giậm nhảy . ( Chạy đà )
- Giậm chân gần hoặc xa xà quá , chân giậm nhảy làm việc không
tích cực ( giậm nhảy ).

- Góc độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ quá ( Giậm nhảy ).
- Khi qua xà chân giậm nhảy co chậm ( Qua xà ).
- Tiếp đất không chùng gối để giảm chấn động ( Tiếp đất ) .
5
7
5
6
4
6
1
30
28
30
29
31
29
34
85,7
80,0
85,7
82,9
88,6
82,9
97,1
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Trong thời gian thực hiện đề tài tại trường THCS Chu Văn An, tôi đã rút ra
được một số kinh nghiệm như sau:
- Muốn khắc phục sai lầm trong kĩ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua” thì nhất
thiết giáo viên phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Từ đó mới có biện pháp thích hợp
để giúp học sinh sửa sai đồng thời nâng cao được thành tích tập luyện.

- Giáo viên phải chuẩn bị kỹ nội dung tập luyện trong mỗi tiết dạy, chuẩn bị đầy
đủ các dụng cụ tập luyện, biết tuân thủ một nguyên tắc : luyện tập từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp …
- Giáo viên phải biết chú trọng đến an toàn tránh chấn thương trong tập luyện.
Muốn vậy, giáo viên luôn hướng dẫn các em tập luyện mẫu và theo dõi, quản lý
học sinh trong quá trình tập luyện đúng nguyên tắc.


Trang 14

Ñeà taøi SKKN : 2006 -2007
D. KẾT LUẬN CHUNG:
Việc nghiên cứu và vận dụng các biện pháp khắc phục những sai lầm trong
học kĩ thuật nhảy cao kiểu bước qua nêu trong đề tài là nhằm góp phần nâng
cao chất lượng bộ môn giáo dục thể chất trong nhà trường. Đề tài đã giúp cho
các em học sinh nắm được các kĩ thuật căn bản một cách vững chắc, nâng cao
được thể lực, phát triển tiềm lực trí tuệ, tạo hứng thú học tập trong học sinh,
phát huy tinh thần tự giác tập luyện rèn luyện sức khoẻ để học tập tốt , mai sau
trở thành những con người phát triển toàn diện : có đủ phẩm chất, sức khỏe, tri
thức để phục vụ cho đất nước. Tuy nhiên khi thực hiện đề tài, giáo viên phải
biết khéo léo lựa chọn những phương pháp thích hợp thì mới có thể sửa chữa
được những sai lầm thường mắc trong học sinh.
Đề tài này chắc chắn còn những thiếu sót mà tôi chưa thấy được trong quá
trình thực hiện, tôi mong muốn được đón nhận những ý kiến đóng góp của đồng
nghiệp để cho đề tài ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn !



Trang 15


Ñeà taøi SKKN : 2006 -2007
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
01. Sách thể dục 6 - Nhà xuất bản giáo dục năm 2002
02. Sách thể dục 7 - Nhà xuất bản giáo dục năm 2003
03. Sách thể dục 8 - Nhà xuất bản giáo dục năm 2004
04. Sách thể dục 9 - Nhà xuất bản giáo dục năm 2005
05. Phi Trọng Hanh - Điền kinh trong trường phổ thông - NXB TDTT 2000.
06. Ngô Trần Ai - Tài liệu bồi dưởng thường xuyên - NXB GD năm 2006.



Trang 16

×